Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Th.S Nguyễn Thị Hồng Sanh

pdf 79 trang phuongnguyen 10892
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Th.S Nguyễn Thị Hồng Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngon_ngu_hoc_doi_chieu_th_s_nguyen_thi_hong_sanh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Th.S Nguyễn Thị Hồng Sanh

  1. Trường Đại học Quảng Nam NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU (ĐH VIỆT NAM HỌC – 2 TC) Giảng viên: Th.S Nguyễn Thị Hồng Sanh
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Giáo trình: - Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục, Hà Nội. * Tài liệu đọc thêm: - Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Lê Quang Thiêm (2008), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  3. CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ, CÁC BÌNH NGUYÊN TẮC VÀ NGÔN NGỮ DIỆN NGHIÊN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐỐI CHIẾU CỨU ĐỐI ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ CHIẾU
  4. NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU Bài 1. LƯỢC Bài 2. PHẠM VI KHẢO TIẾN ỨNG DỤNG CỦA TRÌNH CỦA NGÔN NGỮ HỌC PHÂN NGÀNH ĐỐI CHIẾU NNHĐC
  5. 1. Các phân ngành nghiên cứu ngôn ngữ
  6. 1. CÁC PHÂN NGÀNH NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ Nêu nhiệm vụ của các phân ngành nghiên cứu ngôn ngữ sau? CÂU HỎI
  7. 1. Các phân ngành nghiên cứu ngôn ngữ Cách Ngôn ngữ học đại cương: nghiên tiếp cận 1 cứu bản chất, chức năng ngôn ngữ; xây dựng khái niệm, phạm trù NN Cách Ngôn ngữ học miêu tả: miêu tả tiếp cận 2 đặc điểm cụ thể của từng ngôn ngữ. Cách Ngôn ngữ học so sánh: so sánh tiếp cận 3 các ngôn ngữ của những cộng đồng khác nhau.
  8. 2. CÁC PHÂN NGÀNH CỦA NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
  9. 2.1. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử  Phạm vi đối tượng: những ngôn ngữ có quan hệ họ hàng hoặc giả định có quan hệ họ hàng.  Mục đích: + Tìm ra những nét tương đồng, những dấu vết, quan hệ họ hàng giữa các NN; + Xác lập quá trình biến đổi, phát triển của NN bắt nguồn từ ngôn ngữ tiền thân, ngôn ngữ mẹ.  Nhiệm vụ: + Xác lập các đồng nhất ngữ hệ của các yếu tố, các đơn vị và phân biệt các sự kiện vay mượn, tiếp xúc. + Phục nguyên các hình thái cổ. + Xác định niên đại tương đối và tuyệt đối của các hình thái yếu tố này.
  10. 2.2. Ngôn ngữ học so sánh loại hình  Phạm vi đối tượng: những ngôn ngữ có chung loại hình.  Mục đích: + Phát hiện những nét đặc trưng trong NN và tổng kết thành quy luật cấu trúc ngôn ngữ. + Đối chiếu các ngôn ngữ với nhau và hệ thống hóa, tổng kết các đặc trưng cơ bản nhất trong các ngôn ngữ.  Nhiệm vụ: + Xác định kiểu loại các ngôn ngữ trên cơ sở những dấu hiệu cấu trúc cơ bản. + Xác định đặc trưng các ngôn ngữ. + Xác lập đặc trưng phổ quát của nhiều ngôn ngữ. + Nghiên cứu lịch sử phát triển loại hình các ngôn ngữ.
  11. NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 1.Nêu các loại hình ngôn ngữ. Tiếng Việt BÀI và tiếng Anh thuộc loại hình nào? 2.So sánh đặc điểm loại hình của tiếng TẬP Anh và tiếng Việt qua 2 ví dụ sau: - Tôi đang đọc sách. - I’m reading the books.
  12. BỐN LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ a. Ngôn ngữ đơn lập (không biến hình)ThemeGallery: các tiếng Việt, Hán, Thái is b. Ngôn ngữ niêm kết (chắp dính): các tiaếng DesignThổ Nhĩ Kì, Ugo -DigitalPhần Lan c. Ngôn ngữ hoà kết (chuyển dạng): các tiếng Nga, Anh, Pháp, Hy Lạp Contentd. Ngôn ngữ h&ỗn nhập (đa tổng hợp): các ngôn ngữ Ấn ở Nam Mỹ và đông nam XibêriContents mall developed by Gui
  13. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH NN ĐƠN LẬP - Từ không biến đổi hình thái ThemeGallery- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngisữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ a Design- Tính phân tiết: Ranh Digitalgiới âm tiết thường trùng với ranh giới hình vị - Không có sự phân biệt về mặt hình thái từContent(khó xác định từ lo ạ&i) - Một đơn vị có thể đảm nhiệm nhiều tư cáchContentskhác nhau. mall developed- Ranh giới của từ khó byxác đị nh. Guild Design Inc.
  14. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH NN ĐƠN HÒA KẾT - Từ có biến đổi hình thái. ThemeGallery- Có biến tố bên trong (Vd: Footis– Feet) . - Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp đaượ cDesigndung hợp ở trong Digitaltừ. - Có phụ tố, mỗi phụ tố có thể đồng thContentời mang nhiều ý nghĩa & và ngược lại. - Có sự liên hệ chặt chẽ của các hình vị ởContentstrong từ. mall developed by Guild Design Inc.
  15. 2.3. Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu  Phạm vi đối tượng: các ngôn ngữ bất kì  Mục đích: + Phục vụ cho quá trình dạy – học ngoại ngữ, phiên dịch, từ điển + Giúp nâng cao sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.  Nhiệm vụ: Phát hiện những nét giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ, tập trung vào chức năng và hoạt động của ngôn ngữ.
  16. Thảo luận nhóm: Hãy phân biệt những phân ngành của ngôn ngữ học so sánh. NNH so NNH so Phân ngành sánh- loại NNH đối chiếu sánh- lịch sử hình Phạm vi lí thuyết Phạm vi ứng dụng Định hướng Nghiên cứu
  17. NNH so sánh- NNH so sánh- Phân ngành NNH đối chiếu lịch sử loại hình Giống nhau và Phạm vi Quan hệ Loại hình khác nhau về lí thuyết họ hàng ngôn ngữ cấu trúc và hoạt động Dạy học ngoại ngữ, phiên dịch, Phạm vi Ứng dụng trong ngôn ngữ và lí soạn từ điển ứ ụ thuyết ngôn ngữ học ng d ng và lí thuyết ngôn ngữ Định hướng Lịch đại Đồng đại nghiên cứu
  18. 2.4. Phân biệt ngôn ngữ học đối chiếu với NNHSS đối chiếu và NNHSS loại hình. NNH ĐỐI CHIẾU NNHSS LỊCH SỬ NNHSS LOẠI HÌNH GIỐNG NHAU KHÁC NHAU
  19. 2.4. Phân biệt ngôn ngữ học đối chiếu với NNHSS đối chiếu và NNHSS loại hình. NNH ĐỐI CHIẾU NNHSS LỊCH SỬ NNHSS LOẠI HÌNH Cùng hướng vào so sánh ngôn ngữ và tập GIỐNG NHAU trung vào xác định những điểm giống nhau giữa các NN. - Có nhiệm vụ vừa đi - Chỉ có nhiệm vụ KHÁC NHAU tìm điểm giống nhau phân loại ngôn và khác nhau giữa các ngữ. NN. - Đối tượng nghiên - Đối tượng nghiên cứu hẹp. cứu rộng.
  20. 3. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU CÂU Hãy nêu khái niệm ngôn HỎI ngữ học đối chiếu?
  21. 3. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU Là phân ngành NNH nghiên cứu, so sánh hai hoặc trên hai ngôn ngữ bất kì để xác định điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó (hoặc chỉ nét khác nhau) trên nguyên tắc đồng đại.
  22. 4. Lịch sử hình thành và phát triển của NNHĐC 4.1. Nguyên nhân xuất hiện Nguyên nhân bên ngoài: - Nhiều ngôn ngữ mới được phát hiện (Hiện nay: 6.909 ngôn ngữ trong tổng số 156 quốc gia). - Sự giao lưu giữa các nền văn minh, văn hóa thành văn thúc đẩy quá trình dạy ngoại ngữ, song ngữ, dịch thuật Nguyên nhân nội bộ: - Hạn chế của cách phân tích và lí giải “đơn ngữ luận” - Sự lớn mạnh của bản thân khoa học về ngôn ngữ đã cung cấp nền tảng lí thuyết vững chắc để giải quyết vấn đề về lí luận cũng như phương pháp cho NNHĐC.
  23. 4. Lịch sử hình thành và phát triển của NNHĐC 4.2. Các thời kì phát triển 4.2.1. Thời kì 1: * Từ vựng: + Các từ điển đa ngữ cỡ lớn. + Tiểu biểu: “Từ vựng so sánh các ngôn ngữ và phương ngữ” của Panlat. * Ngữ pháp: + Cuốn ngữ pháp Port – Royal. + Đối chiếu tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Do Thái cổ với tiếng Latinh và tiếng Pháp.
  24. 4. Lịch sử hình thành và phát triển của NNHĐC 4.2. Các thời kì phát triển 4.2.2. Thời kì 2 (XIX) Ngôn ngữ học đối chiếu bị cuốn hút và hòa lẫn vào ngôn ngữ học so sánh – lịch sử.
  25. 4. Lịch sử hình thành và phát triển của NNHĐC 4.2.3. Thời kì thứ 3 (XX) - Bắt đầu từ Baudoin de Courtenay (1902) - So sánh các ngôn ngữ Slave; so sánh tiếng Ba Lan, Nga và Hướng 1 tiếng Slave cổ - Xác định mức độ giống nhau và khác nhau về cấu trúc giữa các NN, rút ra những hiện tượng NN có tính phổ quát - Bắt đầu từ Ch. Bally (1932) - Công trình “Ngôn ngữ học đối chiếu và một số vấn đề của Hướng 2 tiếng Pháp” - Xác định đặc trưng của tiếng Pháp qua sự đối chiếu với tiếng Đức, nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng. - Bắt đầu từ Ch. Fries (1945) - Công trình “Teaching and learning English as a Foreign Hướng 3 language” - Bàn về vai trò của nghiên cứu đối chiếu trong việc chuẩn bị các tài liệu giảng dạy ngoại ngữ.
  26. 4.3. Sự phát triển của Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam - Đối chiếu tiếng Việt với những ngôn ngữ không cùng ngữ hệ hoặc loại hình. - Đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ dân tộc anh em trong nước và các nước khu vực.
  27. Đối chiếu tiếng Việt- tiếng Mường Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Việt Mường Việt Mường Việt Mường Gà Ca Ba Pa Mắm Bắm Gái Cái Bốn Pốn Muối Bói Gạo Cạo Bảy Pảy Măng Băng Gốc Cốc Bay Păn May Bãi
  28. 5. NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU: có 4 loại ý kiến:  Loại ý kiến thứ nhất: truy tìm những nét khác biệt giữa các NN.  Loại ý kiến thứ hai: tập trung vào những nét khác biệt quan trọng nhất giữa các NN.  Loại ý kiến thứ ba: hướng tới cả điểm giống nhau bên cạnh những nét khác biệt.  Loại ý kiến thứ tư: + chú ý đến sự giống nhau và khác nhau; + lưu ý đến sự tương ứng và bất tương ứng giữa các NN; + làm sáng tỏ nguyên nhân giống và khác nhau giữa các hiện tượng đó.
  29. Bài tập về nhà Đọc giáo trình trang 28 – 93 và thực hiện những yêu cầu sau: 1. Nêu những ứng dụng trên phương diện lý thuyết và thực tiễn của NNHĐC? 2. Chuyển di là gì? Chuyển di tích cực? Chuyển di tiêu cực? Cho ví dụ trên các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng, chữ viết.
  30. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu các phân ngành nghiên cứu ngôn ngữ. So sánh các phân ngành đó trên phương diện đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. 2. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu? Phân biệt NNHSS đối chiếu với NNHSS lịch sử và NNHSS loại hình. 3. Nêu nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ học đối chiếu? 4. Nêu tình hình phát triển ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam.
  31. THẢO LUẬN NHÓM (Đọc giáo trình trang 28 – 39) Nêu những ứng dụng trên phương diện lý thuyết của NNHĐC?
  32. 1. Ở PHƯƠNG DIỆN LÍ THUYẾT 1.1. NNH đối chiếu và NNH đại cương - Điều chỉnh, kiểm chứng và làm sáng tỏ các phổ niệm được quy nạp trên các cứ liệu ngôn ngữ được đối chiếu; làm phong phú thêm lí luận ngôn ngữ mà cách nhìn “đơn ngữ luận” không giải quyết. - Khắc phục quan điểm “dĩ Âu vi trung”, giúp xây dựng nên một hệ thống khái niệm, phạm trù bao quát được hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. - NNH đại cương cũng có vai trò quan trọng với NNH đối chiếu trong việc cung cấp mô hình lý thuyết cho NNH đối chiếu.
  33. 1. Ở PHƯƠNG DIỆN LÍ THUYẾT 1.2. Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học - Để phân loại hình ngôn ngữ trên thế giới, phải bắt đầu từ việc đối chiếu các NN với nhau. - Cung cấp và bổ sung cho loại hình học nhiều tư liệu và phát hiện về cấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ cùng loại hình và khác loại hình. - Dùng để phân chia các loại hình ngôn ngữ thành các tiểu loại hình.
  34. 1.2. Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học * Ảnh hưởng của loại hình học với NNHĐC - Định hướng cho NNHĐC trong việc phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ được đối chiếu. - Cung cấp cho NNHĐC cơ sở lí thuyết để giải thích các hiện tượng tương đồng và dị biệt. - Kết quả phân loại loại hình ngôn ngữ giúp ích rất nhiều cho việc miêu tả đặc điểm các ngôn ngữ mới lạ.
  35. 1. Ở PHƯƠNG DIỆN LÍ THUYẾT 1.3. Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học miêu tả - Phát hiện những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ mà nếu chỉ nghiên cứu nội bộ không nhận ra được. - Học hỏi kinh nghiệm phân tích từ các ngôn ngữ khác để biện giải cho một hiện tượng ngôn ngữ trong ngôn ngữ đang miêu tả.
  36. 1. Ở PHƯƠNG DIỆN LÍ THUYẾT 1.4. Ngôn ngữ học đối chiếu và các lĩnh vực lí thuyết khác Những “ô trống” trong ngôn ngữ
  37. NHỮNG “Ô TRỐNG” TRONG NGÔN NGỮ Từ “rice” và “wash” CÂU trong tiếng Anh tương HỎI đương với những từ nào trong tiếng Việt?
  38. 1. Ở PHƯƠNG DIỆN LÍ THUYẾT 1.4. Ngôn ngữ học đối chiếu và các lĩnh vực lí thuyết khác - NNHĐC góp phần nghiên cứu các đặc trưng văn hóa – dân tộc và giải quyết những vấn đề đặt ra cho NNH tri nhận.
  39. 2. Ở PHƯƠNG DIỆN THỰC TIỄN 2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ 2.1.1. Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học ngoại ngữ
  40. 2.1.1. Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học ngoại ngữ Ngôn ngữ Số tuần học Ngôn ngữ Số tuần học Hà Lan 24 Ả Rập 44 Ý 20 Nhật 44 Na Uy 24 Mã Lai 32 Thụy Điển 24 Hindi 44 Bồ Đào Nha 24 Thái 44 Rumania 24 Serbi 44
  41. ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG MẸ ĐẺ TỚI VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ THẢO LUẬN NHÓM Chuyển di là gì? CÂU Chuyển di tích cực? Chuyển di HỎI tiêu cực? Cho ví dụ trên các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng, chữ viết.
  42. 2.1.1. Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học ngoại ngữ * Chuyển di ngôn ngữ: - Khái niệm: là ảnh hưởng của ngôn ngữ mà người học biết trước đó với việc học một ngôn ngữ mới. - Phân loại: + chuyển di tích cực + chuyển di tiêu cực
  43. + Chuyển di tích cực • Khái niệm: Là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn do có sự giống nhau giữa hai ngôn ngữ. • Thể hiện: - ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp - ngữ dụng - chữ viết
  44. + Chuyển di tiêu cực • Khái niệm: Là hiện tượng áp dụng không thích hợp những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, gây khó khăn cho việc sử dụng ngôn ngữ do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. • Thể hiện: - ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp - ngữ dụng - chữ viết
  45. * NGỮ ÂM: boil - poil, pank - bank Âm vị phụ âm Tắc Môi Thanh tính /p/ + + - /b/ + + +
  46. * NGỮ ÂM: - Người Việt đọc âm cuối trong tiếng Anh: + like, take, dark, think, talk + books, thanks - Người Anh mắc lỗi đọc âm cuối trong tiếng Việt: + viết, thích
  47. * TỪ VỰNG: librarie (Pháp) – library(Anh) Nét nghĩa Nơi có Chỗ để Chỗ để Chỗ để HT biểu đạt sách bán sách cất sách xếp đồ đạt Librarie + + - - Library + - + -
  48. * NGỮ PHÁP: + Tiếng Việt: ba con gà Tiếng Lào: kày xảm tô (gà 3 con) → Người Việt nói tiếng Lào Xảm tô kày + Tiếng Việt: Tôi rất yêu cô ấy. → Người Việt nói tiếng Anh: I very love her.
  49. * NGỮ DỤNG: Người Việt: Can I borrow your telephone, please. I have lost my phone?
  50. - màu đỏ: +nguy hiểm (Mỹ) + chết chóc (Ai Cập) + sáng tạo (Ấn Độ) + sự giận dữ (Nhật Bản) + quý tộc (Pháp) + hạnh phúc (VN, TQ) - rồng
  51. + Chuyển di tiêu cực • Hạn chế của chuyển di tiêu cực: - Năng sản dưới mức - Năng sản vượt mức
  52. THẢO LUẬN NHÓM Đọc giáo trình trang 54 – 57 và thực hiện những yêu cầu sau: Nêu khái niệm: Sự giống nhau cần yếu; Sự giống nhau không cần yếu; Sự khác nhau cần yếu; Sự khác nhau không cần yếu. Cho ví dụ.
  53. 2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ 2.1.2. Mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đối với việc học ngoại ngữ a) Sự giống nhau cần yếu b) Sự giống nhau không cần yếu c) Sự khác nhau cần yếu d) Sự khác nhau không cần yếu
  54. a. Sự giống nhau cần yếu là điểm giống nhau giữa các ngôn ngữ giúp người học chuyển di tích cực thói quen trong tiếng mẹ đẻ vào ngôn ngữ. Ví dụ: + từ vựng giống nhau: table; internation, (Pháp – Anh) + Trật tự “danh – tính”: nhà đẹp – phteơh lơo (Việt-Khơme)
  55. b. Sự giống nhau không cần yếu là điểm giống nhau giữa các ngôn ngữ mà không có giá trị đối với quá trình chuyển di tích cực của người học. Ví dụ: + Phạm trù số (Việt – Anh) + Từ loại cơ bản (Việt – Anh – Nga - Pháp)
  56. c. Sự khác nhau cần yếu là điểm khác nhau giữa các ngôn ngữ có nhiều khả năng dẫn đến hiện tượng chuyển di tiêu cực. Ví dụ: - Ngữ âm + Thanh điệu trong tiếng Việt, tiếng Hán đối với người Anh, Pháp, + Trọng âm trong tiếng Anh, Nga đối với người Việt - Ngữ pháp + mạo từ (the) trong tiếng Anh + cách sử dụng từ loại trong tiếng Việt (tấm đá, hai sách, tấm thư, ) + Sự đối lập về trật tự từ giữa ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ hòa kết (nhà của tôi – my house)
  57. d. Sự khác nhau không cần yếu là điểm khác nhau mà không dẫn đến hiện tượng giao thoa Ví dụ: + Phạm trù ngữ pháp: giống, cách, số trong tiếng Nga, Pháp so với tiếng Việt.
  58. 2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ 2.1.3. Ngôn ngữ học đối chiếu và vấn đề phân tích lỗi của người học ngoại ngữ
  59. Công trình % lỗi do Đối tượng học viên nghiên cứu giao thoa Grauberg 36% Nói tiếng Đức, người lớn, trình (1971) độ nâng cao George 33% Nói nhiều thứ tiếng, người lớn, (1972) tốt nghiệp đại học Dulay & Burt 3% Nói tiếng Tây Ban Nha, trẻ em, (1973) nhiều trình độ Trần Thị Châu 51% Nói tiếng Hán, người lớn, nhiều (1974) trình độ Lott 50% Nói tiếng Ý, người lớn, sinh viên (1983)
  60. THẢO LUẬN NHÓM Đọc giáo trình trang 58 – 64 và thực hiện những yêu cầu sau: 1. Lỗi là gì? 2. Lỗi trong quá trình học ngoại ngữ xuất hiện do những nguyên nhân nào? 3. Các bước phân tích lỗi.
  61. a. Định nghĩa lỗi trong quá trình học ngoại ngữ - Lỗi được hiểu là những gì mà chúng ta làm sai lệch các sự kiện ngoại ngữ so với chuẩn của nó. - Lỗi ngoại ngữ là sự vi phạm các quy tắc của hệ thống kí mã ngoại ngữ làm cho thông tin không được hiểu và truyền đạt chính xác.
  62. b. Nguyên nhân gây lỗi trong quá trình học ngoại ngữ - Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ (chuyển di tiêu cực) - Lỗi nội ngôn: + Lỗi xuất hiện do chính đặc điểm của ngôn ngữ cần học (danh từ đếm được – không đếm được trong tiếng Anh; mạo từ; sự phức tạp của phụ tố; động từ bất quy tắc). + Sự khái quát thái quá các quy tắc của ngôn ngữ. - Quá trình luyện tập - Môi trường học ngôn ngữ
  63. c. Các bước phân tích lỗi: 1. Tập hợp ngữ liệu từ bài viết hay những câu hội thoại của học viên 2. Nhận diện lỗi 3. Phân loại các kiểu lỗi 4. Xác định tần số của các loại lỗi 5. Nhận diện những lĩnh vực gây khó khăn cho người học trong ngôn ngữ đích 6. Tìm biện pháp khắc phục lỗi 7. Phân tích nguồn gốc của lỗi 8. Xác định mức độ nhiễu loạn do lỗi gây ra * NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU: + giải thích lỗi nhanh hơn và đơn giản hơn + tìm ra những cách thức khắc phục lỗi có hiệu quả
  64. 2.1. Ngôn ngữ học đối chiếu và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ 2.1.4. Khả năng và hình thức ứng dụng kết quả nghiên cứu đối chiếu vào lĩnh vực dạy học ngoại ngữ
  65. Thảo luận nhóm (tr. 64-84) 1. Ngôn ngữ tiệm cận (trung gian) là gì? 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ngôn ngữ tiệm cận? Nhân tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
  66. 2.1.4. Khả năng và hình thức ứng dụng kết quả nghiên cứu đối chiếu vào lĩnh vực dạy học ngoại ngữ * Ngôn ngữ trung gian (tiệm cận): - Khái niệm: là ngôn ngữ mà người học thật sự sử dụng không trùng khít với ngôn ngữ đích.
  67. - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ngôn ngữ tiệm cận (9 nhân tố): + Tiếng mẹ đẻ + Độ tuổi + Trình độ thành thạo một ngôn ngữ + Trình độ văn hóa + Môi trường + Động cơ học + Năng lực và sự nhiệt tình của giáo viên + Chương trình, sách giáo khoa + Phương pháp giảng dạy
  68. 2. Ở PHƯƠNG DIỆN THỰC HÀNH 2.2. Ngôn ngữ học đối chiếu và những lĩnh vực ứng dụng khác  Giáo dục song ngữ  Dịch thuật
  69. Giáo dục song ngữ - Khái niệm “song ngữ” Là hiện tượng một người, một cộng đồng sử dụng hai hoặc nhiều ngôn ngữ ở mức độ thuần thục như nhau. - Đặc điểm + có một ngôn ngữ được thủ đắc trước (tiếng mẹ đẻ) + thông thường ngôn ngữ thứ hai có vai trò quan trọng hơn
  70. Dịch thuật Khái niệm: Là chuyển một cách trung thành tất cả những gì được biểu đạt trong một văn bản từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.  Lớp từ thuật ngữ  Lớp từ không phải thuật ngữ: + Từ có từ tương đương + Từ không có từ tương đương + Từ tương ứng nhưng chỉ giống nhau một bộ phận ý nghĩa; hoặc nghĩa khái quát hơn. VD: aunt bring wash
  71. 3. NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU LÍ THUYẾT VÀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU ỨNG DỤNG  NNHĐC lí thuyết  NNHĐC ứng dụng
  72. THẢO LUẬN NHÓM Đọc tài liệu trang 89-93 và thực hiện yêu cầu sau: - Nêu khái niệm + NNHĐC lí thuyết + NNHĐC ứng dụng - Nêu mối quan hệ giữa NNHĐC lí thuyết và NNHĐC ứng dụng
  73. 3. NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU LÍ THUYẾT VÀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU ỨNG DỤNG 3.1. Định nghĩa a. NNHĐC lí thuyết: xây dựng mô hình thích hợp để phân tích đối chiếu nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến NNH đại cương, NNH miêu tả, NNH tri nhận hay những vấn đề về ngôn ngữ văn hóa. b. NNHĐC ứng dụng: phục vụ cho những nhu cầu cụ thể và có tính thực tiễn như dạy học ngoại ngữ, giáo dục song ngữ, dịch thuật 3.2. Mối quan hệ giữa NNHĐCLT và NNHĐCƯD
  74. BÀI TẬP VỀ NHÀ (GT trang 94 – 130) 1. So sánh là gì? Các kiểu so sánh. 2. Phân biệt khái niệm Tertium Comparations (Tiêu chí), Sự giống nhau và Tương đương. 3. Các nguyên tắc đối chiếu? Cho ví dụ cụ thể.
  75. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu ở phương diện lí thuyết? 2. Chuyển di ngôn ngữ là gì? Phân loại và cho ví dụ cụ thể? 3. Nêu khái niệm sự giống nhau cần yếu; sự giống nhau không cần yếu; sự khác nhau cần yếu; sự khác nhau không cần yếu? Cho ví dụ. 4. Lỗi là gì? Các nguyên nhân gây lỗi trong quá trình học ngoại ngữ? Các bước phân tích lỗi? 5. Ngôn ngữ tiệm cận là gì? Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ngôn ngữ tiệm cận?