Bài giảng Lý thuyết kinh tế học vi mô - Chương 10: Mô hình cân bằng cạnh tranh bộ phận - Đinh Thiện Đức

pdf 43 trang phuongnguyen 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết kinh tế học vi mô - Chương 10: Mô hình cân bằng cạnh tranh bộ phận - Đinh Thiện Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_10_mo_hinh_can.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết kinh tế học vi mô - Chương 10: Mô hình cân bằng cạnh tranh bộ phận - Đinh Thiện Đức

  1. Chương 10 MÔ HÌNH CÂN BẰNG CẠNH TRANH BỘ PHẬN Copyright ©2007 FOE. All rights reserved.
  2. Phản ứng của cung theo thời gian • Trong phân tích về giá cạnh tranh, yếu tố thời gian rất quan trọng – Thời gian rất ngắn – Ngắn hạn – Dài hạn
  3. Giá trong thời gian rất ngắn • Trong thời gian rất ngắn (hoặc giai đoạn thị trường), không có phản ứng của cung khi các điều kiện thị trường thay đổi – Giá hoạt động chỉ theo sự thay đổi của cầu • Giá sẽ điều chỉnh theo thị trường tự do – Đường cung là đường thẳng đứng
  4. Giá trong thời gian rất ngắn P S Khi sản lượng cố định trong thời gian rất ngắn, giá sẽ tăng từ P1 lên P2 khi cầu tăng từ D đến D’ P2 P1 D’ D Q Q*
  5. Xác định giá ngắn hạn • Số lượng hãng hoạt động trong ngành là cố định • Các hãng có thể điều chỉnh sản lượng họ sản xuất ra – Họ có thể làm điều đó thông qua lựa chọn mức đầu vào biến đổi sẽ thuê
  6. Cạnh tranh hoàn hảo • Ngành cạnh tranh hoàn hảo là một ngành dựa trên các giả thiết sau: – Số lượng các hãng lớn, các hãng sản xuất một loại sản phẩm đồng nhất – Các hãng đều cố gắng tối đa hoá lợi nhuận – Hãng là người chấp nhận giá • Hành động của hãng không làm ảnh hưởng đến giá thị trường – Thông tin trên thị trường hoàn hảo – Không có chi phí vận chuyển
  7. Cung ngắn hạn của thị trường • Lượng cung cho toàn bộ thị trường trong ngắn hạn là tổng lượng cung của các hãng theo chiều ngang – Lượng cung của mỗi hãng phụ thuộc vào mức giá • Đường cung ngắn hạn thị trường sẽ dốc lên do đường cung ngắn hạn của hãng là đường dốc lên
  8. Cung ngắn hạn của thị trường Để xác định đường cung thị trường, chúng ta giả định lượng cung tại mỗi mức giá như sau (a) (b) l (c) Giá Giá Giá S = ΣMC MCA MCB G P2 P2 P2 F P1 P1 P1 q A1 q A2 q B1 q B2 (qA1 + q B1) (qA2 + q B2) Sản lượng Sản lượng Sản lượng
  9. Hàm cung ngắn hạn của thị trường • Hàm cung ngắn hạn của thị trường thể hiện tổng lượng cung của mỗi hãng trên thị trường n Qs (P, r, w)  qi (P, r, w) i 1 • Các hãng được giả định gặp cùng một mức giá trên thị trường và cùng giá đầu vào như nhau
  10. Co giãn của cung ngắn hạn • Co giãn của cung ngắn hạn mô tả phản ứng của lượng cung khi giá thị trường thay đổi % Q QS P eS,P  % P P QS • Do giá và lượng cung thuận chiều nên eS,P > 0
  11. Xác định giá cân bằng • Giá cân bằng là mức giá ở đó lượng cung và lượng cầu bằng nhau – Không có người bán hoặc người mua thì không có các quyết định kinh tế • Xác định giá cân bằng (P*) là giải phương trình: QD (P*, P', I ) QS (P*, r, w)
  12. Xác định giá cân bằng • Giá cân bằng phụ thuộc vào nhiều nhân tố ngoại sinh – Thay đổi bất cứ nhân tố ngoại sinh nào sẽ gây ra sự thay đổi giá cân bằng
  13. Xác định giá cân bằng Điểm giao nhau giữa cung P và cầu thị trường sẽ xác định S giá cân bằng P1 D Q1 Q
  14. Xác định giá cân bằng Nếu nhiều người mua tham gia vào thị trường làm tăng P cầu, đường cầu thị trường dịch S sang phải P2 Giá và lượng cân bằng đều tăng P1 D’ D Q1 Q2 Q
  15. Xác định giá cân bằng Nếu giá thị trường tăng, hãng sẽ tăng mức sản lượng P SMC SATC Đây là phản ứng của cung P2 ngắn hạn khi giá thị trường P 1 tăng q1 q2 Q
  16. Dịch chuyển đường cung và cầu • Đường cầu dịch chuyển là do – Thu nhập thay đổi – Giá hàng hoá liên quan thay đổi – Thị hiếu thay đổi • Đường cung dịch chuyển là do – Thay đổi giá đầu vào – Thay đổi công nghệ – Thay đổi số lượng người sản xuất
  17. Dịch chuyển đường cung và cầu • Khi đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển, giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi • Mức độ thay đổi đó phụ thuộc vào độ dốc tương đối của cả đường cung và đường cầu
  18. Dịch chuyển cung Giá tăng ít, Giá tăng nhiều, lượng giảm lớn lượng giảm ít P S’ P S’ S S P’ P’ P P D D Q’ Q Q Q’Q Q Cầu co giãn Cầu không co giãn
  19. Dịch chuyển cầu Giá tăng ít, Giá tăng nhiều, lượng tăng lớn lượng tăng ít P P S S P’ P’ P P D’ D’ D D Q Q’ Q Q Q’ Q Cung co giãn Cung không co giãn
  20. Phân tích dài hạn • Trong dài hạn, hãng có thể thích ứng với mọi đầu vào để thích nghi với các điều kiện thị trường – Tối đa hoá lợi nhuận đối với hãng chấp nhận giá thể hiện rằng P = LMC • Các hãng có thể gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành trong dài hạn – Cạnh tranh hoàn hảo giả định không có chi phí gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường
  21. Phân tích dài hạn • Các hãng mới sẽ bị lôi cuốn vào bất cứ thị trường nào có lợi nhuận kinh tế lớn hơn không – Sự gia nhập sẽ làm đường cung ngắn hạn của thị trường dịch chuyển sang phải – Giá thị trường và lợi nhuận của hãng giảm – Quá trình này tiếp tục đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không
  22. Phân tích dài hạn • Các hãng đang tồn tại sẽ rời bỏ ngành nếu lợi nhuận kinh tế âm – Việc rút lui sẽ làm đường cung ngắn hạn của thị trường dịch chuyển sang trái – Giá thị trường tăng và giảm thua lỗ – Quá trình này tiếp tục cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không
  23. Cân bằng cạnh tranh dài hạn • Ngành cạnh tranh hoàn hảo cân bằng dài hạn nếu không có động lực để các hãng tối đa hoá lợi nhuận bằng gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành – Xảy ra khi số lượng các hãng đạt điều kiện P = MC = ATC và mỗi hãng hoạt động ở mức tối thiểu của ATC
  24. Cân bằng cạnh tranh dài hạn • Chúng ta giả định rằng các hãng trong ngành có cùng cấu trúc chi phí – Không hãng nào kiểm soát được nguồn lực đặc thù và công nghệ • Cân bằng dài hạn đòi hỏi mỗi hãng có lợi nhuận kinh tế bằng không
  25. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí không đổi • Giả sử sự gia nhập của các hãng mới vào trong ngành không làm thay đổi chi phí đầu vào – Mặc dù có nhiều hãng gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành, đường chi phí của hãng không thay đổi • Điều này thể hiện ngành có chi phí không đổi
  26. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí không đổi Đây là cân bằng dài hạn của ngành P = MC = AC P SMC MC P S AC P1 D q1 Q Q1 Q Hãng Ngành
  27. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí không đổi Giả sử cầu thị trường tăng lên D’ Giá thị trường tăng lên P2 P SMC MC P S AC P2 P1 D’ D q1 Q Q1 Q2 Q Hãng Ngành
  28. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí không đổi Trong ngắn hạn, các hãng tăng sản lượng lên q2 Lợi nhuận kinh tế > 0 P SMC MC P S AC P2 P1 D’ D q1 q2 Q Q1 Q2 Q Hãng Ngành
  29. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí không đổi Trong dài hạn, các hãng mới gia nhập ngành Lợi nhuận lại giảm xuống bằng 0 P SMC MC P S S’ AC P1 D’ D q1 Q Q1 Q3 Q Hãng Ngành
  30. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí không đổi Đường cung dài hạn sẽ là đường nắm ngang tại P1 P SMC MC P S S’ AC P1 LS D’ D q1 Q Q1 Q3 Q Hãng Ngành
  31. Độ dốc của đường cung dài hạn • Điều kiện lợi nhuận bằng không là nhân tố xác định độ dốc của đường cung dài hạn – Nếu chi phí bình quân không đổi khi hãng gia nhập, đường cung dài hạn nằm ngang – Nếu chi phí bình quân tăng khi hãng gia nhập, đường cung dài hạn sẽ dốc lên – Nếu chi phí bình quân giảm khi hãng gia nhập, đường cung dài hạn sẽ dốc xuống
  32. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí tăng • Sự gia nhập của hãng mới sẽ làm tăng chi phí bình quân của hãng – Giá của các nguồn lực khan hiếm tăng – Các hãng mới sẽ làm tăng chi phí bên ngoài của các hãng đang ở trong ngành – Các hãng mới có thể tăng cầu đối với các dịch vụ tài chính
  33. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí tăng Giả sử ngành đang cân bằng dài hạn P = MC = AC P P SMC MC S AC P1 D q1 Q Q1 Q Hãng (trước khi gia nhập) Thị trường
  34. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí tăng Giả sử cầu thị trường tăng lên D’ Giá thị trường tăng lên P2, hãng tăng sản lượng lên q2 P P SMC MC S AC P2 P1 D’ D q1 q2 Q Q1 Q2 Q Hãng (trước khi gia nhập) Thị trường
  35. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí tăng Lợi nhuận dương khuyến khích sự gia nhập và cung tăng Sự gia nhập mới làm tăng chi phí của các hãng P P SMC’ MC’ S S’ AC’ P3 P1 D’ D q3 Q Q1 Q3 Q Hãng (sau khi gia nhập) Thị trường
  36. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí tăng Đường cung dài hạn của ngành sẽ dốc lên P P SMC’ MC’ S S’ AC’ LS P3 P1 D’ D q3 Q Q1 Q3 Q Hãng (sau khi gia nhập) Thị trường
  37. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí giảm • Sự gia nhập của các hãng mới sẽ làm giảm chi phí bình quân của các hãng – Các hãng mới có thể thu hút được nhiều lao động được đào tạo – Sự gia nhập của các hãng mới có thể cung cấp nhiều vốn cho công nghiệp hoá • Cho phép phát triển giao thông và mạng lưới viễn thông thuận lợi hơn
  38. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí giảm Giả sử ngành đang cân bằng dài hạn P = MC = AC P P SMC MC S AC P1 D q1 Q Q1 Q Hãng (trước khi gia nhập) Thị trường
  39. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí giảm Giả sử cầu thị trường tăng lên D’ Giá thị trường tăng lên P2, hãng tăng sản lượng lên q2 P P SMC MC S AC P2 P1 D’ D q1 q2 Q Q1 Q2 Q Hãng (trước khi gia nhập) Thị trường
  40. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí giảm Lợi nhuận dương khuyến khích sự gia nhập và cung tăng Sự gia nhập mới làm giảm chi phí của các hãng P P SMC’ MC’ S S’ AC’ P1 P3 D’ D q1 q3 Q Q1 Q3 Q Hãng (sau khi gia nhập) Thị trường
  41. Cân bằng dài hạn: trường hợp chi phí giảm Đường cung dài hạn của ngành sẽ dốc xuống P P SMC’ MC’ S S’ AC’ P1 P 3 D D’ LS q1 q3 Q Q1 Q3 Q Hãng (sau khi gia nhập) Thị trường
  42. Phân loại đường cung dài hạn • Ngành có chi phí không đổi – Gia nhập mới không ảnh hưởng đến chi phí – Đường cung dài hạn nằm ngang tại mức giá cân bằng dài hạn • Ngành có chi phí tăng – Gia nhập mới làm tăng chi phí đầu vào – Đường cung dài hạn dốc lên
  43. Phân loại đường cung dài hạn • Ngành có chi phí giảm – Gia nhập mới làm giảm chi phí đầu vào – Đường cung dài hạn dốc xuống