Bài giảng môn Kế toán Tài chính 1 - Chương 3: Kế toán hàng tồn kho

pdf 19 trang phuongnguyen 9590
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Kế toán Tài chính 1 - Chương 3: Kế toán hàng tồn kho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_ke_toan_tai_chinh_1_chuong_3_ke_toan_hang_ton.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Kế toán Tài chính 1 - Chương 3: Kế toán hàng tồn kho

  1. 2016 Kế toán hàng tồn kho Khoa kế toán – kiểm toán Trường Đại Học Mở TP.HCM Mục đích Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể: • Giải thích được những khái niệm, nguyên tắc cơ bản của hàng tồn kho và trình bày thông tin hàng tồn kho trên BCTC. • Nhận diện và xử lý các giao dịch liên quan đến hàng tồn kho trên hệ thống tài khoản kế toán. • Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính. Nội dung • Khái niệm, ghi nhận, đánh giá hàng tồn kho. • Vận dụng hệ thống tài khoản để ghi chép, xử lý các giao dịch liên quan đến hàng tồn kho • Trình bày thông tin hàng tồn kho trên BCTC • Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính 1
  2. 2016 Nội dung 1 • Khái niệm, ghi nhận, đánh giá hàng tồn kho. Khái niệm • Hàng tồn kho là những tài sản: • Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; • Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; hoặc • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho Phương pháp kê khai thường xuyên  Theo phương pháp này trị giá Nhập Xuất Tồn của HTK sẽ được ghi chép hàng ngày trong suốt kỳ.  Theo phương pháp này trị giá HTK được tính toán theo công thức sau: Trị giá tồn Trị giá tồn Trị giá nhập Trị giá xuất = + kho cuối kỳ kho đầu kỳ trong kỳ - trong kỳ 2
  3. 2016 Bài tập thực hành Tại một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá A, trong tháng 04/20X1 có các NVKTPS sau: . Tồn kho ĐK: 80đv, giá 5.000 đ/đv. 1. Ngày 14/04/20X1, Nhập 50đv, giá nhập kho 5.000 đ/đv. 2. Ngày 16/04/20X1, Xuất 80đv. 3. Ngày 20/04/20X1, Nhập 50đv, giá nhập kho 5.000 đ/đv. 4. Ngày 30/04/20X1, Xuất 80đv. Yêu cầu: Tính trị giá trị NVL Nhập Xuất Tồn NVL. DN kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kết quả kiểm kê là 20 đv Phương pháp quản lý HKT NVKTPS Nhập Xuất Tồn SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 01/04/08 80 5 400 14/04/08 50 5 250 130 5 650 16/04/08 80 5 400 50 5 250 20/04/08 50 5 250 100 5 500 30/04/08 80 5 400 20 5 100 Tổng cộng 100 500 160 800 Phương pháp kế toán hàng tồn kho Phương pháp kiểm kê định kỳ  Theo phương pháp này trị giá Nhập của HTK sẽ được ghi chép hàng ngày trong suốt kỳ. Trị giá Xuất, Tồn của HTK được xác định vào cuối kỳ thông qua kiểm kê.  Theo phương pháp này trị giá HTK được tính toán theo công thức sau: Bước 1 Trị giá tồn kho SL HTK kiểm Đơn giá HTK x cuối kỳ = kê cuối kỳ Bước 2 Trị giá xuất Trị giá tồn kho Trị giá nhập Trị giá tồn kho + 3 trong kỳ = đầu kỳ trong kỳ - cuối kỳ
  4. 2016 Phương pháp quản lý HKT NVKTPS Nhập Xuất Tồn SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 01/04/08 80 5 400 14/04/08 50 5 250 16/04/08 20/04/08 50 5 250 30/04/08 Tổng cộng 100 500 800 20 5 100 Ghi nhận hàng tồn kho • Hàng tồn kho là tài sản của doanh nghiệp, do đó một cơ sở quan trọng để ghi nhận hàng tồn kho là quyền sở hữu đối với hàng tồn kho (bao gồm lợi ích và rủi ro). • Để xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, cần căn cứ vào các điều khoản giao hàng được thỏa thuận giữa hai bên và thời điểm mà lợi ích và rủi ro được chuyển giao. Bài tập thực hành Có một số tình huống sau về hàng tồn kho tại Công ty Thiên Hùng vào thời điểm 31.12.20X0: • DN mua một lô hàng trị giá 200 triệu đồng nhận tại kho của DN vào ngày 05.01.20x1 theo phương thức chuyển hàng, hóa đơn ghi ngày 29.12.20x0, hàng được gửi đi ngày 01.01.20x1. • DN mua một số hàng hóa trị giá 120 triệu đồng nhận được ngày 28.12.20x0 nhưng chưa nhận được hóa đơn. Hoá đơn về vào ngày 5.01.20x1. 4
  5. 2016 Đánh giá hàng tồn kho • Hàng tồn kho được tính theo giá gốc tại thời điểm ghi nhận. • Trên BCTC, trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Như vậy, hàng tồn kho được trình bày theo giá nào thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho (trường hợp mua ngoài) Giá gốc hàng tồn kho được tính theo chi phí mua, bao gồm: • Giá mua; • Các loại thuế không được hoàn lại, • Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho; • Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. Chi phí mua Chi phí mua Chi phí liên Các loại thuế Các khoản SP, thiết bị, quan trực tiếp Giá mua không được CKTM, giảm PTTT kèm đến việc mua hoàn lại giá theo hàng. + + + - - 5 15
  6. 2016 Bài tập thực hành • DN mua một lô hàng hoá, giá chưa thuế GTGT là 50 triệu đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 3 triệu đồng. Chiết khấu thương mại được hưởng là 1 triệu đồng • DN nhập khẩu một lô hàng hoá, giá nhập khẩu là 200 triệu đồng, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu là 5%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 5 triệu đồng. Giá gốc hàng tồn kho (trường hợp sản xuất, chế biến) Chi phí chế biến Chi phí nguyên Chi phí nhân Chi phí sản vật liệu trực tiếp công trực tiếp xuất chung Giá gốc thành Chi phí sản Giá trị phẩm (giá Chi phí sản Chi phí sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - - khoản thành sản xuất dở dang đầu kỳ giảm GT phẩm) trong kỳ cuối kỳ Bài tập thực hành Ví dụ : Tại một DN chỉ SX một loại sản phẩm, trong kỳ có thông tin sau: CP sản xuất dở dang đầu kỳ: 2.000.000 Trong kỳ có các NVKTPS như sau: 1. Xuất nguyên liệu SXSP 8.000.000, quản lý sản xuất: 500.000. 2. Tính lương của bộ phận sản xuất: (a) Trực tiếp sản xuất: 6.000.000 (b) Quản lý sản xuất: 1.000.000 3. Xuất nguyên liệu SXSP 5.000.000, quản lý sản xuất: 300.000. 4. Khấu hao máy móc thiết bị BPSX 1.000.000. 5. Hoá đơn điện nước SX với giá chưa thuế 200.000, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. 6. Phế liệu thu hồi nhập kho trị giá: 500.000. 7. DN nhập kho SP hoàn thành: 20.000 SP. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 3.500.000 Yêu cầu: Tính giá gốc thành phẩm nhập kho 6
  7. 2016 Giá gốc hàng tồn kho (trường hợp sản xuất, chế biến) Lưu ý về chi phí sản xuất chung cố định . Chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. . Riêng trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn mức công suất bình thường, chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Giá gốc hàng tồn kho (trường hợp sản xuất, chế biến) Một DN sản xuất SP A với công suất bình thường là 1.000.000SP/năm. Mức chi phí sản xuất chung cố định ở mức 5.000triệu đồng/năm Năm 20x1, chi phí SXC cố định thực tế là 5.000 triệu (giả định không thay đổi). Do biến động thị trường, sản lượng sản xuất trong năm: (a) Số lượng 800.000 SP. (b) Số lượng 1.000.000 SP (c) Số lượng 1.200.000 SP Yêu cầu: Xác định chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá gốc hàng tồn kho trong kỳ Giá gốc hàng tồn kho Các chi phí không được tính vào giá gốc . Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; . Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng; . Chi phí bán hàng; . Chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí trên đều được ghi nhận là chi phí phát 7 sinh trong kỳ.
  8. 2016 Các phương pháp tính giá gốc Một vấn đề quan trọng trong kế toán hàng tồn kho là phân chia giá trị hàng hóa, sản phẩm có được cho hàng hóa, sản phẩm đã bán trong kỳ và hàng hóa, sản phẩm còn tồn kho cuối kỳ. VAS 02 quy định giá trị hàng tồn kho được tính theo một trong bốn phương pháp sau: • Phương pháp nhập trước, xuất trước • Phương pháp bình quân gia quyền • Phương pháp tính theo giá đích danh Phương pháp nhập trước xuất trước • Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. • Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ; còn giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Bài tập thực hành Ngày Diễn giải Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1.4 Tồn đầu kỳ 200 500 100.000 9.4 Mua hàng 300 520 156.000 11.4 Bán hàng 400 20.4 Mua hàng 900 525 472.500 25.4 Bán hàng 600 28.4 Mua hàng 100 530 53.000 29.4 Bán hàng 200 Yêu cầu: Tính giá trị hàng xuất trong từng lần xuất, sau đó tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Biết rằng đơn vị áp dụng hệ thống kê khai thường xuyên. Giá trị HTK được tính theo phương pháp FIFO 8
  9. 2016 Phương pháp bình quân gia quyền • Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc khi nhập về một lô hàng: • Phương pháp tính theo thời kỳ: Định kỳ, doanh nghiệp tính đơn giá bình quân của từng loại hàng bằng cách chia tổng giá trị hàng tồn đầu kỳ và mua hoặc sản xuất trong kỳ cho tổng số lượng tương ứng. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ bằng đơn giá bình quân nhân với số lượng hàng tồn kho cuối kỳ. • Phương pháp tính theo từng lần nhập: Doanh nghiệp tính đơn giá trung bình của hàng tồn kho sau mỗi lần nhập về và sử dụng đơn giá này để tính giá hàng xuất kho cho đến khi có một lô hàng mới nhập vào. Bài tập thực hành Ngày Diễn giải Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1.4 Tồn đầu kỳ 200 500 100.000 9.4 Mua hàng 300 520 156.000 11.4 Bán hàng 400 20.4 Mua hàng 900 525 472.500 25.4 Bán hàng 600 28.4 Mua hàng 100 530 53.000 29.4 Bán hàng 200 Yêu cầu: Tính giá trị hàng xuất trong từng lần xuất, sau đó tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Biết rằng đơn vị áp dụng hệ thống kê khai thường xuyên, Giá trị HTK được tính theo phương pháp bình quyên gia quyền. Phương pháp thực tế đích danh • Trong phương pháp này, giá gốc hàng hóa sản phẩm được theo dõi theo từng món hàng và phản ảnh giá trị hàng tồn kho theo đúng giá gốc của chính món hàng đó. • Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có mặt hàng mang tính chất đơn chiếc, thí dụ cửa hàng bán tranh hoặc công ty bán xe hơi đã qua sử dụng. • Không áp dụng phương pháp này cho các doanh nghiệp có các sản phẩm tương tự nhau. 9
  10. 2016 Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho • Để phản ánh hàng tồn kho theo giá trị thuần có thể thực hiện được, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. • Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho là chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được, và được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ. • Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số trích lập dự phòng là số chênh lệch giữa mức lập dự phòng năm nay và mức lập dự phòng năm trước. Có hai trường hợp: (a) Trích lập thêm nếu mức lập DP năm nay > mức lập DP năm trước (b) Hoàn nhập DP nếu mức lập DP năm nay < mức lập DP năm trước Bài tập thực hành Tại một đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm A, B và C, cuối năm có thông tin đáng tin cậy về các sản phẩm như sau: Sản phẩm hoàn thành tồn kho: SPA: 10.000 sp x 50.000đ/sp SPB: 20.000 sp x 30.000đ/sp SPC: 40.000 sp x 40.000đ/sp (có 2.000 SP hết hạn sử dụng) DN có những ước tính đáng tin cậy như sau: Giá bán ước tính của các sản phẩm như sau: sản phẩm A hoàn thành là 60.000đ/sp; sản phẩm B hoàn thành là 25.000đ/sp; sản phẩm C hoàn thành là 50.000đ/sp; sản phẩm C hết hạn sử dụng là 10.000đ/sp Chi phí tiêu thụ dự toán là 5.000đ/sp cho tất cả các SP. Yêu cầu: - Hãy tính toán mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Hãy tính mức trích lập DPGGHTK theo trường hợp (a) lập dự phòng lần đầu, (b) đã lập DP năm trước 50.000.000, (c) đã lập DP năm trước 90.000.000, (d) đã lập dự phòng 300.000.000 10
  11. 2016 Bài tập thực hành Giá bán Chi phí Giá trị HTK Sản phẩm Sl Giá gốc NRV Dự phòng ước tính tiêu thụ trên BCTC A B C C (hết hạn) Tổng cộng Nội dung 2 • Vận dụng hệ thống tài khoản để ghi chép, xử lý các giao dịch liên quan đến hàng tồn kho Kế toán NVL- CCDC • Tài khoản sử dụng • Các nguyên tắc • Các nghiệp vụ cơ bản 11
  12. 2016 Tài khoản 152, 153 Bên Nợ Bên Có • Trị giá nhập kho do mua • Trị giá xuất kho cho SXKD, để ngoài, tự chế, thuê ngoài gia bán, thuê ngoài gia công chế công, chế biến nhập góp biến, đưa đi góp vốn. vốn từ các nguồn khác. • CKTM, trả lại người bán, giảm giá hàng mua. • Trị giá NVL, CCDC thừa phát hiện khi kiểm kê. • Trị giá NVL, CCDC thiếu phát hiện khi kiểm kê. Dư Nợ Trị giá tồn kho cuối kỳ. Tài khoản 152, 153 – Các nguyên tắc • Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trên tài khoản 152/153 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc • Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu. • Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, cho thuê phải được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất. Mua nguyên vật liệu/công cụ dụng cụ TK 152/153 TK 111, 112, Giá mua Giảm giá, CKTM TK 111, 112, 141, 331 trả lại hàng 141, 331 TK 133 TK 133 TK 111, 112, 141, 331 Chi phí thu mua Kiểm kê phát Kiểm kê phát TK 3381 hiện thừa hiện thiếu TK 1381 12
  13. 2016 Nguyên vật liệu xuất dùng TK 152 Sản xuất sản phẩm TK 621 Sử dụng ở PX TK 627 Sử dụng ở bộ phận bán hàng TK 641 Sử dụng ở bộ phận QLDN TK 642 Bài tập thực hành • Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Mua NVL có giá mua 300 triệu (giá chưa thuế GTGT 10%), chưa thanh toán. Sau đó, DN được chiết khấu thương mại 5 triệu (giá chưa thuế, thuế GTGT 10%) trừ vào khoản phải trả. 2. Mua 100 công cụ sản xuất có tổng giá trị 80 triệu đồng (giá chưa thuế GTGT 10%), hàng về kho thiếu 5 công cụ, chưa rõ nguyên nhân. 3. Xuất NVL cho sản xuất 220 triệu, cho phân xưởng 25 triệu, cho bộ phận bán hàng 45 triệu. Phân bổ công cụ, dụng cụ (một lần) TK 153 Sử dụng ở PX TK 627 Sử dụng ở bộ phận bán hàng TK 641 Sử dụng ở bộ phận QLDN TK 642 13
  14. 2016 Phân bổ công cụ, dụng cụ (nhiều lần/hai lần) TK 242 TK 627 TK 153 TK 641 TK 642 Khi xuất sử dụng Phân bổ định kỳ (100% giá trị) (hoặc khi xuất dùng và báo hỏng) Bài tập thực hành • Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Xuất công cụ sản xuất cho phân xưởng trị giá 40 triệu đồng, phân bổ trong 12 tháng. 2. Xuất công cụ cho bộ phận sản xuất, giá xuất kho 20 triệu, kế toań phân bổ: THa - phân bổ 1 tháng; THb - trong 10 tháng, bắt đầu tháng này. 3. Nhân viên Hải nộp chứng từ thanh toán khoản tạm ứng 10 triệu mua 2 máy đo độ dày đã giao thẳng cho phân xưởng. Đây là loại công cụ, dụng cụ phân bổ hai lần. 4. Kiểm kê cuối kỳ cho thấy NVL bị thiếu hụt 20 triệu, chưa rõ nguyên nhân. Tài khoản 154 – CPSXKD dở dang Bên Nợ Bên Có • Các chi phí NVL trực tiếp, • Giá thành của sản phẩm đã chế chi phí nhân công trực tiếp, tạo xong nhập kho hoặc chuyển chi phí sử dụng máy thi đi bán; chi phí thực tế của khối công, chi phí sản xuất lượng dịch vụ đã hoàn thành chung phát sinh trong kỳ cung cấp cho khách hàng; liên quan đến sản xuất sản • Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị phẩm và chi phí thực hiện sản phẩm hỏng, không sửa dịch vụ; chữa được; Dư Nợ • Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho; Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ. 14
  15. 2016 Sơ đồ tài khoản 154 TK 154 Kết chuyển TK 621 Giá thành SP CPNVLTT xuất giao TK 632, KH 157 Kết chuyển Giá thành SP TK 622 TK 155, nhập kho CPNCTT 157 Phân bổ Phế liệu thu hồi TK 627 TK 152 CPSXC Tài khoản 155 – Thành phẩm Bên Nợ Bên Có • Trị giá thành phẩm nhập • Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho; kho; • Trị giá của thành phẩm thừa • Trị giá của thành phẩm thiếu khi kiểm kê; hụt khi kiểm kê; Dư Nợ  Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Sơ đồ tài khoản 155 TK 155 Nhập kho từ SX TK 154 Xuất kho thành TK 632 phẩm bán TP gửi bán bị Xuất kho gửi bán TK 157 TK 157 trả lại nhập kho TP đã bán bị Kiểm kê phát TK 632 TK 1381 trả lại nhập kho hiện thiếu Kiểm kê phát TK 3381 hiện thừa 15
  16. 2016 Bài tập thực hành Ví dụ : Tại một DN chỉ SX một loại sản phẩm, trong kỳ có thông tin sau: SDĐK TK154 (CP sản xuất dở dang đầu kỳ): 2.000.000 Trong kỳ có các NVKTPS như sau: 1. Xuất nguyên liệu SXSP 8.000.000, quản lý sản xuất: 500.000. 2. Tính lương của bộ phận sản xuất: (a) Trực tiếp sản xuất: 6.000.000 (b) Quản lý sản xuất: 1.000.000 3. Xuất nguyên liệu SXSP 5.000.000, quản lý sản xuất: 300.000. 4. Khấu hao máy móc thiết bị BPSX 1.000.000. 5. Hoá đơn điện nước SX với giá chưa thuế 200.000, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. 6. Phế liệu thu hồi nhập kho trị giá: 500.000. 7. DN nhập kho SP hoàn thành: 20.000 SP. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 3.500.000 Yêu cầu: Định khoản các NVKTPS. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tài khoản 229 – DPGGHTK Bên Nợ Bên Có • Giá trị dự phòng giảm giá hàng • Giá trị dự phòng giảm giá tồn kho được hoàn nhập ghi giảm hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. giá vốn hàng bán trong kỳ. Dư Có  Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. Tài khoản 229 – Các nguyên tắc • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính. • Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. • Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hóa, từng loại dịch vụ cung ứng dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế 16 toán tiếp theo và lập bổ sung/hoàn nhập.
  17. 2016 Sơ đồ kế toán TK 229 TK 229 TK 632 TK 632 Hoàn nhập Trích lập, lập bổ sung Bài tập thực hành Tại một đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm A, B và C, cuối năm có thông tin đáng tin cậy về các sản phẩm như sau: Sản phẩm hoàn thành tồn kho: SPA: 10.000 sp x 50.000đ/sp SPB: 20.000 sp x 30.000đ/sp SPC: 40.000 sp x 40.000đ/sp (có 2.000 SP hết hạn sử dụng) DN có những ước tính đáng tin cậy như sau: Giá bán ước tính của các sản phẩm như sau: sản phẩm A hoàn thành là 60.000đ/sp; sản phẩm B hoàn thành là 25.000đ/sp; sản phẩm C hoàn thành là 50.000đ/sp; sản phẩm C hết hạn sử dụng là 10.000đ/sp Chi phí tiêu thụ dự toán là 5.000đ/sp cho tất cả các SP. Yêu cầu: Hạch toán theo trường hợp (a) lập dự phòng lần đầu, (b) đã lập DP năm trước 50.000.000, (c) đã lập DP năm trước 90.000.000, (d) đã lập dự phòng 300.000.000 Nội dung 3 • Trình bày thông tin hàng tồn kho trên BCTC 17
  18. 2016 Trình bày hàng tồn kho • Hàng tồn kho được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bao gồm số đầu năm và số cuối kỳ • Hàng tồn kho được trình bày theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện; có chi tiết thêm về giá gốc và số dự phòng • Chi tiết các nhóm hàng tồn kho chủ yếu và chính sách kế toán hàng tồn kho cần được thuyết minh. Bài tập thực hành Tại một DN tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước – FIFO, trong kỳ có tình hình nhập xuất hàng hóa như sau: Số dư đầu kỳ: TK 156: 80.000.000 (1.000kg x 80.000đ/kg) Các TK hàng tồn kho khác là 0đ Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: • DN mua 2.000 kg hàng hóa với đơn giá chưa thuế 90.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền chưa trả. • DN xuất 1.000 kg hàng hóa để tiêu thụ (chỉ hạch toán giá vốn) • Dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ người bán ở NV1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán 1% trên giá mua chưa thuế. Bài tập thực hành • DN mua 2.000 kg hàng hóa với đơn giá chưa thuế 95.000 đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán đủ bằng chuyển khoản. • DN xuất 3.000 kg hàng hóa để tiêu thụ (chỉ hạch toán giá vốn) • DN lập DP giảm giá hàng tồn kho cho 200 đv còn tồn vào cuối kỳ do bị lỗi thời, giá bán ước tính của hàng lỗi thời là 60.000 đ/đv, chi phí tiêu thụ là 2.000 đ/đv. Yêu cầu : • Lập định khoản các nghiệp vụ phát sinh nói trên. • Xác định chỉ tiêu vào cuối kỳ: hàng tồn kho, DP GG HTK 18
  19. 2016 Nội dung 4 • Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính Ý nghĩa của thông tin Các tỷ số để đánh giá về hàng tồn kho: • Số vòng quay hàng tồn kho = GVHB/HTK Vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của DN. • Số ngày lưu kho bình quân = 365/ vòng quay HTK. Công ty phải mất bao nhiều ngày thì mới quay được 1 vòng chu chuyển hàng tồn kho. 19