Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ 1 - Chương 1: Những nội dung cơ bản về tiền tệ - Nguyễn Thị Ngọc The

ppt 47 trang phuongnguyen 4170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ 1 - Chương 1: Những nội dung cơ bản về tiền tệ - Nguyễn Thị Ngọc The", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_1_chuong_1_nhung_noi_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ 1 - Chương 1: Những nội dung cơ bản về tiền tệ - Nguyễn Thị Ngọc The

  1. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ P1 GV: Nguyễn Thị Ngọc The Email: nguyenngocthe258@gmail.com : 0968 23 26 48
  2. Mục đích Sau khi học xong chương này, SV sẽ trả lời được 04 câu hỏi sau: 1. Tiền tệ là gì? 2. Bản chất, chức năng của tiền tệ ? 3. Lịch sử ra đời các hình thái của tiền tệ? 4. Vai trò của tiền tệ ?
  3. NỘI DUNG I BẢN CHẤT CỦA TiỀN TỆ IIC CHỨC NĂNG CỦA TiỀN TỆ III SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TiỀN TỆ II IV VAI TRÒ CỦA TiỀN TỆ
  4. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.1 Khái niệm: ❖ Tiền tệ : Là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ. ➢ Là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. ➢ Là phương tiện trao đổi được luật pháp thừa nhận.
  5. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.2 Sự ra đời của tiền tệ : Tiền tệ ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
  6. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.2 Sự ra đời của tiền tệ : ❑Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị được biểu hiện qua 4 hình thức : ▪ Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên) ▪ Hình thái giá trị toàn bộ (mở rộng) ▪ Hình thái giá trị chung ▪ Hình thái tiền tệ
  7. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ ❑Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: - Giá trị một vật được biểu hiện bằng một vật khác duy nhất đóng vai trò vật ngang giá “đơn nhất ”. ➢Đặc điểm : oGiá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của giá trị oLao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện lao động cụ thể oLao động tư nhân trở thành lao động xã hội trực tiếp
  8. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ ❑Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: ➢Ví dụ: o 1 con thỏ = 1 con gà o1 con gà = 1 con chó o
  9. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ ❑Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng: - Giá trị một vật được biểu hiện bằng giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa khác, có tác dụng làm vật ngang giá “ vật ngang giá dặc thù ” ➢Đặc điểm : oBiểu hiện tương đối giá trị của một hàng hóa chưa được hoàn tất oCác hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa là thuần nhất, và hết sức rời rạc
  10. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ ❑Hình thái giá trị chung: - Mọi hàng hóa biểu hiện giá trị của mình ở một hàng hóa tượng trưng làm vật ngang giá chung – “hàng hóa”. ➢Đặc điểm : oSản phẩm hàng hóa trao đổi gián tiếp thông qua vật ngang giá chung oTrao đổi thuận tiện, đơn giản oHình thái giá trị phổ biến, được xã hội thừa nhận
  11. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ ❑Hình thái tiền tệ : - Tiền tệ ra đời làm vật ngang giá chung duy nhất cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ thuận tiện hơn. ➢Đặc điểm : oKhắc phục tình trạng nhiều vật ngang giá chung gây khó khăn cho trao đổi hàng hóa. oVật ngang giá chung bằng kim loại thay thế vật ngang giá chung khác oVàng , bạc chiếm ưu thế tuyệt đối và cuối dùng cố định ở Vàng => Chế độ tiền tệ mới được xác lập
  12. II.CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 3 chức năng: ❖Phương tiện trao đổi ❖Đơn vị đo lường giá trị ❖Phương tiện dữu trữ về mặt giá trị
  13. I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.3 Bản chất của tiền tệ : Tiền tệ là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ.
  14. II.CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ❑PHƯƠNG TIỆN TRAO ĐỔI: - Tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi được dùng để thanh toán lấy hàng hoá và dịch vụ. -Tiền làm một phương tiện trao đổi giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế: vì loại bỏ được nhiều thời gian dành cho việc đổi chác hàng hoá hay dịch vụ  Khuyến khích chuyên môn hoá và phân công lao động XH.
  15. II.CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ❖Điều kiện để tiền làm tốt chức năng phương tiện trao đổi: + Phải được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng để thuận tiện cho việc xác định giá trị của nó + Phải được chấp nhận một cách rộng rãi + Có thể chia nhỏ được nhờ đó dễ “đổi chác” + Phải dễ chuyên chở + Phải không bị hư hỏng một cách nhanh chóng
  16. II.CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ❑ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ : - Nghĩa là: tiền được dùng để đo các giá trị của hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế => Nhờ đó người ta có thể định giá cho tất cả các mặt hàng. - Là chức năng quan trọng của tiền tệ. Khi nền sản xuất xã hội càng phát triển thì lợi ích của chức năng đo luờng giá trị của tiền tệ cũng phát triển theo.
  17. II.CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ❑PHƯƠNG TIỆN DỰ TRỮ VỀ MẶT GIÁ TRỊ: - Tiền tệ là nơi chứa sức mua hàng hoá trong một thời gian nhất định. Một nơi chứa giá trị được dùng để tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc chi tiêu.(Chức năng này là quan trọng ) - Tiền làm được chức năng này vì tiền là một tài sản có tính lỏng cao nhất (liquidity). Bởi vì nó dễ dàng trao đổi ra hàng hoá khác mà không cần phải qua trung gian nào.
  18. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ Các hình Hình thức thức tiền tệ khác Hình thức tiền giấy hóa tệ
  19. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 3.1 Hóa tệ (Commodities Money): Tiền tệ là vật ngang giá chung biểu hiện dưới dạng hàng hóa hay hóa tệ .
  20. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 3.1 Hóa tệ Hóa tệ phi kim loại Phân loại : Hóa tệ kim loại
  21. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 3.2 Tiền giấy (Giấy bạc ngân hàng ): Tiền giấy do NHTW phát hành ra, và được lưu thông rộng rãi trong nền kinh tế dùng làm phương tiện trao đổi và thanh toán HHDV.
  22. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 3.2 Tiền giấy Giấy bạc ngân hàng Tên gọi Tiền trung ương
  23. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ ❑Tính thuận tiện của tiền giấy (Giấy bạc ngân hàng ): o Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi HH, thanh toán nợ o Thuận tiện khi thực hiện chứ năng phương tiện dữ trữ của cải dưới hình thức giá trị o Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá trị lớn hay nhỏ được biểu hiện o Bằng chế độ độc quyền phát hành giấy bạc với những quy định nghiêm ngặt của CP, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó.
  24. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 3.3 Các hình thức tiền tệ khác : Tiền ghi sổ Tiền điện tử
  25. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ ❑Các hình thức giao dịch tiền điện tử hiện nay : ❖Thẻ rút tiền ATM (ATM card-Bank card) : • Được dùng để rút tiền hoặc chuyển khoản thông qua máy rút tiền tự động ATM ( Automated Teller Machine). • Số tiền trong tài khoản phải có trong tài khoản thẻ trên 50.000 VND
  26. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ ❑Các hình thức giao dịch tiền điện tử hiện nay : ❖Thẻ tín dụng (Credit card): • Các tổ chức phát hành thẻ đảm bảo họ sẽ thanh tóan tiền mua hàng hóa dịch vụ cho người bán. • Số tiền đó sẽ được người mua thanh tóan lại cho tổ chức tín dụng sau một thời gian nhất định.
  27. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ ❑Các hình thức giao dịch tiền điện tử hiện nay : ❖Thẻ ghi nợ (Debit card): • Đây là thẻ sử dụng tiền trong tài khỏan. • Khi thanh tóan người thu tiền sẽ yêu cầu chủ thẻ ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ. • Sau đó, một số ngày nhất định (thường 2 ngày) tiền sẽ đuợc chuyển từ chủ thẻ sang tài khỏan người bán.
  28. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ ❑Gần đây xuất hiện một lọai thẻ mới: thẻ thông minh (smart card): - Là dạng thẻ ghi nợ cho phép lưu trữ ngay trên thẻ một lượng tiền số (digital cash).Tiền số này có thể nạp từ tài khỏan ở ngân hàng vào thẻ thông minh qua máy ATM, máy tính cá nhân hoặc các điện thọai có trang bị bộ phận nạp tiền. - Các thẻ thông minh hơn gọi là super smart card
  29. Thẻ ghi nợ (Debit Card)
  30. Thẻ tín dụng (Credit card)
  31. Visa Card
  32. Master Card
  33. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
  34. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
  35. III.SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
  36. IV. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ Sự phát triển của vai trò tiền tệ : Vai trò của tiền tệ thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thể hiện qua sơ đồ: Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn SX trực tiếp SX gián tiếp SX gián tiếp (Tiền chưa (hàng đổi hàng (sử dụng tiền làm xuất hiện) H-H) phương tiện trao đổi) H-H H-VTG-H  H-T-H 36
  37. IV. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ BA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ ❑Giai đoạn đầu: Trước thế kỷ 17 ❑Giai đoạn hai : Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19 ❑Giai đoạn ba : Giữa thế kỷ 19 đến nay 37
  38. IV. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ ❑Giai đoạn đầu: trước thế kỷ 17 : Coi trọng trao đổi hàng hóa chủ yếu. o Bệnh sùng bái tiền (phái trọng thương) và tích luỹ quý kim của các nền kinh tế đã đưa đến nhiều hậu quả xấu trong sản xuất lưu thông. Khiến người ta phải xác định lại nhận thức về vai trò của tiền. o Dùng quý kim để làm tiền tệ (vàng, bạc). o Tiền giấy chưa lưu hành rộng rãi. o Hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ toàn bộ qua vàng, bạc 38
  39. IV. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ ❑Nội dung của “thuyết trọng thương”: - Thuyết này cho rằng tài sản và quyền lực của các quốc gia được đo lường bằng mức độ tích lũy "vàng và bạc", và muốn có hai quý kim này, các quốc gia phải đi chiếm đoạt các thuộc địa, không coi trọng mức sống của người dân hay các thước đo lường kinh tế khác. - Thuyết này cho rằng tài nguyên của thế giới có giới hạn, nên một quốc gia giàu lên thì các quốc gia khác phải nghèo khó đi, các quốc gia phải xuất khẩu nhiều sản phẩm kỹ nghệ, nhập khẩu nguyên liệu rẻ từ các thuộc địa và đây là các thị trường tiêu thụ.
  40. IV. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ ❑Giai đoạn 2: Các nhà kinh tế của châu Âu xác định tiền không phải là mục tiêu của thương mại. Nó là phương tiện để mọi người trao đổi hàng hoá lẫn nhau. o Hai nhà kinh tế học : + A.Smith (1723-1790) +D.Ricardo (1772-1824) => Đều cho rằng tiền tệ hầu như không có tác dụng thực sự đối với đời sống kinh tế. Nó chỉ là một guồng máy chuyển tiếp thụ động. => Đến thế kỷ 19 người ta bắt đầu thấy tác động quan trọng của tiền về cả mặt xấu và mặt tốt. 40
  41. Adam Smith Là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học người Scotland. Adam Smith (1723 – 1790)
  42. Ông là nhà kinh tế nổi tiếngngười Anh D.RICARDO (1772 -1824) 42
  43. ❑ Giai đoạn 3: (giữa thế kỷ 19 trở đi) o Bắt đầu nhận thức vai trò quan trọng của tiền đối với đời sống kinh tế của đất nước. o J.M.Keynes được đánh giá là người đặt nền tảng cho “khoa học kinh tế hiện đại” khi ông cho rằng tiền có vai trò quan trọng nhưng không phải là một phương tiện tự nó đủ sức giải quyết các vấn đề kinh tế mà phải vận dụng thêm công cụ tài chính. o Sau đó, thuyết này bị Milton Friedman kịch liệt chỉ trích. Ông này theo phái “duy tiền” (monetarism), đưa ra một kiểu mẫu kinh tế trong đó nền kinh tế tự nó sửa đổi.
  44. ❑Chủ nghĩa Keynes: (Chủ nghĩa tư bản tự do) - Do nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh: John Maynard Keynes đặt nền móng với tác phẩm “Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1939) - Cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, chủ nghĩa kinh tế tự do mới đã bắt đầu phê phán mạnh mẽ các lý luận của chủ nghĩa Keynes. 44
  45. ❑Milton Friedman:(Phái duy tiền ) - Có những đóng góp lớn lao trong các lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, lịch sử kinh tế và thống kê. Friedman ủng hộ chủ nghĩa tư bản tự do. - Trong cuốn Capitalism and Freedom (Tư bản và Tự do, 1962), ông ủng hộ việc tối thiểu hóa vai trò của Nhà nước trong Milton Friedman kinh tế thị trường tự do để đạt ( 1912 - 2006) được sự tự do về chính trị và xã hội. 45
  46. IV. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ 4.3 Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường ❑ Là công cụ thực hiện yêu cầu hoạch toán kinh tế ❑Là công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế ❑Công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia 46