Bài giảng Lý thuyết Giáo dục thể chất (Tiếp)

pdf 44 trang phuongnguyen 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết Giáo dục thể chất (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_giao_duc_the_chat_tiep.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết Giáo dục thể chất (Tiếp)

  1. BÀI 4: CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT Nguyên tắc tập luyện TDTT là những nguyên tắc chuẩn mà mọi người tham gia tập luyện TDTT đều phải tuân thủ trong quá trình tập luyện. Nghĩa là những khái quát và những tổng kết kinh nghiệm tập luyện TDTT trong thời gian dài, nó cũng phản ánh quy luật khách quan của tập luyện TDTT. Thực tế tập luyện TDTT đã cho chúng ta thấy bất kể một hành vi tập luyện TDTT có hiệu quả sớm thường là kết quả của việc tự giác hay không tự giác tuân theo một số nguyên tắc tập luyện. Việc tập luyện TDTT không thể tách rời những nguyên tắc tập luyện đúng đắn, bắt buộc phải hiểu và nắm bắt cũng như tuân theo những nguyên tắc tập luyện TDTT. I. Nguyên tắc tự giác tích cực Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập, được bắt nguồn từ thái độ học tập tốt, cố gắng nắm được những kỹ năng, kỹ xảo cùng hiểu biết có liên quan, phát triển thể chất và tinh thần. Rõ ràng tính hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác, tích cực của sinh viên. Để phát huy được tính tự giác, tích cực của sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giáo dục thái độ tự giác và ứh ng thú bền vững đối với mục đích tập luyện chung cũng nhƣ các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập Động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động. Động cơ tham gia tập luyện rất đa dạng, ở mỗi lứa tuổi, mỗi người khác nhau. Vì vậy phải xây dựng động cơ đúng đắn cho sinh viên và người tập. Do đó người cán bộ phải biết cách làm cho người tập hiểu được ý nghĩa chân chính của hoạt động TDTT, hiểu được bản chất xã hội của TDTT như một phương tiện để phát triển cân đối toàn diện cơ thể, củng cố và nâng cao sức khỏe, chuẩn bị cho lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc. Hứng thú là hình thức biểu hiện của động cơ – đó là sự tập trung tích cực sự chú ý và ý nghĩa về một đối tượng, một hoạt động nhất định. Hứng thú giữ vai trò quan trọng trong thái độ tích cực, tự giác học tập của sinh viên. Vì vậy, việc xây dựng hứng thú là cơ sở vững chắc phát huy tính tự giác tích cực cho sinh viên. Hứng thú được biểu hiện dưới 2 hình thức: + Hứng thú nhất thời: biểu hiện thái độ tích cực trong buổi tập khi có các hình thức tập luyện hợp lý, hấp dẫn. Xây dựng hứng thú nhất thời bằng các phương pháp sau: - Tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn bằng các hình thức buổi tập hợp lý. - Tăng cường các cuộc thi đấu nhỏ và sử dụng phương pháp trò chơi. - Sử dụng các hình thức mẫu trực quan, hợp lý, đẹp để tăng tính nghệ thật của động tác + Hứng thú bền vững: là hứng thú biểu hiện trong suốt quá trình học tập. Vì vậy, trong quá trình GDTC phải xây dựng hứng thú bền vững cho sinh viên, tức là làm cho sinh viên hiểu được ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT. Điều đó sẽ tạo cho sinh viên cũng như người tập có thái độ tự giác, tích cực trong suốt quá trình tập luyện. 29
  2. 2. Kích thích việc phân tích một cách có ý thức việc kiểm tra và dùng sức hợp lý khi thực hiện các bài tập thể chất. Trong GDTC chỉ có thể lặp lại động tác một cách thường xuyên, liên tục, có phân tích chỉ rõ những ưu nhược điểm thì người tập mới nhanh chóng nắm được kỹ thuật động tác và mới nâng cao được hiệu quả của các lần thực hiện động tác. Ngoài vai trò chủ đạo của giảng viên trong đánh giá và uốn nắn hoạt động của người tập thì kết quả của việc tập luyện phụ thuộc vào sự tự đánh giá của người tập, kể cả năng lực tự đánh giá các thông số về không gian, thời gian và mức độ dùng sức trong quá trình thực hiện động tác. Do vậy, trong quá trình giảng dạy, để đạt được hiệu quả cao cần nâng cao khả năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng cách thông tin cấp tốc các thông số động tác, tập luyện bằng tư duy 3. Phải giáo dục tính tự lập, chủ động, sáng ạt o của sinh viên Tính tự lập, chủ động và sáng tạo là cơ sở để nâng cao hiệu quả vận động. Vì vậy phải giáo dục cho sinh viên những kỹ năng tự giải quyết các nhiệm vụ vận động và sử dụng hợp lý các phương tiện, phương pháp GDTC. Muốn vậy phải truyền thụ có hệ thống cho người tập các kiến thức nhất định trong GDTC, phải phát triển ở họ các kỹ xảo sư phạm cho dù là đơn giản nhất, cũng như kỹ xảo tự kiểm tra. II. Nguyên tắc trực quan 1. Khái niệm và bản chất 1.1. Khái niệm Trực quan là sự tác động trực tiếp của thế giới khách quan vào các giác quan của con người. Trực quan có 2 loại: Trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp. *Trực quan trực tiếp: là những tác động vào các giác quan làm cho ta có hình ảnh sống của hoạt động đó. Ví dụ: Giảng viên làm mẫu, thị phạm *Trực quan gián tiếp: là những tác động vào các giác quan không phải là những hình ảnh sống. Ví dụ: quan sát tranh, phim, ảnh hay mô hình Lời nói với ý nghĩa đầy đủ và phù hợp với kinh nghiệm vận động của người tập cũng thuộc về trực quan gián tiếp. Mối quan hệ giữa trực quan gián tiếp và trực quan trực tiếp: Mỗi loại trực quan trong quá trình GDTC đều có tầm quan trọng đặc biệt. Trực quan trực tiếp là cơ sở cho trực quan gián tiếp, trực quan gián tiếp bổ sung cho trực quan trực tiếp. Chính xác hơn, dễ hiểu hơn khi chi tiết và cấu trúc động tác mà thông qua trực quan trực tiếp khó quan sát hoặc hoàn toàn không nhìn thấy. Ví dụ: những chi tiết kỹ thuật động tác không thể nhìn thấy bằng mắt mà phải thông qua quan sát trên phim quay chậm. 1.2. Bản chất Muốn đảm bảo hiệu quả của GDTC thì nhất thiết phải sử dụng 2 loại trực quan để người tập có biểu tượng vận động đúng. 2. Cơ sở của nguyên tắc Căn cứ vào quy luật của quá trình nhận thức (trực quan - tư duy - thực tiễn). Xuất phát từ nhiệm vụ của quá trình GDTC là cần phải phát triển tất cả các giác quan. 30
  3. 3. Trực quan là tiền đề để tiếp thu động tác Muốn tiếp thu động tác phải xây dựng biểu tượng đúng về động tác đó. Biểu tượng động tác chỉ xuất hiện khi người tập được quan sát động tác (thông qua trực quan). Để các loại trực quan tạo ra tiền đề tiếp thu động tác người ta cần tiến hành theo 2 cách: - Học các loại động tác mới trên cơ sở tiếp thu tốt động tác cũ và tuân thủ trình tự giảng dạy hợp lý. - Sử dụng tổng hợp các loại trực quan khác nhau. 4. Trực quan là điều kiện để hoàn thành động tác Dạy học động tác ở giai đoạn đầu cần phải sử dụng trực quan để xây dựng kỹ thuật động tác. Sang giai đoạn sau vẫn phải sử dụng trực quan để hoàn thành chi tiết kỹ thuật động tác và xây dựng cảm giác chuyên môn của động tác. Ví dụ: đối với những động tác khó, khi người học được quan sát các hình ảnh qua phim quay chậm sẽ quan sát được các chi tiết kỹ thuật động tác, đặc biệt xây dựng nhanh chóng cảm giác chuyên môn trong quá trình hoàn thiện động tác. Trong giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật động tác thì trực quan gián tiếp nổi lên hàng đầu vì trong giai đoạn này vai trò của cơ quan phân tích vận động và các cách thức đảm bảo trực quan lại tăng đáng kể. Các cơ quan cảm giác ngày càng phối hợp nhau chặt chẽ để điều khiển hoàn chỉnh động tác. Song sự tác động lên nhiều giác quan cùng một lúc trong điều kiện vận động phức tạp không phải lúc nào cũng tốt, có khi sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, trong thực tế cần phải hạn chế sự tác động vào nhiều giác quan cùng một lúc. 5. Những yêu cầu đảm bảo tính trực quan - Sử dụng phương tiện trực quan phải phù hợp với lứa tuổi. - Phải xác định rõ mục đích trực quan cho sinh viên. - Đảm bảo tính tích cực, tự giác tư duy của sinh viên. - Tỷ lệ giữa trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp phải phù hợp vời từng giai đoạn giảng dạy. - Hình ảnh trực quan phải tác động tốt vào các giác quan. III. Nguyên tắc thích hợp, cá biệt hóa 4. Bản chất Trong GDTC, khi đưa ra một yêu cầu nào đó thì phải tương ứng với khả năng người tập và phải tính toán đến đặc điểm cá nhân của người đó như: lứa tuổi, giới tính, trình độ chuẩn bị thể lực thì mới mang lại hiệu quả. 5. Cơ sở của nguyên tắc Xuất phát từ nguyên tắc nâng cao sức khỏe. Yêu cầu phù hợp với người tậpđể phát huy được tính tự giác, tích cực của người tập nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình GDTC. 6. Các yêu cầu của nguyên tắc * Lượng vận động phải vừa sức với người tập, nghĩa là LVĐ không quá cao và cũng không quá thấp có kích thích sự phát triển cho người tập. Muốn xác định được LVĐ vừa sức thì trong quá trình xây dựng nội dung học tập phải căn cứ vào chương trình chung và cần kiểm tra y học, kiểm tra sư phạm thường xuyên để xác định trạng thái chức năng cơ thể của người tập mà thay đổi LVĐ cho phù hợp. 31
  4. * Phải đảm bảo tính kế thừa giữa các buổi tập và trình tự động tác khác nhau. Buổi tập trước trở thành bậc thang cho buổi tập tiếp theo. * Phải tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, nghĩa là phải tăng từ từ các yêu cầu tập luyện bởi vì các chức phận của cở thể cần có thời gian để thích nghi. * Phải sử dụng nhiều các phương tiện chuyên môn: bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt trong buổi học động tác tạo thuận lợi nhanh chóng đạt được hiệu quả trong quá trình GDTC. 4. GDTC phù hợp với các yêu cầu cá nhân Trong quá trình GDTC việc sử dụng các phương tiện, phương pháp, các điều kiện tiến hành tập luyện phải phù hợp với đặc điểm cá nhân để đảm bảo phát triển năng lực của họ ở mức cao nhất. Nếu LVĐ quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tập hoặc yêu cầu quá cao trong quá trình tiếp thu động tác cũng không đạt hiệu quả trong việc trang bị những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết Vấn đề cá biệt hóa trong GDTC thường tiến hành theo 2 hướng chính: + Chuẩn bị chung: Biểu hiện ở những yêu cầu tập luyện như nhau nhằm trang bị cho họ một số kỹ năng, kỹ xảo vận động quan trọng trong cuộc sống và những tri thức có liên quan, đồng thời phát triển tố chất thể lực. Trong quá trình đó cũng có những yêu cầu riêng để phù hợp với đặc điểm cá nhân hoặc có thể cá biệt hóa theo yêu cầu chung bằng con đường riêng. + Chuyên môn hóa: Biểu hiện ở những hoạt động lựa chọn làm nội dung chuyên môn hóa phải phù hợp với đặc điểm cá nhân. Ngay trong cùng một chuyên môn sâu, mức độ phấn đấu bằng những con đường thực hiện ở mỗi người cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân từng người. Chú ý: - Bên cạnh việc GDTC phù hợp với đặc điểm cá nhân thì GDTC còn dựa vào quy luật chung nhất của giáo dục, không được đem sự đối xử cá biệt đối lập với những con đường chung của quá trình GDTC. - Quá trình GDTC không chỉ chạy theo đặc điểm cá nhân người tập mà còn phải chỉ đạo các đặc điểm cá nhân đó cho phù hợp với GDTC. IV. Nguyên tắc hệ thống 3. Tính thƣờng xuyên của các buổi tập và luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi 1.1.Tính thường xuyên của các buổi tập Nếu tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi về cấu trúc, chức năng, về hình thái KNKX vận động và phát triển các tố chất vận động. Chỉ cần ngừng tập luyện trong một thời gian ngắn là những mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa xuất hiện đã bắt đầu mờ tắt đi và các chức năng cơ thể vừa đạt được đã bị giảm Do đó hoàn thiện thể chất chỉ có thể đạt được trong GDTC khi tập luyện thường xuyên. Tính thường xuyên được đảm bảo trong khoảng thời gian giữa 2 lần tập, 2 buổi tập, 2 chu kỳ tập luyện không được quá dài làm mất đi những biến đổi có lợi của những lần tập trước. Cụ thể của tính thường xuyên là một tuần tập 2-3 buổi đối với người thường, 10-12 buổi đối với VĐV có trình độ tập luyện cao. 1.2. Sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi 32
  5. * Kết quả trực tiếp của tập luyện sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng lực hoạt động bị giảm xuống, nghỉ ngơi sau tập luyện thì năng lực vận động được phục hồi và hồi phục vượt mức. Nếu sau từng buổi tập mà nghỉ quá lâu thì hiệu quả của tập luyện sẽ bị giảm bớt và dần trở về mức độ ban đầu. * Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình GDTC là không cho phép nghỉ đến mức mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện. Vì vậy, về nguyên tắc buổi tập sau được tiến hành trên “dấu vết” của buổi tập trước, đồng thời củng cố sâu thêm các dấu vết đó (tạo hiệu quả tích lũy). * Về nguyên tắc buổi tập sau được tiến hành khi cơ thể đã hồi phục vượt mức sau lần tập luyện trước do nghỉ ngơi. Thông thường được bố trí vào 1 trong 3 thời điểm sau: - Tiến hành khi năng lực vận động chưa trở lại trạng thái hồi phục. Thường dùng cho VĐV có trình độ cao trong huấn luyện sức bền. - Tiến hành khi năng lực vận động đã hồi phục và hồi phục vượt mức ban đầu. Thường dùng trong huấn luyện và giáo dục sức nhanh, sức mạnh. - Tiến hành khi năng lực vận động đã hồi phục vượt mức, thường dùng cho người mới tập và huấn luyện kỹ thuật động tác và giáo dục sức mạnh, sức nhanh. Trong quá trình GDTC, căn cứ vào các yếu tố, giai đoạn tập luyện, mục đích, nhiệm vụ giáo dục các tố chất thể lực, căn cứ vào trình độ VĐV và đối tượng tập luyện mà sắp xếp buổi tập sau vào các thời điểm hợp lý. 4. Sự phối hợp giữa tập luyện lặp lại và tập luyện biến dạng Trong quá trình tập luyện, muốn hình thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực thì phải tiến hành lặp lại nhiều lần một hoạt động nào đó. Có thể tiến hành lặp lại toàn bộ động tác, cũng có thể lặp lại một nội dung nào đó trong buổi tập, cũng có thể lặp lại tuần tự các buổi tập trong 1 tuần, 1 tháng việc lặp lại các hoạt động này phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Đặc điểm kỹ thuật động tác. - Phương hướng, nội dung của buổi tập và các giai đoạn tập luyện. - Đặc điểm khả năng của người tập. - Tính chất, ảnh hưởng việc thực hiện LVĐ. Nếu tiến hành tập luyện lặp lại quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến KNKX vận động mới và ảnh hưởng tới sự phát triển các tố chất thể lực. Vì vậy trong tập luyện phải được biến dạng, đó là sự biến dạng rộng rãi các bài tập và các điều kiện thực hiện chúng, thay đổi LVĐ một cách linh hoạt, thay đổi nội dung và hình thức tập luyện 3. Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung các buổi tập Trong quá trình GDTC có nhiều nội dung và trong mỗi một buổi tập người ta nhằm giải quyết 1 nội dung nhất định. Việc sắp xếp tuần tự các buổi tập căn cứ vào các yếu tố sau: - Căn cứ vào nhiệm vụ chính của buổi tập. - Đảm bảo tính dễ tiếp thu. - Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đã biết đến chưa biết, từ LVĐ thấp đến LVĐ cao. - Đối với quá trình GDTC tiến hành từ theo xu hướng chung rộng rãi đến 33
  6. chuyên môn hóa sâu. - Đối với quá trình phát triển các tố chất thể lực phải phát triển khả năng phối hợp vận động sau đó đến phát triển các tố chất: Nhanh, mạnh, bền Khi sắp xếp các nội dung học trong một buổi tập, một tuần tập cần phải chú ý đến sự chuyển tốt các kỹ xảo vận động và tố chất thể lực, hạn chế sự chuyển xấu giữa chúng. V. Nguyên tắc tăng dần các yêu cầu (nguyên tắc tăng tiến) 1. Sự cần thiết phải tăng LVĐ một cách từ từ Muốn tăng vốn KNKX vận động, muốn phát triển các tố chất thể lực thì cần phải tăng LVĐ. Để tiếp thu được kỹ thuật động tác, tránh tập luyện quá sức, tránh cảm giác sợ hãi thì phải tăng từ từ. Cơ thể thích nghi với một LVĐ nào đó không phải ngay lập tức, trong cùng một lúc, mà cần phải có thời gian nhất định để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi. Các khoảng thời gian thích nghi phụ thuộc vào độ lớn của LVĐ, trình độ tập luyện, giới tính nếu các điều kiện khác nhau thì LVĐ càng lớn thời gian cần để cơ thể người tập thích nghi với LVĐ đó càng dài. Như vậy, có thể kết luận rằng đặc điểm tiêu biểu của diễn biến LVĐ là tính tuần tự. 2. Các hình thức tăng LVĐ Có 3 hình thức tăng LVĐ: tăng theo đường thẳng; tăng theo bậc thang và tăng theo làn sóng. * Hình thức tăng theo đường thẳng: LVĐ sau lớn hơn LVĐ trước và tăng từ từ. Hình thức này thường áp dụng trong 1 tuần. * Hình thức bậc thang: Tăng nhanh LVĐ rồi ổn định LVĐ đó trong một số buổi tập nhất định rồi lại tiếp tục tăng, thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng. * Hình thức tăng theo làn sóng: Phối hợp tăng từ từ đến đỉnh cao rồi lại giảm dần và chuyển sang sóng khác ở mức cao hơn. Ưu điểm: - Đáp ứng được nhu cầu hồi phục chậm. - Phù hợp với nhịp sinh học (cũng theo làn sóng). - Giải quyết mâu thuẫn giữa cường độ vận động và khối lượng vận động. 3. Những điều kiện nâng cao LVĐ LVĐ phải dễ tiếp thu, đảm bảo LVĐ vừa sức với người tập, đảm bảo tính tuần tự khi tăng tiến các yêu cầu, đảm bảo tính thường xuyên và sự luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi để đảm bảo tính bền vững kỹ xảo vận động và củng cố vững chắc những biến đổi chức năng của cơ thể do bài tập trước để lại. 34
  7. BÀI 5: GIÁO DỤC CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của con người, trong đó có thể dục TT. Hơn nữa rèn luyện (phát triển) thể lực lại là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình GDTC. Bởi vậy, những người thường xuyên tập luyện thể dục TT rất cần có những hiểu biết về bản chất, các quy luật và phương pháp rèn luyện chúng. Trong lý luận và phương pháp thể dục TT, tố chất thể lực (tố chất vận động) là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành năm loại cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo. Do các hoạt động, nghề nghiệp, các môn TT ngày càng phức tạp, đa dạng và tinh vi nên cấu trúc và yêu cầu về thể lực cũng rất khác nhau. Dưới đây chúng tôi chỉ trình bầy những cơ sở chung ban đầu về các khái niệm, nhiệm vụ và các phương tiện rèn luyện sức mạnh. I. Các phƣơng pháp giáo dục sức mạnh 1. Khái niệm sức mạnh: Là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sức mạnh cơ bắp, nói cách khác, sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. 2. Nhiệm vụ và phƣơng tiện rèn luyện sức mạnh: Nhiệm vụ chung của quá trình rèn luyện sức mạnh nhiều năm là phát triển toàn diện và đảm bảo khả năng phát huy cao sức mạnh trong các hình thức hoạt động vận động khác nhau. Nhiệm vụ cụ thể của rèn luyện sức mạnh là: - Tiếp thu và hoàn thiện các khả năng thực hiện các hình thức sức mạnh cơ bản: Sức mạnh tĩnh lực và động lực, sức mạnh đơn thuần và sức mạnh tốc độ, sức mạnh khắc phục và sức mạnh nhượng bộ. - Phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ của hệ vận động. - Phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau. Ngoài ra tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động mà đề ra các nhiệm vụ rèn luyện sức mạnh chuyên môn. Để rèn luyện sức mạnh người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các động tác với lực đối kháng. Căn cứ vào tính chất lực đối kháng, các bài tập sức mạnh được chia thành hai nhóm. + Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài: Các bài tập với dụng cụ nặng. Các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập. Các bài tập với lực đàn hồi. Các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên cát, trên mùn cưa ). + Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, trong rèn luyện sức mạnh, người ta còn sử dụng rộng rãi các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể cộng thêm với trọng lượng của vật thể bên ngoài. 35
  8. 3. Các khuynh hƣớng, phƣơng pháp cơ bản trong rèn luyện sức mạnh: Như trên đã nêu, trong rèn luyện sức mạnh là tạo ra kích thích lớn đối với hoạt động của cơ. Trong thực tế, thường có 3 cách tạo căng cơ tối đa: - Lặp lại cực hạn lượng đối kháng chưa tới mức tối đa. - Sử dụng lượng đối kháng tối đa. - Sử dụng trọng lượng chưa tới mức tối đa với tốc độ cực đại 3.1. Sử dụng lượng đối kháng tới mức tối đa với số lần lặp lại cực hạn. Phương pháp nỗ lực lặp lại có những ưu điểm sau: + Tăng sức mạnh cùng với sự phì đại cơ bắp. Khối lượng vận động lớn tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong quá trình trao đổi chất. + Tăng thiết diện cơ nhờ tập luyện gọi là phì đại vận động. Nói chung các sợi cơ không phân chia. Trong trường hợp đặc biệt mới thấy một số rất ít sợi cơ bị phân chia nhỏ. Với sự phì đại quá lớn, có thể dẫn tới hiện tượng tách cơ theo chiều dọc một cách cơ học, nhưng chúng vẫn có chung dây chằng. + Sử dụng lượng đối kháng chưa tới mức tối đa sẽ hạn chế được hiện tượng ép khí lồng ngực. + Bài tập với lượng đối kháng chưa tới mức tối đa tạo khả năng kiểm tra kỹ thuật tốt hơn. + Đối với người mới tập sử dụng phương pháp nỗ lực lặp lại hạn chế được chấn thương. + Tiêu hao năng lượng tương đối lớn cũng có lợi với buổi tập theo xu hướng sức khoẻ. Phương pháp nỗ lực lặp lại có những nhược điểm sau: + Không có lợi thế về mặt năng lượng. + Hiệu quả của phương pháp thấp hơn so với sử dụng lượng đối kháng tối đa. 3.2. Sử dụng lượng đối kháng tối đa và gần tối đa: Trong trường hợp cần tăng sức mạnh cơ bắp nhưng hạn chế được hiện tượng tăng khối lượng của nó, người ta thường tập luyện theo xu hướng thứ 2 – xu hướng sử dụng lượng đối kháng tối đa và gần tối đa. 3.3. Sử dụng các bài tập tĩnh trong rèn luyện sức mạnh. II. Các phƣơng pháp giáo dục sức nhanh 1. Khái niệm sức nhanh Là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. 2. Phƣơng pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động. 2.1. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản. Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột. VD: Lặp lại nhiều lần với tiếng súng lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu. Đối với người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt, sau đó sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó có thể phát triển thêm. 2.2. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp. Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong TT gồm hai loại: Phản ứng đối với vật thể di động và phản ứng lựa chọn. 36
  9. Trong phản ứng đối với vật thể di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò cơ bản. Để phát triển kỹ năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với vật di động, yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tốc độ vật thể, tăng tính bất ngờ và rút ngắn cự ly.VD: Trò chơi vận động với bóng nhỏ. Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn một trong số những động tác có thể để đáp lại sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đổi tình huống. VD: VĐV đấu kiếm khi phòng thủ có thể lựa chọn một trong những động tác có thể sử dụng tuỳ theo động tác tấn công của đối phương. Tính phức tạp của phản ứng lựa chọn phụ thuộc vào tình huống cụ thể. 2.3. Phương pháp rèn luyện tốc độ Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đó không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật. Vì vậy, rèn luyện sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện các tố chất thể lực khác và hoàn thiện kỹ thuật. Từ đó có thể tách biệt hai xu hướng trong rèn luyện tốc độ. - Nâng cao tần số động tác. - Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa. III. Các phƣơng pháp giáo dục sức bền 1. Khái niệm sức bền Là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. 2. Các phƣơng pháp phát triển sức bền 2.1. Những nhiệm vụ và yêu cầu Sức bền trong vận động thể lực bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố. Do đó để phát triển sức bền, phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố đó. Trong số những nhân tố chi phối sức bền phải kể đến: Kỹ thuật TT hợp lý, bảo đảm phát huy được hiệu quả và đồng thời tiết kiệm được năng lượng trong khi vận động. Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh. Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp. Tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất. Cơ thể có nguồn năng lượng lớn. Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý. Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ nỗ lực ý chí. Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần dần với lượng vận động ngày càng lớn. điều này đòi hỏi người tập phải có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất nặng nề và cảm giác nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập. Mặt khác, đòi hỏi có sự tích luỹ, thích nghi dần dần và kéo dài liên tục trong nhiều năm. Những ý đồ nôn nóng, gò ép, đốt cháy giai đoạn chẳng những không đem lại kết quả, mà còn có hại đối với người tập. Nâng cao sức bền chung là cơ sở để nâng cao sức bền chuyên môn và nâng cao năng lực vận động của cơ thể nói chung. Tập luyện có hệ thống sẽ nâng cao 37
  10. được sức bền một cách đáng kể. 2.2. Các yếu tố lượng vận động trong tập luyện nâng cao sức bền. Tất cả các phương pháp tập luyện nâng cao sức bền trong các môn TT có chu kỳ đều dựa trên sự kết hợp của 5 yếu tố cơ bản của lượng vận động. Đó là: tốc độ hay cường độ bài tập; thời gian thực hiện bài tập; thời gian nghỉ giữa quãng; tính chất nghỉ ngơi giữa quãng; số lần lặp lại. 2.3. Phương pháp nâng cao khả năng ưa khí. Khả năng ưa khí của cơ thể là khả năng tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động cơ bắp thông qua quá trình O2 hoá các hợp chất giàu năng lượng trong cơ thể. Để nâng cao khả năng ưa khí cần giải quyết 3 nhiệm vụ: Nâng cao khả năng hấp thụ O2 tối đa, nâng cao khả năng kéo dài thời gian mức hấp thụ O2 tối đa, làm cho hệ thống tuần hoàn và hô hấp nhanh chóng đạt được mức hoạt động với hiệu xuất cao. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể là phương pháp đồng đều liên tục, phương pháp biến đổi và phương pháp lặp lại. 2.4. Phương pháp nâng cao khả năng yếm khí. Khả năng yếm khí là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng phóng năng lượng không có sự tham gia của O2). Nâng cao khả năng ưa khí cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng yếm khí tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động yếm khí. Tuy nhiên nhiệm vụ chính ở đây là tăng cường khả năng giải phóng năng lượng nhờ các phản ứng phân huỷ photphocreatin và phân huỷ glucôza, đồng thời nâng cao khả năng chịu đựng trạng thái nợ O2 ở mức cao. Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế giải phóng năng lượng từ Photphocrêatin có những đặc điểm sau: - Cường độ hoạt động gần tới mức tối đa hoặc thấp hơn một chút. - Thời gian nghĩ giữa quãng từ 2 - 3 phút. - Sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực. - Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào trình độ tập luyện của người tập, sao cho tốc độ không bị giảm. Để hoàn thiện cơ chế glucô phân (tức nâng cao khả năng yếm khí của cơ thể) cần áp dụng những bài tập có những đặc điểm sau đây. - Cường độ vận động (tốc độ di chuyển) xấp xỉ tối đa. - Thời gian mỗi lần lặp lại có thể từ 20 giây đến 2 phút (các cự ly bơi 200m, các cự ly chạy từ 200m – 600m). - Khoảng cách nghỉ ngơi nên giảm dần sau mỗi lần lặp lại. VD Giữa lần thứ nhất và thứ hai nghỉ 5-8phút, lần thứ hai và lần thứ 3 từ 3-4phút. - Tính chất nghỉ ngơi trong trường hợp này không cần phải là nghỉ ngơi tích cực, nhưng cũng cần tránh trạng thái hoàn toàn là yên tĩnh - Số lần lặp lại trong hoạt động có quãng nghỉ giảm dần thường không quá 3- 4 lần. Trên đây đã trình bày các phương pháp tác động có chọn lọc đến những cơ 38
  11. chế yếm khí riêng biệt. Trong thực tế, các phương pháp được áp dụng thường mang tính tổng hợp hơn; Kết hợp những tác động nhằm nâng cao khả năng ưa khí với khả năng yếm khí. Bởi vì khả năng ưa khí là cơ sở để phát triển những khả năng yếm khí, còn cơ chế glucô phân là cơ sở để phát triển cơ chế phôtphocrêatin. Đồng thời các phản ứng yếm khí là nhân tố quan trọng để kích thích phát triển khả năng ưa khí. 3. Vấn đề “Cực điểm” và “hô hấp lần hai” trong giáo dục sức bền Trong khi chạy ở các cự ly trung bình và dài thường xuất hiện sau khi chạy một thời gian không lâu hiện tượng tức ngực, khó thở, cảm giác chân nặng, động tác không còn nhịp nhàng hiện tượng này gọi là “Cực điểm”. “Cực điểm” xuất hiện là do khi cơ thể chuyển đổi từ trạng thái tương đối ổn định sang trạng thái hoạt động kịch liệt, chức năng của trạng thái vận động đã chuyển hoá sang trạng thái làm việc, nhưng các cơ quan nội tạng (VD hệ thống hô hâp, hệ tuần hoàn ) tính ỳ vẫn cao trong thời gian ngắn không thể phát huy chức năng hoạt động ở mức độ cao nhất, khiến cho cơ thể thiếu O2, một lượng lớn axit lactic và CO2 được tích tụ làm cho mối quan hệ giữa trung khu thần kinh thực vật và tủy sống bị thay đổi về nhịp điệu phối hợp, gặp phải tình trạng dừng tạm thời, do vậy mà xuất hiện “Cực điểm”. Sau khi xuất hiện “Cực điểm” chỉ cần giảm tốc độ chạy thích hợp, hít thở sâu, kiên trì với động tác chạy về trước thì những cảm giác không tốt do “Cực điểm” tạo ra sẽ mất đi, động tác sẽ nhịp nhàng, nhẹ nhàng có lực trở lại, năng lực làm việc lại bắt đầu được nâng lên, hiện tượng này được gọi là “Hô hấp lần hai”. IV. Giáo dục năng lực phối hợp vận động 1. Đặc điểm của năng lực phối hợp vận động Nếu như các năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền dựa trên cơ sở của hệ thống thích ứng về mặt năng lượng thì năng lực phối vận động (NLPHVĐ) lại phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình điều khiển hành động vận động. Việc xác định năng lực phối hợp vận động về cơ bản dựa trên cơ sở lý luận của tâm lý học hiện đại về khái niệm năng lực và dựa trên cơ sở học thuyết vận động. Theo quan điểm này NLPHVĐ là một phức hợp các tiền đề của người tập (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động TT nhất định. Năng lực này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển (các quá trình thông tin) và được người tập hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như SN,SM,SB. Năng lực phối hợp của người tập được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật TT. Tuy nhiên, giữa NLPHVĐ và kỹ xảo về kỹ thuật TT có điểm khác nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về kỹ thuật TT chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ vận động cụ thể thì NLPHVĐ là tiền đề cho rất nhiều hành động vận động khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm các loại hoạt động TT và yêu cầu riêng của chúng về PHVĐ, người ta phân thành bảy loại NLPHVĐ: Năng lực liên kết vận động. Đó là năng lực nhằm liên kết các hoạt động vận động của từng bộ phận cơ thể, các phần động tác trong mối quan hệ với hoạt động chung của cơ thể theo mục đích hành động nhất định. Nó thể hiện sự kết hợp các yếu tố về không gian, thời gian và dùng sức trong quá trình vận động. Năng lực 39
  12. liên kết vận động có ý nghĩa đối với tất cả các môn TT, đặc biệt các môn TT mang tính chất kỹ thuật như thể dục dụng cụ, các môn bóng và các môn TT đối kháng hai người. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích thị giác và phân tích cảm giác cơ bắp. Năng lực định hướng: đó là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian. Ví dụ như trên sân bóng, trên võ đài hoặc trên dụng cụ thể dục. Năng lực định hướng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT mang tính chất kỹ thuật, các môn bóng và các môn TT đối kháng hai người, vì trong các môn này người tập luôn phải thay đổi tư thế và vị trí của mình trong không gian. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là phân tích thị giác. Năng lực thăng bằng: đó là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng của của cơ thể (thăng băng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện động tác (thăng bằng động). Năng lực thăng bằng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT như: Thể dục nghệ thuật, thể dục dụng cụ, trượt băng nghệ thuật,trượt băng tốc độ, bơi thuyền, Judo, vật, Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là: cơ quan phân tích thị giác, phân tích tiền đình, phân tích cảm giác cơ bắp. Năng lực nhịp điệu: đó là năng lực nhận biết được sự luân chuyển các đặc tính chuyển động trong quá trình một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực hiện động tác. Năng lực này chủ yếu thể hiện ở sự tiếp thu một nhịp điệu từ bên ngoài như âm nhạc, những âm thanh đơn giản, hay sự tri giác bằng mắt và sau đó có thể tái hiện chính xác nhịp điệu đó trong quá trình thực hiện động tác. Năng lực nhịp điệu có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT như: thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, aerobic, khiêu vũ, trượt băng nghệ thuật và là cơ sở quan trọng để tiếp thu kỹ thuật trong các môn TT khác. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích tiền đình,phân tích xúc giác và phân tích cảm giác cơ bắp. Năng lực phản ứng: đó là khả năng dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh chóng đối với một tín hiệu (đơn giản hoặc phức tạp). Năng lực phản ứng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn bóng, các môn TT đối kháng hai người, các môn chạy tốc độ (100m), bơi Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích thị giác và phân tích thính giác. Năng lực phân biệt vận động: đó là năng lực thực hiện động tác một cách chính xác cao và tinh tế từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình đó. Năng lực này thể hiện qua sự phân biệt có ý thức và chính xác các thông số về thời gian, không gian và dùng sức trong biểu tượng vận động của người tập. Năng lực phân biệt vận động có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT mang tính chất kỹ thuật, các môn TT đối kháng hai người, bơi lội Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là phân tích cảm giác cơ bắp. Năng lực thích ứng: đó là năng lực chuyển chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc tiếp tục thực hiện hành động đó theo phương thức khác dựa trên các cơ sở tri giác những thay đổi của hoàn cảnh hoặc dự đoán các thay đổi đó. Sự thay đổi quá trình thực hiện động tác do tình huống thay đổi có thể được 40
  13. người tập đoán trước, có thể bất ngờ hoặc hoàn toàn không đoán được. Trong trường hợp tình huống thay đổi không lớn lắm thì năng lực này thể hiện ở việc thay đổi các thông số vận động riêng lẻ trên cơ sở giữ nguyên nhiệm vụ vận động. Còn khi có những thay đổi lớn thì năng lực đó biểu hiện ở sự chuyển đổi chương trình hành động một cách nhanh chóng và hợp lý. Năng lực thích ứng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT mang tính chất đối kháng hai người và đối với các môn bóng. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích thị giác, phân tích xúc giác và phân tích cảm giác cơ bắp. Việc phân chia năng lực phối hợp vận động thành bảy năng lực riêng có tính đặc thù khác nhau không có nghĩa là chúng tách rời nhau mà ngược lại các năng lực này luôn có mối quan hệ khăng khít, thống nhất, là một tập hợp các tiền đề cho các hoạt động TT khác nhau. Từng năng lực thể hiện rõ yêu cầu nổi trội của nó trong các hoạt động cụ thể. 2. Ý nghĩa của năng lực phối hợp vận động Như đã trình bày ở trên, năng lực phối hợp vận động là cơ sở cho việc tiếp thu nhanh chóng và thực hiện một cách hiệu quả các hành động vận động phức tạp. Do vậy, phát triển tốt các năng lực này sẽ giúp cho con người (đặc biệt là trẻ em) sau này có thể thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, hợp lý và đẹp các hoạt động vận động trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, trong lĩnh vực quốc phòng và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong hoạt động TT nâng cao. Ý nghĩa đó được thể hiện ở những điểm sau: Phát triển ở một trình độ cao tất cả các năng lực phối hợp vận động và phát triển có mục đích các năng lực đó mà từng hoạt động TT chuyên sâu đòi hỏi làm cơ sở quan trọng để người tập nâng cao chất lượng các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản tiếp thu được ở môn TT chuyên sâu. Có trình độ cao về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh một vốn kỹ xảo vận động phong phú) sẽ học được nhanh và hoàn thiện các bài tập phức tạp trong các giai đoạn huấn luyện tiếp theo. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn TT đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Có khả năng phối hợp vận động cao và rộng, người tập sẽ tiếp thu nhanh các phương pháp nhằm phát triển thể lực chung, nhằm khởi động trước các buổi tập và thi đấu có lượng vận động cao hoặc nhằm nghỉ ngơi tích cực. Đánh giá được khách quan mức độ phát triển cá biệt của người tập về khả năng phối hợp vận động sẽ góp phần tích cực vào việc tuyển chọn các VĐV có năng khiếu. Đặc biệt là các VĐV thuộc các môn TT mang tính chất kỹ thuật phức tạp. 3. Phƣơng pháp phát triển khả năng phối hợp vận động Việc lựa chọn các phương tiện tập luyện nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Phương pháp chính là tập luyện, phương tiện chính là các bài tâp thể lực. Năng lực chỉ phát triển thông qua hoạt động. Do vậy, muốn phát triển NLPHVĐ phải thông qua sự tập luyện một cách tích cực, thông qua việc học và hoàn thiện các bài tập được lựa chọn làm phương tiện để phát triển năng lực này. Việc học tập các kỹ xảo vận động cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các NLPHVĐ. Ngoài ra có thể sử dụng các bài tập tâm lý (mentales training) để phát triển năng lực xử lý thông tin và nhanh chóng hình thành các biểu tượng vận động theo nhiệm vụ vận động đặt ra. 41
  14. Các bài tập được sử dụng làm phương tiện phát triển khả năng phối hợp vận động cần yêu cầu người tập thực hiện chính xác và thường xuyên phải kiểm tra tính chính xác của bài tập một cách có ý thức. Năng lực tri giác và điều khiển cách hành động vận động được phản ánh và giữ lại trong ý thức của người tập, lặp lại nhiều lần sai lầm về kỹ thuật sẽ dẫn đến việc củng cố các biểu tượng sai về kỹ thuật động tác và hạn chế sự phát triển kỹ xảo. Cần sử dụng các phương tiện tập luyện nhằm phát triển chức năng của các cơ quan phân tích. Các cơ quan phân tích là một phần của hệ thống thần kinh–cơ, được coi là một bộ phận của “thực thể sinh lý” của khả năng phối hợp vận động. Phương thức hoạt động của nó ảnh hưởng đến trình độ của khả năng phối hợp vận động. Do vậy cần sử dụng các phương tiện phụ nhằm phát triển chúng. Việc phát triển có mục đích một cơ quan phân tích cũng có tác dụng phát triển nhiều NLPHVĐ riêng lẻ. Ví dụ, sử dụng ghế quay để phát triển chức năng tiền đình góp phần nâng cao năng lực thăng bằng và đồng thời nâng cao năng lực định hướng. Cần sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao yêu cầu về phối hợp vận động của các bài tập thể lực. Sau đây là một số biện pháp chính: Đa dạng hóa việc thực hiện động tác. Ví dụ, có thể thay đổi các giai đoạn của động tác hoặc thay đổi vận động của các bộ phận cơ thể như: đi, chạy, nhảy với các động tác tay khác nhau, thực hiện động tác với các nhịp điệu khác nhau Thay đổi điều kiện bên ngoài. Thực hiện động tác trong điều kiện nâng cao độ khó của môi trường như: thực hiện động tác với các dụng cụ có độ cao khác nhau, các trọng lượng khác nhau, với các đối thủ khác nhau hoặc trong các phạm vi hoạt động khác nhau như thi đấu trên sân hẹp Phối hợp các kỹ xảo kỹ thuật với nhau. Ví dụ: liên kết các động tác trong thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật hoặc trong các môn bóng ( ném, bắt, chạy – chuyền bóng, chạy- ném bóng ) Thực hiện động tác với yêu cầu thời gian. Ví dụ, phải thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất ( tuy nhiên phải đảm bảo độ chính xác). Phương pháp này có tác dụng phát triển năng lực phản ứng, năng lực định hướng và năng lực liên kết vận động. Thay đổi việc thu nhận thông tin. Việc thu nhận và xử lý các thông tin về thị giác, thính giác, xúc giác, thăng bằng và cảm giác cơ bắp có ý nghĩa đặc biệt nhằm điều khiển vận động. Do vậy, cần phải yêu cầu người tập kiểm tra một cách có ý thức việc điều khiển các động tác trong quá trình vận động. Có thể sử dụng thêm các thông tin phụ nhằm đạt mục đích như trên: Sử dụng gương nhằm nâng cao khả năng kiểm tra về thị giác khi thực hiện các động tác phức tạp đối với người tập TT hoặc sử dụng thêm các điểm đích trong các bài tập phản ứng. Để nâng cao độ khó trong khi thực hiện bài tập, có thể hạn chế thông tin, thông thường là các thông tin về thị giác, ví dụ như làm động tác thăng bằng mà mắt nhìn lên trên, nhìn sang bên hoặc nhắm mắt Thực hiện các bài tập có yêu cầu cao về phối hợp vận động khi đã xuất hiện mệt mỏi. Sau một lượng vận động phù hợp, yêu cầu người tập phải thực hiện các bài tập đòi hỏi sự phối hợp vận động phức tạp (trong trường hợp này, người tập phải nắm 42
  15. vững kỹ thuật, nếu không sẽ có hậu quả xấu do thực hiện sai kỹ thuật). Phải ngừng tập, nếu xuất hiện sai lầm kỹ thuật do mệt mỏi gây nên. Sau các buổi tập thể lực với các bài tập phát triển chung, có thể thực hiện các bài tập nhằm phát triển năng lực định hướng, năng lực phân biệt, năng lực thích ứng Thí dụ, thực hiện các bài tập phức tạp vào phần cuối buổi tập, thực hiện các bài tập thăng bằng sau khi đã lộn hoặc quay nhiều lần. Các phương pháp nhằm phát triển NLPHVĐ rất phong phú, có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp. Việc lựa chọn và sử dụng từng phương pháp cần căn cứ vào đặc điểm của từng năng lực cần phát triển. Cần thường xuyên nâng cao mức độ khó khăn về phối hợp vận động của các bài tập, vì chỉ nâng cao kích thích đối với cơ thể mới tạo được một trình độ thích ứng cao hơn. V. Giáo dục tố chất mềm dẻo 1. Đặc điểm của tố chất mềm dẻo Năng lực mềm dẻo là một trong những tiền đề để người tập có thể giành được thành tích cao trong môn TT chuyên sâu. Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo. Trước đây, người ta xếp năng lực mềm dẻo cùng nhóm với các tố chất thể lực như SM, SN, SB. Hiện nay có nhiều quan điểm xếp năng lực mềm dẻo vào nhóm các năng lực phối hợp vận động. Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động. Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. Mềm dẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác động của ngoại lực như: trọng lượng của cơ thể, lực ấn, ép của giảng viên hoặc bạn tập Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và dây chằng. Tính chất đàn hồi cao của bộ máy vận động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xương, khớp trong lứa tuổi thiếu niên là điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lực mềm dẻo. 2. Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực TT như: - Thời gian học và hoàn thiện các kỹ xảo vận động bị kéo dài hoặc thậm chí không thể hoàn thiện được kỹ thuật động tác. - Sự phát triển của các năng lực (SM, SN, SB và NLPHVĐ) bị hạn chế hoặc không đầy đủ. - Biên độ động tác bị hạn chế. Do vậy ảnh hưởng đến sức nhanh của động tác (quãng đường tăng gia tốc ngắn). Ví dụ trong môn ném đẩy, VĐV phải thực hiện động tác với sự nỗ lực rất lớn và do vậy chóng dẫn đến mệt mỏi. - Chất lượng thực hiện động tác bị hạn chế, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu của VĐV. Ví dụ như các môn thể thao có tính chất kỹ thuật (thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, khiêu vũ, nhảy cầu ) ở các môn TT này chất lượng động tác là tiêu chuẩn để đánh giá thành tích của VĐV. 3. Phƣơng pháp phát triển năng lực mềm dẻo 43
  16. Phương pháp chính để phát triển năng lực mềm dẻo là kéo giãn cơ bắp và dây chằng. Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau: - Kéo giãn trong thời gian dài: duy trì sự kéo giãn các nhóm cơ và dây chằng trong nhiều giây tới khi có cảm giác đau gần tới giới hạn chịu đựng. Thông thường mỗi bài tập kéo giãn khoảng 10 – 20 giây và lặp lại bài tập đó từ 3 – 4 lần. - Tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi đạt được mức tối đa bằng các động tác lăng đơn giản ( như lăng chân phía trước, phía bên hoặc phía sau) hoặc đè ép theo dạng đàn hồi ( do GV hoặc bạn tập) cho tới khi các nhóm cơ bị kéo giãn đạt được biên độ lớn nhất. - Kết hợp các động tác kéo giãn bằng đá lăng với việc dừng lại ở vị trí cao nhất của đá lăng (vị trí kết thúc). Ví dụ, lăng chân sang bên độ 6 đến 8 lần, sau đó dừng lại ở vị trí cao nhất từ 3 đến 5 giây. Lặp lại bài tập đó từ 5 – 6 lần. 4. Nguyên tắc phát triển năng lực mềm dẻo Việc lựa chọn các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo cần xuất phát từ yêu cầu của môn TT chuyên môn, từ các bài tập chuyên môn khác và từ trình độ phát triển của người tập. Cần rèn luyện mềm dẻo một cách liên tục và hệ thống. Tốt nhất là tập luyện hàng ngày. Bởi sau khi đạt được trình độ cao nếu ngừng tập hoặc để cách quãng nhiều buổi tập thì năng lực mềm dẻo sẽ giảm sút nhanh chóng. Đàn tính của cơ bắp và dây chằng cũng như khả năng làm việc của cơ bắp, phụ thuộc vào sự tuần hoàn máu. Do vậy, trước các bài tập mềm dẻo cần khởi động kỹ. Giữa các bài tập mềm dẻo cần bố trí xen kẽ các bài tập thả lỏng hoặc xoa bóp nhẹ. Cần kết hợp các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo thụ động với các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo tích cực. Không nên sắp xếp các bài tập mềm dẻo vào phần cuối buổi tập hoặc sau phần tập sức mạnh vì mệt mỏi làm giảm khả năng đàn tính của cơ bắp, làm giảm hiệu quả tập luyện mềm dẻo và có thể gây ra chấn thương. Sức mạnh có liên quan đến năng lực mềm dẻo tích cực. Do vậy cần đưa các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn vào chương trình huấn luyện năng lực mềm dẻo. 5. Kiểm tra năng lực mềm dẻo Trong quá trình huấn luyện, tập luyện cao, cần phải thường xuyên kiểm tra mức độ phát triển của năng lực mềm dẻo. Người ta thường đánh giá năng lực mềm dẻo theo số đo độ góc hay theo độ dài. Sau đây là một số ví dụ về các bài tập kiểm tra năng lực mềm dẻo * Các bài tập kiểm tra năng lực mềm dẻo của khớp vai: 1. Đứng dựa lưng, mông và gót chân vào hòm thể dục (hòm cao bằng vai), tay duỗi thẳng theo hướng lên cao và ra sau. Đo góc tạo thành giữa tay và mặt trên của hòm. 2. Xoay vai bằng gậy thể dục. Đưa khoảng cách giữa hai tay nắm. * Các bài tập kiểm tra năng lực mềm dẻo của cột sống: 1. Uốn cầu. Đo khoảng cách giữa tay và chân (yêu cầu khi thực hiện động tác uốn cầu tay và chân phải duỗi thẳng). 44
  17. 2. Nằm sấp nâng hai chân lên cao. Đo độ cao từ ngón chân tới mặt đất. * Các bài tập kiểm tra năng lực mềm dẻo của khớp chậu đùi: 1. Đứng trên bục gỗ cao khoảng 50–60 cm, gập chân về trước, hai chân thẳng, với tay sâu xuống mặt trước của bục (có bảng chia độ dài theo cm). Đo khoảng cách từ mặt trên của bục đến điểm chạm của ngón giữa. 2. Đứng tựa lưng vào tường nâng chân ra trước, đo góc tạo thành giữa hai chân. 3. Xoạc ngang, đo khoảng cách từ mặt đất tới đùi. VI. Mối tƣơng quan giữa các tố chất thể lực Các tố chất thể lực trên liên quan mật thiết với nhau. Có mối quan hệ, hiện tượng chuyển giữa các tố chất thể lực. Điều đó có nghĩa: khi tập (phát triển) một tố chất thể lực (như sức mạnh) thì đồng thời cũng có phụ thuộc và ảnh hưởng đến sự phát triển của các tố chất khác như tốc độ chẳng hạn. Sự chuyển dương tính (tốt) có nghĩa là sự phát triển một tố chất này có tác dụng nâng cao tố chất khác. Và sự chuyển âm tính (xấu) thì ngược lại. Trong thực tế tập luyện, cũng xuất hiện tình trạng phát triển tố chất (A) ảnh hưởng tốt đến tố chất (B), nhưng lại không tốt với tố chất (C). Tập tạ (sức mạnh) cần cho phát triển tốc độ nhưng có ảnh hưởng đến độ dẻo. Sự chuyển trực tiếp có nghĩa là sự phát triển tố chất thể lực này có tác dụng trực tiếp, ngay (dù xấu hay tốt) đến các tố chất khác. Nâng cao sức mạnh của cơ chân sẽ có lợi ngay cho tốc độ và sức bật. Còn sự chuyển gián tiếp tất nhiên không có tác dụng trực tiếp mà chỉ góp phần tạo tiền đề. Tập phát triển thích hợp sức mạnh tương đối tĩnh của cơ chân trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuẩn bị cũng góp phần nâng cao tốc độ nhưng phải có thời gian, không nâng cao ngay được. Sự chuyển trực tiếp hay gián tiếp đều có sự chuyển đồng loại và khác loại. Sự chuyển đồng loại là sự chuyển của cùng một tố chất thể lực sang những động tác khác (có thể tập chạy hoặc bơi cự ly dài để phát triển sức bền chung) và sự chuyển khác loại là sự chuyển qua lại giữa các tố chất thể lực khác nhau. Ngoài ra còn có sự chuyển qua lại như giữa tốc độ và sức mạnh và sự chuyển một chiều. Trong tập luyện tốc độ, nâng cao tốc độ động tác có thể cùng nâng cao tốc độ phản ứng, nhưng ngược lại thì không thể. Mối quan hệ tương hỗ giữa các tố chất thể lực rất phong phú. Giáo viên, người tập cần phải có hiểu biết xác thực vấn đề trên để có thể lựa chọn, sử dụng một cách khoa học các phương tiện, phương pháp GDTC, sao cho lợi dụng được tối ưu quan hệ đó, phòng tránh các ảnh hưởng không tốt, nâng cao chất lượng tập luyện. 45
  18. BÀI 6 : CHẤN THƢƠNG TRONG TT VÀ VỆ SINH TẬP LUYỆN TDTT I. Chấn thƣơng trong TT 1. Khái niệm Là các chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục TT. Chấn thương trong TT khác với các chấn thương trong sinh hoạt và lao động ở chỗ nó có liên quan trực tiếp với các nhân tố và điều kiện tập luyện TT như các môn TT, kế hoạch huấn luyện, động tác kỹ thuật, trình độ tập luyện 2. Nguyên nhân của các chấn thƣơng và nguyên tắc đề phòng Tìm hiểu và nắm vững quy luật phát sinh chấn thương TT là điều cần thiết đối với mỗi giáo viên thể dục TT, học sinh, sinh viên và những người yêu thích hoạt động thể dục TT. Sử dụng các biện pháp an toàn có hiệu quả là cách tốt nhất trong công tác đề phòng, làm giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ chấn thương TT, đảm bảo sức khoẻ cho người tham gia hoạt động thể dục TT. 2.1. Nguyên nhân của chấn thƣơng TT Nguyên nhân gây ra chấn thương TT có rất nhiều. Dựa vào các tư liệu nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân chấn thương TT ở trong nước và ngoài nước hiện nay, có thể phân thành hai mặt: Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân tiềm ẩn (nguyên nhân dẫn dắt). 2.1.1. Nguyên nhân cơ bản (nguyên nhân trực tiếp hoặc nguyên nhân chung).  Tư tưởng không coi trọng hoặc thiếu tri thức đề phòng. Sự phát sinh các chấn thương TT gắn liền với việc thiếu các tri thức cần thiết về việc đề phòng chấn thương của những tổ chức hoạt động thể dục TT, giáo viên, hướng dẫn viên và những người thường xuyên tham gia tập luyện thể dục TT.  Những thiếu sót trong khởi động: Thiếu sót trong khởi động dẫn đến chấn thương có những tình huống sau đây: + Không khởi động hoặc khởi động không đầy đủ. Tập luyện và thi đấu căng thẳng khi hệ thống thần kinh và các hệ thống chức năng khác chưa được phát động một cách đầy đủ (cơ thể chưa được làm nóng lên). + Sự kết hợp giữa nội dung khởi động với nội dung buổi học, nội dung huấn luyện không thích đáng, thiếu phần khởi động chuyên môn, chức năng của các bộ phận gánh vác nặng, trọng lượng chưa được cải thiện. + Lượng vận động khởi động quá lớn. Do lượng vận động phần khởi động quá lớn nên vừa mới bắt đầu bước vào vận động chính thức đã sản sinh cảm giác mệt mỏi, chức năng cơ thể không ở vào trạng thái tốt mà bắt đầu giảm xuống. + Thời gian cách quãng giữa khởi động và vận đôṇ g chính quá dài. Khi thời gian cách quãng quá dài sẽ làm cho tác dụng sinh lý do khởi động tạo ra giảm đi hoặc mất hẳn.  Trình độ huấn luyện kém.  Trạng thái cơ thể không tốt. Đó là ngủ và nghỉ không tốt, bị ốm hoặc chấn thương chưa lành hoàn toàn hoặc mệt mỏi và khi chức năng cơ thể giảm sút  Phương pháp tổ chức không thoả đáng.  Vi phạm quy tắc TT. Không tuân thủ luật thi đấu, không phục tùng trọng tài, cố tình phạm quy hoặc đùa nghịch trong giờ giảng dạy huấn luyện  Sân bãi dụng cụ, trang phục không phù hợp yêu cầu vệ sinh an toàn, khí 46
  19. hậu thời tiết xấu. 2.1.2. Nguyên nhân tiềm ẩn của chấn thương (Nguyên nhân dẫn dắt). Nguyên nhân dẫn dắt của chấn thương là do hai nhân tố tiềm ẩn về sinh lý, giải phẫu của các bộ phận cơ thể nào đó và đặc điểm kỹ thuật của bản thân môn TT quyết định. Chỉ khi có sự tác động của nguyên nhân trực tiếp thì những yếu tố tiềm ẩn này mới trở thành nguyên nhân dẫn tới chấn thương. Có rất nhiều nhân tố nội tại khác nhau và quy luật phát sinh chấn thương của mỗi nhân tố này cũng rất khác nhau.  Đặc điểm giải phẫu sinh lý. Chấn thương có mối quan hệ nhất định với đặc điểm giải phẫu của bộ phận cục bộ nào đó, VD: Khớp vai khi vận động, bả vai dễ cọ sát, chèn ép vào các tổ chức xung quanh mà tạo ra chấn thương.  Đặc điểm về lứa tuổi. Bộ phận hay bị chấn thương và tỷ lệ phát sinh chấn thương ở các lứa tuổi khác nhau cũng khác nhau. VD: Khi ngã mông chạm đất hoặc bất kỳ sự xoay trong hoặc xoay ngoài mạnh mẽ của xương đùi, hoặc với tác dụng của lực bên ngoài giống nhau thì ở người già dễ bị gẫy xương đùi hơn là đối tượng thanh thiếu niên. Đặc điểm của kỹ thuật bản thân môn TT. Do đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật, các môn TT bao giờ cũng có sự khác nhau về lượng vận động phải chịu đựng đối với các bộ phận cơ thể. Vì vậy đối với mỗi môn TT cơ thể đều có những vị trí dễ bị chấn thương riêng của nó. * Tóm lại, nguyên nhân gây nên các chấn thương TT tương đối phức tạp. Thông thường đó là kết quả tổng hợp của nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân tiềm ẩn. 2.2. Nguyên tắc đề phòng chấn thƣơng 2.2.1. Tăng cường giáo dục về mục đích của thể dục TT: Những người tham gia tập luyện thể dục TT cần không chỉ nhận thức được mục đích của tập luyện TDTT là tăng cường thể chất, thúc đẩy sự phát triển cơ thể, nâng cao trình độ kỹ thuật TT, mà còn nhận thức được rằng chỉ có bảo đảm được sức khoẻ mới có thể tránh được những chấn thương trong tập luyện TDTT. Hiểu những kiến thức có liên quan về vấn đề chấn thương. Tăng cường giáo dục tính tổ chức kỷ luật. 2.2.2. Sắp xếp hợp lý quá trình tập luyện và thi đấu. Tìm hiểu kỹ trọng tâm và những nội dung khó của buổi tập. Đối với những nội dung khó nắm vững, những khâu mà người tập dễ mắc sai lầm hoặc những động tác có nhiều nguy cơ xảy ra chấn thương thì phải có sự chuẩn bị, dự phòng tốt để đảm bảo an toàn cho tập luyện. 2.2.3. Phải khởi động tốt. Mục đích của khởi động là nâng cao tính hưng phấn của hệ thống các trung khu thần kinh, tăng cường chức năng của các hệ thống cơ quan, khắc phục tính ỳ sinh lý của các chức năng, chuẩn bị tốt khả năng cơ thể cho phần tập luyện chính. 2.2.4. Tăng cường bảo hiểm và tự bảo hiểm. Bảo hiểm là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa chấn thương khi tiến hành những động tác trên không và những động tác có độ khó lớn. Trong lúc tập luyện chỉ cần hơi lơi lỏng hoặc bảo hiểm không thoả đáng là đã có thể xảy ra chấn thương nhất là trong thể dục dụng cụ. 47
  20. Người tham gia tập luyện thể dục TT cần phải học được phương pháp tự bảo hiểm, khi rơi từ độ cao xuống mặt đất cần phải co gối, hai chân khép song song, khi trọng tâm không vững có nguy cơ bị ngã thì phải lập tức cúi đầu, gập khuỷu tay cuộn tròn thân người lại, dùng vai và lưng tiếp đồng thời theo đà lộn vòng. 2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra y học và chú ý vệ sinh sân bãi dụng cụ. Đối với những người thường xuyên tham gia tập luyện thể dục TT cần phải định kỳ tiến hành kiểm tra thể lực, sức khoẻ trọng tâm kiểm tra là đo chức năng tim phổi và xét nghiệm máu, nước tiểu để quan sát và tìm hiểu sự biến đổi chức năng cơ thể trong tập luyện và sau thi đấu. Đối với những người mắc một số bệnh mãn tính càng cần phải tăng cường quan sát, kiểm tra y học và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cũng như kiểm tra bổ sung, ngăn cấm người có bệnh hoặc người chưa được tập luyện đầy đủ tham gia hoặc thi đấu căng thẳng. 3. Một số trạng thái sinh lý và phản ứng xấu của cơ thể trong tập luyện TDTT 3.1. Các dấu hiệu của tập luyện quá sức Sau một thời gian tập luyện hay thi đấu, người tập thấy những cảm giác xấu trong thời gian dài như oải, mệt mỏi, khó ngủ, bực bội cùng với sự sút kém của tình trạng sức khỏe (sụt cân, sức mạnh và sức bền giảm) thành tích vận động giảm sút, ăn không ngon, tim đập mạnh kèm theo cảm giác nôn nao choáng váng nhức đầu có khi muốn ngất thì cần phải đặc biệt lưu ý đó có thể là dấu hiệu của tình trạng mệt mỏi quá sức, nó chứng tỏ thần kinh và cơ thể bị suy nhược. Ta phải lập tức giảm khối lượng tập hoặc nghỉ hẳn, kiểm tra theo dõi toàn bộ cơ thể, tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý. 3.2. Các trạng thái sinh lý và phản ứng của cơ thể trong tập luyện TDTT Trong tập luyện TDTT còn có thể xuất hiện một số trạng thái bệnh lý như choáng, ngất, giảm đường huyết, căng thẳng, quá mức, viêm cơ cấp tính, say nắng, vv Nguyên nhân các bệnh lý này là do vi phạm các nguyên tắc tập luyện và vệ sinh cơ bản. Sinh viên tham gia tập luyện TDTT cần nắm vững các đặc điểm chủ yếu của những trạng thái này để biết cách đề phòng và xử lý chúng một cách có hiệu quả. 3.2.1. Hiện tượng cực điểm và phương pháp khắc phục. 3.2.1.1. Khái niệm. Cực điểm là hiện tượng xuất hiện trong quá trình hoạt động thể lực căng thẳng kéo dài, sau khi hoạt động vài phút trong cơ thể xuất hiện một trạng thái sinh lý tạm thời. 3.2.1.2. Những biểu hiện của trạng thái cực điểm. - Khó thở, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, VĐV muốn bỏ cuộc. - VĐV thở nhanh, mặt và người nóng ran, mạch tăng nhanh, hàm lượng CO2 trong máu tăng, độ pH giảm, mồ hôi ra nhiều, chân không muốn bước. 3.2.1.3. Nguyên nhân. Do sự rối loạn điều hòa chức năng tạm thời, do nhu cầu của các cơ rất cao mà khả năng vận chuyển O2 chưa kịp đáp ứng. 3.2.1.4. Biện pháp khắc phục. 48
  21. - Để khắc phục cực điểm chủ yếu nhờ vào sự nỗ lực ý chí rất lớn của VĐV, lòng kiên trì, sự động viên, động cơ tập luyện và thi đấu. - VĐV vẫn tiếp tục hoạt động thì cơ thể thể sẽ chuyển sang dễ chịu trở lại bình thường, hít thở sâu, giảm tần số bước chạy. Đây gọi là trạng thái hô hấp lần hai khi thoát hiện tượng cực điểm. 3.2.2. Hiện tượng chuột rút và biện pháp khắc phục 3.2.2.1. Khái niệm Hiện tượng chuột rút là hiện tượng co cứng cơ không tự duỗi ra được. Trong tập luyện và thi đấu TDTT thường gặp ở các nhóm cơ: Tam đầu cẳng chân, ngón chân, ngón tay, cơ bụng. v.v 3.2.2.2. Nguyên nhân - Do lạnh mạch máu co, tính thẩm thấu giữa các bó cơ với nhau giảm. - Do ứng đọng axit Lactic tích tụ nhiều trong cơ. - Do tập luyện và thi đấu với cường độ quá lớn. 3.2.2.3. Triệu chứng lâm sàng. Cơ bị co cứng lại không duỗi ra được khi sờ vào thấy cứng và rất đau. 3.2.2.4. Phương pháp xử lý - Kéo dãn cơ tối đa cho đến khi cơ không thể co lại được nữa. - Xoa bóp để giảm hàm lượng axit lactic trong cơ. 3.2.3. Hiện tượng choáng trọng lực và biện pháp khắc phục 3.2.3.1. Khái niệm Hiện tượng choáng trọng lực là một loại bệnh cấp tính xảy ra sau khi chạy về đích, VĐV ngã và tạm thời mất tri giác trong thời gian ngắn. 3.2.3.2. Nguyên nhân. Trong hoạt động thể lực với cường độ lớn, lượng máu rất lớn được tuần hoàn về tim do sự co bóp của cơ bắp. Đôi khi dừng lại đột ngột sau khi hoạt động với cường độ lớn, sự co bóp đẩy máu về tim bị gián đoạn làm cho não bị thiếu máu do máu bị tụ lại ở tứ chi nhiều. Làm cho cơ thể bị chóng mặt buồn nôn. 3.2.3.3. Triệu chứng. VĐV thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mắt tối sầm lại, chân không bước được, ngã vật ra, mặt tái xanh, mồ hôi ra nhiều, thân nhiệt giảm, mạch đập nhanh, mất tri giác trong thời gian ngắn. 3.2.3.4. Phương pháp xử lý. - Đưa VĐV vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo ra. - Cho VĐV gối đầu thấp hơn cơ thể cho máu dồn về não. - Dùng khăn nhúng nước ấm lau trán, đầu. - Xoa bóp từ bàn chân lên giúp máu trở về tim một cách dễ dàng. - Cho VĐV uống nước chè đặc để tăng hoạt động của tim. 3.2.3.5. Đề phòng: Khi về đích VĐV không nên dừng đột ngột mà tiếp tục chạy thả lỏng nhẹ nhàng một vài vòng sân. Phải thường xuyên lyện tập TDTT. 3.2.4. Hiện tượng say nắng và biện pháp khắc phục. 3.2.4.1. Khái niệm. Say nắng là hiện tượng rối loạn cơ chế điều hòa nhiệt trong điều kiện tập luyện với môi trường nắng và nóng gây nên. 49
  22. 3.2.4.2. Nguyên nhân. - Do cảm nóng: VĐV tập luyện mùa hè trong điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm cao (trời oi) làm ảnh hưởng đến cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể, nhất là mất thăng bằng sự điều tiết của hệ thần kinh. - Do cảm nắng: Do bức xạ trực tiếp của ánh nắng, tia hồng ngoại tới hệ thống tim mạch của cơ thể đặc biệt là não, làm xung huyết não gây ra choáng (nắng chiếu trực tiếp lên trán, gáy). * Triệu chứng: cơ thể mệt mỏi, mặt đỏ, sốt và ù tai, đau đầu, mồ hôi ra nhiều, nặng hơn là cảm giác vô hiệu lực toàn thân, thân nhiệt giảm, huyết áp giảm, mạch giảm. 3.2.4.3. Biện pháp khắc phục. - Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, yên tĩnh, nới lỏng quần áo. - Cho VĐV uống một cốc nước chè đường đặc, hoặc cho uống 1 cốc nước chanh pha chút muối. - Để nạn nhân nằm trong tư thế ngửa, đầu gối cao hoặc tư thế nửa nằm, nửa ngồi. - Sử dụng khăn mặt ướt lau mặt và cơ thể, chườm lạnh lên trán. - Nếu nạn nhân bất tỉnh nhân sự thì sử dụng phương pháp ấn huyệt Nhân trung – huyệt Bách hội – huyệt Hợp cốc – huyệt Dũng tuyền. 3.2.5. Đau bụng trong luyện tập và thi đấu TT 3.2.5.1. Khái niệm Đau bụng là một bệnh thường gặp trong quá trình tập luyện và thi đấu TT như: Điền kinh, chạy cự ly trung bình, cự ly dài, Marathon, đua xe đạp. 3.2.5.2. Nguyên nhân - Do thở không đúng. - Do trình độ tập luyện kém. - Do ăn no mà tập luyện và thi đấu ngay. 3.2.5.3. Triệu chứng - Lúc bình thường không đau, sau phần khởi động bước vào phần chuẩn bị lại đau, nếu nghỉ tập thì không đau. 3.2.5.4. Phương pháp xử lý - Giảm tốc độ kết hợp thở nhẹ nhàng, dùng tay ấn vào chỗ đau. - Nếu không hồi phục thì phải dừng tập vì đây là do bệnh lý: viêm gan, viên dạ dày tá tràng và đưa đến cở sở y tế kiểm tra. 3.2.6. Hạ đường huyết và biện pháp khắc phục Hạ đường huyết và choáng do hạ đường huyết là trạng thái bệnh lý có thể gặp trong luyện tập thể dục TT. Do hàm lượng đường trong máu giảm xuống mức tối thiểu. Hạ đường huyết hay gặp trong các hoạt động thể lực kéo dài chạy việt dã, đua xe đạp đường trường vv Cũng có những trường hợp mới hoạt động thể lực đã bị do cơ thể hàm lượng đường trong máu thấp (do bẩm sinh). Dấu hiệu chính của hạ đường huyết là chân tay run rẩy, vô lực, da tái, mắt hoa, mồ hôi ra nhiêu chóng mặt, mạch đập yếu, đồng tử dãn cảm giác đói cồn cào, tri giác giảm sút, động tác rối loạn, trong các trường hợp nặng còn ra mồ hôi lạnh, mất phản xạ co giật, hạ huyết áp 50
  23. Đề phòng, cần phải tổ chức tiếp đường trong cự ly trong các cuộc thi đấu kéo dài, Khi thấy có các dấu hiệu trên, nên cho người tập uống nước đường, ăn đường. Khi bị ngất cần được cấp cứu ngay (tiêm glucoza, thuốc trợ tim). Các dấu hiệu đặc trưng cho trạng thái giảm đường huyết còn có thể thấy trong trạng thái căng thẳng thể lực cấp tính, khi một người không đánh giá được hết khả năng của mình cố thực hiện hoạt động quá sức về thời gian và cường độ. - Trong thời gian luyện tập TDTT, ở tuần đầu có thể xuất hiện trạng thái viêm cơ cấp tính, do các sản phẩm trao đổi chất tích lại nhiều trong cơ làm cho cơ bị “ngộ độc” cục bộ. Khi viêm cơ cấp tính đau nhiều, có cảm giác đau cứng toàn thân, đôi khi sốt. Trường hợp này giảm lượng vận động tập luyện nhưng vẫn duy trì tập, nên ngâm hoặc tắm nước nóng và áp dụng xoa bóp. 4. Phƣơng pháp phòng ngừa chấn thƣơng 4.1 Các biện pháp phòng ngừa chấn thương TDTT 4.1.1. Về mặt chủ quan Có ý thức giữ gìn vệ sinh tập luyện tuân theo nhữ ng nguyên tắc tập luyện (tập từ nhẹ đến nặng, từ dễ khó, tập đều đều đặn và có hệ thống, phù hợp với sức khoẻ từng người tập). + Phải khởi động kỹ trước khi tập luyện. + Không chủ quan, liều lĩnh, mạo hiểm thực hiện động tác khi trình độ vận động, kỹ thuật chưa đủ đáp ứng với yêu cầu của môn tập. + Sau một thời gian ốm đau nghỉ tập, phải tập luyện từ từ nâng dần dần khối lượng. 4.1.2. Về mặt khách quan Phải chú ý đến thiết bị dụng cụ sân bãi, sao cho bảo đảm được trật tự, kỷ luật trọng tài điều khiển trận đấu phải có trình độ chuyên môn, phải vô tư công bằng. Vận động viên cũng phải có đạo đức tốt tôn trọng luật lệ, không chơi xấu, chơi ác gây tổn thương cho đối phương. 4.2. Sơ cứu chấn thương TDTT Sơ cứu là cứu chữa bước đầu ở ngay tại nơi xảy ra tại nạn trước khi chuyển người bị nạn đến cơ sở điều trị. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc cứu chữa người bị nạn nếu làm tốt việc sơ cứu sẽ hạn chế bớt những tác hại, phòng ngừa các biến chứng, tạo điều kiện cho việc chữa chạy sau này. Muốn làm tốt việc sơ cứu, trước hết phải biết nạn nhân thuộc loại thương tích gì. Qua đó có thể biết được những nguy cơ gì có thể đe dạo người bị nạn để xác định cách sơ cứu, chứ không nên vội vàng kéo hai tay nạn nhân để làm vài động tác hô hấp nhân tạo hoặc nắn kéo thô bạo những chỗ bị thương, hoặc bế xốc khiêng nạn nhân đi xa mà không bất động nơi bị thương. Thường người ta chỉ chú ý vận chuyển nhanh mà không chú ý vận chuyển tốt an toàn có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. 4.2.1. Sơ cứu các vết thương trong vận động Trong vận động vết thương chảy máu thường nhẹ nên để cầm máu chỉ cần băng ép bằng băng sạch là đủ. Cầm máu: Biện pháp cầm máu là biện pháp rất quan trọng vì nếu để máu ra nhiều sẽ gây choáng cho nạn nhân thậm trí dẫn đến tử vong nếu không có biện pháp cầm máu kịp thời. Khi có máu chảy nhiều từ động mạch có thể cầm máu 51
  24. bằng cách ấn đè lên động mạch phía trên vết thương (phía gần tim), hoặc cuốn Garô cầm máu (chú ý khi quấn Garô cần phải lới Garô thường xuyên). 4.2.2. Nhiễm trùng Các vết thương trong vận động ít có dập nát lớn, nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm trùng do đất cát ở sân bãi, bùn ở hồ bơi, quần áo thi đấu, tay bẩn sờ vào. Do vậy khi sơ cứu phải chú ý: Chỉ quan sát bằng mắt để nhận định tình hình vết thương, không chạm tay bẩn hay dụng cụ gì vào trừ dụng cụ đã được vô trùng. 4.2.3. Xử lý vết thương Dù vết thương dính đất cát, khi rửa cũng không để nước chảy vào vết thương, chỉ nên tẩm cồn vào bông lau từ mép vết thương ra phía ngoài, khi sạch thì bôi cồn, iốt lên da xung quanh vết thương. Không bôi i ốt lên trên vết thương gây đau nhiều và hủy hoại tổ chức, ở vết thương nhỏ nông chỉ cần bôi thuốc sát trùng lên, sau đó đặt gạc sạch và băng dính lại. Đối với các vết thương sâu hơn, sau khi băng có thể dùng thuốc kháng sinh 3 – 4 ngày. Chấn thương không bị rách da, những tổn thương ở các phần mềm như bầm tím tụ máu. Nên chường lạnh, ngâm nước lạnh để bớt chảy máu (48 giờ). Hôm sau khi vết máu tụ không lan rộng ra nữa thì chườm nóng và xoa bóp nhẹ sẽ làm máu tụ chóng tan. Chấn thương mạnh vùng đầu, bụng nên mang ngay đi bệnh viện (bị ở vùng đầu trước đó nên bất động). II. Vệ sinh tập luyện thể dục TT 1. Vệ sinh và nhiệm vụ của vệ sinh tập luyện Vệ sinh là khoa học về sức khoẻ và xây dựng những điều kiện thích hợp nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của con người để phòng bệnh tật. Mục đích của vệ sinh là nghiên cứu các ảnh hưởng của môi trường sống đối với sức khoẻ và khả năng hoạt động của con người. Xây dựng cơ sở khoa học và các điều kiện tối ưu để duy trì sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Trong quá trình phát triển, vệ sinh học đã chia ra thành nhiều phần môn để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể; Vệ sinh lao động, vệ sinh học đường, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thể dục TT. Vệ sinh TDTT nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường đối với cơ thể người tập, nó có vị trí quan trọng trong quá trình GDTC. Các kiến thức vệ sinh học không chỉ góp phần hạn chế những ảnh hưởng xấu của môi trường đối với cơ thể người tập, mà còn tạo cơ sở khoa học để sử dụng các yếu tố môi trường, làm tăng hiệu quả tập luyện, nâng cao trạng thái sức khoẻ chung và đề phòng chấn thương. Trong quá trình GDTC, học sinh cần nắm vững các kiến thức về vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng, biết cách sử dụng có hiệu quả các kiến thức ấy trong sinh hoạt, học tập và lao động, trong việc tổ chức tham gia các hoạt động TDTT. Vệ sinh TDTT bao gồm các phần vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh bãi tập, dụng cụ khi tập luyện và thi đấu TDTT và các phương pháp vệ sinh nhằm hồi phục và nâng cao khả năng làm việc. 2. Vệ sinh cá nhân 52
  25. Vệ sinh cá nhân bao gồm các vấn đề sắp xếp hợp lý thời gian biểu hàng ngày, vệ sinh thân thể, vệ sinh trang phục. Những hiểu biết về vệ sinh cá nhân không chỉ cần thiết đối với mỗi người mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn, bởi mỗi cá nhân là một phần nhỏ của xã hội. nếu bỏ qua các yêu cầu vệ sinh cá nhân có thể làm lan truyền các bệnh dịch trong tập thể. Nội dung chính của vệ sinh cá nhân là xây dựng được nếp sống vệ sinh lành mạnh, sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, tập luyện TDTT, vệ sinh ăn uống, vệ sinh ngủ, vệ sinh thân thể, trang phục, khắc phục các thói nghiện xấu. 2.1. Sắp xếp thời gian biểu hàng ngày hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi Cơ sở của việc sắp xếp là dựa trên quy luật về nhịp sinh học của cơ thể. Đây là quy luật quan trọng của tự nhiên. Như ta đã biết tất cả các quá trình sống đặc trưng cho sinh vật đều biến đổi có tính nhịp điệu. Nhiều chức năng của cơ thể, kể cả khả năng hoạt động thể lực, biến đổi tuân theo quy luật nhịp ngày, đêm. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy khả năng hoạt động thể lực kém nhất vào khoảng thời gian từ 2 giờ đến 5 giờ và từ 12 giờ đến 14 giờ, có thể mạnh nhất từ 8 đến 12 giờ và từ 14 đến 17 giờ hàng ngày. Yếu tố thời điểm ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả của các quá trình sinh hoá xẩy ra trong cơ thể. Ví dụ: Nếu hàng ngày ăn cơm vào một giờ nhất định thì vào thời điểm đó dịch tiêu hoá sẽ tiết ra nhiều, làm cho việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Hoặc nếu tiến hành lao động trí óc hoặc lao động chân tay vào một giờ nhất định trong ngày thì vào thời gian đó khả năng hoạt động trí óc hoặc chân tay sẽ tăng lên. Lợi ích của việc sắp xếp thời gian biểu hàng ngày: - Đảm bảo các quy luật nhịp sinh học của cơ thể tạo điều kiện tối ưu cho cơ thể hoạt động và hồi phục nâng cao khả năng lao động và tập luyện. - Làm cho hoạt động của người thực hiện thời gian biểu có hiệu quả và kinh tế. - Làm cho cơ thể kịp thời phát huy các khả năng dự trữ của mình để hoạt động theo quy luật của phản xạ có điều kiện. Không thể xây dựng một thời gian biểu chung cho mọi người, vì điều kiện sống, sinh hoạt, lao động, học tập của mỗi người không giống nhau. Song các nguyên tắc vệ sinh cơ bản của thời gian biểu hàng ngày phải được bảo đảm đầy đủ, đó là các nguyên tắc: - Hàng ngày ngủ dậy vào một giờ nhất định. - Tập thể dục buổi sáng và làm vệ sinh thân thể (rửa mặt, đánh răng, tắm ) đều đặn. - Ăn vào một giờ nhất định. - Học tập, làm việc vào những giờ nhất định. - Tập luyện TDTT hợp lý, ít nhất 2 lần một tuần, mỗi lần 2 giờ. - Hàng ngày ngủ ít nhất 8 giờ. Đi ngủ vào một giờ nhất định. Trong thời gian biểu hàng ngày cần phải dành thời gian cho nghỉ ngơi. Và có ít nhất 2 giờ trong ngày làm việc hoặc nghỉ ngơi ngoài trời. Việc xây dựng và thực hiện thời gian biểu hàng ngày một cách nghiêm túc có tác dụng rất nhiều trong việc giáo dục và rèn luyện ý chí, tính tổ chức kỷ luật. 2.2. Vệ sinh giấc ngủ 53
  26. + Giấc ngủ có ý nghĩa đặc biệt đối với sự hồi phục khả năng làm việc của cơ thể. Nó là một loại hình nghỉ ngơi không thể thay thế. Nếu thiếu giấc ngủ có tác hại hơn cả ăn. Người ta đã thí nghiệm các con chó có thể nhịn ăn 25 ngày mà vẫn sống, còn nếu không được ngủ chỉ 5 ngày nó đã chết. + Diễn biến cơ thể trong giấc ngủ: Hệ thần kinh không phản ứng với các kích thích, tim đập chậm đi, huyết áp giảm, tần số hô hấp giảm, cơ bắp thả lỏng, trao đổi chất giảm, năng lượng tiêu hao ít, trong cơ thể xảy ra quá trình hồi phục, nhất là trong các tế bào thần kinh. Cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn và khả năng làm việc được hồi phục lại. Những điều cần biết để đảm bảo cho giấc ngủ có chất lượng tốt - Không nên ngủ sau khi vừa kết thúc một công việc trí óc hoặc chân tay căng thẳng. Tốt nhất là trước khi đi ngủ nên làm một việc gì đó nhẹ nhàng hoặc dạo chơi, hoặc đọc một vài trang sách. Phòng ngủ phải thoáng mát, giường chiếu phải sạch sẽ. - Giấc ngủ cần phải đủ dài và liên tục vào đúng một thời gian nhất định để tạo thói quen buồn ngủ khi đến giờ. Tốt nhất nên ngủ sớm để dạy sớm. - Phải đảm bảo điều kiện cần thiết cho giấc ngủ như sự yên tĩnh, ánh sáng Nên nhớ rằng giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng tới cuộc sống. Nếu thiếu ngủ thường xuyên sẽ bị suy nhược tế bào thần kinh, làm giảm khả năng làm việc và sức đề kháng của cơ thể. Thời gian của giấc ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, trạng thái sức khoẻ, đặc điểm cá nhân Đối với người lớn thời gian ngủ trung bình hàng ngày khoảng 8 giờ. 2.3. Vệ sinh ăn uống Có người cho rằng ăn nhiều, uống nhiều, chất lượng các món ăn và đồ uống ngon là hợp lý. Thực ra ăn uống hợp lý bao gồm: - Chọn thức ăn hợp lý - Ăn uống đúng quy định vệ sinh Ngay cả trong điều kiện còn khó khăn về kinh tế thị trường thì ý tưởng trên cũng cần được quán triệt. Nó cho phép chúng ta phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Cơ sở khoa học của việc lựa chọn thức ăn phải có một tỷ lệ tối ưu các chất dinh dưỡng cơ bản, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Đảm bảo đủ chất bao gồm đạm động vật và thực vật (theo tỷ lệ 60% và 40%), mỡ động vật và mỡ thực vật (80% và 20%), đường phức tạp và đường đơn giản (70% và 30%). Ngoài ra thức ăn cần phải có rau, muối khoáng, vitamin và nước. Sau những hoạt động trí óc và cơ bắp căng thẳng cần bổ sung vào bữa ăn thêm đường, vitamin. Những điều nên biết với chế độ ăn uống: - Cần phải ăn vào một giờ nhất định để tạo ra phản xạ tiết dịch nhằm đảm bảo tiêu hoá tốt thức ăn. Nên ăn trước khi tập ít nhất 2 giờ và sau khi tập 30 phút đến 40 phút. Tốt nhất nên ăn ba bữa một ngày vào thời điểm sáng, trưa, chiều (theo tỷ lệ 20%, 40%, 40% khẩu phần ăn hàng ngày), Bữa ăn chiều phải ăn trước khi ngủ ít nhất 2 giờ và nên ăn những thức ăn dễ tiêu bởi trong khi ngủ tiêu hoá chậm, nếu thức ăn lưu lâu trong đường tiêu hoá, dễ lên men làm rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều và ăn muộn (gần giờ đi ngủ) làm cho giấc ngủ không tốt, ảnh 54
  27. hưởng tới khả năng làm việc của ngày hôm sau. Khi ăn nên tập trung, không chú ý vào việc khác, không đọc sách báo, những câu chuyện trao đổi khi ăn phải nhẹ nhàng, không gây căng thẳng và xúc động quá mức vì chúng có thể gây rối loạn tiêu hoá. Không nên sử dụng quá nhiều gia vị trong khi ăn, nhất là các chất gây kích thích mạnh. Thức ăn không nên quá nóng và quá lạnh và phải chế biến vệ sinh, dễ tiêu hoá. Thức ăn phải đủ để cân bằng năng lượng. Năng lượng do thức ăn cung cấp phải tương ứng với lăng lượng tiêu hoá. Ăn quá nhiều cũng không có lợi vì sẽ dẫn đến hiện tượng béo phì, làm rối loạn quá trình trao đổi chất, làm phát sinh một số bệnh. Đặc biệt là bệnh tim mạch. Uống cũng có ý nghĩa quan trọng trong chế độ ăn uống hợp lý. Nhu cầu của một người khoảng 2-2,5 lít nưốc hàng ngày, Đối vối người lao động nặng và tập luyện thể dục TT, nhu cầu đó còn cao hơn nữa. Tuy nhiên uống nước quá nhiều cũng có hại cho cơ thể. Lượng nước thừa làm tăng bài tiết mồ hôi, tăng trọng tải cho tim và thận, nhất là uống nước nhiều trước khi đi ngủ. Cần lưu ý uống nước không làm giảm cảm giác khát ngay lập tức vì nước chỉ thấm vào máu và tổ chức sau khi uống từ 10-15 phút, vì vậy khi khát nên xúc miệng rồi uống từ từ, từng ngụm nhỏ. Vào mùa hè, khi tập luyện ra nhiều mồ hôi nên pha thêm một ít muối vào nước để bù lại số muối bị bài tiết ra. 2.4. Vệ sinh thân thể Vệ sinh thân thể có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cơ thể hoạt động tốt, tăng cường quá trình trao đổi chất, phát triển khả năng làm việc trí óc và chân tay, đề phòng bệnh tật. 2.4.1. Chăm sóc da Da là cơ quan phức tạp và quan trọng của cơ thể. Da đảm nhiệm nhiều chức năng như bảo vệ môi trường bên trong cơ thể, bài tiết các sản phẩm trao đổi chất, điều hoà thân nhiệt, ở da có rất nhiều tận cùng của hệ thần kinh vì vậy nó đảm bảo cho cơ thể thông tin thường xuyên về tác động của nhiều yếu tố môi trường. Tất cả các chức năng nêu trên của da chỉ hoạt động được bình thường nếu da khoẻ và sạch. Da bẩn và có bệnh ảnh hưởng xấu tới trạng thái sức khoẻ chung của mọi người. Cách chăm sóc da cơ bản là tắm rửa hàng ngày. Các bộ phận như cổ, mặt cần phải rửa vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Tay chân phải được rửa thường xuyên. Sau mỗi buổi tập thể dục TT nhất thiết phải tắm. Ngoài tác dụng làm sạch, tắm còn có tác dụng hồi tỉnh đối với hệ thân kinh tim mạch, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy quá trình hồi phục. Hiệu quả hồi phục của tắm sẽ rất cao nếu được kết hợp xoa bóp nhẹ. 2.4.2. Chăm sóc răng miệng Cần phải giữ răng miệng thường xuyên sạch sẽ, trước khi đi ngủ và sáng dạy phải đánh răng. Sau khi ăn xong phải xúc miệng, tránh thức ăn cứng quá, nóng quá hoặc lạnh quá, bởi những thứ đó làm hỏng men răng. Cũng vậy, tránh dùng răng để cắn vật cứng hay mở nắp chai 2.5. Vệ sinh trang phục Trang phục ngoài việc làm đẹp, còn bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của 55
  28. môi trường và các tổn thương cơ học, giữ cho cơ thể sạch sẽ. Quần áo phải nhẹ và thuận tiện cho hoạt động, phải tạo ra được vùng vi khí hậu cần thiết ngoài bộ phận cơ thể được che phủ. Bởi vậy trang phục phải bảo đảm các tính chất thoáng khí, giữ nhiệt, thấm nước và các tính chất vật lý khác. Trang phục phải phù hợp với các yêu cầu sử dụng và khí hậu cụ thể. Trang phục TT có các yêu cầu đặc thù thuộc vào tính chất tập luyện và yêu cầu của luật lệ thi đấu trong từng môn TT. Nó phải nhẹ và không cản trở hoạt động của cơ thể, thoáng khí và thấm mồ hôi tốt. Trang phục tập luyện TT chỉ nên sử dụng trong tập luyện và thi đấu TT. Chúng phải sạch, đẹp và có màu sắc phù hợp. 2.6. Tác hại của các thói quen nghiện xấu Nghiện thuốc lá, thuốc lào, rượu bia và chất ma tuý rất có hại cho sức khoẻ và hạn chế khả năng làm việc. Đối với người tập luyện thể dục TT, các thói nghiện ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích thi đấu. Các thói nghiện hoàn toàn trái với công tác GDTC. 2.6.1. Tác hại của thói nghiện thuốc lá Trong khói thuốc lá, kể cả đã qua đầu lọc chứa nhiều chất độc như ni-cô-tin, di-ô-xit các-bon v.v đặc biệt là ni-cô-tin. Nhiều số liệu nghiên cứu đã cho thấy nghiện thuốc lá ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. Người nghiện thường đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, khả năng làm việc trí óc và chân tay đều giảm. Hút thuốc gây ra nhiều bệnh về tim mạch và hô hấp, kể cả ung thư. Thống kê đã chứng minh 95% trường hợp ung thư đường hô hấp là do hút thuốc lá. Thuốc lá có tác hại lớn đối với người tập luyện thể dục TT ngoài chức năng tim mạch và hô hấp, nó còn làm giảm tốc độ phản xạ, làm rối loạn khả năng phối hợp động tác. 2.6.2. Tác hại của nghiện bia rượu Nghiện rượu, bia và các đồ uống có cồn khác làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng làm việc rõ rệt. Cồn trong rượu, bia tuy lưu lại trong máu không lâu, song ở các cơ quan quan trọng như não, tim, gan cồn có thể tồn tại lại từ 28 giờ đến 15- 16 ngày. Tác hại của rượu, bia đầu tiên ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh trung ương. Một lượng rất nhỏ rượu, bia đủ làm rối loạn sự cân bằng giữa các quá trình hưng phấn và ức chế trong não do chúng hạn chế quá trình ức chế. Vì vậy sự hưng phấn sau khi uống rượu, bia hoàn toàn không phải do quá trình hưng phấn được kích thích mà là do quá trình ức chế trong não bị sút kém. Sự hưng phấn do rượu, bia gây nên chỉ là hưng phấn giả. Sau khi uống rượu bia, khả năng trí óc giảm. Người uống rượu bia không thể suy nghĩ nhanh, không tập trung, dễ phạm sai lầm. Khả năng làm việc cơ bắp cũng bị rối loạn, tốc độ phản xạ vận động giảm, lực co cơ giảm. Độ chính xác của động tác giảm rõ rệt do sự phối hợp giữa các cơ bị rối loạn. Uống rượu bia là nguyên nhân của rất nhiều tai nạn trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Người nghiện rượu bia sẽ dẫn đến rối loạn nặng nề về cơ, hệ tim mạch, gan, đường tiêu hoá và các cơ quan khác. Xơ gan do nghiện rượu gây ra có tỷ lệ tử vong cao. Nghiện rượu là nguyên nhân gây tử vong cao, đứng thứ ba trong tất cả các nguyên nhân, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. 56
  29. Rượu bia làm giảm hiệu quả tập luyện thể dục TT. Tốc độ của vận động viên giảm 20% sau khi uống nửa lít bia và thành tích thi đấu giảm 20-30% Nói chung toàn bộ các tố chất thể lực và kỹ năng vận động đều giảm sút ở các mức độ khác nhau dưới tác động của rượu và bia. III. Các yêu cầu về vệ sinh đối với địa điểm và dụng cụ tập luyện TDTT Tập luyện thể dục TT là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức lao động khoa học. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng xuất lao động và tăng cường sức khoẻ. Các hình thức tập luyện thể dục TT được tiến hành ở các địa điểm khác nhau, nhưng các địa điểm đó phải thoả mãn các điều kiện vệ sinh tập luyện, cụ thể là: - Phải đủ rộng, có thể thực hiện đầy đủ các nội dung của bài tập một cách thoải mái. - Không có khả năng gây ra trấn thương cho người tập. - Không khí thoáng mát, không chứa khí độc. - Lượng bụi ít hơn tỷ lệ 1mg bụi/ lm3 không khí. - Tiếng ồn phải nhỏ hơn 70 đê-xi-ben. - Độ ẩm không cao hơn so với không khí bên ngoài. - Bề mặt phải bằng phẳng, không trơn và thoát nước tốt khi trời mưa. Về dụng cụ tập luyện thể dục TT: Dụng cụ yêu cầu phải đặt tiêu chuẩn quy định về hình dáng, trọng lượng và chất liệu vật liệu. Tốt nhất nên sử dụng các dụng cụ được sản xuất theo tiêu chuẩn. Dụng cụ tập luyện thể dục TT phải phù hợp với lứa tuổi và giới tính của người tập. IV. Các biện pháp vệ sinh bổ trợ nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe và khả năng làm việc Để nâng cao sức khoẻ và khả năng làm việc ngoài các biện pháp cơ bản là thời gian biểu hàng ngày hợp lý, chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục TT thường xuyên còn có một số biện pháp khác cũng có tác dụng tốt đối với các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể. Các biện pháp đó được gọi là các biện pháp vệ sinh bổ trợ. Đó là các biện pháp: Tắm, rửa bằng nước khác nhau, xông hơi, xoa bóp, thở không khí ion hoá các loại, tắm điện, sử dụng dược phẩm. Nhưng sử dụng phổ biến, an toàn là phương pháp xoa bóp. Xoa bóp có thể người khác xoa bóp cho mình hoặc tự mình xoa bóp. Đó là biện pháp hồi phục và nâng cao khả năng làm việc hữu hiệu, được sử dụng từ lâu trong y học. Tác dụng xoa bóp tác động lên cơ quan cảm thụ thần kinh nằm trong da và dây chằng, gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống thần kinh. Người Trung Quốc chú trọng đến tác động của xoa bóp lên các huyệt, đó là các nút của hệ kinh lạc trong cơ thể. Thông qua đó có thể làm biến đổi trạng thái chức năng của tất cả các cơ quan trong cơ thể Tăng cường tuần hoàn, hô hấp, tăng cường khả năng hoạt động cơ bắp, cung cấp O2 và các chất dinh dưỡng cho cơ, dây chằng, tăng độ linh hoạt của khớp. Làm cho cơ thể sau khi xoa bóp cảm giác khoan khoái, khả năng hồi phục nhanh hơn. Xoa bóp và tự xoa bóp được chia ra làm các loại hình khác nhau: - Xoa bóp mỹ dung. - Xoa bóp vệ sinh. - Xoa bóp TT. 57
  30. Xoa bóp có thể tiến hành trên toàn thân hoặc một bộ phận của cơ thể (cục bộ). Các kỹ thuật xoa bóp (động tác xoa bóp) gồm có: xoa vuốt, xoa xát, bóp lăn, ấn, nhào bóp, vê véo, miết búng, đấm, rung, cử động tích cực, tiêu cực. Khi tự xoa bóp có thể sử dụng các kỹ thuật xoa vuốt, xát, bóp, nhào bóp, miết, rung, cử động các khớp. Các động tác kỹ thuật xoa bóp cần được tiến hành theo một trình tự nhất định. Thường bắt đầu bằng xoa vuốt, sau đó đến xát bóp, tiếp theo là nhào bóp đấm rung. Giữa các động tác xoa bóp và cuối buổi xoa bóp thường dùng động tác xoa vuốt. Xoa bóp nếu động tác chậm và nhẹ nhàng sẽ có tác dụng an thần, cơ thể thư giãn, do đó bớt đau. Trái lại nếu thao tác mạnh và nhanh sâu có thể làm cơ cứng lên, co lại kích thích cơ thể. Kỹ thuật xoa bóp chia một cách tương đối làm 2 loại: - Xát, bóp, ấn nhẹ từ từ, vê và rung nhẹ. - Loại động tác kích thích như rung mạnh, chém, đấm, vỗ, véo hoặc chà xát mạnh, lắc cả khối cơ lớn. Khi tiến hành xoa bóp và tự xoa bóp cần chú ý đến các quy tắc sau: Không xoa bóp khi bị sốt cao, khi có bệnh viêm nhiễm đang tiến triển, khi chảy máu, hay đe dọa chảy máu, khi có bệnh ngoài da, khi mệt mỏi quá sức. - Xoa bóp phải tiến hành theo chiều từ ngoài vào trong, theo đường bạch huyết ở khuỷu tay, nách, đầu gối, bẹn. Không xoa bóp lên các đường bạch huyết. - Khi xoa bóp bộ phận được xoa bóp phải thả lỏng hoàn toàn và cởi bỏ hết quần áo. - Tự xoa bóp toàn thân, bắt đầu từ bàn chân, bắp chân, lên đầu gối, lên đùi, mông sau đó đến lưng, cổ, đầu, ngực, bụng, cuối cùng là hai bàn tay. - Trước khi xoa bóp phải rửa tay sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, người được xoa bóp phải tắm rửa sạch sẽ. Nơi xoa bóp phải thoáng mát, tránh gió lùa. Thời gian và kỹ thuật xoa bóp có thể biến đổi tuỳ thuộc vào mục đích xoa bóp và đặc điểm của người được xoa bóp. 58
  31. BÀI 7: KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN THỂ DỤC TT Bất luận xuất phát từ những công việc nào đều cần phải xác định rõ được tính mục đích và kế hoạch tỉ mỉ, tiến hành tập luyện thể dục TT cũng không nằm ngoài những yêu cầu trên. Tập luyện không có mục đích không có kế hoạch tất nhiên cũng có thể đem lại một số hiệu quả nhưng những hiệu quả đó rất thấp. Tập luyện thể dục TT được tiến hành dựa vào một kế hoạch nhất định có thể khắc phục được tính mù quáng và phiến diện trong tập luyện thể dục TT, có lợi trong việc nâng cao chất lượng thể dục TT cho việc hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống. Một kế hoạch huấn luyện hoàn chỉnh bao gồm mục tiêu tập luyện, nội dung, phương pháp tập luyện, thời gian tập luyện Đứng trên phương diện hình thức mà nói, kế hoạch huấn luyện gồm có: Kế hoạch huấn luyện năm, kế hoạch huấn luyện theo mùa, kế hoạch huấn luyện tháng và kế hoạch huấn luyện tuần Khi xây dưṇ g kế hoạch tập luyện bắt buộc phải quán triệt toàn diện về các nguyên tắc cơ bản trong tập luyện, đồng thời cần những kế hoạch tập luyện phải đơn giản, rõ ràng, cụ thể, thực tế, trọng điểm. Việc tập luyện thể dục TT của sinh viên, trước hết cần phải có kế hoạch lâu dài, thời kỳ đang ở trong trường, cần nắm vững kỹ năng TT gì, cần làm cho trình độ TT của bản thân đạt đến mức độ nào, nâng cao sức khoẻ cơ thể đến mức độ nào Cần phải có một kế hoạch tổng thể, mục tiêu tổng thể, căn cứ vào mục tiêu tổng thể này để xác định chỉ tiêu cụ thể của từng năm, từng học kỳ. Có như vậy, mới có thể nâng cao được hiệu quả. Việc xác định và thực thi kế hoạch tập luyện năm của cá nhân cần xác định được mục tiêu dự định. Xuất phát từ những điều kiện, tình hình thực tế về mặt thể chất, học tập, sinh hoạt của cá nhân, đồng thời cũng cần phải nỗ lực khảo sát tới các nhân tố sân bãi, dụng cụ khí hậu Người chưa trải qua hệ thống tập luyện, việc xác định kế hoạch năm nên lấy việc phát triển toàn diện về sức mạnh cơ thể, tăng cường chức năng tim, phổi làm thành mục đích. Kế hoạch tập luyện tuần của cá nhân là một loại thường xuyên sử dụng nhất. Việc sắp xếp kế hoạch cụ thể, thông thường hay lấy kế hoạch tập luyện tuần làm đơn vị và bất cứ lúc nào cũng có thể lấy tình trạng thực tế để tiến hành điều chỉnh. Sắp xếp nội dung tập luyện nên chú ý tính khoa học và tính mục đích. Thông thường, nên sắp xếp tập luyện tốc độ và linh hoạt trước, tập luyện sức mạnh sắp xếp sau; sắp xếp các bài tập có cường độ nhỏ, lượng vận động nhỏ trước. Các bài tập có lượng vận động lớn, cường độ lớn sắp xếp sau, tập luyện kỹ thuật cần tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, ngoài ra còn phải chú ý đến việc sắp xếp phối hợp tập luyện đối với chân và tay (xem bảng 1). 59
  32. Bảng 1: Bảng kế hoạch tập luyện tuần của cá nhân Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 1.Tập theo 1.Tập theo 1.Tập theo thể dục thể dục thể dục trên trên truyền trên truyền 1.Thái cực 1.Thái cực truyền hình, 1.Thái cực Thể dục hình, phát hình, phát quyền quyền phát thanh quyền buổi thanh hay thanh hay 2.Nằm sấp 2.Tập xà kép (5 hay thể dục 2.Co tay xà sáng thể dục thể dục chống đẩy (5 4 4 tổ) thẩm mỹ. đơn (6 4 tổ) thẩm mỹ. thẩm mỹ. tổ) 2.Chạy 12 2.Chạy 12 2.Chạy 12 phút phút phút Thái cực Thái cực Thái cực Thái cực Thể dục quyền hoặc Thái cực quyền quyền hoặc Thái cực quyền quyền hoặc quyền hoặc thể giữa giờ thể dục hoặc thể dục thể dục hoặc thể dục thể dục trên dục trên truyền 10- trên truyền trên truyền hình, trên truyền trên truyền truyền hình, hình, phát 15phút hình, phát phát thanh hình, phát hình, phát thanh phát thanh thanh thanh thanh Giờ học Giờ học thể Giờ học thể Giờ học thể Giờ học thể TDTT Giờ học thể dục Giờ học thể dục dục dục dục dục 50phút Tập 1.Khởi 1.Khởi động 8- 1.Khởi động 1.Khởi động 1.Khởi 1.Khởi động 8- luyện động 8- 10phút 8-10phút 8-10phút động 8- 10phút ngoại 10phút 10phút 2.Tập sức khoá 2.Tập 2.Tập sức mạnh. 2.Tập luyện 2.Tập tốc độ. 2.Tập mạnh. 50- luyện kỹ a.Tập luyện tay: kỹ thuật cơ a.Chạy bước luyện kỹ a.Tập luyện đối 60phút thuật cơ Chống đẩy bật bản hoặc thi nhỏ (30m 3 thuật cơ với tay nằm sấp bản hoặc cường độ 50% đấu các môn tổ) bản hoặc chống đẩy thi đấu các (6lần 5 tổ) bóng b.Chạy nâng thi đấu các cường độ 50% môn bóng b.Tập sức mạnh 3.Thả lỏng cao đùi (30m môn bóng (5lần 4tổ) 3.Thả lỏng chân: Gánh tạ 2 tổ) 3.Thả lỏng b.Tập luyện sức đứng lên ngồi c.Chạy cầu mạnh chân xuống cường độ thang (15bậc gánh tạ đứng 50%, tập (8lần 4lượt) lên ngồi xuống, 6 tổ) 3.Thả lỏng cường độ 50% 3.Thả lỏng (8lần 6tổ) 3.Thả lỏng I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của kế hoạch tập luyện Kế hoạch tập luyện là dự định làm việc bắt buộc, nhằm điều khiển quá trình tập luyện đối với một hay nhiều người hoặc một đội TT trong khoảng thời gian nhất định. Lập kế hoạch là việc dự thảo chương trình cho hoạt động cần phải thực hiện. Đó là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo, xác định các nhiệm vụ tập luyện và lựa chọn các phương tiện, phương pháp giải quyết nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích TT. Kế hoạch tập luyện có tầm quan trọng đặc biệt và thể hiện qua các điểm sau: Đó là cơ sở xây dựng quá trình tập luyện một cách hệ thống và lâu dài nhằm không ngừng nâng cao thành tích TT và hoàn thiện thể chất. Chỉ nên coi đó là dự thảo của 60
  33. một chương trình hoạt động sắp tới, bởi vậy không thể tuyệt đối chính xác mà thường có khoảng dao động nhất định so với thực tế, đối chiếu kế hoạch và thực tế để sửa chữa và điều chỉnh kịp thời để đạt mục đích. II. Hệ thống của kế hoạch tập luyện 1. Đề án ật p luyện Đó là dự thảo một chương trình tập luyện nhiều năm, được xây dựng trên cơ sở thống nhất. Đề án vạch ra mục đích, nhiệm vụ cụ thể là cơ sở xây dựng kế hoạch tập luyện. Ví dụ: Đề án (giai đoạn cơ bản, nâng cao, cao cấp) – Kế hoạch (tập luyện 1 hay nhiều năm) – Đối tượng (cá nhân, đội) – Kế hoạch tập luyện tháng, tuần – Giáo án tập luyện. 2. Kế hoạch tập luyện khung Đó là hướng làm việc bắt buộc đối với giai đoạn đào tạo. Giờ học chính khóa là hình thức cơ bản của GDTC, được tiến hành trong quá trình giảng dạy với thời gian 150 tiết được phân phối trong 5 học kỳ nhằm trang bị những kiến thức về GDTC, nguyên lý kỹ thuật một số môn TT Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố hoàn thiện các bài tập chính khóa được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên, giảng viên hướng dẫn dưới hình thức câu lạc bộ. Gồm 320 tiết chia làm 4 năm học là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm nâng cao sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh. Tăng cường thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vận động. Hình thức tập luyện đòi hỏi phải ý thức cao, tự giác, tích cực, tinh thần độc lập và khả năng sáng tạo. Hiện tại Hội Thể thao đại học Nhà trường tổ chức các câu lạc bộ (CLB) thể thao dành cho cán bộ - viên chức và sinh viên, gồm các CLB: quần vợt, bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, khiêu vũ, võ thuật, nhảy híp-hốp. 3. Kế hoạch tập luyện đội TT Đó là kế hoạch tập luyện cho một đội TT gồm các VĐV có cùng một mục đích tập luyện và có trình độ cơ sở gần giống nhau. Xây dựng trên cơ sở tập luyện khung. Kế hoạch này thường dùng cho các môn TT đồng đội. Ví dụ: các môn bóng, đua thuyền cả cho các VĐV mới tham gia tập luyện. 4. Kế hoạch tập luyện cá nhân Đó là kế hoạch tập luyện của từng người tập. Thời gian thường là 1 năm hoặc trong các giai đoạn ngắn hơn (1 vài tháng). Kế hoạch này có thể xây dựng trong một thời hạn nhiều năm. Vì vậy, kế hoạch cần xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, lượng vận động, phương tiện tập luyện phù hợp đặc điểm cá nhân. III. Những nguyên tắc cơ bản trong việc lập kế hoạch Lập kế hoạch tập luyện căn cứ vào văn bản hướng dẫn của ngành, Bộ GD&ĐT, của trường và dựa trên cơ sở chung về quy luật phát triển nhân cách và phát triển năng lực TT, điều kiện lứa tuổi, tâm sinh lý người tập. Cần quán triệt nguyên tắc “nâng cao hợp lý lượng vận động tập luyện trong việc xắp xếp tỷ lệ giữa khối lượng và cường độ, giữa các phương tiện tập luyện chung và chuyên môn, các bài tập, mức độ khó khăn của bài tập, chất lượng thực hiện bài tập ”. Khi lập kế hoạch tập luyện, cần phải xuất phát từ việc phân tích toàn diện và chính xác quá trình tập luyện, sự phát triển về trình độ tập luyện và thành tích tập 61
  34. luyện. Do vậy, trong quá trình thực hiện kế hoạch cần kiểm tra, đánh giá, đối chiếu giữa các chỉ tiêu đề ra và kết quả thực tế. Phải đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục và giáo dưỡng trong quá trình xây dựng kế hoạch tập luyện. Lập kế hoạch tập luyện dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ và phải tuân theo một hệ thống thống nhất (kế hoạch khung, kế hoạch đội, kế hoạch cá nhân, giáo án, đánh giá, dự báo phát triển thành tích) Cần chú ý những yêu cầu: Phải cụ thể và phù hợp trình độ, có tính khả thi, cập nhật tri thức mới nhất. IV. Phƣơng pháp xây dựng kế hoạch tập luyện 1. Những yêu cầu chung Kế hoạch chỉ trình bày những nhiệm vụ cơ bản chứ không cần giải thích cơ sở đề ra những nội dung đó. Người tập cần có ý thức tập thể,tự giác, tích cực. Phải coi thi đấu như hình thức tập luyện cũng là phương tiện kiểm tra thành tích người tập. 2. Nội dung của việc lập kế hoạch Xác định đối tượng và thời gian lập kế hoạch; Xác định mục đích, nhiệm vụ, thành tích từng giai đoạn, thời kỳ tập luyện; Xác định các chỉ tiêu về lượng vận động như khối lượng, cường độ, mật độ vâṇ động, tỷ lệ các bài tập Phân tích các thời kỳ tập luyện (chu kỳ hóa kế hoạch tập luyện); Xác định các trọng điểm giáo dưỡng TT (các nhiệm vụ, các vùng cường độ, các phương tiện chính, các biện pháp tổ chức để thực hiện nhiệm vụ đó). Để có thể xây dựng chính xác nội dung trên người hướng dẫn hoặc ngươì tập phải tiến hành các bước sau: * Phân tích đối tượng và tình hình cụ thể: Phân tích các mục đích, nhiệm vụ, thời gian lập kế hoạch. Phân tích cấu trúc thành tích môn TT chuyên môn và thành tích cá nhân.Phân tích đặc điểm người tập: tuổi hộ khẩu, tuổi tập luyện, trình độ tập luyện, tài liệu để xác định mục tiêu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu về lượng vận động. Phân tích vào điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, khí hậu, môi trường tập luyện, sân bãi dụng cụ, đối thủ TT, điều kiện sống, sinh hoạt và học tập của người tập (chế độ ăn uống, chăm sóc y tế, trường học ) Xác định các giai đoạn tập luyện phù hợp với các thời kỳ tập luyện, cùng mục đích, nhiệm vụ cụ thể cho từng thời kỳ, tỉ lệ giữa các bài tập Xác định rõ các biện pháp tập luyện, các cuộc thi đấu, kiểm tra thành tích và kiểm tra y học. V. Đánh giá quá trình tập luyện Nội dung đánh giá gồm: - Thành tích, chỉ tiêu của người tập trong các cuộc kiểm tra và thi đấu. Từ đó, so sánh, rút ra kết luận, tìm nguyên nhân, mức độ hiệu quả lượng vận động tập luyện. - Đánh giá từng yếu tố của năng lực TT, đặc biệt là nhận thức, tư tưởng và nhân cách, trình độ phát triển kỹ thuật, chiến thuật, các tố chất thể lực 62
  35. - Đánh giá khả năng chịu đựng lượng vận động tập luyện, thực hiện yêu cầu bài tập, yêu cầu của nhà trường, yêu cầu nghề nghiệp, đánh giá nhận thức chuyên môn nội dung tập luyện và mối quan hệ của người tập với tập thể, xã hội. Những tài liệu cần cho người tập, giảng viên trong quá trình đánh giá: - Biên bản kiểm tra trong quá trình tập luyện và thi đấu, biên bản kiểm tra y học. - Sổ tay, nhật ký, giáo án của người tập hoặc giảng viên. - Quan sát thường xuyên hoạt động của người tập trong tập luyện và thi đấu (trực tiếp quan sát, xem lại hình ảnh, ) Tự đánh giá của người tập về kết quả tập luyện của mình và nhận xét tập thể đội. - Nhận xét của HLV, nhà trường và những nhà chuyên môn. 63
  36. BÀI 8: KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA Y HỌC TDTT I. Kiểm tra y học TDTT 1. Khái niệm chung Kiểm tra y học: Là một bộ phận của môn khoa học y học, sử dụng những kiến thức y học để nghiên cứu trạng thái sức khỏe và mức độ phát triển thể lực của tất cả những người tham gia luyện tập TDTT. Y học TDTT nghiên cứu tất cả những ảnh hưởng của quá trình luyện tập tới cơ thể người tập nhằm mục đích chung là tăng cường sức khỏe, vì chúng ta đều biết đến tầm quan trọng của sức khỏe, đối với cuộc sống con người, đối với yêu cầu lao động nhất là nhịp độ lao động khẩn trương phù hợp với tốc độ tiến bộ của khoa học ngày nay. Đối với mọi người, mọi giới, sức khỏe không chỉ cần thiết cho yêu cầu lao động mà còn là nguồn sống, nguồn hạnh phúc trong đời sống cá nhân và gia đình, nó tạo nên sự vui tươi, phấn khởi, yêu đời, làm tăng tuổi thọ. 2. Nhiệm vụ và nội dung 2.1. Nhiệm vụ của bác sĩ Kiểm tra trạng thái, chức năng của từng cơ quan, của hệ cơ quan trong cơ thể, nhằm đánh giá khả năng thích ứng và trình độ luyện tập của vận động viên. Kiểm tra mức độ phát triển thể lực chung của người tập và vận động viên trong quá trình luyện tập và thi đấu. Theo dõi y học sư phạm trong quá trình luyện tập và thi đấu. Phòng chữa bệnh và các chấn thương trong khi thi đấu và tập luyện TDTT. Giải quyết tốt những nhiệm vụ ở trên, kiểm tra y học có tác dụng trong việc điều chỉnh quá trình huấn luyện, phát hiện sớm và kịp thời đưa những vận động viên cần an dưỡng nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và chữa bệnh. 2.2. Nội dung: Bao gồm 4 nội dung chính Kiểm tra y học thực hành: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong y học, nó sử dụng các phương pháp y học thực hành như phỏng vấn, sờ gõ, nghe, nhìn. Kiểm tra chức năng của các cơ quan như tim mạch, hô hấp. Kiểm tra mức độ phát triển thể lực trong quá trình luyện tập. Kiểm tra trình độ luyện tập. 3. Các hình thức kiểm tra Có ba hình thức chính: 3.1. Kiểm tra bước đầu Vào thời gian trước khi tham gia luyện tập, nhằm đánh giá và xác định tình trạng sức khỏe có cho phép tham gia thi đấu hay luyện tập TDTT hay không. Các phương pháp áp dụng trong kiểm tra đó là: Thực hành phương pháp nhân trắc, sử dụng các nghiệm pháp chức năng và kết luận. 3.2. Kiểm tra định kỳ Được áp dụng để kiểm tra tình hình sức khỏe mức độ phát triển thể lực sau một giai đoạn luyện tập nhất định, để điều chỉnh khối lượng vận động cho hợp lý. 3.3. Kiểm tra bổ sung Được áp dụng trước các đợt thi đấu, sau khi bị bệnh hoặc chấn thương. Kết luận cuối cùng của đợt kiểm tra cần được đưa vào sổ theo dõi và chuyển tới huấn luyện viên. 64
  37. 4. Các phƣơng pháp sử dụng trong kiểm tra y học 4.1. Kiểm tra sự phát triển của thể lực Là phương pháp kiểm tra tất cả các yếu tố bên ngoài (yếu tố thể hình) tên, tuổi, giới tính, dân tộc, điều kiện sống, tiểu sử luyện tập và bệnh tật, tiểu sử và gia đình. 4.1.1. Quan sát hình thể bên ngoài Nhìn chung xem con người có cân đối không, cột sống, chân tay cong hay thẳng, bàn chân bẹt hay có độ cong tự nhiên, ngực lép hay đầy, v.v Một tư thế đúng, bình thường, không những cân đối đẹp đẽ mà còn đảm bảo cho các hệ cơ quan nội tạng hoạt động được bình thường. 4.1.2. Phương pháp nhân trắc Việc đo đạc bao giờ cũng thực hiện đầu tiên và được dùng trong suốt quá trình tập luyện để theo dõi sức khỏe. So sánh các số đo trong từng thời kỳ với nhau, người tập có thể tăng giảm thể lực của mình. Nhưng các lần đo khác nhau, cần tiến hành trong những điều kiện giống nhau như về thời gian, loại dung cụ, loại phương pháp đo. Các số liệu cần đo như chiều cao đứng, ngồi, cân nặng, các số đo lồng ngực, vòng bụng, các số đo của các vòng chỉ như vòng cánh tay co, duỗi, vòng đùi, vòng bắp chân, đo vòng cổ, dùng lực kế tay, lực kế đứng, đo sức mạnh của cơ, đo dung tích sống của phổi bằng phế dung kế. 4.1.3. Các phương pháp đánh giá sự phát triển thể lực qua các số liệu kiểm tra. Dựa vào đặc điểm của từng người, dựa vào số liệu đã đo đạc và các công thức toán học, người ta xây dựng nên những chỉ số và đánh giá tình trạng sức khỏe qua các chỉ số đó một cách khách quan. * Chỉ số rèn luyện chức năng hô hấp. Tính tỷ lệ giữa dung tích sống của phổi và cân nặng. Dung tích sống ml = DeMeNy Cân nặng kg Đó là sức chứa không khí của phổi đối với 1 kg cân nặng ở nước ngoài trung bình là 60ml/kg nam, nữ 50ml/kg, ở ta là 70 – 80ml/kg. Chiều cao cm * Chỉ số Eritsman = vòng ngực trung bình - 2 Bình thường thì số đo = 0 Nếu là số dương thì tốt, âm thì xấu. * Chỉ số Pinhê. Pinhê= chiều cao (cm) – [Cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)] Phân loại Việt Nam Nƣớc ngoài Rất khỏe 20.9 – 24,1 Dưới 10 Khỏe 24,2 – 27,4 10 – 20 Trung bình 27,5 – 33,9 20 – 25 Yếu 34,0 – 37,2 35 – 35 Rất Yếu 37,3 – 40,5 Trên 35 Chỉ số này đánh giá sự phát triển chung của cơ thể. 65
  38. Các chỉ số đo thường thay đổi theo các lứa tuổi, cho nên phải lập riêng từng lứa tuổi để đánh giá được đúng đắn, có thể chỉ số này lợi cho người béo và thiệt cho người cao. Nếu chỉ số đó = 0 hay âm thì thể trạng béo phì. Chỉ số loại rất yếu trên 37,3 cơ thể phát triển kém, thể dục từ nhẹ để nâng dần thể lực. * Chỉ số quay vòng (QVC). QVC = chiều cao (cm) – [vòng ngực hít vào + vòng đùi thuận + vòng cánh tay thuận co]. Cách đánh giá: - Cực khỏe 20 4.2. Các thử nghiệm sinh lý học để kiểm tra chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể Trong kiểm tra y học TDTT, kiểm tra bước đầu nên áp dụng tất cả các phương pháp để tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống các cơ quan. Trong các hình thức kiểm tra khác, thường chỉ tiến hành kiểm tra với các cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh, thần kinh cơ vì các chỉ số của nó phản ánh chính xác khả năng hoạt động của cơ thể. Sau đây là một số thử nghiệm đơn giản nhất để kiểm tra chức năng một số cơ quan đó. 4.2.1. Kiểm tra chức năng hệ hô hấp * Đo dung tích sống: Hít vào cố gắng và thở ra cố gắng vào phế dung kế. Dung tích sống càng lớn thì thể tích phổi càng lớn chứng tỏ chức năng hô hấp tốt, ngược lại là xấu. * Nghiệm pháp Rozental: Đo dung tích sống 5 lần liên tiếp cách nhau 15, Đánh giá: Chức năng hô hấp tốt, dung tích 5 lần bằng nhau hoặc tăng dần. Chức năng hô hấp kém thì dung tích giảm hoặc bị rối loạn. 4.2.2. Kiểm tra chức năng hoạt động của hệ thần kinh. Cơ thể sống luôn chịu ảnh hưởng và tác động của môi trường và ngược lại từ cơ thể đến môi trường và giữa các cơ quan trong cơ thể luôn có sự hoạt động một cách thống nhất, sự tác động tương hỗ giữa các cơ quan trong cơ thể được hoàn tất thông qua hệ thần kinh. Do vậy kiểm tra về mặt này chiếm vai trò rất quan trọng trong tập luyện TDTT vì nó quyết định đến khả năng vận động và khả năng thích ứng của cơ thể đối với vận động nên yêu cầu và hình thức kiểm tra rất phức tạp và phong phú. Sau đây là phương pháp đơn giản dễ làm để kiểm tra trương lực và tính hưng phấn của hệ thần kinh thực vật. Dùng nghiệm pháp thay đổi tư thế: Để vận động viên nghỉ 5 phút ở tư thế nằm rồi tiến hành đo mạch, sau đó cho vận động viên đứng dậy nhẹ nhàng rồi đo mạch đứng. 66