Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt - Th.S Nguyễn Văn Huy

ppt 101 trang phuongnguyen 8141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt - Th.S Nguyễn Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngon_ngu_hoc_doi_chieu_anh_viet_th_s_nguyen_van_hu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt - Th.S Nguyễn Văn Huy

  1. Ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt Th.S Nguyễn Văn Huy Tổ Ngôn ngữ học Khoa Việt nam học – ĐH NN Huế
  2. Quiz Tìm hiểu sơ lược về ngôn ngữ trên thế giới và ở Việt Nam • Có bao nhiêu ngôn • 5000 7000 9000 ngữ hiện đang được • Anh, Pháp, Nga, sử dụng trên thế giới? Trung, Ả Rập, Hindi, • Hãy liệt kê 05 ngôn TâyBan Nha ngữ có số người nói • 50tr 60 tr 70tr như bản ngữ nhiều • 200tr 400tr 600tr nhất theo thứ tự từ cao • 300 triệu 500tr 700tr đến thấp. • Có bao nhiêu người bản ngữ nói tiếng Anh ở Anh? ở Mỹ? Trên thế giới?
  3. Quiz Tìm hiểu sơ lược về ngôn ngữ trên thế giới và ở Việt Nam • Ở Việt Nam hiện có • 100 200 300 bao nhiêu ngôn • 60% 80% 100% ngữ? Ước có • 20 ngàn 50 ngàn 100 khoảng bao nhiêu ngàn phần trăm người nói • 2 triệu 50 triệu 100 triệu tiếng Việt như người bản ngữ trên tổng dân số? • Có bao nhiêu người bản ngữ nói tiếng Việt ở Anh? Ở Mỹ?
  4. Theo The Ethnologue @ www.ethnologue.com Area Living languages Number of speakers Count Percent Count Percent Mean Median Africa 2,110 30.5 726,453,403 12.2 344,291 25,200 Americas 993 14.4 50,496,321 0.8 50,852 2,300 Asia 2,322 33.6 3,622,771,264 60.8 1,560,194 11,100 Europe 234 3.4 1,553,360,941 26.1 6,638,295 201,500 Pacific 1,250 18.1 6,429,788 0.1 5,144 980 Totals 6,909 100.0 5,959,511,717 100.0 862,572 7,560
  5. Theo The Ethnologue @ www.ethnologue.com • Năm ngôn ngữ có số người bản ngữ theo thứ tự từ thấp đến cao là Tiếng Trung Quốc (1 tỷ 2 người), tiếng Tây Ban Nha (329 triệu), tiếng Anh (328 triệu), tiếng Ả rập (221 triệu), tiếng Hindi (118 triệu). Tiếng Việt xếp thứ 14/ 6.909. • Ở Việt Nam hiện có 107 ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ bằng tay cho người câm điếc). Có khoảng 65,8 triệu người bản ngữ nói tiếng Việt, theo số liệu 1999, trong tổng số 68,6 triệu người dân. • Tiếng Anh được nói như ngôn ngữ thứ nhất (first language) ở 112 quốc gia. Ở Vương quốc Anh, có khoảng 58,1 triệu người bản ngữ nói tiếng Anh. Ở Mỹ quốc, có khoảng 215 triệu người bản ngữ nói tiếng Anh
  6. Theo The Ethnologue @ www.ethnologue.com • Tiếng Việt được sử dụng ở 23 quốc gia khác nhau, ngoài Việt Nam ra, còn có Australia, Cambodia, Canada, China, Côte d’Ivoire, Czech Republic, Finland, France, Germany, Laos, Martinique, Netherlands, New Caledonia, Norway, Philippines, Russian Federation (Asia), Senegal, Taiwan, Thailand, United Kingdom, United States, Vanuatu. • Có khoảng 1,9 triệu người nói tiếng Việt ở Mỹ và khoảng 22 ngàn người ở Vương quốc Anh
  7. Dẫn nhập ngôn ngữ học đối chiếu Câu hỏi thảo luận TL1 1. Định nghĩa khái niệm đối chiếu. Đối chiếu trong ngôn ngữ học hiện đại được hiểu như thế nào? 2. Định nghĩa khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu. 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ngôn ngữ học so sánh lịch sử và ngôn ngữ học so sánh loại hình. 4. Nêu rõ sự giống nhau và khác nhau giữa ngôn ngữ học đối chiếu với những phân ngành ngôn ngữ học kể trên. 5. Theo Krzeszowski 1990, ai là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘đối chiếu’ gắn với những hiện tượng khác biệt giữa các ngôn ngữ? 6. Trên quan điểm của J. Fisiak 1983, hãy tóm tắt ba hướng phát triển chính của ngành ngôn ngữ học đối chiếu trong thế kỷ XX.
  8. Hướng dẫn TL1 • Khái niệm so sánh đối chiếu (compare - contrast/ confront): o so sánh: xem xét để tìm ra những điểm tương đồng hoặc khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất o đối chiếu: so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau o Trong ngôn ngữ học hiện đại: so sánh đối chiếu là phương pháp lấy đối tượng là hai hay nhiều ngôn ngữ để làm sáng tỏ những nét giống và khác nhau (hoặc chỉ làm rõ những nét khác nhau) theo nguyên tắc đồng đại (synchronical/ contemparory principles). (Lê Quang Thiêm, 2004)
  9. TL1 • Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics): o Tên gọi khác: Phân tích đối chiếu – contrastive analysis, Nghiên cứu đối chiếu – contrastive studies, Nghiên cứu xuyên ngôn ngữ - cross linguistic studies, Nghiên cứu tương phản – confrontative studies o Đây là một phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ BẤT KỲ để xác định những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ đó có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng loại hình hay không (Bùi Mạnh Hùng, 2008, p. 9)
  10. TL1 Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong các phân ngành ngôn ngữ học hiện đại Ngôn ngữ học hiện đại tiếp cận ngôn ngữ theo ba cách: • Ngôn ngữ học đại cương (essential/introductory linguistics): nghiên cứu tất cả các ngôn ngữ trên thế giới nhằm làm rõ bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung, xây dựng nên hệ thống khái niệm, phạm trù là công cụ để nghiên cứu một ngôn ngữ cụ thể. • Ngôn ngữ học miêu tả (descriptive linguistics): miêu tả từng ngôn ngữ cụ thể để làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ cần nghiên cứu • Ngôn ngữ học so sánh (comparative linguistics): các ngôn ngữ của những cộng đồng người khác nhau được so sánh với nhau
  11. TL1 Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong các phân ngành ngôn ngữ học hiện đại • Các phân ngành của ngôn ngữ học so sánh (comparative linguistics): o Ngôn ngữ học so sánh lịch sử (historical comparative linguistics): làm rõ mối quan hệ về mặt cội nguồn và quá trình phát triển lịch sử của các ngôn ngữ được giả định là có quan hệ về nguồn gốc. ▪ ngữ hệ Ấn Âu (Indo – European): dòng Ấn, dòng Iran, dòng Slave, dòng Roman (Ý, Pháp), dòng German (có tiếng Anh, Đức, Hà Lan) ▪ ngữ hệ Semit: dòng Ai Cập, dòng Semit ▪ ngữ hệ Thổ: Thổ Nhĩ Kỳ, Azecbadan ▪ ngữ hệ Hán Tạng: Hán ▪ ngữ hệ Nam Phương (Austronesian): dòng Nam Thái, Nam Á, ▪ trong Nam Á có ngành Môn-Khmer, ▪ trong Môn – Khmer có tiếng Việt, Mường, Ba Na, Ka Tu
  12. TL1 Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong các phân ngành ngôn ngữ học hiện đại • Ngôn ngữ học so sánh loại hình (typological linguistics): phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa và những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ, không nhất thiết cùng một nguồn gốc (xem loại hình ngôn ngữ) • Ngôn ngữ học đối chiếu: nghiên cứu so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống nhau và khác nhau, bất chấp yếu tố nguồn gốc hay loại hình nhằm phục vụ những nhu cầu lí luận và thực tiễn của người nghiên cứu. (phạm vi hẹp hơn nghiên cứu loại hình, và chỉ xét các yếu tố đồng đại chứ không mang tính lịch đại như nghiên cứu ngữ hệ/ nguồn gốc)
  13. TL1 Quá trình phát triển của NNHĐC • - Có lịch sử lâu đời: hầu hết các công trình ngữ pháp miêu tả đều có so sánh đối chiếu vô tình hay hữu ý. • - Đến 1789, James Pickbourne là người đầu tiên dùng thuật ngữ đối chiếu (contrast) gắn với hiện tượng khác biệt giữa các ngôn ngữ, trích theo Krzeszowski, 1990) • - Sau một số công trình nổi bật, nghiên cứu đối chiếu rơi vào khủng hoảng vì thiếu một hệ thống lí luận khoa học dẫn dắt. • - Đến đầu thế kỷ XX, NNĐC phát triển theo ba hướng: • + Công trình của Baudouin de Courternay (1902), nhà ngôn ngữ Nga gốc Ba Lan, so sánh tiếng Ba lan, Nga và tiếng Slave cổ, đáp ứng nhu cầu học tiếng Nga của công dân Liên Xô. • + Công trình của Ch. Bally (1932) “Ngôn ngữ học đại cương và một số vấn đề của tiếng Pháp” đối chiếu tiếng Pháp và tiếng Đức, đáp ứng nhu cầu học tiếng Đức của người Pháp • + Công trình của Ch. Fries (1940), Transfer Grammar của Z. Harris (1954), Linguistics Across Cultures của R. Lado (1957) đối chiếu tiếng Anh với những ngôn ngữ khác, xuất phát từ nhu cầu học tiếng Anh trên toàn cầu ngày càng tăng.
  14. TL1 Quá trình phát triển của NNHĐC • Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đối chiếu đầu tiên là “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ” của Lê Quang Thiêm (1989) với những luận cứ của tiếng Việt và tiếng Bungary, sau đó là cuốn “Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á” của Nguyễn Văn Chiến (1992). • Hà Nội năm 1997 đánh dấu Hội thảo chuyên ngành đối chiếu ngôn ngữ lần đầu tiên ở Việt Nam.
  15. Phạm vi ứng dụng của NNHĐC Câu hỏi thảo luận TL2 • Anh/ chị hiểu như thế nào là tình trạng dĩ Âu vi trung trong sự phát triển của ngành ngôn ngữ học đại cương ở Việt Nam. Nêu ví dụ chứng minh vai trò của NNHĐC trong việc khắc phục tình trạng đó. • Bùi Mạnh Hùng 2008, p. 33, có đề cập các khái niệm loại hình ngôn ngữ khuất chiết và đơn lập. Anh/ chị hãy giải thích các thuật ngữ trên và cho biết những ngôn ngữ tiêu biểu thuộc các loại hình trên.
  16. Phạm vi ứng dụng của NNHĐC Câu hỏi thảo luận TL2 • BMH 2008, p.37, cho rằng “nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ giúp phát hiện được những ô trống của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ kia”. Anh/ chị hiểu ô trống ở đây là gì? Cho ví dụ minh hoạ. • Bàn về ảnh hưởng của NNHĐC đối với lĩnh vực dạy học ngoại ngữ, BMH 2008 p. 42 có đề cập đến khái niệm chuyển di ngôn ngữ. Anh/chị hiểu như thế nào về khái niệm trên. Cho ví dụ về 02 loại chuyển di ngôn ngữ.
  17. Hướng dẫn TL2 • Dĩ Âu vi trung: hiện tượng lấy ngữ liệu của các ngôn ngữ Ấn Âu để xây dựng nên các khái niệm, các phạm trù đại cương, phổ quát, dùng cho việc nghiên cứu, miêu tả các ngôn ngữ khác. • Cấu trúc câu Chủ - Vị & cấu trúc câu Đề - Thuyết • Phân biệt từ loại động từ & tính từ
  18. Đặc điểm Khuất chiết (hoà kết) - Đơn lập - Isolating fusional Đặc điểm từ pháp (lexical - Đơn vị từ thể hiện rõ nét - Đơn vị từ thể hiện không features) - Căn tố và phụ tố kết hợp rõ nét chặt chẽ - Đơn vị cơ bản là hình tiết - Từ biến hình nhiều - Từ không biến hình Đặc điểm cú pháp - Hiện tượng hợp dạng phát - Không có hợp dạng (syntactical features) triển mạnh - Quan hệ ngữ pháp không - Quan hệ ngữ pháp thể thể hiện trong từ mà thể hiện nhiều trong từ hiện chủ yếu qua trật tự từ - Trật tự từ khá tự do và hư từ Tiêu biểu Nga, Anh Việt, Hán Ngoài ra Chắp dính – agglutinating Hỗn nhập – Polysynthetic - Căn tố có thể là từ đơn - Đơn vị vừa là từ mà cũng - Mỗi phụ tố chỉ mang một có thể là câu nghiã - Tiêu biểu là Tschinuk ở - Tiêu biểu là Turkish Bắc Mỹ: inialudam (tôi đã đến cho cô ấy cái này)
  19. Hướng dẫn TL2 • Tìm hiểu sự chuyển di ngôn ngữ Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ + giọng ngoại quốc + học một ngôn ngữ có đặc điểm loại hình giống với tiếng mẹ đẻ thì dễ hơn + khái niệm “chuyển di ngôn ngữ” (language transfer) do T.Odlin (1989) khởi xướng trong công trình cùng tên: ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ với học ngoại ngữ. Đôi khi còn gọi là “giao thoa ngôn ngữ” (interference) (J. Fisiak, 1983. Present Trends in Contrastive Linguistics)
  20. Hướng dẫn TL2 An example • “Cấu trúc make somebody/ something do something đã bị sinh viên Việt Nam lạm dụng và trở thành nguồn gốc của các lỗi nặng - những trường hợp mà khi đó người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ có thói quen dùng những ngoại vị từ (transitive verbs) thay cho kết cấu nêu trên” (Tô Minh Thanh, tạp chí NCKH- ĐHXHNV số 19)
  21. Hướng dẫn TL2 • (1a) The white ceiling and walls of the living room make it seem brighter and larger. “Trần nhà và những bức tường màu trắng của phòng khách làm cho nó dường như sáng hơn và rộng hơn.” Ngoại vị từ Brighten “làm cho sáng hơn” và Enlarge “làm cho rộng hơn” thường được dùng trong trường hợp này: • (1b) Its white ceiling and walls seemingly Brighten and Enlarge the living room. • (2a)* Drugs can make a person become completely different. “Ma tuý có thể làm cho một người trở nên hoàn toàn khác. Ngoại vị từ Change “làm thay đổi” sẽ làm cho câu này nghe giống tiếng Anh hơn: • (2b) Drugs can change a person completely.
  22. Hướng dẫn TL2 Chuyển di ngôn ngữ • chuyển di tích cực (positive transfer): giúp học dễ dàng hơn vì có sự giống nhau o Do you have money with you? Yes, I do (E)/? Ni you qian ma? You (C)/ Em có mang theo tiền không? Có (V): câu trả lời ngắn o Kumain na ako (Tag). I have eaten. Tôi ăn rồi: trật tự thành phần câu • chuyển di tiêu cực (negative transfer): gây khó khăn do khác biệt hạn chế/ tránh sử dụng những cấu trúc xa lạ ▪ Tag questions/ negative polar questions for Viets ▪ Cấu trúc trung tâm ngữ của tiếng Trung: Ni xi huan wo song ni de li wu ma? quá lạm dụng những cấu trúc gần gũi
  23. Hướng dẫn TL2 Chuyển di ngôn ngữ • Có hai quan điểm liên quan đến chuyển di ngôn ngữ, nhưng điều phiến diện và cần có sự dung hoà: + Xem việc sử lỗi và dự báo lỗi là phương pháp toàn năng để dạy ngoại ngữ - error analysis (Corder), approximative system (Nemser), interlanguage (Selinker) + Làm ngơ những khác biệt của ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai, thực hành theo phương pháp tự nhiên • Vấn đề đặt ra là, lỗi do tiếng mẹ đẻ chiếm vị trí như thế nào trong ngôn ngữ trung gian của người học:
  24. Công trình nghiên cứu % lỗi giao thoa Đối tượng người học Grauberg 1971 36 Nói tiếng Đức, người lớn, trình độ nâng cao George 1972 33 Nói nhiều thứ tiếng, người lớn, tốt nghiệp đại học Dulay&Butt 1973 3 Nói tiếng Tây Ban Nha, trẻ em, nhiều trình độ Trần Thị Châu 51 Nói tiếng Trung, người lớn, nhiều trình độ Mukattash 1977 23 Nói tiếng Ả rập, người lớn Flick 1980 31 Nói tiếng TBN, người lớn, nhiều trình độ Lott 1983 50 Nói tiếng Italia, người lớn, sinh viên
  25. Hướng dẫn TL2 Khác biệt ngôn ngữ và khó khăn ngôn ngữ • Khác biệt về ngôn ngữ không đồng nhất với khó khăn trong học ngoại ngữ. Khác biệt là phạm trù thuộc ngôn ngữ, còn khó khăn là phạm trù thuộc tâm lý tồn tại trong đầu óc từng người. • Khác nhau giữa hai ngôn ngữ không phải khi nào cũng gây khó khăn như nhau với người học: o Người Anh: anh và em/ cô, cậu, mợ, dì, dượng, bác, chú, o, thím trong tiếng Việt khó khăn o Người Việt: brother/ uncle/ aunt dễ dàng o Người Việt: rice dễ dàng o Người Anh: lúa, thóc, gạo, cơm, cháo, hồ, nếp, xôi, trấu, tấm, cám khó khăn
  26. Hướng dẫn TL2 Khác biệt ngôn ngữ và khó khăn ngôn ngữ • Do vậy, cần xác định (xét về việc dạy tiếng): o giống nhau cần yếu: giống nhau giúp người học chuyển di tích cực từ tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ: ▪ trật tự từ, thành phần câu (A-V): trật tự từ giữa danh từ trung tâm và tính từ trong tiếng Anh, Hán là giống nhau, không cần dạy nhiều, nhưng với tiếng Việt thì cần tập trung làm rõ. o giống nhau không cần yếu: giống nhau không giúp người học chuyển di tích cực: ▪ phạm trù số của Anh - Việt ▪ ngôn ngữ nào cũng có nguyên âm (phổ niệm) o khác nhau cần yếu: khác nhau dẫn đến chuyển di tiêu cực: ▪ thanh điệu của tiếng Việt với người Anh, trọng âm của tiếng Anh với người Việt o khác nhau không cần yếu: khác nhau không dẫn đến chuyển di tiêu cực: ▪ động từ của tiếng Anh đối với người Việt: thời, thể, thức
  27. Hướng dẫn TL2 ỨNG DỤNG VỀ DẠY HỌC CỦA NNH ĐC • Ngôn ngữ học đối chiếu do vậy giúp thiết lập căn cứ để thiết kế chương trình, biên soạn tài liệu theo đối tượng người học + (trẻ em, người lớn, người bản xứ, người nước ngoài, người nước này, người nước khác) + nhưng không phải là căn cứ duy nhất: tuổi tác, mục đích, tâm lý, môi trường, vv. • Ngôn ngữ đối chiếu giúp dự báo lỗi khi học ngoại ngữ, phân tích lỗi để tìm nguyên nhân và cách khắc phục. + NNHĐC dự báo lỗi trên cơ sở điểm giống nhau và khác nhau của ngôn ngữ, Phân tích lỗi (error analysis) dựa vào kết quả sử dụng ngoại ngữ của người học trong thực tiễn. + Tuy nhiên, hai mảng này quan hệ chặt chẽ, NNHĐC góp phần lí giải nhiều lỗi của người học, phân tích lỗi cung cấp nguyên liệu thô cho phân tích ĐC
  28. Cở sở của việc đối chiếu ngôn ngữ Câu hỏi thảo luận TL3 • Bàn về thao tác so sánh, BMH 2008 p. 96 đề cập đến việc Saussure 2005 so sánh cơ chế ngôn ngữ với một ván cờ. Anh chị hiểu như thế nào về so sánh trên? • Anh/ chị hiểu như thế nào là Tertium Comparationis (TC)? Cho ví dụ minh hoạ • Trong nghiên cứu đối chiếu từ vựng, một giải pháp phân tích ngữ nghĩa để xác lập TC là lí thuyết siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa tự nhiên (natural semantic metalanguage theory) của A. Wierzbicka. Anh/chị hiểu như thế nào về lí thuyết nói trên • Nêu tóm tắt 02 cách tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ: đối chiếu một chiều và đối chiếu hai (hay nhiều) chiều.
  29. Hướng Dẫn TL3 Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis) • Hai đối tượng đối chiếu phải có một điểm chung. Đó chính là TC, là yếu tố quyết định kết quả so sánh. • Nếu đối chiếu hình vuông và hình chữ nhật: o TC: số cạnh và số góc như nhau o TC: tương quan về chiều dài của các cạnh khác nhau • Xác định TC trong những ví dụ sau: o Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc như đèn mới khêu o Vào mùa hè quạt máy đắt như như tôm tươi, nhưng vào mùa đông thì lại rẻ như bèo o Tình yêu của họ đã đơm hoa kết trái o Thì giờ là vàng bạc
  30. Hướng Dẫn TL3 Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis) • TC là một đại lượng chung không thuộc về một ngôn ngữ nào trong số những ngôn ngữ được đối chiếu. Nó có thể thuộc phạm trù phổ quát hoặc phạm trù chung của hai hay một số ngôn ngữ nào đó. + TC trong ngữ âm – âm vị học: đặc trưng về cấu âm-âm học, nét khu biệt âm vị + TC trong Từ vựng: nghĩa của từ và các nét nghĩa + TC trong ngữ pháp: tương ứng về cấu trúc và ý nghĩa + TC trong ngữ dụng: lực ngôn trung, các chức năng trong giao tiếp
  31. Hướng Dẫn TL3 Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis) • Việc xác định TC không nên dựa vào hình thức (cách gọi tên, khái niệm) vì sẽ dẫn đến sự bế tắc, hoặc lệch chuẩn, sai lầm, hoặc phiến diện. NCĐC nên dựa vào sự tương đương về nghĩa, các thành tố nghĩa + Ví dụ: nghiên cứu đối chiếu phạm trù “Thì” trong tiếng Việt và tiếng Anh có thể có trong tiếng Anh nhưng trong tiếng Việt thì cách tiếp cận không thống nhất, thậm chí còn không có thì trong tiếng Việt. + Đề tài gợi ý là: Nghiên cứu đối chiếu các phương tiện biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt và tiếng Anh Xem slide 33, 35
  32. Hướng Dẫn TL3 Những cách tiếp cận TC cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ Tuỳ vào nhiệm vụ mục đích, có hai cách tiếp cận: • Cách tiếp cận hai hay nhiều chiều: xem xét các hiện tượng được so sánh của hai hay nhiều ngôn ngữ. Câu hỏi đặt ra là: Những phương tiện nào có trong ngôn ngữ A và B dùng để biểu thị cái được xây dựng trong TC? • Cách đối chiếu này thường có tựa đề dạng Những phương tiện/ cách thức biểu hiện phạm trù X trong ngôn ngữ A và B. ▪ VD1: Cách biểu thị ý nghĩa tương lai trong tiếng Anh và tiếng Việt ▪ VD2: Cách biểu thị ý nghĩa nguyên nhân trong tiếng Anh và tiếng Việt ▪ VD3: Cách biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh trong tiếng Anh và tiếng Việt ▪ VD4: Phạm trù lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Việt ▪ VD5: Khoảng cách giao tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt
  33. Hướng Dẫn TL3 Những cách tiếp cận TC cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ • Cách tiếp cận một chiều: o Cách tiếp cận này lấy TC làm trung tâm, không có ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Ở ngôn ngữ A có thể có 4 phương tiện biểu đạt, ngôn ngữ B có thể có ít hoặc nhiều hơn, vv. • Cách tiếp cận này có nhiều khả năng ứng dụng cho nghiên cứu loại hình, biên soạn từ điển sắp xếp theo chủ đề.
  34. Hướng Dẫn TL3 Những cách tiếp cận TC cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ • Giải thích ý nghĩa của một đơn vị, hiện tượng nào đó trong ngôn ngữ này và xác định những phương tiện biểu hiện ý nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ khác. • Có thể bắt đầu bằng cách miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ thứ nhất rồi đối chiếu với ngôn ngữ thứ hai hoặc ngược lại. (ngôn ngữ nguồn và đích) • Các tựa đề thường gặp là: Hệ thống X/ cấu trúc Y trong ngôn ngữ A và những hệ thống/ cấu trúc tương đương trong ngôn ngữ B.
  35. Hướng Dẫn TL3 Những cách tiếp cận TC cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ o VD1: Trợ động từ trong tiếng Anh và những phương tiện tương đương trong tiếng Việt o VD2: Những đặc điểm dụng học của từ WELL trong tiếng Anh và cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt o VD3: Về một số ý nghĩa của giới từ FOR trong tiếng Anh trong sự so sánh với những phương tiện tương đương về chức năng trong tiếng Việt o VD4: Cấu trúc bị động trong tiếng Anh và cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt o VD5: Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh và cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt o VD6: Các câu tiếng Anh mởi đầu bằng từ THERE và những câu tương đương trong tiếng Việt
  36. Câu hỏi thảo luận TL4 Nguyên tắc và phạm vi đối chiếu • Anh/ chị thử tìm một công trình nghiên cứu đối chiếu Anh - Việt (hiện có tại thư viện nhà trường) và mô tả lại các bước phân tích đối chiếu đã được áp dụng trong công trình đó. • Anh/ chị hiểu như thế nào là ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp cải biến tạo sinh, ngữ pháp chức năng? • Hãy nêu tóm tắt 05 nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ được BMH 2008 đưa ra. • Krzeszowski 1990 phân biệt 03 lĩnh vực đối chiếu bộ phận, đó là những lĩnh vực nào?
  37. Những nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ: Theo Bùi Mạnh Hùng (2000), nghiên cứu ngôn ngữ cần tuân theo những nguyên tắc sau: • Nguyên tắc thứ nhất: Các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ và chính xác trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra điểm giống và khác nhau. o Có thể sử dụng kết quả của người khác đã nghiên cứu o Tự mình miêu tả những thuật ngữ và các đơn vị sử dụng để đối chiếu
  38. • Nguyên tắc thứ hai: Việc nghiên cứu không nên chú ý đến những phương tiện ngôn ngữ nào đó được tách biệt một cách máy móc, khiên cưỡng mà phải nằm trong một hệ thống. o VD: không thể so sánh I và tôi mà không đặt trong hệ thống các vai giao tiếp, không so sánh will với sẽ mà không đặt trong hệ thống ý nghĩa chỉ về thời gian
  39. • Nguyên tắc thứ ba: Phải xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ mà cả trong hoạt động giao tiếp. o VD1: trong tiếng Anh “you” có phạm vi hoạt động rất rộng và có rất nhiều phương tiện diễn đạt tương đương trong tiếng Việt tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể o VD2: động từ trong tiếng Việt có chức năng biến đổi tùy thuộc vào từng hoàn cảnh giao thiếp cụ thể
  40. • Nguyên tắc thứ tư và là nguyên tắc hay bị vi phạm nhất: Phải đảm bảo tính nhất quán trong việc sử dụng các mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ đối chiếu • Phải sử dụng những khái niệm có thể phù hợp để miêu tả cả hai ngôn ngữ được đối chiếu và những khái niệm đó phải được hiểu cùng một cách • Phải theo cùng một khung lý thuyết o Nếu hiểu hình vị là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa (Bloomfield) thì tiếng Việt và tiếng Hán không có đơn vị từ, chỉ có hình vị; nhưng nếu hiểu hình vị là đơn vị có nghĩa của từ, tạo nên từ thì các ngôn ngữ này chỉ có từ, không có hình vị. o Mặc dù sẽ là lí tưởng để có một hệ thống thuật ngữ trung lập để mô tả chung cho các ngôn ngữ, không thiên về một nhóm ngôn ngữ nào nhưng thực tế, ngôn ngữ đại cương hiện tại trên thế giới vẫn là “dĩ Âu vi trung” (thiên về ngôn ngữ biến hình) NGHỊCH LÝ đang tồn tại
  41. o Các khung lý thuyết về ngôn ngữ: ▪ Ngữ pháp truyền thống – traditional ▪ Bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu ngữ pháp Latin và Hy lạp, vẫn có giá trị sử dụng cho đến ngày nay ▪ ngữ pháp cấu trúc – structural ▪ Xây dựng trên cơ sở ngữ pháp mô tả, chú trọng đến các cấu trúc nền tảng của một ngôn ngữ cụ thể ▪ ngữ pháp tạo sinh - cải biến – generative-transformational ▪ Xuất phát từ deep structure và surface structure của Noam Chomsky, nhấn mạnh đến năng lực ngôn ngữ (competence) khái quát của con người ▪ ngữ pháp tri nhận – cognitive ▪ Khởi nguồn từ 1976 do Ronald Langacker, chú trọng đến nhận thức và tư duy với ngôn ngữ ▪ ngữ pháp chức năng – functional ▪ Bắt nguồn từ nghiên cứu của Simon C. Dik ở University of Amsterdam vào những năm 1970. ▪ Semantic function (Agent, Patient, Recipient, etc.), describing the role of participants in states of affairs or actions expressed ▪ Syntactic functions (Subject and Object), defining different perspectives in the presentation of a linguistic expression ▪ Pragmatic functions (Theme and Tail, Topic and Focus), defining the informational status of constituents, determined by the pragmatic context of the verbal interaction
  42. • Nguyên tắc thứ năm: đơn giản, thiết thực với người dạy và người học tiếng
  43. Phương pháp đối chiếu: 1. Khái quát: - Trong ngôn ngữ học có 2 phương pháp nghiên cứu chính: + Miêu tả (descriptive) + So sánh (comparative): + so sánh lịch sử + so sánh loại hình + so sánh đối chiếu + so sánh bên trong ngôn ngữ (intralingual): so sánh giữa các đơn vị, phạm trù thuộc các cấp độ khác nhau trong cùng một ngôn ngữ: phân biệt âm vị ấm tố, hình vị - hình tố, các phạm trù ngữ pháp, các phương thức ngữ pháp + so sánh bên ngoài ngôn ngữ (extralingual): so sánh các đơn vị, các phạm trù giữa các ngôn ngữ với nhau
  44. 2. Phạm vi đối chiếu: • Đối chiếu tổng thể giữa hai ngôn ngữ: không khả thi • Đối chiếu dấu hiệu: các mặt, các cấp độ, các thuộc tính cụ thể của hai ngôn ngữ o So sánh những hệ thống tương đương giữa hai ngôn ngữ như đại từ, quán từ, động từ, hệ thống nguyên âm, hệ thống phụ âm o So sánh những cấu trúc tương đương như nghi vấn, phủ định, cảm thán o So sánh các quy tắc tương đương: quy tắc bị động, đảo ngữ, nhấn mạnh, đồng hoá dị hoá ngữ âm • Cũng có thể phân biệt phạm vi đối chiếu trên cơ sở bình diện ngôn ngữ như ngữ âm – âm vị, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng
  45. Các bước đối chiếu: a. Miêu tả b. Xác định cái gì có thể so sánh với cái gì. c. So sánh để thấy cái giống và cái khác + XL1 = XL2 +XL1 =/= XL2 + XL1 = 0L2: “thì” trong tiếng Anh: Y, trong tiếng Việt: N
  46. Ví dụ • Cách diễn đạt câu nghi vấn trong tiếng Anh và các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt Vương Thị Đào • Hiện nay, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về cách thức phân loại các câu hỏi trong tiếng Anh cũng như các loại ngôn ngữ khác. Xét theo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi trong tiếng Anh thành các loại như sau: o Yes/ No questions (câu hỏi có/không) o Wh- questions (câu hỏi có từ nghi vấn) o Alternative questions (câu hỏi lựa chọn) o Tag questions (câu hỏi láy lại) o Declarative questions (câu hỏi dạng tường thuật)
  47. • Dựa vào tính chất câu hỏi Câu hỏi tiếng Anh Câu hỏi tiếng Việt và những phương tiện biểu thị câu hỏi, người ta có thể 1. Yes/No questions 1. Câu hỏi tổng chia câu tiếng Việt thành quát các loại sau: 2. Wh- questions 2. Câu hỏi có từ o Câu hỏi tổng quát. nghi vấn. o Câu hỏi có từ nghi vấn. o Câu hỏi lựa chọn. 3. Alternative questions 3. Câu hỏi lựa chọn. o Câu hỏi dùng ngữ điệu. 4. Declarative questions 4. Câu hỏi dùng ngữ điệu.
  48. • 2. Wh-questions (câu hỏi có từ nghi vấn) • * Giống nhau • Sự tương đồng giữa các từ nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt là khá cao. Ví dụ: Tiếng Anh có: who(m), what, when, where, why, which. Tiếng Việt có: ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, cái nào, • Khi từ nghi vấn (wh- word) là chủ ngữ trong câu hỏi thì trong tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn tương đồng. Trật tự từ trong cả hai câu hỏi Anh- Việt như nhau. Ví dụ: o Who loves Fiona? o Ai yêu Fiona? o What makes you cry? o Điều gì làm em khóc? • Từ nghi vấn (wh-word) trong cả hai loại Anh – Việt đều có hình thức rút gọn và từ nghi vấn có thể là từ đơn hoặc một cụm từ. Ví dụ: o Who Ai o What Cái gì o What for Để làm gì o Why Tại sao o Why not Tại sao không Where Ở đâu
  49. • Trong tiếng Anh và tiếng Việt, loại câu hỏi mà từ nghi vấn được dùng để hỏi nguyên nhân (Why- tại sao, for what reason- vì lý do gì, for which reason- vì lý do nào) đều ở cùng vị trí đầu câu, đều thực hiện chức năng trạng ngữ trong câu. Ví dụ: • Why do you want to learn English? • Tại sao anh thích học tiếng Anh? • For what reason did many people leave for big cities? • Vì lí do gì mà nhiều người bỏ quê hương để đến các thành phố lớn? • For which reason do birds migrite? • Vì lí do nào mà chim di trú?
  50. • * Khác nhau • Khi từ nghi vấn không phải là chủ ngữ thì trong tiếng Việt không còn các tác tử (operators: auxiliaries, modals hoặc tobe) đứng trước chủ ngữ của câu hỏi như trong tiếng Anh và từ nghi vấn “ai” đứng ngay sau động từ chính trong tiếng Việt. Từ nghi vấn “who” trong tiếng Anh đứng đầu câu và phải dùng các tác tử đặt trước chủ ngữ. Ví dụ: o Who did you help? o Bạn giúp ai? • Cuối câu hỏi Wh - questions phải xuống giọng. Trong tiếng Việt không cần ngữ điệu. • Từ nghi vấn “When” chỉ đứng đầu câu trong câu hỏi loại này. Thời gian trong câu trả lời phụ thuộc vào thì (tense) mà ta sử dụng.Ví dụ: o A: When are you going to get married? o B: Next year. o A: When did you get married?
  51. • Từ “khi nào/bao giờ/lúc nào” trong tiếng Việt đứng được ở cả hai vị trí: đầu câu và cuối câu. Khi đứng ở đầu câu, nó đề cập đến thời gian của hành động trong tương lai, và trường hợp đứng ở cuối câu, nó chỉ thời gian của hành động đã xảy ra ở quá khứ. Ví dụ: o A: Khi nào em tốt nghiệp đại học? o B: Sang năm. o A: Em tốt nghiệp đại học khi nào? o B : Năm ngoái. • Khi hỏi về phương tiện đi lại trong tiếng Anh, người ta thường dùng “How” (như thế nào ). Ví dụ: o A: How do you go to school? o B: By bicycle. Trong tiếng Việt thì nói đi bằng phương tiện gì (By what). Ví dụ : o A: Anh đi làm bằng phương tiện gì? o B: Bằng xe máy.
  52. Các bình diện đối chiếu • Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm • Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng - ngữ nghĩa • Nghiên cứu đối chiếu về ngữ pháp • Nghiên cứu đối chiếu về ngữ dụng và một số bình diện khác
  53. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm Câu hỏi thảo luận: o Anh/ chị hãy cho biết số lượng các phụ âm/ nguyên âm trong tiếng Anh. o Đối chiếu với tiếng Việt, anh/ chị thấy những phụ âm/ nguyên âm nào giống nhau, những phụ âm/ nguyên âm nào khác nhau? o Hãy mô tả sự khác nhau của các phụ âm theo phương thức phát âm, vị trí phát âm và vị trí phân bố trong âm tiết. o Hãy mô tả sự khác nhau của các nguyên âm trên biểu đồ hệ thống nguyên âm chuẩn của Daniel Jones (tham khảo Peter Roach, Lê Quang Thiêm)
  54. Bảng tổng hợp phụ âm Anh - Việt Tiếng Theo Đoàn 22: ba, me, phở, và, thơ, tên, đền, Việt Thiện Thuật, có nó, sờ, giờ, lên, trồng, sống, rồng, 30 phụ âm (22 cha, nhanh, con, ngà, khá, gà, âm, phụ âm đầu, 8 hói phụ âm cuối, 8: hợp, biết, cóc/ chích, cơm, ơn, chưa kể âm hang/ khênh, tàu, tay giữa w) 1: w: quang Tiếng Theo Peter pen, beer, tea, desk, cold, get Anh Roach, có 24 four, very, think, they, sad, zero, phụ âm shoe, pleasure, hot, church, judge, man, new, fang, low, won, red, yellow
  55. Thực hành đọc phiên âm quốc tế tiếng Việt
  56. Giới thiệu phần mềm Praat • Mô tả tính năng của phần mềm nghiên cứu về ngữ âm • Một số phương pháp và xu hướng ứng dụng phần mềm vào nghiên cứu đối chiếu ngữ âm Anh - Việt
  57. Một số gợi ý về đề tài nghiên cứu đối chiếu ngữ âm • So sánh đối chiếu các đặc tính về cấu âm-âm học của o hai nguyên âm tiếng Anh /i/ và /i:/ trong cách phát âm của người Việt học tiếng Anh và người Anh bản xứ o các phụ âm tắc xát tiếng Anh /S, tS, dz/ trong cách phát âm của người Việt học tiếng Anh và người Anh bản xứ o các phụ âm tắc bật hơi /p, t, Ө/ tiếng Anh trong cách phát âm của người Việt học tiếng Anh và người Anh bản xứ o Các nguyên âm đôi tiếng Việt trong cách phát âm của người Anh/ Mỹ/ Úc và người Việt bản xứ o Các phụ âm tiếng Việt /γ/ và /χ/ trong cách phát âm của người Anh/ Mỹ/ Úc và người Việt bản xứ o
  58. Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng-ngữ nghĩa • Câu hỏi thảo luận o Anh/ chị hiểu như thế nào về quan hệ ngữ nghĩa? Hãy giải thích các mối quan hệ ngữ nghĩa sau: ▪ Đồng nghĩa, Trái nghĩa, Bao hàm nghĩa, Đa nghĩa, Đồng âm/ đồng tự, Ẩn dụ, Hoán dụ, Ngoa dụ o Anh/ chị hiểu như thế nào là khối dữ liệu. Hãy nêu một số phương thức sử dụng khối dữ liệu trong việc nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ.
  59. Phạm vi đối chiếu về từ vựng • Khó có thể nghiên cứu đối chiếu toàn bộ hệ thống từ vựng • R. Lado (1957): giới hạn phạm vi đối chiếu ở khối từ vựng hạn chế: các từ chức năng (do/ does/did), các từ thay thế (one/ he/ she), các từ bị hạn chế về phân bố (some/ any) và một số từ được lựa chọn có chủ đích.
  60. Các khả năng có thể có trong nghiên cứu đối chiếu từ vựng *Nghiên cứu đối chiếu mối quan hệ về hình thức, ý nghĩa của một bộ phận từ vựng • Giống nhau về hình thức, ý nghĩa: những từ vay mượn (loan words) hoặc có quan hệ về cội nguồn (cognates): chat, nhà băng, TV, internet, download, xì tin, MC, stress, charge, shoot • Giống nhau về hình thức, khác nhau về ý nghĩa: (false friends/ false cognates): đại ca, university, party, • Khác nhau về hình thức và ý nghĩa: first floor, chào nhé • Khác nhau về kiểu cấu tạo: phrasal verb, từ láy • Giống nhau về nghĩa gốc, khác nhau về nghĩa phái sinh: cat, old flame, massage • Giống nhau về ý nghĩa, giới hạn về địa lý: gas, petrol, môi, vá
  61. Ví dụ về từ láy trong tiếng Anh • Onomatopoeic words (từ mô phỏng âm thanh): từ mô phỏng âm thanh của sự vật, hiện tượng muốn diễn đạt. Động vật: chirp-chirp Cuckoo-cuckoo Meow-meow Hiện tượng tự nhiên: beep-beep (automobile) room-vroom (engine) aps-zaps (laser weapon)
  62. Ví dụ về từ láy trong tiếng Anh • Reduplicating (lặp từ): từ ghép có hai yếu tố từ vựng trở lên. Các yếu tố từ vựng giống nhau goody-goody Khác ở phụ âm đầu của từ walkie-talkie Khác ở nguyên âm giữa của từ criss-cross Từ thông tục, quen thuộc, lấy từ phát âm của trẻ con din-din
  63. Ví dụ về từ láy trong tiếng Anh • Alliteration (lặp từ): lặp nguyên âm hoặc phụ âm của các từ trong câu. o Tiêu đề báo chí: “Science has Spoiled my Supper”, “Too Much Talent in Tennessee?”, and "Kurdish Control of Kirkuk Creates a Powder Keg in Iraq" o Nhân vật hoạt hình: Beetle Bailey, Donald Duck, Peter Parker, Bruce Banner, Clark Kent o Nhà Hàng: Coffee Corner, Sushi Station o Thành ngữ: busy as a bee, dead as a doornail, good as gold, right as rain, etc o Âm nhạc: Blackalicious' "Alphabet Aerobics" focuses on the uses of alliteration in rhyme o Tên riêng: Ronald Reagan, Rodney Rude
  64. Từ láy trong tiếng Việt
  65. *Nghiên cứu đối chiếu trường từ vựng: (từ chỉ sự chuyển động, từ chỉ màu sắc, từ chỉ quan hệ thân tộc, từ chỉ bộ phận cơ thể người, từ chỉ hoạt động nói năng,từ chỉ cảm xúc, từ chỉ thực vật, từ chỉ động vật) • Các ý nghĩa thay đổi tuỳ thuộc vào nền văn hoá. Một số ý niệm có trong ngôn ngữ này nhưng không có trong ngôn ngữ khác. Do đó, không có đơn vị từ vựng tương đương (ô trống trong ngôn ngữ) hoặc phải diễn đạt bằng một ngữ tự do o Tiếng Anh: pig/pork, cow/beef, sheep/ lamp, deer/venison o Tiếng Việt: lúa/thóc/cơm/gạo, gánh/cõng/gùi/mang/vác/địu/bế/bồng, nói thách, mặt trận, ông ngoại/cậu/bác/mợ/anh
  66. Ví dụ về từ chỉ quan hệ thân tộc:
  67. *Nghiên cứu đối chiếu về đặc điểm phân bố, kết hợp của từ vựng: • Ứng dụng trang web wordcount.org và phần mềm AntCon trong việc nghiên cứu so sánh tần suất sử dụng và sự phân bố trong khối ngữ liệu • PROJECTS: o Khảo sát trường từ vựng về “tình yêu” trong các bài hát trữ tình tiếng Anh và tiếng Việt giai đoạn nửa sau thế kỷ 20. o Khảo sát trường từ vựng về “thiên tai” trong các bài báo điện tử tiếng Anh và tiếng Việt o Khảo sát về trường từ vựng về “xì căng đan” trong các bài báo điện tử tiếng Anh và tiếng Việt
  68. *Nghiên cứu đối chiếu về thành ngữ • Làm sáng tỏ nhiều phương diện văn hoá • Nên giới hạn phạm vi đối chiếu thành ngữ: đối chiếu thành ngữ có yếu tố so sánh, thành ngữ có cấu trúc đối, thành ngữ cấu tạo bởi 4 thành tố, thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người, thành ngữ chỉ động/ thực vật.
  69. *Có thể đối chiếu các quan hệ ngữ nghĩa như đa nghĩa, bao hàm nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ: Ví dụ: đối chiếu về uyển ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt • Tiếng Việt: tắt thở, trút hơi thở cuối cùng. Ví dụ: Cô thống Biệu trút hơi thở cuối cùng khi người ta đang chia đất, ma nổi đầy đồng. Toàn những con ma sống mà không bùa nào trị được. (Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa) • Tiếng Anh: cease the breathe, breathe the last, the breath is out of the body, last gasp, dying breath, yield one’s breath. Ví dụ: It was a day to mourn, as Bollywood lost the veteran ace singer Mahendra Kapoor, aged 74, as he breathed his last on Saturday evening at his residence, Bandra in Mumbai (IndiaGlitz, 2008)
  70. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ pháp • Câu hỏi thảo luận: o Nhiều người cho rằng từ được cấu tạo bởi các hình vị. Hãy cho ví dụ bằng tiếng Anh và phân tích các loại hình vị được sử dụng. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt có khác của từ trong tiếng Anh không? Nếu có thì khác biệt như thế nào? Cho ví dụ
  71. Một số vấn đề cần lưu ý • Đối chiếu ở bình diện ngữ pháp phong phú, đa dạng hơn • Đối chiếu hình vị: trong các ngôn ngữ biến hình, có sự phân biệt chính tố và phụ tố, còn tiếng Việt thì không, ranh giới hình vị và từ không rõ ràng (mua áo mua xống, không vui không vẻ) • Đối chiếu phương thức cấu tạo từ: phương thức phụ gia ở tiếng Anh, phương thức ghép và láy ở tiếng Việt • Đối chiếu số lượng từ loại: lưu ý cách tiếp cận • Đối chiếu các phạm trù ngữ pháp ngôi, số, giống, thời, thể, thức, dạng • Đối chiếu trật tự từ trong các cụm từ tự do, cụm từ cố định (thành ngữ, quán ngữ, ngữ cố định định danh) • Đối chiếu khuôn hình hoặc các câu: phân loại theo chức năng, theo cấu trúc, theo sự phân cực
  72. Phương thức cấu tạo từ tiếng Anh và tiếng Việt • Dùng một hình vị để tạo thành một • Phương thức dùng một tiếng làm một từ: in, house, web từ: tôi, bác, à, nếu • Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo Phương thức tổ hợp các tiếng: từ • từ ghép đẳng lập: o Phương thức phụ gia: o Các thành tố đều rõ nghĩa: ăn ở, ăn nói ▪ Thêm vào tiền tố: pre-war o Có thành tố không rõ nghĩa: chợ búa, bếp núc, sầu muộn, các mú ▪ Thêm vào hậu tố: homeless ▪ Thêm vào trung tố: • từ ghép chính phụ: singabloodypore o Các thành tố đều rõ nghĩa: tàu hoả, đường sắt, sân bay o Phương thức ghép các yếu tố gốc o Có thành tố không rõ nghĩa: dưa hấu, xanh từ: lơ, đỏ chót ▪ Nghĩa tổng hợp: Newspaper, • Từ ngẫu kết: bồ hòn, thằn lằn, kỳ nhông motion sickness ▪ Nghĩa đặc biệt: greenhouse, • Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ lighthouse, blackboard sở hoà âm: từ láy (đôi, ba, tư) o Có một từ gốc có nghĩa: xanh xao, o Phương thức láy: nhanh nhảu ▪ zig zag, willy-nilly, ding-dong, flip- o Không có từ gốc có nghĩa: ra rả, rừng flop, higgledy-piggledy rực
  73. • Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt • từ chỉ màu sắc: o Phương thức láy: ▪ đo đỏ, đen đen, trăng trắng, xanh xanh, vàng vàng, nâu nâu, hồng hồng, tim tím, xam xám. ▪ đỏ đắn, đen đúa, xanh xao, vàng vọt, xám xịt, tím tái, hồng hào o Phương thức khác: màu hạt dẻ, màu khói, màu cà rốt, màu lông ngựa, màu boóc đô • từ chỉ dụng cụ lao động: tư duy tổng quát đến cụ thể • từ chỉ cảm xúc • từ cấm kỵ
  74. Nhìn lại một số khái niệm • Từ trong tiếng Anh: Khi phân tích cấu trúc của những từ thuộc ngôn ngữ biến hình (inflecting language) có tính tổng hợp (syntheticity), từ (word form) chưa phải là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ mà nó còn được tạo nên bởi những thành tố nhỏ hơn gọi là từ tố (hình vị-morpheme).
  75. • HÌNH VỊ (morpheme): là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ • Hình vị có thể được phân chia thành nhiều loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau (free/bound), (lexical/functional), (derivational/ inflectional), (root/ affix)
  76. • Từ trong tiếng Việt: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. • Đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt là các TIẾNG, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là âm tiết
  77. • Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, còn được gọi là các hình tiết (morphemsyllable) • Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ o Có những tiếng tự thân nó mang ý nghĩa: cây, trời, cỏ, nước o Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu vào một đối tượng: (dai) nhách, (xanh) lè, (áo) xống, (tre) pheo o Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu vào một đối tượng, và xuất hiện cùng với một tiếng tương tự: mồ-hôi, bồ-hòn, mì-chính
  78. Từ loại trong tiếng Anh và Tiếng Việt • Trong tiếng Việt, theo Mai Ngọc Chừ, có Open Noun wordclass 10 từ loại: Verb o Danh từ o Động từ Adjective o Tính từ o Số từ Adverb o Đại từ: đại từ nhân xưng, đại từ thay thế (thế vậy), đại từ chỉ định, đại từ Closed Article Wordclass chỉ lượng (tất cả) Quantifier o Phụ từ: làm thành tố phụ cho danh từ (những, các, mọi, mỗi, từng) hoặc Genitive vị từ (vẫn, vừa, cứ, đã, rồi) o Kết từ: và, còn, mà, thì, vì, nên, nếu, Demonstrative tuy, mặc dù o Trợ từ: xuất hiện ở bậc câu, chỉ sự Wh-words nhấn mạnh (cả, chính, đúng, đích Pronoun thị) o Tình thái từ: đánh dấu câu theo Conjunction mục đích nói: nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán, tường thuật (à, ừ, nhỉ, Preposition nhé, hở, nghen) hoặc nhận xét, thái độ của người nói đối với nội dung Interjection nói hoặc người nghe (hình như, có vẻ, tất nhiên, đấy, đây) o Thán từ: cảm xúc, gần với tiếng kêu của loài vật: ôi, ồ, oái
  79. Theo V.Gak, 1983 • Có những ngôn ngữ có 4 từ loại cơ bản (danh, động, tính, trạng): Anh, Pháp • Có những ngôn ngữ có 3 (danh, động, tính): Đan Mạch • Có những ngôn ngữ có 2 (danh, động) Arập, Hán, Việt o Đừng làm, đừng khóc, đừng xanh như lá, hãy dũng cảm lên o Rất buồn, rất yêu, rất ghét
  80. Các Phạm trù ngữ pháp phổ biến Một số đề tài gợi ý: • Phạm trù thể của động từ chuyển di, động từ cảm xúc trong tiếng Anh và những cấu trúc tương đương trong tiếng Việt • Phạm trù số của danh từ tiếng Anh và tiếng Việt • Phạm trù thì trong tiếng Anh và những cấu trúc tương đương trong tiếng Việt • Phạm trù dạng của động từ trong tiếng Anh và những cấu trúc tương đương trong tiếng Việt 1.Phạm trù Số (Number) a) (của Danh từ): biểu thị số lượng của sự vật: số ít, số hai, sốnhiều, số trung Ví dụ: con mèo, các con mèo, mèo; nhà, nhà nhà; 1 book, many books b) (của Tính từ): biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ với một hay nhiều sự vật. Ví dụ: les livres precieux c) (của Động từ): biểu thị mối quan hệ giữa họat động, trạng thái
  81. 2.Phạm trù Giống (Gender) a) (của Danh từ): giống đực, giống cái, giống trung: le stylo, la table; tiếng Việt không có giống mặc dù có các danh từ ông, bà, cô, nam, nữ, trống, mái, đực, cái, có thể dùng trước danh từ Ví dụ: chị Ba, nam sinh viên, gà trống, b) (của Tính từ) đi kèm với giống của Danh từ. c) (của Động từ): chia ở ngôi thứ ba số ít
  82. 3.Phạm trù Cách (Case) (của Danh từ) biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ, hoặc trong câu. Ví dụ: tiếng Anh có 2 cách: Cách chung book(s) và cách sở hữu book’s, books’; tiếng Nga có 6 cách 4.Phạm trù Ngôi (Person) của Động từ biểu thị vai giao tiếp của chủ thể họat động qua các phụ tố sau động từ, trợ động từ, Ví dụ: I am, you are, he is, she is, it is, you are, we are, they are; I have gone, she has gone
  83. 5.Phạm trù Thời/Thì (Tense) của Động từ biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thởi điểm nhất định nêu ra trong lời nói. Thời quá khứ, thời hiện tại, thời tương lai (gần ) được thể hiện bằng phụ tố hoặc trợ động từ Ví dụ: I go– I went -I will go; 6.Phạm trù Thể (Aspect) của Động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của họat động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, hòan thành. Thể thường xuyên- Thể tiếp diễn, Thể hòan thành-Thể không hòan thành thể hiện qua phụ tố, trợ
  84. 7.Phạm trù Thức (Mood) của Động từ biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và với người nói. *Thức tường thuật (indicative mood) (khẳng định, phủ định sự tồn tại của họat động, trạng thái trong thực tế khách quan). *Thức mệnh lệnh (imperative mood) (nguyện vọng, yêu cầu của người nói đối với thực tế khách quan). *Thức giả định-điều kiện (họat động đáng lý đã có thể diễn ra trong những điều kiện nhất định). Ví dụ: BE; am, are, is; were
  85. 8.Phạm trù Dạng (Voice) của Động từ biểu thị quan hệ giữa họat động với các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ của động từ ấy. Dạng chủ động (Active Voice) - Dạng bị động (Passive Voice). Ví dụ: I kicked the ball. The ball was kicked by me. 9.Phạm trù So sánh (Comparison) của Tính từ, Trạng từ (tiếng Ấn Âu) biểu thị quan hệ so sánh ở các mức độ khác nhau về những thuộc tính có thể so sánh giữa các sự vật, họat động:
  86. Câu và cách phân loại câu • Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập, có ngữ điệu kết thúc, mang tư tưởng tương đối trọn vẹn, có kèm theo thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất
  87. • Có ba căn cứ phân loại câu: o Mục đích nói ▪ Tường thuật (declarative): ▪ Nghi vấn (interrogative) ▪ Mệnh lệnh (imperative) ▪ Cảm thán (exclamative) o Quan hệ với hiện thực ▪ Khẳng định (affirmative) ▪ Phủ định (negative) o Cấu tạo ▪ Câu đơn (simple sentence) ▪ Câu đơn 2 thành phần: Chim hót ▪ Câu đơn đặc biệt: Bom tạ, Cháy nhà ▪ Câu dưới bậc: tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ ▪ Câu ghép ▪ Đẳng lập: và, mà, còn (compound) ▪ Chính phụ: vì, nếu, tuy (complex) ▪ Qua lại: không những ,mà còn; có mới; vừa đã; mới đã; càng càng ▪ Chuỗi: cái thì thực đẹp, cái thì thực xấu, cái thì thực mới, cái thì thực cũ
  88. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ dụng
  89. Một số vấn đề lưu ý • Còn gọi là ngữ dụng học đối chiếu, phân tích diễn ngôn đối chiếu • Có nhiều ý nghĩa thực tiễn • Có hai hướng đối chiếu o Đối chiếu ngữ dụng trên cơ sở so sánh chức năng của một cấu trúc trong ngôn ngữ này với chức năng của một cấu trúc tương tự trong ngôn ngữ kia: How do you do; how do you go to work? Cố lên – Go – Ja you
  90. • Dựa vào khái niệm hành động lời nói (speech acts) o Cảm ơn, mời mọc, chào mừng, khen, hỏi, đề nghị, xin lỗi, chửi, thề nguyền, v.v. ▪ Hello – đi đâu đấy, ăn cơm chưa, làm gì đấy ▪ Coi chừng ốm – take care; khéo ngã – watch out; coi chừng rắn cắn – watch out for the snake; khéo vấp – mind your steps: negative-affirmative ▪ Thank you- quý hoá quá; khách sáo quá; đừng làm thế; làm tôi ngại quá
  91. HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ/HÀNH VI NGÔN NGỮ/ HÀNH VI LỜI NÓI: Ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hoặc miêu tả cái gì đó mà nó thường được dùng để “làm gì đó”, để thực hiện các hành động.Trong giao tiếp Austin (1960) và Searle (1969) đã chia ra 2 loại phát ngôn: Phát ngôn khảo nghiệm/trần thuật/khẳng định/miêu tả/xác tín) chứa những động từ trần thuật (constatives) nhằm trình bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về các sự vật, sự kiện, những báo cáo về hiện thực.Ví dụ: - Chiếc xe này màu xanh.- Cô ta đi phố một mình.
  92. Phát ngôn ngữ vi/ngôn hành chứa những động từ ngôn hành (performative) nhằm làm một việc gì đó như việc hỏi, việc đánh cuộc, việc bộc lộ cảm xúc của người nói. Ví dụ: - Tôi xin lỗi. – Tôi hứa đến sớm. Ngoài ra có những phát ngôn không phải là ngôn hành nhưng cũng được sử dụng để thực hiện các hành động. Ví dụ: - Quê cậu ở đâu? Ba loại hành động ngôn ngữ (speech acts): Hành động tại lời/Hành vi tạo lời (locutionary act): sử dụng từ, ngữ để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Hành động ngoài lời/Hành vi mượn lời (illocutionary act): mượn phương tiện ngôn ngữ, mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó cho người nghe, người đọc hoặc ở chính người nói (ví dụ tạo ra một lời tuyên bố, một lời chào, lời hứa ). Ví dụ: Đóng cửa lại! Ngày mai, 25 tháng 7 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh . Hành động sau lời/Hành vi ở lời (perlocutionary act): là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.
  93. Năm kiểu hành động ngoài lời: .1.Khẳng định/xác tín/tái hiện (assertives/representatives): Ví dụ: Tôi nghĩ là phim đang chiếu .2.Cầu khiến/điều khiển (directives): ra lệnh, yêu cầu Ví dụ: Tôi ra lệnh cho anh về ngay. .3.Hứa hẹn/Cam kết (commissives): Ví dụ: Nếu mày làm thế nữa tao sẽ đánh mày chết .4.Bày tỏ/biểu cảm (expressives): cảm ơn, chúc mừng, xin chia buồn .5.Tuyên bố (declaratives): làm thay đổi trực tiếp trạng thái tồn tại của sự việc.:gọi là, bổ nhiệm, chỉ định, tuyên bố
  94. • Đối chiếu cách thức thể hiện tính lịch sự (politeness theory): negative face-positive face o Phương Đông có lối nói tự khiêm ▪ Trình độ của tôi có hạn ▪ Có gì mong các bạn bỏ qua ▪ Theo thiển ý, ngu ý của tôi ▪ Mấy khi rồng đến nhà tôm o Phương Tây có lối nói tự khẳng định
  95. • Cách thức sử dụng các phương tiện chỉ xuất là hệ thống các đại từ nhân xưng, từ chỉ trỏ, từ so sánh, quán từ được sử dụng thay cho các danh từ hoặc các cụm/ngữ danh từ) Những từ chỉ xuất có thể tập hợp thành 3 nhóm: (1) Những đại từ nhân xưng (personal pronouns): (chúng) tôi, tao, tớ, ta, mày, mi, bay, nó, hắn, y, (mình) Ví dụ: Tôi đã gặp hắn. (2) Những từ chỉ vị trí (locative), từ chỉ trỏ vị trí (demonstratives: THIS, THAT, HERE, THERE, đây, đó, này, ấy, kia ) hoặc từ xác định (determiner: THE): Ví dụ: Đây là đâu? Cái nầy là cái gì? Come (here)/Go (to there)/Bring (back here)/Take (from here) (3) Những từ chỉ thời gian (temporal): hiện nay, mai, lần sau Ví dụ: Hiện nay anh ấy làm ở đây với họ.
  96. • Nghiên cứu cấu trúc hội thoại, đặc biệt là cặp kế cận (adjacency pair) o Ví dụ: hành động hỏi đáp trong lần quen đầu tiên, trong đàm phán thương mại, qua điện thoại, vv o Ví dụ: khen và đáp lời khen, xin lỗi và đáp lời xin lỗi,
  97. • Ngoài ra cũng có thể thảo luận về một số yếu tố ngôn ngữ - văn hoá – tâm lý o Rồng/ Dê/ Ngựa trong ngôn ngữ của người Anh và người Việt o Màu sắc trong ngôn ngữ của người Anh và người Việt o Số đếm trong ngôn ngữ của người Anh và người Việt