Bài giảng môn học Công nghệ may - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên

pdf 115 trang phuongnguyen 7221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Công nghệ may - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_hoc_cong_nghe_may_ths_nguyen_thi_ngoc_quyen.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn học Công nghệ may - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BÀI GIẢNG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ MAY Giảng viên : ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên Tp.Hồ Chí Minh 03/2009
  2. MÔ HÌNH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP CHƯƠNG MỞ ĐẦU. KHAÙI NIEÄM VEÀ COÂNG NGHEÄ : 1. Ñònh nghóa : 2
  3. - Coâng ngheä laø heä thoáng caùc giaûi phaùp ñöôïc taïo neân nhôø öùng duïng caùc kieán thöùc khoa hoïc duøng ñeå giaûi quyeát moät soá vaán ñeà thöïc tieãn trong saûn xuaát vaø kinh doanh 2. Caùc thaønh phaàn cuûa coâng ngheä - Thaønh phaàn kyõ thuaät ( Technoware ) laø phaàn cuûa coâng ngheä theå hieän baèng vaät theå, coøn goïi laø phöông tieän, vieát taét laø T - Thaønh phaàn con ngöôøi ( Humanware ) laø phaàn cuûa coâng ngheä theå hieän ôû con ngöôøi, coøn goïi laø naêng löïc, vieát taét H - Thaønh phaàn thoâng tin ( Inforware ) laø phaàn cuûa coâng ngheä theå hieän ôû taøi lieäu coøn goïi laø döõ kieän, vieát taét I - Thaønh phaàn toå chöùc ( Organware ) laø phaàn cuûa coâng ngheä theå hieän ôû theå cheá, coøn goïi laø cô caáu, vieát taét O 3. Ñoä tinh xaûo cuûa coâng ngheä - Ñoä tinh xaûo cuûa phaàn kyõ thuaät Baäc 1. Phöông tieän thuû coâng Baäc 2. Phöông tieän chaïy baèng naêng löôïng Baäc 3. Phöông tieän coù coâng duïng chung Baäc 4. Phöông tieän chuyeân duïng Baäc 5. Phöông tieän töï ñoäng Baäc 6. Phöông tieän maùy tính hoùa Baäc 7. Phöông tieän tích hôïp - Ñoä tinh xaûo cuûa phaàn con ngöôøi Baäc 1. Khaû naêng vaän haønh Baäc 2. Khaû naêng laép ñaët Baäc 3. Khaû naêng söõa chöõa Baäc 4. Khaû naêng sao cheùp Baäc 5. Khaû naêng thích öùng Baäc 6. Khaû naêng caûi tieán Baäc 7. Khaû naêng ñoåi môùi - Ñoä tinh xaûo cuûa phaàn thoâng tin Baäc 1. Döõ kieän phoå bieán Baäc 2. Döõ kieän moâ taû Baäc 3. Döõ kieän ñaëc tröng Baäc 4. Döõ kieän öùng duïng Baäc 5. Döõ kieän nhaän thöùc Baäc 6. Döõ kieän toång quaùt Baäc 7. Döõ kieän ñaùnh giaù - Ñoä tinh xaûo cuûa phaàn toå chöùc Baäc 1. Cô caáu phaán ñaáu Baäc 2. Cô caáu raøng buoäc Baäc 3. Cô caáu maïo hieåm Baäc 4. Cô caáu baûo veä Baäc 5. Cô caáu oån ñònh Baäc 6. Cô caáu thaêm doø Baäc 7. Cô caáu laõnh ñaïo 3
  4. CHƯƠNG 1. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT BÀI 1. CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU I. NGUYÊN LIỆU MAY : Nguyên phụ liệu trong ngành may bao gồm các sản phẩm của ngành kéo sợi và ngành dệt như : chỉ, vải, vải lót, vải dựng . Ngòai ra còn là sản phẩm của các ngành phụ thuộc khác như nút, móc, dây kéo, thun Nắm được tính chất nguyên phụ liệu, chúng ta sẽ sử dụng chúng có hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất, sẽ bảo quản vật liệu tốt hơn, tránh được lỗi do chất lượng của nguyên phụ liệu không đảm bảo Nguyên phụ liệu may có những tính chất chung, đồng thời cũng có những tính chất riêng và công dụng riêng. Do đó chúng ta cần nắm vững những tính chất này để xử lý trong quá trình may nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm 4
  5. 1. Phân loại vải : Vải là sản phẩm của ngành dệt và là nguyên liệu chính của ngành may. Vải được làm từ xơ, sợi theo nhiều cách khác nhau bằng phương pháp dệt hay liên kết kỹ thuật. Người ta phân lọai vải như sau : - Theo yêu cầu sử dụng : vải mặc ngòai, vải mặc lót, vải kỹ thuật - Theo bề dày của vải : vải dầy, vải trung bình, vải mỏng để chọn máy may, kim máy, chỉ thích hợp - Theo cấu trúc và cấu tạo của vải : dệt thoi, dệt kim, không dệt 2. Vải dệt thoi : Vải dệt thoi là sản phẩm dạng tấm, do hai hệ thống sợi đan thẳng góc nhau tạo thành. Hệ sợi nằm song song với chiều dài tấm vải được gọi là sợi dọc, hệ sợi còn lại là sợi ngang. Hiện nay, để đan hai hệ sợi này với nhau, người ta thường dùng thoi dệt. Vì vậy, lọai vải này được gọi là vải dệt thoi. Những năm sau này, ngành chế tạo máy dệt đã thay thoi bằng những dụng cụ khác như kẹp, kiếm, mũi phun nhưng nguyên lý đan để hình thành tấm vải vẫn không hề thay đổi. a. Phân lọai vải dệt thoi : Theo thành phần xơ : - Vải đồng nhất : được dệt từ một lọai xơ hay sợi duy nhất. Thí dụ : vải bông, vải len, vải lanh, lụa tơ tằm và một số vải lụa tơ hóa học - Vải không đồng nhất : là lọai vải được dệt từ hai hệ sợi ngang và dọc được sử dụng là những lọai xơ hay sợi khác nhau. Tuy nhiên mỗi hệ sợi lại là một lọai sợi đồng nhất với nhau. Thí dụ : một hệ là sợi bông, còn hệ kia là sợi len, sợi tơ tằm hay sợi hóa học - Vải pha : phổ biến là dệt từ sợi pha. Thí dụ : vải katê là lọai vải có sợi bông pha polyester, sợi len pha visco. Vải pha cũng có thể là vải dệt từ những sợi xe cùng kiểu nhưng thành phần của sợi xe làm bằng nguyên liệu khác lọai Theo công dụng của vải : - Vải dân dụng : vải dùng cho may mặc, dùng cho sinh họat ( khăn bàn, tấm trải giường, mền ) và dùng để trang trí ( rèm, màn, bọc đồ gỗ, thảm ) - Vải công nghiệp : là lọai vải phục vụ trong sản xuất như : vải lót da nhân tạo, vải bạt, vải bao bì Theo phương pháp sản xuất : - Vải trơn nhẵn - Vải xù lông : trên đầu sợi có các sợi nỗi lên do vòng sợi tạo nên. Ta thường gặp ớ các dạng khăn lông, vải nhung - Vải cào lông : ví dụ vải nỉ - Vải nhiều màu : vải sọc, vải caro - Vải nhiều lớp : được dệt từ nhiều hệ sợi cùng một lúc - Vải mộc : là vải lấy trực tiếp từ máy dệt, chưa qua khâu hòan tất. Lọai vải này cứng, thấm nước kém, mặt vải không đẹp, có nhiều tạp chất. Vải thường được dùng trong các ngành công nghiệp khác - Vải hòan tất : đưa ra thị trường đã được tẩy trắng, nhuộm màu hay in hoa, hoặc cào bông b. Tính chất và đặc điểm của vải dệt thoi : - Tính co giãn của vải dệt thoi thấp hơn kiểu dệt của vải. Vải ổn định sức căng hơn, dễ dàng cho quá trình cắt và may - Tính nhăn : trong quá trình sử dụng, vải dễ bị nhăn. Do đó, cần ủi phẳng mặt vải trước khi sử dụng 5
  6. - Mép vải dễ bị tưa sợi : sợi dọc và ngang có thể tháo ra dễ dàng. Do đó cần phải gia công mép vải bằng cách may gấp mép hay vắt sổ - Canh sợi vải : canh sợi dọc nằm song song với chiều dải biên, canh sợi ngang vuông góc với chiều dài biên vải. Canh sợi dọc được ký hiệu bởi hình mũi tên một đầu hoặc hai đầu tùy theo tính chất vải một chiều hay hai chiều. Canh sợi dọc ít co giãn, mật độ sợi dọc lớn hơn sợi ngang. Canh ngang co giãn nhiều, mật độ sợi ít hơn sợi dọc. Canh sợi xéo: sức co giãn lớn nhất 3. Vải dệt kim Vải dệt kim là một sản phẩm được hình thành bởi các vòng sợi móc nối vào nhau. Hiện có hai phương pháp tạo nên vải dệt kim : - Phương pháp đan ngang : khi một hay nhiều sợi tạo lần lượt những hàng vòng móc nối nhau để tạo ra sản phẩm dạng ống, dạng mảnh hay dạng chiếc - Phương pháp đan dọc : khi nhiều sợi dọc tạo nên cùng lúc những cột vòng móc nối nhau để cho ra những tấm vải dài tùy ý và có khổ rộng nhất định - Vải dệt kim đan ngang và đan dọc có thể là vải dơn hay vải kép. Vải kép được dệt trên máy hai kim và có thể xem như do hai lớp vải dơn ghép lại với nhau ở mặt trái. Vải kép dày, nặng hơn vải đơn và thường không bị quăn mép a. Phân lọai vải dệt kim Cũng như vải dệt thoi, theo thành phần nguyên liệu có vải đồng nhất, không đồng nhất và vải pha. Vải dệt kim cũng chia ra lọai vải dân dụng và vải công nghiệp. Nhiều sản phẩm dệt kim cũng được sản xuất ở dạng chiếc như găng tay, bít tất b. Tính chất của vải dệt kim : - Tính đàn hồi, co giãn ; vải dệt kim có độ đàn hồi lớn. Vải dệt kim được sử dụng nhiều trong may mặc, thể hiện được những đường nét mềm mại. Do đó vải dệt kim được sử dụng rộng rãi làm quần áo cho trẻ em, quần áo lót, quần áo thể thao. Tuy nhiên tính chất này đễ tạo nên sự xô lệch vải khi sản xuất. Vì thế, trước khi tiến hành cắt may, cần xổ vải để ổn định độ co giãn của vải dệt kim trước 1 -2 ngày - Tính tuột vòng : đây là nhược điểm của vải dệt kim. Nếu vải có một lỗ thủng nhỏ, sẽ dễ dàng bị lan rách to hơn. Ngòai ra, trong quá trình dệt, nếu bị tuột mũi, sẽ bị ảnh hưởng đến hàng đan tiếp theo - Tính cuộn quăn mép : mép dọc quăn về mặt trái, mép ngang quăn về mặt phải. Tính chất này gây trở ngại trong quá trình cắt may. Để khắc phục tình trạng này, vải sau khi dệt xong được qua khâu định hình ép nóng để vải được ổn định - Độ thóang khí, độ xốp : độ thóang khí là mức độ không khí xuyên qua vải trên một diện tích nhất định trong một đơn vị thời gian. Vải dệt kim có độ thóang khí, độ xốp cao hơn Các lưu ý khi cắt may hàng dệt kim : - Trước khia trải vải : vải phải được xổ ra ở trạng thái tự do - Khi trải vải : không được kéo căng. Dùng kẹp giữ chặn các lớp vải để không bị xô lệch - Khi cắt : các sản phẩm càng ít chi tiết càng tốt, các chi tiết càng lớn càng tốt. Do đó, khi thiết kế mẫu cho mặt hàng vải dệt kim, cần chú ý đến đặc điểm này để quá trình cắt được dễ dàng - Khi may : sử dụng các đường may có độ co giãn cao như đường vắt sổ, mắc xích kép sử dụng kim may đầu tròn để không làm đứt sợi vải dệt kim 4. Tính chất chung của vải a. Tính chất hình học : - Khổ vải : là chiều rộng tấm vải. Nó được xác định là đường vuông góc với biên vải và được đo từ mép biên bên này sang mép biên bên kia của cây vải. Tùy theo cách sử dụng mà ta có các 6
  7. khổ vải quy định khác nhau sao cho khi dùng để cắt bán thành phẩm sẽ tiết kiệm được nhiều vải nhất. Người ta thường chia hai lọai khổ vải sau : Loại khổ hẹp :thường có chiều rộng từ 70, 75, 80, 90 cm Lọai khổ rộng : thường có chiều rộng từ 1,2m; 1,4m; 1,5m; 1,6m; 1,8m - Khối lượng 1m2 vải ( kg / m2 ) là trọng lượng của tổng số sợi dọc và sợi ngang trên diện tích 1m2 vải. Khối lượng 1m2 vải cũng là một số liệu để xác định độ dày, mỏng của vải. Vải nặng thường là vải dày, vải nhẹ thường là vải mỏng. Thí dụ : vải bông nhẹ : 120g/m2, vải bông trung bình 120 – 220g/m2, vải bông nặng 220g/m2 b. Tính chất cơ lý : Tính chất giữ nhiệt và chống nhiệt : tính giữ nhiệt được đánh giá bằng nhiệt trở riêng của từng lọai vật liệu dệt cũng như hệ số truyền nhiệt của vật liệu dệt. Thông thường ta dùng vải vào mục đích bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng nhiệt của môi trường xung quanh. Vì vậy tính chất giữ nhiệt của vải cũng là một yếu tố hết sức quan trọng khi lựa chọn nguyên liệu để sản xuất trang phục Độ chống nhiệt đặc trưng bằng nhiệt độ cực đại mà vải có thể chịu đựng được. Để vải ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ cực đại thì không những bề mặt vải bị biến dạng, mà tính chất của vải cũng bị xấu đi rõ rệt Khi ủi vải hay quần áo, nếu sử dụng nhiệt độ quá mức thì độ bền của vải giảm đi. Ta có hiệt độ ủi của một số vải như sau : - Vải len : 165 – 190oc - Vải bông : 180 – 2000c - Vải visco, pes : 150 – 1600c - Vải tơ tằm : 140 – 150 0c - Vải acetat, PA < 1400c - Tính thẩm thấu : là khả năng truyền qua không khí, hơi nước, bụi, khói, các chất lỏng, các tia phóng xạ. Độ thẩm thấu không khí thể hiện ở lượng không khí truyền qua được 1m2 trong 1 giây. Độ thẩm thấu không khí càng cao, vải càng thóang Độ thẩm thấu hơi nước : được đặc trưng bằng khả năng truyền qua vải bằng lượng hơi nước từ môi trường không khí có độ ẩm cao sang môi trường không khí có độ ẩm thấp. Tính chất này quan trọng đối với vải dùng may quần áo, bít tất, giày là những sản phẩm rất cần độ thẩm thấu hơi nước lớn. Vải có độ thẩm thấu hơi nước cao, khi mặc càng có cảm giác dễ chịu hơn. Các lọai vải được dệt từ xơ có gốc thiên nhiên như bông, tơ tằm, visco có độ thẩm thấu hơi nước cao - Độ bền cơ học : xác định độ bền của vải theo chioều dọc, ngang trên máy đo cường lực để đo giá trị của lực kéo dãn đứt vải. Các mẫu vải thứ có hình chữ nhật 15 x 5cm. Thường thì độ bền vải dọc lớn hơn độ bền vải ngang nếu đó là loại vải đồng nhất. - Tính hao mòn do tác dụng của vi sinh : khi vận chuyển và cất giữ vải trong điều kiện không thích hợp, nhất là môi trường ẩm ướt, vải thường bị các lọai vi sinh vật phát hủy, gây ra bị mốc, mục, ố vàng, thủng lỗ các lọai vải có xơ gốc thiên nhiên dễ bị phá hủy hơn vải có xơ gốc tổng hợp . c. Độ co của vải : Trong quá trình may, giặt ủi . Vải thường bị thay đổi kích thước so với kích thước ban đầu. Trường hợp vải bị giảm kích thước so với kích thước ban đầu, gọi là độ co của vải Độ co dọc là độ co theo chiều dài của vải = Ud Độ co ngang là độ co theo chiều ngang của vải = Un 7
  8. Biện pháp hạn chế độ co của sản phẩm may : lúc thiết kế dựng hình chi tiết, người ta tính luôn độ co vào kích thước của chi tiết d. Độ bền màu : Độ bền màu của thuốc nhuộm được xác định qua độ phai màu và mức độ dây màu qua vải trắng. Các phương pháp xác định : độ bền màu khi giặt xà phòng, dưới tác dụng của mồ hôi, dưới tác dụng ma sát khô và ướt, khi ủi nóng e. Mặt trái, mặt phải của vải : Tùy thuộc vào kiểu dệt, cách hòan tất, in bông Mặt phải thường rõ ràng, màu sắc đậm hơn, chất lượng mặt vải đẹp hơn, ít bị lỗi, lỗ kim ở biên láng mặt f. Nhận dạng bằng phương pháp đốt : Các lọai vải gốc cenluloze như bông, lanh, visco trừ acetat đều cháy dễ dàng với ngọn lửa, tàn tro mịn trắng và dễ nát vụn ra. Nếu dập tắt lửa thì mép vải lồi lõm. Vải bông khi rút ra khỏi ngọn lửa có hiện tượng cháy ngún cho đến hết Vải len, vải tơ tằm cháy với mùi khét như tóc cháy, bị tắt khi rút ra khỏi ngọn lửa, tàn tro màu nâu đen, xốp khi bóp vỡ mép vải lồi lõm Vải gốc tổng hợp như PES, PA khi cháy bốc mùi hăng, vừa cháy vừa chảy nhựa, mép vải có nhựa đông cứng, không làm tuột sợi. II. PHỤ LIỆU MAY : 1. Khái niệm : Tất cả các vật liệu cấu thành nên sản phẩm may, trừ nguyên liệu đều được gọi là phụ liệu Phụ liệu tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau : dạng tấm, dạng chiếc, dạng cuộn, dạng hạt, dạng sợi . Và được sản xuất ra bởi nhiều công nghệ khác nhau. Có thể kể một vài lọai phụ liệu thường dùng như : nút, nhãn trang trí, dây kéo, thun, mex, gòn, nút chặn Phụ liệu còn bao gồm tất cả các vật liệu bao gói sản phẩm để vận chuyển chúng đến tay người tiêu dùng : kim ghim, kẹp nhựa, bìa lưng, khoanh cổ, bướm cổ, giấy chống thấm, dây đai nẹp nhựa, đai nẹp sắt, băng keo dán thùng, thùng giấy, bao nylon Phụ liệu có tác dụng hỗ trợ cho nguyên liệu về các mặt tạo liên kết, tạo độ thẩm mỹ, tạo độ bền, tạo độ cứng và làm tăng giá trị kinh tế cho một sản phẩm may 2. Giới thiệu về chỉ may : Chỉ may là lọai vật liệu được sản xuất từ sợi, có thể gồm 2 hay nhiều sợi đơn hay sợi xe soắn lại với nhau. Chỉ may dùng để ráp nối, liên kết, trang trí định hình các chi tiết vải để tạo thành sản phẩm. Chỉ có nhiều lọai tùy theo công dụng và nguyên liệu : a. Phân lọai : Có nhiều cách phân lọai chỉ may như sau : - Theo thành phần xơ : bông, visco, peco, pes, pA - Theo chiều dài xơ : ngắn, dài - Theo độ mảnh của sợi đơn : sợi to, nhỏ - Theo hướng xoắn : S, Z - Theo cấp số xe : sợi xe cấp 1, sợi xe cấp 2 - Theo số sợi xe : xe 2 sợi, xe 3 sợi - Theo chiều dài sợi trên ống chỉ : ống lớn, ống nhỏ b. Tính chất : - Thành phần xơ : xo PECO, xơ bông được sử dụng nhiều nhất. Lọai chỉ bông thoát nhiệt tốt có thể làm giảm bớt nhiệt ở kim phát sinh do ma sát trong quá trình may nhưng không bền và hay bị xơ xướcc, xơ bông bay ra tắt nghẽn lỗ kim làm đứt chỉ. Xơ bông bay ra làm kẹt răng cưa và ổ 8
  9. chao, làm rối chỉ và máy không chạy được bình thường. Chỉ may là sợi tổng hợp như PES, PA bền hơn song dẫn nhiệt kém, có thể gây ra nóng chảy xơ chỉ ở phía ngòai, làm tắt nghẽn lỗ kim, gây đứt chỉ. Để kết hợp những đặc tính ưu việt của sợi bông và sợi PES, người ta đã chế tạo lọai chỉ có lõi gồm 2 lớp : lớp trong và PES và lớp ngòai là sợi bông - Độ mảnh của chỉ : biểu thị độ to nhỏ của sợi đơn là ra chỉ. Để xác định độ mảnh người ta dùng chi số và chuẩn số Chi số của sợi đơn : Chi số met : biểu diễn chiều dài của sợi trên một đơn vị khối lượng. Chi số met được xác định bằng công thức dưới đây. Theo công thức này, ta thấy nếu sợi càng to thì chi số càng nhỏ và ngược lại Nm = L(m) / M(g) Chi số Anh : Na với L = 840 yd ( yard ) và đem cân được M(1b) (Pound). Các chi số thương mại thường được ghi trên ống sợi chỉ may là chi số Na Ta có công thức chuyển đổi chi số như sau : Nm = 1,693Na Chuẩn số của sợi đơn : ngày nay trong đơn vị tiêu chuẩn quốc tế, người ta biểu thị độ mảnh bằng chuẩn số, với đơn vị đo là TEX. TEX được tính bằng công thức : M (g) N (tex) L(km) 1 Hoặc T = x10 3 N Như vậy ta thấy TEX là nghịch đảo của chi số, nó biểu thị khối lượng của sợi trên một đơn vị chiều dài. Chuẩn số càng nhỏ thì sợi càng nhỏ Để biểu thị khối lượng dài sợi tổng hợp, người ta còn dùng đơn vị Denier ( D ). Denier là khối lượng chiều dài của xơ, sợi có chiều dài 9000m và khối lượng 1 gam. Ta có công thức quy đổi : D = 9tex = 9000 / Nm = 9000 / 1,693Na Chỉ may được xe từ nhiều sợi đơn ( chỉ đó là sợi chỉ xe cấp 1 ) hoặc nhiều sợi xe ( chỉ đó là sợi xe cấp 2 ) Chỉ may ( dạng sợi xe cấp 1 ) thường được ký hiệu bằng 2 con số. Đó là chi số hay chuẩn số của sợi đơn và số sợi được ghép xoắn lại với nhau. Chi số thì dùng dấu chia (/), chuẩn số thì dùng dấu nhân (x). ta ký hiệu chỉ như sau : 60/3, 20/3, 90/9 hoặc 10x2 (tex) Độ mảnh đối với sợi xe ( chỉ may ) : cứ mỗi lần chập n sợi cho một lần xe với độ co sợi sau khi xe là u, ta có công thức để xác định độ mảnh như sau : - Chuẩn số : T = T.n.100 / (100 – u ) - Chi số : N = N(100 – u)/n.100 c. Yêu cầu và cách nhận biết : - Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta nhuộm màu hay để trắng hoặc gia công làm bóng, làm mềm chỉ. Màu sắc của chỉ hợp với màu của vải. Độ bền màu của chỉ cao - Độ bền chỉ phải phù hợp với vải, với máy may về tốc độ, sức căng của chỉ, áp lực của chân vịt - Hướng xoắc và độ săn của chỉ phải thích hợp để không làm gút chỉ hay đứt chỉ - Yêu cầu về tính chịu nhiệt của chỉ may phải thích hợp với các lọai máy may có tốc độ cao (5000v/p) - Độ bền của chỉ cao, chỉ bông phải chải kỹ không tạp chất - Độ co của chỉ phải thấp, không co khi xử lý ẩm như quá trình ủi hơi nước sau khi may - Mặt ngòai của chỉ phải đẹp, bóng 9
  10. Cách nhận biết chỉ may : - Dùng ta tở xoắn để biết hướng xoắn, biết số sợi xe - Sờ và quan sát bề ngòai của chỉ may có thể đóan biết thành phần xơ của chỉ may. Thường thì chỉ bông không bóng, không láng, sợi to và không đều. Chỉ tổng hợp bóng, láng, mịm hơn và có độ bền cao - Bằng kinh nghiệm có thể biết chỉ may đó to nhỏ có phù hợp với vải sẽ may. Chọn chỉ có độ mảnh tương đương với độ mảnh của sợi trong vải 3. Giới thiệu về vải lót : Vải lót là phụ liệu được sử dụng trong các sản phẩm may. Vải lót có thể là vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt. Vải lót có nhiệm vụ định hình lớp ngòai của quần áo, bảo vệ mặt trong của vải ngòai đối với cơ thể con người, cùng với vải chính tăng thêm khả năng giữ nhiệt, làm đẹp thêm quần áo. Mouse, xơ bông cũng được dùng để lót trong áo khóac mùa đông, vải lót thường sử dụng là visco, poliamid (PA), Polyester (PES) Tính chất, yêu cầu : - Bề mặt nhẵn, mềm mại, độ dún lớn - Nhẹ để không làm tăng đáng kể khối lượng của quần áo - Có độ bền lớn, độ định hình tốt ( không bị co rút ) - Có độ bền màu sắc tốt - Có độ thóang khí tốt để không làm xấu tính chất cơ lý của vải ngòai - Không bẩn trước vải ngòai 4. Giới thiệu về keo : Trong may công nghiệp để cho sản phẩm đẹp và cứng, phẳng, ở một số chi tiết, người ta còn sử dụng lót bên trong một lọai phụ liệu gọi là keo. Keo ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp may vì nó có tác dụng rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao năng suất lao động Phân lọai keo : có hai lọai là mex và dựng - Mex là lọai keo có phủ lợp chất nhiệt dẻo trên một lớp vải đế - Dựng là lọai keo không phủ chất nhiệt dẻo Công dụng : cả hai đều có công dụng sau - Tăng độ cứng của sản phẩm - Định hình dáng của sản phẩm ( tạo độ mo, độ phẳng ) - Tăng độ bền của sản phẩm - Tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm - Thuận lợi cho quá trình lắp ráp ( tạo liên kết ) Cấu trúc của mex : gồm vải đế và chất nhiệt dẻo - Vải đế : có thể làm từ vải dệt thoi, vải dệt kim hay vải không dệt - Các chất nhiệt dẻo : có thể làm từ polyetylen, polyamid, polyvinyl chlorid hay polyvinyl acetat Các thông số của quá trình ép dán : nhiệt độ, áp suất, thời gian và hơi nước. Mỗi thông số đều có tác dụng khác nhau đến quá trình gia công ủi ép. Cần nắm rõ tác dụng của mỗi thông số để có thể điều chỉnh chất lượng ép dán cho đạt yêu cầu 5. Giới thiệu về phụ liệu cài : a. Dây kéo : Có lọai răng bằng nhựa, bằng đồng, kim lọai Ngòai dây kéo bình thường còn có dây kéo tháo rời để may áo jacket, dây kéo dấu Dây kéo có nhiều màu sắc, ta chọn cùng màu với nguyên liệu chính. Cũng có lọai dây kéo đồng không cùng màu với nguyên liệu chính như quần áo jean. Độ 10
  11. bền của dây kéo nhựa cao, không bị rỉ sét như dây kéo kim lọai, độ bền màu sắc cao, tính chịu nhiệt tốt b. Nút : Được làm bằng nhựa, nylon, sừng, kimlọai, vải, gỗ Nút có nhiều hình dạng, kích thước như nút 2 lỗ, nút 4 lỗ, nút có chân, nút bọc vải, nút nhiều thành phần Yêu cầu : nút có màu sắc hợp với màu vải. Nút có độ bền cơ học, độ bền chịu nhiệt, độ bền màu cao. Nút kim lọai phải không bị rỉ sét. Các cạnh của nút không được sắc bén c. Móc : Để gắn vào lưng quần, cổ áo, áo lót. Có hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Móc thường làm bằng kim lọai. Trong may công nghiệp, móc được gắn vào sản phẩm may bằng máy hay bằng tay 6. Giới thiệu các lọai nhãn : Có nhiều lọai nhãn được sử dụng trong ngành may như : nhãn cỡ vóc, nhãn bảo quản sử dụng, nhãn trang trí. Mỗi lọai nhãn lại có công dụng khác nhau trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên nhìn chung chúng hỗ trợ với nhau để hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng đúng sản phẩm và làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Các lọai nhãn này được gắn vào sản phẩm bằng cách may 7. Giới thiệu về phụ liệu bao gói : Gồm rất nhiều phụ liệu khác nhau như kim ghim, kẹp nhựa, bao nylon, thùng carton và nhiều hay ít tùy theo lọai sản phẩm. Chúng có tác dụng định hình, bảo quản và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Chất lượng phụ liệu bao gói phải tốt để không ảnh hưởng xấy tới chất lượng sản phẩm 8. Giới thiệu về thun : Dùng để tạo độ co giãn, độ dún cần thiết cho sản phẩm. Dây thun thường được may trong lưng quần, lai áo, ngang eo, ngang tay Thun có nhiều lọai khác nhau tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Người ta thường dệt thun theo khổ có sẵn và chiều dài vô tận hay chiều dài định trước ( bo thun ). Chất lượng thun phụ thuộc vào chất lượng của sợi cao su bên trong có độ co giãn cao và độ bền cơ học cao hay không. 9. Các phụ liệu khác : Nút chận, mắt cáo, dây luồn, ruyban, đăng ten III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU TRONG NGÀNH MAY : Trong một doanh nghiệp may, việc chuẩn bị nguyên phụ liệu là một công tác hết sức quan trọng trước khi sản xuất một mã hàng. Nguyên phụ liệu không chỉ được xem là những vật tư cần thiết trong quá trình sản xuất mà còn được coi là tài sản lớn của doanh nghiệp. Vì vậy việc kiểm tra nhằm ổn định chất lượng nguyên phụ liệu trướckhi sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ở các mặt sau : - Xử lý và sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý - Hạch tóan được nguyên phụ liệu chính xác - Tiết kiệm được một lượng lớn nguyên phụ liệu dư thừa trong sản xuất - Hạ giá thành sản phẩm - Bảo đảm được chất lượng nguyên phụ liệu theo đúng yêu cầu của sản xuất - Nâng cao uy tín và lợi nhuận cho doanh nghiệp IV. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NGUYÊN PHỤ LIỆU : 1. Sơ đồ tổ chức kho nguyên phụ liệu : 11
  12. Tất cả nguyên phụ liệu nhập về công ty đều phải được cho vào khi tạm chứa. Sau đó, người ta tiến hành đo đếm để phân lọai nguyên phụ liệu, góp phần xử lý và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên phụ liệu và hạ giá thành sản phẩm Trong tình hình hiện nay, chất lượng vải chưa cao và không ổn định, cho nên khâu chọn vải vẫn đang chiềm một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất Trong xí nghiệp may thường tồn tại hai kho chứa nguyên phụ liệu : - Kho tạm chứa : chứa nguyên phụ liệu nhập vào chưa qua đo đếm - Kho chính thức : gồm nguyên phụ liệu đã được đo đếm, kiểm tra phân lọai số lượng, chất lượng chính xác, hợp quy cách, có thể đưa vào sản xuất được - Dưới đây là sơ đồ tổ chức của kho nguyên phụ liệu : Hàng Kho hợp chính quy thức Hàng Phá Kiểm Phân cách nhập kiện tra số lọai kho lượng tạm chất chứa lượng Hàng Chờ không xử lý hợp 2. Sắp xếp kho nguyên phụ liệu quy Để góp phần quản lý nguyên phụ liệu trong kho đượcácch an tòan và hợp lý, người ta phải biết cách sắp xếp sao cho thật gọn gàng, khoa học và đảm bảo cấp phát thật chính xác Khi xếp hàng trong kho, cần lưu ý xếp sao cho có thể dễ dàng lấy được từng thứ khi cần và phải quay vị trí của miếng giấy ghi thông tin về mỗi lọai nguyên phụ liệu ( dán trên từng lọai hàng ) ra ngòai để có thể nhận biết khi lấy hàng Có hai cách xếp kho như sau : a. Kiểu 1 : sắp xếp kho theo chủng lọai nguyên phụ liệu : Trong kiểu này, kho được trang bị những kệ lớn có nhiều tầng bằng sắt cao gần tới nóc nhà. Nguyên phụ liệu sẽ được xếp gọn gàng vào các khu vực riêng biệt. Thông thường giữa khu vực để nguyên liệu và phụ liệu sẽ có lối đi để tiện việc lấy hàng. Chiều rộng của lối đi phải bằng khổ vải lớn nhất cộng thêm 0,5m Ưu điểm : - Kho sạch sẽ, gọn gàng - Diện tích kho nhỏ do tận dụng được chiều cao Nhược điểm : - Dễ nhầm lẫn khi cấp phát nếu nguyên phụ liệu của hai mã hàng khác nhau lại gần giống nhau và được đặt gần nhau - Tốn nhiều thời gian sắp xếp để kho lúc nào cũng gọn gàng - Khó kiểm tra được lượng hàng tồn - Đòi hỏi đầu tư nhiều hơn do có thể cần trang bị thêm xe nâng để lấy hoặc xếp vật liệu nặng nằm ỡ trên cao b. Kiểu 2 : sắp xếp kho theo chủng lọai mã hàng 12
  13. Kiếu xếp kho này rất đơn giản : chia diện tích kho thành nhiều phần, mỗi phần có kê các tấm pallet dùng để chứa nguyên phụ liệu cho một mã hàng. Giữa các phần cần có lối đi để lấy hàng. Bên cạnh đó, ở mỗi khu vực, cầnm cắt thêm bảng mốc ghi tên mã hàng để dễ nhận thấy khi cấp phát Ưu điểm : - Cấp phát chính xác, không nhầm lẫn - Dễ kiểm tra hàng tồn - Tốn ít thời gian xếp kho - Đơn giản, rẻ tiền, không đòi hỏi đầu tư thiết bị Nhược điểm : - Diện tích kho phải lớn - Trông kho không gọn gàng Tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp mà người ta có thể chọn kiểu xếp kho sao cho phù hợp nhất nhưng phải sử dụng thêm những biện pháp hạn chế nhược điểm để phát huy hết tác dụng của công tác quản lý kho Với kiểu 1, người ta thường làm những tấm bảng phân khu vực để từng mã hàng và dán lên ngăn kệ. Bên cạnh đó, người ta còn dùng giấy khác màu khác nhau dán lên từng nguyên phụ liệu khác nhau để tránh nhầm lẫn khi cấp phát và dễ dàng kiểm tra lượng hàng tồn kho Với kiểu 2, để trông kho đỡ bừa bộn, người ta thường đóng các vách ngăn bằng ván ép có chân đẩy để che các khu vực chứa nguyên phụ liệu cho các mã hàng. Khi cấp phát, người ta đểy các vách ngăn sang một bên để cấp phát V. CÁC NGUYÊN TẮC KIỂM TRA ĐO ĐẾM NGUYÊN PHỤ LIỆU - Tất cả các hàng nhập kho, xuất kho phải có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng, phải ghi sổ và ký nhận rõ ràng để tiện việc kiểm tra sau này - Tất cả nguyên phụ liệu phải được tiến hành đo đếm, phân loại, kiểm tra trước khi tiến hành nhập kho - Phải tuân thủ đúng phương pháp khi vận chuyển cũng như sắp xếp, lưu kho nguyên phụ liệu - Mỗi loại nguyên phụ liệu phải có thẻ bài ghi đầy đủ thông tin - Đối với các loâi vải đầu tấm phải phân loại rõ ràng - Tất cả các nguyên phụ liệu hư hỏng cần phải lập biên bản để có cách xứ lý thích hợp - Thực hiện thường xuyên các yêu cầu về phòng chống mối mọt, chuột bọ cũng như các nội quy về phòng cháy chữa cháy - Các nhân viên kho phải tuân thủ đúng nội quy và phải chịu sự kiểm tra thường xuyên VI. CÔNG ĐỌAN CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU : 1. Phá kiện : Kiện hàng : là một đơn vị bao gói hàng hóa. Trong một kiện, ta có thể không xác định trước được số lượng hàng trong đó, nhưng có thể chắc chắn được rằng trong một kiện hàng chỉ có một chủng lọai hàng hóa mà thôi. Để ổn định độ co giãn cơ lý của nguyên liệu, đảm bảo việc đo đếm được chính xác, tất cả các lọai nguyên liệu đều phải được dỡ kiện trước 3 ngày với số lượng dự trữ 2 – 3 ngày. Có hai phương pháp để phá kiện - Đối với những kiện hàng bằng thùng gỗ có đai nẹp bằng sắt hoặc nylon :quan sát thông tin ở ngòai thùng để xác định nắp thùng và di chuyển kiện hàng sao cho nắm thùng ở trên. Dùng kềm cắt đai nẹp ở và mở nắp thùng theo đúng quy định, tránh xeo cạy bừa bãi, gây thủng rách nguyên liệu, hư hỏng thùng. Kiểm tra sơ bộ số lượng, màu sắc, ký hiệu hàng hóa trong kiện và thông tin ghi ngòai kiện xem có khớp nhau tương đối hay không trước khi lấy hàng ra khỏi kiện. Khi lấy hàng, cần lấy lần lượt theo trình tự và xấp hàng theo đúng quy định 13
  14. - Đối với những kiện hàng hình trụ bằng vải, bao cước hay bao nylon : dựng kiện hàng đứng lên, mỡ mối dây khâu miệng bao. Sau đó, kiểm tra so sánh lượng hàng trong bao và thông tin ghi ngòai bao rồi lấy hàng ra như quy định. Tuyệt đối không được dùng dao hay kéo rạch bao gây hư hỏng bao hoặc rách nguyên liệu Trong khi phá kiện, nếu phát hiện không đúng chủng lọai nguyên liệu hoặc không đúng số lượng ghi trên phiếu ( hoặc với thông tin ghi bên ngòai kiện hàng ), phải kịp thời báo cáo để có biện pháp xử lý kịp thời đối với từng kiện hàng. Tất cả bao bì sau khi đã dỡ bỏ các nguyên phụ liệu cần được tập trung, phânlọai, báo cáo cho phòng kế họach để có phương thức tận dụng sao cho hợp lý 2. Kiểm tra về số lượng : Đối với vải xếp tập : dùng thước đo chiều dài của một lá vải, sau đó đếm số lớp trên cây vải ( cộng thêm lá lẻ – nếu có ), để có tổng chiều dài tòan bộ cây vải. Kiểm tra xem số lượng này có khớp với phiếu ghi ở đầu cây vải hay không Đối với vải cuộn tròn : cần dùng máy kiểm tra độ dài. Trong điều kiện ta chưa có phương tiện đầy đủ, tạm thời dựa vào số lượng ghi trên phiếu ở đầu cây vải là chính, trong đó có nhận xét, phân tích theo cảm tính, nếu thấy có hiện tượng nghi vấn thì phải xổ cây vải ra, đo lại tòan bộ. Cũng có thể dùng một trong hai cách sau : - Dùng thước đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài cây vải ( một cách tương đối ). Phương pháp này không chính các, đòi hỏi người thủ kho phải có nhiều kinh nghiệm, đã có quá trình kiểm tra vải bằng cách đo nhiều lần cùng chủng lọai vải với nhiều cây vải chiều dài khác nhau để rút ra bán kính cây vải bình quân - Dùng trọng lượng để xác định chiều dài ( cân vải ) : để sử dụng phương pháp này, cây vải cần có trọng lượng sai biệt không đáng kể và chiếc cân phải có độ chính xác cao. Ta tiến hành cân 1m vải, sau đó cân khối lượng của cả cây để tính ra tổng số m vải của tòan bộ cây vải. 3. Kiểm tra về khổ vải Khổ vải : là khỏang cách nhỏ nhất mà ta có thể đo được giữa 2 điểm nằm trên 2 biên vải. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vải, dù sợi vải đã được ổn định nhiệt để bền hình dạng, nghĩa là giảm độ co xuống tối thiểu, thế nhưng, khi dệt trên máy, sợi vẫn bị căng ra ở các mức độ khác nhau ( phụ thuộc vào kiểu dệt ) nên vải thành phẩm vẫn bị co giãn không đều nhau. Vì thế biên vải thường không song song với nhau mà có dạng gợn sóng Trong sản xuất may công nghiệp, việc xác định chính xác khổ vải sẽ là một yếu tố rất quan trọng giúp nhà sản xuất sử dụng hiệu quả nguyên phụ liệu và tiết kiệm nguyên phụ liệu cao. Do đó, người ta thường chọn phương pháp đo khổ nhiều lần rồi lấy trị số trung bình. Để tiến hành đo, ta sử dụng thước cây để tránh sự co giãn. Thước phải đảm bảo ba điều kiện sau: - Có độ chính xác cao, chữ số rõ ràng - Thước phải trơn láng để đảm bảo chất lượng bề mặt của vải trong quá trình đo - Chiều dài của thước đo phải lớn hơn chiều dài của khổ vải định đo thì khi đo mới đãm bảo độ chính xác - Chiều dài của thước đo phải lớn hơn chiều dài của khổ vải định đo thì khi đo mới đảm bảo dộ chính xác Cách đo khổ vải : đặt vải lên bàn phẳng, dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ 5m đo một lần. Tùy theo từng lọai mép vải có biên trơn, xù hay lỗ kim, phải báo cáo cụ thể về kích thước biên cho phòng kỹ thuật để có kế họach trừ hao khi giác sơ đồ - Đối với vải in bông : phần vải được in bông, in màu là khổ thực tế - Đối với vải trơn : phần khổ vải thực tế giới hạn trong 2 biên có lỗ kim hoặckeo 14
  15. - Đối với vải lưới hoặc ren : khổ vải sử dụng được là những phần ren và lưới chính ( trừ biên dệt không giống ren và lưới ) - Đối với các lọai vải in sọc, dệt sọc, in bông theo chu kỳ thì cần báo cáo thêm số liệu về chu kỳ ngang, dọc để tiện việc giác sơ đồ sau này Nếu không có thời gian, sau khi kiểm tra bằng mắt thường thấy không có khác biệt đáng kể về kích thước của khổ vải, cũng có thể lấy số đo như sau : - Với vải xếp tập : đo lần 1 ở đầu cây, lần 2 ở giữa cây, lần 3 ở cuối cây - Với vải cuộn tròn : đo lần 1 ở đầu cây, lần 2 lùi vào 3m, lần 3 lùi vào 5m Trong quá trình đo, nếu thấy khổ vải nhỏ hơn ở phiếu ghi quá nhiều, phải báo cho phòng kỹ thuật để có hướng giải quyết ngay trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau 4. Kiểm tra về chất lượng vải : a. Kiểm tra định hình, canh sợi : Cách kiểm tra : - Bằng mắt thường kiểm tra độ giãn hoặc co rút của biên vải - Nếu phát hiện biên vải giãn hoặc co rút thì dùng thước đo độ sâu của biên giãn / hoặc co rút : đo vuông góc với biên tính từ lỗ kim ghim hoặc từ sợi dệt biên của cuộn vải - Dùng tay xé bỏ đầu cuộn nguyên liệu theo khổ với chiều dài khoảng 10cm để lấy canh sợi chuẩn của cuộn vải - Gấp đôi khổ vải sao cho 2 biên bằng mép sau đó đo độ lệch của canh sợi Phân loại lỗi : + Không tính lỗi : - Xéo canh sợi dưới 2 cm - Giãn hoặc co rút biên vải sâu vào bên trong khổ mà < 0,5 cm + Lỗi nhẹ : - Xéo canh sợi từ 2 – 4 cm - Giãn hoặc co rút biên vải sâu vào bên trong khổ từ 0,5 – 3 cm + Lỗi nặng : - Xéo canh sợi từ trên 4 – 8 cm - Giãn hoặc co rút biên vải sâu vào bên trong khổ từ trên 3 – 7 cm + Lỗi quá nặng : - Xéo canh sợi từ trên 8 cm - Giãn hoặc co rút biên vải sâu vào bên trong khổ từ trên 8 cm b. Kiểm tra về chất lượng dệt, hoa văn, màu sắc và vệ sinh công nghiệp : Cách kiểm tra : + Kiểm tra khổ vải : - Dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ 5m đo 1 lần - Đối với vải cuộn tròn : sau khi kiểm tra bằng mắt thường thấy không khác biệt đáng kể về độ dài của khổ vải, ta có thể giản tiện bằng cách tiến hành đo 3 lần, lần 1 ở đầu cây, lần 2 lùi vào 3m, lần 3 lùi vào 5m + Kiểm tra chất lượng vải : - Lỗi do quá trình dệt : Sợi ngang không săn, không đều màu Khổ vải không đều hay bị rách Tạp chất bẩn trong sợi Thưa đường sợi dọc trên toàn bộ tấm vải 15
  16. Các mối gút chỉ, vết bẩn hay lỗ thủng Nhảy sợi, dạt sợi, chập sợi, mất sợi - Lỗi do quá trình nhuộm Lệch hoa, sai màu hay lệch màu trên toàn bộ cây vải Những đường nhuộm song song quá to Lệch trục hoa, không đồng màu hay quá nhạt - Lỗi do quá trình mang vác, vận chuyển Có lỗ thủng hay rách vải Mặt vải bị bẩn Bị rút vải Gián, chuột gậm nhấm Phân loại lỗi : + Các trường hợp được chấp nhận mà không tính thành lỗi của nguyên liệu bao gồm - Lỗi dệt gây chập sợi không quá 1 cm nhưng không lẫn sợi khác màu hay nổi cục - Các loại lỗi nguyên liệu nằm trong khu vực giới hạn 20cm chiều dài đầu cuộn + Những loại lỗi nguyên liệu được đánh giá mức độ nặng : - Lỗi sợi dệt và hoặc dơ vệ sinh công nghiệp ngang khổ, hoặc có chiều dài ( theo cuộn) từ 50 cm đến dưới ¼ chiều dài cả cuộn - Bị cắt khúc. Có lỗ rách với đường kính từ 30 cm trở lên - Mất tuyết ( hoặc lớp tráng nhựa ) của vải với đường kính từ 30 cm trở lên - Loang màu bậc thang, mất màu hay hoa văn ngang khổ hoặc có chiều dài từ từ 50 cm trở lên + Những loại lỗi nguyên liệu được đánh giá mức độ quá nặng : - Thành phần nguyên liệu không đúng theo quy định - Lỗi sợi, vệ sinh công nghiệp ( dọc theo chiều dài ) có độ dài từ ¼ chiều dài của cả cuộn trở lên - Loang màu, khác màu giữa 2 biên hoặc giữa biên với phần trong của cuộn vải - Lấm tấm sợi khác màu hoặc dơ khắp cây. c. Các phương pháp đánh dấu lỗi : Mục đích : Để kịp thời phát hiện những chi tiết cần thay thân đổi màu sau quá trình cắt. Với mỗi lọai lỗi vải sẽ có cách xử lý khác nhau. Riêng với những đọan vải có quá nhiều lỗi cần phải được cắt bỏ để không ảnh hưởng đến thời gian sản xuất sau này Phương pháp đánh dấu lỗi : - Có thể dùng phấn phản màu đánh dấu trực tiếp vào chỗ có lỗi - Dùng decal giấy phản màu dán trực tiếp vào chỗ có lỗi - Dùng kim khâu chỉ phản màu trực tiếp vào lỗi vải, cắt chừa đầu chỉ 1 – 2cm để làm dấu. Tuy nhiên, ở các lọai vải cao cấp, nếu dùng chỉ khâu trực tiếp vào lỗi vải, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt các lớp vải liên tiếp nhau. Do đó, người ta thường khâu ở ngòai mép niên ngang với vị trí có lỗi VII. CÔNG ĐỌAN CHUẨN BỊ PHỤ LIỆU : 1. Phá kiện : tương tự như đối với nguyên liệu 2. Kiểm tra khổ : Đối với các phụ liệu có khổ và chiều dài tương tự nguyên liệu ( mex, gòn, vải lót, vải lưới, vải đệm ) cách kiểm tra tương tự như nguyên liệu 16
  17. Đối với phụ liệu dạng cuộn ( thun, ruban, ren, bo thun, dây viền trang trí ) cần đo chiều rộng của từng cuộn để tiện phânlọai và sử dụng 3. Kiểm tra số lượng : Với các phụ liệu có khổ và chiều dài tương tự nguyên liệu : cách kiểm tra tương tự như nguyên liệu Với những phụ liệu có thể đo đếm dễ dàng ( dây kéo, đệm vai, bo cổ, cuộn nhãn trang trí, cuộn thun ) ta tiến hành kiểm nghiệm mẫu khỏang 20%, nếu thấy các hộp mẫu hay cuộn mẫu đủ số lượng. Sau đó, nhân tổng số hộp hay cuộn để tính được số phụ liệu nhập về Với những phụ liệu khó đếm do quá nhỏ ( nút, kim ghim, nút chặn, mắt cáo ) thường dùng phương pháp cân khỏang 200g rồi đếmlại số lượng phụ liệu trong 200g đó để tính được số lượng phụ liệu nhập về theo phương pháp tính tỉ lệ thuận 4. Kiểm tra chất lượng : a. Các loại dây kéo : - Kiểm tra màu sắc, thông số, răng của dây kéo - Dùng tay kéo đầu khóa lên xuống 10 lần, bẻ gập dây kéo làm 2 – 3 lần để kiểm tra độ bền - Nếu là dây kéo có răng bằng kim loại thì phải dùng vải màu trắng 100% cotton lau thử để kiểm tra ten màu b. Các loại nhãn : - Kiểm tra thông tin thêu, in trên nhãn - Kiểm tra thông số, hình dáng, chất lượng dệt - Kiểm tra màu sắc, vệ sinh công nghiệp c. Các loại nút thường : - Kiểm tra thông số, màu sắc - Kiểm tra quy cách lỗ nút, hình dáng xem có biến dạng hay bể, mẻ d. Các loại nút đóng 4 phần, khoen, móc : - Kiểm tra sự đồng bộ của nút, móc - Kiểm tra thông số - Kiểm tra hình dáng, màu sắc, vệ sinh công nghiệp - Nếu là khoen. móc bằng kim loại và / hoặc mạ kim loại thì phải dùng vải màu trắng 100% cotton để lau kiểm tra ten màu e. Các loại bao bì : - Kiểm tra thông số, màu sắc, hình dáng ( bao gồm cả quy cách xếp đáy của bao ) - Kiểm tra thông tin in trên bao bì - Đối với bao có dán miệng thì phải kiểm tra độ bám của keo - Đối với thùng carton thì phải kiểm tra thêm cả số lớp f. Các loại kim gút : - Cầm kim đâm lút đầu lên xuống tối thiểu 5 lần vào vải trắng và xoay kim tối thiểu 3 lần 17
  18. BÀI 2. CHUẨN BỊ THIẾT KẾ I. ĐỀ XUẤT VÀ CHỌN MẪU : - Muốn đề xuất và chọn mẫu thời trang hiện đại, ta phải có quá trình nghiên cứu khuynh hướng mẫu mốt trên toàn thế giới, khuynh hướng pha màu, can chắp nguyên liệu vào với nhau, cách sử dụng nguyên phụ liệu trên thị trường thế giới. Những khuynh hướng ấy thay đổi rất nhanh và vì thế ta phải nắm bắt kịp thời. Hàng năm các tạp chí mẫu mốt trên thế giới đều đi trước một bước để hướng dẫn thị hiếu người tiêu dùng. Vì thế các tạp chí này giúp ta rất đắc lực trong việc nắm bắt khuynh hướng mốt - Người sáng tác mẫu vẽ trên giấy phác họa về kiểu mẫu, hình dáng, cách pha màu, cách pha chắp nguyên liệu Sau đó , kiểu mẫu được đưa ra hội đồng duyệt mẫu đánh giá. Khi đánh giá mẫu, phải căn cứ vào 2 tiêu chuẩn sau : Có tính thiết kế cao, phù hợp với thời trang, phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng để tung sản phẩm ra thị trường thì sản phẩm được tiêu thụ nhanh, nhờ đó xoay vòng vốn nhanh Phải phù hợp với điều kiện sản xuất hàng may công nghiệp ( về trang thiết bị, giá thành, tay nghề công nhân, trình độ quản lý, mặt bằng sản xuất ) không đòi hỏi một công nghệ đặc biệt làm tăng giá thành của sản phẩm Hiện nay nước ta phần lớn chuyên may gia công cho nước ngoài, nên bước đề xuất và chọn mẫu hầu như không có. Thông thường khách hàng giao tất cả nguyên phụ liệu và mẫu gia công. 18
  19. Có rất ít xí nghiệp tiến hành lựa chọn và may mẫu một số mặt hàng xong đem chào hàng ở nước ngoài. II. NGHIÊN CỨU MẪU : 1. Khái niệm : - Là tìm hiểu, xem xét các điều kiện để có thể sản xuất được 1 sản phẩm may theo phương thức sản xuất của hàng may mặc công nghiệp 2. Cơ sở để nghiên cứu mẫu : a. Tìm hiểu về sản phẩm may Các vấn đề liên quan đến sản phẩm lắp ráp được dưa vào sản xuất ở xí nghiệp của mình là điều không thể bỏ qua đối với mọi doanh nghiệp may. Khi nghiên cứu mẫu cần tiến hành lần lượt theo các điểm chính như sau : - Nguyên phụ liệu - Thông số kích thước - Kết cấu sản phẩm, cách phối màu - Quy trình lắp ráp sản phẩm - Quy cách may sản phẩm - Công tác chuẩn bị về công nhân, trang thiết bị b. Tìm hiểu về đối tượng sử dụng Vấn đề này tuy không mang tính chất bắt buộc, nhưng nếu ta có những hiểu biết nhất định về đối tượng sử dụng thì hiệu quả sản xuất sẽ tăng lên rõ rệt. Đồng thời, những hiểu biết này sẽ giúp doanh nghiệp may dễ dàng làm việc, ký hợp đồng với khách và là những kiến thức rất quan trọng trong quá trình chọn mẫu, sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp mình. Việc tìm hiểu đối tượng sử dụng bao gồm : - Tuổi tác, giới tính - Nghề nghiệp - Điều kiện xã hội - Thị hiếu và phong tục tập quán - Xu hướng thời trang 3. Phân loại nghiên cứu mẫu : a. Theo thị hiếu người tiêu dùng - Nghiên cứu mẫu mốt trên toàn thế giới, tìm hiểu về cách pha màu, cách sử dụng nguyên phụ liệu theo phong tục, tập quán của từng nước, tìm hiểu về điều kiện sử dụng, điều kiện địa lý, kiểu dáng sản phẩm của từng quốc gia mà ta sắp tiến hành sản xuất chào hàng sản phẩm của mình - Nghiên cứu giá thành sản phẩm. Yếu tố này lại phụ thuộc vào các yếu tố nhỏ hơn như : nguyên phụ liệu do ta sản xuất hay phải nhập từ nước ngòai, chất lượng nguyên phụ liệu, quá trình gia công có thuận lợi hay không, có phù hợp tay nghề công nhân và trang thiết bị sản xuất hay không, có đòi hỏi một công nghệ đặc biệt nào hay không - Trước khi tiến hành thiết kế mẫu, người nghiên cứu phải tiến hành nghiên cứu mẫu trên giấy trước, sau đó tiến hành phác họa hình dáng, kích thước, cách phối màu, cách cắt nguyên phụ liệu rồi đưa ra bàn bạc trước ban giám đốc. Chỉ với những sản phẩm đã được ban giám đốc ký duyệt ta mới sản xuất thử và đem chào hàng. Nói tóm lại, mẫu nghiên cứu phải đạt 2 tiêu chuẩn lớn : + Phù hợp với kiểu dáng và các điều kiện của từng nước + Mang đầy đủ các tính chất của hàng may công nghiệp 19
  20. b. Theo đơn đặt hàng Hiện nay ngành may nước ta chủ yếu vẫn là đang gia công cho khách hàng, do đó việc nghiên cứu mẫu phải được tiến hành thật kỹ càng, tuyệt đối không được sai sót, cần so sánh đối chiếu với những điều kiện kỹ thuật, phương tiện thiết bị của xí nghiệp để lên kế họach sản xuất từ khâu nguyên phụ liệu đếnkhâu hòan tất. Có như thế, sản phẩm làm ra mới hợp quy cách, đạt yêu cầu và đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trước khách hàng Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp may, thông thường việc nghiên cứu mẫu sẽ bao gồm các bước sau : + Nghiên cứu trên mẫu chuẩn : cần chú ý đến các vấn đề sau : - Sử dụng nguyên ohụ liệu gì, tính chất cơ lý của chúng - Cần những thiết bị sản xuất gì, khả năng sản xuất của xí nghiệp, trình độ của công nhân - Kiểu dáng của sản phẩm - Nghiên cứu cách ra mẫu - Quy trình may sản phẩm, thao tác may tiên tiến - Thời gian hòan tất sản phẩm - Ngòai ra qua mẫu chuẩn ta còn hiểu thêm được về tâmlý người tiêu dùng và của người đặt hàng + Nghiên cứu trên tài liệu kỹ thuật : cần nghiên cứu những văn bản sau : - Hình vẽ và mô tả mẫu, đặc biệt các chi tiết khuất - Bảng thông số kích thươc bán thành phẩm & thành phẩm - Quy cách đo và các vị trí đo cụ thể đối với từng chi tiết sản phẩm - Cách sử dụng và định mức nguyên phụ liệu - Quy cách lắp ráp sản phẩm - Quy cách bao gói sản phẩm - Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm + Nghiên cứu trên bộ mẫu mềm của khách hàng - Trong nhiều trường hợp khách hàng đưa ta bộ mẫu mềm đã được thiết kế sẵn. Quy ộ mẫu này, ta có thể tìm hiểu thêm về cách thiết kế mẫu, kiểu sáng của sản phẩm, thông số kích thước, các ký hiệu ghi trên mẫu cùng các vị trí bấm dấu - Nếu bộ mẫu mềm chỉ có 1 size trung bình và được sắp xếp trên 1 cuộn giấy dài thì ta có thể khảo sát thêm về phương pháp giác sơ đồ cũng như định mứcvải cho phép - Nếu khách hàng đã tiến hành nhảy mẫu sẵn tòan bộ bộ mẫu, ta có thể học hỏi thêm về phương pháp nhảy mẫu của họ. Tóm lại : qua nghiên cứu mẫu, ta cần chú ý : Phải xác định được điều kiện thực tế của xí nghiệp có đáp ứng được yêu cầu sản xuất mã hàng hay không Phải phát hiện kịp thời mâu thuẫn giữa mẫu hiện vật và tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc bộ mẫu mềm để có cơ sở làm việc với khách hàng. Cụ thể là các vấn đề về kết cấu sản phẩm, số lượng chi tiết sản phẩm, quy cách lắp ráp, thông số kích thước, định mức và cách sử dụng nguyên phụ liệu Thông thường ta gặp một trong 2 trường hợp sau : - Trường hợp 1 : mâu thuẫn lớn phải chờ gặp cho được khách hàng để cùng thống nhất ý kiến, cho dù thời gian giao hàng có gấp đến đâu - Trường hợp 2 : mâu thuẫn nhỏ: nếu có thể gặp và trao đổi trựctiếp với khách hàng thì sau khi đã thống nhất ý kiến, ta phải yêu cầu khách ký tên vào những nội dung đã sửa đổi để làm cơ sở pháp lý cho quá trình sản xuất sau này 20
  21. Nếu không thể liên lạc với khách hàng để trao đổi lại, ta có thể làm theo tài liệu kỹ thuật đã có vì đây là văn bản pháp lý duy nhất để ta tuân theo. III. THIẾT KẾ MẪU : 1. Khái niệm : - Là tạo nên 1 bộ mẫu sao cho khi may xong bộ mẫu này có kiểu dáng giống mẫu chuẩn và đảm bảo thông số kích thước đúng như yêu cầu kỹ thuật 2. Nguyên tắc thiết kế : - Dựa vào tài liệu kỹ thuật là chính. - Tài liệu kỹ thuật và mẫu trực quan bổ sung cho nhau để có bộ mẫu hoàn chỉnh 3. Nghiên cứu về nguyên phụ liệu : a. Độ co giãn : - Là tỷ lệ phần trăm sự thay đổi về thông số kích thước của nguyên phụ liệu trước và sau quá trình giặt ủi R = ( [Io – I1] / Io)x100 Với R là độ co giãn (%) Io thông số kích thước ban đầu I1 thông số kích thước sau quá trình giặt ủi Thông thường, khi gia công một mã hàng, tỷ lệ co giãn đã được người ta tính tóan sẵn và báo thành con số cụ thể. Còn khi sản xuất chào hàng thì ta dựa vào tính chất nguyên liệu là chính và người sử dụng là người nước nào mà ta tính tóan trong công thức thiết kế Nếu nguyên liệu co qua quá trình ủi thì một phần s9ược xử lý trong công thức thiết kế. Đối với những chi tiết cần ép mex, ta phải tiến hành ủi khử độ co của nguyên liệu trước khi tiến hành ủi ép Đối với những chi tiết sản phẩm có đi qua các dụng cụ có nhiệt độ cao người thiết kế phải lường trướcvấn đề này để tính tóan trước trong công thức thiết kế Gặp những trường hợp nguyênliệu sau quá trình giặt ủi lại co về chiều dọc canh sợi và bai về chiều ngang canh sợi, thì khi thiết kế những chi tiết thuộc về canh ngang ta phải giảm bớt, những chi tiết thuộc về canh dọc ta phải gia thêm. b. Nghiên cứu về đối sọc, trùng sọc trên sản phẩm Thông thường trong may công nghiệp, đối với một số nguyên liệu có in hoặc dệt sọc, carô, người ta chú ý canh sọc ngang trên sản phẩm mà chưa chú ý lắp tới canh sọc dọc. Muốn canh sọc ngang trên sản phẩm, ta thường có 2 cách xử lý như sau : - Xứ lý qua quá trình giác sơ đồ : các chi tiết cần được đâu sọc phải được đặt ở một số vị trí nhất định trên tờ giấy giác sơ đồ ( nghĩa là phụ thuộc vào điểm đặt chúng trên sơ đồ ) - Xứ lý trong quá trình thiết kế : các chi tiết cần đâu sọc, trùng sọc sẽ được người thiết kế tính tóan ngay trên mẫu mềm. Sau đó khi tiến hành giác sơ đồ, người giác sơ đồ có thể đặt mẫu này bất kỳ chỗ nào ( không phụ thuộc vào điểm đặt của chúng trên sơ đồ ) miễn là đảm bảo đúng yêu cầu về hướng sợi là ta đã có những chi tiết đâu sọc, trùng sọc với nhau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sử dụng cho một số chi tiết đặc biệt mà thôi, đồng thời khi sử dụng phương pháp này, phần trăm vô ích của nguyên liệu khá cao. Tóm lại : trước khi thiết kế mẫu mỏng, ta cần phải nghiên cứu nguyên phụ liệu để có những phương án sử dụng, xử lý, gia giảm trong công thức thiết kế để đảm bảo 4. Cơ sở để thiết kế mẫu - Trình độ chuyên môn của người thiết kế - Tài liệu kỹ thuật 21
  22. - Mẫu chuẩn, bộ mẫu mỏng - Cách sử dụng và tính chất nguyên phụ liệu - Trang thiết bị và tay nghề của công nhân - Cấp chất lượng của sản phẩm - Kế hoạch sản xuất, thời gian giao hàng, năng suất 5. Các bước tiến hành thiết kế mẫu : - Kiểm tra mẫu hiện vật và tài liệu kỹ thuật - Dựng hình, thiết kế chi tiết lớn trước, nhỏ sau - Kiểm tra thông số kích thước - Xác định các dấu bấm, dấu dùi - Ghi ký hiệu - Lập bảng thống kê chi tiết - Chuyển mẫu cho bộ phận chế thử IV. CHẾ THỬ MẪU ( MAY MẪU ) : 1. Định nghĩa : - Dùng bộ mẫu mỏng đã được thiết kế các chi tiết của sản phẩm đặt lên vải giác sơ đồ, can mẫu rồi cắt các bán thành phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Sau đó tiến hành may hoàn chỉnh một sản phẩm sao cho sản phẩm khi may 2. Mục đích : - Giúp phát hiện những sai sót của mẫu đã thiết kế - Nghiên cứu quy trình may - Khảo sát định mức nguyên phụ liệu và thời gian - Xác định mối liên quan giữa các công đoạn 3. Cỡ mẫu : - Tuỳ theo chất liệu vải, màu sắc 4. Các bước tiến hành : - Kiểm tra trước bộ mẫu sẽ may mẫu - Thực hiện may mẫu - Báo cho người thiết kế mẫu nếu có điều bất hợp lý - Kiểm tra sản phẩm đã may mẫu hoàn tất - Ghi lại quy trình may và các yêu cầu kỹ thuật - Ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu đã may V. NHẢY CỠ VÓC : Hình Nhảy cỡ vóc bằng hệ thống CAD/CAM 22
  23. 1. KHÁI NIỆM - Từ cỡ vóc trung bình, tiến hành phóng to hay thu nhỏ các vóc còn lại theo đúng thông số kích thước và kiểu dáng mẫu ( nhảy cỡ vóc hay còn gọi là nhảy mẫu hoặc nhảy size ) 2. CƠ SỞ TIẾN HÀNH NHẢY MẪU - Bảng thông số kích thước của tất cả các cỡ vóc của mã hàng sẽ sản xuất - Các điểm của mẫu cần dịch chuyển - Cự ly dịch chuyển và hướng dịch chuyển ở các điểm chuẩn CỰ LY DỊCH CHUYỂN PHỤ THUỘC Sự biến thiên kích thước giữa các cỡ vóc khác nhau trong bảng thông số - Cấu trúc chia cắt của thiết kế - Di chuyển theo 2 trục chuẩn : Trục ngang –x (nhảy cỡ), trục dọc – y (nhảy vóc) - 2 trục di chuyển trùng 2 trục •chính của thiết kế - Điểm di chuyển theo hướng •dọc, ngang hoặc 2 hướng ( đường chéo hình chữ nhật ) 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NHẢY MẪU - Phân tích bảng thông số, tính độ biến thiên thông số giữa các vóc - Thiết kế bộ mẫu size trung bình và kiểm tra bộ mẫu vừa thiết kế - Tìm cự ly & hướng dịch chuyển - Nối các điểm dịch chuyển theo dáng của mẫu - Kiểm tra lại thông số kích thước - Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm bộ mẫu vừa ra 4. CÔNG THỨC CỰ LY DỊCH CHUYỂN Tuỳ thuộc vào công thức thiết kế Ví dụ : nhảy mẫu thân trước áo sơ mi nam - Vòng cổ các cỡ sơ mi hơn nhau = ∆ = 1cm - Vòng ngực các cỡ sơ mi hơn nhau = ∆ = 4cm - Vòng vai các cỡ sơ mi hơn nhau = ∆ = 1cm - Vòng mông các cỡ sơ mi hơn nhau = ∆ = 4cm 23
  24. - Dài áo các cỡ sơ mi hơn nhau = ∆ = 2cm Tìm cự ly dịch chuyển  - Vào cổ = ∆vòng cổ / 5 =  = 0.2cm, công thức thiết kế vào cổ = 1/5 vòng cổ – 0,5 - Hạ cổ = ∆vòng cổ / 5 =  = 0.2cm, công thức thiết kế hạ cổ = 1/5 vòng cổ + 1,5 - Ngang vai = ∆rộng vai / 2 =  = 0.5cm, công thức thiết kế ngang vai = 1/2 vai - Ngang ngực = ∆vòng ngực / 4 =  = 1cm, công thức thiết kế ngang ngực = 1/4 ngực + 3 - Ngang mông = ∆vòng mông / 4 =  = 1cm, công thức thiết kế ngang mông = 1/4 mông + 3 - Hạ vai = ∆rộng vai / 10 =  = 0.1cm ( hoặc cố định ), công thức thiết kế hạ vai = 1/vai VI. CẮT MẪU CỨNG : 1. Khái niệm : - Dùng bộ mẫu mỏng đã được thiết kế ( hoặc bộ mẫu mỏng của khách hàng ) sao lại trên giấy cứng, sao đó cắt đúng theo mẫu để cung cấp cho các bộ phận giác sơ đồ, phân xưởng cắt, phân xưởng may và lưu lại Phòng kỹ thuật 2. Các loại mẫu cứng : - Mẫu thành phẩm - Mẫu bán thành phẩm - Mẫu hổ trợ 3. Phương pháp cắt mẫu cứng : - Kiểm tra lại bộ mẫu mềm - Dùng bút sắc nét vẽ can lại mẫu mỏng trên giấy cứng hoặc dùng kim bấm dính mẫu mỏng vào giấy bìa cứng. Ghi đầy đủ ký hiệu vào từng mẫu ngay sau khi can xong. - Dùng kéo cắt đúng cạnh trong của đường vẽ - Kiểm tra mẫu vừa cắt xong - Dùng dấu đóng giáp lai xung quanh chu vi mẫu - Lập bảng hướng dẫn sử dụng mẫu - Đục lỗ, cột đầy đủ các chi tiết cho đồng bộ VII. GÍAC SƠ ĐỒ : Hình Giác sơ đồ bằng hệ thống CAD/CAM 24
  25. Hình Bộ phận giác sơ đồ vi tính 1. KHÁI NIỆM : - Dùng các chi tiết mẫu cứng tượng trưng cho chi tiết của sản phẩm để sắp xếp lên một tờ giấy có khổ giấy tượng trưng cho khổ vải nhằm mục đích tiết kiệm nhiều vải nhất 2. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI GSĐ - Tính chất nguyên phụ liệu - Định mức sơ đồ ban đầu - Số lượng cỡ vóc, số lượng chi tiết trên sơ đồ - Đảm bảo độ vuông góc của sơ đồ - Khổ sơ đồ phải nhỏ hơn khổ vải từ 1cm – 2cm tuỳ biên vải - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như canh sợi, hướng sợi, chiều các chi tiết đối xứng - Sơ đồ không có khoảng trống bất hợp lý 3. HIỆU SUẤT GIÁC SƠ ĐỒ - Hiệu suất giác sơ đồ ( phần trăm hữu ích ) là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích bộ mẫu với diện tích sơ đồ - Công thức Sm I x100 Ssd Sm : diện tích bộ mẫu Ssđ : Diện tích sơ đồ Phần trăm vô ích : là tỷ lệ phần trăm giữa phần vải bỏ đi với diện tích sơ đồ Ssd Sm P x100 100 I Ssd PHƯƠNG PHÁP TÍNH DIỆN TÍCH BỘ MẪU : a. Đo bằng máy đo diện tích : 25
  26. - Dùng máy rà quét trên bề mặt các chi tiết để tính diện tích của từng chi tiết rồi cộng tổng diện tích các chi tiết để có được diện tích bộ mẫu b. Tính tóan hình học : - Tính diện tích sử dụng của các chi tiết trên mặt phẳng bằng cách chia mẫu ra nhiều hình nhỏ, áp dụng các công thức tính diện tích hình học để tính. Sau đó cộng diện tích tòan bộ mẫu để có tổng diện tích sử dụng c. Cân khối lượng Cân tính khối lượng suy ra diện tích bộ mẫu : tỷ lệ khối lượng các chi tiết với khối lượng bộ mẫu cũng bằng tỷ lệ giửa diện tích các chi tiết với diện tích bộ mẫu M1 S1 S1M 2 M 2 S2 M1 M1 : khối lượng của một chi tiết nào đó M2 : khối lượng bộ mẫu S1 : diện tích chi tiết đã được đem cân S2 : diện tích bộ mẫu - Điều kiện thực hiện : khối lượng riêng của bìa cứng sai biệt không đáng kể và cân được chọn phải có độ chính xác cao 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT GIÁC SƠ ĐỒ - Kiểu dáng của sản phẩm : sản phẩm có nhiều chi tiết, kiểu dáng phức tạp thì hiệu suất giác sơ đồ giảm. Sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ thì hiệu suất giác sơ đồ tăng - Giác lồng cỡ vóc :một sơ đồ có ghép nhiều cỡ vóc thì hiệu suất giác sơ đồ tăng - Tính chất vải : vải uni, vải bông hiệu suất giác sơ đồ lớn, vải caro, sọc, nhung, vải hoa văn 1 chiều - Kinh nghiệm và trình độ của người giác sơ đồ : người giác sơ đồ phải có kinh nghiệm, có óc quan sát, phải biết phân tích tổng hợp, sẽ biết cách xếp hợp lý các chi tiết, giảm được nhiều chỗ trống bất hợp lý và tăng hiệu suất giác sơ đồ - Mặt bằng, nhà xưởng - Tâm sinh lý người giác sơ đồ 5. GHÉP TỶ LỆ CỠ VÓC a. KHÁI NIỆM : - Chọn tất cả các chi tiết từ 2 cỡ vóc trở lên giác chung vào 1 sơ đồ sao cho tiết kiệm được nhiều nguyên liệu nhất b. MỤC ĐÍCH : - Tiết kiệm nguyên phụ liệu - Tiết kiệm thời gian - Tiết kiệm số sơ đồ phải giác c. PHƯƠNG PHÁP GHÉP : Có 2 phương pháp : - Phương pháp trừ lùi - Phương pháp tính bình quân gia quyền * PHƯƠNG PHÁP TRỪ LÙI ( phương pháp tìm ước số chung nhỏ nhất ) - Từ mặt bằng giác sơ đồ thực tế, xác định số sản phẩm tối đa có thể giác 26
  27. - Trong bảng tác nghiệp của mã hàng, chọn ghép các cỡ vóc có sản lượng cao nhất (số cỡ vóc này phải nhỏ hơn hoặc bằng số sản phẩm tối đa có thể giác ) - Lấy sản lượng của cỡ vóc có sản lượng thấp nhất trong số các cỡ vóc được chọn để làm số trừ ( ước số chung nhỏ nhất ). Các sản lượng của các cỡ vóc còn lại được xem là số bị trừ. Sơ đồ thứ nhất sẽ là sơ đồ được ghép tất cả các cỡ vóc được chọn ra. - Số sản phẩm dư ra sau phép tính trừ sẽ được để lại cho các sơ đồ kế tiếp - Quy trình cứ thế tiếp tục cho đến khi ta triệt tiêu tất cả sản lượng của mã hàng - Kiểm tra lại xem tất cả số sản phẩm được ghép đã thỏa mãn với tỷ lệ cỡ vóc mà mã hàng yêu cầu hay chưa * PHƯƠNG PHÁP TÍNH BÌNH QUÂN GIA QUYỀN - Từ mặt bằng và yêu cầu thực tế để xác định số sản phẩm tối đa có thể giác - Kiểm tra xem số cỡ vóc trong bảng tỷ lệ cỡ vóc là số chẵn hay số lẻ. Nếu là số chẵn thì ta tiến hành ghép lần lượt các cỡ vóc nhỏ nhất với các cỡ vóc lớn nhất, rồi ghép các cỡ vóc trung bình lại với nhau để có những sơ đồ đầu tiên. Nếu là số lẽ thì ta cũng lần lượt ghép các cỡ vóc lớn nhất với các cỡ vóc nhỏ nhất để có các sơ đồ đầu tiên, rồi xử lý sản lượng của cỡ vóc ở giữa theo số chẵn để giải quyết hết sản lượng của cỡ vóc này - Quan sát các sản lượng dư ra từ các sơ đồ đã ghép ở trên để lựa chọn số cỡ vóc sẽ ghép cho các sơ đồ cuối sao cho số sơ đồ này là ít nhất, tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được nguyên liệu và triệt tiêu được vải đầu tấm, đầu khúc - Kiểm tra lại xem tất cả số sản phẩm được ghép đã thỏa mãn với tỷ lệ cỡ vóc mà mã hàng đã yêu cầu hay chưa d. NGUYÊN TẮC GHÉP TỶ LỆ CỠ VÓC - Ít sơ đồ nhất - Tiêu hao sơ đồ nhỏ nhất - Phải có sơ đồ đầu khúc e. VÍ DỤ : Ghép tỷ lệ cỡ vóc mã hàng áo jacket HP-94136 theo bảng tỷ lệ cỡ vóc như sau (giác tối đa 2 sản phẩm / sơ đồ ) Màu \ Size S M L XL XXL Cộng Yellow 193 289 289 146 48 965 Gray 177 265 265 134 44 885 Cộng 370 554 554 280 92 1850 * Giải cách 1 – theo phương pháp trừ lùi : Xét màu Yellow : Sơ đồ 1 M + L 578 sp 289 lớp Sơ đồ 2 S + XL 292 sp 146 lớp Sơ đồ 3 S + XXL 96 sp ( dư 1 sp size S ) 48 lớp 966 sản phẩm Xeùt maøu Gray : Sơ đồ 1 M + L 530 sp 265 lớp Sơ đồ 2 S + XL 268 sp 134 lớp 27
  28. Sơ đồ 3 S + XXL 88 sp ( dư 1 sp size S ) 44 lớp 886 sản phẩm Vậy qua 6 sơ đồ của cả 3 màu, tổng số sản phẩm đã ghép là 966 + 886 = 1852 sp Thực ra ở bài tóan này ta chỉ ghép tỷ lệ cỡ vóc 3 sơ đồ mà thôi, đó là : Sơ đồ 1 M + L 1108 sp Với 554 lớp gồm 289 (Yellow) và 265 (gray) Sơ đồ 2 S + XL 560 sp Với 280 lớp gồm 146 (Yellow) và 134 (gray) Sơ đồ 3 S + XXL 184 sp Với 92 lớp gồm 48 (Yellow) và 44(gray) * Giải cách 2 – theo phương pháp bình quân gia quyền : Đây là bảng tỷ lệ cỡ vóc của mã hàng có số cỡ vóc là số lẻ. Ta tiến hành ghép như sau : Sơ đồ 1 S + XXL Yellow 48 lớp Gray 44 lớp 92 lớp x 2 = 184 sp Sơ đồ 2 M + XL Yellow 146 lớp Gray 134 lớp 280 lớp x 2 = 560 sp Sơ đồ 3 L + L Yellow 145 lớp (dư 1sp) Gray 133 lớp (dư 1 sp) 278 lớp x 2 = 556 sp Sơ đồ 4 S + M Yellow 143 lớp Gray 131 lớp 274 lớp x 2 = 548 sp 278 lớp x 2 = 556 sp Sơ đồ 5 S Yellow 2 lớp Gray 2 lớp 4 lớp x 1 = 4 sp Vậy sau 5 sơ đồ, ta đã giác được số sản phẩm như sau : 184 + 560 + 556 + 548 + 4 = 1582 sản phẩm 6. CÁC HÌNH THỨC GIÁC SƠ ĐỒ a. Theo tỷ lệ : - Sơ đồ gốc ( tỷ lệ 1:1 ) Ưu : sơ đồ giác xong có thể sử dụng ngay, ít phát sinh sai sót do mẫu thiết kế đã được kiểm tra thông số kích thước một cách kỹ càng, đồng thời dễ dàng trong việc sang sơ đồ cho phân xưởng cắt Nhược : người giác sơ đồ khó bao quát được hết sơ đồ, không nhanh nhẹn trong việc di chuyển mẫu, chiếm nhiều diện tích làm việc, người giác sơ đồ phải đi lại nhiều, dễ gây mệt mỏi, phát sinh sai sót - Giác sơ đồ bằng mẫu thu tỷ lệ 1/2, 1/5, 1/10, 1/20 Ưu : người giác sơ đồ bao quát được sơ đồ, nhanh nhẹn trong việc di chuyển mẫu, không chiếm nhiều diện tích làm việc, ít phải đi lại, dễ giác, tiết kiệm cao, tiệnlợi trong việc lưu sơ đồ 28
  29. Nhược : mất công thiết kế mẫu thu nhỏ tỷ lệ bên cạnh việc thiết kế mẫu chuẩn, đôi khi mẫu thu nhỏ không chính xác dẫn đến nhiều phiền phức trong trải và cắt vải sau này Giác sơ đồ theo mẫu thu tỷ lệ phát sinh vấn đề làm thế nào để sang ra sơ đồ tỷ lệ 100%. Để khắc phục điều này người ta dùng 1 trong các phương pháp sau : + Nhìn theo sơ đồ thu tỷ lệ, dùng mẫu chuẩn tỷ lệ 1: 1 giác thẳng lên bàn vải. Cách này khiến cho lúc cắt chính xác vì đường cắt rõ nét nhưng tốn công và mất thời gian + Nhìn theo sơ đồ thu nhỏ, đặt mẫu chuẩn lên bàn vải và tiến hành giác sơ đồ. Dùng phấn màu bột phun lên mặt bằng đã giác. Sau đó lấy mẫu cứng ra, những phần không có mẫu cứng che đi sẽ bị bột màu phủ, nhờ vậy ta có sơ đồ. Cách này nhanh nhưng không vệ sinh và ta phải lọai bỏ lớp vải trên nếu bị bẩn vào phần mẫu vì thế không tiết kiệm Mẫu sơ đồ thu nhỏ được photocopy lại trên giấy ozalid là lọai giấy mà ánh sáng có thể đi qua được. Khi đặt sơ đồ vào dưới ống kính máy khuếch đại trên bàn vải, bật đèn sáng, trên bàn vải sẽ hiện ra hình của sơ đồ đã giác Sơ đồ thu nhỏ được máy tính khuếch đại ra tỷ lệ 1:1 rồi được in thành nhiều bản trên giấy mỏng, ghim tờ giấy này lên bàn vải rồi tiến hành cắt cùng bàn vải. Cách này tốn kém do phải chi phí cho máy tính và tốn giấy song giúp ta cắt được chính xác, quy được trách nhiệm đúng hay sai là do người giác sơ đồ hay do người cắt b. Theo tính chất vải - Vải trơn đồng màu ( uni ), hoa văn tự do - Vải hoa văn 1 chiều hay có tuyết 1 chiều - Vải hoa văn có chu kỳ c. Theo cách xếp đặt chi tiết trên sơ đồ - Sơ đồ bắt mép : là lọai sơ đồ giác trên vải uni, vải hoa văn tự do. Các thân áo trước được xếp cùng một mép vải để lấy biên vải ở phần gấp nẹp áo - Sơ đồ giác bổ ngực : là sơ đồ giác trên vải caro, vải có hoa văn một chiều, vải có chu kỳ. Hai thân trước giác liền nhau cùng nằm đúng theo chu kỳ, thẳng sọc, đúng kẻ. Khi tiến hành cắt, phải cắt thẳng ngay đường nẹp áo để có rời hai thân trước. Thông thường lọai áo này nẹp phải vắt sổ hay cặp nẹp rời - Giác tay ke đỉnh : là sơ đồ trên vải caro, vải có sọc, hai tay áo có đỉnh tay nằm trên một đường thẳng ngang canh kẻ sọc hai đầu tay bên đối nhau. Ta cũng có thể canh sọc cho hai tay bằng cách tính chu kỳ sọc như sau : đặt hai tay áo cùng chiều ( tuyệt đối không được trở đầu nhau ), thẳng hướng canh sợi dọc sao cho hai đỉnh tay nằm cách nhau đúng bằng một số nguyên lần chu kỳ carô, sọc - Giác thân bán sườn : đối với các mẫu cở lớn như 43 trở lên, nếu người giác sơ đồ thấy chỗ đặt thân sau chật, còn chỗ đặt thân trước lại rộng. Ta có thể giác thân bán sườn như sau : hai biên sườn thân trước sẽ rộng ra 0,5cm, còn hai bên sườn thân sau sẽ hẹp đi 0,5cm, nhưng đường nét phải giữ nguyên - Sơ đồ cụm : thẳng canh sợi, cùng chiều, chi tiết lắp ráp trên sản phẩm phải gần nhau - Sơ đồ 1 chiều - Sơ đồ 1 hướng d. Theo ghép tỷ lệ cỡ vóc : 7. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ GIÁC SƠ ĐỒ - Bàn giác sơ đồ : bàn phẳng, kích thước tùy theo điều kiện thực tế của xí nghiệp, thường dài 6 đến 15cm, rộng 1,2 đến 1,8m, cao 0,8 đến 0,9m - Giấy giác sơ đồ : mỏng, dai, rộng hơn khổ sơ đồ cần giác 29
  30. - Các loại thước : thước cây, thước dây, thước êke, thước rút - Các loai bút : bút bi, bút lông lớn, bút lông nhỏ - Kéo, kim ghim, vật nặng chặn sơ đồ, giấy cacbon - Máy tính, sổ tay 8. CƠ SỞ ĐỂ GIÁC SƠ ĐỒ : dựa vào - Bảng thống kê chi tiết của sản phẩm - Tác nghiệp giác sơ đồ - Mẫu rập Mẫu phiếu thống kê chi tiết Công ty may : Xí nghiệp : . BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT Khách hàng : . Mã hàng : . Stt Lọai vải Ký hiệu Tên chi tiết Số Hướng dẫn giác sơ đồ chi tiết lượng Ngày tháng năm TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN CBSX Mẫu phiếu tác nghiệp giác sơ đồ Công ty may : Xí nghiệp : . BẢNG TÁC NGHIỆP GIÁC SƠ ĐỒ Khách hàng : .Mã hàng : Sản lượng : 30
  31. Stt Tỷ lệ size / sơ đồ Khổ Số Sản Định Định Tên người vải sơ lượng / mức công mức giác đồ sơ đồ ty thực tế Ngày tháng năm TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN CBSX 9. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GSĐ BẰNG TAY a. Chuẩn bị giấy giác sơ đồ - Căn cứ vào bảng tác nghiệp giác sơ đồ để : Xác định khổ giấy theo khổ vải sao cho khổ giấy lớn hơn khổ vải Xác định lọai sơ đồ, số lượng, định mức sơ đồ để chuẩn bị giấy giác sơ đồ - Trải giấy lên bàn giác sơ đồ sao cho : Mỗi lần trải không quá 5 lơp giấy Các lớp giấy được trải chồng khít lên nhau, giữa 2 lớp giấy là giấy than ( giấy cacbon ) - Vuốt phẳng mặt giấy và dùng kẹp giấy hoặc kim bấm kẹp các lớp giấy lại với nhau b. Lấy dấu 2 đầu sơ đồ - Dùng êke kẻ vuông góc ngang qua khổ giấy ở một đầu - Dựa vào định mức của Công ty để làm dấu tạm ở đầu còn lại bằng cây thước đặt ngang khổ sơ đồ ( sau khi giác xong mới kẻ đầu bàn ) c. Lấy dấu khổ sơ đồ Lấy một bên mép giấy làm chuẩn Đặt thước đo vuông góc với mép chuẩn để lấy dấu khổ sơ đồ theo khổ vải Lấy dấu từng đoạn 80-100cm teo chiều dài Dùng thước kẻ nối thẳng các dấu đã lấy với nhau để tạo thành đường biên sơ đồ còn lại d. Kiểm tra rập Kiểm tra tên chi tiết, ký hiệu, tên mã hàng đối chiếu với phiếu thống kê chi tiết Kiểm tra số lượng chi tiết, số lượng cỡ vóc đồng thời kiểm tra đối xứng của từng cặp chi tiết đối xứng e. Giác sơ đồ Tất cả các mặt rập chi tiết có ký hiệu phải lật lên trên Sắp xếp các chi tiết rập vào trong khung sơ đồ, sao cho Lớn trước, nhỏ sau Đường canh sợi trên rập phải song song với đường biên sơ đồ 31
  32. Chiều hướng của rập phải tuân thủ theo hướng dẫn của bảng thống kê chi tiết Sơ đồ sau khi xếp xong tòan bộ các chi tiết phải kín và không được vượt quá định mức cho phép Kiểm tra lại số lượng chi tiết, các hướng và chiều canh sợi của từng chi tiết, chiều dài sơ đồ theo phiếu tác nghiệp giác sơ đồ Dùng viết vẽ sơ đồ theo hình các chi tiết rập đã đặt trên sơ đồ, sao cho Đường canh sợi của chi tiết rập phải song song với biên sơ đồ Đường vẽ phải sát mép rập Vẽ và chấm đầy đủ các dấu dùi, dấu khoan theo như rập Sau khi vẽ xong một chi tiết phải ghi ngay ký hiệu của chi tiết đó lên sơ đồ Kiểm tra lại số lượng chi tiết của từng cỡ vóc từng lọai, hướng canh sợi, các chi tiết đối xứng Đo chiều dài sơ đồ để ghi số tiêu hao vào sơ đồ Ghi rõ vào sơ đồ các ký hiệu mã hàng và số lượng sản phẩm, khổ sơ đồ, ký hiệu vải, các đặc điểm của sơ đồ, tên người giác, ngày giác Ghi rõ chiều dài sơ đồ, định mức của sản phẩm trong sơ đồ, tên người giác vào phiếu tác nghiệp giác sơ đồ f. Kiểm tra tiêu hao sơ đồ Sau khi giác đủ số sơ đồ theo phiếu tác nghiệp giác sơ đồ, cộng tất cả tiêu hao của từng sơ đồ và chia với tổng số sản phẩm lấy định mức bình quân và đối chiếu với định mức của khách hàng Nếu định mức bình quân tăng so với định mức khách hàng thì phải báo với cán bộ phụ trách để làm việc với khách hàng g. Lưu trữ sơ đồ Mỗi lọai sơ đồ phải lưu trữ lại một bản cho đến khi đơn hàng đã sản xuất xong 10. GIÁC SƠ ĐỒ VI TÍNH Giác sơ đồ vi tính bằng phần mềm chuyên dùng như phần mền giác sơ đồ của hãng Accumark, Gerber 32
  33. BÀI 3. CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ I. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT a. Định nghĩa : Là lọai văn bản hướng dẫn sản xuất với các thông tin như : hình vẽ- mô tả mẫu, bảng thông số kích thước, quy cách may, quy cách thùa khuy, gắn nhãn, ép mex . b. Mục đích : Hướng dẫn cho các bộ phận sản xuất như : may, kiểm hóa, ủi, gấp gói c. Nội dung : Phần I. Mô tả hình dáng và phương pháp đo Mô tả hình dáng : Vẽ, mô tả hình dáng của sản phẩm theo tài liệu kỹ thuật, trong trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì vẽ theo sản phẩm mẫu Phương pháp đo : Xác định phương pháp đo theo hướng dẫn của tài liệu Hoặc theo cách xác định của khách hàng ( bằng văn bản ) dựa trên sản phẩm mẫu đối Hoặc theo rập bán thành phẩm ( đã trừ đường may và độ co rút ) 33
  34. Phần II. Các đặc điểm cần lưu ý Dựa trên tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu, sơ đồ hoặc xác định cụ thể với khách hàng về quy cách canh sọc Căn cứ theo kết quả thử nghiệm ghi chú cụ thể tính chất của nguyên liệu để các đơn vị sản xuất có biện pháp phòng ngừa ( ví dụ như việc sử dụng kim ) Căn cứ theo cấu trúc của sản phẩm ta ghi chú cụ thể các đặc điểm dễ bị sai hỏng có thể xảy ra trong quá trình sản xuất để tổ sản xuất có thể tránh được những sai sót Ví dụ : Quần short nam lưng rời, đầu lưng bằng. Tâm trước cài lại bằng dây kéo, nút nhựa 4 lỗ + khuy mắt phương. 2 túi hộp ở dọc có nắp cài lại bằng nút nhựa 4 lỗ với khuy mắt phụng. Phía trên túi hộp có pass trang trí đóng mắt cáo. Thân trước có 2 túi dọc thân sau : 2 pence, 2 túi hộp có nắp, cài lại bằng nút nhựa 4 lỗ với khuy mắt phụng Wash : Enz stone 50’ + Softener + Silicone Phần III. Bảng thông số thành phẩm Điền đầy đủ các thông số trong tài liệu của khách hàng vào bảng thông số theo các cột thích hợp 34
  35. Bổ sung các thông số cần thiết dựa trên mẫu rập của khách hàng ( đã trừ đường may và độ co rút ) Điền đầy đủ thêm một bảng thông số trước khi wash ( nếu là mã hàng có wash ) Phần IV. Quy cách may, gắn nhãn, thùa khuy, đính nút và thêu in Quy cách may, gắn nhãn, thùa khuy, đính nút, thêu in, đóng móc, đính bọ, băng dính, dây luồn được mô tả cụ thể bằng hình vẽ mặt trong của từng chi tiết dụa theo tài liệu, áo mẫu, mẫu rập và các thông tin khác có liên quan tới kỹ thuật của khách hàng 35
  36. Nếu có những chi tiết phức tạp, khó hiểu ta phải vẽ tách rời ra từng chi tiết và ghi chú cụ thể. Trong trường hợp các quy cách không thể mô tả bằng hình vẽ ta phải thể hiện bằng cách ghi đầy đủ nội dung với quy cách kỹ thuật II. BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU : a. Định nghĩa : Là một văn bản kỹ thuật, trên đó có đính những mẫu vật trực quan về nguyên phụ liệu cần dùng cho cả mã hàng. b. Mục đích : Dùng để so sánh đối chiếu khi giao nhận nguyên phụ liệu ở các bộ phận, hướng dẫn cách sử dụng nguyên phụ liệu của mã hàng c. Nội dung : - Căn cứ theo tài liệu của khách hàng, tham khảo thêm sản phẩm mẫu để xác định chính xác số nguyên phụ liệu của sản phẩm. - Bảng thường được làm bằng bìa cứng khổ A4 có chia các ô nhỏ để đính các mẫu vật. Bảng có thể được trình bày theo dạng hàng ngang, mỗi hàng sẽ được đính nguyên phụ liệu của một màu sản phẩm. Bảng cũng có thể được trình bày theo dạng hàng dọc, mỗi cột sẽ được đính nguyên phụ liệu của một màu sản phẩm - Lấy đầy đủ các mẫu nguyên phụ liệu của sản phẩm ( xác định rõ mặt trái, phải của nguyên liệu ) và dán vào các ô thích hợp trên biểu mẫu ( mặt phải quay lên trên ). Ghi rõ ký hiệu của từng loại nguyên phụ liệu vào ngay dưới chỗ dán nguyên phụ liệu 36
  37. - Nguyên liệu và phụ liệu tương ứng ( màu sắc, order ) phải được dán cùng hàng ngang để tránh bị tình trạng sai lệch. Một số phụ liệu quá lớn ( chủ yếu dùng cho đóng gói ) không thể dán trên bảng thì phải ghi rõ tên, ký hiệu ( Ví dụ : thùng carton 5 lớp – 30x25x30 ) - Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu được làm thành 4 bản : 1 bản giao tổ cắt, 1 bản giao tổ may và kiểm hóa, 1 bản giao cho kho, 1 bản cho tổ hoàn thành, 1 bản lưu để làm cơ sở đối chứng khi cần thiết Lưu ý : - Bản lưu, bản dành cho tổ may có hướng dẫn sử dụng đầy đủ các nguyên phụ liệu ( riêng bản lưu phải có xác nhận của khách hàng ) - Bản dùng cho tổ cắt chỉ cần hướng dẫn sử dụng các nguyên liệu - Bản dùng cho tổ hoàn thành chỉ cần hướng dẫn sử dụng phụ liệu đóng gói - Phải làm đồng thời 5 bản hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu để tránh tình trạng sai sót, khác biệt giữa các bản trong cùng 1 mã hàng III. ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU 1. Khái niệm định mức nguyên phụ liệu : - Là số nguyên phụ liệu cần thiết để tiến hành cắt may hoàn chỉnh 1 sản phẩm vóc trung bình đại diện cho các cỡ vóc của mã hàng nhằm tiết kiệm nguyên phụ liệu 2. Các lọai định mức : - Định mức kỹ thuật : là tiêu hao nguyên phụ liệu để may 1 sản phẩm - Định mức sản xuất – định mức cấp phát : trong thực tế sản xuất, có rất nhiều trục trặc, sai sót xảy ra một cách khách quan hay chủ quan. Vì thế khi ký kết hợp đồng người ta cònphải đàm phán để có được lượng nguyên phụ liệu nhiều hơn lượng cần thiết cho 1 sản phẩm. Lượng nguyên phụ liệu này được gọi là tiêu hao cho sản xuất. Thông thường lượng nguyên phụ liệu tiêu hao cho sản xuất thường dao động từ 2 – 3%. Trước khi cấp phát nguyên phụ liệu cho các phân xưởng để tiến hành sản xuất, phòng kế họach sẽ dựa trên tiêu hao cho sản xuất mà khách hàng cung cấp và trừ bớt lại 0,5% để làm định mức cấp phát - Định mức tiêu chuẩn hóa chỉ đạo : là tiêu chuẩn của nhà nước ban hành cho việc tiêu hao vải đối với từng lọai cỡ vóc sản phẩm tương ứng của từng lọai khổ vải cụ thể. Tùy từng ngước mà có cách tính tiêu hao khác nhau : Ơû Đức : định mức tiêu hao là số m2 vải cho 1 sản phẩm 37
  38. Ơû Liên Xô và Tiệp định mức tiêu hao vải là phần trăm vô ích Ở Việt Nam chưa có định mức tiêu chuẩn hóa chỉ đạo mà mỗi xí nghiệp có định mức tiêu hao vải cho 1 sản phẩm theo kết quả của giác sơ đồ 3. Tính định mức nguyên liệu : a. Phương pháp thống kê : - Sau khi làm xong 1 mã hàng, ta lưu lại định mức giác sơ đồ của mã hàng. Dựa vào đó để xác định định mức của mã hàng có kết cấu tương đương - Kinh nghiệm cho thấy: nếu giác cùng 1 cỡ trên 2 khổ vải chênh lệch nhau 1 cm thì chiều dài của sơ đồ có khổ vải nhỏ hơn sẽ dài hơn chiều dài sơ đồ của khổ lớn hơn từ 4 đến 5 cm. Ví dụ sản phẩm size 27 được giác trên tấm vải có khổ 1,2m thấy tiêu hao 1,9m vải. Vậy size 27 được giác trên tấm vải có khổ 1,15m sẽ tiêu hao 2,1 – 2,5m vải - Nếu giác sơ đồ trên cùng 1 khổ vải mà 2 cỡ liên tiếp nhau, thì sơ đồ cỡ lớn hơn sẽ có chiều dài lớn hơn 10 đến 15cm tùy theo độ chênh lệch cỡ nhiều hay ít. Ví dụ sản phẩm size M giác trên khổ vải 1,52 thấy cần 1,6m vải. Vậy sản phẩm size L cũng giác trên khổ vải 1,52 có thể cần từ 1,7 đến 1,75m vải - Nếu áo sơ mi cỡ 39-40 là cỡ chuẩn và có hệ số là 1 thì các cỡ khác có hệ số đối với hệ số chuẩn như sau : Cỡ 35-36 Có hệ số 0.93 Cỡ 37-38 Có hệ số 0.96 Cỡ 39-40 Có hệ số 1 Cỡ 41-42 Có hệ số 1.03 Cỡ 43-44 Có hệ số 1.08 Cỡ 45-46 Có hệ số 1.12 Cỡ 47-48 Có hệ số 1.16 Cỡ 49-50 Có hệ số 1.19 - Từ hệ số này, ta tính tóan sẽ biết được mức tiêu hao nguyên liệu của từng cỡ vóc và lô hàng b. Phương pháp tính theo chiều dài bàn vải : - Sơ đồ giác đã đạt yêu cầu thì số đo chiều dài thực tế của 1 sơ đồ sẽ là mức tiêu hao nguyên liệu - Nhưng khi tính tiêu hao nguyên liệu cho trải vải phải cộng thêm tiêu hao đầu bàn khi trải vải - Như vậy tiêu hao nguyên liệu được tính như sau : Dbv = Dsd + Htv Dbv : dài bàn vải Dsd : dài sơ đồ Htv : tiêu hao khi trải vải ( thường dao động từ 0,6 đến 1% ) - Thực tế, khi tính tiêu hao nguyên liệu cho phần trải vải, người ta còn tính thêm phần tiêu hao do thay thân, đổi màu khỏang 2 đến 2,5% chiều dài của bàn vải - Đối với khách hàng thông thường khi tính định mức nguyên liệu, họ tính thêm phần trăm hao hụt là 2 - 3% Nếu mã hàng có nhiều lọai sơ đồ ( m lọai sơ đồ ) với các kiểu ghép cở vóc, chiều dài và số lượng sản phẩm khác nhau ĐMkt = m1(L1+B1) + + mn(Ln+B1)  / A1 + +An m1 : Số lớp vải ứng với sơ đồ thứ 1 L1 : Chiều dài của sơ đồ thứ nhất 38
  39. B1 : Hao phí đầu bàn mn : Số lớp vải ứng với sơ đồ thứ n Ln : Chiều dài của sơ đồ thứ n A1 - An : Số sản phẩm ứng với từng lọai sơ đồ L1+B1 : Chiều dài bàn trải cho loại sơ đồ 1 m1(L1+B1) : Tiêu hao nguyên liệu cho sơ đồ 1 A1 + +An : Số sản phẩm c. Phương pháp tính theo diện tích bộ mẫu : Bước 1 : trải từng chi tiết lên bàn phẳng, lấy thước dây đo chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật tưởng tượng ngọai tiếp chi tiết ( bao gồm cả phần vải đã gấp và phần vải phải chừa đường may ) Bước 2 : ghi lần lượt các thông tin thu nhận được vào bảng sau : BẢNG TÍNH DIỆN TÍCH BỘ MẪU Mã hàng : . STT TÊN CHI TIẾT SỐ LƯỢNG DÀI RỘNG 1 Thân cúc 1 2 Thân khuy 1 Tổng Bước 3 : tổng diện tích của tất cả các chi tiết có trong 1 sản phẩm. Chính là diện tích của bộ mẫu Bước 4 : giả sử ta đang khảo sát định mức vải trên một tấm vải có khổ vải là 1,6m và độ rộng biên vải mỗi bên là 1,5cm. Vậy lượng vải cần sử dụng cho sản phẩm này được tính như sau: - 1 mét chiều dài của tấm vải có khổ 1,6m (160cm), ta sử dụng được 15.700 cm2 - Số mét vải cần cho 1 sản phẩm là x : x = A / 15.700 Phương pháp này quy các chi tiết về hình chữ nhật và vì vậy kết quả này thường chưa phản ánh chính xác về lượng nguyên liệu cần. Để sử dụng được, cần gia giảm thêm như sau : - Cộng thêm từ 20 – 30% đối với vải có chu kỳ sọc lớn hơn 10cm và là vải 1 chiều - Cộng thêm từ 10-20% đối với vải có chu kỳ sọc lớn hơn 4cm và là vải 1 chiều - Giữ nguyên nếu chu kỳ sọc < 4cm và là vải 2 chiều - Trừ 10 – 20% nếu vải là vải trơn Kết luận : kết quả chỉ mang tính gần đúng 4. Tính định mức tiêu hao phụ liệu Các loại phụ liệu sử dụng cho sản phẩm may mặc như : nút, chỉ, dây kéo, móc, khoen, nhãn, dây viền - Muốn tính định mức các lọai phụ liệu trong 1 sản phẩm phải phụ thuộc vào kết cấu của sản phẩm có bao nhiêu loại phụ liệu và số lượng từng loại phụ liệu a. Đối với phụ liệu có đơn vị tính là chiếc, bộ, cặp ( nhãn, nút ) : - Tính định mức bằng cách đếm số lượng từng lọai phụ liệu trên sản phẩm đó b. Đối với phụ liệu có đơn vị tính là met, yard, inch , tính định mức bằng cách đo c. Đối với dây viền : Tính định mức bằng công thức : D = chiều dài đo thực tế + 5cm đầu vào + 5 cm đầu ra d. Định mức mex : 39
  40. Mex là 1 lọai phụ liệu rất quan trọng trên các sản phẩm may. Một sản phẩm có thể sử dụng nhiều lọai mex khác nhau. Vì vậy việc tính định mức mex mỗi lọai đang sử dụng trên sản phẩm là công việc hết sức cần thiết của một người cán bộ ngành may. Người ta tính định mức mex bằng các phương pháp sau : Phương pháp quy ra hình chữ nhật : Được áp dụng đối với những ch tiết có kiểu dáng đơn giản, dễ dàng đặt trong 1 hình chữ nhật. Sau đó cần tính tóan để biết được vị trí sẽ đặt chi tiết này trên canh dọc hay canh ngang của vải. Nếu chi tiết cần sử dụng canh xéo, sẽ không sử dụng phương pháp này Ví dụ : tính định mức mex cho manchette tay áo sơ mi R Mangset D mangset R mex 1 lớp mex Số mangset / khổ met = (Rộngmex – biên) / (Rộngmangset + 0,5) Số lớp mex mã hàng cần có là = (Sản lượng hàng x 2) / (Số mangset / khổ mex) Số mét mex cần cho cả mã hàng : số lớp mex x (Dài mangset + 0,5 ) Định mức mex cần cho 1 sản phẩm = số mét mex cần dùng / Sản luợng hàng Phương pháp giác sơ đồ định mức : Phương pháp này thường sử dụng cho những chi tiết có kiểu dáng phức tạp, không tiện quy về hình chữ nhật. Vì khi đó, hao phí nguyên phụ liệu tất lớn. Để áp dụng phương pháp này, người ta sản xuất rất nhiều rập của chi tiết cần sử dụng mex, rồi tiến hành giác chúng trên 1 sơ đồ có khổ sơ đồ tương tự như khổ mex, chiều dài thường từ 1 – 2 mét, gọi là sơ đồ định mức Sau khi giác kín sơ đồ thấy đã hợp lý và đúng yêu cầu kỹ thuật, người ta đếm các chi tiết đã được giác trên sơ đồ rồi sử dụng phương pháp tính tỷ lệ thuận để tính ra số mét cần sử dụng cho cả mã hàng. Lấy số mét cần sử dụng cho cả mã hàng chia cho sản lượng hàng để có định mức mex của chi tiết đó có trong 1 sản phẩm Ví dụ : 2 mét mex giác được A miếng mex X mét mex sẽ giác được n miếng mex, X = n/A Định mức mex cho 1 sản phẩm = X/n e. Tính định mức chỉ may, chỉ vắt sổ : 40
  41. e1. Phương pháp tính theo chiều dài thực tế Tính cho 1 sản phẩm : - Lấy 1 ống chỉ đã biết trước số m - May 1 sản phẩm hòan tất - Đo lại số chỉ dư để tính số m chỉ tiêu hao cho 1 sản phẩm - Lưu ý : nếu sản phẩm sử dụng bao nhiêu lọai chỉ thì mỗi lọai chỉ sẽ lấy 1 ống chỉ để may Tính cho cả đơn hàng : - May 1 sản phẩm cỡ nhỏ nhất và cỡ lớn nhất - Gọi m là số m chỉ tiêu hao chênh lệch giữa 2 cỡ liên tiếp nhau Mn : số m chỉ tiêu hao cho cỡ lớn nhất M1 : số m chỉ tiêu hao cho cỡ nhỏ nhất n : là số lượng cỡ sản xuất Ta có công thức : Mn M 1  m n 1 - Để biết số m chỉ tiêu hao cho 1 cỡ bất kỳ trong 1 mã hàng ta chỉ cần lấy số m chỉ cho cỡ nhỏ nhất cộng thêm 1 số nguyên lần m đã tính Ví dụ : mã hàng có 5 size : S, M, L, XL, XXL Giả sử size S cần m1 mét chỉ, size XXL cần mn mét chỉ, độ chênh lệch chỉ là ∆m Size M cần : m1 + ∆m = m2 ( mét ) Size L cần : m1 + 2∆m = m2 + ∆m = m3 ( mét ) Size XL cần : m1 + 3∆m = m2 + 2∆m = m3 + ∆m = m4 = mn - ∆m ( mét ) e2. Phương pháp tính theo chiều dài đường may chuẩn ( cho kết quả tương đối ) - Khảo sát trên 1 m đường may của từng lọai máy - Xem xét về độ dày nguyên liệu, mật độ mũi chỉ theo quy định - Tháo cẩn thận ra và đo lại xem hết bao nhiêu m chỉ cho mỗi lọai đường may, ghi lại số m - Chọn 1 sản phẩm size trung bình để tính định mức - Xác định và liệt kê các đường may trên sản phẩm theo từng chủng loại thiết bị - Vuốt thẳng các đường may khi đo hoặc đo cong theo đường may rồi cộng thêm 10cm cho một đường may ( 5cm đầu vào, 5cm đầu ra – nếu là máy không có chế độ cắt chỉ tự động) - Tiêu hao thực tế của đường may cố định STT TÊN ĐƯỜNG MAY SỐ LƯỢNG HỆ SỐ TIÊU HAO CỐ ĐỊNH ĐƯỜNG MAY -1 TIÊU THỰC TẾ HAO - 2 3 = 1*2 41
  42. 1 Đính nút 2lỗ K1 0.2 T1 2 Đính bọ 0.6 cm K2 0.35 T2 Đính bọ 42 mũi K3 0.4 T3 3 Đính bọ 1 cm K4 0.55 T4 4 Khuy thẳng K5 0.7 T5 5 Khuy đầu tròn K6 1.4 T6 6 Khuy mắt phụng K7 1.75 T7 Chỉ tim khuy K8 0.3 T8 7 Quấn chân nút K9 0.2 T9 Tổng tiêu hao thực tế các đường may cố định A = T1 + T2 + . - Tiêu hao thực tế các đường may chắp diễu ( thí nghiệm trên 1mét đường may) STT TÊN ĐƯỜNG MAY CHIỀU DÀI HỆ SỐ TIÊU HAO ĐƯỜNG MAY -1 TIÊU THỰC TẾ HAO - 2 3 = 1*2 1 Máy mặt bằng 1kim L1 3.3 – 3.5 LT1 2 Máy mặt bằng 2 kim L2 6.6 - 7 LT2 3 Máy vắt sổ 3 chỉ L3 17 - 18 LT3 4 Máy vắt sổ 4 chỉ L4 19 - 20 LT4 5 Máy vắt sổ 5 chỉ L5 20 - 22 LT5 6 Máy xích móc 1 kim L6 7 - 8 LT6 7 Máy xích móc 2 kim L7 14 - 16 LT7 8 Máy kansai L8 12 - 13 LT8 9 Máy zigzac L9 5 - 6 LT9 10 Máy vắt lai L10 10 - 11 LT10 11 Đính nút 2 hoặc 4 lỗ L11 0.2 LT11 12 Đính bọ 0.6cm L12 0.35 LT12 13 Đính bọ 1cm L13 0.55 LT13 14 Thùa khuy thẳng L14 0.9 LT14 15 Thùa khuy đầu tròn L15 0.5 LT15 đuôi rối 16 Thùa khuy mắt phượng L16 2.8 LT16 Tổng tiêu hao thực tế các đường may chắp diễu B = LT1 + LT2 + . TỔNG TIÊU HAO THỰC TẾ CỦA TẤT CẢ CÁC LOẠI ĐƯỜNG MAY / 1 SẢN PHẨM : C = A + B - Caên cöù toång saûn löôïng maõ haøng ñeå taïm tính toång soá chæ tieâu hao cuûa maõ haøng ñoù, töø ñoù bieát ñöôïc tyû leä hao huït cho pheùp STT TỔNG SỐ CHỈ TIÊU HAO CHO 1 MÃ HÀNG TỶ LỆ HAO HỤT (tạm tính ) (E% ) 1 Döôùi 15 000 m 50% 42
  43. 2 15 001 m – 45 000 m 40% 3 45 001 m – 150 000 m 30% 4 150 001 m – 450 000 m 10% 5 450 001 m – 750 000 m 5% 6 Treân 750 000 m 3% ĐỊNH MỨC CHỈ CHO 1 SẢN PHẨM D = C *( 100% + E %) ( Lưu ý : Có nhiều cách tính định mức chỉ tuỳ thuộc từng Công ty, tuỳ thuộc vào độ dày mỏng của nguyên liệu nữa. Trên đây là một cách tính định mức chỉ trích từ hệ thống quản lý chất lượng công ty may Việt Tiến để sinh viên tham khảo ) IV. CÂN ĐỐI NGUYÊN PHỤ LIỆU - Là văn bản do phòng kỹ thuật hoặc kế họach sọan thảo nhằm dùng để so sánh đối chiếu giữa lượng nguyên phụ liệu cần dùng và lượng nguyên phụ liệu hiện có trong kho tại thời điểm lập bảng. - Bảng cần được lập riêng cho từng mã hàng và gửi cho các bộ phận có liên quan ( kho nguyên phụ liệu, phòng kế họach, phân xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng hòan tất )để cùng theo dõi quá trình sản xuất - Trong bảng cân đối nguyên phụ liệu cần sắp xếp tên nguyên phụ liệu theo quy ước chung và số lượng điền vào bảng ở đây phải là số sản phẩm mà khách hàng đặt hàng chứ không phải là sản lượng có được sau thao tác ghép cỡ vóc của doanh nghiệp. - Việc thực hiện cân đối nguyên phụ liệu phải căn cứ trên : Số lượng nguyên phụ liệu thực tế nhập về Tổng số lượng sản phẩm của mã hàng Định mức nguyên phụ liệu - Mẫu cân đối nguyên phụ liệu : CÔNG TY MAY XÍ NGHIỆP BẢNG CÂN ĐỐI NHU CẦU NGUYÊN PHỤ LIỆU MãÕ hàng : .Số lượng : . Khách hàng : Hợp đồng : . Stt Tên vật tư ĐVT Số lượng nhận Định Sản Tổng Cân đối List Thực mức lượng tiêu Thừa Thiếu tế hao 43
  44. Ngày .tháng . năm GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP NGƯỜI LẬP V. TIÊU CHUẨN GIÁC SƠ ĐỒ - Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn người giác sơ đồ sao cho giác sơ đồ đúng cỡ vóc, đúng mã hàng, đủ chi tiết sản phẩm trên những nguyên liệu khác nhau của mã hàng nhằm đạt các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu về hoa văn và đối kẻ - Trong bảng hướng dẫn phải có đầy đủ các thông tin sau : tính chất nguyên phụ liệu ( khổ, rộng biên, chu kỳ sọc ngang, chu kỳ sọc dọc, có biên hay không biên ), phương pháp trải vải sẽ dùng, giác sơ đồ trênh mặt phải hay mặt trái, cách xếp đặt các chi tiết trên sơ đồ và yêu cầu kỹ thuật chung khi giác. - Người xây dựng tiêu chuẩn phải ký tên chịu trách nhiệm, sau khi phòng kỹ thuật ký duyệt, tiêu chuẩn sẽ trở thành tiêu chuẩn pháp lý VI. QUY TRÌNH CHO PHÂN XƯỞNG CẮT - Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn thực hiện các bước công việc trong phân xưởng cắt - Trải vải : Hướng dẫn xem vải được trải theo phương pháp nào, hao phí đầu bàn được quy định là bao nhiêu, những quy định về kỹ thuật của trải vải, số lớp vải được phép trải - Cắt nguyên liệu : loại thiết bị cần cho quá trình cắt, quy định kiểu cắt ứng với từng chi tiết - Eùp dán : nhiệt độ ủi, thông số kỹ thuật về ép dán - Đánh số : phương pháp đánh số, vị trí, mặt để đánh số, số chi tiết cần đánh số - Phương pháp bóc tập, phối kiện VII. BẢNG QUY CÁCH MAY SẢN PHẨM - Là văn bản kỹ thuật trong đó có các quy định về cách thức lắp ráp hòan chỉnh 1 sản phẩm. Chúng bao gồm : các dạng đường may và độ rộng các đường may, mật độ mũi chỉ, màu sắc, chi số chỉ, cách gắn nhãn và vị trí của chúng, kích thước khuy nút và vị trí của chúng, vị trí túi và các yêu cầu của túi. Bảng này dùng để hướng dẫn công nhân thực hiện thao tác may hòan chỉnh sản phẩm sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng. - Ví dụ : BẢNG QUY CÁCH MAY SẢN PHẨM mã hàng sơ mi bé trai Tên bộ phận chi tiết Quy cách lắp ráp Nắp túi May lộn theo rập mẫu, diễu 2 đường song song cách đều 5mm Gắn nắp túi vào thân trước, cách mép nẹp 5.5cm Túi áo Miệng túi bẻ mép, may một đường cách mép 0.6cm Túi may đắp, diễu 2 đường song song cách nhau 0.5cm VIII. QUY TRÌNH MAY 1. Khái niệm : - Quy trình may sản phẩm của một mã hàng là bảng liệt kê các bước công việc cần thiết theo một thứ tự nhằm may hoàn chỉnh sản phẩm theo một diễn tiến hợp lý nhất cùng với các yếu tố sau : Tên của bước công việc và thời gian định mức để thực hiện bước công việc này Dùng thiết bị gì để thực hiện công đoạn này : máy 1 kim, máy vắt sổ hoặc làm bằng tay Bậc thợ sẽ đảm nhận các bứơc công việc 44
  45. Ngoài ra, tuỳ theo đơn vị khác nhau mà có thêm một số yếu tố khác như : mức lương, hình vẽ cách lắp ráp và ký hiệu đường may, nối . 2. Tầm quan trọng của quy trình may : - Cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập quy trình công nghệ may, phân công lao động, thiết kế chuyền may. - Giúp chuyền trưởng chủ động trong khi điều hành công việc trong chuyền 3. Những yêu cầu đối với người lập bảng quy trình may - Trong phân xưởng, trách nhiệm lập quy trình may thường được giao cho Nhân Viên Chuẩn Bị Sản Xuất. Người thực hiện phải : - Biết phân tích sản phẩm – cụ thể là phân tích xem sản phẩm được hoàn tất theo thứ tự hoặc các bước công việc như thế nào. - Biết rõ trình độ tay nghề công nhân để bố trí các công đoạn cho bậc thợ hợp lý - Nắm được thời gian hoàn thành một bước công việc ( Tđm ) để biết được thời gian hoàn thành sản phẩm - Biết được tình trạng máy móc thiết bị để bố trí trên cơ sở khai thác hiệu quả tất cả máy móc thiết bị sẵn có 4. Nội dung của bảng quy trình may : - Một bảng quy trình may cần có tối thiểu các nội dung sau : Số thứ tự - Tên bước công việc - Bậc thợ - Thời gian - Thiết bị Stt Tên bước công việc Bậc thợ Thời gian Thiết bị (1) (2) (3) (5) - VÍ DỤ BẢNG QUY TRÌNH MAY ÁO SƠ MI Stt Tên bước công việc Bậc thợ Thời gian - s Thiết bị 1 Ủi mồi bản + chân cổ keo mềm 3 36 Bàn ủi 2 Ép bản + chân cổ 3 10 Máy ép 3 Bóc chân cổ 3 16 Tay 4 May xung quanh lá hai + vẽ cổ để 4 51 MB may 5 Xén chung quanh lá hai + xén chân 3 14 Máy xén Stt Tên bước công việc Bậc thợ Thời gian - s Thiết bị 6 Bấm cạnh cổ 2 6 Kéo 7 Bấm đầu nhọn cổ 2 6 Kéo 8 2 16 Máy lộn cổ Lộn đầu cổ ép nhiệt 9 Ủi cổ để diễu 3 5 Bàn ủi 10 Diễu cổ 4 33 MB 11 Xén chân bản cổ 3 4 Máy xén 45
  46. 12 Lược chân lá hai 3 10 MB 13 May cặp lá ba 4 40 MB 14 Chần giữa cổ 4 18 MB 15 Xén lót chân cổ để tra 3 8 Máy xén 16 Lấy dấu để tra cổ 3 5 Phấn 17 Cuốn nẹp nút một đường 3 30 Máy MB +cử 18 Cuốn may nẹp khuy leve 4 48 Máy MB +cử 19 Gọt sữa thân 2 40 Kéo 20 Thùa khuy nẹp - 6 3 30 Máy thùa 21 Đính nút nẹp - 8 3 36 Máy đính 22 Kiểm vai con + cắt chỉ 2 25 Tay 23 Cuốn lai tay 3 42 MB +cử 24 Ủi duỗi lai tay 3 8 Bàn ủi 25 Xén tay gọt sườn 2 19 Kéo 26 May xung quanh nhãn đô 3 36 MB 27 May lộn đô 5 43 MB 28 Ủi đô 3 12 Bàn ủi 29 Cắt chỉ tổng hợp tay ngắn 2 90 Kéo 30 Thùa khuy chân cổ sau - 1 3 8 Máy thùa 31 Đính nút chân cổ - 1 3 7 Máy đính 32 May lộn vai con 3 48 MB 33 Diễu vai con 3 24 MB 34 VS tay vào thân 4 48 VS5C 35 VS sườn tay ngắn 3 46 VS5C 36 Tra cổ 4 57 MB 37 Mí cổ quay đầu + cắt + gắn nhãn 4 91 MB 38 Chần cửa tay vê râu 3 26 MB 39 Gọt + may xẻ tà 4 108 MB Stt Tên bước công việc Bậc thợ Thời gian - s Thiết bị 40 Ủi cổ để cặp lá ba 3 5 Bàn ủi 41 Ủi chân cổ để bọc 3 10 Bàn ủi 42 Gọt lộn lá ba 2 10 Kéo 43 Ủi cổ hoàn chỉnh 3 10 Bàn ủi 44 Cắt lược nhãn sườn + ghi số 3 11 Kéo 45 Gọt chân lá hai 2 4 Kéo 46 Diễu đô 3 24 MB 47 Diễu nách 0,5 cm 4 55 MB 48 Ủi duỗi vòng nách 3 17 Bàn ủi 49 Ủi duỗi nẹp nút + khuy 3 12 Bàn ủi 50 Lộn keo lá hai 2 2 Tay 51 Lộn keo chân cổ 2 55 Tay 52 Diễu đường xẻ tà 2 bên 3 20 MB 46
  47. 53 3 20 MB Chần râu vê sườn 54 Đính bọ sườn 3 14 Máy đính 55 Vẽ thân 2 12 Phấn 56 Bổ ngực canh sọc 2 23 Kéo phấn 57 Gọt vai con 2 14 Kéo 58 Gọt đô 2 10 Kéo 59 Gọt nẹp khuy để may 2 8 Kéo 60 Gọt nẹp nút để may 2 8 Kéo 1526 TỔNG CỘNG - VÍ DỤ BẢNG QUY TRÌNH MAY QUẦN TÂY STT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC BẬC THỢ TG (s) THIẾT BỊ 1 Vắt sổ thân trước 3 26 Vắt sổ 3C 3 May ly thân trước 2 62 MB1K 4 May đáp túi trước 2 54 MB1K 5 Uûi đáp túi trước 3 8 Bàn ủi 6 May miếng cầu túi 2 20 MB1K 7 May lộn đáy lót túi trước 2 38 MB1K 8 Diễu đáy lót túi trước 3 40 MB1K 9 Mí 1 cạnh lót túi trước 3 34 MB1K 10 Uûi lót túi trước 3 35 Bàn ủi 11 May túi xéo hoàn chỉnh 3 124 MB1K 12 Lược cầu túi vào thân 2 28 MB1K STT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC BẬC THỢ TG (s) THIẾT BỊ 13 Vắt sổ thân sau 3 26 Vắt sổ 3C 14 May ly sau 2 62 MB1K 15 Mổ túi máy tự động 4 55 Máy mổ túi 16 Uûi miệng túi mổ 3 36 Bàn ủi 17 May lộn 2 bên lót túi sau 3 58 MB1K 18 Diễu xung quanh lót túi sau 3 56 MB1K 19 Chần lưỡi gà 4 64 MB1K 20 Vắt sổ baget 3 8 Vắt sổ 3C 21 Cuốn viền baget 4 11 MB1K+cữ 22 May lược dây kéo vào baget 4 41 MB1K 23 Uûi duỗi dây kéo 3 5 Bàn ủi 24 May lộn lót baget 3 21 MB1K 25 Mí baget bên phải 4 22 MB1K 26 Mí mép lót baget 4 30 MB1K 27 Cuốn dây passant + cắt 3 12 MB1K+cữ 28 Lược nhãn size vào nhãn chính 2 20 MB1K 29 Mí 4 cạnh nhãn đã lược vào lưng 3 47 MB1K 30 Gắn nhãn Made in Vn vào sườn 2 7 MB1K 47
  48. 31 May 1 đầu dây passant vào lưng 3 36 MB1K 32 Chần đầu dây passant còn lại vào lưng 3 48 MB1K 33 Uûi gập lưng hoàn chỉnh 3 36 Bàn ủi 34 Vắt sổ sườn túi xéo 3 70 Vắt sổ 3C 35 Diễu sườn 2 kim 4 88 MB2K 36 Tra baget vào thân 4 53 MB1K 37 Vẽ lưng 2 53 MB1K 38 Tra lưng hoàn chỉnh 4 135 MB1K 39 May 2 đầu lưng 4 43 MB1K 40 Gọt + lộn 2 đầu lưng 2 16 Tay+kéo 41 Diễu baget + khóa đáy trước 4 60 MB1K 42 May đáy sau 3 67 MB1K 43 Uûi rẽ đáy 3 20 Bàn ủi 44 Mí xung quanh lưng hoàn chỉnh 4 215 MB1K 45 Uûi gập lai 3 40 Bàn ủi 46 May lai hoàn chỉnh 3 140 MB1K 47 Chần passant hoàn chỉnh 3 48 MB1K 48 Đóng bọ 3 65 Máy đóng bọ 49 Thùa khuy 4 48 Máy thùa 50 Chấm dấu nút 2 15 Tay Stt Tên bước công việc Bậc thợ Thời gian - s Thiết bị 51 Đóng nút 4 50 Máy đính 52 Quấn chân nút 3 24 Tay 53 Cắt chỉ tổng hợp 3 262 Tay+kéo 54 Đóng bọ chân khuy 4 21 Máy đóng bọ - VÍ DỤ BẢNG QUY TRÌNH MAY QUẦN JEAN STT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC BẬC THỢ TG (s) THIẾT BỊ 1 Cuốn miệng túi đồng hồ 4 7 2K móc xích 2 May túi đồng hồ vào thân trước phải 3 11 2K thắt nút 3 Vắt sổ đáp túi 3 8 VS3C 4 May đáp túi vào lót túi lớn 3 26 1K thắt nút 5 May đáy lót túi lớn và lót túi nhỏ 3 18 VS5C 6 May miệng túi ( lót túi nhỏ và ttrước ) 4 16 1K thắt nút 7 May diễu miệng túi 4 20 2K thắt nút 8 May chận 2 đầu của miệng túi 3 35 1K thắt nút 9 Vắt sổ baget phải 3 7 VS3C 10 Vắt sổ baget trái 3 5 VS3C 11 May dây kéo vào baget trái 3 9 1K thắt nút 12 May baget trái vào thân trước 3 19 1K thắt nút 13 May diễu baget trái 4 10 2K thắt nút 14 May diễu baget phải + dây kéo +TT 4 8 2K thắt nút 15 May đường đáy thân trước 4 27 2K thắt nút 16 Đính bọ baget trái 3 15 Máy đính bọ 48
  49. 17 May decoup vào thân sau 4 14 2K móc xích 18 Cuốn miệng túi sau 3 14 2K móc xích 19 May diễu túi sau 4 35 1K thắt nút 20 Gấp và là túi sau 3 40 Bàn ủi 21 May túi sau vào thân sau 4 68 1K thắt nút 22 Đính bọ miệng túi sau 3 30 Máy đính bọ 23 May đường đáy thân sau 4 12 2K móc xích 24 May đường sườn trong 3 37 VS5C 25 May đường sườn ngòai 4 38 2K móc xích 26 May lưng vào thân quần 3 26 M may lưng 27 Cắt đầu lưng 3 12 28 May đầu lưng 3 37 1K thắt nút 29 May passant quần 3 5 Máy may pas 30 May passant quần vào lưng 4 70 Máy đính bọ 31 Gắn nhãn giá 3 14 1K thắt nút STT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC BẬC THỢ TG (s) THIẾT BỊ 32 May lai quần 4 39 Máy 1K 33 Thùa khuy đầu tròn 4 16 Máy thùa 34 Dập nút vào lưng 3 17 Máy dập nút 35 Dập đinh ri vê vào túi trước 3 31 Máy dập 5. Phương pháp đo thời gian làm việc a. Mục đích : - Để xác định chính xác thời gian chế tạo từng bước công việc ( công đoạn) cho quy trình may, làm căn cứ để thiết kế chuyền may, phân công lao động và tính lương công nhân - Xác định thời gian hoàn thành 1 sản phẩm - Để hiểu được công suất của một nhà máy và vạch ra các kế hoạch nhằm đạt được một sản lượng theo mục tiêu thích hợp, phạm vi phân công lao động cần thiết và sản xuất tối ưu - Để khảo sát trình độ kỹ xảo công nhân - Xác định số thời gian sử dụng trong mỗi thành phần công việc để hỗ trợ cho việc cải tiến và tiêu chuẩn hóa - Để dùng làm thước đo đánh giá các hoạt động - Để vạch ra kế hoạch và ước tính khi thay đổi 1 sản phẩm - Để có tiêu chuẩn đánh giá khi nhận các đơn đặt hàng, sử dụng việc nghiên cứu thời gian làm cơ sở cho việc ước tính chi phí và kiểm tra - Để dùng làm cơ sở xác định chi phí của đơn vị sản phẩm và tiền lương b. Dụng cụ để đo thời gian : - Thời gian được đo bằng các phương pháp khác nhau và bằng nhiều công cụ khác nhau. Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng đồng hồ bấm giờ - Đồng hi62 thể thao : chia mặt đồng hồ ra 100 phần và dùng đơn vị tính là 1% / phút - Đồng hồ chuyên dụng : đo thời gian làm việc với đơn vị là TMU ( time measurement unit ) 1 TMU = 0,00001 giờ ( đơn vị đo thời gian ) = 0,0006 phút 49
  50. = 0,036 giây 1 giây = 27,8 TMU 1 min = 1.667 TMU 1 h = 100.000TMU Phương pháp sử dụng đồng hồ chuyên dùng được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, Nhật, BaLan, Thái Lan, Hồng Kông và đem lại hiệu suất lớn, người ta sử dụng TMU trong phương pháp tính tóan thời gian MTU c. Các loại thời gian : - Thời gian trực tiếp sản xuất ( Tm) : là thời gian mà công nhân sử dụng máy móc để thực hiện các bước công việc trong quá trình hoàn tất sản phẩm. Ví dụ thời gian vận hành máy - Thời gian phụ cho sản xuất ( Ta ) ( thời gian phục vụ sản xuất ) : là thời gian mà người công nhân sử dụng các công cụ đơn giản, thô sơ bằng tay để thực hiện các bước công việc. Ví dụ : cắt, gọt, đóng dấu, ủi các chi tiết, lộn cổ do công nhân làm và có liên quan trực tiếp đến sản xuất Hai loại thời gian trên gọi là thời gian cần có hay thời gian hữu ích - Thời gian phụ ngoài sản xuất ( Tp ) ( thời gian không cần có hay thời gian vô ích ) là khoảng thời gian hao phí . Ví dụ như có sự cố cúp điện, hư máy, ốm đau bất thường, vệ sinh cá nhân, giải lao d. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc : - Chất lượng nguyên liệu : màu sắc, hoa văn - Cấp chất lượng của sản phẩm - Độ phức tạp của các chi tiết sản phẩm - Điều kiện trang thiết bị, nhà xưởng - Tâm sinh lý của người công nhân trong quá trình làm việc - Cách bố trí, điều hành, tổ chức sản xuất trong xí nghiệp - Tay nghề của công nhân trong chuyền e. Các phương pháp đo thời gian làm việc : Có nhiều phương pháp đo thời gian như : - Sử dụng bảng tiêu chuẩn hóa thời gian - Sử dụng bảng tập hợp thời gian - Tính theo công thức - Sử dụng đồng hồ bấm giờ e1. Phương pháp 1 : sử dụng bảng tiêu chuẩn hóa thời gian - Ở các nước tiên tiến, thời gian làm việc đã được tiêu chuẩn hóa. Mỗi bước công việc được chia nhỏ thành nhiều thao tác. Thời gian của mỗi thao tác được đo trong những điều kiện làm việc chuẩn do các công nhân làm việc với tốc độ trung bình. Thời gian của bước công việc bằng tổng thời gian của các thao tác để hoàn chỉnh công việc đó - Thời gian làm việc của mỗi thao tác sẽ được thống kê lại thành một bảng thời gian. Mỗi thời gian tương ứng với thao tác khác nhau của công nhân đều được tiêu chuẩn hóa. Các bảng này mang tính chất quốc gia e2. Phương pháp 2 : sử dụng bảng tập hợp thời gian 50
  51. - Đó là sự tập hợp các thời gian chế tạo ra từng công đoạn của mã hàng đã sản xuất, những thao tác này thường ghi điều kiện thiết bị và thời gian tiêu hao trong sản xuất. Người ta thường gọi là bảng quy trình chuẩn. Hiện nay có rất ít Công ty may có bảng quy trình chuẩn này, nếu có thì chủ yếu tập trung ở các Công ty lớn và đã qua thời gian dài sản xuất. Điển hình như Công ty May Việt Tiến có quy trình chuẩn cho tất cả các chủng loại sản phẩm. - Trích quy trình chuẩn sơ mi của Công ty may Việt Tiến : Stt Bước công việc Bậc thợ Thời gian 1 3 25 May nẹp khuy nút 1 kim 2 May nẹp khuy nút 2 kim 3 30 3 May nẹp khuy leuve hoàn chỉnh 2 mép 3 42 4 May kê nẹp khuy rời hoàn chỉnh 2 mép 3 78 5 May cặp nẹp khuy rời hoàn chỉnh 2 mép 3 84 6 May nẹp khuy leuve hoàn chỉnh 2 mép cự ly 1,5 3 38 đến 3 ly 7 May kê nẹp khuy rời hoàn chỉnh 2 mép cự ly 1,5 3 72 đến 3 ly 8 May cặp nẹp khuy rời hoàn chỉnh 2 mép cự ly 1,5 3 78 đến 3 ly 9 May nẹp khuy ẩn 1 đường 3 36 10 May nẹp khuy bằng máy móc xích 3 46 11 Vắt sổ nẹp khuy hoặc nẹp nút 3 chỉ 1 thân 3 12 12 Vắt sổ nẹp ve 1 thân 3 15 13 May lộn nẹp khuy hoặc nút 3 18 14 May lộn nẹp khuy + nút rời 3 33 15 May cặp nẹp khuy rời 3 57 16 May lộn nẹp ve khuy ( nút ) + gắn dây khuy 3 96 17 Lược dây khuy + cắt dây 1 chiếc 3 7 18 May lộn dây khuy 3 5 19 Gọt + lộn dây khuy 1 chiếc 2 5 - Để tìm thời gian cho các công đoạn khi vào mã hàng mới, ta tìm những công đoạn tương tự trong quy trình chuẩn để nghiên cứu rồi cộng thêm thời gian cho những công đoạn mới ( nếu công đoạn may khó hơn) hoặc trừ bớt ( nếu công đoạn may đơn giản ). Từ đó ta sẽ tính được tổng thời gian của mã hàng mới e3. Phương pháp 3 : tính theo công thức T Tp H xKz Tdm H : năng suất định mức ( sản phẩm / ngày ) ( bcv / ngày ) T : thời gian làm việc trong ngày ( s ) 51
  52. Tp : thời gian phụ ngoài sản xuất ( s ) Tđm : thời gian định mức cho một sản phẩm hay một bước công việc ( s ) ( Là lượng thời gian được quy định để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay một bước công việc ) Kz : hệ số sử dụng / ngày, thường dao động từ 0,6 đến 0,9 Tđm = Tm + Ta Tm : thời gian chính sử dụng máy ( s ) Ta : thời gian phụ cho sản xuất làm bằng tay ( s ) Theo kinh nghiệm Ta = 3 đến 5 Tm lr60 Tm nk l : độ dài đường may ( cm ) r : mật độ mũi chỉ ( mũi / cm ) n : vận tốc máy ( vòng / phút ) k : hệ số sử dụng máy, thường từ 0,3 đến 0,6 e4. Phương pháp 4 : sử dụng đồng hồ bấm giờ Các yêu cầu đối với người bấm giờ : - Phải có phương pháp làm việc khoa học, tính kiên nhẫn - Phải biết những công việc mà mình sắp bấm giờ sẽ được thực hiện theo trình tự như thế nào thì việc bấm giờ mới chính xác và hiệu quả - Phải nhanh nhẹn, có phản ứng nhạy bén đối với những sự việc xảy ra trong quá trình bấm giờ - Phải có óc quan sát, phân tích, tổng hợp tốt để loại bỏ những thời gian ngoài sản xuất trong quá trình bấm giờ - Tạo được mối thiện cảm đối với công nhân thì việc bấm giờ mới đạt hiệu quả cao Phương pháp bấm giờ cho đạt hiệu quả : - Chuẩn bị dụng cụ : đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đeo tay, một bản vẽ ghi sẵn và có mô tả những phần cần ghi chú, giấy bút, máy tính - Trước khi bấm giờ phải quan sát vị trí làm việc để tìm hiểu cách làm việc của công nhân và tìm hiểu điều kiện thiết bị của xí nghiệp - Chuẩn bị sẵn một tờ giấy chia nhỏ bước công việc ra thành các thao tác - Đo nhiều lần ( ít nhất 10 lần ), sau đó lấy trị số trung bình - Đo cả lúc công nhân tháo dây cột bó sản phẩm ra - Phải phân biệt các thời gian ngoài sản xuất, phụ sản xuất để loại bỏ thời gian ngoài sản xuất trong kết quả - Phải tính riêng thời gian mang hàng đến và đi - Tính riêng sự cố bất thường như cúp điện, hư máy - Phải bấm giờ trong tư thế để dễ quan sát Có 2 cách sử dụng đồng hồ bấm giờ như sau : 52
  53. + Quan sát thời gian liên tục : Hãy tiếp tục quan sátmà không bấm đồng hồ ngừng chạy và khi kết thúc từng thành phần nguyên công thì đọc nhanh và ghi giá trị đồng hồ vào bảng ghi đạ chuẩn bị sẵn. Sau khi hòan thành tòan bộ nguyên công, lấy thời gian kết thúc từng thành phần nguyên công trừ cho thời gian ghi lúc đầu, sẽ có được tiêu hao trong thời gian cho từng yếu tố thành phần của nguyên công. Cách này phù hợp với các thành phần nguyên công với thời gian quá ngắn. + Quan sát thời gian riêng lẻ : Để đo thời gian của từng thành phần nguyên công. Để đồng hồ về “0” khi bắt đầu và ấn núm đồng hồ khi thành phần nguyên công kết thúc. Tranh thủ dọc lại và cài đặt đồng hồ về lại số “0” để đo thời gian cần dùng cho phần nguyên công thứ hai. Tiếp tục động tác này cho từng thành phần nguyên công cho đến khi kết thúc xong nguyên công Với phương ph1p này, không cần làm tính trừ nhưng cần bấm núm đồng hồ nhiều lần, do đó dễ làm tăng sai số của đồng hồ. Vì vậy phương pháp quan sát thời gian liên tục không thích hợp để đo thành phần nguyên công có thời gian quá ngắn Quy trình thực hiện : - Giải thích cho công nhân biết rõ mục đích của việc nghiên cứu thời gian - Xác định công việc ( công đoạn có liên quan ) - Xác định công nhân có liên quan với hệ thống lao động có phân công xác định người chịu trách nhiệm cho từng công đọan. - Chuẩn bị một bìa cứng có kẹp giấy và viết chì để ghi kết quả - Người bấm giờ đứng chéo sau người công nhân để nhìn được hai tay của người công nhân theo một đường thẳng ngắn nhất. Nên ghi lại điều kiện làm việc của công nhân trên mẫu giấy in sẵn bên cạnh các giá trị thời gian. Vì điều kiện làm việc cũng giúp ta tìm được các điểm cần cải tiến - Xác định các điểm mốc để bắt đầu và kết thúc một công đoạn Trong hệ thống làm việc được phân chia một động tác được lập đi lập lại trong một thời gian được gọi là 1 chu kỳ. Một chu kỳ gồm các động tác sau : + Động tác nhấc vật lên + Động tác may – là động tác chính + Động tác đặt xuống Máy may bắt đầu chạy May Máy may ngừng chạy Nhấc lên Chỗ đặt - Ngay trước khi người công nhân bắt đầu động tác nhấc bán thành phẩm lên hãy bắt đầu bấm giờ và khi công nhân may xong đặt bán thành phẩm xuống thì bấm đồng hồ ngưng và lại thời gian vào mẫu giấy. Bắt đầu may sp tiếp theo - Nếu công nhân có động tác nào bất thường thì thời gian sẽ không được tính vào thời gian thực hiện và thường người ta không sử dụng kết quả khi có hoạt động bất thường. - Công việc có thể tạm chia thành 3 lọai động tác : Đối với công đọan phức tạp thì người công nhân chịu trách nhiệm đồng thời một số công đọan hoặc chịu trách nhiệm đính nhiều lọai vật phụ vào quần áo thì có thể có 3 lọai động tác kết hợp 53