Bài giảng Luật Đấu thầu

ppt 18 trang phuongnguyen 3670
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luật Đấu thầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_dau_thau.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật Đấu thầu

  1. Nội dung chính Luật Đấu thầu Thông qua tại kỳ họp QH khóa XI (Ngày 29/11/2005)
  2. Kết cấu Dự thảo Luật 6 Chương 77 Điều (32 trang A4) Chương I : Những quy định chung (17) Chương II : Lựa chọn nhà thầu (28) Chương III: Hợp đồng (14) Chương IV : Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu (6) Chương V : Quản lý hoạt động đấu thầu (10) Chương VI : Điều khoản thi hành (2) 2
  3. Chương I: Những qui định chung Phạm vi điều chỉnh (Điều1) Dự án có sử dụng vốn Nhà nước: ➢ Từ 30% trở lên cho đầu tư phát triển ➢ Để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị ➢ Để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn 3
  4. Chương I: Những qui định chung (tiếp) Đối tượng áp dụng (Điều 2) Tổ chức, cá nhân: ➢ Trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu ➢ Liên quan đến hoạt động đấu thầu ➢ Chọn áp dụng luật này 4
  5. Chương I: Những qui định chung (tiếp) Áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (Điều 3) 1. Các hoạt động đấu thầu phải tuân thủ theo quy định của Luật này 2. Nếu có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó. 3. Đấu thầu đối với các dự án ODA thực hiện theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế Thông tin về đấu thầu (Điều 5) 1. Tờ báo về Đấu thầu 5 2. Trang thông tin điện tử về Đấu thầu
  6. Chương I: Những qui định chung (tiếp) Yêu cầu đối với cá nhân Bên mời thầu (Điều 9) ➢ Am hiểu pháp luật về đấu thầu ➢ Có kiến thức về Quản lý dự án ➢ Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu ➢ Có ngoại ngữ đáp ứng (gói thầu sử dụng vốn ODA ) 6
  7. Chương I: Những qui định chung (tiếp) Yêu cầu đối với thành viênTổ chuyên gia đấu thầu (Điều 9) ➢ Có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu ➢ Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu ➢ Am hiểu nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu ➢ Có tối thiểu 3 năm công tác (trong lĩnh vực liên quan tới gói thầu) 7
  8. Chương I: Những qui định chung (tiếp) Các hành vi bị cấm (Điều 12) ➢ Đưa, nhận hoặc đòi hỏi vật chất dẫn đến hành động thiếu trung thực, khách quan. ➢ Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp ➢ Câu kết, thông đồng ➢ Vừa đánh giá HSDT vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu ➢ Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong HSMT ➢ Tham gia đấu thầu đối với gói thầu do mình tổ chức ➢ Cố ý chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ ➢ Tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp cho gói thầu do mình làm tư vấn ➢ Tiết lộ tài liệu, thông tin về đấu thầu ➢ Sắp đặt để cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh chị em ruột tham gia các gói thầu do mình tổ chức, đánh giá,8 thẩm định hoặc phê duyệt KQĐT
  9. Chương I: Những qui định chung Các hành vi bị cấm (tiếp theo) ➢ Gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán ➢ Dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu, giữa nhà thầu thực hiện với tư vấn giám sát, cơ quan, tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện ➢ Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án của cơ quan, tổ chức mình đã công tác trong vòng 1 năm kể từ ngày thôi việc ➢ Bán thầu hoặc cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu ➢ Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu ➢ Áp dụng hình thức lựa chọn khác đấu thầu rộng rãi khi 9 không đủ điều kiện
  10. Chương II: Lựa chọn nhà thầu Đấu thầu rộng rãi (Điều 18) ➢ Việc lựa chọn nhà thầu đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh phải áp dụng đấu thầu rộng rãi ➢ Trường hợp có lý do đặc biệt thì áp dụng các hình thức lựa chọn khác 10
  11. Chương II: Lựa chọn nhà thầu (Tiếp) Trình tự thực hiện đấu thầu (từ Điều 32-42) ✓Chuẩn bị đấu thầu (Điều 32), sơ tuyển đối với gói ≥ 300 tỷ đ (hàng hóa, EPC) và ≥ 200 tỷ đ (xây lắp) ✓Tổ chức đấu thầu (Điều 33) ✓Làm rõ HSMT (Điều 34) ✓Đánh giá HSDT (Điều 35) ✓Làm rõ HSDT (Điều 36) ✓Xét duyệt trúng thầu (Điều 37, 38) ✓Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu (Điều 39) ✓Phê duyệt kết quả đấu thầu (Điều 40) ✓Thông báo kết quả đấu thầu (Điều 41) 11 ✓Thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng (Điều 42)
  12. Chương II: Lựa chọn nhà thầu (Tiếp) Về xét duyệt trúng thầu, nhà thầu được đề nghị trúng thầu khi: a, Đối với tư vấn (Điều 37): ➢ HSDT hợp lệ ➢ Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ➢ Đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật ➢ Điểm tổng hợp (giữa điểm kỹ thuật và giá) cao nhất hoặc điểm về kỹ thuật cao nhất ➢ Giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu b, Đối với hàng hóa, xây lắp và gói thầu EPC (Điều 38): ➢ HSDT hợp lệ ➢ Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ➢ Đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật (theo thang điểm hoặc tiêu chí "đạt"/"không đạt" ➢ Chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng ➢ Giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu. 12
  13. Chương III:Hợp Đồng Một hợp đồng có thể gồm một hoặc nhiều hình thức (Điều 53) 1. Hình thức trọn gói (Điều 49) ➢ Khi công việc đã xác định rõ về số lượng, khối lượng 2. Hình thức theo đơn giá (Điều 50) ➢ Khi công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng, khối lượng 3. Hình thức theo thời gian (Điều 51) ➢ Cho công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện 4. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm (Điều 52) ➢ Cho công việc tư vấn thông thường, đơn giản 13
  14. Chương III:Hợp Đồng (Tiếp) Điều chỉnh hợp đồng chỉ đối với hợp đồng theo đơn giá, thời gian (Điều 57) 1, Điều kiện: ➢ Nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương và thuế ➢ Thay đổi khối lượng, số lượng (trong phạm vi HSMT và không do nhà thầu gây ra) ➢ Giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do nhà nước kiểm soát có biến động lớn 2, Do người có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3, Nguyên tắc: giá trị điều chỉnh hợp đồng không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép 4, Phát sinh công việc ngoài HSMT thì thỏa thuận với nhà thầu hoặc hình thành một gói thầu mới. Giá trị hợp đồng và các điều kiện cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu (Điều 58) 14
  15. Chương V: Quản lý hoạt động Đấu thầu Kiến nghị trong đấu thầu (Điều 72): Có 2 loại: ➢ Nhóm 1: Những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu (không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu) ➢ Nhóm 2: Kết quả lựa chọn nhà thầu 15
  16. Chương V: Quản lý hoạt động Đấu thầu (Tiếp) Trình tự giải quyết kiến nghị đối với nhóm 1: ✓ Gửi đơn đến Bên mời thầu, tiếp đó cho chủ đầu tư và cuối cùng gửi cho người có thẩm quyền. Trình tự giải quyết kiến nghị đối với nhóm 2: ✓ Gửi đơn đến Bên mời thầu, tiếp đó gửi cho chủ đầu tư và cuối cùng là lên Người có thẩm quyền (có hợp đồng tư vấn tham gia). 16
  17. Chương V: Quản lý hoạt động Đấu thầu (Tiếp) Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị (Điều 73) Bao gồm: ❖ Chủ tịch là Đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu (Chủ tịch) ❖ Thành viên: ➢ Đại diện của người có thẩm quyền ➢ Đại diện của Hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Thời gian làm việc tối đa: 20 ngày 17
  18. Chương V: Quản lý hoạt động Đấu thầu (Tiếp) Xử lý vi phạm (Điều 75) ➢ Cảnh cáo: vi phạm nhưng không thuộc điều cấm quy định tại Điều 12 ➢ Phạt tiền: vi phạm gây hậu quả liên quan tới lợi ích các bên. ➢ Đưa vào danh sách cấm tham gia đấu thầu: vi phạm các nội dung cấm của Luật (Điều 12) Ngoài ra mọi hành vi vi phạm đều bị đăng tải trên Tờ thông tin về Đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước 18