Bài giảng môn Điêu khắc hệ Đại học Sư phạm mỹ thuật

doc 30 trang phuongnguyen 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Điêu khắc hệ Đại học Sư phạm mỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_mon_dieu_khac_he_dai_hoc_su_pham_my_thuat.doc

Nội dung text: Bài giảng môn Điêu khắc hệ Đại học Sư phạm mỹ thuật

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA MỸ THUẬT CƠ SỞ O0O TẬP BÀI GIẢNG MÔN ĐIÊU KHẮC HỆ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA MỸ THUẬT CƠ SỞ O0O TẬP BÀI GIẢNG MÔN ĐIÊU KHẮC HỆ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT 1
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHÓM BÀI CƠ BẢN 4 LỜI GIỚI THIỆU 4 MỤC TIÊU 4 TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP 4 1. Khái niệm về điêu khắc 5 2. Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật điêu khắc 5 BÀI 1: NẶN NGHIÊN CỨU KHỐI HÌNH CƠ BẢN 9 (KHỐI CHÓP, TRỤ, VUÔNG, TRÒN) 9 1. Các bước tiến hành làm bài 9 2. Xây dựng bố cục toàn bộ 9 3. Yêu cầu cần đạt 10 4. Câu hỏi củng cố 10 BÀI 2: CHÉP MÔ HÌNH KHỐI CƠ BẢN MẮT – MŨI - MIỆNG - TAI 11 1. Các bước tiến hành làm bài nghiên cứu giác quan cơ bản 11 2. Xây dựng bố cục toàn bộ 13 3. Yêu cầu cần đạt 14 4. Câu hỏi củng cố 14 CHƯƠNG 2: NHÓM BÀI NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TÁC PHÙ ĐIÊU CƠ BẢN 16 BÀI 3: CHÉP PHÙ ĐIÊU 16 NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG 16 1. Khái niệm thế nào là phù điêu 16 2. Những kiến thức chung về phù điêu 16 3. Các thể loại của phù điêu 16 4. Tính nghệ thuật và những yếu tố cơ bản của phù điêu 16 5. Các bước tiến hành làm một bài chép phù điêu vốn cổ dân tộc 17 6. Yêu cầu cần đạt 18 7. Câu hỏi củng cố 18 BÀI 4: SÁNG TÁC BỐ CỤC PHÙ ĐIÊU 20 1. Những kiến thức chung 20 2. Các bước tiến hành làm bài sáng tác phù điêu 20 3. Làm phác thảo (cách sắp xếp mảng, lớp hợp lý) 22 4. Phác hình 23 5. Yêu cầu cần đạt 24 6. Câu hỏi củng cố 24 CHƯƠNG III: NHÓM BÀI CHÉP TƯỢNG CHÂN DUNG CƠ BẢN VÀ 25 NẶN TƯỢNG CHÂN DUNG MẪU NGƯỜI 25 LỜI GIỚI THIỆU 25 MỤC TIÊU 25 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC 25 TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP 25 1. Khái niệm 26 2. Những kiến thức chung về tượng chân dung 26 2
  4. 3. Vai trò của tượng chân dung thạch cao trong nghiên cứu tượng tròn môn điêu khắc 26 4. Mối liên quan giữa tượng chân dung thạch cao với chân dung mẫu người 26 BÀI 5: CHÉP TƯỢNG CHÂN DUNG PHẠT MẢNG 28 1. Những vấn đề chung về tượng phạt mảng 28 2. Các bước tiến hành làm một bài chân dung phạt mảng 28 3. Phác hình - Xây dựng hình khối và tỷ lệ lớn 29 4. Đẩy sâu - Hoàn thiện bài 29 5. Yêu cầu cần đạt 29 6. Câu hỏi củng cố 29 1. Những kiến thức chung về tượng chân dung mẫu namError! Bookmark not defined. 2. Các bước tiến hành làm một bài chân dung nam mẫu thạch caoError! Bookmark not defined. 3. Phác hình- Xây dựng hình khối và tỷ lệ lớnError! Bookmark not defined. 4. Đẩy sâu- Hoàn thiện bài Error! Bookmark not defined. 5. Yêu cầu cần đạt Error! Bookmark not defined. 6. Câu hỏi củng cố Error! Bookmark not defined. BÀI 7: CHÉP TƯỢNG CHÂN DUNG NỮ MẪU THẠCH CAOError! Bookmark not defined. 1. Những kiến thức chung về chân dung mẫu nữError! Bookmark not defined. 2. Các bước tiến hành làm một bài chân dung nữ mẫu thạch caoError! Bookmark not defined. 3. Phác hình - Xây dựng hình khối và tỷ lệ lớnError! Bookmark not defined. 4. Đẩy sâu- Hoàn thiện bài Error! Bookmark not defined. 5. Yêu cầu cần đạt Error! Bookmark not defined. 6.Câu hỏi củng cố Error! Bookmark not defined. BÀI 8: NẶN TƯỢNG CHÂN DUNG MẪU NGƯỜI THẬTError! Bookmark not defined. 1. Những vấn đề chung Error! Bookmark not defined. 2. Phác hình Error! Bookmark not defined. 3. Xây dựng hình khối - tỷ lệ lớn trong không gian ba chiều 34 4. Đẩy sâu - hoàn thiện bài Error! Bookmark not defined. 5.Yêu cầu cần đạt Error! Bookmark not defined. 6. Câu hỏi củng cố Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC: MỘT SỐ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỦA CÁC TÁC GIẢ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Error! Bookmark not defined. 3
  5. CHƯƠNG 1: NHÓM BÀI CƠ BẢN (1 tiết lý thuyết; 14 tiết thực hiện nghiên cứu) LỜI GIỚI THIỆU Những năm trước đây nhân loại đã bắt đầu biết đến lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Lịch sử mỹ thuật thế giới cũng như lịch sử mỹ thuật Việt Nam đã cho thấy một điều rất rõ: Nền nghệ thuật nào bắt rễ sâu từ hiện thực xã hội, mang hơn thở ấm áp, nồng nàn của cuộc sống con người thì nền nghệ thuật đó sẽ dễ dàng đi vào lòng người và tồn tại bất diệt. Mọi loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc đều phản ánh hiện thực từ cuộc sống con người. Từ thời cổ đại, các nhà điêu khắc thường lấy cảm xúc vẻ đẹp từ hình tượng và cảnh sinh hoạt của người. Họ diễn tả cảm xúc mình qua quá trình phát triển của lịch sử nghệ thuật nó vượt lên phạm vi diễn tả hình cụ thể đồng thời với sự phát triển của ngôn ngữ, sự đồng điệu và tương phản đã cho điêu khắc khả năng diễn tả thuộc về thế giới của tinh thần và từ các khả năng ấy họ thể hiện sự đa chiều của cuộc sống. MỤC TIÊU - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tạo hình khối cơ bản, giúp sinh viên hiểu rõ đặc điểm, cấu trúc hình khối trong một không gian ba chiều - Môn học Điêu khắc là môn học thực hành nghiên cứu và sáng tác nó giúp sinh viên làm quen với hình khối trong không gian ba chiều, có đầy đủ kỹ năng để tái hiện vẻ đẹp tạo hình trong cuộc sống bằng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP - Tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học - Tài liệu, sách chuyên ngànhvà những tác phẩm nghệ thuật Điêu khắc 4
  6. NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG 1. Khái niệm về điêu khắc Khi nói đến điêu khắc ta phải nói đến ba vấn đề cơ bản: Hình khối - Không gian - chất liệu Điêu khắc là một nghệ thuật được bố cục bởi hình khối lồi, lõm, nó đem lại hứng thú thẩm mỹ cho thị giác, đôi khi cũng cho cả xúc giác của người xem khi đứng đối diện với tác phẩm. Hai hình thức biểu hiện của nó chính là tượng tròn và phù điêu. 2. Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật điêu khắc Trong nghệ thuật tạo hình, điêu khắc là một loại hình nghệ thuật nằm trong bảy ngành nghệ thuật chính, nó bao gồm: Hội hoạ - Điêu khắc- Kiến trúc - Sân khấu - Điện ảnh - Văn học - Âm nhạc. Cũng như hội hoạ và đồ hoạ nó vốn có một lịch sử rất xa xưa, ngay từ lúc con người còn ở trong các hang động đã bắt đầu biết làm đẹp cho cuộc sống của cộng đồng mình bằng những nét khắc hoạ. Tại Việt Nam, nền nghệ thuật điêu khắc cũng hình thành từ rất sớm, nó hiện diện bằng những nét chạm khắc đơn giản trên vách hang Đồng Nội(nay thuộc huyện Lạc Thuỷ-Tỉnh Hoà Bình) và trên một số di vật đồ đá, đồ xương thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn cách đây khoảng một vạn năm. Họ diễn tả cảm xúc của mình qua những sinh hoạt thực tế của cuộc sống, đó chính là những mầm mống sơ khai của điêu khắc nói chung và nghệ thuật chạm nổi phù điêu nói riêng. Qua quá trình phát triển của lịch sử nghệ thuật từ những bước sơ khởi ban đầu nghệ thuật điêu khắc ngày càng được nâng cao và phát triển một cách rõ nét hơn trong cuộc sống. 3. Chức năng của nghệ thuật Điêu khắc trong đời sống xã hội Xuất phát từ nhu cầu của thực tế tình cảm trong nhận thức nghệ thuật, các nhà điêu khắc hay có những tìm tòi thể nghiệm trong sáng tác để tạo nên một tác phẩm đẹp mang lại cho đời sống của con người những tâm tư tình cảm của tác giả đối với cuộc sống xã hội. Những tác phẩm đó khi được tồn tại trong cuộc sống nó thường mang trong mình một chức năng là phản ánh những hiện thực có trong đời sống xã hội. 3.1 Chức năng phản ánh Nghệ thuật tạo hình nói chung và những tác phẩm của nghệ thuật điêu khắc nói riêng, khi đã hình thành nên một tác phẩm hoàn chỉnh thì bao giờ nó cũng mang trong mình một sự phản ánh về tâm tư tình cảm của tác giả muốn truyền tải đến cho người xem thông qua chính tác phẩm của mình về cuộc sống và sự phát triển của xã hội, nó là mối quan hệ hai chiều luôn song song cùng tồn tại và không thể thiếu nhau. Nội dung bố cục trong các tác phẩm luôn có những sự phản ánh khác nhau: phản ánh về chính trị, phản ánh về tinh thần tín ngưỡng tôn giáo, về đặc điểm văn hóa vùng miền *Phản ánh về chính trị: Theo những sự kiện lịch sử thì mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc của riêng mình, trong đó có những cuộc đấu tranh oanh liệt, có nhiều anh hùng liệt sĩ hy sinh cho sự nghiệp cao đẹp đó của đất nước. Vào những thời điểm đó đã có rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc được sáng tác để ngợi ca 5
  7. những vị lãnh đạo là anh hùng dân tộc, phản ánh và ngợi ca tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân như : Chân dung lãnh tụ Hồ Chủ Tịch, Lê Nin, Các Mác – Ăng ghen * Phản ánh về tinh thần tôn giáo, tín ngưỡng Trong đời sống văn hóa tâm linh ta thấy có rất nhiều những văn hóa tín ngưỡng của các vùng miền khác nhau, những tư tưởng đó tương đối phong phú và đa dạng, nó phụ thuộc vào bản sắc văn hóa và tập tục cuộc sống của dân tộc. Có nhiều những tác phẩm điêu khắc mang đậm sự phản ánh về tín ngưỡng tôn giáo như ta thấy ở bức tượng Phật “ Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn” . * Phản ánh về đặc điểm văn hóa dân tộc Như ta thường thấy những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo bởi con người của dân tộc nào thì đều mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đó, ví dụ như trong đặc điểm văn hoá của người dân tộc Chămpa . 3.2 Chức năng giáo dục Như đã nêu ở trên bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều mang trong mình chức năng của nó khi đứng trước công chúng, với đề tài chiến tranh cách mạng ta thấy trong những tác phẩm đều phản ánh tinh thần đấu tranh và bảo vệ tổ quốc của các chiến sĩ, khi xem các tác phẩm này ta còn cảm nhận nó mang đậm chức năng giáo dục. Các tác phẩm đó thực sự đã truyền được sự xúc động mạnh mẽ tới người xem, nó luôn là những hình tượng đầy sức thuyết phục nhằm giáo dục lòng yêu nước đối với các thế hệ sau. 3.3 Chức năng thẩm mỹ Càng ngày nghệ thuật điêu khắc càng phát triển, sự sáng tạo đa dạng của các nhà điêu khắc tạo nên nhiều tác phẩm giàu chất khám phá, có nhiều thể loại mới, chất liệu mới được khai thác và xuất hiện, nó đã tạo ra những bước tiến đầy hứa hẹn cho nền điêu khắc hiện đại. 4. Các thể loại và chất liệu của Điêu khắc Nghệ thuật điêu khắc có hai thể loại chính đó là: Thể loại tượng tròn và thể loại phù điêu, nó được tạo hình và thể hiện trên nhiều chất liệu có tính bền vững khác nhau. Các chất liệu được sử dụng trong nghệ thuật điêu khắc phong phú và gần gũi với cuộc sống con người như: Gỗ, đồng, đá, xi măng, thạch cao . 4.1. Chất liệu Gỗ Gỗ là một trong những chất liệu các nhà điêu khắc hay dùng để tạo nên tác phẩm của mình, tượng tròn và phù điêu bằng gỗ xuất hiện ở rất nhiều nơi. 4.2 Chất liệu đồng và đá Đây cũng là hai chất liệu mà nghệ thuật điêu khắc cũng hay sử dụng để tạo hình các tác phẩm nghệ thuật, nó có truyền thống lâu đời trong lịch sử mỹ thuật thể giới cũng như ở Việt Nam. Ưu điểm của chất liệu đá và đồng là có tính bền vững cao. 4.3 Chất liệu xi măng Cũng là một chất liệu mà điêu khắc hay sử dụng. 5. Tính chất, đặc điểm của tượng 5.1 Tượng tròn 6
  8. Tượng tròn là một trong hai thể loại chính của nghệ thuật điêu khắc, điêu khắc tượng tròn là một thể loại tượng có khối hình trong một không gian ba chiều khiến người xem có thể đi xung quanh để ngắm nhìn hết các mặt của nó. Thể loại tượng tròn thể hiện được mức độ tự do và sự thoát ly cao nhất của điêu khắc bởi vì không gian biểu hiện của tượng tròn là do chính nó tạo ra chứ không cần thông qua một loại hình nghệ thuật nào khác. Khối hình của tượng tròn không chỉ là thể tích và hình thù mà còn là sự thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận của khối, giữa toàn bộ bố cục hình khối với không gian chung quanh. Không gian là nền của bố cục tượng và tượng là hình trên nền. Mối quan hệ hai chiều đó chỉ đúng nếu ta ngắm nhìn từ phía nào thì cũng thấy hình và nền hoà hợp vào với nhau. 5.2 Tượng trang trí Tượng trang trí vừa có thể đặt trang trí trong nhà ở hoặc trang trí khu vườn, công viên, góc phố . 5.3 Tượng bảo tàng Tượng bảo tàng thường được tạo hình để đặt trong các bảo tàng Mỹ thuật, nhà truyền thống, loại hình này thường có đề tài và nội dung phong phú. 5.4 Tượng chân dung Tượng chân dung miêu tả đặc điểm riêng của khuôn mặt một con người cụ thể. 5.4 Tượng đài Tượng hoặc nhóm tượng được đặt ở ngoài trời mang tính hoành tráng cao được gọi là tượng đài. 6. Tính chất, đặc điểm của phù điêu. Phù điêu là loại hình nghệ thuật được tạo hình bằng độ cao thấp, dầy mỏng của hình khối trong một bố cục tổng thể trên một mặt nhất định. Phù điêu được chia làm ba cách tạo hình chính đó là: Phù điêu khối nổi thấp, khối nổi vừa và phù điêu khối nổi cao nhưng cả ba cách đó đều được thể hiện trên một mặt phẳng với không gian hai chiều để diễn tả một bố cục mà tác giả định thể hiện. 7. Vai trò của Điêu khắc đối với các môn nghệ thuật tạo hình Điêu khắc có mối quan hệ, tác động tích cực với các môn học trong nghệ thuật tạo hình. Người học điêu khắc vững sẽ có khả năng học tốt các môn khác trong nghành Mỹ thuật tạo hình. Ví dụ như: Với môn ký họa, với môn hình họa. 8. Phương pháp tiến hành làm một bài tập điêu khắc cơ bản Để tiến hành làm một bài tập điêu khắc cơ bản ta cần phải có những điêu kiện và dụng cụ thực hành sau: + Điêu kiện: Phòng học rộng và đủ ánh sáng. + Đồ dùng để làm bài: Đất sét, Ni lông ủ bài, bộ bàn xoay (để nặn tượng tròn), Giá gỗ (làm phù điêu), bộ dụng cụ điêu khắc bằng gỗ. + Các bước tiến hành cơ bản Khi đã có đầy đủ các điều kiện trên ta tiến hành làm một bài tập theo đúng các bước cơ bản sau đây: * Chọn chỗ đứng thoải mái, có tầm nhìn rõ ràng, đủ ánh sáng không bị che khuất, không nên đứng sát mẫu mà cần giữ một khoảng cách để dễ dàng quan sát mẫu. 7
  9. * Quan sát, nhận xét mẫu là điều rất quan trọng để xác định và nhận biết thấu đáo đối tượng để phân tích trước khi nặn nghiên cứu. * Xác định bố cục toàn thể bài (bệ tượng, toàn bộ hình khối bức tượng, tỷ lệ lớn của các chi tiết). * Xây dựng hình khối lớn, mảng lớn trong một bố cục tổng thể. * Đẩy sâu- hoàn thiện bài. (Các bước trên sẽ được hướng dẫn thực hiện cụ thể ở từng bài thực hành học trình bên dưới). + Cơ sở để có một bài tập đạt yêu cầu Một bài nặn tượng nghiên cứu cơ bản cần phải hội tụ được những yêu cầu sau: Bố cục cân đối thuận mắt, nắm bắt được cấu trúc, dáng và tỷ lệ lớn của mẫu, sử lý và đẩy sâu được bố cục hình khối và đặc điểm của mẫu. 8
  10. BÀI 1: NẶN NGHIÊN CỨU KHỐI HÌNH CƠ BẢN (KHỐI CHÓP, TRỤ, VUÔNG, TRÒN) (15 tiết thực hiện nghiên cứu) Bốn khối hình cơ bản: trụ- tròn- vuông- chóp 1. Các bước tiến hành làm bài 1.1. Chuẩn bị Muốn làm một bài nặn nghiên cứu khối hình cơ bản ngoài những kiến thức về tạo hình cần có ra ta còn phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết để thực hiện như: Giá nặn, Đất nặn, Ni lông ủ tượng, Bảng gỗ vuông để bài, dụng cụ để nặn tượng. 1.2. Chọn khối cơ bản và bầy mẫu Ta nên lựa chọn những khối cơ bản dùng để nặn nghiên cứu là những mẫu có cách diễn tả hình khối rõ ràng và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cơ bản về hình khối, không méo mó và có tỷ lệ chuẩn, có đặc điểm riêng của khối hình. 1.3. Quan sát, nhận xét mẫu Chọn vị trí đứng nặn tượng thích hợp, có đầy đủ ánh sáng, chỗ đứng có thể quan sát được toàn bộ bố cục của mẫu để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm bài. 2. Xây dựng bố cục toàn bộ - Xác định bố cục chung của toàn bộ mẫu khối cơ bản, ước lượng và so sánh các tỷ lệ lớn giữa chiều rộng và chiều cao của toàn bộ khối hình, tỷ lệ giữa các khối hình cơ bản với nhau; - Ở quá trình đầu tiên này ta nên làm từ nhỏ đến lớn, từ mảng khối đơn giản đến phức tạp, lúc này ta không nên lên đất ồ ạt để sau lại phải bỏ bớt đi sẽ rất tốn thời gian và khó đạt hiệu quả cao; 9
  11. - Khi đã có được hình khối và tỷ lệ lớn của toàn bộ bố cục, trên cơ sở đó ta tiến hành dùng mắt hoặc que đo để ước lượng, so sánh tìm tỷ lệ và cấu trúc của khối cơ bản. 2.1 Phác hình - Xây dựng hình khối và tỷ lệ lớn - Trong bước dựng hình này sinh viên nên luôn quan tâm chú trọng vào đường trục của toàn bộ khối hình cơ bản, xác định đường trục lớn của toàn bộ phần bố cục là rất quan trọng vì nó sẽ định hướng đúng cho bài tập nghiên cứu mà không làm lệch lạc những phần cấu trúc cơ bản trong tạo hình; -Với cơ sở những bước đã nêu ở trên ta dựa vào đặc điểm cấu tạo của từng khối cơ bản cụ thể để phân tích và so sánh các hình mảng lớn, như cách dựng hình theo hình kỷ hà, tìm vị trí cụ thể và độ to nhỏ tương quan của các khối; - Khi đã qua những công đoạn trên, khối lớn đã tương đối ổn định và bố cục bài đã có tương quan toàn bộ ta mới bắt đầu đẩy sâu khối hình; - Giai đoạn này sinh viên cần thể hiện được toàn bộ khối - hình - mảng của những vị trí trong toàn bộ khối hình cơ bản mà vẫn giữ được sự tương quan toàn bộ không làm nát và vỡ khối hình( tất cả phải được qui tụ trong một mảng tổng thể, các mảng phải nằm trong khối toàn bộ); - Tìm hình và khối sát hơn để lột tả và có được những đặc điểm riêng của khối cơ bản mà ta đang thể hiện. 2.2. Đẩy sâu - Hoàn thiện bài Khi đã nói đến nghệ thuật điêu khắc tức là nói đến hình và khối. Chính vì vậy nên trong bước đẩy sâu này sinh viên cần quan sát và cân nhắc để điều chỉnh hình- khối sao cho phù hợp với mẫu. 3. Yêu cầu cần đạt - Nắm bắt được bố cục, dáng và tỷ lệ lớn của mẫu, đảm bảo đúng cấu trúc, tương quan tỷ lệ - hình khối cơ bản; - Diễn tả được đặc điểm của mẫu; - Diễn tả khối, hình tốt trong không gian ba chiều, bài chép có tình cảm. 4. Câu hỏi củng cố - Khi tiến hành một bài nghiên cứu khối cơ bản sinh viên phải chuẩn bị những gì? - Các bước tiến hành cho một bài nặn nghiên cứu khối cơ bản? 10
  12. BÀI 2: CHÉP MÔ HÌNH KHỐI CƠ BẢN MẮT – MŨI - MIỆNG - TAI (15 tiết thực hiện nghiên cứu) 1. Các bước tiến hành làm bài nghiên cứu giác quan cơ bản Nặn nghiên cứu mô hình bốn giác quan cơ bản: Mắt - Mũi - Miệng - Tai của tượng chân dung Đavít với đặc điểm chân dung và tỷ lệ của người Châu âu, bằng những chi tiết về hình khối đã được đơn giản về tạo hình mang sự chuẩn mực về hình khối của tỷ lệ vàng. - Chuẩn bị (bàn xoay - giá gỗ - đất); - Chọn chỗ đứng; - Quan sát- nhận xét mẫu. 1.1. Khối mắt: Khi nặn nghiên cứu mô hình cơ bản Mắt ta nên quan sát để thấy cụ thể khối mắt nằm trong mảng lớn là hình gì, hướng trục, tỷ lệ toàn bộ chiều rộng và chiều dài của khối mắt. Khối mắt với các góc nhìn 11
  13. Khối mắt 1.2 Khối mũi Toàn bộ bố cục của khối mũi có dạng hình tháp trên nhỏ dưới to, có bốn cạnh và được chia thành ba phần (gốc mũi - thân mũi - quả mũi). Khối mũi nhìn nghiêng Trong tỷ lệ toàn bộ khuôn mặt được chia làm ba phần bằng nhau thì khối mũi là đỉnh cao nhất trên khuôn mặt: + từ chân tóc đến ngang chân mày; + từ chân mày đến hết phần mũi; + từ gốc mũi đến cằm. Khối mũi ở các chiều khác nhau 12
  14. Khối mũi ở các chiều khác nhau Trong tỷ lệ toàn bộ khuôn mặt được chia làm ba phần bằng nhau thì khối mũi là đỉnh cao nhất trên khuôn mặt: + từ chân tóc đến ngang chân mày; + từ chân mày đến hết phần mũi; + từ gốc mũi đến cằm. 1.3 Khối miệng Cũng như khối mắt, miệng cũng là giác quan trên khuôn mặt và thường chuyển động, biểu hiện sâu sắc trạng thái tâm lý tình cảm của con người. Khối miệng 1.4 Khối Tai Nhìn toàn bộ khối tai có hình chữ nhật, cấu tạo của tai gồm có: vành tai và đáy tai, thân tai gồm nhiều gờ rãnh là những phần sụn, giữa vành tai có lỗ tai, vành tai loe ra hình phễu và hướng ra ngoài để tiếp nhận âm thanh. Hình dáng của tai cũng khác nhau: có loại hình tam giác, hình tròn hoặc chữ nhật nhưng chủ yếu vẫn là tai hình bầu dục. Khối Tai 2. Xây dựng bố cục toàn bộ 2.1 Phác hình Sau khi đã có ý đồ tư tưởng về bố cục một bài thực hành nghiên cứu, sinh viên nên sử dụng que đo để kiểm tra lại các tỷ lệ lớn ( chiều cao, chiều rộng) và xác định hướng của đường trục lớn để nắm vững hoàn toàn cấu trúc, tỷ lệ của toàn bộ khối hình. 13
  15. - Ta nên dựng hình bằng những đường kỷ hà; - Trên cơ sở khối hình của giác quan và bố cục đã được xác định, ta vẽ phác bằng các nét thẳng để dựng hình(nghiêng- thẳng) trong không gian ba chiều; - Khi quá trình dựng hình lớn đã xong ta luôn phải kiểm tra bằng mắt lại toàn bộ bố cục, kết hợp với những hình thức hỗ trợ như que đo, dây dọi và đường hướng chính của trục dọc và trục ngang. 2.2 Xây dựng hình khối - tỷ lệ lớn Khối hình trong nghiên cứu tượng tròn là thể loại không gian ba chiều nên bước dựng hình khối lớn là một công việc tương đối khó, nó đòi hỏi phải có cách nhìn bao quát và khống chế được toàn bộ khối hình của bố cục để cho tất cả các cấu trúc giữa các tỷ lệ bộ phận, các mặt như: chiều nghiêng, chiều thẳng, phía đằng sau ăn nhập và hoà hợp thành một khối bố cục tổng thể. 2.3. Đẩy sâu - hoàn thiện bài Sau khi đã xây dựng được hình - khối và tỷ lệ lớn của toàn bộ bố cục trong một không gian ba chiều, sinh viên còn cần phải thực hiện một bước hoàn tất cuối cùng đó là trên cơ sở hình khối lớn đã có sẵn ta bắt đầu đẩy sâu và hoàn thiện bài. Để hình khối có thêm độ vững chắc, sinh viên cần nhấn vào độ cứng của cấu trúc xương, tả chất mềm và sự chuyển tiếp tinh tế và nhịp nhàng giữa các khối hình của cấu trúc nhóm cơ. 3. Yêu cầu cần đạt - Nắm bắt được bố cục, tỷ lệ lớn, diễn tả được đặc điểm của mẫu. - Diễn tả khối, hình tốt trong không gian ba chiều. 4. Câu hỏi củng cố - Các bước tiến hành cho một bài nặn nghiên cứu mô hình khối cơ bản Mắt - Mũi - Miệng - Tai? 14
  16. CHƯƠNG 2: NHÓM BÀI NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TÁC PHÙ ĐIÊU CƠ BẢN BÀI 3: CHÉP PHÙ ĐIÊU (1 tiết lý thuyết; 14 tiết thực hiện nghiên cứu) NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG 1. Khái niệm thế nào là phù điêu Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật của ngành mỹ thuật tạo hình, các chất liệu thường hay dùng như: gỗ, đá, đồng, thạch cao, đất nung là những phương tiện để thể hiện nội dung của tác phẩm. Trong nghệ thuật Điêu khắc có hai thể loại: Đó chính là tượng tròn và phù điêu. Nhưng ở phạm vi chương trình của bài học này, tôi chỉ xin đề cập đến một thể loại của nghệ thuật không gian ba chiều, đó chính là thể loại chạm nổi hay còn được gọi là phù điêu: Phù điêu là thể loại được tạo hình trên một mặt phẳng, không gian xa gần của nó được diễn tả bằng những độ cao thấp, nông sâu khác nhau của khối hình. Dưới đây là một số bức phù điêu để ta tham khảo và thấy rõ hơn về khái niệm của loại hình này. Thánh mẫu bên cầu thang - tác giả Michelangelo 2. Những kiến thức chung về phù điêu Như đã trình bầy ở phần trên nền điêu khắc xuất hiện ở Việt Nam có từ rất sớm, ngay từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên người Việt đã biết chạm khắc các hình tượng muông thú, con người nhẩy múa, các cảnh sinh hoạt cộng đồng trên vách các hang đá, những bức phù điêu này được thể hiện với nhiều phong cách, đa dạng và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Loại hình phù điêu nổi rất phong phú và đa dạng về đề tài cũng như về chất liệu, cách tạo hình trong bố cục phù điêu thường phải mang tính cách điệu cao, lược bỏ bớt các chi tiết không cần thiết. Trong quá trình học tập sinh viên nên đi xem những tác phẩm phù điêu cổ bằng chất liệu đá ở chùa Bút Tháp, các bức chạm khắc gỗ ở đình Tây Đằng, Thổ Tang, Thái Lạc hoặc các di tích tại địa phương để thấy được vẻ đẹp của những bức phù điêu mang lại cho cảnh quan . Trích đoạn mảng phù điêu ( khắc gỗ- H17) Đình Tây Đằng. 3. Các thể loại của phù điêu Phù điêu có nhiều loại khác nhau: phù điêu khối thấp, phù điêu khối vừa, phù điêu khối cao, phù điêu dạng chạm lộng. 4. Tính nghệ thuật và những yếu tố cơ bản của phù điêu Nghệ thuật điêu khắc nói chung, phù điêu nói riêng vốn có tính đặc thù: Chú trọng khối của hình thể (gọi tắt là khối hình), cũng vì vậy mà nghệ thuật điêu khắc còn được gọi là loại hình nghệ thuật với không gian ba chiều (cao - rộng - dầy). 16
  17. Ở Việt Nam trong các đình, chùa ta thấy có rất nhiều những mảng phù điêu chạm nổi và chạm lộng, nó mang lại vẻ đẹp mộc mạc cho cảnh quan và con người xung quanh, chất liệu thường hay được dùng để tạo nên tác phẩm là đá hoặc gỗ. Nội dung tạo hình của những mảng phù điêu này thường được diễn tả cảnh sinh hoạt công đồng, vui chơi của những người dân hoặc được bố cục bởi hình tượng của những con vật quí như: Long, Ly, Qui, Phụng hay là hình tượng của mây mưa và hoa lá cách điệu. 5. Các bước tiến hành làm một bài chép phù điêu vốn cổ dân tộc 5.1 Chuẩn bị Để làm tốt một bài phù điêu ta cần tiến hành theo các bước như sau: Dụng cụ dùng để làm đất là một bảng gỗ dầy tuỳ theo kích cỡ to nhỏ của bố cục mà ta đóng bảng gỗ cho phù hợp với yêu cầu của bài Chiều rộng của thanh gỗ là: 4cm Khoảng cách giữa các thanh gỗ là: 1cm . Nẹp gỗ Dàn gỗ dùng để làm bài phù điêu 40x60 cm 5.2. Quan sát nhận xét mẫu Trong quá trình làm bài ta phải quan sát và đứng trực diện với mẫu chứ không có nhiều góc nhìn như đối với một bài chép trong nghiên cứu tượng tròn. 5.3. Vẽ phác hình Sau khi quan sát và so sánh về tỷ lệ, hình khối, bố cục ta bắt đầu kẻ ca rô bằng những đường chéo sau đó phác hình trên mặt phẳng của bảng đất bằng những nét dài, thẳng và nhẹ theo hình kỷ hà cho toàn bộ tổng thể phù điêu theo tỷ lệ 1/1. 17
  18. Bảng đất trong quá trình phác hình 5.4. Thể hiện phù điêu Khi đã có hình phác cụ thể ta thể hiện theo mẫu bố cục phù điêu vốn cổ cần chép. 5.5 .Đẩy sâu- hoàn thiện bài Nếu đã lên được bố cục với hình khối tương đối có toàn bộ, sát với bố cục mẫu ta bắt đầu đẩy sâu bài bằng cách diễn tả cụ thể các mảng chính mảng phụ và độ cao thấp, lớp trước lớp sau để có được tính toàn bộ trong bố cục. 6. Yêu cầu cần đạt - Nắm bắt được bố cục, tỷ lệ lớn của bố cục phù điêu mẫu; - Diễn tả được hình khối cao thấp trong bố cục mẫu; - Nắm bắt được tinh thần của mẫu. 7. Câu hỏi củng cố - Các bước tiến hành cho một bài chép phù điêu vốn cổ dân tộc? Tác giả Đinh Rú( TP Hồ Chí Minh) - Tác phẩm Dệt Khố 18
  19. BÀI 4: SÁNG TÁC BỐ CỤC PHÙ ĐIÊU (15 tiết thực hiện nghiên cứu) 1. Những kiến thức chung Nghệ thuật điêu khắc cũng như hội hoạ chính là nền nghệ thuật thị giác, một tác phẩm đẹp hấp dẫn người xem về tình cảm và lý trí trước tiên là do hiệu quả của tính thẩm mỹ nghệ thuật. Hiệu quả của tác phẩm trước hết là sự tổng hoà giữa các yếu tố cụ thể của nghệ thuật bố cục, của chất liệu, của hình và khối. Ở chương trình học nhằm phụ vụ cho yêu cầu của bài tập này tôi chỉ muốn đi sâu hơn vào mảng đề tài sáng tác bố cục phù điêu. Trong sáng tác phù điêu, người nghệ sĩ có rất nhiều cách và kỹ thuật để tạo nên những hình và khối theo cảm xúc để phù hợp với không gian nơi đặt tác phẩm. 2. Các bước tiến hành làm bài sáng tác phù điêu Để tạo được một bố cục phù điêu đẹp, trước hết chúng ta phải quan tâm đến sự sắp xếp hợp lý giữa các yếu tố hình - khối - không gian trong toàn bộ bố cục. Vậy như thế nào là cách sắp xếp một bố cục hợp lý? Sắp xếp một bố cục hợp lý nghĩa là nhìn tổng thể ta thấy rõ những yếu tố của ý tưởng bố cục, những mảng hình - khối được phân bổ với những mảng chính-phụ và có nhịp điệu trong toàn bộ diện tích mà ta thấy không làm giảm giá trị của ngôn ngữ tạo hình. Mối quan hệ giữa hình và khối có sự chuyển đổi về không gian tạo nên yếu tố không thể tách rời, có sự hỗ trợ và nâng cao lẫn nhau làm cho bố cục có tính thẩm mỹ nghệ thuật. 2.1. Chuẩn bị Để làm tốt một bài sáng tác bố cục phù điêu ta cần tiến hành theo các bước như đã hướng dẫn kỹ ở phần trên về cách chuẩn bị bảng gỗ, đất và các dụng cụ chuyên ngành để sử dụng trong quá trình thể hiện bài tập. 2.2. Định hướng, chọn tư liệu Định hướng, lựa chọn chủ đề trước khi sáng tác là vô cùng quan trọng, chủ đề của một bố cục phù điêu tức là sẽ diễn đạt một vấn đề cụ thể nào đó, ví dụ như thời kỳ chiến tranh cách mạng có rất nhiều chủ đề, nội dung phản ánh thời kỳ tiền khởi nghĩa, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Trong đó nói lên những hoạt động của toàn dân tham gia kháng chiến giành độc lập tự do và thống nhất đất nước. 20
  20. Bảng đất trong quá trình phác hình Điện Biên Phủ(Hà Nội)-Tác giả Mai Thu Vân Ngoài ra còn có rất nhiều đề tài trong cuộc sống được các nghệ sĩ đưa vào mảng sáng tác tạo hình như: Đề tài sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và các đề tài trong sinh hoạt xã hội. 2.3. Làm phác thảo (cách sắp xếp mảng, lớp hợp lý) Ở phạm vi của bài học này tôi xin giới thiệu một số hình thức tìm phác thảo với những dạng bố cục đã có nhiều trong nghệ thuật tạo hình nhằm giúp người học nghiên cứu và tìm hiểu thêm. 2.3.1. Bố cục hình tròn Bố cục hình tròn là dạng bố cục cơ bản, nói đến hình tròn chúng ta hiểu rằng nó là bố cục có trọng tâm xoay tròn, nó tạo cảm giác tập trung vào hình tượng và nhân vật điển hình. Tất cả những yếu tố trong bố cục đều được tập trung qui tụ tạo cho bố cục có một dạng đồng nhất, chặt chẽ và hoàn chỉnh. Mảng chính, mảng phụ, khối lớn, khối nhỏ có sự đồng nhất nhằm nêu bật chủ đề chính của bố cục. 2.3.2. Bố cục hình tháp 21
  21. Bố cục hình tháp hay còn gọi là bố cục hình tam giác. Trong nghệ thuật tạo hình bố cục hình tháp thường được tác giả sử dụng mang tính khái quát, nó gợi cho bố cục có cảm giác vững chãi và khoẻ mạnh. 2.3.3. Bố cục hình vuông Bố cục hình vuông có chứa đựng các yếu tố ngang bằng sổ thẳng, bốn phương, tám hướng trong một phạm vi. Nó có ý nghĩa cân xứng, tĩnh lặng và nghiêm chỉnh. 2.3.4. Bố cục hình chữ nhật Khái quát và ý nghĩa tượng trưng trong bố cục hình chữ nhật nó gần giống như bố cục hình vuông, nó có tính cân bằng, tĩnh, ngay ngắn, đều đặn. 2.3.5. Bố cục nhịp điệu Sắp xếp bố cục theo nhịp điệu là cách bố trí quen thuộc của người nghệ sĩ với qui luật tự nhiên của cuộc sống. Những nhịp điệu phong phú nằm sâu trong tiềm thức và thói quen vận động tự nhiên của con người. 2.3.6. Bố cục đối lập Bố cục đối lập là loại hình mà các nhà điêu khắc và hoạ sĩ tạo hình cũng rất hay sử dụng, nó chính là các cặp đối lập như ngang- dọc, cao - thấp, to - nhỏ, dài - ngắn, đen - trắng, cong lên - úp xuống, mạnh - yếu những yếu tố đó góp phần làm rõ tính đặc điểm của bố cục. Tác phẩm“ Chuốt Gốm”- Tác giả Lưu Danh Thanh Ngoài ra còn có rất nhiều đề tài trong cuộc sống được các nghệ sĩ đưa vào mảng sáng tác tạo hình như: Đề tài sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và các đề tài trong sinh hoạt xã hội. 3. Làm phác thảo (cách sắp xếp mảng, lớp hợp lý) Ở phạm vi của bài học này tôi xin giới thiệu một số hình thức tìm phác thảo với những dạng bố cục đã có nhiều trong nghệ thuật tạo hình nhằm giúp người học nghiên cứu và tìm hiểu thêm. 3.1. Bố cục hình tròn 22
  22. Bố cục hình tròn là dạng bố cục cơ bản, nói đến hình tròn chúng ta hiểu rằng nó là bố cục có trọng tâm xoay tròn, nó tạo cảm giác tập trung vào hình tượng và nhân vật điển hình. Tất cả những yếu tố trong bố cục đều được tập trung qui tụ tạo cho bố cục có một dạng đồng nhất, chặt chẽ và hoàn chỉnh. Mảng chính, mảng phụ, khối lớn, khối nhỏ có sự đồng nhất nhằm nêu bật chủ đề chính của bố cục. 3.2. Bố cục hình tháp Bố cục hình tháp hay còn gọi là bố cục hình tam giác. Trong nghệ thuật tạo hình bố cục hình tháp thường được tác giả sử dụng mang tính khái quát, nó gợi cho bố cục có cảm giác vững chãi và khoẻ mạnh. 3.3. Bố cục hình vuông Bố cục hình vuông có chứa đựng các yếu tố ngang bằng sổ thẳng, bốn phương, tám hướng trong một phạm vi. Nó có ý nghĩa cân xứng, tĩnh lặng và nghiêm chỉnh. 3.4. Bố cục hình chữ nhật Khái quát và ý nghĩa tượng trưng trong bố cục hình chữ nhật nó gần giống như bố cục hình vuông, nó có tính cân bằng, tĩnh, ngay ngắn, đều đặn. 3.5. Bố cục nhịp điệu Sắp xếp bố cục theo nhịp điệu là cách bố trí quen thuộc của người nghệ sĩ với qui luật tự nhiên của cuộc sống. Những nhịp điệu phong phú nằm sâu trong tiềm thức và thói quen vận động tự nhiên của con người. 3.6. Bố cục đối lập Bố cục đối lập là loại hình mà các nhà điêu khắc và hoạ sĩ tạo hình cũng rất hay sử dụng, nó chính là các cặp đối lập như ngang - dọc, cao - thấp, to - nhỏ, dài - ngắn, đen- trắng, cong lên - úp xuống, mạnh - yếu những yếu tố đó góp phần làm rõ tính đặc điểm của bố cục. Nguyễn Viết Thưởng( Hà Nội)- Tác phẩm Kéo Co 3.7. Bố cục theo phối cảnh Bố cục theo phối cảnh dễ dàng cảm nhận được một cách đơn giản trong cách sắp xếp bố cục. Hình thức bố cục theo phối cảnh là dạng bố cục phổ thông nhất mà mọi người thường quen sử dụng từ trước tới nay. 4. Phác hình Sau khi tìm được phác thảo phù điêu đã đúng ý định của mình ta cần phải phác hình lên mặt bảng đất đã được chuẩn bị sẵn. 4.1. Thể hiện phù điêu 23
  23. - Khi đã có hình phác toàn bộ bố cục phù điêu trên mặt phẳng của bảng đất ta dùng bay tre( gỗ) đi nét sâu xuống theo những nét phóng hình có trong bố cục. - Bước tiếp theo ta tiếp tục đắp đất lên các mảng hình có độ cao nhất (phần bố cục mảng chính, gần với ta nhất), đắp độ cao, thấp, trung gian cho toàn bộ bố cục. - Trong quá trình lên khối ta cần lưu ý đến bố cục chung và điều chỉnh lại hình - mảng cùng với việc lên khối toàn bộ. 4.2. Đẩy sâu - hoàn thiện bài - Khi hình khối bố cục phù điêu đã được lên tương đối đầy đủ, sát với phác thảo ta cần kiểm tra để có được sự ăn nhập và tính toàn bộ, không có độ vênh lệch về hình khối. 5. Yêu cầu cần đạt Để có một bài sáng tác bố cục phù điêu hoàn chỉnh ta cần có những yêu cầu sau: - Bố cục hài hoà, cân đối có nhịp điệu và mảng khối chính phụ rõ ràng - Giải quyết được độ cao, thấp, đậm, nhạt trong toàn bộ bố cục - Đẩy sâu và hoàn thiện bài . 6. Câu hỏi củng cố - Muốn có một bài sáng tác bố cục phù điêu tốt sinh viên cần phải thực hiện qua những bước nào? 24
  24. CHƯƠNG III: NHÓM BÀI CHÉP TƯỢNG CHÂN DUNG CƠ BẢN VÀ NẶN TƯỢNG CHÂN DUNG MẪU NGƯỜI LỜI GIỚI THIỆU Nặn nghiên cứu tượng chân dung và chân dung mẫu con người là bước khởi đầu cho một quá trình học tập môn điêu khắc một cách chính qui, con người là cấu tạo hoàn chỉnh về tỷ lệ và hình khối, khuôn mặt con người là vẻ đẹp sống động trong tự nhiên, nó thể hiện sự đa chiều của cảm xúc như: vui, buồn, giận dữ, cười, nói Tư- ợng chân dung là cấu trúc hình khối để nghiên cứu tốt nhất vì nó luôn ở trạng thái tĩnh, nó được người nghệ sỹ thông qua con mắt thẩm mỹ của mình để đơn giản hình và khối đến mức tối đa (tượng phật mảng đã được đơn giản rất nhiều) nghiên cứu tượng chân dung là nghiên cứu cấu trúc bên trong, tỷ lệ, hình khối vì thế người học sẽ hiểu sâu, nắm chắc về hình khối của thể loại chân dung, nó giúp cho quá trình học tập của sinh viên sẽ dễ dàng và thuận lợi. MỤC TIÊU - Sinh viên biết được khái niệm về tượng chân dung trong điêu khắc; - Sinh viên nắm vững các bước cơ bản trong quá trình thực hiện một bài chép tượng chân dung mẫu thạch cao và nghiên cứu chân dung mẫu người thật theo yêu cầu cơ bản; - Nắm vững các bước cơ bản trong quá trình làm bài chép tượng chân dung và nặn nghiên cứu chân dung mẫu người. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC - Sinh viên cần chuẩn bị đọc những tư liệu lý luận và xem trước những tác phẩm chân dung nghệ thuật có trong sách; - Cần tìm hiểu và xem các tác phẩm chân dung nghệ thuật trong bảo tàng và các triển lãm mỹ thuật. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP - Tài liệu và giáo trình liên quan đến bài học; - Tài liệu tham khảo ở sách và báo. Chân dung Đ.L. Men-đe-le-ep( nhà khoa học Nga) 25
  25. NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG 1. Khái niệm Tượng chân dung là thể loại tượng tròn được diễn tả bằng hình và khối những đặc điểm của chân dung con người trong một không gian ba chiều mà ta có thể đi xung quanh để ngắm nhìn. 2. Những kiến thức chung về tượng chân dung Với môn nghiên cứu tượng tròn cơ bản, nặn được một chân dung nghiên cứu chuẩn xác về cấu trúc, đẹp về tạo hình là tương đối khó nên để tạo được sự chuyển tiếp đó, nặn nghiên cứu tượng chân dung thạch cao trước khi nặn tượng chân dung người sẽ thuận lợi rất nhiều cho quá trình học môn điêu khắc sau này, giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản của môn nghệ thuật không gian ba chiều. 3. Vai trò của tượng chân dung thạch cao trong nghiên cứu tượng tròn môn điêu khắc - Tượng chân dung thạch cao dùng làm mẫu để nặn tượng nghiên cứu chủ yếu đã được sáng tác thông qua tình cảm và cách nhìn nhận của nhà điêu khắc. Vì thế cho nên cấu trúc hình khối và trạng thái biểu cảm của tượng chân dung thạch cao đã được chọn lọc với hình khối đơn giản nhưng vẫn giữ được cấu trúc và đặc điểm để tạo nên một chân dung mang tính nghệ thuật; - Các mẫu chân dung thạch cao dùng để nặn tượng nghiên cứu thường được sáng tác theo phong cách hiện thực và cơ bản. 4. Mối liên quan giữa tượng chân dung thạch cao với chân dung mẫu người - Nếu so sánh khối hình cơ bản của tượng chân dung thạch cao với chân dung mẫu người thì ta thấy tổng thể đều là những hình- khối- cấu trúc và tỷ lệ như nhau vì nó chính là chân dung mẫu người được thông qua con mắt biểu cảm và chắt lọc của người nghệ sĩ tạo nên một tác phẩm chân dung bằng chất liệu thạch cao trong nghệ thuật điêu khắc tạo hình 26
  26. Chân dung Đ.L. Men-đe-le-ep( nhà khoa học Nga) Chân dung 27
  27. BÀI 5: CHÉP TƯỢNG CHÂN DUNG PHẠT MẢNG (15 tiết thực hiện nghiên cứu) 1. Những vấn đề chung về tượng phạt mảng Đầu tượng phạt mảng là bố cục mẫu để nghiên cứu nên đã có sự tinh giản về hình khối và được qui thành những mảng lớn, diện lớn trên toàn bộ khuôn mặt. Nó giúp cho sinh viên có cái nhìn rõ ràng, mạch lạc về các mảng lớn, hình khối lớn, giúp sinh viên thuộc hơn về vị trí cấu trúc xương, vị trí của mảng diện lớn trên các bộ phận như: Xương sọ, xương mặt, hình khối của cổ. Qua quan sát ta thấy rõ cấu trúc toàn bộ của đầu người giống như hình quả trứng được nằm gần trọn trong một khối hình hộp, phần nhô nổi ra phía sau chính là hộp sọ, phần nhỏ phía dưới là cấu trúc xương hàm. 2. Các bước tiến hành làm một bài chân dung phạt mảng Ta cần chuẩn bị đầy đủ giá nặn, đất nặn và các dụng cụ chuyên ngành để thực hiện tốt phần bài tập. 2.1 Chọn tượng và bầy mẫu - Chọn mẫu có hình khối và cấu trúc rõ ràng, tỷ lệ chuẩn và có đặc điểm của nhân vật; - Chọn mẫu có bố cục thuận mắt; - Bầy mẫu trên giá bàn xoay và ngang tầm mắt để dễ dàng quan sát toàn bộ. 2.2 Quan sát- nhận xét mẫu Khác với các khối cơ bản riêng lẻ, tượng chân dung phạt mảng này là tổ hợp của các hình khối cơ bản và là tổng thể của các khối hình giác quan được ghép lại với nhau tạo thành một tượng chân dung con người. 2.3 Xây dựng bố cục toàn bộ - Xác định bố cục toàn bộ, tỷ lệ lớn của chiều cao - chiều rộng, tỷ lệ giữa đầu tượng - cổ - bệ tượng; - Lên đất từ khối nhỏ đến lớn và qui vào những khối hình cơ bản đơn giản ban đầu; 28
  28. - Khi đã có hình khối, tỷ lệ lớn ta nên kiểm tra bằng que đo, dây dọi để ước lượng, so sánh tỷ lệ toàn bộ chân dung tượng. 3. Phác hình - Xây dựng hình khối và tỷ lệ lớn - Tìm đường trục lớn của toàn bộ chân dung; - Phác và dựng hình theo hình kỷ hà, tìm vị trí cụ thể và tương quan các khối bộ phận to nhỏ; - Khi đã có khối lớn tương đối ổn định ta tìm hình kỹ hơn để lột tả đặc điểm riêng của mẫu. 4. Đẩy sâu - Hoàn thiện bài - Chỉnh hình và tạo khối cho thấy độ chuyển của khối trong không gian ba chiều với vẻ mềm mại mà vẫn giữ được cấu trúc tổng thể của toàn bộ bố cục. Đây là bài tập đầu tiên về nghiên cứu chân dung tượng trong nhóm bài nghiên cứu chân dung mẫu vì vậy ta nên làm quen với cách nhìn toàn bộ, thực hiện đầy đủ và đúng các bước tiến hành cơ bản trong quá trình thể hiện bài tập. 5. Yêu cầu cần đạt - Nắm bắt được bố cục, dáng và tỷ lệ lớn của mẫu; - Đảm bảo đúng cấu trúc, tương quan tỷ lệ- hình khối của toàn bộ chân dung tượng phạt mảng trong không gian ba chiều; - Diễn tả được đặc điểm của mẫu là những khối hình phạt mảng; - Bài chép tượng phải có hình khối và tính khái quát toàn bộ. 6. Câu hỏi củng cố - Chép tượng chân dung phạt mảng có những bước cơ bản gì? 29