Bài giảng môn Triết học - Chương IV: Lý luận hình thái kinh tế-xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

ppt 9 trang phuongnguyen 4480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Triết học - Chương IV: Lý luận hình thái kinh tế-xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_triet_hoc_chuong_iv_ly_luan_hinh_thai_kinh_te.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Triết học - Chương IV: Lý luận hình thái kinh tế-xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

  1. Chương IV LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
  2. I. HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI ◼ 1. Những cơ sở để phân tích đời sống xã hội ◼ Những quan điểm phi mácxít về lịch sử phát triển xã hội ◼ “Tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống”. ◼ “Đời sống xã hội về thực chất là có tính thực tiễn” ◼ Nền tảng xã hội là một thể thống nhất bao gồm nhiều mặt, nhiều mối liên hệ, trong đó nổi lên hai mối quan hệ cơ bản: LLSX-QHSX, CSHT-KTTT ◼ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội ◼ Khái niệm Hình thái kinh tế-xã hội
  3. 2. Cấu trúc xã hội - phạm trù hình thái kinh tế - xã hội và quan đkiểm coi lịch sử là quá trình phát triển tự nhiên ◼ Cấu trúc xã hội - phạm trù hình thái kinh tế - xã hội: Quan niệm của CNDVLS xem xét xã hội với tư cách là một hệ thống bao gồm trong đó bốn lĩnh vực cơ bản: + Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội. + Lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội (tức là các tổ chức, các thiết chế quyền lực, hệ thống luật pháp, tư tưởng chính trị ). + Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội ◼ Quan điểm coi sự phát triển xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
  4. ◼ Tóm lại, Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ một kiểu hệ thống xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử có tính xác định về chất, là sự thống nhất giữa các yếu tố, một cơ cấu hoàn chỉnh luôn luôn vận động thông qua sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX, giữa CSHT và KTTT. ◼ Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội đặt cơ sở nguyên tắc phương pháp luận khoa học để nghiên cứu tất cả các mặt của xã hội.
  5. II. VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ◼ 1. Nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội và về thời kỳ quá độ. ◼ C.Mác, Ph.Ăngghen: “CNCS không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi CNCS là một phong trào hiện thực, nó xoá bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những điều kiện đang tồn tại” ◼ V.I Lênin: “Chúng ta không hề coi lý luận của C.Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng, lý luận đó chỉ đặt nền mống cho một môn khoa học mà những người XHCN phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống”
  6. ◼ Đáng tiếc là trong nhiều năm qua, đối với chúng ta lý luận về chủ nghĩa xã hội không được bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn mà lại được hiểu và vận dụng một cách máy móc, giáo điều ◼ Lịch sử đã chứng minh rằng: không phải nước nào cũng tuần tự trải qua các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Việc bỏ qua một hình thái nào đó ngoài việc do các yếu tố bên trong quyết định, còn phải tuỳ thuộc vào điều kiện khách quan bên ngoài nữa. ◼ Đảng ta chỉ rõ: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, LLSX còn rất thấp”.
  7. ◼ Đặc điểm này thể hiện hai đặc trưng cơ bản: ◼ Một là, LLSX rất thấp quy định tính tất yếu kinh tế - xã hội của nước ta chưa đầy đủ, chưa chín muồi trong sự phát triển tự nhiên nội tại của nó. ◼ Hai là, còn tồn đọng nhiều tàn dư quan hệ xã hội; ý thức, tư tưởng, tâm lý do chế độ thực dân phong kiến cũ để lại. ◼ Đây là những trở ngại chính trong bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội hiện đại, phát triển. ◼ Điều cần lưu ý: có thể bỏ qua chế độ tư bản quá độ lên CNXH, nhưng không thể bỏ qua việc chuẩn bị tiền đề cần thiết, nhất là tiền đề về kinh tế cho sự quá độ ấy. Do đó, trong giai đoạn này, việc phát triển nhất định các nhân tố TBCN trong TKQĐ là một tất yếu khách quan.
  8. 2. Những quan điểm phương pháp luận xuất phát để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ◼ Coi trọng vai trò, bản chất của nhà nước Việt Nam XHCN, thể hiện đầy đủ quyền lực và nguyện vọng của nhân dân. Thiết lập nền dân chủ XHCN, quyền lực của nhân dân được khẳng định và được thể hiện bằng luật pháp mang tính công khai, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ. ◼ Thực hiện những biến đổi mang tính cách mạng trên cả ba lĩnh vực: LLSX, QHSX và KTTT, trong đó việc phát triển LLSX phải được coi là yếu tố then chốt, quyết định đối với các lĩnh vực còn lại ◼ Phù hợp với LLSX phải từng bước thiết lập QHSX xã hội chủ nghĩa từ thấp lên cao. Cần chú ý tới việc đa dạng các hình thức sở hữu. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. ◼ Tiến hành cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, trong đó cần lưu ý yếu tố con người. Phải coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng xã hội mới.
  9. 3. Một số nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ◼ CNH,HĐH và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ◼ Xây dựng QHSX phù hợp, tiến bộ trên cơ sở trình độ phát triển của LLSX ◼ Xây dựng hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bảo đảm quyền lực nhà nước là của nhân dân và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân ◼ Giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc và xây dựng, bổ sung những giá trị mới nhằm thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước và phát triển con người Việt Nam