Bài giảng môn Thanh toán quốc tế - Chương một: Hối đoái - Ths Võ Thị Tuyết Anh

ppt 71 trang phuongnguyen 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Thanh toán quốc tế - Chương một: Hối đoái - Ths Võ Thị Tuyết Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_thanh_toan_quoc_te.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Thanh toán quốc tế - Chương một: Hối đoái - Ths Võ Thị Tuyết Anh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG 279 Nguyễn Tri Phương, phường 05, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Telephone:08.8530561 Email: tuyetanh@ueh.edu.vn - Website: Bài giảng môn học THANH TOÁN QUỐC TẾ Người trình bày:Ths Võ Thị Tuyết Anh tuyetanh@ueh.edu.vn,
  2. n Môn học Thanh toán quốc tế là môn học mang tính tác nghiệp rất cao, là môn học nghiệp vụ chính của sinh viên chuyên ngành Ngân hàng, là môn bổ trợ cho sinh viên các chuyên ngành kinh tế khác. n Môn học TTQT giúp sinh viên tìm hiểu chuyên sâu về các lĩnh vực: tỷ giá hối đoái, thị trường hối đoái, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (Spot, Arbitrage, Forward, Swap, Options, Futures Market), các phương tiện thanh toán quốc tế (Bill of exchange, Cheque, Payment Card), các phương thức thanh toán quốc tế (T/T, D/P, D/A, CAD, D/C). n Sinh viên có thể thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ của một nhân viên phòng kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp, thanh toán viên của phòng thanh toán quốc tế, dealer của phòng kinh doanh ngoại tệ
  3. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thanh toán quốc tế- năm 2009. Chủ biên: PGS.TS -Trần Hoàng Ngân Nội dung: n Chương một: Hối đoái n Chương hai: Phương tiện thanh toán quốc tế n Chương ba: Phương thức thanh toán quốc tế
  4. Chương một
  5. Một số quy ước trong giao dịch hối đoái quốc tế * Ký hiệu đơn vị tiền tệ: n Bằng chữ in hoa,gồm 3 ký tự XXX - 2 ký tự đầu:tên quốc gia - Ký tự thứ ba:tên gọi đồng tiền n Ví dụ: - JPY: Japanese Yen - CHF: Confederation helvetique Franc - GBP: Great Britain Pound - USD: United States dollars n Là đại biểu cho một lượng giá trị
  6. * Cách viết tỷ giá . n 1 A = x B hoặc A/B = x Ví dụ: Với tỷ giá 1USD = 87.74 JPY ta có thể viết USD/JPY = 87.74 hoặc là 87.74JPY/USD B/A = 1/A/B 1EUR=1.4262 USD USD/EUR = 1/EUR/USD= 0.7012
  7. Phương pháp đọc tỷ giá (Ngôn ngữ trong giao dịch hối đoái quốc tế) Vì những lý do nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm, các tỷ giá không bao giờ được đọc đầy đủ trên thị trường, mà người ta thường đọc những con số có ý nghĩa. VD: với tỷ giá: USD/CHF = 1.1760 - 1.1767 Các con số đằng sau dấu phẩy được đọc theo nhóm hai số. Hai số thập phân đầu tiên được gọi là “số” (figure), hai số kế tiếp gọi là “điểm” (point, pip). Trong ví dụ đó thì số là 17, điểm là 67. Như vậy, ta thấy tỷ giá mua và tỷ giá bán có khoảng chênh lệch ( tiếng Anh gọi là: Spread), thông thường vào khoảng 5 đến 20 điểm.
  8. I.TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Foreign Exchange Rate -FX) -Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này được thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác. -TGHĐ là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai loại tiền Ví dụ: Ngày 9/02/200X, trên thị trường hối đoái quốc tế ta có thông tin: 1USD = 87.74 JPY ( Japanese Yen) 1GBP = 1.6054 USD ( United States dollars) 1USD = 1.1340 CHF ( Confederation helvetique Franc) GBP (Great Britain Pound)
  9. 1. Phương pháp biểu thị tỷ giá (Yết giá - quotation): 1 đồng tiền yết giá = x đồng tiền định giá - Commodity terms - đồng tiền yết giá - Currency terms - đồng tiền định giá Cĩ 2 phương pháp yết giá:phương pháp biểu thị thứ nhất và phương pháp biểu thị thứ hai
  10. a. Phương pháp biểu thị thứ nhất (Direct quotation- Price quotation-trực tiếp) n 1 ngoại tệ = x nội tệ Phương pháp yết giá này được áp dụng ở nhiều quốc gia: Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam n Ví dụ: Tại TP Hồ Chí Minh: n 1USD=19495VND n 1EUR=24945VND n 1GBP=29762VND n 1JPY=240VND n 1AUD=18043VND n 1HKD=2036VND n 1CAD= 18787
  11. b.Phương pháp biểu thị thứ hai (Indirect quotation-Volume quotation-gián tiếp) 1 nội tệ = y ngoại tệ Phương pháp yết giá này áp dụng ở một số nước: Anh, Mỹ, Úc, EUR Ví dụ:Tại New York: 1USD = 87.74 JPY 1USD = 1. 1327CHF 1USD = 7.8095 HKD 1USD = 1. 4510 SGD 1GBP = 1.6020 USD 1EUR = 1. 2280 USD 1AUD =0.8865 USD
  12. Chú ý n Hai tỷ giá giống hệt nhau được biểu thị ở 2 thị trường có cách yết giá khác nhau thì ý nghĩa của các con số ở mỗi thị trường khác nhau nhưng bản chất 2 tỷ giá đó là như nhau
  13. Tỷ giá BID ASK USD/CHF = 1.1760 1.1767 MUA USD BÁN USD BÁN CHF MUA CHF Lưu ý: - Số nhỏ là giá mua đồng tiền yết giá (USD) và là giá bán đồng tiền định giá (CHF). - Số lớn là giá bán đồng tiền yết giá (USD) và là giá mua đồng tiền định giá (CHF).
  14. Tham khảo Website: www.exchangerate.com, www.yahoo.com/finance, www.forexdirectory.net, www.forex.com, www.forexpoint.com , www.saxobank.com, www.info-forex.com,
  15. 2- Phương pháp tính toán tỷ giá n a.Nguyên tắc tính chéo: n Muốn xác định TGHĐ giữa A/B ta lấy tỷ giá A/C nhân với tỷ giá C/B hoặc tỷ giá C/B chia cho tỷ giá C/A
  16. Ví dụ 1:
  17. Ví dụ 2: USD = 19250 VND
  18. b.Vận dụng nguyên tắc tính chéo để xác định tỷ giá hối đoái n Vd 1: Công ty Hoa Hồng ôû VN thu 100000 EUR từ XK cần bán cho NH để đổi lấy nội tệ. Công ty được NH thanh toán với tỷ giá bao nhiêu, biết: USD/VND = 19392-19423 EUR/USD = 1.2476/89
  19. Vd 2: Công ty Hoa Mai ở VN cần mua 100000 EUR để thanh toán hàng nhập khẩu. Công ty phải mua với tỷ giá bao nhiêu, biết: USD/VND = 19392-19423 EUR/USD = 1.2476/89
  20. Vd3: n Công ty Hồng Hoa ôû VN mua 200 000 SGD ñeå thanh toaùn haøng nhaäp khaåu . Công ty phải mua với tỷ giá bao nhiêu, biết : n USD/VND = 19450-19482 USD/SGD = 1,3835/79
  21. 3. Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái : a. Trong chế độ bản vị tiền vàng : Ví dụ: + Đầu thế kỷ 20: 1 GBP có hàm lượng vàng là 7,32g vàng (năm 1821) 1 USD có hàm lượng vàng là 1,50463g vàng (năm 1879) 1 FRF có hàm lượng vàng là 0,32258g vàng (năm 1803) Dựa vào nguyên lý đồng giá vàng, ngang giá vàng thì tỷ giá giữa GBP và USD được xác định là :
  22. Trong chế độ bản vị tiền vàng(tt) 1 GBP = 7,32/1,50463 = 4,8650 USD GBP/USD = 4.8650 1USD = 1,50463/0,32258 = 4,6644 FRF USD/FRF = 4.6644
  23. a. Trong chế độ bản vị tiền vàng(tt) n Tóm lại: n Tỷ giá được xác định trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng giữa các đồng tiền,gọi là ngang giá vàng hoặc đồng giá vàng n Tỷ giá thực tế dao động quanh đồng giá vàng trong giới hạn điểm vàng(Tỷ giá ở mức tổng chi phí trả bằng vàng) n Đây là cơ chế tỷ giá ổn định nhất
  24. b. Hệ thống tỷ giá Bretton Woods vĐiều kiện ra đời - Chế độ bản vị tiền vàng kết thúc - Chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939- 1945 - Tình hình tài chính tiền tệ của các nước TBCN hỗn loạn. Tình trạng đĩ đã làm ách tắc thương mại thế giới
  25. Hệ thống tỷ giá Bretton Woods v Hội nghị Bretton Woods : Để có thể vạch ra một trật tự kinh tế quốc tế mới phù hợp với điều kiện hiện tại, các nước Mỹ , Anh và một số nước đồng minh của họ đã họp tại Bretton Woods , New Hampshire (cách Boston 150 km). Hội nghị kéo dài từ ngày 1/7/1944 đến ngày 20/7/1944 dưới sự lãnh đạo của J.M Keynes và H.D White, 44 quốc gia tham dự hội nghị đã đi đến thỏa thuận :
  26. n Thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF - International Monetary Fund- (Website: www.imf.org ) n Ngân hàng thế giới WB - The World Bank Group (Website: www.worldbank.org) - Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế ( IBRD ) The International Bank for Reconstruction and Development - Hiệp hội Phát Triển Quốc tế ( IDA ) The International Development Association - Công ty Tài chính Quốc tế ( IFC ) The International Finance Corporation - Công ty Đảm lãnh Đầu tư Đa biên ( MIGA ) The Multilateral Investment Guarantee Agency - Trung Tâm Hoà Giải Tranh Chấp Đầu Tư Quốc tế ( ICSID ) The International Centre for Settlement of Investment Disputes
  27. nHình thành hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods (The gold exchange standard) 1946-1973 : - Tỷ giá hối đoái chính thức của các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của đôla Mỹ (0,888671g-35USD/ ounce) và không được phép biến động quá phạm vi x% (lúc bấy giờ là 1%) của tỷ giá chính thức đã đăng ký tại IMF. - Năm 1971 (15/08/1971 tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố phá giá USD, x=2.25%), năm 1973 IMF chính thức huỷ bỏ cơ chế tỷ giá Bretton Woods.
  28. c. Trong chế độ tiền tệ ngày nay (từ năm 1973): n Tỷ giá cố định (Fixed Exchange rate): là tỷ giá không biến động thường xuyên, không phụ thuộc vào quy luật cung cầu, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chính phủ n Tỷ giá thả nổi: là cơ chế mà tỷ giá được xác định bỡi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường, gồm hai loại:tỷ giá thả nổi tự do và tỷ giá thả nổi có quản lý- tỷ giá linh hoạt (Flexible exchange Rate Regimes):
  29. n Tỷ giá thả nổi tự do (Freely Floating Exchange rate): Tỷ giá thả nổi tự do là cơ chế tỷ giá mà theo đó giá cả ngoại tệ sẽ do cung cầu quyết định và không có sự can thiệp của chính phủ (hoặc can thiệp thông qua các công cụ tài chính tiền tệ) n Tỷ giá thả nổi có quản lý (Managed Float exchange rate) Là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ ((NHTW) sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ hoặc công cụ hành chính để tác động lên tỷ giá hối đoái phục vụ cho chiến lược chung của nước mình
  30. n Tỷ giá thả nổi tập thể: Nổi bật nhất là hệ thống tiền tệ Châu Aâu (EMS- European Monetary System 1978). Ngày 09/05/1978 Nghị viện Châu Aâu phê chuẩn danh sách 11 nước đủ tiêu chuẩn gia nhập EU – 11: Đức , Pháp, Ailen, Aùo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Y, Lucxembua, Phần Lan, Tây Ban Nha ( và vào ngày 01/01/2001 có cả Hy Lạp – EU –12) . Ngày 01/01/1999 EURO chính thức ra đời với đầy đủ tư cách của một đồng tiền thực, chung và duy nhất cho cả khối EU – 12 n Cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam: 1985 1USD=18VND, 1988 1USD=3000VND, 2005 1USD=15780VND Từ 26/11/2009 Tỷ giá mua- bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối khơng được vượt quá biên độ 3% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên NH
  31. 4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái: n Cán cân thanh toán quốc tế tỷ giá hối đoái n Lạm phát tỷ giá hối đoái n Một số nhân tố khác như : Sự điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ - lãi suất, các sự kiện kinh tế, xã hội, chiến tranh, thiên tai, sự biến động của các chỉ số thống kê về việc làm - thất nghiệp - tăng trưởng kinh tế (GDP- Gross domestic product- TSP trong nươc)
  32. 5-Phương pháp điều chỉnh n a- Sử dụng qũy dự trữ bình ổn hối đoái n b- Sử dụng chính sách chiết khấu n c- Phá giá hối đoái n d- Nâng giá hối đoái
  33. a- Sử dụng qũy dự trữ bình ổn hối đoái n -KN: Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là quỹ do chính phủ lập ra, một phần bằng vàng, một phần bằng ngoại tệ dùng để can thiệp vào thị trường hối đoái khi cần thiết nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá và thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia trong từng thời kỳ
  34. b- Sử dụng chính sách chiết khấu n KN: Chính sách chiết khấu là chính sách NHTW dùng biện pháp thay đổi lãi suất chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường n Công cụ: lãi suất chiết khấu. n Cách điều chỉnh: -Tỷ giá tăng:tăng LSCK , thu hút ngoại tệ -Tỷ giá giảm:giảm LSCK ,giảm ngoại tệ
  35. c- Phá giá hối đoái n KN: Phá giá hối đoái là việc chính phủ tuyên bố nâng cao chính thức tỷ giá hối đoái của một ngoại tệ so với bản tệ ( thông thường là tỷ giá quan trọng nhất) n Tác động:xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm
  36. d- Nâng giá hối đoái n KN: Nâng giá hối đoái là việc chính phủ tuyên bố hạ thấp chính thức tỷ giá hối đoái của một ngoại tệ so với bản tệ ( thông thường là tỷ giá quan trọng nhất) n Tác động:xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. n Trường hợp này thường xảy do vì lý do chính trị là chính
  37. 6. Các loại tỷ giá hối đoái: a. Tỷ giá chính thức : b. Tỷ giá kinh doanh của Ngân hàng thương mại: n Tỷ giá tiền mặt n Tỷ giá chuyển khoản
  38. giá vốn hàng XK trên sàn tàu c.Tỷ giá xuất khẩu= Ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng XK  giá bán hàng nhập tại cảng NK d. Tỷ giá nhập khẩu= Ngoại tệ chi trả theo giá CIF tại cảng NK
  39. II. THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI (Le Marché des changes, Foreign Exchange Market) 1. Khái niệm : Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc mua bán các ngoại tệ và phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ, giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu.
  40. 2. Đặc điểm thị trường hối đoái: 4 đặc điểm lớn n Thị trường hoạt động liên tục 24/24 n Thị trường mang tính quốc tế . n Tỷ giá được xác định trên cơ sở cọ xát của cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. n Những đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY, CHF, GBP, AUD giữ vị trí quan trọng của thị trường, đặc biệt là đồng Đôla Mỹ (USD).
  41. 3- CÁC NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI a. Nghiệp vụ giao ngay: (Spot Operations) -Kn: Nghiệp vụ Spot là hoạt động mua bán ngoại tệ mà theo đó việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay, theo tỷ giá đã được thỏa thuận tại thời điểm ký hợp đồng và việc chuyển giao ngoại tệ cho ai là do bên mua chỉ định -Lưu ý: +Chữ “ngay” khơng phải là ngay lập tức mà là ngay sau 2 ngày + Đây là 2 ngày làm việc để thực hiện các bút tốn chuyển tiền liên NH quốc tế
  42. Lưu ý: n Tiếng lóng n 100,000USD gọi là 1 Lag n 1,000,000USD gọi là 1 Dollar n 1,000,000,000USD gọi là 1 Yard n Giao dịch 24/5: 24giờ/ngày và 5 ngày/tuần n Không tính đến giá trị theo thời gian của tiền tệ cho 2 ngày giao dịch vì đó là khoản thời gian để xử lý và thực hiện các giao dịch
  43. b. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage Operations) - Kn: Aùcbít là một loại nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường hối đoái để thu lợi nhuận theo nguyên tắc: mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi mắc nhất. - Phân loại: cĩ 2 loại: +Giản đơn (Simple arbitrage):khai thác trên 2 thị trường + Phức tạp (Complex arbitrage):khai thác từ 3 thị trường trở lên
  44. Tại thời điểm T ta có thông tin: n Zurich: CAD/CHF= 0.9840-0.9847 n Toronto: USD/CAD= 1.2180-1.2186 n Newyork:USD/CHF= 1.2050-1.2055 Yeâu caàu kinh doanh arbitrage vôùi 100 trieäu USD
  45. Tại thời điểm T ta có thông tin n Newyork:USD/CHF= 1.2046- 1.2053 n Zurich: AUD/CHF = 0.9280-0.9286 n Sydney: AUD/USD = 0.7685-0.7690 n Yêu cầu kinh doanh arbitrage với 100 triệu USD
  46. Tại thời điểm T ta có thông tin: n Zurich: GBP/CHF= 2.2580-2.2586 n London:GBP/SGD= 3.1180 - 3.1195 n Singapore:CHF/SGD= 1.3810-1.3816 Yeâu caàu thöïc hieän arbitrage vôùi 100 trieäu GBP
  47. Tại thời điểm T ta có thông tin: n Toronto: USD/CAD= 1.2132-1.2136 n Zurich: CAD/CHF= 0.9920-0.9930 n Newyork:USD/CHF= 1.2040-1.2045 Yeâu caàu kinh doanh arbitrage vôùi 100 trieäu USD
  48. c. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward Operations) Một giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn là giao dịch ø trong đó mọi dữ kiện được định ra vào thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ diễn ra trong tương lai. Tỷ giá có kỳ hạn sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền đó. Cụ thể nó được tính toán bằng công thức sau đây:(cg thức 1)
  49. 1+TIB RF = RS x 1+TIA Trong đó: A là đồng tiền yết giá, B là đồng tiền định giá. RF là tỷ giá có kỳ hạn của đồng tiền A so với đồng tiền B. T là thời hạn thỏa thuận (ngày, tháng, năm). IA là lãi suất của đồng tiền A (ngày, tháng, năm). IB là lãi suất của đồng tiền B (ngày, tháng, năm). RS là tỷ giá giao ngay (A/B= x).
  50. FORWARD RATE = SPOT RATE + SWAP COST RF = RS + RS x T x (IB - IA) Khi IB > IA RF > RS, phần dôi ra được gọi là điểm gia tăng (Report, Premium). Khi IB < IA RF < RS chênh lệch được gọi là điểm khấu trừ (Deport, Discount). Khi IB = IA RF = RS
  51. d. Nghiệp vụ quyền lựa chọn hối đoái (Options) *Nghiệp vụ Quyền chọn mua (Call option) .-Người mua quyền chọn mua (Buyer Call Option) – (Long Call) Người mua call option phải trả cho người bán call một khoản chi phí và do đó người mua có được quyền mua, nhưng không bắt buộc phải mua một lượng ngoại tệ (hàng hoá, chứng khoán) nhất định, theo một tỷ giá đã định trước vào một ngày xác định trong tương lai hoặc trước ngày đó.
  52. -Người bán quyền chọn mua (Seller Call option) – (Short call) Người bán call option nhận được tiền từ người mua call nên phải có trách nhiệm bán một số ngoại tệ nhất định (hàng hoá, chứng khoán), theo một giá đã định trước tại một ngày xác định trong tương lai hoặc trước ngày đó khi người mua muốn thực hiện quyền mua của nó. American style- được thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian của hợp đồng European style- chỉ được thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
  53. Lời Người mua call option 19860 19840 Tỷ giá (USD/VND) Người bán call option Lỗ Call Breakeven = Strike (exercise price) + Premium 19860 = 19840 + 20
  54. *. Nghiệp vụ Quyền chọn bán (Put option) - Người mua quyền chọn bán (Buyer put option) – (Long put) Người mua put option phải trả cho người bán put một khoản chi phí và do đó người mua có được quyền bán, nhưng không bắt buộc phải bán một lượng ngoại tệ (hàng hoá, chứng khoán) nhất định, theo một tỷ giá đã định trước vào một ngày xác định trong tương lai hoặc trước ngày đó.
  55. - Người bán quyền chọn bán (Seller put option) – (Short put) Người bán put option nhận được tiền từ người mua put nên phải có trách nhiệm mua một số ngoại tệ (hàng hoá, chứng khoán) nhất định, theo một giá đã định trước tại một ngày xác định trong tương lai hoặc trước ngày đó khi người mua muốn thực hiện quyền bán của nó. Giá option (premium) phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tỷ giá giao ngay (Spot rate), tỷ giá thỏa thuận trên hợp đồng (Strike), thời hạn thỏa thuận (maturity), tỷ giá kỳ hạn (Forward rate), lãi suất của các đồng tiền giao dịch, phương sai . Premium –the price of an option
  56. Lời Người mua Put Option 19840 19860 Tỷ giá (USD/VND) Lỗ Người bán Put Option Put Breakeven = Strike(exercise price) - Premium 19840 = 19860 - 20
  57. e. Nghiệp vụ Swap (cầm cố, hoán đổi) - Kn: Là nghiệp vụ hối đoái kép, trong đĩ ngân hàng kết hợp cùng một lúc hai nghiệp vụ Spot và Forward theo hai hướng ngược nhau với cùng một lượng ngoại tệ đối ứng - Cĩ 2 dạng: Bán giao ngay, mua kỳ hạn và mua giao ngay, bán kỳ hạn - Mục đích: Đáp ứng nhu cầu khách hàng Bảo đảm an tồn hối đối Thu lợi nhuận
  58. Nghiệp vụ Swap (tt) Lưu ý: trong giao dịch swap giữa 2 ngân hàng, nếu trong nghiệp vụ spot đã dùng tỷ giá nào thì Rs trong công thức RF của nghiệp vụ forward phải dùng lại tỷ giá đã tính trong nghiệp vụ spot.
  59. IV. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU (FUTURES MARKET) Thị trường giao sau là nơi giao dịch mua bán các hợp đồng giao sau về hàng hóa, tiền tệ và các công cụ tài chính. Hợp đồng giao sau (Futures contract) là một sự thỏa thuận bán hoặc mua một tài sản (tiền, hàng hoặc chứng khoán) nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai và hợp đồng này được thực hiện tại sở giao dịch. www.liffe.com, The London international financial futures and options exchange. www.cme.com- Chicago mercantile exchange
  60. Thị trường giao sau có một số đặc điểm sau đây: n Được thực hiện tại quầy giao dịch mua bán của thị trường, thông qua môi giới (Broker). Người mua và người bán không cần biết nhau. n Phần lớn các hợp đồng giao sau thường được kết thúc trước thời hạn, trong khi hợp đồng có kỳ hạn (Forward) thì đa số các hợp đồng đều được thanh toán bằng việc giao hàng chính thức. n Hợp đồng giao sau chỉ có bốn ngày có giá trị trong năm (4 value date per year): Ngày thứ tư tuần thứ ba, tháng ba, tháng sáu, tháng chín và tháng mười hai. The third Wednesday of March, June, September, december.
  61. n Bên tương ứng (counterpart) không phải là Ngân hàng mà là quầy giao dịch. n Những nhà đầu tư phải ký quỹ cho quầy giao dịch thị trường (margin) 5% trị giá hợp đồng. n Các khoản lời lỗ (profit or loss) được ghi nhận và phản ảnh hàng ngày với clearing house (Phòng thanh toán bù trừ). n Thị trường giao sau quy định kích cỡ cho một đơn vị hợp đồng (fixed amount per contract). 100.000 AUD, 100.000 CAD, 125.000 CHF, 62500 GBP, 1250.000 JPY (USD là đồng tiền định giá)
  62. Ví dụ: Nếu khách hàng có khoản giao dịch là 250.000 GBP (tức là 4 hợp đồng) và nếu tỷ giá giao động từ 1,7960 lên 1,7970 thì khoản chênh lệch bằng USD sẽ là: 250.000 x 0,0010 USD/GBP = 250 USD. hoặc là: 62500 x 4 x 0,001 = 250 USD. Hoặc = 4 x10 x 6,25 = 250 USD.
  63. III. THỊ TRƯỜNG TIỀN GỞI NGOẠI TỆ: 1. Khái niệm: - Thị trường tiền gởi ngoại tệ là nơi tiến hành các hoạt động vay và cho vay bằng ngoại tệ với những thời hạn xác định kèm theo một khoản tiền lời thể hiện qua lãi suất. - Lãi suất LiBor, PiBor, NiBor, FiBor, SiBor, ZiBor
  64. 2. Các loại giao dịch trên thị trường tiền gởi: a. Giao dịch qua đêm: (J+1, Overnight, O/N) Tức là giao dịch mà ngày vay vốn là ngày hôm nay (ngày J), ngày trả nợ là ngày hôm sau (J+1). b. Giao dịch ngày mai (J+2, Tomorrow next, tomnext) Ký hiệu T/N. Tùức ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày mai (J+1), ngày trả nợ là ngày (J+2). c. Giao dịch ngày kia (J+3, Spot next, S/N) Tức là ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày (J+2), ngày trả nợ là ngày kia (J+2+1). d. Giao dịch cho kỳ hạn thứ n Là giao dịch mà ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày J+2, ngày trả nợ là ngày (J+2+n).
  65. BÀI ĐỌC THAM KHẢO Phân tích kỹ thuật dùng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái
  66. resistance support
  67. downtrendline uptrendline
  68. Right shoulder Left shoulder Neck line
  69. Neck line
  70. flag pennant