Bài giảng Luật kinh tế - Chương II: Pháp luật về đầu tư - Th.S Lữ Lâm Uyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Chương II: Pháp luật về đầu tư - Th.S Lữ Lâm Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_luat_kinh_te_chuong_ii_phap_luat_ve_dau_tu_th_s_lu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế - Chương II: Pháp luật về đầu tư - Th.S Lữ Lâm Uyên
- BÀI GIẢNG LUẬT KINH TẾ Th.S Lữ Lâm Uyên
- CHƯƠNG II PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ
- I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ 1. Các định nghĩa + Đầu tư là gì? + Nhà đầu tư gồm những ai? + Dự án đầu tư - tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn - địa bàn, thời gian đầu tư xác định, cụ thể
- 2. Bảo đảm đầu tư + Về vốn và tài sản * Không bị quốc hữu hóa, tịch thu * Trưng mua, trưng dụng – bồi thường
- Bảo đảm đầu tư + Về quyền sở hữu trí tuệ * Công ước Bern và Công ước Paris * TRIPS * WTO
- Bảo đảm đầu tư + Về ràng buộc các điều kiện khác * Tỉ lệ xuất nhập khẩu * Trình độ,chỉ tiêu chất lượng
- II. Hình thức đầu tư 1. Đầu tư trực tiếp + Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế * 100% vốn trong nước và NN * Liên doanh * Hợp đồng BCC, BOT, BTO và BT
- Hình thức đầu tư + Đầu tư phát triển kinh doanh + Mua cổ phần, cổ phiếu để tham gia quản lý họat động đầu tư + Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp + Các hình thức khác
- Hình thức đầu tư 2. Đầu tư gián tiếp + Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu + Thông qua quỹ đầu tư chứng khóan + Thông qua các định chế tài chính trung gian khác
- III. Lĩnh vực đầu tư , địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư 1. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư + Điều 27 Luật Đầu tư * Công nghiệp * Nông nghiệp * Môi trường * Sử dụng nhiều lao động
- Lĩnh vực ưu đãi đầu tư * Xây dựng * Giáo dục * Ngành nghề truyền thống
- 2. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện + Tác động đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an tòan xã hội + Tài chính, ngân hàng + Tác động sức khỏe cộng đồng
- Lĩnh vực đầu tư có điều kiện + Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản + Dịch vụ gỉai trí + Kinh doanh bất động sản
- Lĩnh vực đầu tư có điều kiện + Tài nguyên, môi trường + Phát triển giáo dục + Một số lĩnh vực khác
- 3. Lĩnh vực cấm đầu tư + Quốc phòng an ninh + Di tích, lịch sử, đạo đức, thuần phong mỹ tục + Phế thải, hóa chất độc hại
- 4. Địa bàn ưu đãi đầu tư - Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn - Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- IV. THỦ TỤC ĐẦU TƯ 1. Dự án đăng ký đầu tư * Đối với dự án trong nước • Vốn từ 15 tỉ đến dưới 300 tỉ • Không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Thủ tục đầu tư Đối với dự án có vốn đầu tư NN + Vốn dưới 300 t + Không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện + Nội dung & hồ sơ đăng ký đầu tư: Điều 45, 46.2 Luật đầu tư
- Dự án phải thẩm tra trước khi cấp phép: + Vốn từ 300 tỉ trở lên + Thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện. * Thủ tục thẩm tra: Điều 48 Luật đầu tư
- + Thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện ▪Thủ tục thẩm tra: Điều 49 Luật đầu tư
- 4.4 Tạm ngừng, giãn4.4 tiến độ thực hiện dự án đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư • Tạm ngừng • Giãn tiến độ • Chấm dứt: - Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư;
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, Điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện dự án; - Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án; - Chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật
- 5. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ◼ Điều kiện: - Có dự án đầu tư ra nước ngoài - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước - Được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ◼ Lĩnh vực khuyến khích - Xuất khẩu nhiều lao động; - Phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; - Mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; - Tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ
- ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ◼ Thủ tục: - Dự án đăng ký đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam; - Dự án thẩm tra đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam trở lên. * Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra NN
- 6. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ◼ Quyền: - Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh - Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư - Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư - Quyền mua ngoại tệ - Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư - Các quyền khác của nhà đầu tư
- 6. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ◼ Nghĩa vụ: - Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê. - .
- 6. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ - Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động. - Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. - Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- CHƯƠNG III PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY
- 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY 1.1 Khái niệm về công ty Company: Hãy cùng chia nhau bánh mì! - Sự liên kết của nhiều người – góp vốn - Sự kiện pháp lý thành lập - Mục đích lợi nhuận
- 1.2 Các loại công ty trên thế giới - Công ty đối nhân - Công ty đối vốn - Dạng kết hợp
- 1.3 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về công ty ở Việt Nam - 1931: Bộ luật thương mại trung phần - 1944: Bộ luật thương mại VN cộng hoà - 1990: Luật công ty & Luật DNTN - 1999: Luật Doanh nghiệp - 2005: Luật Doanh nghiệp (thống nhất)
- 2.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY ◼ QUYỀN: 1. Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. 2. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. 3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. 4. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. 6. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- 7. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. 8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. 9. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. 10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 11. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 12. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- ◼ NGHĨA VỤ: Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
- ◼ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. ◼ Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. ◼ Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. ◼ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY ◼ CĂN CỨ HÌNH THÀNH TƯ CÁCH THÀNH VIÊN: - Góp vốn - Mua lại phần vốn góp - Hưởng thừa kế
- ◼ CĂN CỨ CHẤM DỨT TƯ CÁCH THÀNH VIÊN - Đã chuyển nhượng hết vốn góp - Chết - Quy định của điều lệ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA THÀNH VIÊN:
- 2.5 Thành lập công ty ◼ Điều kiện thành lập + Tài sản góp vốn: Tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ) và các tài sản khác (máy móc, thiết bị, dụng cụ )
- + Định giá tài sản góp vốn -Nguyên tắc nhất trí -Tổ chức thẩm định giá - Trách nhiệm trong việc định giá tài sản góp vốn
- ◼Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn + Tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu/ giá trị quyền sử dụng đất + Tài sản phải đăng ký quyền sở hữu
- ◼ Người thành lập Cấm các đối tượng sau đây thành lập DN: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong
- - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; - Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
- ◼ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 1. Ngành, nghề cấm kinh doanh a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; b) Kinh doanh chất ma túy các loại; c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
- - Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; - Kinh doanh các loại pháo; - Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội; - Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã
- Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- - Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; - Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam; - Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành.
- 2. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: a) Giấy phép kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; c) Chứng chỉ hành nghề; d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- đ) Xác nhận vốn pháp định; e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- ◼ Tên gọi, trụ sở, con dấu công ty 1. Tên gọi Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp; b) Tên riêng.
- ◼ Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp (Đ.33 LDN) Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. ◼ Tên DN bị xem là tương tự gây nhầm lẫn
- ◼ Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng ◼ Các trường hợp bị xem là tương tự gây nhầm lẫn: Đ.34 Luật DN
- ĐĂNG KÝ KINH DOANH ◼ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH 1. Giấy đề nghị đkkd theo mẫu 2. Dự thảo điều lệ công ty 3. Danh sách thành viên sáng lập và các giấy tờ kèm theo 4. Văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu cần) 5. Chứng chỉ hành nghề (nếu cần)
- ◼ TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC Nhận hồ sơ Cấp GCNĐKKD 10 ngày Yêu cầu sửa đổi bổ sung – Từ chối cấp
- ◼ Công bố nội dung đăng ký kinh doanh (Bố cáo thành lập) ◼ Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh + Thành viên + Lĩnh vực kinh doanh + Điều chỉnh vốn điều lệ + Tên, địa chỉ trụ sở + ◼ Văn phòng đại diện, chi nhánh
- TỔ CHỨC LẠI CÔNG TY ◼CHIA CÔNG TY + Công ty TNHH, công ty cổ phần + A (công ty bị chia) = A1 + A2 (công ty mới) + A chấm dứt tồn tại + A1, A2 phải đăng ký kinh doanh
- ◼TÁCH CÔNG TY + Công ty TNHH, công ty cổ phần + A = A + A1 + A vẫn tồn tại + A1 phải đăng ký kinh doanh
- ◼HỢP NHẤT CÔNG TY - Tất cả loại hình công ty - A + B + C = ABC - A, B, C chấm dứt tồn tại - ABC phải đăng ký kinh doanh
- ◼SÁP NHẬP CÔNG TY - Tất cả loại hình công ty - A + B = B - A chấm dứt tồn tại - B đăng ký thay đổi
- ◼CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY - Công ty TNHH, công ty cổ phần - A – B - A chấm dứt tồn tại - B phải đăng ký kinh doanh