Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 4: Tín dụng và lãi suất tín dụng - Mai Thanh Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 4: Tín dụng và lãi suất tín dụng - Mai Thanh Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_chuong_4_tin_dung_va_l.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 4: Tín dụng và lãi suất tín dụng - Mai Thanh Giang
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD THÁI NGUYÊN KHOA KẾ TOÁN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Giảng viên: Mai Thanh Giang Bộ môn: Tài chính Ngân hàng 1
- CHƯƠNG 4 TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG 2
- NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 1. Khái niệm, phân loại tín dụng 2. Đặc điểm, vai trò của tín dụng 2. Bản chất, chức năng của tín dụng 3. Các hình thức tín dụng 4. Khái niệm, phân loại, ý nghĩa lãi suất tín dụng 5. Vai trò của lãi suất tín dụng 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 7. Phương thức tính lãi 8. Chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam 3
- KHÁI NIỆM TÍN DỤNG Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh có nghĩa là tin tưởng Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là sự vay mượn. (1) Giá trị ( hàng hoá hoặc tiền tệ) Người cho vay Người đi vay (người sở hữu vốn) (người sử dụng vốn) (2) Giá trị (hàng hoá hoặc tiền tệ) 4
- KHÁI NIỆM TÍN DỤNG Một mối quan hệ được xem là quan hệ tín dụng chỉ khi nào nó chứa đựng đầy đủ ba nội dung: (1) Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn. (2) Sự chuyển nhượng này có thời hạn xác định. (3) Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
- KHÁI NIỆM TÍN DỤNG • Tín dụng là các mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. • Quỹ tín dụng (quỹ cho vay) có các đặc trưng sau: + Mục đích sử dụng quỹ tín dụng là cho vay. + Biểu hiện vật chất: vừa dưới hình thức hàng hoá, vừa dưới hình thức tiền tệ. + Sự vận động của quỹ TD theo nguyên tắc hoàn trả và có lợi tức.
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG Thứ nhất, phân phối của tín dụng mang tính hoàn trả. Quá trình vận động tín dụng được thể hiện qua các giai đoạn sau: • Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. • Sử dụng tín dụng (sử dụng vốn vay). • Hoàn trả tín dụng (hoàn trả vốn vay). 7
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG Thứ hai, trong hoạt động của tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả. Thứ ba, là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời. Thứ tư, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. 8
- VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển - Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước - Tín dụng góp phần quan trọng vào việc làm giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông - Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống dân cư 9
- CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG Thứ nhất, chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả. Hai là, chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế bằng tiền 10
- PHÂN LOẠI TÍN DỤNG 1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn - Tín dụng trung hạn - Tín dụng dài hạn 2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động - Tín dụng vốn cố định 3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa - Tín dụng tiêu dùng 11
- PHÂN LOẠI TÍN DỤNG 4. Căn cứ vào chủ thế tín dụng - Tín dụng thương mại - Tín dụng ngân hàng - Tín dụng Nhà nước 5. Căn cứ vào tính chất đảm bảo tiền vay - Tín dụng đảm bảo bằng tài sản - Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản 6. Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng - Tín dụng nội địa - Tín dụng quốc tế 12
- CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG - Tín dụng ngân hàng - Tín dụng thương mại - Tín dụng Nhà nước - Tín dụng doanh nghiệp - Tín dụng thuê mua - Tín dụng tiêu dùng - Tín dụng quốc tế 13
- TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI • Khái niệm • Đối tượng: Hàng hóa • Chủ thể tham gia: Người sản xuất kinh doanh • Đặc điểm của tín dụng thương mại: + TDTM cho vay bằng hàng hóa. + Người cho vay và người vay đều trực tiếp tham gia vào QTSX và lưu thông HH. + Quá trình vận động và phát triển của tín dụng thương TDTM gắn liền với sự vận động của tái sản xuất xã hội. 14
- TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI • Công cụ lưu thông: Thương phiếu Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu bao gồm hồi phiếu và lệnh phiếu. 15
- TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI • Ưu điểm của tín dụng thương mại: + Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa. + Điều tiết vốn một cách trực tiếp giữa các doanh nghiệp. + Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. + Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu và cầm cố thương phiếu.
- TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI • Hạn chế của tín dụng thương mại: + Giới hạn về quy mô. + Thời hạn cho vay chỉ là ngắn hạn. + Tín dụng thương mại chỉ đầu tư một chiều, chứ không thể có quan hệ cho vay ngược lại.
- TÍN DỤNG NGÂN HÀNG • Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và bên kia là các tác nhân (doanh nghiệp, các nhân, tổ chức xã hội ) trong nền kinh tế quốc dân. • Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội • Chủ thể tham gia bao gồm ngân hàng và các chủ thể kinh tế khác. • Công cụ lưu thông là tiền tín dụng, có những đặc điểm như lưu thông vô thời hạn, lưu thông bắt buộc và thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ. 18
- TÍN DỤNG NGÂN HÀNG • Ưu điểm của tín dụng Ngân hàng: + Khối lượng tín dụng lớn. + Thời hạn tín dụng là đa dạng. + Phạm vi hoạt động rộng. • Nhược điểm của tín dụng Ngân hàng. + Độ rủi ro cao đối với ngân hàng khi cho vay các khoản tín dụng lớn và dài hạn. + Đối với người đi vay, lãi suất tín dụng ngân hàng thường cao hơn tín dụng thương mại. 19
- TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC • Khái niệm: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội. • Đối tượng của tín dụng nhà nước là tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. • Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng này là Nhà nước, dân cư, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức tín dụng • Công cụ lưu thông: bằng tiền hoặc hiện vật. 20
- TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC • Ưu điểm của tín dụng nhà nước. + mức độ an toàn cao và độ thanh khoản cao. + Là công cụ bù đắp bội chi ngân sách và điều tiết vĩ mô. • Nhược điểm của tín dụng nhà nước. + Nếu mức độ huy động của nhà nước không hợp lý thì có thể dẫn đến tình trạng chèn lấn đầu tư của tư nhân.
- TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP - Khái niệm - Đặc điểm(đối tượng, chủ thể tham gia, công cụ) - Ưu điểm - Nhược điểm 22
- TÍN DỤNG THUÊ MUA - Khái niệm - Đặc điểm(đối tượng, chủ thể tham gia, công cụ) - Ưu điểm - Nhược điểm 23
- TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - Khái niệm - Đặc điểm(đối tượng, chủ thể tham gia, công cụ) - Ưu điểm - Nhược điểm 24
- TÍN DỤNG QUỐC TẾ - Khái niệm - Đặc điểm(đối tượng, chủ thể tham gia, công cụ) - Ưu điểm - Nhược điểm 25
- LÃI SUẤT • Lợi tức tín dụng là phần giá trị tăng thêm mà người đi vay phải trả cho người cho vay sau khi đã sử dụng số tiền vay trong một thời gian nhất định. • Lợi tức của tín dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tổng số tiền vay và lãi suất. • Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tổng số tiền cho vay.
- Ý NGHĨA CỦA LÃI SUẤT • Lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất hiệu quả của Chính phủ. • Chính sách lãi suất là một công cụ góp phần điều tiết luồng di chuyển vốn và tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá. • Lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân và các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình.
- PHÂN LOẠI LÃI SUẤT TÍN DỤNG 1. Theo thời hạn vay mượn - Lãi suất ngắn hạn - Lãi suất trung hạn - Lãi suất dài hạn 2. Theo sự biến động của giá trị tiền tệ trong vay mượn - Lãi suất danh nghĩa - Lãi suất thực 3. Theo loại tiền vay mượn - Lãi suất nội tệ - Lãi suất ngoại tệ 28
- PHÂN LOẠI LÃI SUẤT TÍN DỤNG 4. Theo mức độ ưu đãi đối với người vay - Lãi suất thường - Lãi suất ưu đãi 5. Theo sự dao động của lãi suất trong thời hạn vay mượn - Lãi suất cố định - Lãi suất khả biến 6. Theo tiêu thức quản lý - Lãi suất chỉ đạo - Lãi suất kinh doanh 7. Theo tiêu thức chấp hành kỳ hạn vay m ượn - Lãi suất quá hạn - Lãi suất đúng hạn 29
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT • Cung cầu về vốn tín dụng. • Ảnh hưởng của rủi ro và kỳ hạn. • Ảnh hưởng của lạm phát. • Ảnh hưởng của chính sách vĩ mô của nhà nước. - Chính sách tài khoá ( Chính sách thuế (T) và chi tiêu của chính phủ (G)) - Chính sách tiền tệ ( tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở) • Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội khác.
- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT • Lãi suất huy động vốn: là mức lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huy động tiền gửi. Rd = Rf + Rtd • Trong đó: Rd : là lãi suất huy động vốn. • Rf : là mức lãi suất phi rủi ro, được xác định thông qua đấu thầu tín phiếu kho bạc. • Rtd : Tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng tự ước lượng.
- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT • Lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường liên ngân hàng. Rcb = Rd + RTN • Trong đó: Rcb : lãi suất cơ bản RTN là tỷ lệ thu nhập do đầu tư của ngân hàng. Rd là mức lãi suất huy động vốn.
- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT • Lãi suất cho vay. R = Rcb + Rth + Rct • Trong đó: R là lãi suất cho vay • Rcb : lãi suất cơ bản • Rth là tỷ lệ điều chỉnh rủi ro kỳ hạn. • Rct là tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh.
- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT • Lãi suất LIBOR hoặc SIBOR. • LIBOR là mức lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London do hiệp hội các ngân hàng đứng đầu ở Anh xác định lúc 11h30. • SIBOR là mức lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng Singapor do hiệp hội các ngân hàng đứng đầu ở Anh xác định.
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI 1. Tính lãi đơn Theo phương thức này, lãi của tất cả các kỳ hạn trong toàn bộ thời hạn vay mượn đều bằng nhau (lãi của kỳ hạn trước không sinh lãi ở kỳ hạn sau trong toàn bộ thời hạn vay mượn) 2. Tính lãi kép Theo phương thức này, lãi của kỳ hạn trước được gộp vào số vốn gốc ban đầu để tính lãi cho kỳ hạn sau (lãi của kỳ hạn trước sinh lãi ở kỳ hạn sau trong toàn bộ thời hạn vay mượn) 35
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN Ví dụ: Ông A gửi 100 triệu đồng ở ngân hàng trong vòng 3 năm, LSTD 10%năm ( lãi suất đơn), rút toàn bộ lãi vào cuối năm thứ 3. Hỏi vào cuối năm thứ 3: - Số lãi ông A nhận được là bao nhiêu? - Số tiền ( bao gồm vốn gốc và lãi ) ông A nhận được là bao nhiêu? 36
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN Cuối năm 1, số lãi ông A có: 100 * 10% = 10 triệu đồng Cuối năm 1, tổng số tiền ông A có: 100 +10 = 110 triệu đồng Cuối năm 2, số lãi ông A có: 100 * 10% = 10 triệu đồng Cuối năm 2, tổng số tiền ông A có: 110 +10 = 120 triệu đồng 37
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN Cuối năm 3, số lãi ông A có: 100 * 10% = 10 triệu đồng Cuối năm 3, tổng số tiền ông A nhận được: 120 +10 = 100 triệu đồng Theo phương thức này, ta nhận thấy lãi của các kỳ hạn tính lãi đều bằng nhau. Ở đây có 3 kỳ hạn tính lãi, vậy lãi của 3 kỳ hạn này là: 100 * 10% * 3 = 30 triệu đồng Cuối năm 3, tổng số tiền ông A nhận được là 100 +30 = 130 triệu đồng 38
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN TỔNG QUÁT I = P0 * R * N PV = P0 + I = P0 + P0 * R * N = P0 ( 1 + R * N ) Trong đó: I: số lãi nhận được sau N kỳ hạn tính lãi của toàn bộ thời hạn vay mượn P0: số vốn gốc vay m ượn ban đầu của thời hạn vay mượn R: LSTD theo từng kỳ hạn N: số kỳ hạn tính lãi trong toàn bộ thời hạn vay mượn PV: số tiền nhận được sau N kỳ hạn tính lãi ( số tiền nhận được ở cuối kỳ hạn tính lãi cuối cùng) 39
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI KÉP Ví dụ: Ông A gửi 100 triệu đồng ở ngân hàng trong vòng 3 năm, LSTD 10%năm ( lãi suất kép), rút toàn bộ lãi vào cuối năm thứ 3. Hỏi vào cuối năm thứ 3 số tiền ( bao gồm vốn gốc và lãi ) ông A nhận được là bao nhiêu? 40
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI KÉP Cuối năm 1, số lãi ông A có: 100 * 10% = 10 triệu đồng Cuối năm 1, tổng số tiền ông A có: 100 +10 = 110 triệu đồng Cuối năm 2, số lãi ông A có: 110 * 10% = 11 triệu đồng Cuối năm 2, tổng số tiền ông A có: 110 +11 = 121 triệu đồng 41
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI KÉP Cuối năm 3, số lãi ông A có: 121 * 10% = 12,1 triệu đồng Cuối năm 3, tổng số tiền ông A nhận được: 121 +12,1 = 133,1 triệu đồng Như vậy, cuối năm 3 số tiền ông A nhận được (bao gồm cả gốc và lãi) theo phương thức tính lãi kép là 133,1 triệu đồng (cao hơn kết quả tính theo phương thức tính lãi đơn – 130 triệu đồng). 42
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI KÉP Cuối năm 1, số lãi ông A có: I = P0 * R Cuối năm 1, tổng số tiền ông A có: PV = P0 + I = P0 + P0 * R = P0 ( 1 + R ) Cuối năm 2, số lãi ông A có: I = P0 ( 1 + R ) * R Cuối năm 2, tổng số tiền ông A có: PV = P0 ( 1 + R )+ I = P0 ( 1 + R ) + P0 ( 1 + R ) * R = P0 ( 1 + R )( 1 + R) = P0 ( 1 + R )2 43
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI KÉP Cuối năm 3, số lãi ông A có: 2 I = P0 ( 1 + R ) * R Cuối năm 3, tổng số tiền ông A nhận được: 2 2 PV = P0 ( 1 + R ) + P0 ( 1 + R ) * R 2 3 = P0 ( 1 + R) ( 1 + R) = P0 ( 1 + R ) 3 Cuối năm thứ 3, số tiền có được là P0 ( 1 + R ) , như vậy có thể tổng quát cuối năm thứ N hay cuối kỳ hạn tính lãi thứ N số tiền có được là N P0 ( 1 + R) 44
- PHƯƠNG THỨC TÍNH LÃI KÉP TỔNG QUÁT N PV = P0 ( 1 + R ) Trong đó: I: số lãi nhận được sau N kỳ hạn tính lãi của toàn bộ thời hạn vay mượn P0: số vốn gốc vay m ượn ban đầu của thời hạn vay mượn R: LSTD theo từng kỳ hạn N: số kỳ hạn tính lãi trong toàn bộ thời hạn vay mượn PV: số tiền nhận được sau N kỳ hạn tính lãi ( số tiền nhận được ở cuối kỳ hạn tính lãi cuối cùng) 45
- CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NHNN VIỆT NAM - Giai đoạn trước năm 1992: Chính sách lãi suất âm - Giai đoạn từ 6/1992 -1995: Chính sách lãi suất dương - Giai đoạn từ 1996 – 1997 : lãi suất theo chỉ đạo của CP - Giai đoạn từ 1998 - 4/2000 : Lãi suất trần - Giai đoạn từ 5/2000 - 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, - Giai đoạn từ 6/2001: tự do hóa lãi suất - Giai đoạn từ 6/2002: cơ chế lãi suất thỏa thuận 46
- CÂU HỎI THẢO LUẬN