Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

pdf 77 trang phuongnguyen 6290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

  1. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Chương mở đầu NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Chương mở đầu Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm giải quyết ba vấn đề thông lệ của một môn học trước khi đi vào các nội dung cụ thể, đó là: Học cái gì? (đối tượng của môn học); học để làm gì? (mục đích của môn học); và, cần phải học thế nào để đạt được mục đích đó? (những yêu cầu về mặt phương pháp của môn học). Chương này mở đầu bằng việc trình bày khái lược các nội dung trọng tâm và quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về đối tượng và phạm vi của môn học. Mục đích của môn học này được xác lập trên cơ sở vị trí của nó trong cấu tạo khung chương trình thống nhất của 3 môn học Lý luận chính trị dùng cho đối tượng sinh viên không chuyên sâu các chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Yêu cầu của môn học này đề cập những nguyên tắc cơ bản cần phải thực hiện khi triển khai dạy và học, làm cơ sở chung cho việc xác lập phương pháp, quy trình cụ thể trong hoạt động dạy và học sao cho có thể đạt được mục đích của môn học này. I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 1. Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành a) Chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học. b) Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị 1 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  2. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Triết học Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học dù theo trường phái nào, thì cũng đều là thế giới quan và nhân sinh quan mang tính giai cấp. Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, nhân sinh quan của giai cấp công nhân hiện đại, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động trong thời đại ngày nay. Kinh tế chính trị học Mác - Lênin là khoa học thuộc khoa học xã hội, đối tượng nghiên cứu của nó là mặt xã hội của sản xuất, tức là quan hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dung của cải vật chất. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất lại tồn tại và vận động trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất. Mặt khác, quan hệ sản xuất tức là cơ sở hạ tầng xã hội cũng tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng, nhất là các mối quan hệ về chính trị, pháp lý có tác động trở lại mạnh mẽ với quan hệ sản xuất. Vậy đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Chủ nghĩa xã hội khoa học: Nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin đều có đối tượng nghiên cứu riêng nhưng đều nằm trong một hệ thống khoa học lý luận thống nhất, đó là khoa học về giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, tiến tới giải phóng con người. 2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác Điều kiện kinh tế - xã hội: Chủ nghĩa Mác ra đời trong những năm 40 của thế kỷ XIX. Trong thời gian này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở nhiều nước châu Âu, mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ ra một cách gay 2 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  3. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” gắt. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của nền sản xuất với tính chất tư bản chủ nghĩa của sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất và về sản phẩm xã hội. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn này chính là sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản đã dặt ra yêu cầu bức thiết phải có lý luận cách mạng thực sự khoa học dẫn đường, đó phải là lý luận khoa học, giải thích đúng đắn bản chất của chủ nghĩa tư bản, vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, triển vọng của phog trào đấu tranh của giai cấp vô sản và tương lai của xã hội loài người nói chung. Chủ nghĩa Mác ra đời gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và trở thành vũ khí lý luận của cuộc đấu tranh đó. Mặt khác, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cho phép khái quát nhiều nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử về vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng, vai trò của đấu tranh giai cấp trong lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển lịch sử, trên cơ sở đó, Mác đưa ra những tiên đoán khoa học về khả năng loài người sẽ tiến tới một xã hội tốt đẹp trong tương lai. Tiền đề lý luận: Chủ nghĩa Mác có ba nguồn gốc lý luận: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, trong đó triết học cổ điển Đức là tiền đề lý luận trực tiếp. Các Mác và Ăngghen kế thừa hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen, đó chính là lý luận về sự phát triển, loại bỏ cái vỏ duy tâm thần bí, đưa nó về với quan điểm duy vật và lịch sử. Đồng thời C.Mác kế thừa chủ nghĩa duy vật và tư tưởng vô thần của Phơiơbắc, khắc phục những hạn chế siêu hinh trong tư tưởng của nhà triết học tiền bối. Trên cơ sở đó C.Mác sáng lập nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một tất yếu lịch sử. Những điều kiện lịch sử đã chin muồi cho phép cac nhà khoa học đi đến những kết luận duy vật biện chứng về thế giới nói chung và về xã hội loài người nói riêng. Chủ nghĩa Mác không thể ra đời sớm hơn khi chưa có đủ những tiền đề vật chất và tư tưởng cần thiết, nhưng cũng không thể ra đời muộn hơn. Sự thật cho thấy rằng trong thời điểm này, đã có một số nhà tư tưởng 3 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  4. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” khác cũng đi đến những kết luận duy vật lịch sử một cách độc lập với C.Mác và Ph.Ăgghen. Tiền đề khoa học tự nhiên Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là kết quả của sự tổng kết những thành tựu tư tưởng của nhân loại, được chứng minh và phát triển dựa trên những kết luận mới nhất của khoa học tự nhiên, trong đó có ba phát minh quan trọng nhất: - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. (Năng lượng không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác mà thôi). Đây là cơ sở khoa học để khẳng định rằng vật chất và vận động của vật chất không thể do ai sáng tạo ra và không thể bị tiêu diệt. chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hình thức này sang hình thức khác mà thôi. - Thuyết tiến hóa của Darwin. Darwin đã kế thừa những thành tựu của Lamax để viết nên tác phẩm Nguồn gốc các loài vào năm 1859. Học thuyết tiến hóa của ông đã luận chứng về quá trình đấu tranh sinh tồn của muôn loài, qua sự chọn lọc tự nhiên, dần dần sản sinh ra giống loài mới. Từ đó ông đưa ra lý luận về sự tiến hóa của sinh vật mà hạt nhân là quá trình chọn lọc tự nhiên, vén bức màn bí ẩn về sự tiến hóa của các loài trong tự nhiên. Lý luận tiến hóa sinh vật đã áp dụng quan điểm lịch sử vào lĩnh vực sinh vật học. Nó luận chứng về quá trình lịch sử của giới hữu cơ, chứng minh rằng, thực vật, động vật bao gồm cả loài người đều là sản phẩm phát triển của lịch sử. - Học thuyết tế bào: Học thuyết tế bào do giáo sư M.Slaiđen (Trường Đại học Gana, Đức) xây dựng năm 1838. Ông cho rằng, tế bào là đơn vị sống cơ bản nhất trong kết cấu của mọi thực vật. Qúa trình phát dục của thực vật là quá trình hình thành và phát triển của tế bào. Sau đó, vào năm 1839 giáo sư T.Svannơ (giáo sư phẫu thuật người của trường Đại học Ruăng, Đức) đã mở rộng học thuyết tế bào từ giới thực vật sang giới động vật, khiến loài người nhận thức được rằng, tế bào là đơn nguyên kết cấu chung của mọi cơ thể sinh vật. Những phát hiện nêu trên đã vạch ra quá trình biện chứng của sự vận động, phát triển, chuyển hóa không ngừng của bản than giới sinh vật. b) C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác * Giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác - Thời gian từ 1842 về trước: C.Mác và Ăngghen là những thanh niên đầy nhiệt tình và lòng nhân đạo, say mê nghiên cứu triết học, nhưng chưa thoát khỏi lập trường triết 4 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  5. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” học duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng. - Thời kỳ hình thành triết học Mác diễn ra từ 1842 đến 1848. + Bước chuyển từ lập trường triết học duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường duy vật và chủ nghĩa xã hội khoa học bắt đầu từ khi Mác làm việc tại báo Sông Ranh từ tháng 5 năm 1842. + Năm 1843, sau khi báo Sông Ranh bị đóng cửa, Mác bắt tay viết tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền Hêghen. + Từ 1844, C.Mác và Ăngghen cộng tác với nhau từng bước xây dựng triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. + Năm 1844, Mác viết tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844, nói lên vai trò của lao động sản xuất vật chất trong việc sáng tạo ra bản thân con người và loài người, vạch ra những biểu hiện và nguyên nhân của sự tha hóa của người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản. + Cũng trong năm 1844, Ăngghen viết tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. + Cuối năm 1844, C.Mác và Ăngghen viết tác phẩm gia đình thần thánh để phê phán thế giới quan duy tâm của các đại biểu trong nhóm Hêghen trẻ, qua đó trình bày những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. + Năm 1845, Mác viết Luận cương về Phoiơbắc, vạch ra những hạn chế của Phoiơbắc trong quan niệm về con người và làm rõ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. + Năm 1845 – 1846, hai ông viết tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, tiếp tục phê phán Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung, phê phán những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác, đặc biệt là quan điểm duy tâm về lịch sử của Phoiơbắc. Đồng thời trong tác phẩm này hai ông cũng trình bày một cách có hệ thống những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử và tính tất yếu của chủ nghĩa cộng sản. + Năm 1847, hai ông viết tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, phê phán tính chất duy tâm, siêu hình trong quan niệm về các phạm trù kinh tế của P.Prudhon, phát triển phương pháp biện chứng duy vật, những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, của kinh tế học chính trị. + Cuối 1847 đầu 1848, C.Mác và Ăngghen viết tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”. Hai ông trình bày một cách hoàn chỉnh lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, cương lĩnh cách mạng của giai 5 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  6. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” cấp vô sản. Bằng luận cứ khoa học và xác đáng, Tuyên ngôn đã vạch ra tính tất yếu của chủ nghĩa Cộng sản, trong đó khi sự đối kháng giai cấp bị xóa bỏ thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng không còn. “Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho phát triển tự do của tất cả mọi người” (Toàn tập, t.4, tr.628). * Giai đoạn phát triển chủ nghĩa Mác - Sau 1848 là thời kỳ C.Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển triết học của mình. Trong thời kỳ này, C.Mác và Ăngghen tham gia phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và triết học của các ông trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản ở các nước lớn ở châu Âu và châu Mỹ. - Từ 1848 đến Công xã Paris năm 1871, C.Mác và Ăngghen viết nhiều tác phẩm để tổng kết phong trào đấu tranh giai cấp ở Pháp như tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1848 – 1850), Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapac (1851 – 1852), Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (do Ph.Ăngghen viết 1851 – 1852). Bộ Tư bản cũng được Mác viết trong thời kỳ này. - Từ 1871 trở đi, C.Mác và Ăngghen có thêm kinh nghiệm của Công xã Pari. Những tác phẩm hai ông viết trong thời kỳ này tiếp tục khái quát những kinh nghiệm đấu tranh của giai cấp công nhân, phát triển ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác và làm phong phú them những nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Mác tiếp tục viết tác phẩm tư bản, còn Ăngghen viết tác phẩm chống Duhring (1876 – 1878), biện chứng của tự nhiên (1873 – 1883). Sau khi Mác qua đời năm 1883, Ăngghen hoàn thành việc xuất bản bộ Tư bản của Mác, đồng thời tiếp tục lãnh đạo phong trào giai cấp công nhân và viết một số tác phẩm như: Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước (1884), L.Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886). c) V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới * Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã bước sang một giai đoạn mới: Chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc, là giai đoạn cao của chủ nghĩa tư bản. Các nước tư bản chia nhau thị trường thế giới và gây ra chiến tranh thế giới 1914 – 1918. 6 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  7. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” - Cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trực tiếp. - Sau khi Ăngghen qua đời, các phần tử cơ hội trong Quốc tế II xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Tình hình đó dòi hỏi Lênin phải tiến hành đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khoa học tự nhiên, nhất là trong vật lý học, có một loại phát minh khoa học làm đảo lộn quan niệm siêu hình về vật chất và vận động, gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học. Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng tình trạng khủng hoảng này để tấn công và bác bỏ chủ nghĩa duy vật. Lênin phải tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật. * Vai trò của V.I Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới - Trước năm 1907, Lênin lãnh đạo phong trào công nhân Nga, tiến hành đấu tranh chống phái dân túy. Lênin viết các tác phẩm như: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao (1894); Làm gì (1902); Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905). Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907, Lênin viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908); Bút ký triết học (1914 – 1916); Ba bộ phận câu thành của chủ nghĩa Mác; tác phẩm C.Mác; chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916); nhà nước và cách mạng (1917). Trong tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Leenin phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan và phát triển chủ nghĩa duy vật, phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng. Trong tác phẩm Bút ký triết học, Lênin tổng kết và phát triển phép biện chứng duy vật. Lênin đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng Mười Nga, mở ra cho nhân loại một thời đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sau cách mạng tháng Mười, Lênin nghiên cứu giải quyết các vấn đề của cách mạng vô sản, xây dựng cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, vấn đề xây dựng đảng và nhà nước. Những tác phẩm trong thời kỳ này là: 7 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  8. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết (1918); Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản (1918); bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản (1920); về chính sách kinh tế mới (1921); về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu (1922). Đặc biệt, trong chính sách kinh tế mới. Lênin nêu lên tư tưởng về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. d) Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới - Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Cách mạng tháng Mười mở ra cho nhân loại thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới: Sau cuộc cách mạng tháng Mười thì chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trở thành thực tiễn, lịch sử phát triển của xã hội loài người xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới đối lập với hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Chiều hướng phát triển chủ yếu, trục chuyển động xuyên suốt của lịch sử từ sau cách mạng tháng Mười Nga là đấu tranh xóa bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ sau cách mạng Tháng Mười Nga, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lục lượng nòng cốt, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi thế giới. Sau cách mạng tháng mười, cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiều quốc gia sau khi giành được độc lập dân tộc đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Sau khi Lênin qua đời, Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng cộng sản trên thế giới tiếp tục phát triển chủ nghĩa chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng nó trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã đem lại những thành tựu to lớn ở Liên Xô, đưa nước Nga từ một nước tư bản lạc hậu thành một trong những nước có công nghiệp và khoa học tiên tiến nhất thế giới. Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cổ vũ và ủng hộ phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều dân tộc bị áp bức và lạc hậu trên thế giới hướng về Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa như là ngọn cờ tiêu biểu cho 8 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  9. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” độc lập, dân chủ và công bằng xã hội. Tuy nhiên, các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước đã mắc phải sai lầm trong việc nhanh chóng xóa bỏ kinh tế thị trường, xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, đồng nhất hợp tác hóa với tập thể hóa, duy trì quá lâu hệ thống quan liêu bao cấp khi tình hình thế giới đã có những biến đổi lớn lao. - Trong những năm đầu thập kỷ 80, chủ nghĩa xã hội bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng: Sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ, hiệu quả và tính tích cực xã hội giảm sút. Do sai lầm trong cải tổ, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu chỉ là sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung. Một số nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam thực hiện thành công công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội, chẳng những đã có thể ra khỏi khủng hoảng, mà còn thực hiện tốt hơn những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu không phải là thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định, tức mô hình Liên Xô của chủ nghĩa xã hội. Việc đổi mới thành công chủ nghĩa xã hội ở một số nước đã mở ra cho nhân loại nhiều triển vọng mới. Nhân loại chẳng những không từ bỏ chủ nghĩa xã hội, mà trái lại tìm kiếm một mô hình mới của chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mới. - Công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng ta phát động và lãnh đạo không có nghĩa là từ bỏ mà là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội; nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước ta và trên thế giới trong tình hình hiện nay. II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 1. Đối tượng và phạm vi học tập, nghiên cứu Đối tượng học tập, nghiên cứu “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” là: “Những quan điểm và học thuyết” của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I 9 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  10. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Lênin trong phạm vi những quan điểm, học thuyết cơ bản nhất thuộc ba bộ phận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin. 2. Mục đích và yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu a) Mục đích của việc học tập, nghiên cứu - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng. - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là để xây dựng niềm tin, lý tưởng cho sinh viên. b) Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại. - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn. - Học tập, nghiên cứu mỗi nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong mối quan hệ với các nguyên lý khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cũng cần nhận thức các nguyên lý đó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại. 10 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  11. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Phần thứ nhất THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Thế giới quan và phương pháp luận triết học là bộ phận lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin; là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của tư tưởng triết học trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là triết học cổ điển Đức. C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu sắc nhất và hoàn bị nhất, đó là: chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; là phép biện chứng duy vật với tư cách “học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người; (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M-1981, t.23, tr. 53); và do đó, nó cũng chính là phép biện chứng của nhận thức hay là “cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức”; (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M-1981, t.26, tr. 65); đó còn là chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực và những quy luật chung của sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Việc nắm vững những nội dung cơ bản của thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin chẳng những là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn là để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức khoa học, giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn đất nước và thời đại. Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 11 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  12. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1. Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học a. Ăngghen khái quát vấn đề cơ bản của triết học Triết học với tư cách là thế giới quan bao gồm vấn đề của rất nhiều lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy), rất nhiều phương diện (bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan, phương pháp luận), nhưng trong đó có một vấn đề xuyên suốt các lĩnh vực và phương diện quyết định toàn bộ hệ thống triết học và có tác dụng chi phối với việc giải quyết các vấn đề triết học, đó chính là vấn đề cơ bản của triết học. b. Nội dung và ý nghĩa của vấn đề cơ bản của triết học Trong tác phẩm “L.Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” (Toàn tập, t21, tr.403). Trong thế giới có vô vàn hiện tượng nhưng chung quy lại chúng ta chỉ phân làm hai loại: Một là, những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên). Hai là, những hiện tượng tinh thần (tư duy, ý thức). Do vậy, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được gọi là “vấn đề cơ bản lớn nhất” hay “vấn đề tối cao” của triết học. Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. - Tự nhiên - tinh thần - Tồn tại - tư duy - Vật chất - ý thức Vấn đề cơ bản của triết học đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bởi vì: - Vật chất và ý thức là hai hiện tượng rộng lớn nhất của đời sống con người. - Đây là vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học. - Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nó là cơ sở để phân định lập trường triết học của hai trường phái, các khuynh hướng, các hình thức của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: - Mặt thứ nhất (bản thể luận) trả lời câu hỏi: Trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái 12 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  13. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” nào, cái nào quyết định cái nào? (trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí và vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào?) - Mặt thứ hai (nhận thức luận) trả lời câu hỏi: Tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh hay không? (trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người với giới tự nhiên ra sao?). c. Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học - Chủ nghĩa duy vật là trào lưu triết học cho rằng, tồn tại (tự nhiên, vật chất) có trước tư duy (tinh thần, ý thức), và quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật có những hình thức lịch sử cơ bản: Chủ nghĩa duy vật chất phác ở phương Đông và Hy Lạp cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình ở Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII và chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ăngghen sáng lập. - Chủ nghĩa duy tâm là trào lưu triết học cho rằng tư duy, ý thức có trước, sinh ra vật chất và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức: Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng siêu tự nhiên (ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới, Trời, thượng đế) có trước, sinh ra và quyết định thế giới vật chất. Những đại biểu tiêu biểu của trào lưu này là Platôn, G.V.Hêghen, Tômát Đacanh, chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác, ý thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác, ý thức. Những đại biểu của trào lưu này là Béccơli (George Berkeley), Đavít Hium (David Hume). 2. Các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là: Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. a. Chủ nghĩa duy vật chất phác Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này đã đồng nhất vật chất với một số chất cụ thể, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ. 13 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  14. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại đã có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nó không viện dến thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới. b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình Chủ nghĩa duy vật siêu hình xuất hiện từ khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao vào đầu thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cơ học vì vậy nó đã ảnh hưởng lớn tới quan điểm của các nhà triết học thời kỳ này. Chủ nghĩa duy vật trong giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Họ nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây nên. c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ăngghen xây dựng, sau đó được Lênin và những người kế tục bảo vệ và phát triển. kế thừa những tinh hoa trong lịch sử triết học của nhân loại và vận dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời C.Mác và Ăngghen đã xây dựng nên những quan điểm, nguyên lý, quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. II. QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Vật chất a) Phạm trù vật chất - Khái quát quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất Chủ nghĩa duy tâm: Phủ nhận vật chất với tính cách là thực tại khách quan. Cho rằng thế giới vật chất là tạo vật của thượng đế, hoặc là “sự kết hợp” những cảm giác của con người. Chủ nghĩa duy vật cổ đại: Đồng nhất vật chất với những dạng tồn tại cụ thể của vật chất: 14 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  15. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” + Talét: (Thales): Nước + Anaximen (Anaximenus): Không khí + Hêraclít (Hêraclitus) : Lửa + Anaximanđrơ cho rằng : Thực thể của thế giới là một bản nguyên không xác định được về mặt chất và vô tận về mặt lượng. + Lơxíp và Đêmôcrít: Nguyên tử. Các ông coi đây là phần tử cực kỳ nhỏ, cứng, tuyệt đối không thâm nhập được, không quan sát được, và nói chung không cảm giác được, chỉ có thể nhận biết nhờ tư duy. Đêmôcrít hình dung nguyên tử có nhiều loại, sự kết hợp hoặc tách rời giữa chúng theo các trật tự khác nhau của không gian sẽ tạo nên toàn bộ thế giới. + Triết học ấn độ : Đất, nước, lửa, không khí. + Thuyết âm dương – ngũ hành : Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ Chủ nghĩa duy vậy thế kỷ XVII – XVIII đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng. Tóm lại, các nhà triết học trước Mác đều không trả lời được câu hỏi, bản chất của thế giới là gì? Mà họ lại đi vào nghiên cứu, tìm hiểu cấu tạo của vật chất. Do vậy, họ khẳng định, vật chất là cái bất biến, cái cụ thể nào đó. Quan niệm này đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ trong lịch sử triết học. * Quan niệm của C. Mác và Ăngghen về vật chất C. Mác và Ăngghen cho rằng, vật chất là cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Thế giới vật chất luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, ở đâu có vật chất là ở đó có vận động và vận động không ngừng. * Định nghĩa của Lênin về vật chất; nội dung và ý nghĩa * Định nghĩa Kế thừa tư tưởng của C. Mác và Ăngghen, trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX về mặt triết học, trên cơ sở phê phán những quan điểm duy tâm và siêu hình về vật chất, Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau : “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác”. (Tập 18, tr.151) * Những nội dung cơ bản 15 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  16. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan ” Phạm trù vật chất là phạm trù khái quát nhất, rộng nhất của lý luận. Do đó: + Phạm trù vật chất phải được xem xét dưới góc độ triết học chứ không phải dưới góc độ của các khoa học cụ thể. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được sai lầm khi đồng nhất phạm trù vật chất trong triết học với các khái niệm vật chất thường dùng trong các khoa học cụ thể hoặc đời sống hằng ngày. + Chúng ta không thể định nghĩa phạm trù vật chất theo phương pháp thông thường. Về mặt nhận thức luận, theo Lênin, chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong mối quan hệ đối lập với nó, đó là phạm trù ý thức. “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác” Điều này khẳng định với chúng ta rằng, vật chất là cái có trước, cảm giác (ý thức) là cái có sau, vật chất là cái đóng vai trò quyết định đến nguồn gốc và nội dung khách quan của ý thức. Bởi vì, thực tại khách quan (vật chất là thực tại khách quan) đưa lại cảm giác cho con người chứ không phải là cảm giác (ý thức) sinh ra thực tại khách quan. Đến đây định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết được mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. “Thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác”. Điều này đã khẳng định rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thực khách quan. đến đây định nghĩa vật chất của Lênin tiếp tục giải quyết được mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Điều này chứng minh rằng : + Vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được biểu hiện dưới dạng sự vật, hiện tượng cụ thể mà giác quan của chúng ta có thể nhận biết một cách trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, về nguyên tắc không có đối tượng vật chất không thể nhận thức được, mà chỉ có những đối tượng vật chất chưa thể nhận thức được mà thôi. + Nguồn gốc của cảm giác là từ thế giới bên ngoài, khi sự vật tác động vào các giác quan của con người thì con người có cảm giác về chúng. Bằng các phương pháp nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, đồng thời 16 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  17. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” chỉ ra rằng, vật chất phải được hiểu là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được. * Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin - Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết một cách đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời đã khắc phục được tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác, chống lại chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết. - Định nghĩa vật chất của Lêninlà cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới vật chất, định hướng và cổ vũ họ ở khả năng nhận thức của con người, tiếp tục đi sâu khám phá những thuộc tính mới của thế giới vật chất, tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới. - Định nghĩa còn là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử. b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất * Vận động là phương thúc tồn tại của vật chất Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào cũng không có và không thể có vật chất mà không có vận động. + Vật chất chỉ có thể tồn tại trong vận động, bằng cách vận động, không thể có vật chất không vận động, cũng như không thể có vận động ngoài vật chất. “Vật chất không có vận động, cũng như vận động không có vật chất, đều là điều không thể hình dung nổi” (Tập 20,tr.89) + Các thuộc tính của vật chất chỉ biểu hiện thông qua vận động * Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất + Vận động là cái vốn có của vật chất, gắn liền với vật chất, không do ai sinh ra và không bao giờ bị tiêu diệt. + Vận động được bảo toàn cả về lượng và chất Ph.Ăngghen khẳng định : “Cần phải hiểu tính bất diệt của vận động không chỉ đơn thuần về mặt số lượng mà cần phải hiểu cả về mặt chất lượng nữa” (Tập 20, tr.479). * Các hình thức vận động của vật chất Theo Ăngghen, có 5 hình thức vận động cơ bản - Vận động cơ học: Là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. 17 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  18. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” - Vận động vật lý: (thay đổi trạng thái vật lý) là vận động của phân tử, của các hạt cơ bản, vận động của nhiệt, ánh sáng, điện, trường, âm thanh. - Vận động hóa học: (thay đổi trạng thái hóa học) là sự vận động của các nguyên tử, sự hóa hợp và phân giải của các chất. - Vận động sinh vật: Vận động của các cơ thể sống như sự trao đổi chất, đồng hóa, dị hóa, sự tăng trưởng, sinh sản, tiến hóa. - Vận động xã hội: Mọi hoạt động xã hội của con người, sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. * Vận động và đứng im Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối vì : - Đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, chứ không phải trong tất cả mọi quan hệ. - Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động nhất định (vận động cơ giới). - Đứng im là một trạng thái vận động (vận động trong thăng bằng) * Không gian và thời gian - Quan điểm siêu hình coi không gian là một cái hòm rỗng trong đó chứa vật chất. Có không gian và thời gian không có vật chất. Có sự vật, hiện tượng không tồn tại trong không gian và thời gian. - Quan điểm duy vật biện chứng : + Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất, gắn liền với sự vận động của vật chất. + Không có không gian và thời gian không có vật chất cũng như không thể có sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài không gian và thời gian. + Không gian vô tận. Thời gian không có khởi đầu và kết thúc. + Không gian có 3 chiều. Thời gian có một chiều. + Không gian và thời gian có tính tương đối. c) Tính thống nhất vật chất của thế giới Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định : Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Điều này cho thấy: - Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. - Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và cũng 18 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  19. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” không bị mất đi. - Mọi tồn tại của thế giới đều có mối liên hệ khách quan, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất. Như vậy, trong thế giới không có gì khác hơn là vật chất đang vận động. Tinh thần chỉ có trong đầu óc con người và là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao. Không có bằng chứng về thế giới tinh thần tồn tại bên ngoài thế giới vật chất (thiên đường, địa ngục, niết bàn). 2. Ý thức a) Nguồn gốc của ý thức * Nguồn gốc tự nhiên của ý thức Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Ý thức là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc là cơ quan vật chất của ý thức. Nhưng tại sao bộ óc con người lại có thể sinh ra ý thức, là mối liên hệ với thế giới khách quan. Chính mối liên hệ vật chất này đã hình thành nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người. + Phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động, và vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. + Thuộc tính phản ánh của vật chất có quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh là phản ánh vật lý, hóa học. Các hình thức này có tính chất thụ động, chưa có sự định hướng, chưa có sự lựa chọn. Hình thức phản ánh sinh học đặc trưng cho giới tự nhiên sống, là sự phát triển mới về chất trong hình thức phản ánh của vật chất. Hình thức phản ánh của cá thể sống đơn giản nhất là tính kích thích, là sự trả lời của cơ thể đối với những tác động của môi trường. Hình thức phản ánh tiếp theo của các động vật chưa có hệ thần kinh là tính cảm ứng, tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường. 19 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  20. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thần kinh là các phản xạ. Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện là tâm lý. Tâm lý động vật chưa phải là ý thức, nó mới chỉ là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối. Ý thức chỉ nảy sinh trong giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện của con người. Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người. Bộ óc của con người là cơ quan phản ánh, nhưng chỉ với riêng bộ óc thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên giác quan và qua đó lên bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Như vậy, bộ óc cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc, đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. * Nguồn gốc xã hội Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được nhưng chưa đủ, điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, đó chính là lao động và ngôn ngữ. - Lao động: Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại, là hoạt động mang tính đặc thù của con người, làm cho con người khác với các động vật khác. + Trong lao động con người đã biết chế tạo ra các công cụ lao động và sử dụng các công cụ đó để cải tạo của cải vật chất. + Lao động là hoạt động có tính mục đích, tác động vào thế giới khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Do đó, ý thức con người phản ánh một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Như vậy, không phải ngẫu nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức, mà trái lại con người có ý thức chính là con người chủ động tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới. Hay nói cách khác, lao động giúp con người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển. + Lao động ngay từ đầu đã liên kết mọi thành viên trong xã hội lại với nhau, làm nảy sinh ở họ nhu cầu giao tiếp. Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và không ngừng phát triển cùng với lao động. 20 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  21. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” - Ngôn ngữ Ph.Ăngghen đã nói: “Đem so sánh con người với loài vật, người ta sẽ thấy rõ ràng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về ngôn ngữ”. + Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ theo C.Mác, nó chính là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ con người không thể có ý thức. + Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, vừa là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, truyền lại những tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức không phải là một hiện tượng thuần túy cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó, không có phương tiện trao đổi về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được. Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. Như Ăngghen đã chỉ rõ: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người” (Tập 20, tr.646). b) Bản chất và kết cấu của ý thức * Bản chất của ý thức - Thứ nhất, để hiểu được bản chất của ý thức chúng ta phải thừa nhận cả vật chất và ý thức đều tồn tại, nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập. Vật chất là cái được phản ánh, tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với cái phản ánh tức là ý thức. Cái phản ánh là ý thức, là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan, bị sự vật khách quan quy định. Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh (vật chất) với cái phản ánh (ý thức). - Thứ hai, khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thì đó không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là của con 21 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  22. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” người, ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội. - Thứ ba, tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú và đó là sự thống nhất của ba mặt: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có chọn lọc các thông tin cần thiết. Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hóa tư tưởng thông qua hoạt động thực tiễn. Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần Thứ tư, ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã hội. Ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của con người. Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ, mà là hoạt động xã hội, do đó ý thức ngay từ đầu đã là sản phẩm cuả xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại. * Kết cấu của ý thức Ý thức là một hiện tượng xã hội - tâm lý có kết cấu hết sức phức tạp. Tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều cách phân chia khác nhau. - Theo chiều dọc: thì ý thức chính là lát cắt nội tâm của con người, nó bao gồm các yếu tố: Tự ý thức, tiềm thức, vô thức. - Theo chiều ngang: Ý thức bao gồm các yếu tố: Tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí. Trong đó tri thức là yếu tố cốt lõi. Tri thức đóng vai trò là phương thức tồn tại của ý thức. Điều này có nghĩa là không có tri thức thì sẽ không có ý thức. Nếu chỉ có ý thức không thôi thì đó là một ý thức phát triển không toàn diện, sơ cứng. Tri thức được xem là vốn hiểu biết của con người nhưng nếu biến cái tri thức đó thành hành động thì đó là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên, sự tác động của thế giới bên ngoài đến con người không chỉ đem lại sự hiểu biết về thế giới mà còn đem lại tình cảm của con người đối với thế giới. Tình cảm là một hình thái đặc thù của sự tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và là một 22 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  23. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” trong những động lực quan trọng của hoạt động con người. Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc và thông qua hành động thì tri thức mới biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình. 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức a) Vai trò của vật chất đối với ý thức * Vật chất quyết định nội dung của ý thức - Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức. - Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Ý thức phản ánh thế giới hiện thực khách quan, các quy luật khách quan, hoạt động thực tiễn chính là cơ sở cho sự hình thành các quan điểm, quan niệm, ý chí, tình cảm xã hội. - Trong tồn tại xã hội, ý thức chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng phải thay đổi theo. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. - Ý thức xã hội không tồn tại tự nó, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người. b) Vai trò của ý thức đối với vật chất Vai trò của ý thức đối với vật chất chính là vai trò của con người trong quá trình cải tạo thế giới khách quan. - Ý thức có tính năng động, sáng tạo nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định các điều kiện vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan. + Ý thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nó sẽ góp phần thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển. + Ngược lại, ý thức khi không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của hiện thực khách quan. - Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với thế giới hiện thực khách quan (vật chất) phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất và các điều kiện khách quan nhất định. Như vậy, tri thức khoa học giúp con người hiểu biết được những mối liên hệ và quy luật khách quan nhờ đó mà cải tạo được tự nhiên và xã hội. Trình độ nhận thức quy 23 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  24. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” luật càng cao thì khả năng cải tạo tự nhiên và xã hội càng lớn. c) Ý nghĩa phương pháp luận - Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan. Trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan, chống chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy ý chí. - Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo, chống thái độ tiêu cực, thụ động. - Sức mạnh của ý thức con người không phải là ở chỗ tách rời những điều kiện vật chất mà phải biết dựa vào đó, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan. Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại. 24 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  25. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” CHƯƠNG II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng a) Khái niệm biện chứng, phép biện chứng * Biện chứng - Biện chứng là bản tính của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy; biện chứng chính là tính thống nhất trong vận động và phát triển của thế giới. Biện chứng gồm hai bộ phận: - Biện chứng khách quan: Là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập và bên ngoài ý thức con người. - Biện chứng chủ quan: Là phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của con người. * Phép biện chứng - Phép biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của mọi sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. - Cần phân biệt phép biện chứng và phép siêu hình: + Biện chứng và siêu hình là hai mặt đối lập trong tư duy. Phương pháp biện chứng là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển một cách mềm dẻo, linh hoạt. + Phương pháp siêu hình là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới trong trạng thái cô lập, phiến diện với tư duy cứng nhắc. 25 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  26. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” * Ví dụ: Tô mát Hốp xơ (1588-1679) là nhà triết học duy vật Anh, ông quan niệm về con người như một cỗ máy, trong đó trái tim con người chỉ như lò xo, dây thần kinh là những sợi chỉ, còn khớp xương là các bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. - Phương pháp biện chứng là cái được rút ra từ phép biện chứng, nó tồn tại dưới dạng nguyên tắc, các công thức, thủ thuật, thủ đoạn và được con người sử dụng như những công cụ, phương tiện trong hoạt động nhận thức. Như vậy, lịch sử đấu tranh giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình luôn gắn liền với hai khuynh hướng triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chính cuộc đấu tranh lâu dài này đã thúc đẩy tư duy triết học phát triển và hoàn thiện dần với thắng lợi của tư duy biện chứng duy vật. b) Các hình thức cơ bản của phép biện chứng Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản đó là: Phép biện chứng chất phác thời cổ đại, Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, Phép biện chứng duy vật. - Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: Là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học. Ba nền triết học tiêu biểu của thời kỳ này là nền triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại, và triết học Hy Lạp cổ đại. * Trong triết học Ấn Độ cổ đại, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học đạo Phật với các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, “nhân quả”. + “Vô ngã” tức là không có cái tôi bất biến. Cách nhìn này hoàn toàn đối lập với cách nhìn siêu hình về tồn tại. Cũng từ cách nhìn này, triết học Phật giáo đưa ra những nguyên lý về mối liên hệ tất định, phổ biến: Không có cái nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác, tất cả đều hòa đồng nhau. + “Vô thường” nói lên sự biến đổi không ngừng của vạn vật, không có cái gì đứng im. Quy luật “vô thường” của mọi tồn tại là Sinh – Trụ - Dị - Diệt. + Quy luật nhân quả cho rằng, sự tồn tại đa dạng và phong phú của thế giới đều có nguyên nhân tự thân, đó là quy luật nhân quả, một định lý tất định và phổ biến của mọi tồn tại dù đó là vũ trụ hay nhân sinh. Triết học Ấn Độ là một trong những cái nôi triết học vĩ đại của loài người thời kỳ cổ đại, nó chứa đựng nhiều yếu tố vô thần và đã manh nha, hình thành các tư tưởng biện 26 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  27. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” chứng sơ khai. Tuy nhiên, tư duy triết học thời kỳ này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: coi linh hồn con người là bất tử (đạo phật). * Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ) và “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc, tương tác biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm Dương gia. Phái Âm Dương cho rằng, âm và dương là đối lập nhau, nhưng là điều kiện tồn tại của nhau. Học thuyết âm dương cũng thừa nhận, trong mặt đối lập này đã bao hàm khả năng của mặt đối lập kia. Đây là một cách lý giải biện chứng về sinh thành, về vận động. *Thời cổ đại Hy Lạp, một số nhà triết học duy tâm (Platôn) coi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý. Arixtôt đồng nhất phép biện chứng với lôgíc học. Một số nhà triết học duy vật coi tư tưởng biện chứng về sự vật (biện chứng khách quan). Hêraclit coi sự biến đổi của thế giới như một dòng chảy. Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi”. “Người ta không thể tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”. - Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: Được khởi đầu là Can tơ và hoàn thiện ở Hêghen. + Can tơ: Nét nổi bật trong triết học của Can tơ là đã trình bày những quan niệm biện chứng của mình về giới tự nhiên. Ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới các “vật tự nó” ở bên ngoài con người. Thế giới đó có thể tác động tới các giác quan của chúng ta. + G.V.Hêghen, là người xây dựng phép biện chứng tương đối hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật. Ông là người đầu tiên đưa ra quan niệm về qáu trình vận động biện chứng. Ông coi tự nhiên, lịch sử và tinh thần như một quá trình luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. Tuy nhiên, phép biện chứng G.V.Hêghen là phép biện chứng duy tâm, là phép biện chứng “ngược đầu”; ông coi biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật, chứ không phải ngược lại. - Phép biện chứng duy vật C.Mác và Ăngghen, kế thừa có phê phán hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen và sáng tạo ra phép biện chứng duy vật, là phép bện chứng dựa trên nền tảng 27 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  28. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” của chủ nghĩa duy vật, xuất phát từ biện chứng khách quan của tự nhiên và xã hội. Theo Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” (Tập 20,tr.201). Ph.Ăngghen phân biệt biện chứng khách quan (biện chứng của tự nhiên và xã hội) và biện chứng chủ quan (biện chứng của tư duy). 2. Phép biện chứng duy vật a. Khái niệm phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp. - Lý luận là hệ thống những khái niệm, phản ánh bản chất, những mối liên hệ tất yếu, những quy luật hoạt động và phát triển của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp là gì? Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là methodos, theo nghĩa thông thường dùng để chỉ những cách thức, thủ đoạn nhất định, được chủ thể hành động sử dụng để thực hiện những mục đích đã đề ra. Còn theo nghĩa chặt chẽ và khoa học, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện mục đích nhất định. - Phương pháp luận là tổng thể những nguyên tắc chung chỉ đạo việc thiết kế và sử dụng các nghiên cứu của một số ngành khoa học. - Phương pháp luận triết học là cấp độ lý luận cao nhất của phương pháp. Nó thiết lập nên các ngyên tắc chung nhất của nhận thức và hoạt động thực tiễn, từ đó định ra các phương pháp phổ biến đặc trưng cho triết học. - Phép biện chứng duy vật Là một hệ thống các nguyên lý, nguyên tắc, quy luật và phạm trù: Một mặt giải thích thế giới như một chỉnh thể, mặt khác định hướng cho sự phát triển của khoa học chuyên ngành và hoạt động thực tiễn của con người. Nó là một chỉnh thể các hình thức lôgíc với các yếu tố có chức năng nhất định liên hệ qua lại với thực tiễn; đồng thời nó cũng là một hệ thống mở, đang phát triển. b. Đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật - Thứ nhất, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. 28 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  29. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” - Thứ hai, trong phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới. “Các nhà triết học giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song điều quan trọng là cải tạo thế giới”. II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến a. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. - Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. - Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới mà ở đó các sự vật, hiện tượng hoặc các mặt bên trong sự vật có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng, quy định lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. b. Tính chất của mối liên hệ Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. Chẳng hạn, Hêghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan đã cho rằng, “Ý niệm tuyệt đối là nền tảng của mối liên hệ”, còn George Berkeley người theo lập trường duy tâm chủ quan cho rằng, “cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng”. Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, tính chất của mối liên hệ phổ biến bao gồm: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng. - Tính khách quan của mối liên hệ Mối liên hệ mang tính khách quan. Bởi các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới đa dạng, phong phú, khác nahu. Song chúng đều là những dạng vật thể của thế giới vật chất. Và tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ. Nhờ có tính 29 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  30. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” thống nhất đó, các sự vật, hiện tượng, không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà trong sự tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động của chúng với các sự vật, hiện tượng khác. - Tính phổ biến của các mối liên hệ Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật, hiện tượng nằm ngoài mối liên hệ. Mối liên hệ cũng có ở mọi lĩnh vực : Tự nhiên, xã hội, tư duy. Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, tùy theo điều kiện nhất định. Nhưng dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ Có rất nhiều loại liên hệ khác nhau : + Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài. + Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. + Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu. + Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản. + Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến Chính tính đa dạng trong quá trình vận động, tồn tại và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong sự vật có nhiều mối liên hệ, chứ không phải có một cặp mối liên hệ. Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ này giữ vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, mối liên hệ này nhìn chung không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật. Và nếu có nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới thực hiện được. Các cặp mối liên hệ khác nhau cũng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Đương nhiên mỗi cặp liên hệ có đặc trưng riêng. Tuy nhiên, vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từng cặp phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định. 30 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  31. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ có một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có các tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. c. Ý nghĩa phương pháp luận. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận cuả quan điểm toàn diện. - Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả các mặt, các mối liên hệ ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mặt, từng mối liên hệ ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định. - Quan điểm toàn diện bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, nắm được bản chất bên trong, trực tiếp, đồng thời phải nhận thức được không gian, thời gian, điều kiện cụ thể của sự tồn tại và xuất hiện các mối liên hệ, trên cơ sở đó mới nắm bắt được xu hướng biến đổi của các sự vật, hiện tượng. - Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện. Quan điểm phiến diện là cách xem xét từng mặt, từng mối liên hệ tách rời nhau, không thấy được mối liên hệ nhiều vẻ, đa dạng của sự vật. 2. Nguyên lý về sự phát triển a. Khái niệm “phát triển” Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Như vậy, phát triển không phải là bản thân sự vận động, phát triển chỉ là khuynh hướng tất yếu của sự vận động, phát triển nó chỉ khái quát những sự vận động đi lên, đó là quá trình không ngừng gia tăng về trình độ, về kết cấu phức tạp của sự vật và do đó làm nảy sinh tính quy định cao hơn về chất. Nói cách khác, phát triển là quá trình làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ thay thế cái cũ, cái lạc hậu. b. Nội dung của nguyên lý phát triển - Phép biện chứng duy vật khẳng định, đổi mới là quá trình diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người. 31 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  32. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” + Trong giới hữu sinh sự phát triển biểu hiện ở khả năng tăng cường thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng sản sinh và hoàn thiện chính mình, ở khả năng hoàn thiện về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. + Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức, cải biến tự nhiên và xã hội theo quy luật thông qua hoạt động thực tiễn của con người + Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về tự nhiên, xã hội và nhận thức chính bản thân con người. - Phép biện chứng duy vật khẳng định, phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật, hiện tượng nhưng không diễn ra một cách trực tiếp mà nó quanh co, phức tạp theo hình “xoáy ốc”, trong đó có thể có những bước thụt lùi tương đối. - Ngược lại, quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi tương đối, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật. Những người theo quan điểm siêu hình còn coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những tính chất như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên hoặc nếu có thay đổi nhất định về chất thì cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín. Họ cũng coi sự phát triển cũng chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Như vậy, sự phát triển được xem như một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước thụt lùi, quanh co, phức tạp. - Về nguồn gốc của sự phát triển, theo quan điểm duy tâm là từ những lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người. Hêghen cho rằng, sự phatys triển của giới tự nhiên, của xã hội đều đã được thiết định trước từ sự vận động của ý niệm tuyệt đối. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, từ cấu trúc của sự vật, do mâu thuẫn bên trong của sự vật quy định. Do đó, phát triển là tự thân phát triển, là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. Phát triển là quá trình cái mới ra đời phủ định cái cũ, đồng thời kế thừa nhũng giá trị của cái cũ, tạo ra vòng khâu liên hệ giữa cái cũ và cái mới, tạo ra khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên một cơ sở cao hơn. c. Những tính chất cơ bản của sự phát triển - Sự phát triển mang tính khách quan. Bởi vì nguốn gốc của sự phát triển nằm ngay 32 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  33. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” trong bản sự vật, do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Sự phát triển như vậy không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức của con người. Dù con người có muốn hay không muốn, sự vật vẫn luôn phát triển theo khuynh hướng chung của thế giới vật chất. - Sự phát triển mang tính phổ biến. Tính phổ biến ở đây được hiểu là nó diễn ra trong mọi lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy. Ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. - Sự phát triển còn mang tính đa dạng, phong phú. Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển khác nhau, tồn tại ở không gian và thời gian khác nhau, sự phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển, sự vật còn chịu tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của các điều kiện có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí có thể làm sự vật thụt lùi. d. Ý nghĩa phương pháp luận Nghiên cứu về sự phát triển giúp chúng ta rút ra được phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. - Giới tự nhiên, xã hội và tư duy đều trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Bản chất khách quan của các quá trình hiện thực đòi hỏi nhận thức muốn phản ánh đúng hiện thực khách quan thì cần phải có quan điểm phát triển. - Quan điểm phát triển yêu cầu khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng. - Quan điểm phát triển đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, việc tuyệt đối hóa tri thức là kết quả của sự nhận thức về sự vật trong một hoàn cảnh cụ thể và xem xét nó như là tri thức đúng cho cả quá trình phát triển của sự vật. - Quan điểm phát triển đòi hỏi phải nhận thức các sự vật, hiện tượng trong thực tế, và xem đó là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó, hoạt động thực tiễn là quá trình tìm ra mâu thuẫn, phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp để giải quyết mâu thuẫn. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát triển. - Quan điểm phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy khuynh 33 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  34. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” hướng biến đổi trong tương lai của chúng : cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi ; cái mới, cái tiến bộ sẽ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Phải có thái độ lạc quan tin tưởng ở sự tất thắng của cái mới, cái tiến bộ. III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Cái chung và cái riêng a. Phạm trù cái chung và cái riêng; cái đơn nhất * Định nghĩa cái riêng Trong bút ký triết học Lênin đã nhận xét rằng : “Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với cái riêng thuộc loại khác” (sự vật, hiện tượng, quá trình). Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. * Định nghĩa cái chung Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. * Định nghĩa cái đặc thù Cái đặc thù là phạm trù dùng để chỉ những thuộc tính, những đặc điểm, những bộ phận giống nhau tồn tại ở một số sự vật, hiện tượng (không tốn tại ở tất cả các sự vật hiện tượng). b. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất Vấn đề mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng là một trong những vấn đề quan trọng nhất, khó khăn nhất của triết học nói riêng của sự nhận thức nhân loại nói chung. Trong quá trình tìm lời giải cho vấn đề này, trong lịch sử triết học đã hình thành hai phái rõ rệt đó là : Phái duy thực và duy danh. - Phái duy thực cho rằng, cái chung tồn tại độc lập không phụ thuộc vào cái riêng còn cái riêng hoặc không tồn tại, hoặc nếu có tồn tại cũng là do cái chung nảy sinh ra và chỉ là tạm thời trong một thời gian nhất định rồi sau đó mất đi, trong khi đó cái chung tồn tại vĩnh viễn không trải qua một biến đổi nào cả. - Phái duy danh lại phát triển một quan điểm ngược lại. Họ cho rằng, cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung chỉ là những tên gọi do lý trí đặt ra chứ không phản ánh một cái gì trong hiện thực. 34 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  35. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại và khẳng định : + Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Điều này có nghĩa là không có cái chung trừu tượng, thuần túy tồn tại độc lập ở bên ngoài cái riêng. + Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đưa đến cái chung. Điều này có nghĩa là cái riêng tồn tại độc lập nhưng sự tồn tại độc lập đó không có nghĩa là cái riêng hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất cứ một cái riêng nào bao giờ cũng tham gia vào các mối quan hệ, liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật hiện tượng khác xung quanh mình. Không có cái riêng nào là tồn tại vĩnh viễn. + Cái riêng là cái bộ phận, phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhưng là cái sâu sắc hơn cái riêng (ta nói cái chung là bộ phận của cái riêng nhưng đây là bộ phận có tính chất bản chất chứ không phải là bộ phận hợp thành của cái riêng, nó được xác định trong mối quan hệ cụ thể). + Trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất, cái chung (phổ biến) có thể chuyển hóa cho nhau. Có điều này là bởi vì, trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc mà lúc đầu nó xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật của sự phát triển, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng trở nên hoàn thiện tiến tới hoàn toàn thắng cái cũ. Ngược lại, cái cũ ngày càng mất đi từ chỗ là cái chung nó biến thành cái đơn nhất. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Khẳng định cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Phép biện chứng duy vật yêu cầu chúng ta muốn tìm cái chung, nhận thức cái chung thì phải bắt đầu từ việc nhận thức từng cái riêng cụ thể, để khái quát những đặc điểm chung giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng riêng lẻ đó. - Cái chung là cái bản chất, là cái sâu sắc hơn cho nên trong hoạt động thực tiễn cần phải lấy cái chung định hướng cho mọi hoạt động, mặt khác để cho sự vận dụng có hiệu quả tích cực thì cần phải cá biệt hóa cái chung một cách phù hợp cho từng điều kiện cụ thể của từng cái riêng cụ thể. - Khẳng định tính phong phú của cái riêng so với cái chung, trong hoạt động thực tiễn cần phải phát huy những đặc điểm riêng của từng cái riêng nhằm tạo nên nhiều lực 35 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  36. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” lượng cho sản xuất phát triển. - Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn cần phải nhận thức và hành động đầy đủ mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cần tránh và chống chủ nghĩa giáo điều, tả khuynh, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, 2. Nguyên nhân và kết quả a. Phạm trù nguyên nhân và kết quả - Nguyên nhân là phạm trù để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra một biến đổi nhất định. - Kết quả là phạm trù để chỉ những biến đổi do sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng gây ra. Kết quả chỉ sự biến đổi do nguyên nhân gây ra. b. Tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả * Tính chất - Tính khách quan: Sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không. - Tính phổ biến: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân nhất định, không hiện tượng nào là không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó được phát hiện hay chưa mà thôi. - Tính tất yếu: Kết quả là do nguyên nhân gây ra và phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Một nguyên nhân nhất định trong một hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. - Nguyên nhân khác nguyên cớ: nguyên nhân mang tính củ quan dung để che đậy những nguyên nhân. Nguyên cớ là điều kiện là cái rất cần thiết để chuyển hóa nguyên nhân thành kết quả. * Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả - Nguyên nhân quyết định kết quả. - Nguyên nhân có trước, sinh ra kết quả. - Nguyên nhân thế nào thì sinh ra kết quả thế ấy. Một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả cũng do nhiều nguyên nhân gây ra. Mối quan hệ nhân quả không chỉ đơn thuần là sự kế tiếp nhau về thời gian (cái này có trước cái kia), mà là mối liên hệ sản sinh: cái này tất yếu sinh ra cái kia. 36 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  37. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Cùng một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra. Do đó, mối quan hệ nhân quả rất phức tạp. Trong trường hợp nhiều nguyên nhân cùng tham gia sinh ra một kết quả, người ta chia ra các loại nguyên nhân: + Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. + Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. + Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản. + Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu. + Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. - Kết quả tác động trở lại nguyên nhân: Kết quả tác động trở lại nguyên nhân theo hai hướng: Thúc đẩy nguyên nhân hoặc kìm hãm nguyên nhân. Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Nguyên nhân sinh ra kết quả, rồi kết quả lại tác động với sự vật, hiện tượng khác và trở thành nguyên nhân sinh ra kết quả khác nữa. Do đó, sự phân biệt nguyên nhân với kết quả chỉ có tính có tính chất tương đối. Chẳng hạn sự phát triển của vật chất là nguyên nhân sinh ra tinh thần, nhưng tinh thần lại trở thành nguyên nhân làm biến đổi vật chất. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận để giải thích một cách đúng đắn mối quan hệ nhân – quả; chống lại các quan điểm duy tâm, tôn giáo về những nguyên nhân thần bí. - Vì nguyên nhân quyết định kết quả nên muốn có một kết quả nhất định thì phải có nguyên nhân và điều kiện nhất định. Muốn khắc phục một hiện tượng tiêu cực thì phải tiêu diệt nguyên nhân sinh ra nó. - Phân loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu giữ vai trò quyết định đối với kết quả. - Biết sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều nguyên nhân để tạo ra kết quả nhất định. - Biết sử dụng kết quả để tác động lại nguyên nhân, thúc đẩy nguyên nhân tích cực, hạn chế nguyên nhân tiêu cực. 3. Tất nhiên và ngẫu nhiên a. Phạm trù cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên 37 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  38. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” - Tất nhiên là phạm trù dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không phải khác. - Ngẫu nhiên là phạm trù dùng để chỉ cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật mà do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, cũng có thể xuất hiện như thế khác. b. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên * Mối quan hệ giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên với tính quy luật Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những hiện tượng nào là tất nhiên thì phải tuân theo quy luật, còn những hiện tượng nào là ngẫu nhiên thì không tuân theo quy luật. Quan điểm này thật ra không đúng. Trên thưc tế, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở chỗ, cái tất nhiên tuân theo quy luật được gọi là cái quy luật động lực, còn cái ngẫu nhiên tuân theo quy luật khác gọi là quy luật thống kê. + Quy luật động lực là quy luật mà trong đó mối quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đơn trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân thì có một kết quả xác định. + Quy luật thống kê là quy luật mà trong đó mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đa trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân thì có thể có kết quả như thế này, cũng có thể có kết quả như thế khác * Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người. C.Mác đã viết : “Lịch sử sẽ mang tính thần bí nếu những cái ngẫu nhiên không có tác dụng gì cả. Những cái ngẫu nhiên này chính là một bộ phận trong tiến trình phát triển chung, và sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu nhiên, kể cả những cái ngẫu nhiên rất nhỏ” - Tất nhiên và ngẫu nhiên bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ. Song, sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ, cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô vàn cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của 38 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  39. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên. Điều này giúp ta khẳng định, cái tất nhiên là khuynh hướng của sự phát triển, nhưng khuynh hướng ấy mỗi khi bộc lộ mình thì bao giờ cũng phải bộc lộ ra dười hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung. Ph.Ănggen viết: “Cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu”. - Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng chuyển hóa lẫn nhau, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng không phải ví thế mà bỏ qua cái ngẫu nhiên, vì tuy cái ngẫu nhiên không chi phối sự phát triển của sự vật nhưng nó vẫn có ảnh hưởng đến sự phát triển ấy, đôi khi có thể làm cho tiến trình phát triển bình thường của sự vật đột ngột biến đổi. - Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần dựa vào cái tất nhiên, thì nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng cần phải nhận thức cái tất nhiên. Vì cái tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua cái ngẫu nhiên, cho nên muốn nhận thức cái tất nhiên cần bắt đầu từ cái ngẫu nhiên. - Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại một cách thuần túy mà bao giờ cũng là hình thức trong đó ẩn nấp cái tất nhiên. Cho nên, trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn không nên bỏ qua cái ngẫu nhiên mà bao giờ cũng phải chú ý tìm ra cái tất nhiên ẩn dấu dằng sau cái ngẫu nhiên đó. - Không phải cái chung nào đồng thời cũng là cái tất nhiên, cho nên vạch ra được cái chung chưa có ý nghĩa là đã vạch ra được cái tất nhiên. Đó chỉ mới là một bước trên con đường vạch ra cái tất nhiên mà thôi. - Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫu nhiên và ngược lại. Cho nên cần chú ý tạo ra những điều kiện cần thiết hoặc để ngăn trở hoặc để sự chuyển hóa đó diễn ra tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn. 4. Nội dung và hình thức 39 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  40. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” a. Phạm trù nội dung và hình thức - Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. - Hình thức là cách tổ chức, kết cấu của nội dung, là mối liên hệ ổn định giữa các mặt, các yếu tố, bộ phận tạo thành nội dung. Hình thức có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Hình thức bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài. b. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức - Nội dung và hình thức gắn bó với nhau trong mỗi sự vật. Không có nội dung nào lại không có một hình thức nhất định. Cũng không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định. - Nội dung quyết định hình thức. Bởi vì, mối liên hệ giữa những mặt, những yếu tố, những bộ phận thì do chính những mặt, những yếu tố, bộ phận đó quyết định. Hình thức phải phù hợp với nội dung. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa hình thức với nội dung không cứng nhắc. Cùng một nội dung nhưng trong những điều kiện tồn tại khác nhau có thể có nhiều hình thức khác nhau. - Hình thức có tác động trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo điều kiện cho nội dung phát triển. Ngược lại, nếu hình thức không phù hợp với nội dung sẽ cản trở sự phát triển của nội dung. - Khi hình thức cũ, lỗi thời mâu thuẫn với nội dung mới. Cuộc đấu tranh giữa nội dung và hình thức sẽ dẫn đến xóa bỏ hình thức cũ, thay bằng hình thức mới cho phù hợp với nội dung mới. Đồng thời nội dung cũng được cải tạo lại. Lênin: “Đấu tranh giữa nội dung với hình thức, vứt bỏ hình thức, cải tạo nội dung”. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Trong hoạt động thực tiễn, cần tránh sự tách rời giữa nội dung và hình thức. - Vì nội dung quyết định hình thức cho nên khi xem xét sự vật, hiện tượng, trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó. - Trong hoạt động thực tiễn, cần phải biết sử dụng nhiều hình thức để phục vụ cho một nội dung nhất định. - Cần thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. 40 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  41. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” 5. Bản chất và hiện tượng a. Phạm trù bản chất, hiện tượng - Bản chất là một phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những thuộc tính, những mối liên hệ tất nhiên, hợp thành một tổng thể thống nhất hữu cơ bên trong quy định sự vận động và phát triển của sự vật. - Hiện tượng là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định. b. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng - Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan. Bản chất và hiện tượng trong quá trình tồn tại của mình, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn lẫn nhau. Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ thông qua hiện tượng. Còn hiện tượng bao giờ cũng là sự tồn tại thông qua cái bản chất. Không thể có hiện tượng và bản chất tồn tại tách rời nhau. - Tính thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Mỗi sự vật là một sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. - Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng + Bản chất là cái bên trong đối lập với hiện tượng là cái bên ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào cái bên ngoài cũng phản ánh cái bên trong, thậm chí có lúc nó không chỉ phản ánh không đúng mà còn xuyên tạc bản chất (đây gọi là hiện tượng giả). + Bản chất là cái tương đối ổn định và hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. + Bản chất là cái sâu sắc hơn hiện tượng và hiện tượng là cái phong phú hơn bản chất. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Khẳng định bản chất là cái bên trong tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái bên ngoài thường xuyên biến đổi, phép biện chứng duy vật yêu cầu chúng ta trong nhận thức không được dừng lại ở cái hiện tượng mà phải căn cứ, đi sâu vào bản chất. - Khẳng định bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra thông qua cái hiện tượng, cho nên muốn nhận thức được bản chất thì phải bắt đầu nhận thức cái hiện tượng. Tuy nhiên, để nhận thức đúng cái bản chất thì cần phải phân loại các hiện tượng để gạt bỏ các hiện tượng không phản ánh đúng bản chất, loại bỏ các hiện tượng giả. 6. Khả năng và hiện thực a. Phạm trù khả năng, hiện thực - Khả năng là cái chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có, sẽ tới trong những điều kiện nhất 41 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  42. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” định. - Hiện thực là cái đang tồn tại trong thực tế. Hiện thực có hiện thực vật chất và hiện thực tinh thần. Khả năng có khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên. Khả năng còn được chia ra: khả năng gần và khả năng xa. b. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực - Khả năng và hiện thực không tách rời nhau, chúng làm tiền đề cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau. - Khả năng trong những điều kiện nhất định thì biến thành hiện thực. Hiện thực mới lại mở ra khả năng mới. - Cùng một điều kiện nhất định có thể tồn tại nhiều khả năng, chứ không phải chỉ có một khả năng. - Khả năng biến thành hiện thực cần phải có những điều kiện nhất định. - Sự chuyển hóa khả năng thành hiện thực trong tự nhiên diễn ra một cách tự phát, không cần có sự tham gia của con người. Trái lại, trong đời sống xã hội, khả năng biến thành hiện thực phải thông qua hoạt động của con người. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Khả năng và hiện thực không tách rời nhau, nên trong hiện thực cần xác định khả năng phát triển của sự vật, lựa chọn khả năng tất yếu và tạo điều kiện để thúc đẩy sự vật tiến lên. Tranh thủ khả năng có lợi, đề phòng khả năng có hại. - Phân biệt khả năng với cái không khả năng, khả năng với hiện thực để tránh rơi vào ảo tưởng. - Trong đời sống xã hội, để khả năng biến thành hiện thực cần phát huy tối đa tính năng động chủ quan của con người. Cần có chính sách thích hợp để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của cá nhân. IV. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại a) Khái niệm chất, lượng - Khái niệm “chất” Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định của khách quan vốn có của sự 42 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  43. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác. - Khái niệm “lượng” Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định của khách quan vốn có của sự vật, biểu thị số lượng, quy mô, cường độ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của sự vật. * Phân biệt chất và lượng - Sự vật sẽ không còn là nó khi chất thay đổi, ngược lại lượng có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định, sự vật chưa thành cái khác. Do đó, có thể thấy mức độ hữu cơ khác nhau trong sự gắn bó giữa chất và lượng của sự vật. Chất là cái tương đối ổn định, còn lượng là cái thường xuyên thay đổi. - Chất trước hết nói lên sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, lượng là đặc trưng cho những mặt đồng nhất, giống nhau giữa các sự vật trong cùng một nhóm, một loại Chúng ta chỉ nhận thức được lượng của một nhóm, một loại khi tạm thời trừu tượng những sự khác biệt, chỉ giữ lại những cái giống nhau, đồng nhất giữa các sự vật trong cùng nhóm đó. - Mỗi sự vật có nhiều chất do đó có nhiều lượng tương ứng. Hơn nữa, mỗi đặc trưng về chất có nhiều mức độ khác nhau về lượng. b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng * Lượng đổi chất đổi. - Chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau. Chất nào có lượng đó, lượng nào có chất đó. Khi sự vật còn tồn tại trong một chất xác định, nghĩa là sự vật còn tồn tại trong khuôn khổ cuả “độ”. - Độ là gì? Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa lam thay đổi căn bản về chất của sự vật. + Độ biểu hiện khuôn khổ ổn định tương đối của sự vật, độ của sự vật có thể thay đổi khi điều kiện thay đổi. + Trong khuôn khổ của độ, lượng biến đổi từ từ, tiệm tiến, tăng dần hoặc giảm dần, khi lượng biến đổi đạt tới giới hạn, chất của sự vật sẽ thay đổi, giới hạn đó gọi là “điểm nút”. - Điểm nút là gì? Là giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất 43 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  44. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” của sự vật. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. - Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới, sự chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới gọi là “bước nhảy”. - Bước nhảy là gì? là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra. * Ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới trong sự biến đổi. - Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Khi chất mới ra đời nó sẽ tác động trở lại đối với sự biến đổi của lượng trong quá trình phát triển của sự vật. Sự tác động trở lại đó diễn ra theo 3 hướng sau: + Ảnh hưởng đến quy mô biến đổi của lượng. + Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của lượng. + Ảnh hưởng đến tính chất biến đổi của lượng. Nội dung quy luật lượng chất: Quy luật lượng chất là quy luật về tác động biện chứng giữa lượng và chất, từ những thay đổi về lượng dẫn tới những sự thay đổi về chất và ngược lại. Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt luôn biến đổi. Lượng biến đổi mâu thuẫn với chất cũ, chất mới được hình thành với lượng mới, lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến một giới hạn nhất định nó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt chất và lượng tạo nên con đường vận động lien tục, từ biến đổi dần dần tới nhảy vọt rồi lại biến đổi dần dần để chuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo, cứ thế làm cho sự vật không ngừng biến đổi và phát triển. c) Ý nghĩa phương pháp luận - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi muốn thay đổi về chất thì phải không ngừng tích lũy về lượng. - Khi tích lũy đủ về lượng phải thực hiện bước nhảy để chuyển sang chất mới. - Để chuyển sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất chúng ta phải linh hoạt trong việc thực hiện những bước nhảy. - Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, phép biện chứng yêu cầu chúng ta trong quá trình nhận thức và trong hoạt động thực tiễn cần chống và tránh hai khuynh hướng sau: + Khuynh hướng “tả khuynh”: không chú ý đến quá trình tích lũy về lượng nhưng lại vội vàng, nôn nóng, chủ quan áp đặt những bước nhảy vọt khi chưa có đủ điều kiện. 44 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  45. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” + Khuynh hướng “hữu khuynh”: Chần chừ, do dự không dám thực hiện những bước nhảy vọt khi đã có đủ những điều kiện cần thiết. 2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập a) Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn - Mâu thuẫn: Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. - Quan điểm siêu hình thì ngược lại. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là các mặt đối lập. Mặt đối lập là gì? Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau nhưng tồn tại gắn bó với nhau trong một thể thống nhất hợp thành mâu thuẫn. * Tính chất chung của mâu thuẫn - Tính khách quan, phổ biến. - Tính đa dạng, phong phú. Phép biện chứng duy vật khẳng định, mâu thuẫn tồn tại khách quan phổ biến và đa dạng, phong phú trong tự nhiên, xã hội và tư duy và không chịu sự chi phối của ý thức con người. Trong tự nhiên, đó là mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm; giữa sức hút và sức đẩy; đồng hóa và dị hóa; giống đực và giống cái; sống và chết. Trong xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp bị bốc lột với giai cấp bốc lột; giữa thiện và ác; giữa tiến bộ và lạc hậu; giữa hòa bình và chiến tranh. Trong tư duy, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; giữa biện chứng và siêu hình; vô thần và hữu thần; chân lý và sai lầm. b) Quá trình vận động của mâu thuẫn Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. - Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, quy định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập. - Đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ, phủ định, chống đối nhau của các mặt đối lập. + Thống nhất của các mặt đối lập là tương đối. Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. + Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quá trình phát triển từ thấp đến cao. 45 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
  46. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Sự giải quyết mâu thuẫn không chỉ phụ thuộc vào bản chất và trình độ chín muồi của mâu thuẫn, mà còn phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể nhất định của sự tồn tại của nó. - Chuyển hóa giữa các mặt đối lập không phải là sự thay đổi vị trí của các mặt đối lập một cách giản đơn. Chuyển hóa giữa các mặt đối lập ở đây là sự chuyển hóa về chất. *Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển. - Đấu tranh giữa các mặt đối lập dẫn đến mâu thuẫn được giải quyết, khi mâu thuẫn được giải quyết sẽ làm cho sự vật không ngừng được đổi mới. Mâu thuẫn cơ bản của sự vật được giải quyết sẽ tạo ra bước nhảy của sự vật: sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. - Thông qua đấu tranh của các mặt đối lập, những gì lạc hậu, lỗi thời sẽ bị loại bỏ, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Như vậy, mâu thuãn và việc giải quyết mâu thuẫn chính là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển. * Nội dung quy luật mâu thuẫn: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới. c) Ý nghĩa phương pháp luận - Khẳng định tính khách quan của mâu thuẫn, phép biện chứng duy vật yêu cầu chúng ta muốn tìm hiểu mâu thuẫn thì phải tìm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng đó và muốn tìm bản chất của sự vật, hiện tượng thì phải phân đôi cái thống nhất và nhận thức từng bộ phận của nó. Muốn tìm bản chất của sự vật thì chúng ta phải xem xét các mặt đối lập bên trong bản thân mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. - Sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình sẽ có các mâu thuẫn khác nhau, do vậy, cần phải có những phương pháp cụ thể, phù hợp để giải quyết từng loại mâu thuẫn. - Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đó là phương pháp đấu tranh. - Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn xã hội là phải đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, phương pháp nhận thức là phương pháp duy vật biện 46 Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai