Bài giảng môn Kinh tế học tiền tệ-Ngân hàng - Bài 3: Lý thuyết lượng cầu tài sản - TS. Trần Thị Vân Anh

pdf 30 trang phuongnguyen 6430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kinh tế học tiền tệ-Ngân hàng - Bài 3: Lý thuyết lượng cầu tài sản - TS. Trần Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_kinh_te_hoc_tien_te_ngan_hang_bai_3_ly_thuyet.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Kinh tế học tiền tệ-Ngân hàng - Bài 3: Lý thuyết lượng cầu tài sản - TS. Trần Thị Vân Anh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHQGHN KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÔN KINH TẾ HỌC TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG BÀI 3 Lý thuyết lượng cầu tài sản GVGD: TS. Trần Thị Vân Anh
  2. YÊU CẦU CHUNG 1. Hiểu nội dung lý thuyết lượng cầu tài sản 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tài sản 3. Vận dụng lý thuyết lượng cầu tài sản vào lựa chọn phương án đầu tư TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-2
  3.  Giá trị của lý thuyết: Vạch ra tiêu chuẩn quan trọng khi quyết định đầu tư vào những loại tài sản nhất định, nhằm tối đa lợi nhuận  Nhân tố ảnh hưởng cầu tài sản + Của cải + Lợi tức dự tính + Rủi ro đi kèm + Tính lỏng của tài sản TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-3
  4. CỦA CẢI TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-4
  5. CỦA CẢI Khi các yếu tố khác không thay đổi, một sự tăng lên về của cải làm tăng lượng cầu một tài sản, sự tăng lượng cầu này lớn hơn nếu tài sản đó mang nhiều tính chất cao cấp hơn là tính chất cần thiết. TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-5
  6. LỢI TỨC DỰ TÍNH CỦA MỘT TÀI SẢN 1. Xu hướng tác động thuận 2. Mức độ tác động phụ thuộc mức độ cụ thể của lợi tức dự tính của một tài sản TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-6
  7. LỢI TỨC DỰ TÍNH CỦA MỘT TÀI SẢN Một sự tăng lợi tức dự tính của một tài sản so với lợi tức dự tính của một tài sản thay thế, khi các yếu tố khác không thay đổi, sẽ làm tăng lượng cầu tài sản đó. TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-7
  8. RỦI RO CỦA MỘT TÀI SẢN 1. Xu hướng tác động phụ thuộc sở thích của mỗi nhà đầu tư đối với rủi ro • Thích rủi ro thuận • Không thích rủi ro nghịch (đa số) • Bàng quan với rủi ro đầu tư theo lợi tức dự tính 2. Mức độ tác động phụ thuộc mức độ rủi ro cụ thể được đo lường TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-8
  9. RỦI RO CỦA MỘT TÀI SẢN Khi các yếu tố khác không đổi, nếu mức độ rủi ro của một tài sản tăng lên so với mức độ rủi ro của các tài sản thay thế thì lượng cầu của tài sản đó sẽ giảm TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-9
  10. TÍNH LỎNG CỦA MỘT TÀI SẢN 1. Xu hướng tác động thuận 2. Mức độ tác động phụ thuộc mức độ cụ thể của tính lỏng của một tài sản TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-10
  11. TÍNH LỎNG CỦA MỘT TÀI SẢN Khi các yếu tố khác không đổi thì một tài sản càng lỏng so với các tài sản thay thế thì nó càng được ưa chuộng và lượng cầu của tài sản đó càng lớn. TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-11
  12. Khi các yếu tố khác không đổi, lượng cầu tài sản: 1. tỷ lệ thuận với của cải 2. tỷ lệ thuận với lợi tức dự tính 3. tỷ lệ nghịch với rủi ro 4. tỷ lệ thuận với tính lỏng TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-12
  13. CÁC PHÉP ĐO CHÍNH 1. Danh mục đầu tư: + Của cải của nhà ĐT là đa dạng + Tỷ lệ đầu tư vào mỗi tài sản là khác nhau Danh mục đầu tư là phương thức phân bổ của cải theo những tỉ lệ khác nhau vào mỗi tài sản khác nhau TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-13
  14. CÁC PHÉP ĐO CHÍNH 2. Phép đo một số nhân tố quyết định lượng cầu tài sản 1. Lợi tức dự tính của một tài sản 2. Rủi ro của một tài sản 3. Lợi tức của một danh mục đầu tư 4. Rủi ro của một danh mục đầu tư TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-14
  15. LỢI TỨC DỰ TÍNH CỦA 1 TÀI SẢN 1. Lợi tức dự tính của 1 tài sản là tổng các lợi tức thực hiện nhân với xác suất xảy ra lợi tức thực hiện của tài sản đó 2. Công thức tính N RET e P RET Trong đó  i i i 1 • RETe là lợi tức dự tính của 1 tài sản • RETi là lợi tức thực hiện của 1 tài sản • Pi là xác suất xảy ra đối với lợi tức thực hiện của 1 tài sản TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-15
  16. VÍ DỤ LỢI TỨC DỰ TÍNH CỦA 1 TÀI SẢN + PA1: trái phiếu A có ½ thời gian có lợi tức 15% và ½ thời gian có lợi tức 5% + PA 2: trái phiếu B có ½ thời gian có lợi tức 20% và ½ thời gian có lợi tức 1% a) Lợi tức PA 1: 2 e RET Pi RETi = 15%*1/2 + 5%*1/2 = 10% i 1 b) Lợi tức PA 2: 2 e RET  Pi RETi = 20%*1/2 + 1%*1/2 = 10,5% 1-16 i 1
  17. RỦI RO CỦA 1 TÀI SẢN 1. Khái niệm: Phương sai (2) hay độ lệch chuẩn () là độ lệch của lợi tức thực tế so với lợi tức dự tính ở các phương án đầu tư, được sử dụng để đo độ rủi ro của các phương án đầu tư TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-17
  18. RỦI RO CỦA 1 TÀI SẢN 2. Công thức • Phương sai (2) N 2 e 2 Công thức tính  Pi (RET RETi ) i 1 • Độ lệch chuẩn () N Công thức tính e 2  Pi (RET RETi ) i 1 TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-18
  19. LỰA CHỌN ĐẦU TƯ 1 TÀI SẢN 3. Nhận xét - Nhà đầu tư không thích mạo hiểm → chọn PA có độ lệch chuẩn nhỏ nhất - Nhà đầu tư thích mạo hiểm → chọn PA có độ lệch chuẩn lớn nhất - Nhà đầu tư bàng quang với rủi ro → chọn PA có độ lệch chuẩn lớn nhất TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-19
  20. VÍ DỤ RỦI RO CỦA 1 TÀI SẢN 2 PA 1: 2 e 2   Pi (RET RET i ) i 1 = ½ (10% - 15%)2 + ½ (10% - 5%)2 = (5%)2 → δA = 5% 2 2 e 2 PA 2:   Pi (RET RETi ) = i 1 ½ (10,5%-20%)2 + ½ (10,5%-1%)2 = (9,5%)2 → δB = 9,5% TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-20
  21. LỢI TỨC CỦA 1 DANH MỤC ĐẦU TƯ 1. Đầu tư theo danh mục là đầu tư vào nhiều tài sản & theo trọng số (Wi) 2. Một danh mục đầu tư phải có từ 2 tài sản trở lên 3. Đo lường lợi tức của 1 danh mục đầu tư (RETp) TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-21
  22. LỢI TỨC CỦA 1 DANH MỤC ĐẦU TƯ 4. Công thức: N e RETp Wi RETi i 1 - RETp : lợi tức dự tính của danh mục ĐT e - RET i : lợi tức dự tính mỗi phương án ĐT - Wi: tỷ lệ TS được phân bổ đầu tư vào mỗi phương án đầu tư trong tổng của cải - N: số lượng TS được đầu tư trong danh mục TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-22
  23. RỦI RO CỦA 1 DANH MỤC ĐẦU TƯ 2 1. Phương sai (P ) N 2 2 2 Công thức tính  P  W i i i 1 2. Độ lệch chuẩn ( ) N P 2 2 Công thức tính  P Wi  i i 1 TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-23
  24. VÍ DỤ LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ 1. Danh mục 1: 1. 50% TS mua trái phiếu công ty A 2. 50% TS mua trái phiếu công ty B 2. Danh mục 2 1. 30% TS mua trái phiếu công ty A 2. 70% TS mua trái phiếu công ty B TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-24
  25. VÍ DỤ LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ - Lợi tức DMĐT 1 = e e RETp1 = WARET A + WBRET B = 50%*10% + 50%*10,5% = 10,25% - Lợi tức DMĐT 2 = e e RETp2 = WARET A + WBRET B = 30%*10% + 70%*10,5% = 10,35% TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-25
  26. VÍ DỤ LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ - Độ rủi ro của DMĐT 1 = 2 2 2 2 2 2 2 2 δ p1 = W Aδ A + W Bδ B = 50% x 5% + 50% 2 x 9,5% → δp1 = 5,4% - Độ rủi ro của DMĐT 2 = 2 2 2 2 2 2 2 2 δ p2 = W Aδ A + W Bδ B = 30% x 5% + 70% 2 x 9,5% → δp2 = 6,8% TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-26
  27. VÍ DỤ LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ - Nhà đầu tư không thích mạo hiểm → chọn DMĐT 1 do có độ rủi ro nhỏ nhất (5,4%) - Nhà đầu tư thích mạo hiểm → chọn DMĐT 2 do PA này có độ rủi ro cao hơn (6,8%) nhưng hứa hẹn lợi tức cao hơn (10,35%) - Nhà đầu tư bàng quang với rủi ro → chọn DMĐT 2 do có mức lợi tức cao nhất TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-27
  28. ĐA DẠNG HÓA DMDT - Cầu đầu tư và rủi ro của phương án đầu tư có mối tương quan nghịch - Đa số các nhà đầu tư đều không ưa mạo hiểm - Đa dạng hóa danh mục đầu tư là phân bổ của cải vào nhiều loại tài sản, vào nhiều danh mục đầu tư khác nhau Không nên để tất cả trứng vào một giỏ! TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-28
  29. NGUYÊN TẮC ĐA DẠNG HÓA DMĐT - Phân biệt DMĐT có lợi ích đi kèm và DMĐT có lợi ích không đi kèm - Trên thực tế, hầu hết lợi tức của cải là không đi kèm - Đa dạng hóa đối với những tài sản có lợi ích không đi kèm làm tăng lợi ích của đa dạng hóa DMĐT TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-29
  30. BÀI TẬP TẠI LỚP 1. Bài tập 1, 2, 3 (74) 2. Bài tập 7 (75) 3. Bài tập 11 (75,76) 4. Bài tập 13 (76) 5. Bài tập 15 (76,77) TS. Trần Thị Vân Anh– Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN. 1-30