Bài giảng Luật du lịch - Th.S. Vũ Văn Ngọc

ppt 239 trang phuongnguyen 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật du lịch - Th.S. Vũ Văn Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_du_lich_th_s_vu_van_ngoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật du lịch - Th.S. Vũ Văn Ngọc

  1. Luật du lịch Th.S. VũVăn Ngọc ngocvv@neu.edu.vn
  2. Mục đích môn học  Kết thúc môn học, sinh viên nắm vững: ➢ Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động du lịch ởViệt Nam ➢ Các quy định cụ thể về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, khách du lịch, kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, hợp đồng trong lĩnh vực du lịch, và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động du lịch
  3. Các chuyên đề môn học  Chuyên đề1: Hoạt động du lịch và điểu chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch  Chuyên đề 2: Quy chế pháp lý về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch  Chuyên đề 3: Quy chế pháp lý về khách du lịch  Chuyên đề 4: Quy chế pháp lý về kinh doanh du lịch  Chuyên đề 5: Quy chế pháp lý về hướng dẫn viên du lịch  Chuyên đề 6: Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch  Chuyên đề 7: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động du lịch
  4. Chuyên đề 1: Hoạt động du lịch và điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
  5. Đề cương chuyên đề 1 1. Khái quát về du lịch và hoạt động du lịch 2. Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch 3. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch 4. Quản lý nhà nước về du lịch
  6. Khái quát về du lịch và hoạt động du lịch a. Khái niệm du lịch b. Khái niệm hoạt động du lịch c. Tính chất của du lịch d. Nguyên tắc phát triển du lịch
  7. Khái niệm du lịch  Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Điều 4 khoản 1 Luật Du lịch 2005)
  8. Đặc điểm của du lịch  Con người (theo pháp luật Việt Nam) vì VN chỉ coi con người là chủ thể của các quan hệ xã hội. Ở một số nước , chủ thể không hẳn là con người, có thể là chó, mèo  Không gian du lịch: Ngoài nơi cư trú thường xuyên. Người cư trú thường xuyên không phải mua bảo hiểm du lịch, vé du lịch.  Mục đích du lịch: tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng  Chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu vô thời hạn thì được coi là cư trú thường xuyên.
  9. Khái niệm hoạt động du lịch  Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
  10. Tính chất của du lịch  Nhà nước ta xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp qan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao
  11. Nguyên tắc phát triển du lịch (Điều 5 Luât du lịch 2005) (1)  Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.  Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.  Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
  12. Nguyên tắc phát triển du lịch (Điều 5 Luât du lịch 2005) (2)  Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.  Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.  Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
  13. Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch  Cơ quan quản lý nhà nước  Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổViệt Nam  Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.  Khách du lịch
  14. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch a. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch b. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động du lịch
  15. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch  Đảm bảo phát triển du lịch bền vững  Tạo sự công bằng và cạnh tranh trong hoạt động du lịch  Bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, của cộng đồng xã hội nói chung
  16. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động du lịch  Luật chung: Luật doanh nghiệp 2005, Bộ luật dân sự 2005  Luật riêng: + Luật du lịch 2005 + Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài. + Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2000 về cơ sở lưu trú du lịch + Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 6 năm 2001 về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch + Nghị định số 47/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2001 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của thanh tra du lịch.
  17. Quản lý nhà nước về du lịch  Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch  Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
  18. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch  Chính phủ  Tổng cục du lịch  Sở du lịch
  19. Chính phủ  Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về du lịch; b) Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch quốc gia và địa phương, các văn bản quy phạm pháp luật khác về du lịch; c) Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch; d) Chỉ đạo việc tổ chức và phối hợp các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch; đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch.
  20. Thủ tướng Chính phủ  Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các khu du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và quy định việc quản lý các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia.
  21. Tổng cục du lịch (1)  Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: ➢ Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn phân hạng cơ sở lưu trú du lịch, các văn bản khác về du lịch theo thẩm quyền; ➢ Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; ➢ Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch và công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du lịch;
  22. Tổng cục du lịch (2)  Tổ chức thực hiện xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch;  Cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam;  Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch theo thẩm quyền;  Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật.
  23. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch (1)  Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch;  Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch;  Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, về việc phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch;
  24. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch (2)  Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch;  Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch;  Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động du lịch;  Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
  25. Chuyên đề 2 Quy chế pháp lý về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
  26. Đề cương bài giảng  Tài nguyên du lịch  Khu du lịch  Điểm du lịch  Tuyến du lịch  Đô thị du lịch
  27. Tài nguyên du lịch  Khái niệm tài nguyên du lịch  Điều tra tài nguyên du lịch  Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch  Các loại tài nguyên du lịch
  28. Khái niệm tài nguyên du lịch  Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. (Điều 4 Khoản 4 Luật du lịch 2005)
  29. Điều tra tài nguyên du lịch  Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan và UBND cấp tỉnh điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định và công bố các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
  30. Nội dung điều tra tài nguyên du lịch:  Vị trí địa lý của tài nguyên;  Đặc điểm của tài nguyên;  Giá trị của tài nguyên phục vụ mục đích du lịch;  Hiện trạng, khả năng bảo tồn, khai thác và sử dụng tài nguyên.
  31. Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch  Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững.  Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch.
  32. Các loại tài nguyên du lịch  Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.  Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.  Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.  Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.
  33. Khu du lịch  Khái niệm  Xếp hạng khu du lịch
  34. Khái niệm khu du lịch  Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường
  35. Xếp hạng khu du lịch  Khu du lịch quốc gia  Khu du lịch địa phương
  36. Khu du lịch quốc gia (1) 1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch. 2. Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta. 3. Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm. 4. Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  37. Khu du lịch quốc gia (2) 5. Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch. 6. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. 7. Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác.
  38. Khu du lịch địa phương 1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn. 2. Có diện tích tối thiểu là hai trăm héc ta. 3. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. 4. Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch.
  39. Điểm du lịch  Khái niệm  Xếp hạng điểm du lịch
  40. Khái niệm điểm du lịch  Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
  41. Xếp hạng điểm du lịch  Điểm du lịch quốc gia  Điểm du lịch địa phương
  42. Điểm du lịch quốc gia 1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. 2. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. 3. Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. 4. Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
  43. Điểm du lịch địa phương 1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn. 2. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu mười nghìn lượt khách du lịch một năm. 3. Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. 4. Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
  44. Tuyến du lịch  Khái niệm  Xếp hạng tuyến du lịch
  45. Khái niệm tuyến du lịch  Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
  46. Xếp hạng tuyến du lịch  Tuyến du lịch quốc gia  Tuyến du lịch địa phương
  47. Tuyến du lịch quốc gia  Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;  Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
  48. Tuyến du lịch địa phương  Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;  Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
  49. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch  Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch gồm có: ➢ Tờ trình đề nghị công nhận khu du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; ➢ Báo cáo quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch kèm theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  50. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch  Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch gồm có: ➢ Tờ trình đề nghị công nhận điểm du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; ➢ Bản thuyết minh về điểm du lịch đề nghị công nhận.
  51. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch  Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch gồm có: ➢ Tờ trình đề nghị công nhận tuyến du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền; ➢ Bản đồ về tuyến du lịch theo tỷ lệ 1/1.500.000 đối với tuyến du lịch quốc gia; tỷ lệ 1/100.000 đối với tuyến du lịch địa phương và bản thuyết minh về tuyến du lịch đề nghị công nhận.
  52. Thẩm quyền công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch  Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.  Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương theo đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh.  Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận.  UBND cấp tỉnh công bố khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương sau khi có quyết định công nhận.
  53. Đô thị du lịch  Khái niệm  Điều kiện công nhận đô thị du lịch  Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch  Quản lý phát triển đô thị du lịch
  54. Khái niệm  Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
  55. Điều kiện công nhận đô thị du lịch  Đô thị có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là đô thị du lịch: ➢ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề; ➢ Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch; ➢ Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
  56. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch  Hồ sơ  Thủ tục  Thẩm quyền
  57. Hồ sơ  Tờ trình đề nghị công nhận đô thị du lịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;  Bản sao quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;  Đề án đề nghị công nhận đô thị du lịch.
  58. Thủ tục  Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch, đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.  Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các cơ quan hữu quan thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.
  59. Thẩm quyền  Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận đô thị du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố đô thị du lịch.
  60. Quản lý phát triển đô thị du lịch  Việc quản lý phát triển đô thị du lịch phải bảo đảm các nội dung sau đây: ➢ Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; ➢ Quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch; ➢ Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; ➢ Bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch; ➢ Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch.
  61. Chuyên đề 3 Quy chế pháp lý về khách du lịch
  62. Đề cương bài giảng  Khái niệm khách du lịch  Quyền của khách du lịch  Nghĩa vụ của khách du lịch
  63. Khái niệm khách du lịch  Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.  Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổViệt Nam.  Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
  64. Quyền của khách du lịch (I)  Lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du lịch theo đoàn; lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.  Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch.  Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu trú; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam để tham quan, du lịch, trừ những khu vực cấm.
  65. Quyền của khách du lịch (II)  Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng giữa khách du lịch và tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.  Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được cứu trợ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp khi đi du lịch trên lãnh thổViệt Nam.  Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra theo quy định của pháp luật.  Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
  66. Nghĩa vụ của khách du lịch  Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch.  Thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu trú du lịch.ý  Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.  Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật.
  67. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch  Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch và ngăn chặn những hành vi nhằm thu lợi bất chính từ khách du lịch.  Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời có biện pháp cứu hộ, cứu nạn cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với khách du lịch.  Khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch có các biện pháp phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.  Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch; áp dụng các biện pháp cần thiết và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.
  68. Câu hỏi thảo luận  Ngoài cách phân loại khách du lịch nêu trên, bạn cho biết còn có những cách phân loại khách du lịch nào khác?
  69. Chuyên đề 4 Quy chế pháp lý về kinh doanh du lịch
  70. Đề cương bài giảng  Các ngành, nghề kinh doanh du lịch  Các chủ thể kinh doanh du lịch  Một số quy định về kinh doanh lữ hành  Một số quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch  Một số quy định về kinh doanh lưu trú du lịch  Một số quy định về kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch  Một số quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
  71. Các ngành, nghề kinh doanh du lịch  Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: ➢ Kinh doanh lữ hành; ➢ Kinh doanh lưu trú du lịch; ➢ Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; ➢ Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; ➢ Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
  72. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch  Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch.  Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.  Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch.  Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.
  73. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch (I)  Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.  Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép.  Thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.
  74. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch (II)  Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.  Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.  Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.
  75. Các chủ thể kinh doanh du lịch  Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế  Cá nhân có đăng ký kinh doanh  Cá nhân hoạt động không có đăng ký kinh doanh  Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài  Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
  76. Các chủ thể kinh doanh và những đặc trưng pháp lý cơ bản của doanh nghiệp  Các chủ thể kinh doanh tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam được chia thành 3 nhóm: + Nhóm doanh nghiệp: Hiện có khoảng 300.000 DN + Nhóm Hộ kinh doanh: Có khoảng 2,5 triệu hộ + Nhóm những người kinh doanh nhỏ Ngoài ra: Hợp tác xã  Khái niệm doanh nghiệp: Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp có 5 đặc trưng cơ bản là: * Có tên riêng * Có tài sản * Có trụ sở giao dịch * Có đăng ký kinh doanh * Mục đích thành lập là để hoạt động kinh doanh (Thêm: Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11- 2001 về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa)
  77. Mục đích bản chất của doanh nghiệp là kinh doanh  Mục đích cơ bản của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh  Những đặc trưng của hoạt động kinh doanh so với các hoạt động xã hội không phải là hoạt động kinh doanh: + Đầu tư tài sản + Thu lợi tài sản  Những lĩnh vực của hoạt động kinh doanh: + Lĩnh vực sản xuất + Lĩnh vực thương mại + Lĩnh vực dịch vụ
  78. Phân loại doanh nghiệp theo nguồn tài sản đầu tư vào doanh nghiệp (1) 5 loại doanh nghiệp hiện có trong thị trường Việt Nam: 1. Công ty 2. Doanh nghiệp tư nhân 3. Doanh nghiệp nhà nước 4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5. Doanh nghiệp đoàn thể
  79. Phân loại doanh nghiệp theo nguồn tài sản đầu tư vào doanh nghiệp (2) Các loại công ty:  Công ty cổ phần  Công ty trách nhiệm hữu hạn: + Công ty TNHH hai thành viên trở lên + Công ty TNHH một thành viên  Công ty hợp danh
  80. Phân loại doanh nghiệp theo nguồn tài sản đầu tư vào doanh nghiệp (3) 3 hình thức tổ chức hoạt động của DNNN: 1. Công ty nhà nước: * Công ty nhà nước độc lập * TCTy: - Do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập - Do các công ty tự đầu tư và thành lập - Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước 2. Công ty cổ phần: - Công ty cổ phần nhà nước - Cty cổ phần trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối 3. Công ty TNHH: - Công ty TNHH nhà nước một thành viên - Công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên - Cty TNHH 2 T/viên T/lên NN có vốn góp chi phối
  81. Phân loại doanh nghiệp theo nguồn tài sản đầu tư vào doanh nghiệp (4) 2 hình thức công ty TNHH của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996: 1. DN liên doanh 2. DN 100% vốn đầu tư nước ngoài
  82. Phân loại doanh nghiệp theo giới hạn trách nhiệm (1)  Khái niệm: Giới hạn trách nhiệm là phạm vi tài sản được dùng để thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.  Đối tượng chịu trách nhiệm: Về vấn đề giới hạn trách nhiệm,pháp luật chủ yếu và trước hết đề cập đến trách nhiệm của người đầu tư như chủ sở hữu doanh nghiệp, người góp vốn vào doanh nghiệp. Ngoài ra là vấn đề trách nhiệm của chủ thể kinh doanh (Doanh nghiệp)
  83. Phân loại doanh nghiệp theo giới hạn trách nhiệm (2) Trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn của người đầu tư:  Trách nhiệm vô hạn là việc người đầu tư, chủ doanh nghiệp, phải thanh toán những khoản nợ và những nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong kinh doanh bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ doanh nghiệp. Đó là chủ DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh Trách nhiệm hữu hạn là việc người chủ doanh nghiệp phải thanh toán những khoản nợ và những nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong kinh doanh bằng số tài sản mà họ đăng ký đầu tư vào kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Hiện hành đó là các cổ đông, thành viên là cá nhân, tổ chức trong công ty TNHH, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, chủ sở hữu nhà nước.
  84. Phân loại doanh nghiệp theo giới hạn trách nhiệm (3) Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp:  Trách nhiệm vô hạn:  DNTN, công ty hợp danh.  Trách nhiệm hữu hạn:  Các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty nhà nước.
  85. Những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp 5 điều kiện cơ bản: 1) Điều kiện về tài sản 2) Điều kiện về ngành nghề kinh doanh 3) Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp 4) Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp 5) Điều kiện về thành viên, về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp
  86. Điều kiện về tài sản 1. Phải có tài sản đăng ký đưa vào kinh doanh gọi là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp (Gọi chung là vốn đăng ký kinh doanh) 2. Loại tài sản: Phải là những thứ mà theo quy định của pháp luật là tài sản. 3. Mức độ tài sản: Tuỳ điều kiện của người thành lập doanh nghiệp, trừ những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có mức vốn tối thiểu để được kinh doanh (Gọi là vốn pháp định) thì trong trường hợp này, vốn đăng ký kinh doanh không được thấp hơn vốn pháp định
  87. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh  Quyền tự do kinh doanh thể hiện qua việc công dân Việt Nam có quyền lựa chọn và kinh doanh những ngành nghề không thuộc loại bị cấm kinh doanh. Sự thay đổi trong tư duy xây dựng và ban hành pháp luật Việt Nam.  Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phải/chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật là Luật, Pháp lệnh và Nghị định. Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh (Đ7 K5 LDN 2005). + Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh: Đ7 LDN 2005.
  88. Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp (1) 3 loại tên của doanh nghiệp: + Tên doanh nghiệp: Bắt buộc phải có và được ghi trong Đăng ký kinh doanh, trong con dấu của doanh nghiệp, phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Pháp luật cũng quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như tên trùng, tên gây nhầm lẫn (Điều 31 34 LDN 2005) + Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng và phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt. + Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài
  89. Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp(2) 4 loại địa chỉ của doanh nghiệp + Trụ sở chính: Là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định được (Điều 35 LDN 2005). Có trụ sở chính là 1 trong 5 điều kiện để doanh nghiệp được cấp Đăng ký kinh doanh theo Điều 24 LDN 2005. + Văn phòng đại diện: Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảp vệ các lợi ích đó. + Chi nhánh: Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. + Địa điểm kinh doanh: Là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện và có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
  90. 4) Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp (1) 7 nhóm cá nhân, tổ chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: (K2 Đ13 Luật DN 2005)  Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang NDVN sử dụng tài sản nhà nước để thành lập DN kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;  Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;  Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội NDVN; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an NDVN;  Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;  Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;  Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bịToà án cấm hành nghề kinh doanh;  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản (Đ94 Luật Phá sản 2004).
  91. Điều kiện về thành viên, về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp  Những quy định của pháp luật đối với thành viên doanh nghiệp: + Quy định về số lượng thành viên tối thiểu, tối đa như trong công ty cổ phần, công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty hợp danh. + Quy định về tư cách thành viên như trong công ty hợp danh  Những quy định của pháp luật về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp: Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, trong cơ cấu tổ chức quản lý phải có các cơ quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  92. Thủ tục cơ bản để thành lập doanh nghiệp  Những thủ tục cơ bản: + Đăng ký doanh nghiệp + Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  93. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; 2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ DNTN. 3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; 4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với DNTN kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề
  94. Hồ sơ đăng ký DN đối với CT TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP và CTHD 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; 2. Dự thảo Điều lệ công ty 3. Danh sách thành viên CT TNHH hai thành viên trở lên, CTHD; danh sách cổ đông sáng lập CTCP lập theo mẫu; 4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với CT kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; 5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với CTHD, của một hoặc một số cá nhân đối với CT TNHH, CTCP nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
  95. 5 điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: (Điều 24 Luật DN 2005) 1) Ngành nghề kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; 2) Tên DN đặt đúng theo quy định của pháp luật; 3) Có trụ sở chính; 4) Có Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; 5) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp .
  96. Công ty cổ phần Đặc trưng pháp lý trong việc thành lập và hoạt động của công ty cổ phần 1. Cách góp vốn:Vốn điều lệ chia thành cổ phần (Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi), là công ty duy nhất được phát hành cổ phần trên thị trường chứng khoán dưới dạng cổ phiếu để bán cho các cổ đông. 2. Cổ đông: Là người mua cổ phiếu, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Trách nhiệm hữu hạn 3. Sự chuyển nhượng vốn: Cổ phần được tự do chuyền nhượng trên thị trường chứng khoán (Thứ cấp), trừ một số cổ phần bị pháp luật hạn chế 4. Cơ chế huy động vốn: Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán, đặc biệt là có quyền chào bán chứng khoán ra công chúng đề huy động vốn 5. Tư cách pháp lý: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ.
  97. Cổ đông của công ty cổ phần  Khái niệm: Là người mua cổ phiếu, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Trách nhiệm hữu hạn)  Các loại cổ đông: Được gọi tương ứng với các loại cổ phần và có quyền khác nhau trong vấn đề quản lý công ty cổ phần.  Cổ đông sáng lập. Điều 84 Luật DN 2005  Cổ đông phổ thông. Điều 79-80 Luật DN 2005. Hộp 2-1  Cổ đông lớn: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Điều 79 K2 Luật DN 2005.
  98. Chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần Cổ phần được tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán (Thứ cấp), trừ một số cổ phần bị pháp luật hạn chế: + Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng; + Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập.
  99. Cơ chế huy động vốn của công ty cổ phần  Trong quá trình hoạt động, để thoả mãn nhu cầu vốn, công ty cổ phần cũng có thể thực hiện các phương thức huy động vốn như mọi doanh nghiệp khác  Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán, đặc biệt là có quyền chào bán chứng khoán ra công chúng để huy động vốn  Phát hành trái phiếu.
  100. Tổ chức quản lý công ty cổ phần  Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần: + Đại hội đồng cổ đông: Thường niên, bất thường, đặc biệt + Hội đồng quản trị: (Và Chủ tịch Hội đồng quản trị) + Giám đốc hoặc Tổng giám đốc + Ban kiểm soát: (Và Trưởng Ban kiểm soát)  Ưu thế về cơ chế quản lý của công ty cổ phần:Trên các mặt chuyên môn hoá quản lý, hiệu quả sử dụng đồng vốn, huy động vốn đầu tư của xã hội.
  101. Những đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên  Cách góp vốn: Công ty nhận trực tiếp những tài sản mà các thành viên cam kết góp vốn  Thành viên: Là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng không quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty (Chịu trách nhiệm hữu hạn);  Hạn chế chuyển nhượng vốn: Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên công ty;  Tư cách pháp lý: Công ty có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ.
  102. Tổ chức quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên  Cơ cấu tổ chức quản lý: 1. Hội đồng thành viên và Chủ tịch HĐTV 2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 3. Ban kiểm soát  Những quy định chung trong quản lý công ty
  103. Đặc trưng pháp lý của công ty TNHH một thành viên  Chủ sở hữu công ty: Là một tổ chức hoặc một cá nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Trách nhiệm hữu hạn)  Chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút vốn khỏi kinh doanh mà chỉ được gián tiếp rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác  Cơ chế huy động vốn: Công ty không có quyền phát hành cổ phần  Công ty không được giảm vốn điều lệ. Đ76 Luật DN 2005  Tư cách pháp lý: Công ty có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ (Trách nhiệm hữu hạn).
  104. Cơ cấu quản lý công ty TNHH một thành viên Phân biệt đối với thành viên là tổ chức hoặc cá nhân  Thành viên là tổ chức: Hai trường hợp tuỳ theo số người đại diện theo uỷ quyền được chủ sở hữu bổ nhiệm. Đ67 Luật DN 2005 + Ít nhất có 2 người: HĐTV; GĐ hoặc TGĐ; Kiểm soát viên + Một người: Chủ tịch công ty; GĐ hoặc TGĐ; Kiểm soát viên  Thành viên là cá nhân. Đ74 Luật DN 2005 - Chủ tịch công ty chính là chủ sở hữu công ty; - GĐ hoặc TGĐ.
  105. Đặc trưng pháp lý của công ty hợp danh  Thành viên công ty: + Thành viên hợp danh: Phải có ít nhất 2 hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (Trách nhiệm vô hạn) + Thành viên góp vốn: Có thể có thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (Trách nhiệm hữu hạn)  Cơ chế huy động vốn: Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào  Tư cách pháp lý của công ty: Công ty có tư cách pháp nhân.  Pháp luật bắt buộc thành lập công ty hợp danh trong một số ngành, nghề nhất định. Cơ sở của quy định này.
  106. Tổ chức quản lý công ty hợp danh  Hội đồng thành viên (Đ135, 136 LDN 2005) + Là tập hợp của tất cả các thành viên, được triệu tập bởi Chủ tịch HĐTV hoặc thành viên hợp danh + Những vấn đề phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (Nếu Điều lệ công ty không quy định) + Những vấn đề còn lại phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (Điều lệ công ty quy định tỷ lệ cụ thể)  Chủ tịch HĐTV, Giám đốc (TGĐ) + Chủ tịch HĐTV được HĐTV bầu trong số thành viên hợp danh + Đồng thời kiêm Giám đốc (TGĐ), nếu Điều lệ công ty không quy định khác
  107. Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp tư nhân  Chủ sở hữu: Là một cá nhân không thuộc diện bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân  Giới hạn trách nhiệm: DNTN cũng như người chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ DNTN đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp  Cơ chế huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  108. Tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân  Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DN, việc sử dụng lợi nhuận  Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành DN nhưng trong mọi trường hợp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN  Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN  Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến DN  Chủ DNTN có quyền cho thuê hoặc bán DN của mình.
  109. Nhóm công ty  Khái niệm nhóm công ty: Là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợiích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác  Các hình thức nhóm công ty: + Công ty mẹ - công ty con + Tập đoàn kinh tế + Các hình thức khác
  110. Hộ kinh doanh (1)  Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  111. Hộ kinh doanh (2)  Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  112. Hộ kinh doanh (3)  Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
  113. Một số quy định về kinh doanh lữ hành  Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành  Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa  Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa  Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế  Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế  Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế  Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
  114. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành  Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.  Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.  Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
  115. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa  Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.  Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.  Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
  116. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa  Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;  Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu;  Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch;  Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.
  117. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế  Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.  Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật DL 2005.  Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.  Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
  118. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế  Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm: ➢Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam; ➢Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài; ➢Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
  119. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế  Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;  Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp), phương án kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhận tiền ký quỹ.
  120. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế  Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam  Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
  121. Kinh doanh đại lý lữ hành  Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng.  Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.
  122. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch  Khái niệm  Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch  Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch
  123. Khái niệm kinh doanh vận chuyển khách du lịch  Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.  Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo quy định của pháp luật.
  124. Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch  Có phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu riêng.  Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khoẻ phù hợp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.  Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.
  125. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch  Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch;  Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;  Bảo đảm các điều kiện theo quy định trong quá trình kinh doanh;  Mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển;  Gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển.
  126. Kinh doanh lưu trú du lịch  Các loại cơ sở lưu trú du lịch  Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch  Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch  Đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch  Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch
  127. Các loại cơ sở lưu trú du lịch  Khách sạn;  Làng du lịch;  Biệt thự du lịch;  Căn hộ du lịch;  Bãi cắm trại du lịch;  Nhà nghỉ du lịch;  Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;  Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
  128. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch  Khách sạn và làng du lịch được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao;  Biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp;  Bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
  129. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch (1)  Các điều kiện chung bao gồm: ➢ Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch; ➢ Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;  Các điều kiện cụ thể bao gồm: ➢ Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
  130. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch (2) ➢ Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; ➢ Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
  131. Đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch  Trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để tổ chức thẩm định, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch.
  132. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch  Thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch;  Ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;  Từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch;  Lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch.
  133. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch  Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký;  Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;  Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ;  Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;
  134. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch  Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch  Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
  135. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch  Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.  Tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  136. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch  Được hưởng ưu đãi đầu tư, được giao đất có tài nguyên du lịch phù hợp với dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;  Được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;  Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;  Quản lý kinh doanh dịch vụ theo quy định pháp luật.
  137. Chuyên đề 6 Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch
  138. Đề cương bài giảng  Khái quát chung về hợp đồng  Hợp đồng trong lịch vực du lịch  Một số quy định về hợp đồng lữ hành  Một số quy định về hợp đồng đại lý lữ hành  Hợp đồng lao động
  139. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG  Khái niệm hợp đồng  Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng  Phân loại hợp đồng  Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng
  140. Khái niệm hợp đồng  Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó.  Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388).
  141. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng  Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp.  Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.  Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội.  Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
  142. Phân loại hợp đồng  Theo các lĩnh vực đời sống xã hội  Theo nghĩa vụ của hợp đồng  Theo hình thức của hợp đồng
  143. Theo các lĩnh vực đời sống xã hội  Hợp đồng dân sự (thuần túy)  Hợp đồng lao động  Hợp đồng trong hoạt động thương mại  Hợp đồng hợp tác kinh doanh  Hợp đồng liên doanh
  144. Theo nghĩa vụ của hợp đồng  Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ tức là mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau.  Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ
  145. Theo hình thức của hợp đồng  Hợp đồng bằng văn bản (kể cả dưới hình thức thông điệp dữ liệu)  Hợp đồng bằng lời nói  Hợp đồng bằng hành vi cụ thể
  146. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng (I)  Luật chung bao gồm các quy định mang tính nguyên tắc chung về mọi loại HĐ, không phụ thuộc HĐ đó là mua bán, vận chuyển, xây dựng, bảo hiểm hay tín dụng  Luật chung trong giai đoạn trước 01/01/2006:  Bộ luật dân sự năm 1995;  Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.  Luật chung trong giai đoạn từ 01/01/2006:  Bộ luật dân sự năm 2005.
  147. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng (II) Các luật riêng điều chỉnh quan hệ hợp đồng:  Luật thương mại (mua bán hàng hoá, đại lý, uỷ thác, đại diện, môi giới, gia công );  Luật kinh doanh bảo hiểm;  Các văn bản về vận chuyển: Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật giao thông thuỷ nội địa, Luật đường sắt, Luật hàng không dân dụng VN  Luật Xây dựng
  148. Áp dụng phối hợp Luật chung và Luật riêng  Nếu Luật riêng và Luật chung cùng quy định về 1 vấn đề thì ưu tiên áp dụng các quy định của Luật riêng;  Những vấn đề nào Luật riêng không quy định thì áp dụng các quy định của Luật chung.  Để xác định quy định chung hay quy định riêng phải xem xét trong từng quan hệ hợp đồng cụ thể.
  149. Áp dụng pháp luật theo thời gian:  Nguyên tắc không hồi tố của pháp luật  HĐ ký kết trước 01/01/2006:  Bộ luật dân sự 1995;  Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989  HĐ ký kết từ ngày 01/01/2006:  Bộ luật dân sự 2005.  Nếu HĐ ký trước 01/01/2006 nhưng có nội dung và hình thức không trái BLDS 2005 thì được quyền áp dụng theo BLDS 2005.
  150. II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ  Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự  Chủ thể của hợp đồng dân sự  Nội dung của hợp đồng dân sự  Hình thức của hợp đồng dân sự  Trình tự giao kết hợp đồng dân sự  Những vấn đề khác trong giao kết hợp đồng dân sự  Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự  Hợp đồng vô hiệu
  151. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự  Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội  Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng
  152. Chủ thể của hợp đồng dân sự  Cá nhân  Pháp nhân  Các chủ thể khác
  153. Nội dung của hợp đồng dân sự  Điều khoản chủ yếu  Điều khoản thường lệ  Điều khoản tuỳ nghi
  154. Hình thức của hợp đồng dân sự  Lời nói  Văn bản  Hành vi cụ thể
  155. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự  Đề nghị giao kết hợp đồng  Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
  156. Đề nghị giao kết hợp đồng  Khoản 1 Điều 390 Bộ luật Dân sự quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”
  157. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng  Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị do bên đề nghị giao kết hợp đồng đưa ra.
  158. Những vấn đề khác trong giao kết hợp đồng dân sự  Giao kết hợp đồng theo mẫu  Phụ lục hợp đồng  Giải thích hợp đồng
  159. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng  - Các bên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;  - Mục đích không trái pháp luật và đạo đức xã hội;  - Các bên tự nguyện;  - Hình thức hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực nếu được pháp luật quy định.
  160. * Các trường hợp hợp đồng vô hiệu - Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; - Do giả tạo; - Do người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ký kết; - Do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ; - Do không tuân thủ quy định về hình thức; - Do ký sai thẩm quyền; - Do một bên không có đăng ký kinh doanh.
  161. Vi phạm điều cấm của pháp luật - Vi phạm điều cấm của pháp luật là việc các bên thoả thuận với nhau để thực hiện những công việc pháp luật cấm thực hiện. -Thông thường được phản ánh qua điều khoản đối tượng của hợp đồng - Lưu ý ngoại lệ: Thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ.
  162. * Xử lý hợp đồng vô hiệu Nếu hợp đồng chưa Không được phép được thực hiện tiếp tục thực hiện Mức độ Phải chấm dứt Nếu hợp đồng đã được thực việc thực hiện thực hiện một phần hiện và bị xử lý tài sản hợp đồng ế ợ đồ đ đượ N u h p ng ã c Bị xử lý về tài sản thực hiện xong
  163. Nguyên tắc xử lý tài sản - Các bên hoàn trả cho nhau các tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền (nếu tài sản đó không bị tịch thu); -Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước; -Thiệt hại phát sinh: + Nếu các bên cùng có lỗi thì thiệt hại của bên nào, bên đó tự chịu; + Nếu một bên có lỗi thì bên đó phải bồi thường thiệt hại.
  164. Thực hiện hợp đồng a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng b. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng c. Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ
  165. a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng (Điều 412 BLDS 2005) - Thực hiện hợp đồng đúng cam kết; -Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; -Thực hiện hợp đồng dân sự không được xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
  166. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (Điều 318 BLDS 2005)  - Cầm cố tài sản;  -Thế chấp tài sản;  - Đặt cọc;  - Ký cược;  - Ký quỹ;  - Bảo lãnh;  -Tín chấp.
  167. c. Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ  * Sửa đổi hợp đồng:  - Do điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bên mà các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng đã có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.  - Khi sửa đổi, các bên phải giải quyết hậu quả của việc sửa đổi.  * Huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng:  - Căn cứ để huỷ bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng:  + Theo sự thoả thuận của các bên;  + Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng;  + Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng;  - Bên yêu cầu huỷ bỏ, đình chỉ phải thông báo ngay cho bên kia.  - Các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  168. 5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại  - Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu.  - Các hình thức trách nhiệm bao gồm:  + Buộc thực hiện đúng hợp đồng;  + Phạt vi phạm;  + Bồi thường thiệt hại;  + Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;  + Đình chỉ thực hện hợp đồng;  + Huỷ bỏ hợp đồng.  - Các trường hợp miễm trách nhiệm (Điều 294 LTM 2005) – Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp mình được miễn trách:  + Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;  + Xảy ra sự kiện bất khả kháng;  + Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;  + Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
  169. + Buéc thùc hiÖn ®óng hîp ®ång: - ¸p dông khi mét bªn kh«ng thùc hiÖn hoÆc thùc hiÖn kh«ng ®Çy ®ñ nghÜa vô quy ®Þnh trong hîp ®ång. - BiÖn ph¸p nµy ®îc u tiªn ¸p dông tríc khi ¸p dông c¸c biÖn ph¸p kh¸c. + Ph¹t vi ph¹m: - T¬ng tù nh phÇn Ph¹t vi ph¹m trong tr¸ch nhiÖm do vi ph¹m hîp ®ång d©n sù. + Båi thêng thiÖt h¹i: - T¬ng tù nh phÇn Båi thêng thiÖt h¹i trong tr¸ch nhiÖm do vi ph¹m hîp ®ång d©n sù.
  170. + T¹m ngõng thùc hiÖn hîp ®ång: - Lµ t¹m thêi kh«ng thùc hiÖn nghÜa vô trong hîp ®ång, cã c¸c trêng hîp cô thÓ sau: + X¶y ra hµnh vi vi ph¹m do c¸c bªn tho¶ thuËn lµ ®iÒu kiÖn ®Ó t¹m ngõng thùc hiÖn hîp ®ång; + Mét bªn vi ph¹m c¬ b¶n nghÜa vô cña hîp ®ång. - HËu qu¶ ph¸p lý: hîp ®ång vÉn cßn hiÖu lùc, trong thêi thêi h¹n t¹m ngõng, bªn bÞ vi ph¹m cã quyÒn yªu cÇu båi thêng thiÖt h¹i theo luËt ®Þnh. + §×nh chØ thùc hÖn hîp ®ång: - Lµ viÖc mét bªn chÊm døt thùc hiÖn nghÜa vô hîp ®ång, cã c¸c trêng hîp cô thÓ sau: + X¶y ra hµnh vi vi ph¹m do c¸c bªn tho¶ thuËn lµ ®iÒu kiÖn ®Ó ®×nh chØ thùc hiÖn hîp ®ång; + Mét bªn vi ph¹m c¬ b¶n nghÜa vô cña hîp ®ång. - HËu qu¶ ph¸p lý: hîp ®ång chÊm døt tõ thêi ®iÓm mét bªn nhËn ®îc th«ng b¸o ®×nh chØ; c¸c bªn kh«ng ph¶i tiÕp tôc thùc hiÖn nghÜa vô hîp ®ång n÷a, bªn ®· thùc hiÖn nghÜa vô cã quyÒn yªu cÇu bªn kia thanh to¸n hoÆc thùc hiÖn nghÜa vô ®èi øng, bªn bÞ vi ph¹m cã quyÒn yªu cÇu båi thêng thiÖt h¹i theo luËt ®Þnh. + Huû bá hîp ®ång: - §iÒu kiÖn ¸p dông: khi trong hîp ®ång cã ®iÒu kho¶n “®iÒu kiÖn huû hîp ®ång” hoÆc khi mét bªn vi ph¹m c¬ b¶n nghÜa vô hîp ®ång. - Huû bá hîp ®ång bao gåm: huû bá toµn bé vµ huû bá mét phÇn hîp ®ång. - HËu qu¶ ph¸p lý: Hîp ®ång bÞ huû bá kh«ng cßn hiÖu lùc kÓ tõ thêi ®iÓm giao kÕt. C¸c bªn kh«ng ph¶i tiÕp tôc thùc hiÖn c¸c nghÜa vô ®· tho¶ thuËn vµ cã quyÒn ®ßi l¹i lîi Ých cho viÖc ®· thùc hiÖn pnÇn nghÜa vô cña m×nh. Bªn bÞ vi ph¹m cã quyÒn ®ßi båi thêng thiÖt h¹i
  171. Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch  Khái quát chung  Một số quy định về hợp đồng lữ hành  Một số quy định về hợp đồng đại lý lữ hành
  172. Khái quát chung  Tuân theo các quy định về hợp đồng nói chung  Phát sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch
  173. Một số quy định về hợp đồng lữ hành (1)  Hợp đồng lữ hành là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về việc thực hiện chương trình du lịch.  Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.
  174. Một số quy định về hợp đồng lữ hành (2)  Ngoài nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng lữ hành còn có những nội dung sau đây: ➢Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch; ➢Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
  175. Một số quy định về hợp đồng lữ hành (3) ➢Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng; ➢Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch. ➢Khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành là hợp đồng giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành giao đại lý, đồng thời có ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành.
  176. Một số quy định về hợp đồng đại lý lữ hành  Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.  Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm: ➢ Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; ➢ Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý; ➢ Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý; ➢ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
  177. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành  Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành.  Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành.  Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch.
  178. Trách nhiệm của bên nhận đại lý lữ hành  Không được sao chép chương trình du lịch của bên giao đại lý dưới bất kỳ hình thức nào.  Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.  Không được bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý.  Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.  Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh.
  179. Hợp đồng lao động  Khái niệm  Phân loại  Hình thức hợp đồng lao động  Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động  Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  180. Khái niệm hợp đồng lao động  Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  181. Phân loại hợp đồng lao động  Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.  Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;  Hợp đồng lao động xác định thời hạn.  Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;  Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
  182. Hình thức hợp đồng lao động  Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.  Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng.  Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động.
  183. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động  Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.  Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.
  184. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động  Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động  Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người sử dụng lao động
  185. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động (1)  Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng; b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng; c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
  186. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động (2)  Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:  Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất 3 ngày;  Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;  Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."
  187. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người sử dụng lao động  Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:  a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;  b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;  c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;  d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;  đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
  188. Chuyên đề 6 Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch
  189. Đề cương bài giảng ◼ Khái quát chung về hợp đồng ◼ Hợp đồng trong lịch vực du lịch ◼ Một số quy định về hợp đồng lữ hành ◼ Một số quy định về hợp đồng đại lý lữ hành ◼ Hợp đồng lao động
  190. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ◼ Khái niệm hợp đồng ◼ Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ◼ Phân loại hợp đồng ◼ Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng
  191. Khái niệm hợp đồng ◼ Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó. ◼ Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388).
  192. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ◼ Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. ◼ Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. ◼ Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. ◼ Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
  193. Phân loại hợp đồng ◼ Theo các lĩnh vực đời sống xã hội ◼ Theo nghĩa vụ của hợp đồng ◼ Theo hình thức của hợp đồng
  194. Theo các lĩnh vực đời sống xã hội ◼ Hợp đồng dân sự (thuần túy) ◼ Hợp đồng lao động ◼ Hợp đồng trong hoạt động thương mại ◼ Hợp đồng hợp tác kinh doanh ◼ Hợp đồng liên doanh
  195. Theo nghĩa vụ của hợp đồng ◼ Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ tức là mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. ◼ Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ
  196. Theo hình thức của hợp đồng ◼ Hợp đồng bằng văn bản (kể cả dưới hình thức thông điệp dữ liệu) ◼ Hợp đồng bằng lời nói ◼ Hợp đồng bằng hành vi cụ thể
  197. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng (I) ◼ Luật chung bao gồm các quy định mang tính nguyên tắc chung về mọi loại HĐ, không phụ thuộc HĐ đó là mua bán, vận chuyển, xây dựng, bảo hiểm hay tín dụng ◼ Luật chung trong giai đoạn trước 01/01/2006: ❑ Bộ luật dân sự năm 1995; ❑ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989. ◼ Luật chung trong giai đoạn từ 01/01/2006: ❑ Bộ luật dân sự năm 2005.
  198. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng (II) Các luật riêng điều chỉnh quan hệ hợp đồng: ◼ Luật thương mại (mua bán hàng hoá, đại lý, uỷ thác, đại diện, môi giới, gia công ); ◼ Luật kinh doanh bảo hiểm; ◼ Các văn bản về vận chuyển: Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật giao thông thuỷ nội địa, Luật đường sắt, Luật hàng không dân dụng VN ◼ Luật Xây dựng
  199. Áp dụng phối hợp Luật chung và Luật riêng ◼ Nếu Luật riêng và Luật chung cùng quy định về 1 vấn đề thì ưu tiên áp dụng các quy định của Luật riêng; ◼ Những vấn đề nào Luật riêng không quy định thì áp dụng các quy định của Luật chung. ◼ Để xác định quy định chung hay quy định riêng phải xem xét trong từng quan hệ hợp đồng cụ thể.
  200. Áp dụng pháp luật theo thời gian: ◼ Nguyên tắc không hồi tố của pháp luật ◼ HĐ ký kết trước 01/01/2006: ❑ Bộ luật dân sự 1995; ❑ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ◼ HĐ ký kết từ ngày 01/01/2006: ❑ Bộ luật dân sự 2005. ◼ Nếu HĐ ký trước 01/01/2006 nhưng có nội dung và hình thức không trái BLDS 2005 thì được quyền áp dụng theo BLDS 2005.
  201. II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ◼ Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự ◼ Chủ thể của hợp đồng dân sự ◼ Nội dung của hợp đồng dân sự ◼ Hình thức của hợp đồng dân sự ◼ Trình tự giao kết hợp đồng dân sự ◼ Những vấn đề khác trong giao kết hợp đồng dân sự ◼ Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự ◼ Hợp đồng vô hiệu
  202. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự ◼ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội ◼ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng
  203. Chủ thể của hợp đồng dân sự ◼ Cá nhân ◼ Pháp nhân ◼ Các chủ thể khác
  204. Nội dung của hợp đồng dân sự ◼ Điều khoản chủ yếu ◼ Điều khoản thường lệ ◼ Điều khoản tuỳ nghi
  205. Hình thức của hợp đồng dân sự ◼ Lời nói ◼ Văn bản ◼ Hành vi cụ thể
  206. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự ◼ Đề nghị giao kết hợp đồng ◼ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
  207. Đề nghị giao kết hợp đồng ◼ Khoản 1 Điều 390 Bộ luật Dân sự quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”
  208. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ◼ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị do bên đề nghị giao kết hợp đồng đưa ra.
  209. Những vấn đề khác trong giao kết hợp đồng dân sự ◼ Giao kết hợp đồng theo mẫu ◼ Phụ lục hợp đồng ◼ Giải thích hợp đồng
  210. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ◼ - Các bên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; ◼ - Mục đích không trái pháp luật và đạo đức xã hội; ◼ - Các bên tự nguyện; ◼ - Hình thức hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực nếu được pháp luật quy định.
  211. * Các trường hợp hợp đồng vô hiệu - Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; - Do giả tạo; - Do người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ký kết; - Do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ; - Do không tuân thủ quy định về hình thức; - Do ký sai thẩm quyền; - Do một bên không có đăng ký kinh doanh.
  212. Vi phạm điều cấm của pháp luật - Vi phạm điều cấm của pháp luật là việc các bên thoả thuận với nhau để thực hiện những công việc pháp luật cấm thực hiện. - Thông thường được phản ánh qua điều khoản đối tượng của hợp đồng - Lưu ý ngoại lệ: Thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ.
  213. * Xử lý hợp đồng vô hiệu Nếu hợp đồng chưa Không được phép được thực hiện tiếp tục thực hiện Mức độ Phải chấm dứt Nếu hợp đồng đã được thực việc thực hiện thực hiện một phần hiện và bị xử lý tài sản hợp đồng Nếu hợp đồng đã được Bị xử lý về tài sản thực hiện xong
  214. Nguyên tắc xử lý tài sản - Các bên hoàn trả cho nhau các tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền (nếu tài sản đó không bị tịch thu); - Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước; - Thiệt hại phát sinh: + Nếu các bên cùng có lỗi thì thiệt hại của bên nào, bên đó tự chịu; + Nếu một bên có lỗi thì bên đó phải bồi thường thiệt hại.
  215. Thực hiện hợp đồng a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng b. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng c. Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ
  216. a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng (Điều 412 BLDS 2005) - Thực hiện hợp đồng đúng cam kết; - Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; - Thực hiện hợp đồng dân sự không được xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
  217. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (Điều 318 BLDS 2005) ◼ - Cầm cố tài sản; ◼ - Thế chấp tài sản; ◼ - Đặt cọc; ◼ - Ký cược; ◼ - Ký quỹ; ◼ - Bảo lãnh; ◼ - Tín chấp.
  218. c. Sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ ◼ * Sửa đổi hợp đồng: ◼ - Do điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bên mà các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng đã có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. ◼ - Khi sửa đổi, các bên phải giải quyết hậu quả của việc sửa đổi. ◼ * Huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng: ◼ - Căn cứ để huỷ bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng: ◼ + Theo sự thoả thuận của các bên; ◼ + Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hoặc đình chỉ hợp đồng; ◼ + Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng; ◼ - Bên yêu cầu huỷ bỏ, đình chỉ phải thông báo ngay cho bên kia. ◼ - Các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  219. 5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương ◼ - Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là hậu mquảại pháp lý bất lợi mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu. ◼ - Các hình thức trách nhiệm bao gồm: ◼ + Buộc thực hiện đúng hợp đồng; ◼ + Phạt vi phạm; ◼ + Bồi thường thiệt hại; ◼ + Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; ◼ + Đình chỉ thực hện hợp đồng; ◼ + Huỷ bỏ hợp đồng. ◼ - Các trường hợp miễm trách nhiệm (Điều 294 LTM 2005) – Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp mình được miễn trách: ◼ + Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; ◼ + Xảy ra sự kiện bất khả kháng; ◼ + Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; ◼ + Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
  220. + Buéc thùc hiÖn ®óng hîp ®ång: - ¸p dông khi mét bªn kh«ng thùc hiÖn hoÆc thùc hiÖn kh«ng ®Çy ®ñ nghÜa vô quy ®Þnh trong hîp ®ång. - BiÖn ph¸p nµy ®îc u tiªn ¸p dông tríc khi ¸p dông c¸c biÖn ph¸p kh¸c. + Ph¹t vi ph¹m: - T¬ng tù nh phÇn Ph¹t vi ph¹m trong tr¸ch nhiÖm do vi ph¹m hîp ®ång d©n sù. + Båi thêng thiÖt h¹i: - T¬ng tù nh phÇn Båi thêng thiÖt h¹i trong tr¸ch nhiÖm do vi ph¹m hîp ®ång d©n sù.
  221. + T¹m ngõng thùc hiÖn hîp ®ång: - Lµ t¹m thêi kh«ng thùc hiÖn nghÜa vô trong hîp ®ång, cã c¸c trêng hîp cô thÓ sau: + X¶y ra hµnh vi vi ph¹m do c¸c bªn tho¶ thuËn lµ ®iÒu kiÖn ®Ó t¹m ngõng thùc hiÖn hîp ®ång; + Mét bªn vi ph¹m c¬ b¶n nghÜa vô cña hîp ®ång. - HËu qu¶ ph¸p lý: hîp ®ång vÉn cßn hiÖu lùc, trong thêi thêi h¹n t¹m ngõng, bªn bÞ vi ph¹m cã quyÒn yªu cÇu båi thêng thiÖt h¹i theo luËt ®Þnh. + §×nh chØ thùc hÖn hîp ®ång: - Lµ viÖc mét bªn chÊm døt thùc hiÖn nghÜa vô hîp ®ång, cã c¸c trêng hîp cô thÓ sau: + X¶y ra hµnh vi vi ph¹m do c¸c bªn tho¶ thuËn lµ ®iÒu kiÖn ®Ó ®×nh chØ thùc hiÖn hîp ®ång; + Mét bªn vi ph¹m c¬ b¶n nghÜa vô cña hîp ®ång. - HËu qu¶ ph¸p lý: hîp ®ång chÊm døt tõ thêi ®iÓm mét bªn nhËn ®îc th«ng b¸o ®×nh chØ; c¸c bªn kh«ng ph¶i tiÕp tôc thùc hiÖn nghÜa vô hîp ®ång n÷a, bªn ®· thùc hiÖn nghÜa vô cã quyÒn yªu cÇu bªn kia thanh to¸n hoÆc thùc hiÖn nghÜa vô ®èi øng, bªn bÞ vi ph¹m cã quyÒn yªu cÇu båi thêng thiÖt h¹i theo luËt ®Þnh. + Huû bá hîp ®ång: - §iÒu kiÖn ¸p dông: khi trong hîp ®ång cã ®iÒu kho¶n “®iÒu kiÖn huû hîp ®ång” hoÆc khi mét bªn vi ph¹m c¬ b¶n nghÜa vô hîp ®ång. - Huû bá hîp ®ång bao gåm: huû bá toµn bé vµ huû bá mét phÇn hîp ®ång. - HËu qu¶ ph¸p lý: Hîp ®ång bÞ huû bá kh«ng cßn hiÖu lùc kÓ tõ thêi ®iÓm giao kÕt. C¸c bªn kh«ng ph¶i tiÕp tôc thùc hiÖn c¸c nghÜa vô ®· tho¶ thuËn vµ cã quyÒn ®ßi l¹i lîi Ých cho viÖc ®· thùc hiÖn pnÇn nghÜa vô cña m×nh. Bªn bÞ vi ph¹m cã quyÒn ®ßi båi thêng thiÖt h¹i
  222. Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch ◼ Khái quát chung ◼ Một số quy định về hợp đồng lữ hành ◼ Một số quy định về hợp đồng đại lý lữ hành
  223. Khái quát chung ◼ Tuân theo các quy định về hợp đồng nói chung ◼ Phát sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch
  224. Một số quy định về hợp đồng lữ hành (1) ◼ Hợp đồng lữ hành là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về việc thực hiện chương trình du lịch. ◼ Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.
  225. Một số quy định về hợp đồng lữ hành (2) ◼ Ngoài nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng lữ hành còn có những nội dung sau đây: ➢ Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch; ➢ Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
  226. Một số quy định về hợp đồng lữ hành (3) ➢ Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng; ➢ Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch. ➢ Khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành là hợp đồng giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành giao đại lý, đồng thời có ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành.
  227. Một số quy định về hợp đồng đại lý lữ hành ◼ Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. ◼ Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm: ➢ Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; ➢ Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý; ➢ Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý; ➢ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
  228. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành ◼ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành. ◼ Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành. ◼ Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch.
  229. Trách nhiệm của bên nhận đại lý lữ hành ◼ Không được sao chép chương trình du lịch của bên giao đại lý dưới bất kỳ hình thức nào. ◼ Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. ◼ Không được bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý. ◼ Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý. ◼ Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh.
  230. Hợp đồng lao động ◼ Khái niệm ◼ Phân loại ◼ Hình thức hợp đồng lao động ◼ Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động ◼ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  231. Khái niệm hợp đồng lao động ◼ Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  232. Phân loại hợp đồng lao động ◼ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. ◼ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; ◼ Hợp đồng lao động xác định thời hạn. ◼ Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ◼ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
  233. Hình thức hợp đồng lao động ◼ Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. ◼ Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. ◼ Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động.
  234. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động ◼ Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động. ◼ Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.
  235. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ◼ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động ◼ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người sử dụng lao động
  236. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động (1) ◼ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng; b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng; c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
  237. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động (2) ◼ Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: ◼ Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất 3 ngày; ◼ Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng; ◼ Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."
  238. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người sử dụng lao động ◼ Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: ◼ a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; ◼ b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải; ◼ c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động; ◼ d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; ◼ đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
  239. Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch  Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch bao gồm kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.