Bài giảng môn Công nghệ phần mềm - Chương 9: Quản lý dự án
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Công nghệ phần mềm - Chương 9: Quản lý dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_cong_nghe_phan_mem_chuong_9_quan_ly_du_an.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Công nghệ phần mềm - Chương 9: Quản lý dự án
- Chương 9 Quản lý dự án
- Giới thiệu Để đảm bảo một dự án xây dựng hệ thống phần mềm thành công, một hoạt động không thể thiếu được đó là quản lý dự án.
- Mục tiêu - Hiểu thế nào là quản lý dự án phần mềm, - Sự khác biệt so với việc quản lý các loại dự án khác. - Nhiệm vụ của người quản lý dự án phần mềm là gì? - Phải biết cách lập kế hoạch và xây dựng lịch biểu cho dự án - Phải biết được những loại rủi ro nào có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và cách khắc phục chúng.
- Giới thiêu về quản lý dự án Quản lý dự án phần mềm là một phần quan trọng của công nghệ phần mềm. Nếu quản lý tồi thì dự án sẽ thất bại. Dự án thất bại khi phần mềm chuyển giao chậm hơn so với kế hoạch, chi phí lớn hơn dự tính, và không thoả mãn các yêu cầu đề ra.
- Giới thiệu về quản lý dự án Quản lý dự án phần mềm có liên quan tới những hoạt động nhằm đảm bảo chuyển giao phần mềm đúng thời hạn, đúng kế hoạch và phù hợp với các yêu cầu của tổ chức phát triển phần mềm.
- Giới thiệu (tt) Quản lý dự án phần mềm có một số đặc trưng khác biệt so với các loại dự án khác: - Sản phẩm là vô hình. Sản phẩm có khả năng thay đổi linh động. - Quy trình phát triển phần mềm không phải là duy nhất. - Nhiều dự án phần mềm là những dự án chỉ làm một lần.
- Các hoạt động quản lý Các hoạt động quản lý dự án bao gồm: - Viết kế hoạch dự kiến: Mô tả mục tiêu của dự án, phương pháp thực hiện, ước lượng thời gian và chi phí - Lập kế hoạch dự án: liên quan đến việc xác định các hành động, các mốc thời gian và các sản phẩm được tạo ra.
- Các hoạt động quản lý - Tính chi phí dự án - Điều hành và xem xét lại dự án: người quản lý phải giám sát quy trình thực hiện dự án, so sánh quy trình và chi phí thực tế với kế hoạch đã định. Nếu điều hành tốt, người quản lý dự án có thể phát hiện và khắc phục được những rủi ro tiềm tàng.
- Các hoạt động quản lý (tt) - Lựa chọn và đánh giá cá nhân: Khi lựa chọn đội dự án, người quản lý dự án có thể gặp phải một số vấn đề sau: - Ngân sách của dự án không đủ để trả cho những nhân viên có mức lương cao - Không có được những nhân viên có kinh nghiệm và trình độ thích hợp - Tổ chức muốn chỉ định một số nhân viên mới tham gia vào dự án - Viết báo cáo và trình bày.
- Các hoạt động quản lý (tt) Lập kế hoạch dự án - Lập kế hoạch dự án có thể là hoạt động tốn nhiều thời gian nhất trong quá trình quản lý dự án. Nó liệt kê các hành động từ pha khởi tạo cho đến khi đưa ra được hệ thống. - Kế hoạch phải được theo dõi thường xuyên, nhất là khi có những thông tin hoặc những yêu cầu mới xuất hiện.
- Các hoạt động quản lý (tt) Cấu trúc của bản kế hoạch dự án gồm: - Phần giới thiệu: mô tả các mục tiêu của dự án và các ràng buộc gây ảnh hưởng tới việc quản lý dự án. - Tổ chức dự án: mô tả cách tổ chức của đội dự án, bao gồm những ai và những nhiệm vụ gì. - Phân tích rủi ro: mô tả những rủi ro có thể xảy ra, dự báo khi nào chúng xảy ra và đề xuất chiến lược giảm rủi ro.
- Các hoạt động quản lý (tt) - Các yêu cầu về tài nguyên phần cứng và phần mềm: xác định những phần cứng và phần mềm nào cần thiết cho quá trình thực hiện dự án. - Bảng thống kế công việc: xác định các công việc, từng mốc thời gian và kết quả của từng công việc. - Lịch biểu của dự án: lịch biểu cho thấy sự phụ thuộc giữa các hành động, thời gian ước tính và phân công công việc cho từng người.
- Các hoạt động quản lý (tt) Lịch biểu của dự án - Lập lịch biểu dự án: Người quản lý phải chia dự án thành nhiều nhiệm vụ, ước lượng thời gian và tài nguyên cần thiết để hoàn thành từng nhiệm vụ. - Khi lập lịch biểu, người quản lý nên tổ chức các công việc song song để sử dụng tối ưu lực lượng lao động và tối thiểu hoá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhiệm vụ để tránh sự chậm trễ khi một nhiệm vụ phải đợi nhiệm vụ khác hoàn thành.
- Các hoạt động quản lý (tt6) Lịch biểu của dự án (tt)
- Các hoạt động quản lý (tt) Lịch biểu của dự án (tt) - Chất lượng của lịch biểu phụ thuộc vào hiểu biết và kinh nghiệm của người quản lý. - Chúng ta sử dụng các ký pháp đồ hoạ để minh hoạ cho lịch biểu của dự án. Sử dụng biểu đồ giúp ta thấy rõ cách chia dự án thành nhiều nhiệm vụ. Các nhiệm vụ không nên quá nhỏ, chúng nên được thực hiện với đơn vị nhỏ nhất là ngày.
- Quản lý rủi ro Quản lý rủi ro liên quan tới việc xác định rủi ro và lập ra các kế hoạch để tối thiểu hoá ảnh hưởng của chúng tới dự án. Để quản lý rủi ro, chúng ta cần phải thực hiện các hoạt động sau: - Phát hiện rủi ro: Phát hiện các loại rủi ro có liên quan đến: công nghệ, con người, tổ chức, các yêu cầu. - Phân tích rủi ro: Đánh giá các khả năng xảy ra rủi ro và tính nghiêm trọng của nó nếu nó xảy ra.
- Quản lý rủi ro (tt) -Lập kế hoạch rủi ro: Xem xét từng rủi ro và phát triển chiến lược để quản lý nó. Bao gồm các chiến lược như: phòng tránh giảm khả năng xảy ra rủi ro, tối thiểu hoá giảm ảnh hưởng của rủi ro. -Kiểm soát rủi ro: Đánh giá từng rủi ro đã được xác định một cách thường xuyên để xác định khả năng nó có thể xảy ra hay không đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó.
- Quản lý rủi ro (tt)
- Bài tập Câu 1: Tại sao một lập trình viên tốt chưa chắc đã là một người quản lý tốt? Câu 2: Giải thích mục đích của từng công việc trong quá trình lập kế hoạch dự án. Câu 3: Đội dự án gồm 4 người (A, B, C và D) có nhiệm vụ hoàn thành phần mềm chơi cờ ca-rô trong 10 tuần. Giả sử mỗi người phải làm nhiều hơn 10 tiếng/tuần. Sản phẩm có hai lần chuyển giao. (Lần thứ nhất là sau 4 tuần). Lập kế hoạch cho dự án trên
- Bài tập (tt1)
- Bài tập (tt2)
- Bài tập (tt3)
- Bài tập (tt4) - Cho tập hợp các nhiệm vụ, ràng buộc và thời gian thực hiện như trên. Hãy vẽ mô hình mạng của các nhiệm vụ đó.