Bài giảng Mạng không dây và di động - Chương 1: Giới thiệu tổngquan

pdf 57 trang phuongnguyen 2970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mạng không dây và di động - Chương 1: Giới thiệu tổngquan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mang_khong_day_va_di_dong_chuong_1_gioi_thieu_tong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Mạng không dây và di động - Chương 1: Giới thiệu tổngquan

  1. Mạng không dây và di động 9/2006
  2. Mục tiêu của môn học Môn học nâng cao Tìm hiểu nhiều mặt của công nghệ không dây, mạng không dây, kiến trúc và các ứng dụng 2
  3. Tài liệu tham khảo Borko Furht và Mohammad Ilyas, Wireless Internet Handbook: Technologies, Standards, and Applications, Auerbach Publications, 2003 Andrew S. Tanenbaum, Computer Networks, Fourth edition, Prentice Hall, 2003 Seshan, S., Low latency handoff for cellular data networks, Ph.D. diss., University of California, Berkeley, 1995 James F. Kurose, Keith W. Ross, Computer Networking: A top-down Approach Featuring the Internet, Addison-Wesley, 2003 Chai-Keong Toh, Crossover Switch discovery for wireless ATM LANs, Mobile Networks and Applications, 1996 Matthew Gast, 802.11Wireless Networks The Definitive Guide, O’Reilly, 2005 3
  4. Tài liệu tham khảo Perkins C., Mobile IP specification, Internet RFC 2002, 1996 Johnson D. and Perkins C., Route optimization in mobile IP, IETF Mobile-IP draft, 1995 Campbell A. et al., An overview of cellular IP, IEEE Wireless Communications and Networks Conference, WCNC, 1999 David B. Johnson and David A. Maltz, The Dynamic Source Routing Protocol for Mobile Ad Hoc Networks (DSR), Internet draft, 2004 Perkins C.E. and Royer E.M., Ad hoc on-demand distance vector routing, IEEE Workshop on Mobile Computing Systems and Applications (WMCSA), 1999 4
  5. Tài liệu tham khảo Rosenberg, J. et al., "SIP: Session Initiation Protocol", RFC 3261, June 2002 P. Nicopolitidis, M. S. Obaidat, G. I. Papadimitriou, and A. S. Pomportsis, Wireless Networks, John Wiley & Sons Ltd, 2003 5
  6. Tài liệu và phương pháp đánh giá Web site môn học Bài tập lớn (viết chương Mật khẩu: wireless trình): 50% Tài liệu học bằng tiếng Thi cuối kỳ (thi trắc anh (ENGLISH) nghiệm): 50% 6
  7. Chương 1: Giới thiệu tổngquan Truy nhập không dây Mạng không dây  Sự phát triển của mạng không dây  Những thách thức đối với sự phát triển Kiến trúc Internet không dây Các thiết bị không dây và các tiêu chuẩn Các ứng dụng Internet không dây 7
  8. Truy nhập không dây Hàng triệu người sử dụng thiết bị cầm tay truy nhập Internet Nỗ lực nghiên cứu và triển khai mạng không dây và di động Tốc độ truyền dữ liệu của mạng không dây, có dây và các ứng dụng HDTV (High Definition TeleVision), FDDI (Fiber Distributed Data Interface), ISDN, ATM (Asynchronous Transfer Mode), G (Generation) 8
  9. Truy nhập không dây Truy nhập Internet di động 9
  10. Giới thiệu tổng quan về mạng không dây Sự phát triển của mạng không dây  Điện thoại di động thời kỳ ban đầu  Điện thoại di động tương tự  Điện thoại di động số  Cordless phones  Các hệ thống truyền dữ liệu không dây Những thách thức 10
  11. Giới thiệu về mạng không dây Có lịch sử nhiều hơn một thế kỷ, được sử dụng rộng rãi trong truyền thông chỉ trong vòng 15-20 năm đến nay Một trong các lĩnh vực phát triển nhất của công nghiệp truyền thông Được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày Hai đặc điểm mang lại ưu thế cho mạng không dây là sự di động và tiết kiệm giá thành Sự di động  Khái niệm không dây và di động rất khó tách rời  Sự di động có nhiều ưu thế 11
  12. Giới thiệu về mạng không dây Tiết kiệm giá thành  Cài đặt mạng không dây đòi hỏi ít dây hơn nhiều so với mạng có dây  Không sử dụng dây đặc biệt có lợi trong các tình huống Lắp đặt mạng rất khó khăn trong các vùng rộng lớn: qua sông, biển hoặc các khu vực nhiễm độc Không được phép đi dây: các khu vực lịch sử Triển khai mạng tạm: sử dụng trong thời gian ngắn 12
  13. Sự phát triển của mạng không dây Truyền không dây đã có trong lịch sử loài người thời kỳ xa xưa: khói, gương phản chiếu, cờ hiệu, lửa , trong Hy lạp cổ. Nguồn gốc của mạng không dây bắt đầu với truyền sóng radio  Năm 1895, bởi Guglielmo Marconi, khoảng cách là 18 dặm  Năm 1901, truyền tín hiệu radio qua biển Đại tây dương  Năm 1902, truyền hai chiều qua biển Điện thoại sử dụng sóng radio lần đầu tiên đuợc thực hiện năm 1915: hai tàu biển nói chuyện được với nhau 13
  14. Điện thoại di động thời kỳ ban đầu Năm 1946, hệ thống điện thoại di động công cộng đầu tiên xuất hiện, Mobile Telephone System (MTS), ở nước Mỹ, 25 thành phố  Máy thu phát của MTS rất lớn, dùng để các ô tô nói chuyện với nhau  Hệ thống tương tự, bán song công (half-duplex)  Sử dụng BS (Base Station, trạm cơ sở) Với một máy phát công suất lớn để phủ toàn bộ khu vực hoạt động của hệ thống Các BS sử dụng cùng một tần số Các máy điện thoại không truyền trực tiếp đến BS mà truyền đến các điểm nhận Các cuộc gọi đuợc chuyển mạch thủ công 14
  15. Điện thoại di động thời kỳ ban đầu  Ngoài nhược điểm chuyển mạch cuộc gọi thủ công, số lượng các kênh của MTS rất giới hạn, 3 kênh Một hệ thống nâng cao của MTS, gọi là Improved Mobile Telephone System (IMTS), được đưa vào hoạt động vào những năm 1960  Chuyển mạch cuộc gọi tự động  Hỗ trợ song công  Số lượng kênh 23 15
  16. Điện thoại di động tương tự IMTS có số lượng người dùng nhỏ, không thực tế  Sử dụng phổ điện từ không hiệu quả  Công suất lớn của máy phát gây ra nhiễu cho các hệ thống xung quanh Các nhà nghiên cứu tại AT&T Bell Laboratories tìm ra khái niệm ngăn tổ ong (cellular)  Khái niệm này đã mang đến một cuộc cách mạng trong lĩnh vực điện thoại di động  Thành công của điện thoại di động vượt quá sự tưởng tượng của những nhà nghiên cứu thời bấy giờ 16
  17. Điện thoại di động tương tự Khái niệm ngăn tổ ong  Được đề xuất vào năm 1947 bởi D. H. Ring  Thay thế các BS phạm vi phủ rộng bằng các trạm phạm vi phủ nhỏ  Vùng phủ của một BS này được gọi là một “ngăn” (cell) Phạm vi hoạt động của hệ thống được phân chia thành một tập các ngăn kề nhau và không chồng chéo Phổ điện từ được chia thành các kênh và mỗi ngăn dùng một tập các kênh riêng Các ngăn kề nhau dùng các tập kênh khác nhau để tránh nhiễu Các ngăn cách nhau có thể dùng lại kênh Sử dụng lại tần số để tăng hiệu quả của việc sử dụng phổ 17
  18. Điện thoại di động tương tự  Mỗi BS kết nối qua dây cáp với một thiết bị, gọi là Mobile Switching Center (MSC) Cần hỗ trợ sự di chuyển của người dùng từ ngăn này sang ngăn khác mà không làm giảm chất lượng của cuộc gọi  Chuyển giao (handover hay handoff)  Không thể thực hiện tại thời điểm bấy giờ Thế hệ đầu tiên của hệ thống điện thoại di động (1G)  Được thiết kế vào cuối những năm 1960 và triển khai vào đầu những năm 1980  Hậu duệ của MTS/IMTS  Hệ thống tương tự 18
  19. Điện thoại di động tương tự  Hệ thống thương mại đầu tiên, được gọi là Advanced Mobile Phone System (AMPS), bắt đầu hoạt động vào năm 1982 Chỉ truyền tiếng nói Sử dụng điều biến tần số (Frequence Modulation – FM) Phổ điện từ của mỗi ngăn được phân chia thành một số các kênh Mỗi cuộc gọi được cấp một cặp kênh tận hưởng Truyền thông bên trong phần có dây của hệ thống sử dụng mạng chuyển gói Các hệ thống tương tự:  Total Access Communication System (TACS): Anh, Ý, Tây ban nha, Áo  MCS-L1: Nhật  Nodic Mobile Telephony (NMT): một số nước khác 19
  20. Điện thoại di động số Một số nhược điểm của các hệ thống di động tương tự được được làm giảm bớt trong các hệ thống thế hệ thứ hai (2G)  Số hoá biểu diễn dữ liệu  Tiếng nói được đưa qua thiết bị chuyển đối A/D (Analog to Digital) Ưu điểm của các hệ thống số so với các hệ thống tương tự  Dữ liệu số dễ dàng được mã hoá để bảo đảm tính cá nhân và bảo mật  Giảm được nhiễu và lỗi Việc biểu diễn dữ liệu tương tự làm cho các hệ thống 1G dễ bị nhiễu Có thể thêm các kỹ thuật phát hiện và sửa lỗi Nén, tăng hiệu quả sử dụng phổ 20
  21. Điện thoại di động số  Chia sẻ sóng mang RF Sử dụng khe thời gian hoặc mã số riêng cho từng người dùng Chỉ cấp cho người dùng khi có tiếng nói hoặc dữ liệu gửi Một số các hệ thống 2G được triển khai trên toàn thế giới  Hỗ trợ SMS (Short Messaging Service)  Định danh người gọi  Có thể gửi dữ liệu, tốc độ thấp (~10kbps)  Nâng cấp lên 2.5G 21
  22. GSM Tại châu Âu, phổ điện từ xung quanh 900 MHz, và sau đó 1800 MHz được phân cho các hệ thống 2G Một tiêu chuẩn chung cho châu Âu được hình thành bởi một nhóm làm việc tên là Global System for Mobile Communication (GSM) GSM hiện tại là công nghệ 2G phổ biến nhất  Đến năm 1999, mỗi tuần có thêm một triệu thuê bao mới  Đây là chuẩn duy nhất ở châu Âu Hệ thống GSM thương mại đầu tiên vào năm 1992, sử dụng dải tần 900 MHz DCS 1800 sử dụng dải tần 1800 GSM tại châu Mỹ sử dụng dải tần 1900 MHz, 450 MHz nhằm hỗ trợ NMT GSM sử dụng các kênh theo tần số, được tổ chức thành các khuông, sau đó được chia thành các khe thời gian 22
  23. HSCSD và GPRS GSM hỗ trợ một số công nghệ mở rộng để đạt được tốc độ truyền dữ liệu cao hơn: HSCSD (High Speed Circuit Switched Data), GPRS (General Packet Radio Service) HSCSD  Cho người sử dụng nhiều khe thời gian hơn trong một khuông  Không đối xứng  Làm giảm thời gian sử dụng của pin  Phù hợp cho duyệt Web GPRS  Cùng nguyên tắc với HSCSD  Chuyển gói, sử dụng băng thông theo nhu cầu 23
  24. HSCSD và GPRS  GPRS hỗ trợ nhiều mức tốc độ: 14.4 đến 115.2 kbps  Đối xứng và không đối xứng 24
  25. D-AMPS Tại Mỹ, không chỉ có một hệ thống mà có nhiều hệ thống 2G hoạt động  IS-54 1993 Dựa trên khe thời gian Số lượng người dùng tăng gấp ba so với AMPS  IS-136 1996 Thêm một số tính năng  D-AMPS Hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ thấp, 3 kbps  D-AMPS+ Mở rộng của D-AMPS cho truyền dữ liệu 9.6 – 19.2 kbps 25
  26. D-AMPS  Cellular Digital Packet Data (CDPD) Hỗ trợ truyền dữ liệu cho cả AMPS và D-AMPS Tốc độ truyền như D-AMPS+ Cách duy nhất hỗ trợ truyền dữ liệu trong mạng AMPS tương tự 26
  27. IS-95 IS-95  1993, IS-95 được chuẩn hoá  2G, cdmaOne  1995, triển khai thương mại tại Hàn quốc và Hồng kông  Sử dụng Code Division Multiple Access (CDMA)  Không tương thích với IS-136  IS-95, IS-136, AMPS: dải tần 800 MHz  Máy di động chế độ kép: IS-95 và AMPS  Tốc độ truyền dữ liệu: 4.8 – 14.4 kbps IS-95b  cdmaTwo  115.2 kbps  8 mã số truyền song song 27
  28. Cordless phone Xuất hiện vào những năm 1970 Được thiết kế cho sự di động trong những vùng phủ nhỏ, như trong nhà và văn phòng Thiết bị cầm tay kết nối với BS, đến lượt kết nối với PSTN (Public Switched Telephone Network) Xuất hiện đầu tiên là tương tự, chất lượng cuộc gọi thấp Kỹ thuật số thế hệ một xuất hiện, chất lượng cuộc gọi tương tự như điện thoại nối dây Thế hệ hai cho phép dùng ngoài phạm vi trong nhà và văn phòng 28
  29. Cordless phone Thế hệ hai còn gọi là telepoint system  Sử dụng telepoint BS  Các BS có thể đặt ở nhà ga hoặc bến tàu  Chỉ có thể gọi mà không nhận được cuộc gọi  Không hỗ trợ đi lại giữa các BS  Hệ thống telepoint được triển khai tại Anh và Nhật bản vào những năm 1990 nhưng hiện nay không phát triển được do cạnh tranh DECT  Tiến hoá từ hệ thống số, sử dụng nhiều chỉ Ở châu Âu  Nhiều BS kết nối với Private Branch Exchange (PBX)  Có thể đi lại giữa các BS mà không bị gián đoạn cuộc gọi  Hỗ trợ chuyển giao 29
  30. Cordless phone Personal Handyphone System (PHS)  Tương tự DECT, tại Nhật  Hỗ trợ chuyển giao  Kết nối 32 kbps hai chiều  TDMA, dải tần 1900 MHz 30
  31. Các hệ thống truyền dữ liệu không dây Các hệ thống truyền dữ liệu không dây được số hoá ngay từ ban đầu Dữ liệu truyền bùng nổ Hệ thống đầu tiên được phát triển năm 1971 tại trường tổng hợp Hawaii, dự án ALOHANET  Tư tưởng là truyền dữ liệu hai chiều giữa các máy tính trên bốn đảo với máy tính trung tâm trên đảo Oahu mà không sử dụng đường điện thoại  Sử dụng tôpô hình sao  Hiệu quả thấp, ưu điểm là đơn giản, không hỗ trợ sự di động  Là cơ sở của các hệ thống truyền dữ liệu không dây ngày nay 31
  32. Các hệ thống truyền dữ liệu không dây diện rộng Paging systems  Hệ thống một chiều, dựa trên khái niệm ngăn  Tốc độ truyền dữ liệu thấp hướng đến người dùng di động  Có thể truyền các thông điệp ngắn cho người dùng  Truyền quảng bá từ nhiều BS  Không cần định vị người dùng di động và định tuyến  Thiết bị nhận không cần có phần cứng phức tạp, giá thấp và kích thước nhỏ  Phổ biến trong nhiều năm nhưng không phát triển nữa do sự cạnh tranh 32
  33. Các hệ thống truyền dữ liệu không dây diện rộng Mobitex  Hệ thống chuyển gói phát triển bởi Ericsson cho các ứng dụng telemetry  Vùng phủ rộng, tốc độ truyền 8 kbps  Các BS gắn trên các tháp, mái nhà  Truy nhập đường truyền được thực hiện nhờ một giao thức kiểu ALOHA  Được triển khai ở thị trường Mỹ năm 1998 cung cấp truy nhập Internet tốc độ thấp 33
  34. Các hệ thống truyền dữ liệu không dây diện rộng Ardis  Hệ thống chuyển mạch phát triển bởi Motorola và IBM  Có hai phiên bản của Ardis còn gọi là DataTAC Mobile Data Communication 4800 (MDC4800), 4.8 kbps Radio Data Link Access Protocol (RD-LAP), 19.2 kbps, tương thích với MDC4800  Sử dụng các BS gắn trên các tháp, mái nhà  Các BS nối với mạng xuơng sống  Truy nhập đường truyền nhờ một giao thức kiểu ALOHA 34
  35. Mạng cục bộ không dây Wireless Local Area Network (WLAN) Truyền dữ liệu tốc độ cao trong một khu vực nhỏ WLAN bắt đầu phát triển vào những năm 1980 Sử dụng dải tần Industrial, Sciencific and Medical (ISM)  Không bản quyền  Giới hạn công suất trên một đơn vị băng thông để giảm nhiễu  WLAN phát triển nhưng không có một chuẩn chung, nhiều sản phẩm nhưng không tương thích Nhóm làm việc IEEE 802.11 có trách nhiệm xác định tiểu chuẩn cho tầng vật lý và MAC của WLAN  Tiêu chuân 802.11 đầu tiên có tốc độ 2 Mbps sử dụng truyền phổ trải rộng trong dải tần ISM hoặc truyền sóng hồng ngoại 35
  36. Mạng cục bộ không dây  Năm 1999, có thêm chuẩn 802.11b 2.4 GHz 11 Mbps  Năm 1999, chuẩn 802.11a 5 GHz 20 – 50 Mbps  Hoạt động trong hai chế độ Infrastructure WLAN  BS Ad hoc  Peer-to-peer Nhóm RES10 của European Telecommunication Standard Instiute (ETSI) 36
  37. Mạng cục bộ không dây  Phát triển High Performance European Radio LAN (HIPERLAN)  5.2 GHz  2 – 25 Mbps  Không phổ biến như IEEE 802.11 37
  38. Wireless ATM (WATM) Năm 1996 hình thành nhóm làm việc HIPERLAN 2  Hệ thống hướng kết nối  Gói tin kích thước cố định  Max 54 Mbps  Hỗ trợ các ứng dụng yêu cầu QoS 38
  39. Personal Area Network (PAN) Truyền thông phạm vi hẹp (trong vòng vài mét) Bắt đầu được nghiên cứu năm 1996 Bắt nguồn từ dự án của Ericsson năm 1994, tên là Bluetooth, mục đích truyền thông không dây giữa điện thoại di động và các phụ kiện Hiện tại đây là một chuẩn công nghiệp và nhiều sản phẩm Bluetooth xuất hiện trên thị trường, từ năm 2001 Bluetooth sử dụng dải tần ISM 2.4 MHz, kênh tiếng nói 64 kbps, kênh dữ liệu max 721 kbps, phạm vi 10 và 100 m 39
  40. PAN HomeRF  Phiên bản gần nhất năm 2001  Tiếng nói: 32 kbps, dữ liệu: max 10 Mbps  2.4 MHz, phạm vi 50 m Năm 1999, IEEE hình thành nhóm 802.15  Liên kết hoạt động của Bluetooth và HomeRF 40
  41. Các hệ thống điện thoại di động thế hệ ba và xa hơn Các hệ thống 2G có tốc độ truyền dữ liệu giới hạn Trong tương lai, các dịch vụ cho điện thoại di động sẽ đa dạng: duyệt web, email, ứng dụng thời gian thực hay video conference Năm 1992, International Telecommunication Union (ITU) bắt đầu làm việc cho các hệ thống di động thế hệ 3 (3G) International Mobile Telecommunication 2000 (IMT-2000) gồm có các tiêu chuẩn:  EDGE TDMA Phát triển từ GSM và IS-136 41
  42. Các hệ thống điện thoại di động thế hệ ba và xa hơn  Max 473 kbps Cdma2000  Tương thích với IS-95  Max 2 Mbps WCDMA  Dựa trên CDMA  Kênh rộng 5 MHz  Max 2 Mbps Mạng di động thế hệ bốn (4G)  IP-based  Tích hợp trong suốt với mạng có dây  Truy nhập các nội dung đa phương tiện  Chưa hoàn toàn xác định 42
  43. Các thách thức đối với mạng không dây Phương tiện truyền không dây không tin cậy  Bị suy yếu và méo  Che giấu sự suy yếu trước các tầng trên  Mô hình phán đoán biểu hiện Sử dụng phổ  Điều chỉnh hiệu quả  Thu hồi được sự đầu tư cho bản quyền sử dụng phổ  Công nghệ sử dụng phổ hiệu quả hơn Quản trị nguồn  Phần cứng  Phần mềm 43
  44. Các thách thức đối với mạng không dây Bảo mật  Dễ bị chặn và nghe trộm  Bảo mật cho các ứng dụng triển khai trên mạng không dây Định vị và định tuyến  Cần thiết có các kỹ thuật hiệu quả để Xác định vị trí của máy di động Hỗ trợ cuộc gọi đang diễn ra trong quá trình chuyển giao Giao diện với mạng có dây  Phát triển các giao thức và giao diện cho phép thiết bị di động kết nối với mạng có dây Vấn đề sức khoẻ 44
  45. Kiến trúc Internet không dây Kiến trúc chung của hệ thống không dây, bao gồm cả kết nối Internet 45
  46. Tôpô của Internet không dây thông dụng Hình sao  Radio Network Controller (RNC) kết nốI điểm điểm vớI các BS  RNC kết nối với nhau  Single-point-of- failure 46
  47. Tôpô của Internet không dây thông dụng Tô pô bao gồm các mạng không dây như PAN, WLAN, WWAN và các thiết bị MAI MAI (Multiple Air Interfaces) 47
  48. Các thiết bị không dây Web phones  HDML&WAP (Mỹ), WAP (châu Âu), i-Mode (Nhật)  Trao đổi tin nhắn, truy nhập Website bằng minibrowser, chạy các ứng dụng cá nhân Wireless handheld devices  Palm Two-way pagers  Cho phép nhận gửi tin nhắn  Minibrowser  Dùng cho các ứng dụng nghiệp vụ 48
  49. Các thiết bị không dây Voice portals  Nói chuyện với các trung tâm thông tin Communication appliances  Camera, đồng hồ, radio Web PCs  Các PC kết nối Internet và có thể truy nhập các dịch vụ di động 49
  50. Hệ điều hành cho thiết bị không dây PalmOS, Windows CE và Windows NT Embeded, Symbian OS Kiến trúc của Symbian OS  Core (lõi) cho mọi thiết bị  System layer: bao gồm các dịch vụ truyền thông và tính toán  User Interface Software do nhà sản xuất cung cấp  Application engines cho phép tạo giao diện người sử dụng 50
  51. WAP Wireless Application Protocol WAP là một tiêu chuẩn biểu diễn và phân phối các dịch vụ không dây trên thiết bị di động Ba lý do Internet không dây cần có giao thức riêng  Tốc độ truyền  Kích thước màn hình: 150 x 150 pixel  Chuyển động trong màn hình Chồng giao thức WAP có 6 tầng  Wireless Application Environment: công cụ Wireless Markup Language và eXtensible Markup Language (XML) 51
  52. WAP  Wireless Session Protocol (WSP): Hướng kết nối hoặc không kết nối Phiên hướng kết nối dùng cho truyền thông hai chiều giữa thiết bị và mạng Phiên không kết nối dùng để truyền quảng bá hoặc streaming  Wireless Transaction Protocol (WTP) Luồng dữ liệu qua mạng Tin cậy hai chiều, tin cậy một chiều, không tin cậy một chiều  Wireless Transport Layer Security (WTLS) Kiểm tra tính toàn vẹn, mã hóa và xác thực máy khách/máy chủ  Wireless Datagram Protocol (WDP): thích nghi WAP với các mạng không dây khác nhau  Network Carrier Method: phụ thuộc nhà cung cấp dịch vụ không dây 52
  53. WAP Tôpô của WAP 53
  54. Các thiết bị không dây tích hợp JAVA Cho phép tải các chương trình JAVA thẳng vào thiết bị Chạy các ứng dụng từ nhiều nền Sử dụng J2ME (Java 2 Platform Mobile Edition), Java cho các thiết bị nhỏ Công nghệ Java có thể triển khai dùng phần mềm hoặc phần cứng Số lượng thiết bị có hỗ trợ Java tăng lên nhiều 54
  55. Các ứng dụng Internet không dây Messaging Applications  e-mail, chat, instant messaging Thương mại di động  Transaction management applications Shopping: online catalogs, shopping cart, back-office functions Purchase for subway or road tolls  Digital content delivery Duyệt thông tin về thời tiết, du lịch, thể thao, chứng khoán Tải các sản phẩm học tập và giải trí Truyền file, hình ảnh, video 55
  56. Các ứng dụng Internet không dây  Telemetry services Thông tin trạng thái, đo đạc, cảm ứng Kết nối với các thiết bị trong nhà, nơi làm việc Kích hoạt các thiết bị từ xa Các ứng dụng cho doanh nghiệp  Ngân hàng  Vận tải  Lực lượng bán hàng  Quan hệ khách hàng 56
  57. Các ứng dụng không dây Nhà cung cấp dịch vụ không dây  Giải trí  Game  Chứng khoán  Tình hình giao thông Mobile Web Services Dậy và học không dây 57