Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 9: Định giá

ppt 40 trang phuongnguyen 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 9: Định giá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ke_toan_quan_tri_chuong_9_dinh_gia.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 9: Định giá

  1. Chương 9 CHƯƠNGĐỊNH GIÁ 9 1
  2. MỤC TIÊU • Các yếu tố ảnh hưởng tới việc định giá • Phân biệt giữa quyết định giá ngắn hạn và quyết định giá dài hạn • Các phương pháp định giá 2
  3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc định giá • Khách hàng ảnh hưởng tới giá cả thông qua việc ảnh hưởng tới mức Cầu. • Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng tới giá cả thông qua các hành vi. • Chi phí ảnh hưởng tới giá cả bởi vì chúng ảnh hưởng tới mức Cung. 3
  4. Vai trò của chi phí sản phẩm • Phân tích chi phí sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lựa chọn các phương thức marketing và xúc tiến bán hàng – Chi phí hoa hồng bán hàng nên trả ở mức nào? – Nên chiết khấu bao nhiêu % trên mức giá niêm yết? 4
  5. Người nhận giá & người lập giá – Người nhận giá: • Nếu DN X là một trong số rất nhiều các DN của ngành và có rất ít sự khác biệt giữa các sản phẩm của các DN trong ngành. →DN X là người nhận giá và sẽ lựa chọn cơ cấu sản phẩm của mình theo các giá đã được định sẵn trên thị trường. – Người lập giá: • Các DN nghiệp hoạt động trong ngành ít có cạnh tranh và thực hiện vai trò lãnh đạo trong ngành • Các DN hoạt động trong ngành có các sản phẩm rất khác nhau. 5
  6. Định giá ngắn hạn & Định giá dài hạn • Quyết định giá ngắn • Quyết định giá dài hạn là các quyết định hạn là các quyết định giá trong thời hạn giá có thời hạn từ 1 dưới 1 năm năm trở lên – Định giá cho các hợp – Định giá sản phẩm đồng đặc biệt cho các thị trường chủ – Điều chỉnh cơ cấu và yếu khối lượng sản phẩm 6
  7. Định giá ngắn hạn & Định giá dài hạn • Có rất nhiều chi phí mang tính bắt buộc trong ngắn hạn (chi phí cố định). Các chi phí này không liên quan tới quyết định ngắn hạn nhưng rất quan trọng đối với việc ra quyết định dài hạn. • Quyết định ngắn hạn: – Công ty có đủ công suất dư thừa cho các sản phẩm tăng thêm không? • Quyết định dài hạn: – Xác định mức lợi nhuận cần đạt để có được tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư hợp lý. 7
  8. Các phương pháp định giá dài hạn • Định giá trên cơ sở giá thị trường • Định giá trên cơ sở chi phí 8
  9. Định giá trên cơ sở giá thị trường – Giá mục tiêu & Chi phí mục tiêu Chi phí Giá mục Lợi nhuận mục = – mục tiêu tiêu tiêu Giá mục tiêu là mức giá ước tính mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm (dịch vụ). 9
  10. Giá mục tiêu & Chi phí mục tiêu – Các bước tiến hành Thực hiện các thiết kế giá trị để đạt được chi phí mục tiêu Xác định chi phí mục tiêu Chọn giá mục tiêu Phát triển sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng 10
  11. Chi phí mục tiêu – Ví dụ Khách sạn X đang xem xét việc cung cấp bữa ăn buffet vào buổi trưa cho các khách hàng. Giá của các bữa ăn tương tự như vậy tại các khách sạn khác là 200.000đ. Khách sạn X tin rằng bình quân mỗi bữa ăn sẽ có khoảng 100 lượt khách. Khách sạn mong muốn đạt tỷ suất lợi nhuận / doanh thu là 25% cho tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ. Chi phí mục tiêu = 200.000 – (200.000 x 25%) = 150.000 đ 11
  12. Chi phí mục tiêu – Ví dụ (tiếp) Chi phí ước tính cho mỗi suất ăn buffet như ở bảng dưới đây. Hãy thảo luận về các vấn đề mà khách sạn X nên điều tra để giảm chi phí ước tính để đạt mức chi phí mục tiêu. Nguyên vật liệu trực tiếp VND 90,000 Nhân công trực tiếp 50,000 Biến phí sản xuất chung biến đổi 5,000 Định phí sản xuất chung 7,000 Biến phí bán hàng 4,000 Định phí bán hàng và hành chính 8,000 VND 164,000 12
  13. Chi phí mục tiêu – Ví dụ (tiếp) • Bữa ăn có thể thiết kế lại để có thể giảm chi phí nguyên vật liệu và nhân công không? • Giá mua nguyên liệu đầu vào có thể đàm phán lại với nhà cung cấp không? • Quá trình chế biến và phục vụ bữa ăn có thể thiết kế lại để giảm chi phí nguyên vật liệu và nhân công không ? • Thiết kế bữa ăn có thể thay đổi như thế nào để cho khách hàng sẵn sàng trả tiền cho bữa ăn? • Liệu số lượt khách hàng có thể nhiều hơn 100 không để giảm chi phí cố định phân bổ bình quân cho mỗi lượt khách? 13
  14. Định giá trên cơ sở chi phí Công thức chung cho việc định giá trên cơ sở chi phí là cộng thêm một tỷ lệ % vào chi phí. Chi phí $ X Lợi nhuận mong muốn Y Giá bán $X + Y 14
  15. Định giá trên cơ sở chi phí – Ví dụ 1 • Công ty X dự kiến giá thành sản phẩm AA là 100.000đ. • Công ty mong muốn đạt tỷ lệ lợi nhuận / chi phí là 30%. • Sản phẩm AA cần bán với giá bao nhiêu? 15
  16. Định giá trên cơ sở chi phí – Ví dụ 1 (tiếp) Chi phí: $100.000 Lợi nhuận mong muốn: (100.000 × 30%) 30.000 Giá bán đề xuất: $130.000 16
  17. Định giá trên cơ sở chi phí – Ví dụ 2 Tour Hà Nội – Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm • Chi phí bay 2.400.000 • Chi phí khách sạn 2.900.000 • Chi phí di chuyển (đi, về khách sạn) 200.000 • Chi phí ăn uống 360.000 • Quà tặng 40.000 Tổng CP trực tiếp 5.900.000 • Cộng thêm Lợi nhuận mong muốn 1.900.000 Giá bán 7.800.000 17
  18. Định giá chuyển nhượng nội bộ Giá chuyển nhượng là giá khi một bộ phận của công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho một bộ phận khác của công ty. Mục tiêu quan trọng trong việc thiết lập giá chuyển nhượng là thúc đẩy các nhà quản lý làm việc để mang lại lợi ích lớn nhất cho cả công ty. 18
  19. Định giá chuyển nhượng nội bộ Giá chuyển nhượng là giá tính cho sản phẩm sản xuất bởi một bộ phận này và chuyển nhượng cho một bộ phận khác trong tổ chức. Giá chuyển nhượng ảnh hưởng tới doanh thu của bộ phận bán và chi phí của bộ phận mua. 19
  20. Định giá chuyển nhượng nội bộ (tiếp) • Hệ thống định giá chuyển nhượng cần đáp ứng 3 mục tiêu: – Đánh giá công bằng các nhà quản lý – Thống nhất các mục tiêu của nhà quản lý và của cả công ty – Duy trì quyền tự chủ của các bộ phận 20
  21. Định giá chuyển nhượng nội bộ (tiếp) Khi nào nên chuyển nhượng nội bộ? Mức giá chuyển nhượng – Giá sàn: Là mức giá tối thiểu bộ nội bộ có thể chấp nhận Giá trần do bộ phận bán sẵn sàng chấp nhận. phận mua quyết định. ➢không làm cho bộ phận bán bị lỗ khi bán nội bộ – Giá trần: Là mức giá tối đa bộ phận mua sẵn sàng trả Giá sàn do bộ ➢không làm cho bộ phận mua bị lỗ khi phận bán quyết mua nội bộ định. Nên chuyển nhượng nội bộ khi Giá sàn < Giá trần 21
  22. Các phương pháp định giá chuyển nhượng nội bộ • Giá thị trường • Giá thỏa thuận • Chi phí – Biến phí – Chi phí đầy đủ 22
  23. Phương pháp định giá chuyển nhượng nội bộ : Chi phí biến đổi Ưu điểm Nhược điểm Giá chuyển nhượng tương Không công bằng đối với đối thấp → khuyến khích bên bán khi bên bán là mua nội bộ (hợp lý khi dư trung tâm lợi nhuận hoặc thừa công suất và xét trên trung tâm đầu tư; do việc góc độ toàn bộ công ty) chuyển nhượng nội bộ có lợi nhuận = 0 23
  24. Phương pháp định giá chuyển nhượng nội bộ : Chi phí đầy đủ Ưu điểm Nhược điểm  Dễ thực hiện (số liệu  CP cố định không phù hợp với có sẵn theo kế toán việc ra quyết định ngắn hạn: tài chính). không nên tính đến chi phí cố  Dễ hiểu. định dù chuyển nhượng nội bộ hay bán ra ngoài.  Dễ được cơ quan thuế chấp nhận hơn  Không tạo động lực để kiểm phương pháp chi phí soát chi phí. biến đổi.  Nếu sử dụng, thì nên chuyển nhượng theo chi phí định mức hơn là chi phí thực tế. 24
  25. Phương pháp định giá chuyển nhượng nội bộ : Giá thị trường Ưu điểm Nhược điểm  Duy trì quyền tự chủ của  Nếu là các bán thành phẩm các bộ phận thì thường không có giá thị  Tạo ra sự cạnh tranh giữa trường bộ phận bán với các nhà  Nên được điều chỉnh cho cung cấp bên ngoài phần chi phí tiết kiệm được  Dễ được cơ quan thuế (hoa hồng bán hàng ) chấp nhận khi chuyển  Có thể dẫn tới việc quá tập nhượng quốc tế trung vào lợi ích ngắn hạn 25
  26. Phương pháp định giá chuyển nhượng nội bộ : Giá thỏa thuận Ưu điểm Nhược điểm Là phương pháp khả thi  Cần có các nguyên tắc, nhất khi có sự xung đột thủ tục thương lượng, do lợi ích giữa bên bán và đó có thể giảm sự tự chủ bên mua của các bộ phận Nhất quán với nguyên lý  Có thể không được chấp phân cấp quản lý trong tổ thuận bởi cơ quan thuế chức 26
  27. Định giá chuyển nhượng nội bộ - Ví dụ 27
  28. Định giá chuyển nhượng nội bộ - Ví dụ • Khách sạn Hạ Long có 100 phòng. Giá cho thuê phòng bình quân 400.000đ/đêm/phòng. Biến phí bình quân cho mỗi phòng/ngày là 100.000đ. Khách sạn thường hoạt động hết công suất. Trung tâm Ứng dụng công nghệ mới muốn đặt 10 phòng trong 3 đêm cho nhân viên đi nghỉ mát. Trung tâm cũng có thể thuê khách sạn khác với giá 400.000đ/đêm/phòng. • Giá chuyển nhượng tối thiểu khách sạn Hạ Long có thể chấp nhận là bao nhiêu? Giá chuyển nhượng tối đa Trung tâm Ứng dụng công nghệ mới có thể chấp nhận là bao nhiêu? Việc chuyển nhượng bội bộ có quan trọng không? Nếu chuyển nhượng nội bộ, giá chuyển nhượng nên xác định như thế nào? 28
  29. Định giá chuyển nhượng nội bộ - Ví dụ • Giả sử Khách sạn Hạ Long phát sinh chi phí hoa hồng bán hàng có thể tránh được nếu bán nội bộ 30.000đ/đêm/phòng. Hãy xác định giá chuyển nhượng tối thiểu của khách sạn Hạ Long và giá chuyển nhượng tối đa cho Trung tâm Ứng dụng công nghệ mới. Có nên chuyển nhượng nội bộ không? Nếu có, lợi ích đối với cả công ty là gì? 29
  30. Định giá chuyển nhượng nội bộ - Ví dụ • Giả sử khách sạn Hạ Long hoạt động ở mức 80% công suất. Hãy xác định mức giá chuyển nhượng hợp lý. 30
  31. Ví dụ về định giá chuyển nhượng nội bộ PEPSI Co. PEPSI Co. có 2 bộ phận kinh doanh: Nước giải khát và Đồ ăn nhanh. Nước giải khát Công suất sản xuất nước uống có ga/tháng 10,000 lít Chi phí biến đổi/lít VND 8,000 một lít Chi phí cố định/tháng VND 70,000,000 Giá bán nước uống có ga trên thị trường VND 20,000 một lít Đồ ăn nhanh Giá mua nước uống có ga nhãn hiệu thông thường VND 18,000 một lít Mức tiêu dùng nước uống có ga hàng tháng 2,000 lít 31
  32. Ví dụ về định giá chuyển nhượng nội bộ PEPSI Co. Mức giá thấp nhất bên bán (Nước giải khát) có thể chấp nhận: CP biến đổi Tổng SD ĐP của KL tiêu thụ ra ngoài bị mất đi Giá chuyển nhượng + đơn vị KL chuyển nhượng nội bộ Mức giá cao nhất bên mua (Đồ ăn nhanh) có thể chấp nhận: Giá chuyển nhượng Giá mua từ các nhà cung cấp bên ngoài 32
  33. Ví dụ về định giá chuyển nhượng nội bộ PEPSI Co. Nếu bộ phận Nước giải khát có đủ công suất dư thừa (3.000 lít) để đáp ứng mức cầu của bộ phận Đồ ăn nhanh (2,000 lít) mà không cần phải giảm mức tiêu thụ thông thường cho các khách hàng khác, giá chuyển nhượng cao nhất và thấp nhất như sau: Giá chuyển nhượng thấp nhất của bộ phận Bán: Giá chuyển nhượng Giá chuyển nhượng cao nhất của bộ phận Mua: Giá chuyển nhượng Do đó, khoảng giá chuyển nhượng có thể chấp nhận được là: 33
  34. Ví dụ về định giá chuyển nhượng nội bộ PEPSI Co. Nếu bộ phận Nước giải khát không dư thừa công suất và phải giảm mức tiêu thụ cho các khách hàng khác (2.000 lít) để đáp ứng mức cầu của bộ phận Đồ ăn nhanh (2.000 lít), khi đó mức giá chuyển nhượng cao nhất và thấp nhất như sau: Giá chuyển nhượng thấp nhất của bộ phận Bán: Giá chuyển nhượng Giá chuyển nhượng cao nhất của bộ phận Mua: Giá chuyển nhượng Do đó, khoảng giá chuyển nhượng có thể chấp nhận là: 34
  35. Ví dụ về định giá chuyển nhượng nội bộ PEPSI Co. Nếu bộ phận Nước giải khát có dư thừa một ít công suất (1.000 lít) và phải để đáp ứng mức cầu của bộ phận Đồ ăn nhanh (2.000 lít), mức giá chuyển nhượng thấp nhất và cao nhất là: Giá chuyển nhượng thấp nhất của bộ phận Bán: Giá chuyển nhượng Giá chuyển nhượng cao nhất của bộ phận Mua: Giá chuyển nhượng Do đó khoảng giá chuyển nhượng có thể chấp nhận là: 35
  36. Định giá chuyển nhượng quốc tế – Tối thiểu hóa phí hải quan – Tối thiểu hóa TỔNG thuế thu nhập doanh nghiệp – Các hạn chế về tiền tệ 36
  37. Định giá chuyển nhượng quốc tế Giá chuyển nhượng theo giá cạnh tranh bên ngoài (arm’s length standard) là mức giá bán mà các bên KHÔNG liên quan, hoạt động một cách độc lập có thể đưa ra. Có 3 cách được sử dụng rộng rãi: 1. Phương thức giá so sánh 2. Phương thức giá bán lại 3. Phương thức cộng chi phí 37
  38. Định giá chuyển nhượng quốc tế • Phương pháp giá so sánh là phương pháp phổ biến nhất và là phương pháp được các cơ quan thuế ưa thích nhất. – Phương pháp này xác định giá chuyển nhượng là giá bán các sản phẩm tương tự cuả các bên không liên quan. • Phương pháp giá bán lại được sử dụng khi có ít giá trị tăng thêm và không có các hoạt động sản xuất đáng kể nào. – Phương pháp này dựa trên tỷ lệ lợi nhuận gộp hợp lý (sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp của các bên không liên quan bán các sản phẩm tương tự). 38
  39. Định giá chuyển nhượng quốc tế • Phương pháp cộng thêm vào chi phí xác định giá chuyển nhượng dựa trên chi phí của bên bán, cộng thêm một tỷ lệ % lợi nhuận gộp xác định bởi việc so sánh doanh thu của bên bán và doanh thu của các bên không liên quan hoặc so sánh doanh thu của các các bên không liên quan với nhau. 39
  40. Kết thúc chương 9 40