Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Khái quát về thương mại quốc tế - Phan Đặng Hiếu Thuận

ppt 20 trang phuongnguyen 3980
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Khái quát về thương mại quốc tế - Phan Đặng Hiếu Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_khai_quat_ve_thuong_mai_quoc_te_phan_dang_hieu_thu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Khái quát về thương mại quốc tế - Phan Đặng Hiếu Thuận

  1. BÀI GIẢNG KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phan Đặng Hiếu Thuận
  2. KHÁI QUÁT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. Khái quát về thương mại quốc tế II. Chủ thể của thương mại quốc tế III. Nguồn của luật TMQT IV. Các nguyên tắc cơ bản của luật TMQT
  3. I. Khái quát 1.Khái niệm Đôi dòng lịch sử thương mại quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa ngày nay. Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (chủ thể, sự kiện, đối tượng.) Thương mại quốc tế là các giao dịch thương mại xuyên biên giới.
  4. I. Khái quát 1.Khái niệm Thương mại quốc tế có thể được hiểu theo 2 mức độ: Nghĩa hẹp: mua bán hàng hóa quốc tế Nghĩa rộng: hàng hóa, dịch vụ, SHTT, đầu tư. và có thể hiểu theo 2 góc nhìn: công pháp và tư pháp.
  5. I. Khái quát 2.Luật thương mại quốc tế Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế (Giáo trình LTMQT-ĐHLHN) Hệ thống các quy phạm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế (Giáo trình LTMQT- ĐHLTPHCM)
  6. I. Khái quát 3.Nội dung của Luật thương mại quốc tế Nội dung (đối tượng điều chỉnh) của LTMQT bao gồm: ❖ TMQT công: quy chế thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ❖ TMQT tư: hợp đồng thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân .
  7. I. Khái quát 4.Những mối liên hệ Luật thương mại quốc tế và công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế . Luật thương mại quốc tế và luật kinh tế, luật tài chính
  8. I. Chủ thể luật thương mại quốc tế 1.Thương nhân Gồm cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật các quốc gia. (Các điều ước quốc tế gần như không tham gia điều chỉnh quy chế thương nhân, trừ vấn đề quốc tịch.) Ví dụ: ở Việt Nam: cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên và có đăng ký kinh doanh có tư cách thương nhân.
  9. I. Chủ thể luật thương mại quốc tế 2.Quốc gia Có 2 tư cách pháp lý: trực tiếp (giống thương nhân) hoặc điều phối. Quốc gia có chủ quyền quốc gia và từ đó có các quyền miễn trừ. Việc tham gia hoạt động thương mại quốc tế ở vai trò trực tiếp không đương nhiên làm mất quyền miễn trừ quốc gia.
  10. II. Chủ thể luật thương mại quốc tế 3.Tổ chức quốc tế liên chính phủ TCQT có các quyền do các quốc gia thành viên trao cho. Tuy nhiên, sau khi được trao quyền có khả năng ràng buộc các quốc gia thành viên. Vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế: liên kết thành viên, tạo cơ chế vận hành, xây dựng hành lang pháp lý .
  11. II. Chủ thể luật thương mại quốc tế 4.Các cơ chế có liên quan Những cơ chế này không phải là chủ thể của luật thương mại quốc tế nhưng có ảnh hưởng đến nội dung của luật thương mại quốc tế như: NGOs, các tổ chức tư vấn, trọng tài thương mại
  12. III.Nguồn của luật thương mại quốc tế 1.Điều ước quốc tế Nguồn cơ bản nhất.
  13. III.Nguồn của luật thương mại quốc tế 2.Tập quán quốc tế Có vị trí ít phổ biến so với điều ước quốc tế, dù vậy ở một số lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ: INCOTERMs, UCP, Standard Code Các điều kiện để được công nhận là tập quán thương mại quốc tế: thói quen lâu, áp dụng liên tục, nội dung rõ ràng, được công nhận.
  14. III.Nguồn của luật thương mại quốc tế 3.Luật quốc gia Áp dụng cụ thể: Luật quốc gia mới cụ thể hóa những vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế được điều chỉnh như thế nào. Tương quan với các loại nguồn khác: Chọn luật áp dụng
  15. IV. Nguyên tắc cơ bản của luật TMQT 1.Nguyên tắc bình đẳng (không phân biệt) MFN : Đãi ngộ tối huệ quốc NT : Đãi ngộ quốc gia Ngoại lệ: bảo lưu trật tự công cộng, an ninh quốc phòng, liên minh khu vực, phòng vệ thương mại, trả đũa thương mại, GSP
  16. IV.Nguyên tắc cơ bản của luật TMQT 2.Nguyên tắc mở cửa thị trường Nhìn chung, nội dung của “mở cửa” là: ❖ Cấm các biện pháp ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do thương mại ❖ Cắt giảm thuế ❖ Hạn chế các rào cản phi thuế
  17. IV.Nguyên tắc cơ bản của luật TMQT 3.Nguyên tắc minh bạch Nhằm tạo môi trường thuận lợi, dễ dự đoán, ít “cạm bẫy” Đòi hỏi: ❖ Thông báo luật lệ ❖ Tham vấn ❖ Rà soát Thực tế minh bạch cho ai và minh bạch đến đâu?
  18. IV.Nguyên tắc cơ bản của luật TMQT 4.Nguyên tắc cạnh tranh công bằng Tạo ra các công cụ để khắc phục tình trạng thương mại không công bằng. Điển hình là các biện pháp phòng vệ thương mại (khắc phục thương mại) Chỉ được áp dụng sự bảo hộ trong khuôn khổ. Vấn đề: Cạnh tranh công bằng, tự do, lành mạnh là trái nghĩa với bảo hộ?
  19. IV.Nguyên tắc cơ bản của luật TMQT 5.Nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt Dành cho các DCs ❑ Hưởng ưu đãi ❑ Tăng thời gian (lộ trình) ❑ Miễn, giảm nghĩa vụ ❑ Được hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo pháp lý
  20. XIN CẢM ƠN !