Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 5: Quản lý môi trường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 5: Quản lý môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_kinh_te_moi_truong_chuong_5_quan_ly_moi_truong.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 5: Quản lý môi trường
- CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- 1. Khái niệm về Quản lý môi trường Là sự tác động có tổ chức, có phương hướng và mục đích xác định của Chủ thể quản lý môi trường lên đối tượng quản lý là môi trường nhằm phục hồi, duy trì và cải thiện môi trường tốt hơn. Chủ thể quản lý môi trường: là những chủ thể mà họ hành động nhằm bảo vệ MT để đạt được các mục tiêu:phục hồi, duy trì và cải thiện môi trường tốt hơn.
- 1. Khái niệm về Quản lý môi trường • Chủ thể quản lý môi trường gồm các đối tượng nào? • Nhà nước: Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các công cụ luật pháp, chính sách để BVMT Ví dụ: Nhà nước tác động trực tiếp lên MT thông qua cơ quan trực thuộc mình (công ty bảo vệ MT); Bộ TN&MT không tác động đến MT bằng các chính sách và luật pháp • DN tác động đến MT? • Tổ chức tác động đến MT: Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF); Tổ chức hòa bình xanh • Cá nhân tác động đến MT?
- Sự cần thiết của QLNN về môi trường • Thất bại của thị trường liên quan đến tính chất công cộng của các yếu tố môi trường và vấn đề ngoại ứng • Nhà nước là chủ sở hữu đối với hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên • Dựa vào kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Nhật Bản và Singapore • Những vấn đề môi trường toàn cầu • Những vấn đề môi trường trong nước
- Bản chất của quản lý môi trường • Nhằm hạn chế hành vi có ý thức và vô ý thức gây ảnh hưởng xấu đến môi trường • Quản lý nhà nước về môi trường: là toàn bộ hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý về môi trường của nhà nước
- Tiêu chí so sánh Chủ thể Nhà nước Chủ thể khác Phạm vi quản lý Hẹp hơn Rộng hơn (có những tổ chức có phạm vi rộng trên toàn thế giới – WWF có văn phòng ở 196 nước trên thế giới) Công cụ quản lý Sử dụng quyền lực nhà Hương ước, điều ước, nước: pháp luật, toà án, nội quy nhà tù Tính cưỡng chế Có sức mạnh cưỡng chế Không có sức mạnh mạnh, 1 chiều, áp đặt cưỡng chế, có thể là 2 chiều Hình thức xử phạt phê bình, khiển trách, phê bình, khiển trách, cảnh cáo, phạt hành cảnh cáo và cao nhất là chính, truy cứu trách khai trừ ra khỏi tổ chức nhiệm hình sự
- Các nguyên tắc của quản lý môi trường - Bảo đảm tính hệ thống - Bảo đảm tính tổng hợp - Bảo đảm tính liên tục và nhất quán - Bảo đảm tính tập trung dân chủ - Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ - Kết hợp hài hoá các lợi ích - Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, xã hội - Tiết kiệm và hiệu quả
- 3 - Công cụ quản lý môi trường • Công cụ mệnh lệnh kiểm soát (CAC – Comment And Control) Là những quy định trực tiếp như luật quốc tế, Luật quốc gia, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị cùng với các hệ thống giám sát và cưỡng chế trong kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải. Khi quy định này đã được đưa ra thì các đối tượng chịu tác động của công cụ này bắt buộc phải tuân theo Những năm 60 được đưa ra và ưa chuộng vì người ta cho rằng nếu không có các công cụ này thì không đạt được các mục tiêu BVMT Ví dụ: Chuẩn mức thải
- * ¦u ®iÓm - Bình ®¼ng - Quản lý chÆt chÏ c¸c lo¹i chÊt thải ®éc h¹i vµ c¸c tµi nguyªn quý hiÕm - Mang tÝnh cìng chÕ cao vµ cã sù gi¸m s¸t thêng xuyªn đảm bảo việc bảo vÖ m«i trêng sÏ ®îc thùc hiÖn * Hạn chế - Đßi hái hÖ thèng ph¸p luËt vÒ m«i trêng phải ®Çy ®ñ vµ cã hiÖu lùc, trong khi ®¸p øng ®ßi hái nµy lµ rÊt khã - Do cơ quan môi trường ban hành chưa phản ánh được yêu cầu thực tiễn - Cần phải có nguồn lực: giám sát, cưỡng chế, chế tài xử phạt
- Công cụ kinh tế Là những công cụ sử dụng tín hiệu giá cả và các tín hiệu thị trường để tác động đến lợi ích và chi phí của các cá nhân có liên quan đến hành vi của họ nhằm điều chỉnh các quyết định trong việc tìm kiếm mục tiêu môi trường. Đặc điểm cơ bản: - Hoạt động thông qua giá cả, nâng giá của các hoạt động làm tổn hại đến môi trường hoặc hạ giá của các hành động bảo vệ môi trường - Dành khả năng lựa chọn cho các công ty, các cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ
- + ThuÕ/phÝ m«i trêng +Trî cÊp m«i trêng + GiÊy phÐp vµ thÞ trêng giÊy phÐp m«i trêng + Ký quü m«i trêng + Quü m«i trêng + HÖ thèng ®Æt cäc - hoµn trả + Nh·n sinh th¸i
- Thuế/Phí môi trường • Được sử dụng khá phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển (OECD) • Đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc: “người gây ô nhiễm phải trả tiền” • Mục đích: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm sản lượng; Tăng thu cho ngân sách nhà nước. • Các loại thuế/phí: - Thuế/phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm: nguồn xả ra chất gây ô nhiễm sẽ bị đánh thuế - Thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: đánh vào sản phẩm gây hại cho môi trường khi người ta sử dụng hay hủy bỏ chúng. (Ví dụ: xăng pha chì; pin chứa chì; thủy ngân; vỏ chai; vỏ hộp bằng kim loại; - Phí đánh vào người sử dụng: tiền mà người sử dụng phải trả do sử dụng các loại dịch vụ công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường. (Ví dụ: phí vệ sinh thành phố, phí thu gom rác thải,
- Trợ cấp môi trường • Thường được sử dụng trong trường hợp ngoại ứng tích cực và ở những nơi có khó khăn đáng kể về kinh tế, giúp các ngành Công – Nông nghiệp khắc phục ONMT với khả năng kinh tế hạn chế. • Các hoạt động có TPB<TSB nên chi phí mà các cá nhân chấp nhận bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên không đạt mức cần thiết của xã hội (Qs<Q*) • Hình thức trợ cấp: Trợ cấp không hoàn lại; Các khoản cho vay ưu đãi; Cho phép khấu hao nhanh; Ưu đãi thuế (giảm thuế, miễn thuế, ) • Trong nhiều trường hợp thực tế, trợ cấp không đạt được hiệu quả mong muốn (Ví dụ: trợ cấp cho DN gây ô nhiễm với hi vọng khuyến khích họ đầu tư giảm ô nhiễm
- Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường • Thường được áp dụng cho nguồn tài nguyên môi trường khó quy định quyền sở hữu nên hay bị sự dụng bừa bãi (không khí, đại dương, ) Ví dụ: GPXT SO2 được áp dụng ở Mỹ; GP khai thác cá ngừ áp dụng ở Úc, • GPXT có thể chuyển nhượng (TEP – Tradeable Emission Permit) => Hoạt động của thị trường GPXT, ưu – nhược điểm của thị trường này? • Nên áp dụng thị trường này khi: - Chất gây ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ nhiều nguồn khác nhau (nhà máy nhiệt điện cùng thải ra SO2 => gây mưa axit) - Có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các nguồn gây ô nhiễm (do công nghệ khác nhau, quản lý, ) - Số lượng DN tham gia mua bán GPXT là khá lớn để tạo được thị trường mang tính cạnh tranh và năng động.
- Hệ thống đặt cọc – hoàn trả • Nguyên tắc áp dụng: Quy định các đối tượng tiêu dùng các SP có khả năng gây ô nhiễm MT phải trả thêm một khoản tiền đặt cọc khi mua hàng nhằm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem SP hoặc phần còn lại của sản phẩm trả lại cho đơn vị thu gom phế thải hoặc địa điểm tái chế đã quy định. Nếu thực hiện đúng sẽ được hoàn lại tiền • Mục đích: Thu gom phần còn lại của sản phẩm sau khi tiêu dùng để tái chế hoặc tái sử dụng một cách an toàn nhất đối với môi trường.
- • Phạm vi sử dụng: - Các SP mà khi sử dụng có khả năng gây ô nhiễm MT nhưng có thể xử lý tái chế hoặc tái sử dụng - Các SP làm tăng lượng chất thải, cần các bãi thải có quy mô lớn và tốn nhiều chi phí tiêu hủy. - Các sản phẩm chứa chất độc, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý, nếu tiêu hủy không đúng cách sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến MT và sức khỏe con người. Ví dụ các trường hợp áp dụng: mua bia, rượu, nước giải khát đựng trong chai nhựa hoặc chai thủy tinh; ô tô cũ; dầu nhớt; ắc quy/pin chứa chì, • Mức đặt cọc đề ra như thế nào là một trong những yếu tố quan trọng khiến biện pháp này thành công hay không? Nếu mức đặt cọc thấp sẽ không tạo ra động cơ kinh tế khuyến khích việc thu gom và tái chế phế thải.
- Ký quỹ môi trường • Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất MT • Nguyên tắc áp dụng: Yêu cầu DN, cơ sở SXKD trước khi thực hiện 1 hoạt động kinh tế phải ký gửi 1 khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, ) tại NH hoặc tổ chức tín dụng nhằm cam kết sẽ thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái MT/ Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc bằng kinh phí cần thiết để khắc phục ONMT nếu DN gây ô nhiễm hoặc suy thoái MT • Mục đích: làm cho chủ thể có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái MT nhận thức được trách nhiệm của họ và sẽ điều chỉnh hành vi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Nhãn sinh thái • Khái niệm: Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra. "Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó".
- Ngày 05 tháng 3 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Quyết định số 253/QĐ-BTNMT phê duyệt Chương trình cấp nhãn sinh thái.
- Công cụ giáo dục truyền thông môi trường • Giáo dục môi trường là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ được tham gia vào phát triển một xã hội bền vững • Truyền thông môi trường là quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và cách tác động vào ncác vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết vấn đề môi trường
- CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM