Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 1: Môi trường và phát triển

ppt 32 trang phuongnguyen 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 1: Môi trường và phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_kinh_te_moi_truong_chuong_1_moi_truong_va_phat.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Kinh tế môi trường - Chương 1: Môi trường và phát triển

  1. CHƯƠNG 1 MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
  2. CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 1. Các khái niệm cơ bản về môi trường 2. Bản chất của hệ thống môi trường 3. Biến đổi môi trường 4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 5. Phát triển bền vững
  3. 1. Các khái niệm cơ bản về môi trường 1.1. Khái niệm về môi trường Tuyên ngôn UNESCO năm 1981: “MT là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người.” - Yếu tố tự nhiên: là những yếu tố hình thành tự nhiên, ít chịu tác động của con người. - Yếu tố nhân tạo: do con người tạo ra. Gồm yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất KTMT cần nghiên cứu cả 2 yếu tố này, vì sao?
  4. 1.1. Khái niệm về môi trường “Môi trường bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005) => Yếu tố phi vật chất không được nghiên cứu trong môi trường? Môi trường sống: là tập hợp các yếu tố, các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của các cơ thể sống.
  5. 1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường sống của con người: là tổng hợp những điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh. Một số khái niệm liên quan: - Hệ sinh thái: là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. - Đa dạng sinh học: Là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Xem xét đa dạng sinh học chia làm 3 cấp độ: Cấp loài, cấp quần thể, cấp quần xã.
  6. Các thành phần của môi trường - Khí quyển: Là vùng nằm ngoài vỏ trái đất chiều cao từ 0 – 100km. - Thạch quyển: Phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0-60km tính từ mặt đất và có độ sâu từ 0-20km tính từ đáy biển - Thủy quyển: Là nguồn nước dưới mọi dạng. Tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1,4 tỷ km3. - Sinh quyển: Bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận của thạch quyển, thủy quyển, và khí quyển tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống. - Trí quyển: Trí quyển bao gồm các bộ phận trên trái đất tại đó có tác động của trí tuệ con người. Trí quyển là một quyển năng động.
  7. 2. Bản chất của hệ thống môi trường 2.1. Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tính cơ cấu phức tạp của hệ thống môi trường?
  8. 2. Bản chất của hệ thống môi trường 2.2. Tính động Hệ môi trường là một hệ động, các phần tử trong hệ môi trường luôn tự vận động và tương tác với nhau để thiết lập một trạng thái cân bằng. Khi một trong các yếu tố Bên trọng hệ môi trường thay đổi sẽ phá vỡ sự cân bằng => MT lại vận động hình thành cân bằng mới. Ví dụ: Núi lửa phun làm cho môi trường bị phá hủy. Tuy nhiên, sau một thời gian môi trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng mới Ý nghĩa của việc nghiên cứu tính động của hệ thống môi trường 2.3. Tính mở Các dòng vật chất, năng lượng, thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian. Các phần tử trong hệ thống môi trường luôn chuyển động vào hoặc ra từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ví dụ: Vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, là những vấn đề có ảnh hưởng tới toàn cầu. => Ý nghĩa của việc nghiên cứu tính mở của hệ thống môi trường
  9. 2. Bản chất của hệ thống môi trường 2.4. Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh Các phần tử trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi Bên ngoài theo quy luật tiến hóa, nhằm hướng tới trạng thái ổn định. Ví dụ: Con tắc kè tự đổi màu da để tránh sự săn đuổi của các loài khác hoặc của con người, xương rồng sống ở sa mạc do thiếu nước nên lâu dần lá biến thành gai, Ý nghĩa của việc biết được các bản chất của hệ môi trường: - Cần chú ý khi tác động vào hệ thống môi trường; - Nghiên cứu để điều chỉnh biên độ thay đổi của con người phù hợp biên độ thay đổi của môi trường.
  10. 3. Biến đổi môi trường Biến đổi môi trường: là quá trình làm biến đổi cấu trúc của hệ môi trường, biến đổi các thành phần của hệ môi trường • Biến đổi cấu trúc: 1 đồng cỏ có 100.000 cây cỏ; 100 con châu chấu, 2000 con muỗi, Biến đổi cấu trúc đồng cỏ là khi thay đổi số lượng cỏ tăng thêm 102.000 cây, 150 con châu chấu, => thay đổi cấu trúc hệ thống môi trường • Biến đổi các thành phần trong hệ thống môi trường: cây cỏ xanh -> vàng: thay đổi thành phần / con châu chấu có 2 lớp cánh giờ còn 1 lớp cánh, con cừu mọc lông, rụng lông,
  11. 3. Biến đổi môi trường Biến đổi môi trường thể hiện ở các dạng, các cấp độ khác nhau - Ô nhiễm môi trường - Suy thoái môi trường - Sự cố môi trường Những chất thải khi loại bỏ vào môi trường sẽ làm thay đổi thành phần và cấu trúc của môi trường => gây biến đổi môi trường nhưng không phải chất thải nào đưa vào MT cũng gây ô nhiễm
  12. 3. Biến đổi môi trường Khái niệm Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác * Các thuộc tính của chất thải: - Chất thải có thể xác định khối lượng rõ ràng và khó xác định khối lượng - Tính luỹ của chất thải - Chuyển từ dạng này sang dạng khác - Biến đổi sinh học trong các cơ thể sống
  13. 3. Biến đổi môi trường - Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật - Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
  14. 3. Biến đổi môi trường Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Sự cố môi trường: Là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên gây ra suy thoái môi trường nghiêm trọng
  15. * Các dạng chất ô nhiễm - Ô nhiễm tích tụ và không tích tụ - Ô nhiễm cục bộ, vùng và toàn cầu - Ô nhiễm có điểm nguồn và không có điểm nguồn - Sự phát thải liên tục và gián đoạn Thiệt hại môi trường không liên quan đến chất thải * Phân biệt ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường?
  16. 4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển * Khái niệm phát triển: Phát triển (phát triển kinh tế - xã hội) là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần của con người * Quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần của con người bao gồm: - Thoả mãn các nhu cầu sống - Trình độ học vấn cao
  17. 4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển - Tuổi thọ - Được hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần - Được sống trong môi trường trong lành - Được đảm bảo an ninh, an toàn và không có bạo lực,
  18. * Phát triển kinh tế - Phát triển kinh tế: là quá trình nâng cao về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ - Phát triển kinh tế gồm: • Tăng trưởng kinh tế • Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ
  19. * Tài nguyên Tài nguyên: là toàn bộ các nguồn lực được sử dụng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, cộng đồng và của nhân loại Tài nguyên thiên nhiên: là những nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng được con người nhận biết và sử dụng
  20. Phân loại tài nguyên thiên nhiên (Sơ đồ phân loại Tài nguyên thiên nhiên tr41 giáo trình KT&QLMT) - Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo Đặc điểm: + Lấy từ môi trường + Có khả năng tự duy trì hoặc bổ sung liên tục + Nếu được quản lý hợp lý - Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo Đặc điểm: + Lấy từ môi trường + Sẽ cạn kiệt hoặc hoàn toàn biến đổi + Cho dù sử dụng hợp lý hay không
  21. Chức năng của môi trường - Hỗ trợ cuộc sống con người - Cung cấp tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sản xuất và đời sống - Chứa đựng và hấp thụ một phần chất thải của đời sống và sản xuất
  22. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
  23. Cân bằng vật chất và chất lượng môi trường
  24. Cân bằng vật chất và chất lượng môi trường • Trong đó: - M (Material): Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất - RP (Rubbish in Production): chất thải từ quá trình sản xuất (1 phần được tái chế, 1 phần bỏ đi) d - RP (Rubbish in Production Disposal): Chất thải bỏ cuối cùng từ quá trình sản xuất - RPr (Recycle Production Rubbish): tái chế chất thải từ quá trình sản xuất - RC ( Rubbish in Consumption): Chất thải từ quá trình tiêu dùng d - RC (Rubbish in Consumption Disposal): chất thải bỏ cuối cùng từ quá trình tiêu dùng - RCr (Recycle Consumption Rubbish): Tái chế chất thải từ quá trình tiêu dùng
  25. Cân bằng vật chất và chất lượng môi trường Định luật cơ bản của Nhiệt động học Rpd + Rcd = M = G + Rp - Rpr – Rcr Số lượng nguyên vật liệu đầu vào (M) = Lượng hàng hóa sản xuất ra + Chất thải từ quá trình sản xuất (Rp) – Lượng thải được tái chế trong quá trình sản xuất (Rpr) – Lượng thải được tái chế trong quá trình tiêu dùng (Rcr). ==> Nếu muốn giảm lượng chất thải vào môi trường tự nhiên (Rpd + Rcd), chúng ta cần giảm lượng nguyên vật liệu (M) đưa vào hệ thống kinh tế
  26. Định luật cơ bản của Nhiệt động học 3 cách để giảm M: - Cách 1: Giảm G: Giảm lượng hàng hoá được sản xuất ra > không khả thi vì nhu cầu tăng trưởng kinh tế & dân số - Cách 2: Giảm Rp: Giảm lượng chất thải từ sản xuất - -> áp dụng công nghệ, sản phẩm, cách quản lý mới để giảm lượng thải trên một đơn vị sản phẩm (gọi là: giảm “cường độ chất thải” của sản xuất) > thay đổi thành phần bên trong của sản phẩm bằng cách chuyển sang sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường - Cách 3: Tăng (Rpr + Rcr): Tăng cường tái chế/ tái sử dụng (Rpr + Rcr) > đưa các chất thải quay trở lại làm nguyên liệu cho sản xuất thay cho việc sử dụng tài nguyên mới khai thác
  27. 5. Phát triển bền vững 5.1. Khái niệm phát triển bền vững • Định nghĩa Brundtland: Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai • Điều 3, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”
  28. 5.1. Khái niệm phát triển bền vững • Bình đẳng trong cùng một thế hệ sự phát triển của cá nhân này không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân khác, sự phát triển của cộng đồng này không ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng khác và sự phát triển của nhân loại không đe doạ đến sự sống còn hoặc làm suy giảm các loài trên hành tinh • Bình đẳng giữa các thế hệ việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không gây trở ngại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong tương lai
  29. 5.2. Nội dung của phát triển bền vững Mô hình phát triển của Mohan Munasingle (WB – 1993)
  30. Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường được 2 nhà kinh tế học người Canada là Jacobs và Sadler trình bày trong hình sau: PTBV ≈ A ∧B∧C
  31. * Nguyên tắc bền vững về môi trường - Không khai thác và sử dụng tài nguyên nhiều hơn mức tái tạo (h < y) - Duy trì lượng chất thải vào môi trường nhỏ hơn khả năng hấp thụ của môi trường (W < A) - Phát triển nguồn tài nguyên có thể tái tạo để thay thế cho tài nguyên không tái tạo đang bị cạn kiệt nhằm duy trì dòng dịch vụ môi trường (RR thay thế cho UR/ ER)
  32. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Chỉ tiêu bền vững KT – XH + Chỉ số phát triển con người (HDI) . Tuổi thọ của con người . Thu nhập . Tri thức + Chỉ số về sự tự do của con người (HFI) + Chỉ tiêu khác có liên quan đến nhu cầu của con người - Chỉ tiêu về bền vững sinh thái => Phân biệt phát triển và phát triển bền vững?