Bài giảng Lớp Bò sát (Reptilia)

ppt 25 trang phuongnguyen 3090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp Bò sát (Reptilia)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lop_bo_sat_reptilia.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lớp Bò sát (Reptilia)

  1. Lớp Bò sát (Reptilia) Giới thiệu một số bộ/ họ/ loài Bò sát ở Việt Nam
  2. Giới thiệu các Bộ Bò sát Crocodilia – Bộ Reptilia – Lớp Bò Sát Cá Sấu Squamata – Bộ có vảy Testudinata – Bộ Rùa Crocodinidae Gekkonidae Trionichidae Testudinidae Emydidae Dermochelyidae Cheloniidae Platysternidae Họ Tắc Kè Họ Ba Ba Họ Rùa Núi Họ Rùa Đầm Họ Rùa Da Họ Vích Họ Rùa đầu to Varanidae Họ Kỳ Đà Elaphidae Họ Rắn Hổ Colubridae Họ Rắn Nước Boidae Họ Trăn 2
  3. 3.1. Bộ Có vảy (Squamata) • Đặc điểm: – Gồm đại đa số loài BS có thân phủ vảy sừng – Khe huyệt nằm ngang – Con đực có cơ quan giao cấu chẻ đôi – Đẻ trứng (1 số loài đẻ con “noãn thai sinh”) – Trứng có vỏ cứng/ màng dai, không có lòng trắng • Bộ có 02 bộ phụ: – Bộ phụ thằn lằn (Lacertilia) – Bộ phụ rắn (Ophidia) 3
  4. Họ Tắc kè (Gekkonidae) Bao gồm: • những loài BS nhỏ sống trên cây, vách , • có giác bám ở chi • hoạt động đêm; ăn côn trùng Loài Tắc kè (Gekko gekko) • Đặc điểm: – hình dáng giống thạch sùng, – đầu bẹp 3 cạnh, – lưng có nhiều hoa màu vàng sáng, trên lưng có nhiều nốt sần, bụng trắng xám. – Lỗ hậu môn con đực đen hơn con cái • Sinh thái-TT: – leo trèo, bơi lội giỏi – phân bố ở nhiều noi, nhiều sinh cảnh khác nhau – Chỉ hoạt động vào mùa nắng ấm – Sinh sản từ tháng 5 – tháng 8 • Phân bố: VN phân bố khắp các vùng • Giá trị: là lòai có ích – Sách đỏ VN: bậc VU 4
  5. Họ Kỳ đà (Varanidae) Bao gồm: • những loài BS cỡ lớn thuộc bộ phụ Thằn lằn • Họ có 1 giống – 3 loài Loài Kỳ đà nước (Varanus salvator) • Đặc điểm: – dài có khi đến 2,5m – đầu, lưng, đuôi xám vàng, lưng & 2 bên hông có đốm hoa vàng – đuôi dẹp, sống trên đuôi có gờ – Mõm dài, chi 5 ngón dài có vuốt • Sinh thái-TT: – sống ven các suối, sông, hồ – hoạt động đêm, dưới nước; bơi lăn & leo trèo giỏi – ăn cá, giáp xác, nhuyễn thể. – thường đẻ vào mùa hè, trong hốc cây gần nước • Phân bố: VN phân bố khắp các tỉnh có rừng, miền núi, trung du, hải đảo • Giá trị: cho da, thực phẩm, dược liệu; có hại cho nguồn cá – Sách đỏ VN: bậc EN 5
  6. Họ Kỳ đà (Varanidae) Kỳ đà nước (Varanus salvator) TTBT: EN Kỳ đà vân (Varanus bengalensis nebulosus) TTBT: EN 6
  7. Họ Kỳ đà (Varanidae) gồm những loài bò sát cỡ lớn trong bộ phụ thằn lằn. Họ có 1 giống với 3 loài. • Kỳ đà nước: • Kỳ đà vân : (Varanus salvator) (Varanus bengalensis nebulosus) Kỳ đà vân: • Cơ thể thường có màu xám đen • Trên lưng và hông có nhiều đốm vàng trắng • Con non thỉnh thoảng có những đốm xanh Sách đỏ Việt Nam xếp bậc V; thuộc nhóm IIB trong Nghị định 32/2006 7
  8. Họ Rắn hổ (Elaphidae) Bao gồm: • những loài BS thuộc bộ phụ rắn • gồm những loài rắn độc sống trên cạn - đặc điểm: có mốc nọc độc lớn Loài Hổ mang (Naja naja) • Đặc điểm: – chiều dài >1m – lưng màu xám nâu hoặc xám đen; bụng trắng đục, đôi khi phớt vàng – có thể bành lớn cổ khi bị kích thích. • Sinh thái-TT: – sống trong các sinh cảnh nương rẫy, đồng ruộng, sa van cây bụi – thường sống trong hang của thú (nhím, tê tê) đã bỏ đi. – kiếm ăn cả ngày lẫn đêm; thường săn mồi tích cực sau những trận mưa rào – Nọc rất độc • Phân bố: VN phân bố khắp các vùng • Giá trị: cho da, thực phẩm, dược liệu • Sách đỏ VN: bậc EN 8
  9. Họ Rắn hổ (Elaphidae) Hổ mang thường (Naja naja) Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) Hổ mang chúa: • Cơ thểcó khi dài đến 4m • Màu sắc thay đổi, thường có màu đen khoanh trắng ở con non • cá thể trưởng thành có màu lục hay nâu • Sách đỏ VN: bậc CR 9
  10. Họ Rắn hổ (Elaphidae) Cạp nong (Bungarus fasciatus) Cạp nia (B. candidus) Cạp nong = mái gầm, hổ lửa, rắn đen vàng • dài khoảng > 1m • có nhiều khoang đen xen kẻ khoang vàng phủ kín phần bụng • Sách đỏ VN: bậc EN cạp nia = mái gầm bạc, rắn đen trắng • Cơ thể nhỏ và ngắn hơn cạp nong • có nhiều khoang đen xen kẽ khoang trắng và khoang đen không kín ở phần bụng 10
  11. Họ Rắn hổ (Elaphidae) Họ thuộc bộ phụ rắn, gồm các loài rắn độc sống trên cạn. Đặc điểm nổi bậc là bộ răng có mốc nọc độc lớn Hổ mang: Naja naja (EN, IIB) Cạp nong: Bungarus fasciatus (EN, IIB) Cạp nia: Bungarus candidus (??,IIB) 11
  12. Họ Rắn nước (Colubridae) Bao gồm: • những loài BS thuộc bộ phụ rắn, chỉ có 1 lá phổi bên phải • gồm những loài rắn lành, không có mốc nọc độc. Loài rắn ráo (Ptyas korros) • Đặc điểm: – thân dài có khi đến 2m – lưng có màu nâu, cuối mỗi vảy trên thân & đuôi có viền đen – đầu nhỏ, dài; mõm tù • Sinh thái-TT: – sống trong rừng, sa van cây bụi, nương rẫy và cả trong nhà – hoạt động nhanh nhẹn; kiếm ăn chủ yếu ban ngày; khi no vắt mình trên cành cây ngủ – ăn ếch nhái, nghoé, chuột, mối, giun đất • Phân bố: VN phân bố khắp nơi • Giá trị: đây là loài có ích • Sách đỏ VN: bậc EN 12
  13. Họ Rắn nước (Colubridae) • Rắn ráo: Ptyas korros Xếp bậc EN trong Sách Đỏ, thuộc nhóm IIB trong Nghị định 32/2006 13
  14. Họ Trăn (Boidae) Bao gồm: • những loài rắn cỡ lớn • bộ xương còn di tích đai hông & xương đùi • phổi bên phải > phổi trái • không có mốc nọc độc • Loài trăn đất = trăn gấm (Python reticulatus) • Đặc điểm: – thân dài có khi đến 4 – 5m – lưng có màu xám đen với vân hình nâu/vàng sáng; hai bên sừon xám nhạt; bụng trắng đục • Sinh thái-TT: – sống trong đồi cỏ tranh, savan cây bụi, ven rừng; ít khi sống trong rừng rậm – hoạt động chủ yếu vào ban đêm – Thức ăn: các loài ĐVCXS nhỏ, có khi ăn cả hoẵng,cheo cheo, lợn rừng, – sinh sản từ thaán 4 – tháng 7 • Phân bố: ở VN phân bố khắp các tỉnh trung du miền núi • Giá trị: cho da, thịt, nguyên liệu dược & thương mại, cũng là loài có ích cho sản xuất • Sách đỏ VN: bậc CR 14
  15. Họ Trăn (Boidae) Họ gồm những loài rắn cỡ lớn. Phổi đủ hai lá nhưng lá bên phải lớn hơn lá bên trái. Trăn không có mốc nọc độc. • Trăn mắt võng • Trăn đất: (Python reticulatus) (Python molurus) Hiện nay ngoài tự nhiên Trăn mắt võng: còn rất ít. Sách đỏ Việt • nền lưng màu vàng, lưới võng đen/ xám đen Nam xếp bậc CR; thuộc • kích thước có khi dài đến 10m nhóm IIB của Nghị định • dữ hơn trăn đất 32/2006. • Ở VN: phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Nam •Tình trạng bảo tồn: CR 15
  16. 3.2. Bộ Rùa (Testudinata) Đặc điểm: • Gồm những loài bò sát cổ • cơ thể đặt trong hộp giáp xương • đầu, cổ và chi có khả năng thu vào trong hộp • rùa không có răng, có mỏ sừng Giới thiệu các họ: • họ Ba ba (Trionychidae) • họ Rùa vàng (Testudinidae) • họ Rùa đầm (Emydidae) 16
  17. Họ Ba ba (Trionychidae) Đặc điểm: • gồm các loài rùa trên mai không có tấm sừng, phủ da mềm • mõm dài thành vòi thịt có thể cử động được • Chân có màng da nối các ngón Loài ba ba trơn (Trionyx sinensis) Đặc điểm: – lưng trơn màu xám xanh với những chấm đen to. – Bụng màu trắng đục nhiều chấm xám lớn – Chi 3 ngón Phân bố:VN có phân bố từ đồng bằng đến miền núi. Là loài có thể nuôi kinh tế Có giá trị thương cao, cho thịt, trứng 17
  18. Một số loài khác trong họ Ba ba Ba ba Nam bộ (Trionyx cartilagineus) Ba ba gai (Trionyx steindachnery) 18
  19. Họ Rùa vàng (Testudinidae) Đặc điểm: • gồm các loài rùa sống trên cạn, mai cao • chi hình trụ, giữa các ngón tự do, đầu ngón phủ vảy lớn Loài rùa núi vàng (Indotestudo elongata) Đặc điểm: – nhỏ hơn ba ba – mai cao phủ các tấm sừng màu sáng, giữa các tấm mai có đốm đen Phân bố: thường gặp rùa núi vàng ở độ cao <800m. Hoạt động chậm chạp, kiếm ăn về đêm; tập tính đẻ trong hố đất Thức ăn: quả, lá thực vật Giá trị: thuộc nhóm rùa còn với số lượng ít Sách đỏ VN: bậc V 19
  20. Một số loài khác trong họ Rùa vàng Rùa núi nâu (Testudo emys) Rùa núi viền (T. impressa) 20
  21. Một số loài trong họ Rùa đầm (Emydidae) Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) Rùa hộp trán vàng (C. galbinifrons) 21
  22. Một số loài trong họ Rùa đầm (Emydidae) Rùa hộp 3 vạch (Cuora trifasciata) Rùa đất Sê pôn (Cyclemys tcheponensis) 22
  23. 3.2. Bộ Cá sấu (Crocodylia) • gồm các loài bò sát dạng thằn lằn, có cấu tạo giải phẩu tiến hoá hơn cả trong lớp BS • cấu tạo tim phổi khá hoàn thiện • thích nghi cao với đời sống dưới nước • mõm dài, hơi cong lên, khi bơi để lộ mũi & mắt • đuôi to, khoẻ và dẹp • chi trước 5 ngón, chi sau 4 ngón; giữa các ngón có màng bơi • thân phủ giáp sừng, dưới giáp là những tấm xương lớn. 23
  24. Họ Cá sấu chính thức (Crocodinidae) Loài cá sấu nước lợ = cá sấu hoa Loài cá sấu nước ngọt = cá sấu cà (Crocodylus porosus) xiêm (Crocodylus siamensis) • Sống ở vùng nước lợ • Sống ở các sông, ao hồ nước • Kích thước và trọng lượng lớn ngọt; ăn cá, các loài giáp xác. • Chiều dài có khi đến 7 – 8 m • Cơ thể dài khoảng 3m, gờ đầu • Dữ tơn, có thể tấn công người. nổi cao, phần xương của tấm • SĐVN: EW lưng tiếp giáp nhau thành hàng ngang. • Sinh sản: đẻ trứng trong hố đất tự đào; đẻ xong phủ đất hoặc lá cây/ trứng nở sau 2 tháng. • Giá trị: kinh tế & thương mại • Sách đỏ VN: bậc CR 24
  25. Crocodylus siamensis 25