Bài giảng môn Kinh tế vĩ mô - ThS.Trần Mạnh Kiên

pdf 193 trang phuongnguyen 2950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kinh tế vĩ mô - ThS.Trần Mạnh Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_kinh_te_vi_mo_ths_tran_manh_kien.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Kinh tế vĩ mô - ThS.Trần Mạnh Kiên

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CƠ BẢN BỘ MÔN KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ VĨ MÔ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 Giảng viên: Ths.Trần Mạnh Kiên 1
  2. ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 1. Mã số môn học 2. Tổng số tín chỉ: 3 3. Điều kiện tham dự: Sau khi hoàn tất môn Kinh tế vi mô 4. Giảng viên: ThS. Trần Mạnh Kiên; Email: kienkinhte1@yahoo.com (sinh viên có thể add nick này hỏi bài cho nhanh). 5. Giới thiệu môn học Môn học giới thiệu những nét tổng quát về kinh tế vĩ mô; nội dung và ý nghĩa của các biến số kinh tế vĩ mô; những khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và một số vấn đề khác có liên quan. Môn học cũng giới thiệu một số mô hình căn bản và các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ 6. Mục tiêu của môn học Giúp sinh viên hiểu những khái niệm căn bản về kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp. Hiểu được một cách đại cương cách thức vận hành của nền kinh tế. Giúp sinh viên hiểu và giải thích được những hiện tượng kinh tế vĩ mô căn bản đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới cũng như lý do và hệ quả khi nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Giúp tạo cho sinh viên tư duy phê phán (critical thinking), cởi mở, biết nhìn một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, biết chấp nhận những quan điểm khác biệt, có cái nhìn ở tầm tổng thể về một vấn đề. Áp dụng được cách tư duy của của kinh tế học vào trong cuộc sống hàng ngày và nâng cao một số kỹ năng mềm khác (xem kỹ hơn ở trang cuối của đề cương). 7. Đề cương tổng quát Chương 1: Mười nguyên lý của kinh tế học Chương 2: Số liệu kinh tế vĩ mô - Giới thiệu một số chỉ tiêu trong kinh tế vĩ mô như GDP, CPI - Phương pháp tính các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia - Sử dụng các chỉ tiêu trong việc so sánh Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng cân bằng - Các yếu tố của tổng cầu 2
  3. - Mô hình xác định sản lượng cân bằng - Số nhân tổng cầu - Nghịch lý của tiết kiệm - Phân tích mô hình số nhân - Tác động của chính sách tài khóa Chương 4: Mô hình tổng cung-tổng cầu - Khái niệm về đường tổng cung-tổng cầu - Những yếu tố tác động vào tổng cung-tổng cầu - Sử dụng tổng cung-tổng cầu để lý giải các biến động kinh tế ngắn hạn Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ - Khái quát về tiền tệ và ngân hàng - Các công cụ của chính sách tiền tệ - Tác động của chính sách tiền tệ vào nền kinh tế Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp - Lạm phát - Thất nghiệp - Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở - Một số khái niệm về cán cân thanh toán - Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái - Các chính sách quản lí tỷ giá hối đoái Chương 8: Tăng trưởng kinh tế - Một số yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia - Các chính sách của nhà nước giúp kích thích tăng trưởng kinh tế Chương 9: Mô hình IS-LM - Khái niệm về đường IS-LM - Áp dụng mô hình IS-LM để đánh giá tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ 8. Tài liệu tham khảo [1]. Tài liệu bắt buộc: Nguyễn Văn Công (chủ biên) (2008). Giáo trình nguyên lý kinh tế học vĩ mô. Hà Nội: NXB Giáo dục. 3
  4. [2]. Tài liệu đọc thêm: Begg, D, R. Dornbusch and S. Fischer (2005). Kinh tế học. Bản dịch tiếng Việt. Hà Nội: NXB Thống kê, 2007 Dương Tấn Diệp (2007). Kinh tế vĩ mô. TP.Hồ Chí Minh: NXB Thống kê Mankiw, N.Gregory (2002). Nguyên lý kinh tế học (tập 2). Bản dịch tiếng Việt. Hà nội: NXB Thống kê, 2004 Samuelson, P.A and W. D. Nordhaus (1995). Kinh tế học (tập 2). Bản dịch tiếng Việt. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 1997 Và một số quyển sách khác về kinh tế vĩ mô có bán trên thị trường. Khuyến khích tham khảo tài liệu tiếng Anh. Về sách bài tập có thể tham khảo sách Bài tập nguyên lý kinh tế học vĩ mô của Nguyễn Văn Công (chủ biên) (dùng kèm sách giáo khoa) hoặc sách bài tập của Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh hay của Học viện Tài chính có trong thư viện. Vài website về kinh tế nên tham khảo: - (Trang của TS.Trần Hữu Dũng) - (Thời báo kinh tế Việt Nam) - (Blog của TS.Lê Hồng Giang) - (Thời báo Kinh tế Sài gòn) - (Ngân hàng Nhà nước) - (Tổng cục Thống kê) - - (website của giảng viên Nguyễn Hoài Bảo, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, có nhiều bài giảng, bài tập, đề thi và một số sách kinh tế học nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt). - (Hướng dẫn phương pháp học tập) Ngoài các sách giáo khoa, sinh viên nên tham khảo một sách nổi tiếng, dễ đọc có liên quan tới chủ đề môn học như: Charles Wheelan. Đôla hay lá nho. Alpha Books & NXB Lao động – Xã hội Henry Hazlitt. Hiểu kinh tế qua một bài học. NXB Tri thức Paul Krugman. Sự trở lại của kinh tế học suy thoái. DTBooks & NXB Trẻ Todd G. Buchholz. Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối. NXB Tri thức. (Lưu ý, phần viết về Marx trong cuốn sách không có trong sách in mà có trên mạng. Vào Google gõ: “Karl Marx-New Ideas From Dead Economists” sẽ ra đường dẫn 4
  5. Daniel Yergin và Joseph Stanislaw. Những đỉnh cao chỉ huy - Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới. NXB Tri thức Thomas L.Friedman. Thế giới phẳng. NXB Trẻ (có bản ebook trên mạng) Thomas L.Friedman. Chiếc Lexus và cây Olive. NXB Khoa học xã hội (có bản ebook trên mạng) Phil Rosenzweig. Hiệu ứng hào quang. VNN Publishing & NXB Tri thức Tham khảo thêm về một số cuốn sách được giới thiệu trong bài: Khánh Châu (2009). “Những cuốn sách kinh tế toàn dân nên đọc!”. Tuần Việt nam. 9. Phân bổ chương trình học dự kiến (9 buổi, mỗi buổi 5 tiết) Lưu ý: Dưới đây giảng viên sẽ cung cấp một số bài đọc thêm có liên quan tới chủ đề bài học (các bài này có trên mạng, chỉ cần lên Google, gõ tên bài viết trong ngoặc kép “ ” và nhất nút Search là sẽ thấy đường link). Đây là những bài bắt buộc phải đọc. Buổi Nội dung Sách 1 Chương 1: 10 nguyên lý của kinh tế học và Nguyên lý kinh tế học vĩ cách tư duy như một nhà kinh tế mô, Nguyễn Văn Công (chủ biên), tr.5-26 (dưới đây viết tắt là SGK) Bài đọc thêm Chương 1: Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard. Bài thảo luận chính sách số 1: Lựa chọn thành công, Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho Việt Nam; - Bài thảo luận chính sách số 2: Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách - Bài thảo luận chính sách số 3: Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất ổn vĩ mô - Bài thảo luận chính sách số 4: Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất Vũ Minh Khương. Nền móng phát triển và mệnh lệnh cải cách Vũ Minh Khương. Chặt cầu để tiến lên? Daron Acemoglu. Điều gì làm một quốc gia trở nên giàu có 2 Chương 2: Số liệu kinh tế vĩ mô SGK: tr.27-62 Bài đọc thêm Chương 2: Thái Trinh. GDP và mấy ngộ nhận thường gặp. 5
  6. Nguyễn Trung. “Lời nguyền tài nguyên” và nguy cơ của một nước làm thuê. Vũ Huyền. Cái bẫy tài nguyên Trần Văn Thọ. Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt – Trung Trung Quốc nhận thức về tổng sản phẩm quốc nội GDP 3 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng SGK: tr.142-187 Bài đọc thêm Chương 3: Phạm Mạnh Hà. Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế. Kiều Oanh. So sánh suy thoái hiện nay và Đại suy thoái 1930 4 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng (tiếp) Bài đọc thêm Chương 3: Nước nào nợ nhiều nhất? Thắt chặt hay không thắt chặt? www.Cafef.vn Vũ Quang Việt. Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công? Hoàng Hải Vân. Nhà nước mạnh nhà nước yếu (bài đầu tiên trong loạt bài) Trần Đức Nguyên. Ai nuôi nhà nước Lê Hồng Giang. Nội lực nhà nước lấn át 5 Chương 4: Mô hình tổng cung-tổng cầu SGK: tr 125-141 Bài đọc thêm Chương 4: Kgrugman, Paul. Kinh tế học, vì sao nên nỗi? Trần Hữu Dũng. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng kinh tế (học) Hoàng Hải Vân. Bi kịch Mugabe. Tại sao kinh tế Nhật "thất thế"? 6 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách SGK: tr.188-217 tiền tệ Bài đọc thêm Chương 5: Khủng hoảng ngân sách sẽ sớm tấn công nước Mỹ Lê Hồng Giang. Xin đừng hiểu nhầm khái niệm “in” tiền 6
  7. Lê Hồng Giang. Quy mô ngân hàng và nguy cơ sụp đổ hệ thống Ngọc Danh. Không có tập đoàn nào lớn đến mức không thể sụp đổ Doãn Hữu Tuệ. Mô hình nào cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam Minh Tuấn (dịch). Ngân hàng trung ương chỉ nên độc lập tương đối Bỏ quy định lãi suất, vì dân hay vì lợi ích cục bộ Nguyễn Quang A. Vì lợi ích cục bộ của hệ thống ngân hàng hay của ai? Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế. Bùi Kiến Thành. Nhà nước bù chênh lệch lãi suất: Nên hay không? Anh Quân. Kích cầu “không giống ai” để tránh bẫy thanh khoản 7 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ (tiếp theo) 8 Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp SGK: tr.106-123; tr.218- 240; tr.241-266 9 Chương 7: Nền kinh tế mở + Kiểm tra giữa kỳ (nộp tiểu luận cá nhân) Bài đọc thêm Chương 7: Huỳnh Thế Du. Thị trường tiền tệ và bộ ba bất khả thi IMF thay đổi quan điểm về kiểm soát vốn 10. Đánh giá - Tiểu luận cá nhân (25% điểm) - Tiểu luận nhóm (25% điểm) - Thi cuối kỳ (50% điểm). Được sử dụng tài liệu. Gồm: trắc nghiệm (15 câu) + bài tập + tình huống. Chỉ thi những chương có giảng trên lớp. 11. Một số qui định về học tập - Sinh viên phải có trách nhiệm học lại bài cũ, đọc trước bài mới, thực hiện các chủ đề mà giảng viên giao về nhà làm. Đầu giờ mỗi buổi học giảng viên sẽ tiến hành kiểm tra, ai không thực hiện đúng qui định sẽ bị trừ vào điểm giữa kỳ. - Sinh viên phải đọc các bài đọc thêm được qui định ở mỗi chương. Nếu giảng viên kiểm tra mà sinh viên không nhớ được những ý chính trong bài cũng sẽ 7
  8. bị trừ điểm (để nhớ được những ý chính trong bài đọc thêm, sau khi đọc xong, sinh viên nên ghi lại những ý quan trọng nhất của bài). - Sinh viên nghỉ học phải có lý do chính đáng và xin phép trước. Nếu giảng viên gọi tên kiểm tra bài mà vắng mặt không có lý do, không xin phép trước sẽ bị trừ điểm như người không học bài. (Nếu có thể được nên thu xếp tham gia học bù buổi vắng mặt ở lớp khác). 12. Phương pháp học tập - Do thời gian học ngắn, khối lượng kiến thức lại rất nhiều và khó nên sinh viên phải chủ yếu tự học thông qua tự đọc slide, các tài liệu do giảng viên giới thiệu, tài liệu trong thư viện và từ các nguồn khác. Giảng viên chỉ giải thích những vấn đề quan trọng trên lớp. - Cùng một vấn đề lý thuyết sinh viên cố gắng tham khảo từ nhiều giáo trình khác nhau để hiểu sâu hơn. - Cần cố gắng đọc càng nhiều càng tốt các bài báo kinh tế có liên quan tới môn học từ báo chí, tạp chí khoa học, sách (ít nhất là phải đọc các bài đã được giới thiệu ở trên) Cố gắng vận dụng lý thuyết đã học để hiểu các vấn đề diễn ra trong thực tế. Việc tự đọc, tự học, tự hiểu, tự vận dụng mới chính là cách tốt nhất đế nhớ, đào sâu và nắm chắc kiến thức về môn học để chuẩn bị cho quá trình tự học và tự nâng cao chính mình sau này (không chỉ môn học này mà là tự học các kiến thức cần thiết nói chung sau khi đi làm). - Hoàn thành các chủ đề mà giảng viên giao về nhà. Đây là cơ hội tốt để sinh viên có dịp tìm hiểu thêm về các chủ đề then chốt của môn học trong thực tế, rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tài liệu, tự nghiên cứu, khả năng tổng hợp - Trong quá trình học, sinh viên cần tận dụng cơ hội để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, thuyết trình Nâng cao kỹ năng tìm tài liệu trên Internet. - Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi trực tiếp tại lớp! Sinh viên có thể đặt câu hỏi qua mail hay YM nhưng cách tốt nhất để tập tính tự tin chính là đặt câu hỏi ngay tại lớp, trước mặt mọi người. Trong quá trình giảng viên giảng, các sinh viên có thể đặt câu hỏi vào bất cứ lúc nào và trách nhiệm của giảng viên là phải giải đáp thắc mắc của sinh viên nên sinh viên không cần ngại ngùng gì cả (ít nhất trong giờ của tôi!). 8
  9. 13. Ghi chú Để các bạn hiểu hơn mục tiêu của một sinh viên khi học đại học, dưới đây tôi xin trích tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học thế giới về một sinh viên hiện đại. Sinh viên phải là người: 1. Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực; 2. Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ làm duy nhất; 3. Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều đã được định sẵn; 4. Biết đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải đúng; 5. Có kỹ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân thủ theo sự phân bậc quyền uy; 6. Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp giỏi, các nhà lãnh đạo xuất sắc chứ không chỉ trở thành những người làm công ăn lương; 7. Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụng những kiến thức đã biết; 8. Biết kết luận, phân tích đánh giá chứ không chỉ thuần tuý chấp nhận; 9. Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai; 10. Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc; 11. Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động; 12. Chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ tuân thủ điều đơn nhất; 13. Biết phát triển chứ không chỉ chuyển giao KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA KHỎI TÌNH TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA. VỊ THÀNH NIÊN là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành niên này là do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác. Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! đó là câu phương châm của Khai Sáng (Trích: “Khai sáng là gì”, I.Kant) 9
  10. HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC CỦA TIỂU LUẬN CÁ NHÂN Tiểu luận được trình bày trên trang giấy A4, lề trái 3cm, lề phải 2,5cm, lề trên 2,5cm và lề dưới 2,5cm. Phần Header để: Họ và tên sinh viên, lớp (font Times News Roman, size 13, in nghiêng). Ví dụ: Nguyễn Văn A, lớp 101_T8 Phần nội dung trình bày tiếp như sau: TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ (font Times News Roman, size 15, chữ hoa, in nghiêng, căn giữa) CÁC BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TĂNG NGHÈO ĐÓI TẠI VIỆT NAM (Tiêu đề của tiểu luận font Times News Roman, size 17, chữ hoa, căn giữa) Phần nội dung dùng font Times News Roman, size 13, in đứng. Phần Paragraph chọn: Alignment (Jusitfy), Spacing (Before, After: 6pt), Special (First line, 1.27cm), Line Spacing (At least). Các bạn chú ý là nếu trích dẫn nguyên văn từ tài liệu khác thì phải để câu trích dẫn trong ngoặc kép và để nguồn. Ví dụ: “Ăn thịt heo tai xanh không có hại” (Trần Văn B, Báo Tiếng vang, số 13, ngày 13/1/2009). Nếu chỉ trích ý thì cần để nguồn đã trích. Độ dài tiểu luận: tối thiếu 8 trang và tối đa 12 trang (không kể Mục lục và Tài liệu tham khảo). Không cần đóng bìa, chỉ bấm góc. In 1 mặt giấy và 2 mặt giấy đều được. Phần nội dung có thể trình bày thành các mục như sau: 1. Mở đầu Giới thiệu về thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2. Nguyên nhân Đưa ra các nguyên nhân theo các bạn đã dẫn tới tình trạng trên 3. Kiến nghị và giải pháp Nếu cần thiết, các bạn hãy đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để khắc phục những thiếu sót, bất cập đã nêu trong phần 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
  11. Liệt kê một số tài liệu tham khảo (sách, bài báo, link từ internet ). Để biết cách ghi tài liệu tham khảo theo chuẩn mực quốc tế, các bạn nên tham khảo các tài liệu dưới đây:  Vào Google gõ: “tài liệu hướng dẫn trình bày tiểu luận”, Fulbright.  Vào Google gõ: “hướng dẫn chung về cách tham khảo và trích dẫn” (sẽ tìm ra file: Tap_chi_Cach_viet_Tai_lieu_tham_khao.doc) Một số tiêu chí để chấm điểm tiểu luận: - Hàm lượng thông tin (chứng tỏ tác giả có chịu khó tham khảo từ nhiều tài liệu) - Cấu trúc rõ ràng, logic (chứng tỏ tác giả hiểu rõ vấn đề đang viết và có tư duy khoa học). - Biến được tư liệu tham khảo thành giọng văn của mình - Tham khảo được từ tài liệu tiếng Anh - Làm đề tài khó, có ý tưởng riêng, độc đáo sẽ được điểm tốt hơn Sinh viên cần lưu ý nếu có thắc mắc về hướng đề tài có phù hợp với nội dung môn học hay không phải hỏi giảng viên để được hướng dẫn thêm. Để thực hiện tốt một tiểu luận cá nhân, tiểu luận nhóm nói riêng và một đề tài nghiên cứu khoa học nói chung, các bạn nên tham khảo các sách báo về Phương pháp nghiên cứu khoa học (mua ở nhà sách hoặc đọc trong thư viện) hoặc có thể dùng các tài liệu miễn phí sau:  Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học (Vào google gõ: “phương pháp nghiên cứu khoa học” "nguyễn thanh phương”)  Phương pháp Nghiên cứu khoa học (gõ: “phương pháp nghiên cứu khoa học” “nguyễn bảo vệ”)  Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học (gõ: “Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học” “hoàng văn châu”) 11
  12. Nguy ễn V ăn A, l ớp DH23NH23 TIÊU LU ẬN MÔN KINH T Ế VI MÔ CUNG VÀ C ẦU TH NT HEO TAI XANH Ở VI ỆT NAM 1. Mở đầ u 2. Nguyên nhân 3. Ki ến ngh ị và gi ải pháp TÀI LI ỆU THAM KH ẢO
  13. HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN TIỂU LUẬN NHÓM Trang bìa (Có mẫu ở dưới) Từ trang 2 gồm có: 1. MỞ ĐẦU (viết hoa, in đậm) Giới thiệu ngắn gọn về lí do và mục đích của tiểu luận 2. NỘI DUNG (tên của mục này do các bạn tự đặt nhưng nó là phần nội dung chính của tiểu luận) 2.1 (chữ thường, in đậm) 2.2 . Không dùng chữ La Mã: I, II Có thể dùng tới tiểu mục cấp 3: 2.1.1; 2.1.2 Tiểu mục cấp 3 viết bằng chữ thường, in nghiêng. Nếu còn nữa thì dùng: a, b, c (chữ thường) 3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Nếu các bạn thấy cần có giải pháp thì đề xuất ngắn gọn, không cần thì thôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO (Trang cuối) Cách ghi tài liệu tham khảo sao cho chuẩn tương đối phức tạp. Do đây chỉ là tiểu luận ngắn, ít tham khảo từ sách nên tôi cũng không yêu cầu cao lắm. Bạn nào có khả năng có thể tham khảo phần ghi tài liệu tham khảo của các sách nước ngoài hoặc các tài liệu hướng dẫn ở trên để học tập. Các tài liệu tham khảo từ Internet nên đưa thêm link. Lưu ý: Trong bài tiểu luận chỉ dùng 1 font chữ Time News Roman. Không kẻ border cho trang. Không cần dùng header hay footer. Chỉ đánh số trang. Phần nội dung cũng như Tiểu luận cá nhân, dùng font Times News Roman, size 13, in đứng. Phần Paragraph chọn: Alignment (Jusitfy), Spacing (Before, After: 6pt), Special (First line, 1.27cm), Line Spacing (At least). 12
  14. - Tiểu luận nhóm dài ít nhất 12 trang, nhiều nhất 20 trang (không kể Mục lục và Tài liệu tham khảo). - Nên chèn thêm bảng biểu và hình vẽ minh họa. - Chú ý sửa lỗi chính tả. - Khuyến khích tham thảo từ tài liệu sách, báo tiếng nước ngoài. - Tiêu chí đánh giá tiểu luận nhóm cũng gần tương tự với tiểu luận cá nhân nhưng ở mức độ cao hơn (vì nhiều người làm) - Tiểu luận nhóm cần đóng bìa giấy hay nhựa cũng được 13
  15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LỚP . (font Time News Roman, size 14, viết hoa, chữ đậm, căn giữa) TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ (font Time News Roman, size 15, viết hoa, chữ thường, in nghiêng, căn giữa) TÊN TIỂU LUẬN (font Time News Roman, size 18, viết hoa, chữ đậm, căn giữa) NHÓM: (tên xếp theo thứ tự a, b, c) Nguyễn Văn A Trần Văn B . GVHD: TP.Hồ Chí Minh, /2010 (Lưu ý: Trang bìa trình bày đơn giản, không chèn thêm hình) 14
  16. NBER WORKING PAPER SERIES BANKING PANICS AND THE ORIGIN OF CENTRAL BANKING Gary Gorton Lixin Huang Working Paper 9137 NATIONAL BUREAU OF ECONOMIC RESEARCH1050 Massachusetts AvenueCambridge, MA 02138September 2002 The views expressed in this paper are those of the authors and not necessarily those of the National Bureau of Economic Research. © 2002 by Gary Gorton and Lixin Huang. All rights reserved. Short sections of text, not to exceed two paragraphs, may be quoted without explicit permission provided that full credit, including © notice, is given to the source. 15
  17. 4/23/2010 Đ I C ƯƠ NG QUI TRÌNH TH C HI N M T Đ TÀI NCKH 1 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 TỔNG QUAN  NCKH là gì và t i sao sinh viên nên NCKH  Các b ư c th c hi n m t đ tài NCKH  Vài kinh nghi m tìm s li u và tài li u tham kh o  Cách ghi tài li u tham kh o và chú d n 2 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 1
  18. 4/23/2010 MT S TÀI LI U NÊN THAM KH O Ngoài các sách báo v Ph ươ ng pháp nghiên c u khoa h c (mua nhà sách ho c đ c trong th ư vi n) có th dùng các tài li u mi n phí sau:  Bài gi ng môn ph ươ ng pháp nghiên c u khoa h c (Vào google gõ: “ph ươ ng pháp nghiên c u khoa h c” "nguy n thanh ph ươ ng”) PP-NCKH Nguyen Thanh Phuong.pdf  Ph ươ ng pháp Nghiên c u khoa h c (gõ: “ph ươ ng pháp nghiên c u khoa h c” “nguy n b o v ”) PP-NCKH 2.pdf  Làm th nào đ vi t t t m t lu n v ăn khoa h c (gõ: “Làm th nào đ vi t t t m t lu n v ăn khoa h c” “hoàng v ăn châu”) huong dan nckh-hoang van chau.doc 3 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 NCKH LÀ GÌ VÀ T I SAO SINH VIÊN NÊN NCKH  Tăng thêm ki n th c  Thay đ i nh n th c (d n tr nên ng ư i có t ư duy đ c l p, phê phán và sáng t o)  Rèn luy n k n ăng t h c, ham h c  Rèn luy n k n ăng làm vi c nhóm  Tr nên duy lý h ơn  Tr nên c n tr ng, bi t l ng nghe t nhi u phía, ci m , b t thiên ki n, không k t lu n v i vã Không c n đ t n ng tính ng d ng trong th c t c a đ tài NCKH sinh viên 4 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 2
  19. 4/23/2010 CÁC B Ư C Đ TH C HI N M T Đ TÀI NCKH  Ch n ch đ nghiên c u  Đ t tên đ tài  Xây d ng đ c ươ ng  Th c hi n đ tài 5 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 CH N CH Đ NGHIÊN C U Có th tìm ch đ nghiên cu t nhi u ngu n: ham thích và chán nn, t nguy n hay b ép bu c, t giáo viên hay bn bè , thông báo NCKH SV.doc Đ TÀI CA TP CHÍ.doc Các nguyên tc ch n ch đ : - Có s hng thú vi đ tài đó (điu ki n tiên quy t) - Phù hp vi kh năng (trình đ , th i gian, kinh phí ) - Nu đang là mi quan tâm chung ca nhi u ng ư i thì càng tt 6 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 3
  20. 4/23/2010 Đ T TÊN Đ TÀI Vài nguyên t c đ t tên đ tài  Đ t tên ph i d hi u, rõ ngh ĩa  Tên c g ng làm rõ đư c n i dung và ph m vi nghiên c u  Mang tính khoa h c, trung tính  Tránh nh ng tên đ tài d ng đao to búa l n: hoàn thi n, quy t tâm huong dan nckh-hoang van chau.doc 7 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 XÂY D NG Đ C ƯƠ NG  Xây d ng đ c ươ ng r t quan tr ng nh ưng ch là b ư c đi kh i đ u. Quá trình làm đ tài có th không nh t thi t theo hoàn toàn đúng v i đ c ươ ng đã l p PP-NCKH Nguyen Thanh Phuong.pdf 8 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 4
  21. 4/23/2010 CU TRÚC THÔNG TH Ư NG C A M T Đ TÀI NCKH  Ch ươ ng 1 Kích c u.pdf IMF.pdf Đim l i các lý thuy t, các ý t ư ng v ch đ này đã đư c các tác gi khác đ c p t i. Kinh nghi m c a các tr ư ng h p khác  Ch ươ ng 2 Th c tr ng v n đ nghiên c u. Xác đ nh nguyên nhân ca v n đ . Đư a ra mô hình Ph n nh giày dép h ơn n hôn đ u.mht Th ng Kê ng D ng Trong.mht  Ch ươ ng 3 Mt s các khuy n ngh v chính sách Mu ch t c a 1 đ tài NCKH là tính logic và có ý t ư ng 9 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 VÀI KINH NGHI M TÌM TÀI LI U Các ngu n tìm tài li u cho d ng đ tài v ĩ mô - Sách, t p chí khoa h c th ư vi n: nhi u s li u có tính tin c y cao - Các t ch c IMF, Worldbank, CIA Factbooks, EIU (nhi u tài li u tính phí có th tìm th y trên , trang web c a TS.Tr n H u D ũng) - Nên gõ t khóa và thêm các c m t nh ư pdf, doc, ho c filetype: pdf ho c doc. Các ngu n tài li u cho các d ng đ tài khác: th ư ng ph i tìm trên m ng, trang web c a các t ch c chuyên ngành, các t p chí chuyên ngành ho c t điu tra 10 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 5
  22. 4/23/2010 CÁCH GHI TRÍCH D N VÀ TÀI LI U THAM KH O Ti sao c n h c cách ghi trích d n và tài li u tham kh o? Financial Economics.pdf  Tăng tính chuyên nghi p c a bài vi t  Đ ch ng t s trung th c trong nghiên c u plagiarism.pps (vào goole gõ: “ đ o v ăn” “Nguy n Hoàng B o”) Vài cách ghi tài li u tham kh o theo chu n qu c t  Gõ: “tài li u h ư ng d n trình bày ti u lu n” hinh thuc tieu luan- Fulbright.pdf  Gõ: “h ư ng d n chung v cách tham kh o và trích dn” Tap_chi_Cach_viet_Tai_lieu_tham_khao.doc 11 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 KT LU N  Nghiên c u khoa h c nói chung r t c c nh ưng thành qu c a nó đem l i x ng đáng đ n bù l i đư c s m t m i và chán n n do ti n hành nghiên c u!!! Cm ơn các b n đã b (phí?) th i gian tham d bu i thuy t trình ngày hôm nay 12 Tr ần M ạnh Kiên 4/23/2010 6
  23. CHƯƠNG 1 MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC & CÁCH TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ KINH TẾ HỌC  “Kinh tế học là môn học nghiên cứu loài người trong cuộc sống thường nhật của họ”. (Alfred Marshall) Vi du\gia hàng hóa cao.mht Vi du\Bí mật động trời.mht Vi du\Nghịch lý phát triển.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 2 Nền kinh tế . . . . . . Thuật ngữ kinh tế (economy) bắt nguồn từ tiếng Hy lạp có nghĩa là: “người quản lý một hộ gia đình”. Vi du\Kinh tế học – Wikipedia.mht  Một hộ gia đình và một nền kinh tế phải đối mặt với nhiều quyết định:  Ai sẽ làm việc?  Loại hàng hóa nào sẽ được sản xuất và sản xuất bao nhiêu?  Loại tài nguyên nào nên được sử dụng trong sản xuất?  Nên bán hàng hóa với giá nào? 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 3 1
  24. MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC Xã hội và nguồn lực khan hiếm:  Khan hiếm (Scarcity). . . có nghĩa là xã hội chỉ có một nguồn lực có giới hạn và do đó không thể sản xuất mọi loại hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn.  Việc quản lý nguồn lực của một xã hội rất quan trọng bởi vì nguồn lực luôn khan hiếm. Kinh tế học (Economics) là một ngành học nghiên cứucáchthức để xã hộicóthể quảnlý các nguồnlực khan hiếmcủa nó. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 4 MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC Con người ra quyết định như thế nào? 1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi 2. Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó 3. Con người duy lí suy nghĩ tại điểm cận biên 4. Con người phản ứng với các kích thích Con người tương tác với nhau thế nào? 5. Thương mại làm mọi người đều có lợi 6. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế 7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường Nền kinh tế như một tổng thể vận hành như thế nào? 8. Mức sống của 1 quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó 9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền 10. Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 5 NGUYÊN LÝ 1: CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐÁNH ĐỔI  Ngạn ngữ Phương Tây: “Không có bữa ăn trưa miễn phí!” (There is no such thing as a free lunch!) hoặc “Cái gì cũng có giá của nó!”. Vi du\Bô xít-Võ nguyên Giáp.mht Vi du\Lê Quang Bình.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 6 2
  25. NGUYÊN LÝ 1: CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐÁNH ĐỔI Để có một thứ gì đó, chúng ta thường phải hi sinh một thứ khác:  Súng đánh đổi bơ Vi du\Bac trieu tien doi.mht Vi du\Bac trieu tien 2.mht Vi du\My-Sung va bo.mht Vi du\cứu người chết đuối.mht  An toàn đánh đổi lợi nhuận  Thời gian thư giãn đánh đổi làm việc  Hiệu quả đánh đổi công bằng Đưa ra quyết định đòi hỏi đánh đổi một mục tiêu lấy một mục tiêu khác 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 7 NGUYÊN LÝ 1: CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐÁNH ĐỔI  Hiệu quả hay công bằng  Hiệu quả (Efficiency) có nghĩa rằng xã hội có được nhiều nhất có thể từ nguồn lực có hạn của nó;  Công bằng (Equity) có nghĩa rằng lợi ích của những nguồn lực trên được phân phối hợp lý (fairly) giữa các thành viên của xã hội.  Khi chính phủ thực hiện các chính sách tái phân phối giúp công bằng hơn thì cũng thường làm hại tới hiệu quả của nền kinh tế hay nói cách khác, khi cố cắt miếng bánh ra các phần đều nhau hơn, chính phủ đã làm chiếc bánh nhỏ lại Vi du\Cuba lương cào bằng.mht Vi du\Cuba sắp hết giấy vệ sinh.mht Vi du\nguoi giau duoc loi.mht Vi du\kinh te nong thon.mht Vi du\cau chuyen Z30.mht Vi du\Tranh cãi quyết liệt 9/5/2010về thuế.mht Vi du\Hạ mức chịu thuế.mht Trần Mạnh Kiên 8 NGUYÊN LÝ 2: CHI PHÍ CỦA MỘT THỨ LÀ CÁI MÀ BẠN PHẢI TỪ BỎ ĐỂ CÓ ĐƯỢC NÓ  Vì con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi nên quá trình ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí (cost) và lợi ích (benefit) của các đường lối hành động khác nhau:  Liệu nên đi học hay đi làm?  Liệu nên đến lớp hay ở nhà ngủ?  Song trong nhiều trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu hiện ban đầu của chúng.  Chi phí cơ hội của một thứ là những cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 9 3
  26. NGUYÊN LÝ 3: NGƯỜI DUY LÝ SUY NGHĨ TẠI ĐIỂM CẬN BIÊN  Các thay đổi biên thường nhỏ, được điều chỉnh tăng lên dần theo hành động đang diễn ra. Con người thường phải lựa chọn mức biên hơn là lựa chọn tổng thể.  Con người duy lí (rational) ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên. Người duy lí chỉ hành động khi lợi ích cận biên vượt chi phí cận biên. Vi du\Đếm tiền có lợi cho sức khỏe.mht Vi du\Bí quyết giầu nhanh.mht Vi du\Hạnh phúc qui ra tiền.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 10 NGUYÊN LÝ 4: CON NGƯỜI ĐÁP ỨNG LẠI CÁC KHUYẾN KHÍCH  Vì mọi người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích nên hành vi của họ có thể thay đổi khi ích lợi hoặc chi phí thay đổi, tức là mọi người phản ứng với các kích thích.  Các nhà hoạch định chính sách công cộng không bao giờ được quên các kích thích, vì nhiều chính sách làm thay đổi lợi ích hoặc chi phí mà mọi người phải đối mặt và bởi vậy làm thay đổi hành vi của họ. Vi du\130 kiến nghị cho giáo dục.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 11 NGUYÊN LÝ 5: THƯƠNG MẠI LÀM CHO MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ LỢI  Mọi người có thể thu được lợi ích từ việc trao đổi thương mại với những người khác  Cạnh tranh mang lại lợi ích trong thương mại  Thương mại cho phép mọi người chuyên môn hóa trong những công việc mà họ thành thạo nhất Vi du\malaysia.mht Vi du\Điều khoản Mua hàng Mỹ.mht Vi du\Obama-vỏ xe.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 12 4
  27. NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ  Một nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các nguồn lực được phân phối thông qua các quyết định phi tập trung của nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình khi họ tương tác trên thị trường hàng hóa và dịch vụ Vi du\Vong kim co.mht Vi du\Anh bao cap.doc Vi du\Tư Duy Kinh Tế Việt Nam.mht  Các hộ gia đình quyết định họ nên mua và nên làm cái gì.  Các doanh nghiệp quyết định họ nên thuê ai và nên sản xuất cái gì. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 13 NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ  Adam Smith đã quan sát thấy rằng các hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác trên thị trường hành động như thể họ được hướng dẫn bởi một bàn tay vô hình (invisible hand).  Do giá cả hướng dẫn nên các tác nhân trong nền kinh tế sẽ làm điều tốt nhất cho mình và qua đó mang lại lợi ích tối đa cho xã hội. Ông cổ vũ cho nguyên tắc tự do kinh doanh, nhà nước không can thiệp vào thị trường (laissez – faire).  Nhưng do các hộ gia đình và doanh nghiệp chỉ xem xét giá cả khi quyết định mua hoặc bán nên họ sẽ không tính đến các chi phí xã hội của các hành động của họ. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 14 NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ  “Không phải nhờ lòng nhân từ của những người bán thịt, chủ cửa hàng rượu hay người bán bánh mì mà chúng ta có được bữa tối mà chính là nhờ lợi ích riêng của họ Mỗi cá nhân thường không có ý chăm lo cho lợi ích cộng đồng, cũng như không biết rằng điều mình làm sẽ đem lại ích lợi cho cộng đồng. Anh ta chỉ nhắm tới lợi ích riêng của mình và trong trường hợp này, cũng giống như nhiều trường hợp khác, anh ta được dẫn dắt bởimột bàn tay vô hình để thực hiện một sứ mệnh mà anh ta không hề có dự định thực hiện. Song không phải lúc nào cũng là tồi tệ với xã hội nếu điều đó nằm ngoài dự định của anh ta. Bằng cách theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh ta thường xuyên thúc đẩy lợi ích cộng đồng một cách hiệu quả hơn cả khi anh ta thực sự có ý định làm như vậy”. Adam Smith (1723-1790) Vi du\hoa thuc liet truyen.doc Vi du\mùa hè xanh.mht Vi du\hon nhan han quoc.mht Vi du\Lực điền ế vợ.mht Vi du\cam van gai lang.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 15 5
  28. NGUYÊN LÝ 7: CHÍNH PHỦ ĐÔI KHI CÓ THỂ CẢI THIỆN KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG  Thất bại thị trường (Market failure) xảy ra khi thị trường thất bại trong việc phân bố nguồn lực một cách có hiệu quả  Khi thị trường thất bại chính phủ có thể can thiệp để kích thích hiệu quả và công bằng 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 16 NGUYÊN LÝ 7: CHÍNH PHỦ ĐÔI KHI CÓ THỂ CẢI THIỆN KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG  Thất bại thị trường có xảy ra do:  Một ngoại ứng (externality), là ảnh hưởng từ hành động của một người hoặc một doanh nghiệp tới những người bên ngoài Vi du\Khac tinh cua “dinh tac”.mht Vi du\bà già và đinh tặc.mht  Sức mạnh thị trường (market power), đây là khả năng của một người hay một doanh nghiệp đơn lẻ gây ảnh hưởng một cách quá mức, không chính đáng tới giá cả thị trường 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 17 NGUYÊN LÝ 8: MỨC SỐNG CỦA MỘT QUỐC GIA PHỤ THUỘC VÀO NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA NÓ  Hầu hết những sự khác nhau trong mức sống giữa các quốc gia được giải thích bởi năng suất của chúng. Các cách giải thích khác chỉ đóng vai trò thứ yếu. Vi du\Daron Acemoglu.mht  Năng suất (Productivity) là số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong mỗi giờ của người lao động. Vi du\Big Mac.mht  Nguyên lý 70/x 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 18 6
  29. NGUYÊN LÝ 9: GIÁ CẢ SẼ TĂNG LÊN KHI CHÍNH PHỦ IN QUÁ NHIỀU TIỀN  Lạm phát (Inflation) là sự tăng lên trong mức giá chung của nền kinh tế  Một trong những nguyên nhân của lạm phát là sự tăng lên của khối lượng tiền tệ  Khi chính phủ in ra một số lượng lớn tiền tệ, giá trị của chúng giảm xuống  Tháng 1/1921, giá 1 tờ báo ở Đức là 0,3 mark. 11/1922 nó có giá: 70.000.000 mark!!! Vi du\Zimbabwe bỏ 12 chữ số.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 19 NGUYÊN LÝ 10: XÃ HỘI PHẢI ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP  Đường cong Philips Lạm phát minh họa sự đánh 8 đổi giữa lạm phát và 7 thất nghiệp: 6 5 Lạm phát  4 Thất nghiệp 3 2 Đây là sự đánh đổi Đường cong Phillips 1 ngắn hạn! Vi du\Châu Âu lạm phát hạ nhiệt, thất nghiệp tăng.mht 1324685 7 Thất nghiệp 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 20 Đường Phillips ở Mỹ giai đoạn 1950 và 1960 9 8 7 6 1966 5 1967 4 1956 1968 1965 3 1964 Rate of Inflation of Rate 1963 1959 2 1957 1958 1962 1960 1 1961 0 02468 Unemployment Rate Principles of Macroeconomics Ch. 21 Second Canadian Edition 7
  30. TÓM TẮT  Khi các cá nhân ra quyết định, họ phải đối mặt với sự đánh đổi giữa các mục tiêu khác nhau  Chi phí của bất kỳ hành động nào được đo lường bằng các cơ hội đã mất đi  Con người duy lý đưa ra các quyết định bằng việc so sánh giữa lợi ích và chi phí cận biên  Con người thay đổi hành vi để đáp ứng lại các kích thích  Thương mại có thể đồng thời làm lợi cho các bên tham gia  Thị trường luôn là phương cách tốt để phối hợp sự trao đổi giữa con người  Chính phủ có khả năng cải thiện kết quả thị trường nếu có một số thất bại thị trường hoặc nếu thị trường gây ra sự bất bình đẳng  Năng suất là nguồn gốc nền tảng của mức sống  Tăng trưởng tiền tệ là nguồn gốc căn bản của lạm phát  Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 22 2 TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 23 TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ  Mọi ngành khoa học đều có các thuật ngữ của chúng:  Toán học  Tích phân  Tiên đề  Không gian véc tơ  Tâm lý học  Cái ngã  Cái tôi  Nhận thức  Triết học  Biện chứng  Tư biện  Siêu hình  Kinh tế học  Cung  Chi phí cơ hội  Độ co giãn  Thặng dư người tiêu dùng 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 24 8
  31. TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ  Kinh tế học dạy bạn cách :  Suy nghĩ về sự chọn lựa  Lượng giá chi phí cá nhân và chọn lựa xã hội  Xem xét và tìm hiểu cách thức các sự việc và chủ đề liên quan tới nhau 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 25 NHÀ KINH TẾ NHƯ MỘT NHÀ KHOA HỌC  Cách tư duy của khoa học kinh tế . . .  Suy nghĩ theo hướng phân tích và khách quan  Sử dụng các phương pháp khoa học  Sử dụng các mô hình rút gọn để giải thích cách thức một thế giới thực, phức tạp vận hành  Phát triển các lý thuyết, thu thập và phân tích dữ liệu để đánh giá lý thuyết Vi du\Ăn nhanh để phát triển kinh tế.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 26 VAI TRÒ CỦA CÁC GIẢ ĐỊNH  Các nhà kinh tế đưa ra các giả định để giúp thế giới thực trở nên dễ hiểu hơn  Nghệ thuật trong tư duy khoa học là quyết định xem nên sử dụng giả định nào  Các nhà kinh tế sử dụng các giả định khác nhau để trả lời các câu hỏi khác nhau 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 27 9
  32. MÔ HÌNH KINH TẾ  Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình đơn giản hóa để giúp chúng ta hiểu thế giới dễ dàng hơn  2 mô hình được sử dụng nhiều nhất là Biểu đồ dòng chu chuyển (The Circular Flow Diagram) và Đường giới hạn khả năng sản xuất (The Production Possibilities Frontier). 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 28 Hình 1: Biểu đồ dòng chu chuyển THỊ TRƯỜNG Thu nhập CHO Chi tiêu HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ •Doanh nghiệp bán Hàng hóa •Hộ gia đình mua Hàng hóa và dịch vụ và dịch vụ được bán được mua DOANH NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH •Sản xuất và bán •Mua và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ hàng hóa và dịch vụ •Thuê và sử dụng •Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất các yếu tố sản xuất Lao động, đất, Các yếu tố THỊ TRƯỜNG sản xuất CHO và vốn CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT Lương, tiền thuê, •Hộ gia đình bán Thu nhập và lợi nhuận •Doanh nghiệp mua = Luồng đầu vào và đầu ra = Luồng tiền 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 29 BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN  Các doanh nghiệp  Sản xuất và bán các hàng hóa, dịch vụ  Thuê và sử dụng các yếu tố sản xuất  Các hộ gia đình  Mua và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ  Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 30 10
  33. BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN  Thị trường hàng hóa và dịch vụ  Các doanh nghiệp bán  Các hộ gia đình mua  Thị trường cho các yếu tố sản xuất  Các hộ gia đình bán  Các doanh nghiệp mua  Các yếu tố sản xuất (Factors of Production)  Các đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ  Đất đai, lao động và tư bản 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 31 ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT Đường Giới hạn khả năng sản xuất (production possibilities frontier) là một biểu đồ cho thấy các sự kết hợp giữa các mức sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất với các nhân tố sản xuất và công nghệ hiện có 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 32 Hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất Số lượng máy tính được sản xuất 3,000 D C 2,200 2,000 A Đường giới hạn khả năng sản xuất 1,000 B 9/5/2010 0 300 600Trầ700n Mạnh Kiên1,000 Số lượng 33 ôtô được sản xuất Copyright©2003 Southwestern/Thomson Learning 11
  34. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT  Các khái niệm được minh họa bởi đường giới hạn khả năng sản xuất  Hiệu quả (Efficiency)  Sự đánh đổi (Tradeoffs)  Chi phí cơ hội (Opportunity Cost)  Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 34 Hình 3 Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất Số lượng máy tính được sản xuất 4,000 3,000 2,100 E 2,000 A 9/5/20100 700 Tr750ần Mạnh Kiên1,000 Số lượng 35 ôtô được sản xuất Copyright © 2004 South-Western KINH TẾ VĨ MÔ VÀ KINH TẾ VI MÔ  Kinh tế vi mô (Microeconomics) nhấn mạnh vào từng thành phần tách biệt trong nền kinh tế  Cách thức mà các hộ gia đình và doanh nghiệp đưa ra các quyết định và họ tương tác trên các thị trường đặc thù như thế nào  Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) nhìn nền kinh tế như một tổng thể  Các sự kiện kinh tế lớn như lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 36 12
  35. NHÀ KINH TẾ NHƯ NGƯỜI TƯ VẤN CHÍNH SÁCH  Khi các nhà kinh tế đang cố gắng giải thích thế giới, họ là nhà khoa học  Khi các nhà kinh tế cố gắng thay đổi thế giới, họ là nhà tư vấn chính sách 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 37 PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC  Các nhận định thực chứng (Positive statements) là các nhận định mô tả thế giới như nó có  Được gọi là các phân tích mô tả  Các nhận định chuẩn tắc (Normative statements) là các nhận định cho rằng thế giới nên như thế nào  Được gọi là các phân tích nhận định 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 38 PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC  Nhận định thực chứng hay chuẩn tắc? ?  Một sự tăng lên trong tiền lương tối thiểu sẽ làm tăng thất nghiệp ở những người có kỹ năng kém ? Thực chứng  Mức thâm hụt ngân sách cao sẽ đẩy lãi suất tăng lên Thực chứng ? 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 39 13
  36. PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC  Nhận định thực chứng hay chuẩn tắc? ?  Lợi ích thu được từ tiền lương tối thiểu cao hơn sẽ đáng giá hơn thiệt hại do mức tăng nhẹ trong thất nghiệp Chuẩn tắc - Chính phủ nên cho phép đánh thuế từ các ? công ty thuốc lá để bù đắp chi phí chữa các bệnh liên quan đến thuốc lá của người nghèo Chuẩn tắc ? 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 40 TẠI SAO CÁC NHÀ KINH TẾ BẤT ĐỒNG VỚI NHAU  Họ có thể không đồng ý với nhau về mức độ đúng đắn của các lý thuyết thực chứng mô tả sự vận hành của thế giới.  Họ cũng có thể có các hệ giá trị khác nhau và do đó có cách nhìn chuẩn tắc khác nhau về loại chính sách nào nên được thực hiện. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 41 CÁC NHÀ KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG BẤT ĐỒNG VỚI NHAU!  Việc định ra giá trần thuê nhà làm giảm số lượng và chất lượng nhà hiện có (93%)  Thuế quan và hạn ngạch thường làm giảm phúc lợi kinh tế nói chung (93%)  Tỷ giá hối đoái linh hoạt và thả nổi tạo ra cơ chế tiền tệ quốc tế có hiệu quả (90%)  Mức thâm hụt ngân sách liên bang lớn có tác động tiêu cực tới nền kinh tế  Luật về tiền lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên và công nhân không lành nghề (79%) Vi du\Có nên tin chuyên gia.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 42 14
  37. TÓM TẮT  Các nhà kinh tế cố gắng giải quyết các mối quan tâm của họ bằng sự khách quan của khoa học:  Họ đưa ra các giả định phù hợp và xây dựng các mô hình được đơn giản hóa để hiểu tốt về thế giới quanh họ  2 mô hình kinh tế đơn giản nhất là Biểu đồ dòng chu chuyển và Đường giới hạn khả năng sản xuất 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 43 TÓM TẮT  Kinh tế học được phân ra 2 chuyên ngành phụ:  Các nhà Kinh tế vi mô nghiên cứu việc ra quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp trong thị trường.  Các nhà Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các lực và khuynh hướng tác động đến tổng thể nền kinh tế. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 44 TÓM TẮT  Một nhận định thực chứng là một đánh giá về thế giới hiện hoặc sẽ như thế nào  Một nhận định chuẩn tắc là một nhận định về thế giới nên như thế nào  Khi các nhà kinh tế đưa ra một nhận định chuẩn tắc, họ hành động như nhà tư vấn chính sách hơn là một nhà khoa học 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 45 15
  38. TÓM TẮT  Các nhà kinh tế đưa ra các lời khuyên trái ngược nhau cho các nhà làm chính sách bởi vì họ có các nhận định khoa học khác nhau và bởi vì họ có các hệ giá trị khác nhau  Ở một thời điểm khác, các nhà kinh tế có thể thống nhất về lời khuyên nhưng các nhà làm chính sách lại lựa chọn việc không để ý đến chúng 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 46 16
  39. 9/5/2010 CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ Trần Mạnh Kiên 1 9/5/2010 ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA 2  Kinh tế vi mô (Microeconomics): nghiên cứu cách thức các hộ gia đình và doanh nghiệp ra quyết định và tương tác trên thị trường như thế nào  Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics): nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể Mục tiêu của nó là lí giải những biến động kinh tế tác động tới nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường cùng một lúc. vi du\dự báo kinh tế việt nam 2009.mht vi du\thong tin macro.mht vi du\BIDV dự báo kinh tế vĩ mô.mht Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA 3  Kinh tế vĩ mô trả lời các câu hỏi như: Tại sao thu nhập trung bình của một số quốc gia lại cao và một số quốc gia lại thấp? Tại sao giá cả tăng nhanh trong một số thời điểm và lại ổn định trong một số thời điểm khác? Tại sao sản xuất và nhân dụng lại tăng trong một số năm và thu hẹp vào những năm khác? Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 1
  40. 9/5/2010 MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG KINH TẾ VĨ MÔ 4  Lạm phát (Inflation)  Phần trăm thay đổi trong mức giá cả nói chung  Thất nghiệp (Unemployment)  Đo lường số lượng những người muốn có việc làm nhưng không có việc  Tổng sản lượng (Output)  Sản lượng quốc gia thực (real gross national product -GNP) đo lường tổng thu nhập của một nền kinh tế Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHÍNH KHÁC 5  Tăng trưởng kinh tế (Economic growth) Sự tăng lên trong GNP thực, một chỉ dấu biểu thị sự tăng trưởng tổng sản phẩm trong nền kinh tế.  Các chính sách kinh tế vĩ mô (Macroeconomic policy) Một tập hợp các biện pháp chính sách được sử dụng bởi chính phủ để tác động tới tổng thể nền kinh tế nói chung Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Lạm phát ở Việt Nam, 1995-2009 (%) 6 25 19.9 20 15 12.7 9.2 9.5 10 8.4 12.63 4.5 4 6.6 5 6.88 0.8 3.6 0.1 -0.6 3 0 -5 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 2
  41. 9/5/2010 Thất nghiệp thành thịởViệt Nam, 1996-2009 (%) 7 8 6.85 7 6.74 6.42 6.28 5.88 6.01 6.01 5.78 5.6 6 5.31 5 4.82 4.64 4.65 4.64 4 3 2 1 0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Tăng trường GDP ở Việt Nam, 1995-2009 (%) vi du\ADB Việt Nam.mht vi du\GDP dau nguoi-thuc te.xls vi du\Tốc độ tăng GDP.xls vi du\Việt Nam tụt hậu.mht vi du\so sánh GDP.pdf vi du\Tiến lên hay dừng lại.mht vi du\Bẫy.pdf 8 12 10 9.54 9.34 8.44 8.5 8.15 8 7.34 6.79 6.89 8.17 7.79 5.76 7.08 6 6.23 4 4.77 5.32 2 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ 9  Khi đánh giá xem một nền kinh tế nào đó có hoạt động tốt không, dĩ nhiên người ta sẽ nhìn vào tổng thu nhập mà những người trong nền kinh tế đó kiếm được  Với tổng thể một nền kinh tế thu nhập phải bằng chi tiêu bởi vì: Mọi giao dịch phải có người mua và người bán. Mỗi đồng chi tiêu của người một số người mua cũng sẽ là thu nhập của một số người bán. Sự bằng nhau của thu nhập và chi tiêu có thể được minh họa bằng Biểu đồ dòng chu chuyển (Circular-flow Diagram). Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 3
  42. 9/5/2010 BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN 10 Thu nhập ($) Lao động Hộ gia đình Doanh nghiệp Hàng hóa Chi tiêu ($) Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA 11  Tổng sản phẩm nội địa (Gross domestic product - GDP) đo lường thu nhập và chi tiêu của một nền kinh tế  GDP là giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bên trong một quốc gia ở trong một khoảng thời gian nhất định Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA 12  “GDP là giá trị thị trường . . .” Sản lượng tính bằng giá thị trường.  “. . . của tất cả sản phẩm cuối cùng . . .” Chỉ ghi nhận giá trị của hàng hóa cuối cùng, không tính hàng hóa trung gian (giá trị chỉ được tính 1 lần). Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 4
  43. 9/5/2010 ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA 13  “. . . Hàng hóa và Dịch vụ . . . “ Bao gồm cả những hàng hóa hữu hình (quần áo, thực phẩm, ô tô) và dịch vụ vô hình (cắt tóc, dọn nhà, khám bệnh).  “. . . Được sản xuất ra . . .” Nó bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ đang được sản xuất ra, không bao gồm những hàng hóa được sản xuất trong quá khứ. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA 14  “ . . . Trong phạm vi một quốc gia . . .” Đo lường giá trị sản xuất trong phạm vi 1 quốc gia.  “. . . Trong một thời kỳ nhất định.” GDP đo lường giá trị sản xuất thực hiện trong một thời gian cụ thể, thường là 1 năm hay 1 quí. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP 15  GDP bao gồm mọi vật phẩm được sản xuất trong nền kinh tế và bán một cách hợp pháp trên thị trường.  Cái gì không được tính trong GDP? GDP loại bỏ hầu hết các vật phẩm được sản xuất và tiêu thụ tại gia đình mà không được đưa vào lưu thông trên thị trường. vi du\Kinh tế ngầm.mht Nó cũng bỏ qua những vật phẩm được sản xuất và bán trái phép, như ma túy. vi du\Chống mại dâm.mht vi du\mãi dâm -Ấn độ.mht vi du\Mại dâm 1.mht Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 5
  44. 9/5/2010 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP 16  Có 3 phương pháp tính GDP: - Phương pháp chi tiêu: tính bằng các khoản chi tiêu - Phương pháp thu nhập: tính bằng các khoản thu nhập - Phương pháp sản xuất: tính bằng các khoản giá trị gia tăng Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP 17  GDP (Y) là tổng của các thành tố sau: Tiêu dùng (Consumption - C) Đầu tư (Investment - I) Chi tiêu của chính phủ (Government Purchases - G) Xuất khẩu ròng (Net Exports - NX) Y = C + I + G + NX Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TIÊU DÙNG (C) 18 Phần chi tiêu của các hộ gia đình cho hàng hóa và dịch Hàng hóa lâu bền (Durable Goods) vụ, trừ đi phần mua nhà ở VD: ô tô, TV mới: Hàng không lâu bền (Nondurable Goods) VD: thức ăn, quần áo Dịch vụ (Services) VD: giặt ủi đồ, du lịch. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 6
  45. 9/5/2010 Tiêu dùng ở Mỹ, 2005 vi du\Luật sư Mỹ.mht $ tỷ % of GDP Tiêu dùng $8.745,7 70,0% Hàng lâu bền 1.026,5 8,2 Hàng không lâu bền 2.564,4 20,5 Dịch vụ 5.154,9 41,3 Trần Mạnh Kiên ĐẦU TƯ 20  Đầutư (I): Đầutư là các khoảnchitiêumuamáy móc, thiếtbị tư bản, hàng tồnkho,xâydựng nhà xưởng, bao gồmcả nhà ở mới. Đầu tư bao gồm: Đầu tư cố định vào kinh doanh (Business fixed investment): Chi tiêu vào nhà xưởng và máy móc của khu vực doanh nghiệp. Đầu tư cố định vào nhà ở (Residential fixed investment): Chi tiêu vào mua nhà mới của khu vực hộ gia đình và những người cho thuê nhà. Đầu tư vào hàng tồn kho (inventory investment): Thay đổi trong giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Đầu tưởMỹ, 2005 $ tỷ % of GDP Đầu tư $2.105,0 16,9% Đầu tư cố định 1.329,8 10,6 Đầu tư nhà ở 756,3 6,1 Tồn kho 18,9 0,2 Trần Mạnh Kiên 7
  46. 9/5/2010 CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP 22  Chi tiêu của chính phủ (G): Phần chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ của các cấp chính quyền. Không bao gồm các khoản thanh toán chuyển nhượng (transfer payments) bởi vì nó không mang lại hàng hóa và dịch vụ. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Chi tiêu chính phủởMỹ, 2005 $ billions % of GDP Chi tiêu chính phủ $2,362.9 18.9% Liên bang 877.7 7.0 Phi quốc phòng 290.6 2.3 Quốc phòng 587.1 4.7 Bang và địa phương 1,485.2 11.9 Trần Mạnh Kiên XUẤTKHẨU RÒNG vi du\nhap sieu 2.mht vi du\gia công giày.mht vi du\Giáo dục- WTO.mht vi du\Thương mạiViệt-Trung.mht vi du\TKV bán than.mht 24  Xuất khẩu ròng (NX):  Xuất khẩu trừ đi nhập khẩu (NX = X-M) Xuất, nhập khẩu của Việt Nam, 2003-09 (triệu USD) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu 20.149 26.485 32.447 39.826 48.561 62.685 56.600 Nhập khẩu 25.256 31.969 36.761 44.891 62.765 80.714 68.800 Xuất khẩu -5.107 -5.484 -4.314 -5.065 -14.203 -18.029 -12.870 ròng % xuấtkhẩu -8,36 -7,55 -4,18 -4,56 -15,85 -16,54 -11,23 ròng/GDP Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 8
  47. 9/5/2010 Tài khoản quốc gia của Việt Nam, 2002 - 2006 (tỉ đồng, giá thực tế) vi du\gdp tinh-gdp ca nuoc.doc vi du\GDP địa phươ25ng.mht 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 GDP 535.762 613.443 715.307 839.211 973.790 Tiêu dùng (C) 348.747 406.451 465.506 533.141 611.206 Chi tiêu chính 33.390 38.770 45.715 51.652 57.334 phủ (G) Đầu tư (I) 177.983 217.434 253.686 298.543 347.900 Xuất khẩu ròng -27.684 -51.288 -54.000 -35.088 -32.471 (NX) Sai số 3.326 2.076 4.400 -9.037 -10.179 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Tài khoản quốc gia của Việt Nam, 2002 – 2006 (% của 26GDP) 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 GDP 100 100 100 100 100 Tiêu dùng (C) 65,1 66,3 65,1 63,5 62,8 Chi tiêu chính phủ 6.2 6.2 6,4 6,2 5,9 (G) Đầu tư (I) 33,2 35,4 35,5 35,6 35,7 Xuất khẩu ròng -5,17 -8,36 -7,55 -4,18 -3,34 Sai số 0,6 0,3 0,6 -1,1 -1,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 GDP THỰC VÀ GDP DANH NGHĨA 27  GDP danh nghĩa (Nominal GDP) giá trị của hàng hóa và dịch vụởmức giá hiện hành (current prices).  GDP thực (Real GDP) giá trị của hàng hóa và dịch vụởmức giá cố định (constant prices).  Một cái nhìn chính xác về nền kinh tế đòi hỏi phải điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực bằng cách sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator). Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 9
  48. 9/5/2010 Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực 28 Giá Lượng Giá Lượng xúc xích xúc xích Hambuger Hambuger 2001 1 100 2 50 2002 2 150 3 100 2003 3 200 4 150 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực 29 GDP danh nghĩa $1/chiếc xúc xích × 100 + 2001 $2/chiếc hambuger × 50 = $200 $2/chiếc xúc xích × 150 + 2002 $3/chiếc hambuger × 100 = $600 $3/chiếc xúc xích × 200 + 2003 $4/chiếc hambuger × 150 = $1.200 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực 30 GDP thực $1/chiếc xúc xích × 100 + 2001 $2/chiếc hambuger × 50 = $200 $1/chiếc xúc xích × 150 + 2002 $2/chiếc hambuger × 100 = $350 $1/chiếc xúc xích × 200 + 2003 $2/chiếc hambuger × 150 = $500 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 10
  49. 9/5/2010 CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP 31  Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) đo lường mức giá cả, được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực rồi nhân với 100.  Nó cho chúng ta biết phần nào của GDP danh nghĩa tăng là nhờ mức giá tăng và phần nào tăng là do sản lượng tăng. GDP danh nghĩa Chỉ số điều chỉnh GDP = ×100 GDP thực Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực 32 Chỉ số điều chỉnh GDP 2001 ($200/$200) × 100 = 100 2002 ($600/$350) × 100 = 171 2003 ($1.200/$500) × 100 = 240 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 CHỈ SỐ GDP THỰC ĐÃ ĐƯỢC LOẠI TRỪ LẠM PHÁT 33 GDP danh nghĩa thay đổi vì 2 lí do: Thay đổi trong giá cả. Thay đổi trong sản lượng được sản xuất. Thay đổi trong GDP thực chỉ do thay đổi trong sản lượng được sản xuất vì GDP thực được tính bằng giá năm gốc. Chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam (năm gốc 1994) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP 161,4 164,5 171,0 182,5 197,4 213,6 229,2 deflator Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 11
  50. 9/5/2010 GNP và GDP 34  Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP): Tổng thu nhập do công dân một nước tạo ra, bất kể họ sinh sống ở trong hay ngoài nước.  Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP): Tổng thu nhập được tạo ra bên trong lãnh thổ của quốc gia, bất kể người tạo ra thu nhập có quốc tịch gì.  (GNP – GDP) = (Tiền nhận được từ nước ngoài) –(Tiền trả cho người nước ngoài) Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 (GNP – GDP)/GDP (%), 2002 35 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ 36  GDP là chỉ số đơn giản tốt nhất trong việc đo lường phúc lợi kinh tế (economic well-being) của một xã hội.  GDP/đầu người nói với chúng ta về thu nhập và chi tiêu trung bình của một người trong nền kinh tế.  Một mức GDP/đầu người cao hơn chỉ ra mức sống (standard of living) cao hơn.  Tuy nhiên, GDP không phải là chỉ số hoàn hảo để đo lường hạnh phúc hoặc chất lượng sống. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 12
  51. 9/5/2010 GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ 37  Một số yếu tố đóng góp vào phúc lợi nhưng không được tính trong GDP. vi du\Tien co mua duoc hanh phuc.mht vi du\tien-hanh phuc.mht vi du\Thị trấn hạnh phúc nhất nước Anh.mht vi du\Người Việt hanh phúc.mht Giá trị của sự nghỉ ngơi. Giá trị của một môi trường sạch. Giá trị của tất cả các hoạt động khác xảy ra bên ngoài thị trường như thời gian cha mẹ dành cho con cái và các công việc tình nguyện Phân phối thu nhập. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Quan hệ giữa GDP và phúc lợi vi du\tinh gdp deflator.doc 38 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Copyright©2004 South-Western ĐO LƯỜNG MỨC SỐNG 39  Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống trong đó mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.  Tỉ lệ lạm phát là % thay đổi trong mức giá so với thời kỳ trước đó.  Sử dụng để: Tính toán sự thay đổi trong chi tiêu của một hộ gia đình điển hình. Cho phép so sánh đồng tiền trong các khoảng thời gian khác nhau. Ở Việt Nam lạm phát được tính bởi Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 13
  52. 9/5/2010 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (Consumer Price Index) 40  Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là công cụ đo lường mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển hình.  Nó được sử dụng để đo lường sự thay đổi chi phí cuộc sống qua thời gian.  Khi CPI tăng, một gia đình điển hình phải chi tiêu nhiều tiền hơn để giữ được mức sống (standard of living). Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 CÁC BƯỚC TÍNH CPI 41 1. Xác định giỏ hàng (Basket): Xác định xem những loại hàng hóa quan trọng nhất đối với một người tiêu dùng điển hình. Cơ quan thống kê xác định giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình sẽ mua. Sau đó cơ quan này sẽ tiến hành các cuộc điều tra để xác định quyền số (weights) cho các mức giá của hàng hóa và dịch vụ đó. 2. Xác định giá cả: Xác định mức giá của mỗi hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại các thời điểm khác nhau Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 CÁC BƯỚC TÍNH CPI 42 3. Tính chi phí của giỏ hàng: sử dụng số liệu về giá cả và tính toán chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ tại các thời điểm khác nhau. 4. Chọn năm gốc (Base Year) và tính chỉ số: Xác định một năm nào đó như năm gốc, được dùng làm mốc để so sánh với các năm khác. Tính chỉ số bằng cách chia giá cả của giỏ hàng trong một năm cho giá cả của giỏ hàng trong năm gốc và nhân với 100. 5. Tính tỉ lệ lạm phát (inflation rate): Tỉ lệ lạm phát là % thay đổi của chỉ số giá so với thời kỳ trước đó. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 14
  53. 9/5/2010 CÔNG THỨC TÍNH TỈ LỆ LẠM PHÁT 43  Tỉ lệ lạm phát Tỉ lệ lạm phát được tính theo công thức sau đây: Tỉ lệ lạm CPI năm2 –CPI năm 1 = ×100 phát năm 2 CPI năm1 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 44 - Bước 1: Điều tra người tiêu dùng để xác định giỏ hàng hóa cố định 4 xúc xích, 2 hamburger -Bước 2: Xác định giá của mỗi hàng hóa trong mỗi năm Năm Giá xúc xích Giá Hamburger 2001 1 2 2002 2 3 2003 3 4 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 45  Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng ở mỗi năm NămChi phímỗi giỏ hàng 2001 ($1/chiếc xúc xích × 4 chiếc) + ($2/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $8 2002 ($2/chiếc xúc xích × 4 chiếc) + ($3/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $14 2003 ($3/chiếc xúc xích × 4 chiếc) + ($4/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $20 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 15
  54. 9/5/2010 Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 46  Bước 4: Chọn 1 năm làm gốc (2001) và tính chỉ số giá tiêu dùng cho mỗi năm NămChỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2001 $8/$8 × 100 = 100 2002 $14/$8 × 100 = 175 2003 $20/$8 × 100 = 250 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 47  Bước 5: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính tỉ lệ lạm phát so với năm trước Năm Tỉ lệ lạm phát 2002 (175 – 100)/100 × 100 = 75% 2003 (250 – 175)/175 × 100 = 43% Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 48  Tính CPI và tỉ lệ lạm phát: Năm gốc là 2002. Giỏ hàng năm 2002 có giá $1.200. Cũng giỏ hàng đó năm 2004 có giá $1.236. CPI = ($1.236/$1.200) 100 = 103. Giá tăng 3% giữa năm 2002 và 2004. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 16
  55. 9/5/2010 Quyền số trong giỏ hàng hóa ở Mỹ 49 16% Thức ăn & Đồ uống 17% 41% Giao thông Nhà cửa Giáo dục & 6% liên lạc 6% 6% 4% 4% Y tế Hàng hóa & Giải trí Quần áo Trần Mạnh Kiên dịch vụ khác 9/5/2010 Copyright©2004 South-Western Quyền số tính CPI ở Việt Nam vi du\Rổ hàng hóa tháng 5 TP HCM bị 'thủng' vì giá gạo.mht vi du\TOC DO TANG GIA.doc vi du\Tinh CPI.doc 50 Loại hàng hóa Từ 1998 Từ 2000 Từ 2006 Lương thực, thực phẩm 60,86 47,9 42,85 Đồ uống và thuốc lá 4,09 4,5 4,56 May mặc, giày dép, mũ nón 6,63 7,63 7,21 Nhà ở và vật liệu xây dựng 2,9 8,23 9,99 Thiết bị và đồ dùng gia đình 4,6 9,2 8,62 Dược phẩm , y tế 3,53 2,41 5,42 Phương tiện đi lại,bưu điện 7,23 10,07 9,04 Giáo dục 2,5 2,89 5,41 Văn hoá, thể thao, giải trí 3,79 3,81 3,59 Hàng hoá và dịch vụ khác 3,86 3,36 3,31 Năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng) vi du\Phuong phap tinh CPI.mht Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 ĐÁNH GIÁ CPI 51  CPI là một thước đo chính xác cho các hàng hóa đã được lựa chọn trong một giỏ hàng hóa tiêu biểu nhưng lại không phải là một thước đo hoàn hảo cho mức sống. Do các lí do sau:  Độ lệch thay thế (Substitution bias)  Sự xuất hiện các hàng hóa mới (Introduction of new goods)  Sự thay đổi không lượng hóa được của chất lượng (Unmeasured quality changes) Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 17
  56. 9/5/2010 ĐÁNH GIÁ CPI 52  Độ lệch thay thế Giỏ hàng hóa không thay đổi để phản ánh sự phản ứng của người tiêu dùng khi giá tương đối của hàng hóa thay đổi. Người tiêu dùng có khuynh hướng thay thế chuyển sang sử dụng những hàng hóa trở nên rẻ một cách tương đối. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự gia tăng của giá sinh hoạt cao hơn rất nhiều so với mức mà người tiêu dùng thực tế gánh chịu. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 ĐÁNH GIÁ CPI 53  Sự xuất hiện các hàng hóa mới Giỏ hàng hóa không phản ánh sự thay đổi của sức mua (purchasing power) do việc xuất hiện các sản phẩm mới. Các sản phẩm mới làm người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và điều này làm cho mỗi đồng tiền trở nên có giá trị hơn. Người tiêu dùng cần ít tiền hơn để duy trì mức sống như cũ. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 ĐÁNH GIÁ CPI 54  Những sự thay đổi chất lượng không lượng hóa được Nếu chất lượng hàng hóa tăng từ năm này sang năm khác, giá trị của mỗi đồng tiền tăng lên dù giá cả vẫn như cũ và ngược lại. Cơ quan thống kê cố gắng điều chỉnh giá cả để có được chất lượng không đổi nhưng sự khác biệt như vậy rất khó để đo lường. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 18
  57. 9/5/2010 ĐÁNH GIÁ CPI 55  Độ lệch thay thế, sự xuất hiện các hàng hóa mới và sự thay đổi chất lượng không lượng hóa được làm CPI đánh giá quá cao chi phí thực của việc duy trì tiêu chuẩn sống. Chủ đề này là quan trọng bời vì nhiều chương trình của chính phủ sử dụng CPI để điều chỉnh cho phù hợp với mức giá chung. Ở Mỹ, CPI đánh giá cao lạm phát khoảng 1% mỗi năm. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 SO SÁNH CPI & CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP 56  Các nhà kinh tế và các nhà làm chính sách sử dụng cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI để xem xét giá cả tăng nhanh tới mức nào.  Có 2 sự khác biệt quan trọng giữa 2 chỉ số làm chúng không đồng nhất với nhau: - Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nội địa (produced domestically), ngược lại - chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 SO SÁNH CPI & CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP 57  CPI so sánh giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định với giá của giỏ hàng đó vào năm gốc (chỉ thỉnh thoảng mới thay đổi giỏ hàng)  ngược lại, chỉ số điều chỉnh GDP so sánh giá của các hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất với giá của cũng những mặt hàng và dịch vụ đó vào năm gốc. CPI và GDP deflator của Việt Nam Năm 2002 2003 2004 2005 2006 CPI 4,0 3,2 7,7 8,3 7,5 GDP deflator 4,0 6,7 8,2 8,2 7,3 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 19
  58. 9/5/2010 2 thước đo về lạm phát (Mỹ) 58 %/năm 15 CPI 10 5 GDP deflator 0 1965 1970 1975 1980 1985 19901995 2000 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TÓM TẮT 59  Do mọi giao dịch đều có người mua và người bán nên tổng chi tiêu trong nền kinh tế phải bằng tổng thu nhập.  Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product - GDP) đo lường tổng chi tiêu về các hàng hóa và dịch vụ mới được sản xuất và tổng thu nhập có được từ việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TÓM TẮT 60  GDP là giá thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bên trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.  GDP được chia thành 4 thành phần chi tiêu: tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng.  GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện tại để đánh giá mức khả năng sản xuất của nền kinh tế. GDP thực sử dụng giá của năm gốc để tính giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.  Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực – đo lường mức giá của nền kinh tế. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 20
  59. 9/5/2010 TÓM TẮT 61  GDP là một công cụ tốt để đo lường phúc lợi kinh tế bởi vì con người thích có thu nhập cao hơn là thu nhập thấp.  Tuy nhiên, đó không phải là một công cụ hoàn hảo bởi một số yếu tố như: thời gian thư giãn, môi trường sạch không được tính trong GDP. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TÓM TẮT 62  CPI là một thước đo không hoàn hảo về mức sống vì 3 lí do: độ lệch thay thế, sự xuất hiện các hàng hóa mới và sự thay đổi không lượng hóa được trong chất lượng.  Chỉ số điều chỉnh GDP khác với CPI ở chỗ nó bao gồm các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hơn là các hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ.  Hơn nữa, CPI sử dụng một giỏ hàng hóa cố định trong khi chỉ số điều chỉnh GDP có thể tự động thay đổi nhóm hàng hóa và dịch vụ theo theo gian khi kết cấu của GDP thay đổi. Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 21
  60. 9/5/2010 CHƯƠNG 3 LÍ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG TỔNG SẢN LƯỢNG VÀ TỔNG THU NHẬP (Y)  Tổng sản lượng (Aggregate output) là tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất (hoặc được cung cấp) trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.  Tổng thu nhập (Aggregate income) là tổng thu nhập nhận được bởi các tác nhân sản xuất trong một giai đoạn nhất định. 2 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TỔNG SẢN LƯỢNG VÀ TỔNG THU NHẬP (Y)  Tổng thu nhập (sản lượng) (Y) là một thuật ngữ kết hợp để nhắc chúng ta rằng tổng sản lượng bằng chính xác với tổng thu nhập.  Khi chúng ta nói về sản lượng (Y), tức là chúng ta đề cập tới sản lượng thực (real output), hoặc sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất chứ không phải lượng tiền được lưu thông. 3 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 1
  61. 9/5/2010 THU NHẬP, TIÊU DÙNG & TIẾT KIỆM (Y, C, and S)  Một hộ gia đình có thể làm 2 việc (và chỉ 2 việc) với thu nhập của họ: họ có thể mua hàng hóa và dịch vụ -tức là tiêu dùng hoặc họ có thể tiết kiệm.  Tiết kiệm (Saving - S) là một phần của thu nhập mà hộ gia đình không tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định. S ≡ Y – C  Đây là một đồng nhất thức (identity), tức là một biểu thức luôn luôn đúng. 4 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 HÀNH VI CHI TIÊU Trong một nền kinh tế không có thuế, mọi thu nhập hoặc sẽ được dùng để tiêu dùng hoặc để tiết kiệm. Tiết kiệm (S) ≡ Tổng thu nhập (Y) − Tiêu dùng (C) 5of 38 TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM  Một số yếu tố tác động tới tổng tiêu dùng: 1. Thu nhập của hộ gia đình 2. Tài sản của hộ gia đình Vi du\Tài sản hộ gia đình giảm mạnh.mht 3. Lãi suất 4. Dự đoán của hộ gia đình về tương lai 6 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 2
  62. 9/5/2010 TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM  Mối liên hệ giữa tiêu dùng C(Y) và thu nhập được gọi là hàm tiêu dùng (Consumption function). ình đ gia ộ •Với một hộ gia đình cụ thể, hàm tiêu dùng cho thấy mức độ tiêu dùng ở mỗi mức thu nhập. Tiêu dùng h Tiêu Thu nhập của hộ gia đình 7 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM C = CO + MPC.Y C = C0 + MPC.Y  Độ dốc hàm tiêu dùng C MPC được gọi là khuynh hướng tiêu dùng biên ng tiêu dùng (Marginal Propensity to ổ T Y Consume), hoặc là tỉ trọng CO phần thay đổi trong thu nhập được dùng để chi tiêu. Tổng thu nhập (Y) 0 < MPC < 1 8 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM Các giả định của Keynes về hàm tiêu dùng, dựa trên cơ sở phân tích tâm lý khách quan và quan sát ngẫu nhiên:  Đầu tiên và quan trọng nhất, khuynh hướng tiêu dùng cận biên - mức tiêu dùng từ một đồng thu nhập tăng thêm - nằm ở giữa 0 và 1.  Thứ hai, tỷ lệ tiêu dùng/thu nhập hay còn gọi là khuynh hướng tiêu dùng bình quân giảm khi thu nhập tăng;  Thứ ba, thu nhập là nhân tố quan trọng chủ yếu quyết định đến tiêu dùng và lãi suất chỉ đóng một vai trò nhỏ. 9 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 3
  63. 9/5/2010 GDP và tiêu dùng cuối cùng ở Việt Nam, 2001-06 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP 441.646 481.295 535.762 613.443 715.307 839.211 973 790 Tiêu dùng 321.853 342.607 382.137 445.221 511.221 584.793 668.540 cuối cùng % trong 72,88 71,18 71,33 72,58 71,47 69,68 68.65 GDP 600,000 550,000 i cùng 500,000 ố 450,000 400,000 350,000 Tiêu dùng cu dùng Tiêu 300,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 GDP 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 10 Quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng ở Mỹ, 1960-2006 TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM  Tỉ lệ trong thu nhập được dùng để tiết kiệm được gọi là khuynh hướng tiết kiệm biên (Marginal Propensity to Save - MPS). MPC + MPS ≡ 1 • Khi chúng ta có thể biết được người ta sẽ tiêu dùng bao nhiêu từ phần thu nhập có được, ta sẽ tính được tiết kiệm: S ≡ Y - C 12 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 4
  64. 9/5/2010 Ví dụ về hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,75Y C = 100 + 0,75Y Tổng thu nhập, Y Tổng tiêu dùng, C (Tỉ USD) (Tỉ USD) C = 100 + 0,75Y 0 100 80 160 100 175 200 250 400 400 600 550 800 700 1.000 850 13 of 31 Ví dụ về hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,75Y C = 100 + 0,75Y C = 100 + 0,75Y  Ở mức thu nhập là 0, tiêu dùng là 100 tỉ đồng (a).  Với mỗi 100 tỉ tăng thêm ∆C = 75 trong thu nhập (DY), tiêu ∆Y = 100 dùng sẽ tăng 75 tỉ (DC). Độ dốc = ∆C/∆Y = 75/100 = 0,75 14 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ về hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,75Y Vi du\tieu dung-tiet kiem.doc C = 100 + 0,75Y S ≡ Y - C Y- C= S Tổng Tổng tiêu dùng Tổng tiết kiệm thu nhập (Tỉ USD) (Tỉ USD) (Tỉ USD) 0 100 -100 80 160 -80 100 175 -75 200 250 -50 400 400 0 600 550 50 800 700 100 1,000 850 150 15 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 5
  65. 9/5/2010 ĐẦU TƯ DỰ KIẾN (I)  Đầu tư (Investment) dùng để chỉ các khoản doanh nghiệp dùng để xây dựng nhà xưởng và mua thiết bị mới hoặc thêm vào hàng tồn kho, tất cả những khoản đó làm tăng thêm vốn (capital stock).  Một trong những thành phần của đầu tư – thay đổi hàng tồn kho – một phần được quyết định bởi các hộ gia đình sẽ mua bao nhiêu nên không phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp. Thay đổi trong tồn kho = Sản xuất – Lượng bán ra 16 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 ĐẦU TƯ DỰ KIẾN VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ  Đầu tư dự kiến hoặc đầu tư mong muốn (Planned investment) để chỉ những khoản vốn thêm vào và hàng tồn kho theo kế hoạch của doanh nghiệp.  Đầu tư thực tế (Actual investment) để chỉ lượng đầu tư thực sự xảy ra. Nó bao gồm cả những khoản như những thay đổi không theo kế hoạch của hàng tồn kho. 17 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 ĐẦU TƯ DỰ KIẾN VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ Có 3 loại đầu tư chính:  Các khoản chi của hộ gia đình để xây và mua nhà ở;  Đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp (máy móc thiết bị và nhà xưởng);  Tăng thêm hàng tồn kho của doanh nghiệp (gồm tồn kho nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). 18 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 6
  66. 9/5/2010 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ Đầu tư có 2 tác động quan trọng tới nền kinh tế: - Thứ nhất, đầu tư là một khoản lớn và rất dễ thay đổi của chi tiêu. Do đó, những thay đổi lớn trong đầu tư có nhiều ảnh hưởng tới tổng cầu và qua đó tác động tới sản lượng và việc làm (tác động ngắn hạn). - Thứ hai, đầu tư tạo ra tích luỹ vốn, thiết bị sản xuất, qua đó làm tăng sản lượng tiềm năng và tăng trưởng kinh tế (tác động dài hạn). Vi du\đường NH Cảnh.mht Vi du\Dung Quất 1.mht Vi du\Dung Quất 2.mht Vi du\Dung Quất 3.mht Vi du\Dung Quất 4.mht Vi du\Đường Hồ chí minh.mht Vi du\ODA bị tư vấn ngược.mht Vi du\ICOR.mht Vi du\CPI 2009.mht Vi du\chap nhan tham nhung.mht Vi du\Người Việt bị tù.mht 19 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẦU TƯ 1.Doanh thu Nếu nền kinh tế hoạt động trôi chảy, doanh thu bán hàng cao, các doanh nghiệp sẽ tăng đầu tư. 2.Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư được xác định bởi lãi suất và thuế. Lãi suất càng cao thì chi phí trả cho vốn vay đầu tư càng lớn, làm cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp có xu hướng giảm đầu tư và ngược lại. Thuế cũng tác động tới chi phí sản xuất 3.Kỳ vọng Nếu các doanh nghiệp tin rằng trong tương lai nền kinh tế sẽ hoạt động tốt hơn, thì họ sẽ tích cực gia tăng đầu tư và ngược lại 20 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 HÀM ĐẦU TƯ DỰ KIẾN  Đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng theo quan điểm của Keynes và để cho đơn giản, chúng ta giả định rằng đầu tư dự kiến là cố định. Nó sẽ không thay đổi khi thu nhập thay đổi.  Khi một biến, như đầu tư dự kiến không phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế thì nó được gọi là biến tự định (Autonomous variable). 21 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 7
  67. 9/5/2010 TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN (AE) AE = C + I  Tổng chi tiêu dự kiến (Planned aggregate expenditure) là tổng C = 100 + 0,75Y số tiền mà nền kinh tế dự kiến sẽ chi tiêu trong một giai đoạn nhất định. Nó bằng với tiêu dùng 125 cộng với đầu tư. AE ≡ C + I I = 25 22 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG  Cân bằng (Equilibrium) sẽ xảy ra khi không có khuynh hướng cho sự thay đổi. Trong kinh tế vĩ mô, cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu dự kiến bằng với tổng sản lượng. 23 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG Tổng sản lượng: Y Tổng chi tiêu dự kiến AE = C + I Cân bằng: Y = AE hoặc Y = C + I Mất cân bằng (Disequilibria) Y > C + I Tổng sản lượng > Tổng chi tiêu dự kiến Tồn kho > Đầu tư dự kiến Đầu tư thực tế > Đầu tư dự kiến C + I > Y Chi tiêu dự kiến > Tổng sản lượng Tồn kho nhỏ hơn dự kiến 24 Trần Mạnh Kiên Đầu tư thực tế < Đầu tư dự kiến 9/5/2010 8
  68. 9/5/2010 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG Vi du\Hàng tồn kho cạn.mht AE = C + I 725 Tồn kho không dự kiến tăng: sản lượng giảm. Khoảng cách Điểm cân suy thoái bằng: Y = C + I Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng được sản xuất ra khi các nguồn lực trong nền kinh tế như lao động, vốn được sử dụng ở mức độ bình thường 275 Tồn kho không dự kiến giảm: sản lượng tăng. Khoảng cách lạm phát 450 25 Trần Mạnh Kiên 500 Yp 9/5/2010 CÂN BẰNG SẢN LƯỢNG Mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là:  Đưa sản lượng trong nền kinh tế đạt được mức tiềm năng;  Tổng chi tiêu dự kiến bằng với mức sản lượng thực tế sản xuất ra (tổng cung và tổng cầu cân bằng). 26 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế ở Mỹ 27 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 9
  69. 9/5/2010 GDP thực tế và GDP tiềm năng của Việt Nam 110000 100000 90000 80000 70000 60000 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP tiem nang GDP thuc te da duoc hieu chinh mua vu 28 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 SUY THOÁI, KHỦNG HOẢNG VÀ THẤT NGHIỆP Vi du\Bóng ma Đại khủng hoảng.mht Vi du\Nước Mỹ thời Đại khủng hoảng.mht Vi du\Khủng hoảng 29-33 ở Việt Nam.mht Vi du\so sánh suy thoái.mht Vi du\Ác mộng Đại khủng hoảng.mht GDP thực và tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ, 1929–1933 và 1980–1982 Giai đoạn Đại khủng hoảng (GREAT DEPRESSION), 1929–1933 Số lượng người thất nghiệp NămTăng trưởng GDP thựcTỉ lệ thất nghiệp (triệu) 1929 3.2 1.5 1930 8.6 8.9 4.3 1931 6.4 16.3 8.0 1932 13.0 24.1 12.1 1933 .4 25.2 12.8 Note: Percentage fall in real GDP between 1929 and 1933 was 26.6 percent. Giai đoạn suy thoái (THE RECESSION), 1980–1982 Tăng trưởng Số lượng người GDP thực thất nghiệp Sử dụng năng lực Năm Tỉ lệ thất nghiệp (triệu) sản xuất (%) 1979 5.8 6.1 85.2 1980 0.2 7.1 7.6 80.9 1981 2.5 7.6 8.3 79.9 1982 1.9 9.7 10.7 72.1 Note: Percentage increase in real GDP between 1979 and 1982 was 0.1 percent. Sources: Historical Statistics of the United States and U.S. Department of Commerce, Bureau of Economic Analysis. 29 of 34 KINH TẾ VĨ MÔ CỔ ĐIỂN  Kinh tế vĩ mô cổ điển (Classical macroeconomic) lâm vào bế tắc trong những năm 1930, giai đoạn Đại khủng hoảng (Great Depression) khi thất nghiệp tăng cao và sản lượng sụt giảm trên toàn thế giới.  Kinh tế học vĩ mô cổ điển dự đoán rằng Đại khủng hoảng sẽ chấm dứt nhưng không đưa ra được biện pháp nào để làm nó kết thúc nó nhanh hơn. 30 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 10
  70. 9/5/2010 LUẬT SAY  Luật Say (Say’s Law):  Một luận đề nổi tiếng của nhà kinh tế học J.B.Say nói rằng: cung sẽ tạo ra cầu của chính nó.  Việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ sẽ tạo ra công cụ và khả năng sẵn sàng để mua các hàng hóa và dịch vụ khác.  Khi cung tạo ra cầu của chính nó, điều này đồng nghĩa với việc chi tiêu mong muốn (desired expenditures) sẽ bằng với chi tiêu thực tế (actual expenditures). 31 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES  Kinh tế học vĩ mô của Keynes (Keynesian macroeconomics) lí giải về cách thức hoạt động của nền kinh tế thị trường, trong đó nhấn mạnh rằng, bản chất của nền kinh tế thị trường là bất ổn và chính phủ cần phải có một vai trò can thiệp chủ động để nền kinh tế đạt được mức toàn dụng (full employment) và tăng trưởng kinh tế bền vững.  Keynes cho rằng, chính vì có quá ít chi tiêu và đầu tư nên đã dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng.  Theo Keynes, trong ngắn hạn, tổng sản lượng của nền kinh tế do tổng cầu quyết định. 32 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN  Mục tiêu ngắn hạn (Short-Term) đối nghịch với mục tiêu dài hạn (Long-Term)  Keynes nhấn mạnh vào ngắn hạn – vào thất nghiệp và mức sản lượng tổn thất.  “Dài hạn là sự định hướng sai lầm cho các vấn đề hiện tại. Trong dài hạn, mọi người đều chết. Các nhà kinh tế tự đặt cho mình một nhiệm vụ quá dễ dãi, quá vô tích sự nếu như trong mùa giông bão họ chỉ có thể nói với chúng ta rằng bão táp đã qua và trời sẽ yên, biển sẽ lặng”.  Trong thập niên 70 và 80, các nhà kinh tế vĩ mô bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các mục tiêu dài hạn – lạm phát và tăng trưởng kinh tế. 33 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 11
  71. 9/5/2010 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG C 100. 75Y I 25 (1) (2) (3) (4) (5) (6) Thay đổi tồn Tổng sản Tổng chi tiêu Đầu tư kho không Cân bằng? lượng Tổng dự kiến (AE) dự kiến(I) dự tính (Y = AE?) (Thu nhập) (Y) tiêu dùng (C) C + I Y (C + I) 100 175 25 200 100 Không 200 250 25 275 75 Không 400 400 25 425 25 Không 500 475 25 500 0 Có 600 550 25 575 + 25 Không 800 700 25 725 + 75 Không 34 1.000Trần Mạnh Kiên 850 25 875 + 125 Không9/5/2010 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG Giả sử nền kinh tế có hàm tiêu dùng là: C = C0 + MPC.Y; I = I0 Khi đó: AE = C + I = C0 + MPC.Y + I0 Muốn cho thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng, sản lượng sản xuất ra trong nền kinh tế phải bằng tổng chi tiêu dự kiến, nghĩa là: Y = AE hay: Y = C0 + MPC.Y + I0 → Y (1-MPC) = C0 + I0 1 Y(CI) 0001MPC 35 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG (1) Y C I YY 100. 75 25 (2) C 100. 75Y Chỉ có 1 giá trị của Y để biểu thức trên là đúng: (3) I 25 Thế (2) và (3) vào (1) chúng ta YY .75 100 25 có: YY .75 125 YY 100. 75 25 .25Y 125 125 Y 500 .25 36 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 12
  72. 9/5/2010 CÁCH TIẾP CẬN BẰNG ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM Nếu đầu tư dự kiến bằng đúng với tiết kiệm, tổng chi tiêu dự kiến sẽ bằng đúng với tổng sản lượng và cân bằng xảy ra. 37 of 38 CÁCH TIẾP CẬN BẰNG ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM S = -100 + 0,25Yd I = 25  Nền kinh tế có hàm tiết kiệm: S = S0+ MPS.Y; Hàm đầu tư: I = I0  Khi đó nền kinh tế sẽ cân bằng nếu S = I tức là: S0+ MPS.Yd = I0 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 38 SỐ NHÂN Số nhân (Multiplier) là tỉ số thay đổi trong mức độ cân bằng của sản lượng khi có sự thay đổi trong một biến tự định. Mức thay đổi trong thu nhập Số nhân = Mức thay đổi trong chi tiêu tự định 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 39 13
  73. 9/5/2010 SỐ NHÂN  Số nhân của đầu tư tự định mô tả tác động của một sự tăng lên của đầu tư dự kiến tới sản xuất, thu nhập, tiêu dùng và sản lượng cân bằng.  Qui mô của số nhân phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng chi tiêu dự kiến. 40 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Ví dụ về số nhân Chi tiêu ứng dụ Đầu tư tự định thêm vào thêm vào Tổng chi tiêu thêm vào = (Đầu tư) (Tiêu dùng) Tổng GDP thêm vào Vòng 1 $100 tỷ $0 $100 tỷ Vòng 2 0 75 tỷ 175 tỷ Vòng 3 0 56 tỷ 231 tỷ Vòng 4 0 42 tỷ 273 tỷ Vòng 5 0 32 tỷ 305 tỷ . . . . . . . . . . . . Vòng 10 08 tỷ 377 tỷ . . . . . . . . . . . . Vòng 15 02 tỷ 395 tỷ . . . . . . . . . . . . Vòng 19 01 tỷ 398 tỷ N 0 0 $400 tỷ SỐ NHÂN 100 × 0,75 + (100 × 0,75) × 0,75 + ((100×0,75) × 0,75) × 0,75+ = 100 × 0,75 + 100 × 0,752 + 100 × 0,753 + + 100 × 0,75n = 100 × (0,75 + 0,752 +0,753 + + 0,75n) = 100 × 1/(1-0,75) = 100 × 4 = 400 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 42 14
  74. 9/5/2010 SỐ NHÂN  Cho hàm tiêu dùng: C = C0 + MPC.Y; Hàm đầu tư: I = I0  Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là: 1 Y(CI) 0001MPC  Nếu đầu tư hoặc tiêu dùng thay đổi một lượng ∆I0 thì đầu tư mới: I1 = I0 + ∆I0 . Sản lượng cân bằng mới sẽ là: 11 Y (CI) (CII) 1010001MPC 1MPC 11 Y(CI)IYY 1000001MPC 1MPC 1 1 YI m 001MPC 1MPC  m chính là số nhân chi tiêu hay còn thường được gọi tắt là số nhân 43 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 SỐ NHÂN Vi du\Kích cầu cũng có nguyên tắc.mht Vi du\Thách thức kích cầu.mht B AE2 = C + I + ∆I ∆I = 100 ∆AE = 400 ∆C = 300 AE1 = C + I A • C = 100 + 0,75Y; I = 25; ∆I = 100 ∆I = 100 • Sau khi có sự tăng lên trong đầu tư tự định, sản lượng cân bằng tăng lên gấp 4 lần khoản tăng trong đầu tư tự định. 44 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 QUI MÔ CỦA SỐ NHÂN TRONG THỰC TẾ Vi du\so nhan 1.doc  Qui mô số nhân của nền kinh tế Mỹ là khoảng 1,4. Ví dụ, một sự tăng lên trong chi tiêu tự định là 10 tỉ USD được mong đợi sẽ làm tăng GDP theo thời gian lên 14 tỉ USD. Vi du\số nhân ở việt nam.mht Vi du\kích cầu nông nghiệp.mht 45 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 15
  75. 9/5/2010 Tác động của số nhân trong Đại khủng hoảng những năm 30 ở Mỹ Tác động của số nhân đã đóng góp vào mức độ thất nghiệp rất cao trong giai đoạn Đại khủng hoảng Năm Tiêu dùng Đầu tư Xuất khẩu ròng GDP thựcTỉ lệ thất nghiệp 1929 $661 tỷ $91.3 tỷ -$9.4 tỷ $865 tỷ 3.2% 1933 $541 tỷ $17.0 tỷ -$10.2 tỷ $636 tỷ 24.9% NGHỊCH LÍ CỦA TIẾT KIỆM Vi du\Nhật “lười” tiêu dùng.mht Vi du\Người Trung quốc tằn tiện.mht Vi du\Chi tieu dè xẻn Mỹ.mht Vi du\Lưỡng nan-Obama.mht Vi du\nghich ly tiet kiem.doc  Khi các hộ gia đình trở nên lo lắng về tương lai và quyết định tiết kiệm nhiều hơn, sự giảm xuống trong tiêu dùng sẽ tương ứng làm giảm chi tiêu và thu nhập. •Hộ gia đình cuối cùng sẽ tiêu dùng ít hơn nhưng họ không tiết kiệm được nhiều hơn. 47 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ  Không có vấn đề nào gây tranh luận nhiều hơn vấn đề về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế. Vi du\Đường Về Nô Lệ.mht Vi du\Những Đỉnh Cao Chỉ Huy.mht  Chính phủ có thể tác động tới nền kinh tế theo 2 cách:  Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là việc Chính phủ sử dụng chi tiêu và thuế.  Chính sách tiền tệ (Monetary policy) để chỉ hành vi của Ngân hàng trung ương trong việc điều khiển lượng cung tiền của quốc gia. 48 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 16
  76. 9/5/2010 THUẾ RÒNG (T) VÀ THU NHẬP KHẢ DỤNG (Yd)  Thuế ròng (Net taxes) là thuế mà các doanh nghiệp và hộ gia đình nộp cho chính phủ trừ đi các khoản chuyển nhượng từ chính phủ cho khu vực hộ gia đình: NT = T - Tr  Thu nhập khả dụng (Disposable) hoặc thu nhập sau thuế (after-tax income - Yd ) bằng với tổng thu nhập trừ đi thuế. Yd ≡ Y - T 49 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 THUẾ RÒNG (T) VÀ CHI TIÊU CHÍNH PHỦ (G) TRONG LUỒNG THU NHẬP 50 of 40 NỀN KINH TẾ ĐÓNG CÓ KHU VỰC CHÍNH PHỦ (CHƯA CÓ THUẾ)  Giả định hàm chi tiêu của chính phủ (G) là một số cố định, không phụ thuộc vào thu nhập hoặc các biến số khác, tức là: G = G0 AE = C + I + G = C0 + MPC.Y + I0 + G0  Điều kiện cân bằng sản lượng sẽ là: Y = AE → Y = C0 + MPC.Y + I0 + G0 = (C0 + I0 + G0) + MPC.Y  Sản lượng cân bằng là: 1 Y(CIG) 00001MPC 51 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 17
  77. 9/5/2010 THÂM HỤT NGÂN SÁCH  Thâm hụt ngân sách của chính phủ (Budget deficit) là sự chênh lệch giữa khoản được chi tiêu (G) và khoản thuế mà chính phủ thu được trong một giai đoạn nhất định. Thâm hụt ngân sách ≡ G - T •Nếu G vượt quá T, chính phủ phải vay mượn để tài trợ cho thâm hụt bằng cách bán trái phiếuhoặc tín phiếu chính phủ. Khi đó, một phần của tiết kiệm khu vực hộ gia đình (S) sẽ chuyển sang chính phủ. Vi du\tham hut ngan sach.mht Vi du\tham hut ngan sach 2.mht Vi du\nhà nước lấn át.mht 52 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 THÊM THUẾ VÀO HÀM THU NHẬP Yd = Y - T C = C0 + MPC.Yd C = C0 + MPC.(Y - T)  Hàm tổng thu nhập giờ trở thành hàm thu nhập khả dụng (sau thuế) 53 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Sản lượng cân bằng: Y = C + I + G CY 100. 75 d CYT 100.( 75 ) Tìm điểm cân bằng với I = 100, G = 100 và T = 100 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Thay đổi Sản lượng Thuế Thu nhập Tiết kiệm Đầu tư Chi tiêu Tổng chi tiêu không dự tính (Thu nhập) ròng khả dụng Tiêu dùng S dự kiến chính phủ dự kiến hàng tồn kho Điều chỉnh tới Y T Yd = Y – T (C = 100 + .75 Yd) (Yd – C) I G C + I + G Y -(C + I + G) điểm cân bằng 300 100 200 250 - 50 100 100 450 - 150 Sản lượng↑ 500 100 400 400 0 100 100 600 - 100 Sản lượng↑ 700 100 600 550 50 100 100 750 - 50 Sản lượng↑ 900 100 800 700 100 100 100 900 0 Cân bằng 1,100 100 1,000 850 150 100 100 1,050 + 50 Sản lượng↓ 1,300 100 1,200 1,000 200 100 100 1,200 + 100 Sản lượng↓ 1,500 100 1,400 1,150 250 100 100 1,350 + 150 Sản lượng↓ 54 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 18
  78. 9/5/2010 CÁC KHOẢN RÒ RỈ VÀ BƠM VÀO  Thuế (T) là một khoản rò rỉ (leakage) từ luồng thu nhập. Tiết kiệm (S) cũng là một khoản rò rỉ.  Tại điểm cân bằng, tổng sản lượng (thu nhập (Y) bằng với tổng chi tiêu dự kiến (AE) và khoản rò rỉ (S + T) phải bằng với khoản bơm vào (injections) dự kiến (I + G). AE ≡ C + I + G Y ≡ C + S + T C + S + T = C + I + G S + T = I + G 55 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Số nhân chi tiêu chính phủ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thay đổi Sản lượng Thuế Thu nhập Đầu tư Chi tiêu Tổng chi tiêu không dự tính (Thu nhập) ròng khả dụng Tiêu dùng dự kiến chính phủ dự kiến hàng tồn kho Điều chỉnh tới điểm Y T Yd = Y – T (C = 100 + .75 Yd) I G C + I + G Y -(C + I + G) cân bằng 300 100 200 250 100 150 500 200 Sản lượng↑ 500 100 400 400 100 150 650 150 Sản lượng↑ 700 100 600 550 100 150 800 100 Sản lượng↑ 900 100 800 700 100 150 950 50 Sản lượng↑ 1,100 100 1,000 850 100 150 1,100 0 Cân bằng 1,300 100 1,200 1,000 100 150 1,250 + 50 Sản lượng↓ 56 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 Số nhân chi tiêu chính phủ Vi du\Phản đối cứu trợ kinh tế.mht Vi du\Phương Tây kích cầu quá ít.mht Vi du\giangle Policy lags.mht Vi du\Nỗi lo từ trái phiếu.mht Vi du\sân bay 220 triệu.mht AE2 = C + I + G2 AE1 = C + I + G1 ∆G = 50 57 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 19
  79. 9/5/2010 SỐ NHÂN THUẾ  Một sự cắt giảm thuế làm tăng thu nhập khả dụng và qua đó làm tăng chi tiêu tiêu dùng. Thu nhập sẽ tăng lên bằng với số nhân nhân với lượng cắt giảm thuế.  Một sự cắt giảm thuế không có tác động trực tiếp tới chi tiêu. Số nhân của sự thay đổi trong thuế nhỏ hơn số nhân của sự thay đổi trong chi tiêu chính phủ. 58 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 SỐ NHÂN THUẾ AE = C + I + G Với: C = C0 + MPC.Yd = C0 + MPC(Y – T0); I = I0; G = G0 → AE = C0 + MPC(Y – T0) + I0 + G0 Do tại điểm cân bằng: AE = Y: → Y = C0 + I0 + G0 + MPC(Y – T0) → Y(1-MPC) = C0 + I0 + G0 –MPC.T0 1- MPC Y (C + I + G ) + T 000001-MPC 1-MPC 59 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 SỐ NHÂN THUẾ  Trong đó mt là số nhân thuế: - MPC m t 1-MPC  Ta thấy số nhân về thuế có dấu (-) hàm ý thuế có tác dụng ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên, thu nhập và sản lượng giảm đi và ngược lại. Vi du\giam thue-My.mht Vi du\Trung quốc già hóa.mht Vi du\Người Trung Quốc ngại đẻ.mht Vi du\Nhật muốn có thêm trẻ em.mht Vi du\thue.doc 60 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 20
  80. 9/5/2010 SỐ NHÂN NGÂN SÁCH CÂN BẰNG  Ở đây ta sẽ có một khái niệm mới là số nhân ngân sách cân bằng vì: 1- MPC mm 1 t 1-MPC 1-MPC  Điều này có nghĩa là nếu chi tiêu chính phủ G và mức thuế T cùng tăng 1 lượng bằng nhau ∆G = ∆T để giữ cho ngân sách được cân bằng thì sản lượng sẽ tăng lên 1 lượng là ∆Y và ∆Y = ∆G = ∆T. 61 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 SỐ NHÂN NGÂN SÁCH CÂN BẰNG Finding Equilibrium After a $200 Billion Balanced Budget Increase in G and T (All Figures in Billions of Dollars; G and T Have Increased From 100 in Table 25.1 to 300 Here) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thay đổi Sản lượng Thuế Thu nhập Đầu tư Chi tiêu Tổng chi tiêu không dự tính (Thu nhập) ròng khả dụng Tiêu dùng dự kiến chính phủ dự kiến hàng tồn kho Điều chỉnh tới Y T Yd = Y – T (C = 100 + .75 Yd) I G C + I + G Y -(C + I + G) điểm cân bằng 500 300 200 250 100 300 650 150 Sản lượng↑ 700 300 400 400 100 300 800 100 Sản lượng↑ 900 300 600 550 100 300 950 50 Sản lượng↑ 1,100 300 800 700 100 300 1,100 0 Cân bằng 1,300 300 1,000 850 100 300 1,250 + 50 Sản lượng↓ 1,500 300 1,200 1,000 100 300 1,400 + 100 Sản lượng↓ 62 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 NỀN KINH TẾ MỞ Trong nền kinh tế mở chúng ta phải xét đến hoạt động xuất, nhập khẩu. Như vậy, trong hàm tổng chi tiêu dự kiến sẽ có thêm các biến:  Xuất khẩu (X) là lượng chi tiêu của người nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước;  Nhập khẩu (M) là lượng chi tiêu của người trong nước (như hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) để mua hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài.  Xuất khẩu ròng là phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu 63 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 21
  81. 9/5/2010 NỀN KINH TẾ MỞ  Xuất khẩu chịu tác động của 4 nhân tố chính là: GDP nước ngoài, mức độ chuyên môn hóa sản xuất toàn cầu, giá tương đối của hàng sản xuất trong nước và hàng hóa tương tự ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái. Giả định xuất khẩu X là 1 hàm độc lập với thu nhập và sản lượng, tức là: X = X0  Nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế nội địa, đặc biệt là sản lượng và thu nhập. Thường thì thu nhập và sản lượng càng cao thì nhập khẩu càng lớn. Do đó, có thể giả định hàm nhập khẩu M phụ thuộc vào sản lượng Y, t ức là: M = MPM.Y Trong đó: MPM là xu hướng nhập khẩu biên, cho biết 1 đồng tăng lên trong thu nhập sẽ làm tăng nhập khẩu lên bao nhiêu đồng. 64 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 NỀN KINH TẾ MỞ  C = C0 + MPC.Yd = C0 + MPC.(Y – T0)  I = I0; G = G0; X = X0; M = MPM.Y Thay tất cả vào hàm tổng chi tiêu dự kiến: AE = C0 + MPC.(Y – T0) + I0 + G0 + X0 –MPM.Y Tại điểm cân bằng của nền kinh tế: Y = AE: → Y = C0 + MPC.(Y – T0) + I0 + G0 + X0 –MPM.Y → Y(1-MPC +MPM) = C0 + I0 + G0 + X0 – MPC.T0 1- MPC Y (C + I + G + X ) + T 0000001 - MPC + MPM 1 - MPC + MPM 65 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 NỀN KINH TẾ MỞ  Chúng ta có các số nhân mới là: 1 m 1 1 - MPC +MPM  Và số nhân của thuế là: - MPC m t1 1 - MPC + MPM  Chúng ta thấy rằng giá trị tuyệt đối của các số nhân đã giảm so với nền kinh tế đóng. Số nhân trong nền kinh tế mở phụ thuộc vào cả MPM, khi MPM càng lớn thì số nhân càng nhỏ. Điều này cho thấy hàng hoá nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước. 66 Trần Mạnh Kiên 9/5/2010 22
  82. 9/5/2010 CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU 1 9/5/2010 CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN HẠN  Suy thoái (Recession) là giai đoạn có sự sụt giảm trong thu nhập thực tế và thất nghiệp tăng lên.  Khủng hoảng (Depression) là khi có suy thoái trầm trọng. vi du\Recession hay là Depression.mht  Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không dự báo được. vi du\Chuyên gia kinh tế bối rối.mht vi du\Các nhà kinh tế xin lỗi.mht vi du\Sự trở lại của kinh tế học suy thoái.mht vi du\Thay đổi kinh tế học.mht vi du\Khủng hoảng kinh tế (học).mht  Những biến động trong nền kinh tế được gọi là chu kỳ kinh doanh (Business cycle). vi du\Khủng hoảng sẽ lại xảy ra.mht 2 9/5/2010 Biến động trong GDP thực ở Mỹ GDP thực Tỉ USD (giá gốc 1996) $10,000 9,000 Real GDP 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 1
  83. 9/5/2010 MÔ HÌNH CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ  Có 2 biến số thường được sử dụng để phân tích các biến động ngắn hạn.  Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế được đo lường bằng GDP thực.  Mức giá chung của nền kinh tế được đo lường bởi CPI hoặc Chỉ số điều chỉnh GDP. 4 9/5/2010 MÔ HÌNH CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ  Mô hình cơ bản về Tổng cầu (Aggregate Demand) và Tổng cung (Aggregate Supply)  Các nhà kinh tế sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung để lí giải các biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế xung quanh xu hướng dài hạn của chúng. 5 9/5/2010 MÔ HÌNH CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ  Mô hình cơ bản về đường tổng cầu và tổng cung  Đường tổng cầu (Aggregate-demand curve) cho thấy số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ muốn mua ở mỗi mức giá.  Đường tổng cung (Aggregate-supply curve) cho thấy số lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp chọn để sản xuất và bán ở mỗi mức giá. 6 9/5/2010 2
  84. 9/5/2010 Đường tổng cung và đường tổng cầu Mức giá Đường tổng cung, AS Mức giá cân bằng Đường tổng cầu, AD 0 Sản lượng Tống sản lượng cân bằng 7 9/5/2010 ĐƯỜNG TỔNG CẦU  4 thành phần của GDP (Y) đóng góp vào tổng cầu hàng hóa và dịch vụ: Y = C + I + G + NX 8 9/5/2010 Đường tổng cầu Mức giá P P2 1. Một sự giảm xuống Đường tổng cầu trong mức giá . . . 0 Y Y2 Tổng sản lượng 2. . . . làm tăng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ 9 9/5/2010 3
  85. 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CẦU DỐC XUỐNG  Mức giá và Tiêu dùng: Hiệu ứng tài sản (Wealth Effect)  Mức giá và Đầu tư: Hiệu ứng lãi suất (Interest Rate Effect)  Mức giá và Xuất khẩu ròng (The Exchange-Rate Effect) 10 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CẦU DỐC XUỐNG  Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng tài sản  Một sự giảm xuống trong mức giá làm người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn, điều đó đến lượt nó lại kích thích họ chi tiêu nhiều hơn.  Sự tăng lên trong chi tiêu của người tiêu dùng có nghĩa là lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên. 11 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CẦU DỐC XUỐNG  Mức giá và Đầu tư: Hiệu ứng lãi suất  Mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, điều này sẽ kích thích chi tiêu đầu tư nhiều hơn.  Sự tăng lên trong chi tiêu đầu tư có nghĩa là lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ lớn hơn. 12 9/5/2010 4
  86. 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CẦU DỐC XUỐNG  Mức giá và Xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỉ giá hối đoái  Khi mức giá ở Việt Nam giảm xuống sẽ làm lãi suất giảm, tỉ giá hối đoái thực sẽ giảm đi và kích thích xuất khẩu.  Xuất khẩu ròng tăng lên cũng làm tăng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ. 13 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CẦU CÓ THỂ DỊCH CHUYỂN  Sự dốc xuống của đường tổng cầu cho thấy sự sụt giảm trong mức giá sẽ làm tăng tổng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ.  Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể tác động tới lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ ở bất cứ mức giá nào.  Khi một trong những yếu tố này thay đổi, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển. 14 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CẦU CÓ THỂ DỊCH CHUYỂN  Sự dịch chuyển đường tổng cầu là do:  Tiêu dùng  Đầu tư  Chi tiêu chính phủ  Xuất khẩu ròng 15 9/5/2010 5
  87. 9/5/2010 SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG TỔNG CẦU Mức giá P1 AD2 AD1 0 Y1 Y2 Tổng sản lượng 16 9/5/2010 NHỮNG BIẾN SỐ LÀM DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG AD Biếnsố Phầncủa tổng cầu Tác động tới Tác động tới bị ảnh hưởng tổng cầu khi tổng cầu khi biến số tăng biến số giảm Tiêu dùng (C) Giảm Y nên AD Tăng Y nên AD Thuế Đầu tư (I) dịch sang trái dịch sang phải Tiêu dùng (C) Giảm Y nên AD Tăng Y nên AD Lãi suất Đầu tư (I) dịch sang trái dịch sang phải Tiêu dùng (C) Tăng Y nên AD Giảm Y nên AD Kỳ vọng Đầu tư (I) dịch sang phải dịch sang trái Sức mạnh Xuất, nhậpkhẩu Giảm Y nên AD Tăng Y nên AD đồng nội tệ (NX) dịch sang trái dịch sang phải Chi tiêu chính Chi tiêu chính phủ Tăng Y nên AD Giảm Y nên AD phủ (G) dịch sang phải dịch sang trái 17 9/5/2010 ĐƯỜNG TỔNG CUNG  Trong dài hạn, đường tổng cung là thẳng đứng.  Trong ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên. 18 9/5/2010 6
  88. 9/5/2010 ĐƯỜNG TỔNG CUNG  Đường tổng cung dài hạn (The Long-Run Aggregate-Supply Curve)  Trong dài hạn, sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế phụ thuộc vào mức cung của lao động, vốn, tài nguyên và trình độ sản xuất công nghệ được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.  Mức giá không tác động tới những biến này trong dài hạn. 19 9/5/2010 Đường tổng cung dài hạn (LAS) Mức giá Đường tổng cung dài hạn P P2 2. . . không tác động 1. Một sự tới sản lượng hàng hóa thay đổi trong và dịch vụ được sản xuất mức giá . . . trong dài hạn. 0 Mưc sản lượng Tổng sản lượng tự nhiên 20 9/5/2010 ĐƯỜNG TỔNG CUNG  Đường tổng cung dài hạn  Đường tổng cung thẳng đứng ở mức sản lượng tự nhiên (natural output).  Mức sản lượng này cũng được gọi là sản lượng tiềm năng (potential output) hoặc sản lượng ở mức toàn dụng (full-employment output). 21 9/5/2010 7
  89. 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CUNG CÓ THỂ DỊCH CHUYỂN  Bất kỳ sự thay đổi nào trong nền kinh tế làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũng làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn.  Sự dịch chuyển được phân loại dựa theo các yếu tố khác nhau tác động vào sản lượng trong mô hình cổ điển. 22 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CUNG CÓ THỂ DỊCH CHUYỂN  Đường tổng cung dịch chuyển vì các yếu tố:  Lao động  Vốn  Tài nguyên thiên nhiên  Công nghệ sản xuất 23 9/5/2010 Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn Mức giá LRAS 2006 LRAS2007 LRAS2008 Tổng sản lượng 0 100 tỉ 150 tỉ 210 tỉ 24 9/5/2010 8
  90. 9/5/2010 Tăng trưởng dài hạn và lạm phát 2. . . . và tăng cung tiền Đường làm dịch chuyển tổng cung đường tổng cầu . . dài hạn, LRAS1980 LRAS1990 LRAS2000 Mức giá 1. Trong dài hạn tiến bộ công nghệ làm dịch chuyển đường tổng cung P2000 dài hạn . . . 4. . . . và làm tăng lạm phát P1990 Tổng cầu AD2000 P1980 AD1990 AD1980 0 Y1980 Y1990 Y2000 Tổng sản lượng 3. . . . làm tăng 9/5/2010 25 sản lượng . TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CUNG DỐC LÊN TRONG NGẮN HẠN  Các biến động ngắn hạn trong sản lượng và mức giá có thể được coi như sự lệch đi khỏi xu thế dài hạn.  Trong ngắn hạn, một sự tăng lên trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về hàng hóa và dịch vụ.  Một sự giảm xuống trong mức giá có xu hướng làm giảm lượng cung về hàng hóa và dịch vụ. 26 9/5/2010 Đường tổng cung ngắn hạn Mức giá Đường tổng cung ngắn hạn P2 P1 1. Một sự tăng 2. . . . làm tăng lượng cung lên trong về hàng hóa và dịch vụ mức giá . . . trong ngắn hạn. 0 Y1 Y2 Tổng sản lượng 27 9/5/2010 9
  91. 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CUNG DỐC LÊN TRONG NGẮN HẠN  Lí thuyết nhận thức sai lầm (The Misperceptions Theory)  Lí thuyết tiền lương cứng nhắc (The Sticky- Wage Theory)  Lí thuyết giá cả cứng nhắc (The Sticky-Price Theory) 28 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CUNG DỐC LÊN TRONG NGẮN HẠN  Lí thuyết nhận thức sai lầm  Sự thay đổi trong mức giá chung tạm thời làm người cung cấp nhận định sai về điều gì đang diễn tra trên các thị trường cá biệt, nơi họ bán sản phẩm của mình.  Sự sụt giảm trong mức giá sẽ gây ra nhận định sai lầm về mức giá tương đối.  Nhận định sai lầm này sẽ dẫn nhà cung cấp tới việc giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ. 29 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CUNG DỐC LÊN TRONG NGẮN HẠN  Lí thuyết tiền lương cứng nhắc  Tiền lương danh nghĩa chậm điều chỉnh hoặc “cứng nhắc” (sticky) trong ngắn hạn:  Tiền lương không điều chỉnh ngay lập tức với sự sụt giảm trong mức giá.  Mức giá giảm làm cho việc sản xuất và thuê nhân công ít lợi nhuận hơn.  Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp giảm lượng cung về hàng hóa và dịch vụ. 30 9/5/2010 10
  92. 9/5/2010 LÍ THUYẾT GIÁ CẢ CỨNG NHẮC  Giá cả một số loại hàng hóa và dịch vụ điều chỉnh chậm chạp theo các điều kiện kinh tế trên thị trường:  Một sự sụt giảm bất ngờ trong mức giá hàng hóa sẽ làm một số doanh nghiệp có giá bán cao hơn mức mong muốn.  Điều này làm giảm doanh thu và dẫn tới doanh nghiệp giảm lượng cung cấp hàng hóa và dịch vụ họ sản xuất. vi du\taxi khó giảm cước.mht vi du\Chưa giảm giá sản phẩm.mht 31 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CUNG NGẮN HẠN DỊCH CHUYỂN  Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung  Lao động.  Vốn.  Tài nguyên thiên nhiên.  Công nghệ.  Mức giá kỳ vọng. 32 9/5/2010 TẠI SAO ĐƯỜNG TỔNG CUNG DỊCH CHUYỂN  Một sự gia tăng trong mức giá dự kiến sẽ làm giảm lượng cung về hàng hóa và dịch vụ, dẫn tới làm dịch đường tổng cung ngắn hạn sang trái.  Một sự sụt giảm trong mức giá dự kiến làm tăng lượng cung về hàng hóa và dịch vụ, dẫn tới làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải. 33 9/5/2010 11
  93. 9/5/2010 NHỮNG YẾU TỐ LÀM ĐƯỜNG TỔNG CUNG DỊCH CHUYỂN Biếnsố Tác động tới tổng cung Tác động tới tổng cung khi biến số gia tăng khi biến số giảm Làm giảm tổng cung nên Làm tăng tổng cung nên Giá đầu vào đường AS dịch sang trái đường AS dịch sang phải Làm tăng tổng cung nên Làm giảm tổng cung nên Năng suất đường AS dịch sang phải đường AS dịch sang trái Qui định của Làm giảm tổng cung nên Làm tăng tổng cung nên chính phủ đường AS dịch sang trái đường AS dịch sang phải 34 9/5/2010 Cân bằng dài hạn Mức giá Đường Đường tổng cung tổng cung dài hạn ngắn hạn Mức giá cân bằng A Đường tổng cầu 0 Mức sản lượng Sản lượng tự nhiên 35 9/5/2010 2 NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỘNG KINH TẾ  Sự dịch chuyển của tổng cầu  Trong ngắn hạn, tổng cầu dịch chuyển gây ra sự biến động trong tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.  Trong dài hạn, sự dịch chuyển của tổng cầu chỉ tác động tới mức giá chung mà không tác động tới sản lượng. 36 9/5/2010 12