Bài giảng Luật chứng khoán - Chương 3: Quy định pháp luật về công bố thông tin trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán

ppt 21 trang phuongnguyen 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật chứng khoán - Chương 3: Quy định pháp luật về công bố thông tin trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_chung_khoan_chuong_3_quy_dinh_phap_luat_ve_co.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật chứng khoán - Chương 3: Quy định pháp luật về công bố thông tin trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán

  1. CHƯƠNG 3 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
  2. Phạm vi giám sát, thanh tra - Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng - Hoạt động niêm yết chứng khoán - Hoạt động giao dịch chứng khoán - Hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán - Hoạt động công bố thông tin - Các hoạt động khác có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  3. Các hành vi bị cấm trên TTCK - Giao dịch nội gián - Lũng đoạn thị trường - Thông tin sai sự thật - Bán khống
  4. Hoạt động giám sát ❑ Khái niệm: Hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán chủ yếu là việc phân tích, tổng hợp các dữ liệu số liệu từ các báo cáo của các tổ chức liên quan, các thông tin được công bố ra công chúng theo quy định của pháp luật, thông tin, tin đồn thu thập được có thể ảnh hưởng đến giá và khối lượng của các chứng khoán niêm yết. Qua đó, nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát hành, kinh doanh và thực hiện dịch vụ trên TTCK ❑ Cơ cấu hệ thống giám sát Hệ thống giám sát trên thị trường chứng khoán ở nước ta được chia làm 3 cấp: - Ủy ban chứng khoán nhà nước - Trung tâm giao dịch chứng khoán hay Sở giao dịch chứng khoán - Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán
  5. ❑ Mục đích và nội dung giám sát ➢ Mục đích: Giám sát việc tuân thủ, chấp hành, thực hiện và áp dụng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các chủ thể ➢ Nội dung: - Giám sát tổ chức phát hành - Giám sát công ty đại chúng - Giám sát tổ chức niêm yết - Giám sát SGDCK, TTGDCK - Giám sát công ty chứng khoán - Các chủ thể khác: TTLK, Cty QLQ, cty đầu tư chứng khoán - Giám sát việc tuân thủ các hành vi cấm - Việc tuân thủ các quy định của những giao dịch đặc biệt - Một số nội dung khác: Giám sát điều kiện giao dịch, giám sát việc đặt lệnh, chuyển lệnh, giám sát sự tách bạch giữa giao dịch tự doanh và môi giới của công ty chứng kóoán, việc sửa lệnh, hủy lệnh, giám sát tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài
  6. Hoạt động thanh tra ❑ Khái niệm: Hoạt động thanh tra trên TTCK được tiến hành căn cứ vào kết quả của việc giám sát, mức độ, hành vi và tính chất của hành vi vi phạm được phát hiện. Cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK là Thanh tra UBCKNN ❑ Nguyên tắc thanh tra ➢ Đúng thẩm quyền ➢ Công minh, khách quan, trung thực ➢ Kịp thời ➢ Công khai
  7. ❑ Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra - Chuẩn bị thanh tra - Trực tiếp thanh tra - Kết thúc thanh tra - Tổ chức thực hiện kết quả thanh tra
  8. ❑Hình thức thanh tra - Thanh tra đột xuất - Thanh tra định kỳ. - Thời hạn một cuộc thanh tra
  9. ❑Thẩm quyền ra quyết định thanh tra - Chánh thanh tra chứng khoán - Chủ tịch UBCKNN (khi xét thấy cần thiết) - Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thì có thẩm quyền lập đoàn thanh tra - Đoàn thanh tra có trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra
  10. ❑ Nội dung quyết định thanh tra - Căn cứ pháp lý để thanh tra - Đối tượng, phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra - Thời hạn tiến hành kiểm tra - Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra - Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra và phải được công bố trong vòng 15 ngày.
  11. ❑ Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra - Giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra - Bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra - Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu mật của nhà nước theo quy định, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra - Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra về quyết định, hành vi của trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, khiếu nại với chủ tịch UBCKNN về kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật - Tố cáo hành vi vi phạm của chánh thanh tra, đoàn thanh tra - Chấp hành quyết định thanh tra - Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đó. - Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra - Ký biên bản thanh tra
  12. ❑ Thẩm quyền của người ra QĐ thanh tra - Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra - Trưng cầu giám định về các vấn đề liên quan - Yêu cầu người có thẩm quyền niêm phong, tạm giữ tài sản, chứng cứ phong tỏa tài khoản tiền, tài khoản chứng khoán, TS cầm cố, thế chấp có liên quan cần thiết để xác minh, làm căn cứ ra quyết định thanh tra - Tạm đình chỉ hoặc yêu cầu người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy gây thiệt hại nghiêm trọng. - Ban hành QĐ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý - Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm
  13. ❑ Thẩm quyền của trưởng đoàn thanh tra ❑ Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra - Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra - Có quyền quyết định niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng cứ, chứng khoán, dữ liệu điện tử khi cần thiết - Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về báo cáo đó - Lập biên bản thanh tra - Khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình
  14. ❑ Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn thanh tra - Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của đoàn thanh tra - Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra - Kiến nghị việc xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trưởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
  15. ❑ Kết luận thanh tra ❑ Người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra, kết luận thanh tra phải có những nội dung sau: - Đánh giá việc thực hiện pháp luật của đối tượng thanh tra - Kết luận về nội dung thanh tra - Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân - Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị biện pháp xử lý - Kết luận thanh tra phải được gửi đến chủ tịch UBCKNN - Chủ tịch UBCKNN có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, áp dụng các biện pháp hoặc kiến nghị bộ tài chính áp dụng biện pháp xử lý sau thanh tra.
  16. ❑ Mục đích thanh tra - Đánh giá, kết luận việc chấp hành pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán - Xác định mức độ của hành vi vi phạm - Đưa ra biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả - Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
  17. Xử phạt vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán ⚫ Các hành vi vi phạm bị xử phạt: Hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, chế độ báo cáo và công bố thông tin, cản trở thanh tra ⚫ Đối tượng xử phạt: Các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. ⚫ Thời hiệu xử phạt: 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm ⚫ Hình thức xử phạt: Cảnh cáo, phạt tiền, có thể có các hình phạt bổ sung như tịch thu các khoản thu được, tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động buộc chấp hành pháp luật, cải chính và hủy bỏ thông tin, bồi thường thiệt hại
  18. Xử phạt vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán * Nguyên tắc xử phạt: ➢ Đúng thẩm quyền ➢ Đúng đối tượng ➢ Đúng mức độ ➢ Kịp thời, triệt để ➢ Đúng thủ tục
  19. Xử phạt vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán * Các tình tiết giảm nhẹ: ➢ Người vi phạm đã ngăn chặn, giảm bớt thiệt hại, tự khắc phục hậu quả, bồi thường ➢ Tự nguyện khai báo, thành thật nhận lỗi ➢ Vi phạm do ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần ➢ Do thiếu hiểu biết ➢ Do hành vi vi phạm của người khác
  20. * Các tình tiết tăng nặng ➢ Vi phạm có tổ chức ➢ Vi phạm nhiều lần, tái phạm ➢ Ép buộc người bị lệ thuộc vi phạm ➢ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ➢ Vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý hành chính ➢ Tiếp tục thực hiện vi phạm mặc dù người thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt ➢ Sau vi phạm có hành vi trốn tránh, che giấu
  21. Xử phạt vi phạm hành chính trên TTCK ⚫Khung xử phạt: ⚫Thẩm quyền xử phạt: ⚫Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt: