Bài giảng Marketing ngân hàng - Bài 4: Chiến lược sản phẩm - ThS. Nguyễn Thùy Dung

pdf 34 trang phuongnguyen 6661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Marketing ngân hàng - Bài 4: Chiến lược sản phẩm - ThS. Nguyễn Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_marketing_ngan_hang_bai_4_chien_luoc_san_pham_ths.pdf

Nội dung text: Bài giảng Marketing ngân hàng - Bài 4: Chiến lược sản phẩm - ThS. Nguyễn Thùy Dung

  1. NHẮC LẠI BÀI CŨ Có những phương án chọn thị trường mục tiêu nào? Tập trung Chuyên Chuyên môn Chuyên môn Bao phủ vào 1 đoạn môn hóa hóa theo thị hóa theo sản toàn thị thị trường chọn lọc trường phẩm trường
  2. BÀI 4: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC TỔNG QUAN SPDV NGÂN HÀNG - Khái niệm 4.1 - Đặc điểm - Chu kỳ sống - Phân loại CHIẾN LƯỢC SPDV NGÂN HÀNG 4.2 - Các mục tiêu - Nội dung của chiến lược sản phẩm - Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược SPDV của ngân hàng
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC Hiểu được SPDV ngân hàng là gì, đặc điểm của SPDV ngân hàng Biết được chu kỳ sống của SPDV ngân hàng và chiến lược SPDV ngân hàng
  5. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.1 Khái niệm - Là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính
  6. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng Các dịch vụ của Ngân hàng: DV cho vay DV thẻ DV tư vấn tài chính DV thanh toán DV chuyển tiền
  7. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng Ví dụ: Các SPDV của Ngân hàng Vietinbank
  8. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 3 cấp độ của SPDV ngân hàng
  9. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.2 Đặc điểm của SPDV ngân hàng  Tính vô hình - Khó quan sát và cảm nhận được - KH khó khăn khi chọn và sử dụng SPDV NH - KH chỉ có thể kiểm tra chất lượng trong & sau khi sử dụng Tạo và củng cố niềm tin với KH bằng cách duy trì & phát triển mối quan hệ với KH, nâng cao chất lượng SPDV, khuếch trương hình ảnh ngân hàng
  10. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.2 Đặc điểm của SPDV ngân hàng  Tính không thể tách rời - Quá trình cung cấp SPDV của NH diễn ra đồng thời với sự tham gia của KH - Được tiến hành theo những quy trình nhất định, không thể chia cắt thành các loại thành phẩm khác Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong việc cung ứng SPDV Phải hiện đại hóa hệ thống cung ứng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh
  11. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.2 Đặc điểm của SPDV ngân hàng  Tính không thể lưu trữ - Ngân hàng không có sản phẩm dở dang hay sản phẩm để dự trữ kho  Tính không ổn định - Được hình thành bởi nhiều yếu tố: trình độ nhân viên, công nghệ, bối cảnh không gian giao dịch - Tất cả các yếu tố trên đều biến động chi phối đến chất lượng sản phẩm
  12. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.3 Chu kỳ sống của SPDV ngân hàng Dạng tiêu chuẩn: 4 giai đoạn Doanh thu Thời gian Thâm nhập Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái thị trường Phát triển
  13. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.3 Chu kỳ sống của SPDV ngân hàng Thâm nhập thị trường  Đặc điểm: - SPDV lần đầu tiên đưa vào thị trường - Doanh thu thấp, lợi nhuận âm hoặc rất thấp - Chi phícao  Chiến lược: - Tập trung nguồn lực để SPDV mới chiếm lĩnh thị trường - Sử dụng các chiến dịch quảng cáo để kích thích KH sử dụng SPDV
  14. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.3 Chu kỳ sống của SPDV ngân hàng Tăng trưởng – phát triển  Đặc điểm: - Doanh thu tăng lên nhanh chóng - Lợi nhuận tăng nhanh có thể đạt mức cực đại - Xuất hiện nhiều NH mới làm tăng sự cạnh tranh  Chiến lược: - Cải tiến chất lượng SPDV, tăng cường thêm đặc tính mới - Thâm nhập vào những thị trường mới - Mở rộng phạm vi phân phối, sử dụng kênh phân phối mới
  15. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.3 Chu kỳ sống của SPDV ngân hàng Bão hòa  Đặc điểm: - Doanh thu bị chững lại - Lợi nhuận không ổn định, hoặc bắt đầu giảm sút - NH gặp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn  Chiến lược: - Đẩy mạnh các hoạt động khuyến mãi - Cần cân nhắc chuyển hướng đầu tư vào SPDV mới
  16. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.3 Chu kỳ sống của SPDV ngân hàng Suy thoái  Đặc điểm: - Vị thế của SPDV trên thị trường giảm nhanh - Doanh thu và lợi nhuận suy giảm  Chiến lược: - Cân nhắc duy trì sản phẩm hay rút lui khỏi thị trường - Chuẩn bị đưa những SPDV mới thay thế, cósứ c cạnh tranh cao hơn
  17. NHẮC LẠI BÀI CŨ Nêu các cấp độ của SPDV ngân hàng?
  18. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng Ví dụ: Vòng đời thẻ tín dụng
  19. 4.1 Tổng quan về SPDV ngân hàng 4.1.4 Phân loại SPDV ngân hàng
  20. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng 4.2.1 Mục tiêu của chiến lược SPDV NH Mục tiêu Mục tiêu định tính định lượng - Thỏa mãn tốt nhất nhu - Tăng số lượng SPDV cầu khách hàng cung ứng - Nâng cao vị thế hình - Đa dạng hóa SPDV cung ảnh của ngân hàng ứng cho từng thị trường - Tạo sự khác biệt của - Mở rộng thị trường SPDV ngân hàng - Tăng doanh số của từng SPDV
  21. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng 4.2.2 Nội dung của chiến lược SPDV Xác định danh mục SP và thuộc tính của SPDV Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ đang cung ứng Phát triển sản phẩm dịch vụ mới
  22. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng Xác định danh mục SP và thuộc tính của SPDV - Xác định danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng ra thị trường; - Xác định các thuộc tính, đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
  23. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng Hoàn thiện SPDV đang cung ứng - Hiện đại hóa công nghệ, tăng cường thiết bị, phương tiện phục vụ khách hàng, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên - Làm cho việc sử dụng SPDV ngân hàng trở nên dễ dàng, hấp dẫn hơn và đem lại cho khách hàng những giá trị và tiện ích mới - Hoàn thiện quy trình phục vụ
  24. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng Hoàn thiện SPDV đang cung ứng Thực tiễn - Sản phẩm huy động vốn: kỳ hạn 3, 6, 12 tháng → thêm kỳ hạn lẻ 7, 13, 25 tháng - Sản phẩm gửi tiết kiệm: tiết kiệm gửi góp theo tháng được hưởng lãi suất theo năm - Mobile banking nhiều tiện ích hơn: đăng nhập bằng vân tay, biến động số dư .
  25. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng Phát triển SPDV mới Ngân hàng phải chú trọng phát triển SP mới vì: - Nhu cầu của nguời tiêu dùng ngày càng tăng - Công nghệ ngày càng tiến bộ - Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
  26. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng Các loại SPDV mới SPDV mới SPDV mới về hoàn toàn chủng loại Những SPDV SPDV chỉ mới đối mới đối với cả với ngân hàng, ngân hàng và không mới với thị thị trường. trường.
  27. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng Mục đích phát triển SPDV mới - Làm thay đổi danh mục sản phẩm kinh doanh - Thỏa mãn các nhu cầu mới phát sinh của khách hàng - Vừa duy trì khách hàng cũ vừa thu hút thêm khách hàng mới - Mục đích tăng lợi nhuận - Tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng - Góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường
  28. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng Phát triển SPDV mới Thực tiễn - “Dịch vụ đổi nhà mới” của ACB - Thẻ F@stSaving và F@stAdvance của Techcombank - Thẻ Mastercard của Vietcombank
  29. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng 4.2.2 Nội dung của chiến lược SPDV Quy trình phát triển sản phẩm mới
  30. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng 4.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược SPDV Sự tiến bộ của công nghệ 01 Thay đổi nhu 02 cầu khách hàng Gia tăng cạnh tranh 03
  31. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng 4.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược SPDV Tiến bộ của công nghệ - Tạo ra cách mạng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng Đòi hỏi các ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các SPDV trên cơ sở công nghệ hiện đại VD: dịch vụ thẻ, máy rút tiền tự động, máy thanh toán tiền POS
  32. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng 4.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược SPDV Sự thay đổi nhu cầu của KH - Nhu cầu KH luôn thay đổi theo hướng phong phú, đa dạng và nhanh chóng. Xác định nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai và hướng KH đến những sản phẩm này Chủ động đưa ra những SP mới phù hợp với sự thay đổi của khách hàng
  33. 4.2 Chiến lược SPDV ngân hàng 4.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược SPDV Sự gia tăng cạnh tranh - Số lượng NH tham gia vào thị trường ngày càng tăng với danh mục SPDV đa dạng Học hỏi kinh nghiệm, sao chép đặc tính các SPDV sẽ giúp NH rút ngắn thời gian đầu tư, tiết kiệm chi phí
  34. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 4 1. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có những đặc điểm nào? 2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công trong hoạt động của ngân hàng? 3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm dịch vụ của ngân hàng?