Bài giảng Lịch sử tư tưởng quản lý

pdf 204 trang phuongnguyen 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử tư tưởng quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_tu_tuong_quan_ly.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử tư tưởng quản lý

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
  2. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN O0O HOÀNG VĂN LUÂN BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ Hà Nội, 2008 1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  3. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC trang LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của 7 Lịch sử tư tưởng quản lý Chương 2. Tư tưởng quản lý Trung quốc cổ - trung đại 20 Chương 3. Tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại 34 Chương 4. Các học thuyết quản lý cổ điển 39 Chương 5. Các học thuyết quan hệ con người 67 Chương 6. Các thuyết quản lý hành vi 92 Chương 7. Chức năng của nhà quản lý doanh nghiệp 109 Chương 8. Quản lý chất lượng 115 Chương 9. Thuyết tổng hợp và thích nghi 131 Chương Quan điểm quản lý của chủ nghĩa Mác – Lênin 177 10. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 201 2 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  4. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang bước vào nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức - một nền kinh tế mà giá trị chủ yếu dựa vào trí tuệ sáng tạo của con người. Mặc dù Việt Nam còn đang nằm trong quá trình công nghiệp hóa song "đi tắt, đón đầu" không phải chỉ là một mỹ từ mà là một phương châm thực tế để giúp chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách phát triển. Harold Koontz đã từng nói vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển không phải là vốn và công nghệ mà là chất lượng của đội ngũ quản lý. Kiến thức về quản lý và cao hơn nữa là năng lực quản lý đang trở thành vấn đề sống còn với mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Để có năng lực quản lý, chúng ta không chỉ cần có kiến thức về quản lý mà còn cần có kiến thức về quản lý một cách hệ thống, khoa học - tức hiểu biết về khoa học quản lý. Cũng như tư tưởng của các khoa học khác, tư tưởng khoa học quản lý cũng có quá trình hình thành và phát triển tuân theo những quy luật nhất định. Và một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học đương đại là nhìn nó trong tiến trình lịch sử của sự hình thành và phát triển. Ở đây, không phải là sự mô tả một cách giản đơn các tư tưởng, học thuyết quản lý trong lịch sử như một khoa học mô tả mà vấn đề là khái quá hóa, trừu tượng hóa để tìm ra quy luật của quá trình ấy. Đó chính là lịch sử tư tưởng quản lý với tính cách là một khoa học. Khoa học về lịch sử tư tưởng tự nó là một khoa học không dễ, khoa học về lịch sử tư tưởng quản lý lại càng khó. Ngoài việc phải nắm chắc lịch sử của thực tiễn xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v ), chúng ta phải phát hiện, khái quát hóa được thực tiễn quản lý của từng thời đại 3 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  5. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội và sự ánh phản một cách cô đọng, khái quát thực tiễn quản lý đó trong tư tưởng. Trong khi đó, thực tiễn quản lý lại hết sức đa cấp, đa dạng và lại có thể được phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau. Hơn nữa, những tư tưởng, học thuyết quản lý nhất là những năm cuối của thế kỉ XX lại xuất hiện mau lẹ về số lượng và cách tiếp cận mà thường được gọi là khu rừng rậm quản lý. Do vậy, việc khái quát và nắm bắt quy luật chung của những tư tưởng quản lý thường gặp nhiều khó khăn. Công việc khó nhưng lại rất cần thiết trong việc đào tạo cử nhân khoa học quản lý - những người được đào tạo bài bản để sau này thực thi công tác quản lý một cách chuyên nghiệp. Bởi, chúng ta có thể nói rằng nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý là cái cội rễ nhất trong nghiên cứu cơ bản về khoa học quản lý mà nếu không được chú ý đúng mức thì những nghiên cứu cơ bản khác cũng như những nghiên cứu ứng dụng về quản lý rất khó đưa lại hiệu quả như mong muốn. Trước hết, cần phải nói ngay rằng tập bài giảng này không có tham vọng trình bày lịch sử tư tưởng quản lý một cách toàn diện, đầy đủ mà chỉ đưa ra một cách tiếp cận và lược sử những nét cơ bản nhất về đối tượng – lịch sử của quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng quản lý. Do đó, chúng tôi rất mong đọc giả nên tìm tòi những cách tiếp cận khác, những nội dung khác để tự làm giầu thêm kho tàng tri thức của mình. Sau khi đọc xong tập bài giảng này, sinh viên có thể: - Hiểu hơn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử tư tưởng quản lý; 4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  6. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - Tham khảo các cách phân kì lịch sử tư tưởng quản lý, trong đó có quan điểm phân kì của chúng tôi; - Nắm được những nét lớn về hoàn cảnh ra đời, đặc điểm cơ bản của tư tưởng quản lý của các thời kì lịch sử; - Hiểu các tư tưởng, học thuyết quản lý của các tác giả tiêu biểu cho từng thời kì và hoặc từng trường phái quản lý; - Hiểu và nắm được các tư tưởng, học thuyết quản lý đã nảy sinh một cách tất yếu từ thực tiễn quản lý cụ thể và đã đáp ứng yêu cầu gì của thực tiễn quản lý đó; - Nắm được cái logic cơ bản của tiến trình phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý trong lịch sử; "Ôn cổ tri tân", học trong lịch sử, học quá khứ để hiểu biết những nguyên lý quản lý đương đại và dự báo được những xu hướng quản lý tương lai cũng là một trong mục đích và là yêu cầu quan trọng mà chúng tôi mong muốn qua tập bài giảng này. Tập bài giảng này được trình bày trên cơ sở quan điểm cho rằng quản lý là một dạng hoạt động lao động đặc biệt tác động vào những hoạt động lao động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm, cộng đồng một cách hiệu quả nhất. Đó cũng là quan điểm khá tương đồng với quan điểm cho rằng quản lý là quá trình đạt mục tiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả thông qua và hoặc với người khác1. Với 1 Management is the process of efficiently achieving the objectives of the organization with and through people. Xem: bin/jhome/32249?CRETRY=1&SRETRY=0 . 5 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  7. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội quan điểm này, tập bài giảng chỉ đề cập đến những tư tưởng bàn về chức năng, các công cụ và phương pháp, phương thức tác động của quản lý. Tập bài giảng cũng được tiếp cận và trình bày dựa trên phương pháp biện chứng duy vật: Các tư tưởng quản lý được trình bày trên cơ sở thực tiễn kinh tế - xã hội và những yêu cầu của thực tiễn quản lý cũng như sự kế thừa các tư tưởng đã có đồng thời đánh giá những hạn chế để dự báo xu hướng xuất hiện những tư tưởng quản lý mới. Để việc giảng dạy và học tập có hiệu quả, người giảng sẽ và thường giao cho sinh viên một số nhiệm vụ cần đọc và chuẩn bị trước sau đó sẽ thảo luận trên lớp. Nhiệm vụ này chiếm 1/3 thời lượng môn học. Người giảng dùng 2/3 thời lượng còn lại để phân tích những vấn đề khó, tổng kết và thông tin về những quan điểm mới, cách tiếp cận mới cũng như những tư tưởng quản lý mà do thời lượng hoặc lí do khác, tập bài giảng chưa đề cập đến. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn tập bài giảng này còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đọc giả và đồng nghiệp. 6 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  8. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Chương 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Lịch sử tư tưởng quản lý Mục đích của chương này là: - Trang bị những khái niệm công cụ để trên cơ sở đó, người học có thể hiểu và trình bày nhất quán về Lịch sử tư tưởng quản lý. Khi và trong trường hợp nội hàm của các khái niệm này được xác định khác, chắc chắn nội dung của môn học sẽ khác đi. Các khái niệm sẽ được xác định nội hàm trong chương này là quản lý, tư tưởng quản lý, lịch sử tư tưởng quản lý. - Giúp sinh viên xác định rõ đối tượng của Lịch sử tư tưởng quản lý với tính cách là một khoa học. - Trang bị cho sinh viên một số phương pháp tiếp cận, nghiên cứu đối tượng; - Cung cấp một số cách phân kì lịch sử tư tưởng quản lý và - Ý nghĩa của việc nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý. 1.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý, như đã nói trong phần mở đầu là một dạng hoạt động đa cấp, đa dạng và hơn nữa lại được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Mặc dù có những cách tiếp cận và hiểu khác nhau nhưng về bản chất, quản lý là quá trình làm việc với hoặc thông qua những người khác nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả nhất. 7 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  9. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Ở mỗi cấp, mỗi dạng, quản lý đều có những đặc điểm, nhiệm vụ và phương thức đặc thù phù hợp với cấp, dạng đó. Nhưng nhìn chung ở cấp nào, dạng nào; hoạt động quản lý cũng đều thực thi các chức năng với những công cụ đặc trưng và phương pháp phù hợp. Quản lý như một hoạt động thực tiễn ra đời rất sớm trong lịch sử. Ngay từ buổi bình minh của loài người, quản lý đã xuất hiện dù còn ở dạng sơ khai bởi lao động của con người, ngay từ buổi đầu đã là hoạt động mang tính loài, hay tính cộng đồng và nhiều nghiên cứu cho thấy quản lý xuất hiện khi có sự hợp tác trong hoạt động của ít nhất hai người trở lên. Các tư tưởng quản lý chỉ xuất hiện khi có sự phân công lao động giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Khi đó thực tiễn quản lý được suy ngẫm, ánh phản cô đọng trong đầu óc con người và được lưu giữ, truyền bá. Việc phản ánh thực tiễn quản lý cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào thực tiễn quản lý và trình độ nhận thức của con người trong mỗi thời kì lịch sử. Khi các tư tưởng quản lý phản ảnh được thực tiễn quản lý một cách hệ thống, trọn vẹn và được sắp xếp một cách logic thì thường được gọi là các học thuyết quản lý. Việc nhận diện các tư tưởng quản lý thường phải dựa trên 2 nguồn tư liệu. Nguồn tư liệu thông thường nhất là những bài phát biểu, chuyên luận, tác phẩm của các tác giả. Nguồn tư liệu thứ hai là thực tiễn hoạt động của con người. Bản thân hoạt động quản lý không phải là tư tưởng nhưng nó, cũng như mọi hoạt động khác của con người, thường được bắt đầu từ nhận thức, ý tưởng của con người. Khi chúng ta khảo sát, nghiên cứu những tư tưởng quản lý càng xa xưa thì nguồn tư liệu này càng trở nên quan trọng. 8 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  10. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Với tính cách là một quá trình hiện thực, lịch sử tư tưởng quản lý là quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý trong tiến trình lịch sử với đầy đủ những bước quanh co, ngẫu nhiên của từng hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác, đó là bức tranh toàn cảnh, đa dạng và đầy đủ về sự hình thành và phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý trong lịch sử. Với tính cách là một khoa học, Lịch sử tư tưởng quản lý dựng lại những logic cơ bản nhất mang tính quy luật của sự sinh thành, kế thừa và phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý trong lịch sử. Đó là hiện thực lịch sử đã được trừu tượng hóa, khái quát hóa để gạt bỏ đi những yếu tổ ngẫu nhiên, không bản chất, thậm chí những bước lùi tạm thời và chỉ giữ lại cái logic của sự hình thành và phát triển. Nói cách khác, khoa học lịch sử tư tưởng quản lý là một bức tranh không đầy đủ, phiến diện nhưng phản ánh được logic, quy luật của quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý. Như vậy, với tính cách là một khoa học, Lịch sử tư tưởng quản lý nghiên cứu tính logic, tính quy luật của quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý qua các thời đại. Tính logic và quy luật của quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý được thể hiện trên ba phương diện: Thứ nhất, logic của các quan điểm trong tư tưởng của một học giả (logic nội tại). Thứ hai, logic tất yếu của sự nảy sinh các tư tưởng, học thuyết quản lý từ những yêu cầu khách quan của thực tiễn quản lý. Các tư tưởng, học thuyết quản lý bao giờ cũng phản ánh thực tiễn kinh tế - xã 9 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  11. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội hội, đặc biệt là thực tiễn quản lý. Thực tiễn đặt ra những nhu cầu cho việc nhận thức và khái quát của tư tưởng và sự ra đời của các tư tưởng đó chính là để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Thứ ba, logic phát triển (kế thừa có chọn lọc, bổ sung hoàn thiện) từ tư tưởng, học thuyết quản lý này đến tư tưởng, học thuyết quản lý khác trong tiến trình lịch sử. Tuy nhiên, bất kỳ sự phản ánh và kế thừa nào cũng phải chịu sự chi phối của lập trường giai cấp, lập trường chính trị của các học giả. Như vậy, với tính cách là một khoa học, Lịch sử tư tưởng quản lý không mô tả các tư tưởng, học thuyết quản lý theo các mốc thời gian mà chúng ta phải tìm ra được xu hướng phát triển tất yếu của các tư tưởng, học thuyết quản lý. Nếu chúng ta thừa nhận tính logic và quy luật của quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng và học thuyết quản lý như là đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử tư tưởng quản lý thì khi nghiên cứu, trình bày tư tưởng, học thuyết quản lý của một học giả nhất định chúng ta phải đề cập và làm rõ được: 1. Các tư tưởng, quan điểm của học giả đó; 2. Logic nội tại giữa các tư tưởng, quan điểm ấy (tính hệ thống) của các tư tưởng, quan điểm ấy; 3. Các tư tưởng, quan điểm ấy phản ánh thực tiễn kinh tế - xã hội, thực tiễn quản lý ở góc độ nào (địa - văn hoá, địa - chính trị, giai cấp, tầng lớp ); 10 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  12. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Các tư tưởng, quan điểm đó đã kế thừa những tư tưởng, học thuyết quản lý nào trong lịch sử và tại sao; 5. Dự báo được các xu hướng phát triển tiếp theo của các tư tưởng, học thuyết quản lý đó. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Phương pháp biện chứng duy vật Thực chất phương pháp này là nghiên cứu đối tượng trong quá trình sinh thành, biến đổi và phát triển của nó. Hay nói cụ thể hơn, phương pháp này cho phép chúng ta thấy được tính tất yếu về mặt nhận thức, thực tiễn kinh tế - xã hội, đồng thời cho ta thấy được tính tế thừa trong sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý. Và những khía cạnh đó (phản ánh hay kế thừa) đều bị ảnh hưởng, chi phối bởi các quan điểm chính trị hay nhãn quan chính trị, lập trường chính trị của các nhà tư tưởng. Khi ứng dụng phương pháp biện chứng duy vật vào trong quá trình nghiên cứu lịch sử các tư tưởng, học thuyết quản lý; chúng ta sẽ có thể làm rõ được 4 khía cạnh: - Các tư tưởng, học thuyết quản lý đã phản ánh những yêu cầu gì của thực tiễn và đã khái quát những vấn đề lý luận của thực tiễn như thế nào. - Các tư tưởng học thuyết đang nghiên cứu đã khắc phục được những hạn chế nào của các tư tưởng học thuyết trước đó (nếu có). 11 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  13. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - Các học thuyết đang nghiên cứu đã cống hiến, đã phục vụ thực tiễn quản lý như thế nào. - Bản thân các tư tưởng, học thuyết đang nghiên cứu có những ưu điểm và hạn chế gì, các học thuyết về sau đã phát huy ưu điểm và khắc phục các hạn chế của nó như thế nào. Tư tưởng, Tư tưởng, Tư tưởng, học thuyết Kế thừa học thuyết Tiền đề lý học thuyết đã có (tiền đề lý đang nghiên luận (kế về sau luận) cứu thừa) Khoa học Phản ánh Thực tiễn kinh tế - xã hội (đặc biệt là thực tiễn quản lý) Sơ đồ phương pháp biện chứng duy vật trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý 1.2.2. Phương pháp logic - lịch sử Phương pháp logic - lịch sử giúp chúng ta dựa trên những chất liệu lịch sử, phân tích, khái quát những chất liệu lịch sử để tìm ra tính logic của quá trình hình thành, phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý 12 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  14. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội qua các thời đại lịch sử. V.I. Lênin đã khẳng định lịch sử bắt đầu từ đâu thì khoa học cũng bắt đầu từ đó. Nếu không dựa vào chất liệu lịch sử thì chúng ra sẽ rơi vào chủ quan tư biện, nếu không rút ra được logic tất yếu của lịch sử thì việc nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết quản lý không thể trở thành một khoa học. Như vậy, chúng ta phải xuất phát và dựa trên các chất liệu lịch sử nhưng không dừng lại ở việc mô tả các chất liệu lịch sử mà phải đạt đến cái logic tất yếu của lịch sử đó. 1.2.3. Phương pháp trừu tượng hoá Phương pháp trừu tượng hoá cho phép chúng ta bóc tách các tư tưởng, qua điểm thuần quản lý của một học giả cụ thể ra khỏi các quan điểm chính trị, đạo đức, pháp lý, tôn giáo của chính học giả đó. Trong lịch sử khoa học nói chung, lịch sử tư tưởng quản lý nói riêng, các nhà tư tưởng thường bàn và đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó thể hiện rõ nét trong thời kỳ khoa học chưa phân ngành. Trong tư tưởng của các học giả tồn tại những tư tưởng, quan điểm về rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Yêu cầu của việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý là chúng ta phải trừu tượng (gạt bỏ về mặt nhận thức luận) những tư tưởng, quan điểm về những lĩnh vực không phải quản lý để tìm ra và giữ lại những tư tưởng, quan điểm về quản lý. Phương pháp trừu tượng hoá đặc biệt có tác dụng khi chúng ta nghiên cứu tư tưởng quản lý của các nhà tư tưởng thời cổ đại và trung đại. 13 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  15. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Trừu tượng hoá là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu và trình bày Lịch sử tư tưởng quản lý không trùng lặp và không sa vào các khoa học lịch sử tư tưởng khác như lịch sử triết học, lịch sử các học thuyết chính trị, lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, v.v 1.2.4. Phương pháp trừu tượng - cụ thể Phương pháp trừu tượng - cụ thể yêu cầu khi trình bày tư tưởng, học thuyết quản lý của một học giả nào đó, chúng ta phải tìm ra được các quan điểm xuất phát, mang tính chất tiền đề cho việc hình thành các tư tưởng, quan điểm khác. Một trong những yêu cầu cơ bản khi nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý là tìm ra được logic nội tại trong tư tưởng của các học giả. Yêu cầu này chỉ được đảm bảo khi có sự trợ giúp của phương pháp trừu tượng - cụ thể. Khi nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết quản lý của các học giả người ta thấy hầu hết các tư tưởng, học thuyết đó được trình bày theo một logic khá phổ biến: Xuất phát từ quan niệm về con người với tính cách là khách thể quản lý để tìm ra các công cụ và phương thức quản lý tương ứng. Trừu tượng - cụ thể cũng là phương pháp nghiên cứu cho phép chúng ta không những tìm ra được những tư tưởng, quan điểm quản lý mang tính bản chất của một học giả mà còn tìm ra được những tư tưởng, quan điểm quản lý mang tính bản chất của một thời đại. Nói cách khác, nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý là phải tìm ra được cái bản chất, cái tinh túy trong tư tưởng của mỗi đại biểu, thời đại. 14 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  16. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 1.3. Phân kỳ lịch sử tư tưởng quản lý Hiện nay trên bình diện lý luận tồn tại nhiều cách phân kỳ lịch sử tư tưởng quản lý khác nhau. Điều đó phản ánh một sự thật là có nhiều căn cứ logic để tiến hành phân kỳ lịch sử tư tưởng quản lý. Chúng ta có thể điểm qua một số cách phân kỳ cơ bản: Cách phân kỳ thứ nhất, lịch sử tư tưởng quản lý được chia thành ba thời kỳ lớn: Thời kỳ của các tư tưởng quản lý, thời kỳ của các học thuyết quản lý mảnh đoạn và thời kỳ của các học thuyết quản lý tổng hợp. Cách phân chia này dựa trên sự phân chia lịch sử nhân loại thành ba nền văn minh: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh tin học. Văn minh nông nghiệp là thời kỳ khoa học chưa phát triển và tương ứng với nó là tâm lý tuỳ tiện, manh mún của nền sản xuất nông nghiệp, tư tưởng nói chung và tư tưởng về quản lý nói riêng còn rời rạc chưa có tính hệ thống. Tương ứng với nền văn minh công nghiệp là thời kỳ của các học thuyết quản lý mảnh đoạn: Phản ánh quản lý trên một góc độ nhất định: Quản lý cấp thấp của F.W. Taylor, quản lý cấp cao của Henri Fayol. Nền văn minh tin học là thời kỳ xuất hiện các học thuyết quản lý có tính tổng hợp và toàn diện. Các học thuyết quản lý phản ánh thực tiễn quản lý trong tính toàn vẹn của nó. Cách phân kỳ này cho chúng ta thấy hai bước phát triển lớn trong lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý: từ những tư tưởng, quan điểm còn rời rạc về quản lý đến những tư tưởng, quan điểm phản ánh quản lý ở một cấp độ nhất định và sau đó là các tư tưởng, quan điểm phản ánh quản lý trong tính hệ thống toàn vẹn. 15 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  17. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Tuy nhiên, cách phân kỳ này không cho chúng ta thấy được những bước phát triển khá tinh tế trong lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý như bước chuyển từ quan niệm con người cơ giới máy móc đến quan niệm về con người như một thực thể sinh học - xã hội trong các tư tưởng, học thuyết về quản lý; bước chuyển từ quan niệm quản lý như một hoạt động độc lập đến quan niệm quản lý như một hoạt động luôn chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường văn hoá, môi trường chính trị, v.v Cách phân kì này cũng gặp vướng mắc lớn trong việc lí giải các tư tưởng quản lý của Trung Quốc cổ - trung đại. Cách phân kỳ thứ hai, lịch sử tư tưởng quản lý được phân chia thành bốn thời kỳ: Cổ đại, trung cổ, cận đại và hiện đại. Cơ sở của cách phân kỳ này là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của K. Marx mà nền móng là các phương thức sản xuất. Đây là cách phân kỳ khá quen thuộc và dễ tiếp cận bởi nó phù hợp với cách phân kỳ lịch sử phổ biến từ trước đến nay. Khi nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý theo cách phân kỳ này, chúng ta dễ dàng tiếp cận được sự khác biệt rõ nét của các hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Từ sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế - xã hội đó chúng ta thấy được sự khác biệt trong tư tưởng, học thuyết quản lý của các thời kỳ. Tuy nhiên, cách phân kỳ này đôi khi cũng gây không ít khó khăn cho việc nghiên cứu và trình bày Lịch sử tư tưởng quản lý như việc chỉ ra sự phân biệt rạch ròi trong tư tưởng quản lý Trung Quốc thời kỳ cổ đại và trung cổ. Cách phân kỳ này cũng có thể làm lu mờ những mốc phát triển khá quan trọng trong lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý thời cận đại và hiện đại - thời kỳ nở rộ của các học thuyết quản lý. 16 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  18. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Cách phân kỳ thứ ba, lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý được phân chia thành bốn thời kỳ: - Thời kỳ tiền cổ điển (từ thời cổ đại qua trung cổ đến giai đoạn công trường thủ công): Đây là thời kì bắt đầu từ việc xuất hiện những tư tưởng quản lý đầu tiên đến tư tưởng chuyên môn hoá của Adam Smith. - Thời kỳ cổ điển (từ sau công trường thủ công đến những năm 1920 của thế kỷ XX): Đây là thời kì của những học thuyết quản lý dựa trên quan niệm con người cơ giới, kỹ thuật và hoàn toàn phụ thuộc một cách thụ động vào hệ thống máy móc. - Thời kỳ các học thuyết quản lý tài nguyên con người (từ những năm 1930 đến những năm 1950 của thế kỷ XX): Đây là thời kì của các học thuyết quản lý dựa trên quan niệm con người là một thực thể sinh học - xã hội mà những yếu tố hoàn cảnh sống, tâm lý, lối sống của họ ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong cách quản lý của các nhà quản lý. Khia thác những yếu tố Người của con người được coi là một tài nguyên không bao giờ cạn kiệt. Các học thuyết quản lý giai đoạn này đã khắc phục được quan niệm chuyên môn hoá phi nhân tính của các học thuyết quản lý giai đoạn cổ điển. - Thời kỳ các học thuyết tổng hợp và thích nghi (từ những năm 1960 của thế kỷ XX cho đến nay): Đây là giai đoạn tổng hợp trong lịch sử phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý: các ưu điểm của những tư tưởng, học thuyết quản lý trước đây đã được tổng hợp lại thành một hệ thống khá toàn diện về quản lý và quan trọng hơn, hệ thống quản lý này phải luôn được vận dụng linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường văn hoá - xã hội khác nhau . 17 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  19. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Cách phân chia này đã diễn tả một cách khá rõ nét các bước phát triển của tư tưởng và học thuyết quản lý: Từ những quan niệm đơn giản về quản lý đến việc coi quản lý như một khoa học, từ chỗ coi con người là một công cụ mang tính cơ giới và được khai thác chủ yếu sức mạnh thể lực đến chỗ coi con người là một thực thể sinh học - xã hội và là một nguồn tài nguyên quý hiếm, từ chỗ quản lý được quan niệm như một hệ thống khép kín đến việc quan niệm quản lý là một hệ thống mở và luôn chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường (tự nhiên, chính trị, văn hoá, ). Tuy nhiên, cách phân chia này có sự chồng chéo về lịch sử: thời kì này kéo dài qua thời kì kia. Nhưng rõ ràng là cách phân chia này đã chú trọng lột tả cái logic của lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý. Carter McNamara cũng đã phân chia lịch sử các học thuyết quản lý thành 3 bước phát triển chính: Học thuyết quản lý khoa học (1890 - 1940), học thuyết quản lý hành chính (1930 - 1950) và phong trào quan hệ con người (1930 đến nay). Trong giáo trình này, chúng tôi kết hợp cả cách phân kì thứ hai và cách phân kì thứ ba để trình bày Lịch sử tư tưởng quản lý. Cách trình bày như thế cho phép chúng ta vừa khảo sát được sự phát triển của các tư tưởng và học thuyết quản lý qua từng thời đại vừa khảo sát được sự phát triển của tư tưởng và học thuyết quản lý trong một thời đại. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý Nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu lý luận về quản lý cũng như những người làm công tác thực tiễn quản lý có được một kiến thức nền tảng (Background) về quản lý. 18 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  20. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Nếu không có kiến thức nền tảng này, chúng ta khó có thể hiểu được một cách cặn kẽ và có hệ thống về Khoa học quản lý hiện đại. Nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý có thể cung cấp cho chúng ta phương pháp luận sáng tạo trong quản lý: Quy luật hình thành, phát sinh và phát triển của các tư tưởng quản lý trong lịch sử sẽ giúp cho chúng ta có nhận thức và suy nghĩ linh hoạt hơn trong việc ứng xử với những vấn đề thực tiễn quản lý sinh động. 19 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  21. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Chương 2. Tư tưởng quản lý Trung quốc cổ - trung đại Mục tiêu của chương này là cung cấp cho người học những quan điểm tổng quan về quản lý của hai học thuyết quan trọng của Trung quốc: Đức trị và Pháp trị. Những đại biểu của hai học thuyết trên như Khổng Tử, Hàn Phi Tử là những học giả lớn bàn đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Có thể nói những trước tác của họ là những bách khoa thư. Hơn nữa, các học giả này không bàn trực tiếp đến những vấn đề quản lý (tức là những thuật ngữ, khái niệm của quản lý như chúng ta đang dùng hiện nay). Vì vậy, để tránh sự nhầm lẫn, trùng lặp với các tư tưởng về triết học, chính trị học; những tư tưởng, triết lý có liên quan đến quản lý sẽ được trình bày theo logic tiếp cận quản lý là quan điểm về khách thể quản lý, chủ thể quản lý và phương pháp quản lý. Những tư tưởng liên quan khác sẽ được trình bày sau. Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể và phải hiểu được những tư tưởng quản lý luôn luôn xuất phát từ yêu cầu của thực tiến xã hội và mong muốn (mục tiêu) của của người cai trị đất nước mà các nhà tư tưởng đại diện. Hai học thuyết quản lý được trình bày, có vẻ như đối lập nhau nhưng về thực chất, chúng đều thống nhất ở logic tiếp cận: xuất phát từ quan niệm khác nhau về con người và mục đích trị vì thiên hạ để đưa ra công cụ quản lý cùng với những phương pháp quản lý phù hợp. Người học cần hiểu được cách tiếp cận này, coi đó là một trong những cách tiếp 20 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  22. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cận quản lý có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều nhà tư tưởng quản lý sau này. Sau đó, người học cũng cần thấy rằng, những tư tưởng quản lý Trung quốc cổ - trung đại gắn liền với việc cai trị đất nước. Đó cũng là một tất yếu lịch sử bởi xã hội phong kiến luôn được kết cấu theo phương thức tổ chức tập quyền trung ương, các cơ sở, tổ chức kinh tế vi mô chưa xuất hiện nhiều. Vì vậy, chúng ta ít bắt gặp những tư tưởng quản lý vi mô, đặc biệt là những tư tưởng thuần quản lý. 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Đặc trưng của xã hội phương Đông cổ đại trong đó có Trung Quốc đó là chế độ công xã nông thôn - một trong những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Nền sản xuất xã hội chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào công tác thuỷ lợi. Yêu cầu của công tác thuỷ lợi trong đời sống kinh tế tất yếu làm nảy sinh chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Chỉ khi đó, các triều đại mới có thể dễ dàng huy động đất đai, sức người và sức của cho các công trình thuỷ lợi lớn. Chính vì vậy, nhà nước xuất hiện sớm . Sự xuất hiện công cụ bằng sắt đã tạo ra bước phát triển mới của lực lượng sản xuất kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Những đô thị xuất hiện dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới. Quan hệ sản xuất thời kỳ này mang nặng tính nô lệ gia trưởng. Phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng không có chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình như Phương Tây. Thực chất, chế độ xã hội 21 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  23. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Trung Quốc cổ - trung đại là chế độ nông nô - Một chế độ pha trộn giữa chế độ hiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến hà khắc. Trung Hoa cổ đại được tính từ thế kỷ VIII đến thế kỷ III trước công nguyên và được phân chia thành hai thời kỳ lớn: Xuân Thu và Chiến Quốc. Thời Xuân Thu là thời kỳ duy tân của nhà Chu nhằm khôi phục lại những lễ nghĩa và địa vị của nhà Chu. Thời Chiến Quốc là thời kỳ xuất hiện sự tranh giành quyền lực giữa các chư hầu để xưng hùng xưng bá. Thời kỳ này bắt đầu từ Khang Hi đến nhà Tần. 2.2. Những đặc điểm cơ bản của tư tưởng quản lý - Tư tưởng quản lý mang tính chất quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô, không có các tư tưởng mang tính chất quản lý vi mô, nhất là về kinh tế. - Các tư tưởng quản lý thời kỳ này hoà trộn với các tư tưởng triết học, chính trị, pháp lý, đạo đức. - Các tư tưởng quản lý thời kỳ này tập trung bàn về quan hệ con người và các sợi dây ràng buộc con người trong gia đình. - Các tư tưởng quản lý thời kỳ này ít hoặc không bàn về kỹ thuật quản lý (chức năng quản lý) mà chủ yếu bàn về nghệ thuật quản lý. - Các công cụ quản lý cùng với phương pháp quản lý được triển khai phù hợp với quan niệm về con người nói chung và khách thể quản lý nói riêng. 22 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  24. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 2.3. Tư tưởng quản lý của phái đức trị 2.3.1. Hệ thống tư tưởng quản lý Tiền đề xuất phát của trong quan niệm của các nhà đức trị là họ đều thống nhất ở quan niệm con người là thiện, có lòng nhân, từ đó cho rằng đức là công cụ quản lý cùng với phương pháp quản lý cơ bản là nêu gương và giáo hoá. 2.3.2. Các tư tưởng của Khổng Tử (551 - 497 TCN) Khổng Tử tên là Trọng Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ xuất thân trong một gia đình quý tộc nhỏ đã từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Hình. Sau đó, Khổng Tử từ quan về nhà dạy học và xây dựng nên tư tưởng của mình. 2.3.2.1. Quan niệm về con người - Khổng Tử cho rằng bản tính của con người là thiện, sống gần nhau, muốn giúp đỡ lẫn nhau Tính tương cận, tập tương viễn. Ông quan niệm con người sinh ra vừa có tính bẩm sinh vừa có tính tập nhiễm xã hội. Quan niệm tính thiện của con người được thể hiện tập trung ở nhân với nội dung bao trùm là lòng thương người. Ông nói: Mình cũng như người và cái mình muốn có thì người cũng muốn, cái mình không muốn thì người cũng không muốn. Do đó, điều gì mà mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác và mình muốn lập thân thì cũng phải giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng phải giúp người khác thành đạt. 23 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  25. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Theo Khổng Tử, lòng nhân hay lòng thương người được đặc trưng bởi thành kính. Ông nói con cái phụng dưỡng cha mẹ chỉ cho cha mẹ ăn, uống mà không thành kính thì chẳng khác nào như nuôi chó ngựa trong nhà. Khổng Tử còn đưa cho chúng ta cách, hay thuật để biết được lòng nhân của con người: Một là, lòng nhân sẽ tỉ lệ nghịch với lời nói. Người càng nói nhiều, lời nói càng trau chuốt, càng khéo léo thì chứng tỏ người đó không có lòng nhân: xảo ngôn, lệnh sắc tiểu hư nhân. Hai là, lòng nhân tỉ lệ thuận với sự chất phác, thật thà. Người càng chất phác, thật thà bao nhiêu thì càng có lòng nhân bấy nhiêu: mộc nột cận nhân. 2.2.3.2. Quan niệm về chủ thể và khách thể quản lý Khổng Tử chia con người trong xã hội ra 4 hạng người cơ bản: - Hạng thứ nhất là những người không cần phải học hành, sinh ra đã hiểu biết tất cả. Đây là hạng người cao quý nhất trong thiên hạ và được xếp vào hàng thánh nhân. - Hạng thứ hai là những người có học mới biết và được gọi là thiên tử. - Hạng thứ ba là những người quân tử tức là những kẻ sỹ và cùng với hạng người thứ hai tạo thành chủ thể quản lý. - Hạng thứ tư là những người tiểu nhân (nông dân) và là khách thể quản lý. 24 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  26. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Khổng Tử cho rằng, chủ thể quản lý cần phải có 3 đức tính cơ bản: Nhân (lòng thương người), Trí (khả năng hiểu biết về con người và vạn vật xung quanh) và Dũng (không sợ ngang trái và có thể làm theo những điều mình muốn). Chỉ những người có đủ 3 đức tính này mới xứng đáng làm sứ mệnh trị quốc, bình thiên hạ. Khổng tử coi trọng mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý. Mối quan hệ này được ràng buộc bởi lễ và nghĩa. 2.2.3.3. Quan niệm về phương pháp quản lý Khổng Tử cho rằng có hai phương pháp quản lý cơ bản. Đó là phương pháp nêu gương và giáo hoá. Phương pháp nêu gương:Đây là phương pháp quản lý cơ bản và quan trọng. Muốn thực hiện tốt phương pháp này, bản thân người quân tử không những không được cầu danh, cầu lợi cho riêng mình mà còn phải luôn luôn xem xét lại mình ở 9 khía cạnh như sau: Khi nhìn phải nhìn cho rõ, khi nghe phải nghe cho rõ, sắc mặt phải ôn hoà, tướng mạo phải khiên cung, lời nói phải trung thực, khi làm việc phải nghiêm trang, điều gì còn ghi hoặc phải hỏi cho rõ, khi nóng giận phải nghĩ tới hậu quả của nó, khi làm điều lợi phải nghĩ đến việc nghĩa. Nếu đức là một công cụ quản lý thì người quản lý phải tu thân để trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Khổng Tử nói như ai thi hành việc chính trị, cầm quyền cai trị đất nước mà biết đem cái đức của mình bổ hoá ra thì mọi người đều phục tùng theo. Tỷ như sao Bắc đẩu ở một chỗ mà mọi vì sao chầu theo. 25 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  27. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Theo Khổng Tử, muốn nêu gương, trước hết người quản lý cần phải rèn luyện mình theo cửu kinh (1. Tu thân, 2. Yêu thương họ hàng, 3. Kính đại thần, 4. Kính người hiền tài, 5. Thương yêu công bộc, 6. Thương dân như con, 7. Khuyến khích nhân tài, mở mang bách nghệ, thi đua khen thưởng, 8. Đón tiếp viễn sứ, 9. Che trở các nước chư hầu) để giữ chính đạo. Ông nói nếu nhà cầm quyền tự mình giữ theo chính đạo thì chẳng đợi ra lệnh dân cũng ăn ở đúng phép. Còn như tự mình chẳng giữ theo chính đạo, dẫu mình có ra lệnh buộc dân theo, họ cũng chẳng theo. Phương pháp giáo hoá: Khổng Tử là người phản đối phương pháp dùng mệnh lệnh trong quản lý và đề cao phương pháp giáo hoá. Ông nói Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng thì dân sợ mà chẳng đã phạm pháp đó thôi Vậy, muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải biết dùng lễ tiết, đức hạnh mà giáo hoá thì họ sẽ tự hổ thẹn mà cảm hoá để trở nên tốt lành. Hoặc nhà cầm quyền nên cử dùng những người tốt lành, tài cán còn những kẻ yếu sức nên giáo hoá họ. Như vậy, dân khuyên nhau làm điều lành, vui với điều lành. Ngoài những tư tưởng chủ yếu trên, Khổng Tử còn bàn về các mục tiêu và nghệ thuật quản lý. Tư tưởng về mục tiêu quản lý, cai trị đất nước của Khổng Tử được thể hiện rất rõ trong Bát chính đạo: Lương thực đủ ăn (Nhất viết thực), cuộc sống sung túc (Nhị viết hoá), gìn giữ lễ nghĩa phong tục (Tam viết tự), dân phải có ruộng đất, nhà cửa (Tứ viết tư không), coi trọng giáo dục (Ngũ viết tư đồ), pháp luật nghiêm minh (Lục viết tư khắc), tiếp đón khách nồng hậu (Thất viết tân), quân sự mạnh (Bát viết sư). 26 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  28. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Về nghệ thuật quản lý xã hội, Khổng Tử cho rằng người cai trị phải thực hiện được 3 điều cơ bản: Lương thực dồi dào, quân sự mạnh và dân tin (Thực túc, binh cường, dân tín). Thuyết chính danh của Khổng Tử cũng cho ta nhiều gợi ý về nghệ thuật quản lý, cai trị đất nước: Người quản lý đất nước phải biết phân phát công việc cho dân và kêu gọi mọi người hãy làm đúng và làm hết phận sự của mình. 2.3.3. Tư tưởng quản lý của Mạnh Tử Mạnh Tử (371 - 289 TCN) là học trò của Khổng Tử và đi theo tư tưởng Khổng Tử. - Coi trọng khách thể quản lý (coi trọng người dân). Theo Mạnh Tử, dân là sắp xếp trong xã hội là : Dân - Xã tắc - Vua Muốn cho xã tắc ổn định thì phải tránh tranh lợi. Theo Mạnh Tử, tỉnh điền là một trong những biện pháp để tránh tranh lợi. Tỉnh điền là cách phân chia ruộng đất thành 9 khu: khu đất công ở giữa và xung quanh là các khu đất tư. Những người làm ở khu đất tư phải có nghĩa vụ làm công cho khu đất công. Mạnh Tử đã tiến gần đến cách thu địa tô bằng thời gian lao động. Những tư tưởng về con người tranh lợi của Mạnh Tử được phái pháp trị phát triển và coi pháp luật như một biện pháp tránh tranh lợi. 27 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  29. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 2.4. Tư tưởng quản lý của phái pháp trị 2.4.1. Hệ thống tư tưởng - Quan niệm con người là ác, tự tư, tư lợi và luôn tranh giành quyền lợi lẫn nhau. - Công cụ quản lý là pháp luật. - Phương pháp quản lý chủ yếu là thưởng phạt và cưỡng chế. - Với công cụ và phương pháp quản lý đó, người quản lý phải có thuật và thế. 2.4.2. Tư tưởng của Tuân Tử ( 290 - 238 TCN) Quan niệm về con người: Ông cho bản tính con người là ác, tự tư, tư lợi và bản năng của con người là luôn luôn muốn tìm kiếm sự thoả mãn nhu cầu riêng tư của mình. Sự tranh giành quyền lợi cá nhân tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng loạn lạc trong xã hội. Con người sống trong xã hội nhưng mỗi cá nhân lại có khả năng riêng và nếu không có sự phân công rõ ràng thì tất yếu dẫn đến sự tranh giành lẫn nhau "Dục đa như vật quả, quả tất tranh". Với những quan niệm trên về con người Tuân Tủ đưa ra những khuôn phép nhằm quản lý con người để giữ sự ổn định của xã hội. Chính vì vậy, Tuân Tử được xem như là người mở đầu của phái pháp trị. Tuân Tử là người đưa ra tư tưởng coi trọng dân hay khách thể quản lý. Ông nói "Vua là thuyền, thứ dân là nước. Nước chở thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền". 28 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  30. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 2.4.3. Tư tưởng của Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN) Nhìn chung phái pháp trị có 03 khuynh hướng cơ bản: Trọng pháp, trọng thuật và trọng thế. Xu hướng trọng pháp (Thương Ưởng: 390-338 TCN) cho rằng muốn giữ ổn định cho quốc gia phải dùng pháp luật. Nhưng pháp luật đó phải được công bố một cách rộng rãi và công khai để cho mọi người dân thi hành một cách nghiêm túc. Tội nhẹ cũng phải dùng hình phạt nặng cho dân sợ mà không phạm tội nữa (Dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạt). Đồng thời, phải thưởng cho những người tố cáo sự gian dối và người có công. Xu hướng trọng thế (Thận Đáo: 370-290 TCN) cho rằng người quản lý phải sử dụng quyền thế, quyền lực của mình thì mới quản lý được thiên hạ. Ông cho rằng: Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiến vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp. Kẻ bất tiến mà khuất phục được người hiền vì quyền trọng, vị cao. Vua Nghiêu hồi còn là dân thuờng không quản lý nổi 3 người. Vua Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ Hiền và trí không đủ làm cho đám đông phục tùng, nhưng quyền và thế đủ thì có thể khuất phục được người khác. Xu hướng trọng thuật (Thân Bất Hại: 385-337 TCN) cho rằng không nên tập trung quá mức vào pháp luật và quyền thế mà phải dùng các thủ thuật, mánh khoé để cai trị đất nước. Hàn Phi Tử là người hợp nhất được cả 03 xu hướng trên vào tư tưởng của mình. 29 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  31. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Hàn Phi Tử là học trò của Tuân Tử nên ông vẫn đi theo và thống nhất với quan điểm bản chất con người là ác, tự tư tự lợi. Theo ông chỉ có ít người có tính thiện còn đại đa số mang tính ác, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vụ. Mọi hành động của con người suy cho cùng không phải vì nhân nghĩa mà vì lợi ích của cá nhân mình: Thầy lang khéo mút vết thương, ngậm máu bệnh nhân đâu phải vì tinh cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng xe mong nhiều người giầu sang, còn thợ đóng quan tài thì mong nhiều người chết yểu. Không phải vì thợ đóng xe có lòng nhân và thợ đóng quan tài tàn nhẫn mà chỉ vì người ta không giầu sang thì không mua xe, người ta không chết thì quan tài không bán được (Bị nội). Trong đời sống xã hội, việc tranh giành hay nhường ngôi đều xuất phát từ điều lợi: Các vua thời cổ nhường ngôi thiên tử cũng chẳng qua chỉ là từ bỏ cuộc sống của người giữ cổng, đời lao khổ của tên nô lệ, có gì dáng khen đâu. Một huyện lệnh ngày nay khi chết rồi thì con cháu mấy đời về sau còn ung dung ngựa xe nên người ta quý chức huyện lệnh. Người xưa nhường ngôi thiên tử thật là dễ, người nay từ chức huyện lệnh thật là khó chỉ là do cái lợi hậu hay bạc mà thôi. Hàn Phi Tử đẩy mạnh quan điểm con nguời tự tư tới cực đoan. Ông đã mở rộng yếu tố vị lợi của con người trong cả quan hệ gia đình. Hàn Phi Tử nói cha mẹ sinh con trai thì mừng, sinh con gái thì giết. Trai hay gái thì đều từ trong lòng cha mẹ mà ra, sỡ dĩ người ta muốn sinh con trai là vì nghĩ đến điều lợi về lâu về dài sau này. Nếu con gười luôn luôn dùng mọi thủ đoạn để kiếm lợi cho mình thì muốn xây dựng một xã hội phồn thịnh, chúng ta phải dùng đến hệ thống phát luật. Hệ thống phát luật phải thoả mãn 3 yếu tố cơ bản: 30 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  32. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - Pháp luật phải kịp thời thay đổi cho phù hợp với thời thế: thời thay mà pháp không đổi thì nước loạn. Đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước sẽ bị chia cắt (Tân độ). - Pháp luật phải viết một cách dễ hiểu để dân dễ biết và dễ thi hành: Cái gì mà kẻ sĩ có óc tinh tế mới biết thì không nên ban làm lệnh vì dân không phải người nào cũng có đầu óc tinh tế cả. Cái gì mà bậc hiền mới làm được thì không nên dùng làm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiểu cả. - Pháp luật phải được áp dụng một cách phổ biến, công bằng với mọi đối tượng, mọi người: Định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho quần chúng, trừ hoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm. Hàn Phi Tử cho rằng dó là cái công cực lớn. Vì vậy, quan lại phải lấy pháp luật mà dạy dân và phải truyền bá pháp luật tới mọi người. Hàn Phi Tử cho rằng mặc dù pháp luật là quan trọng nhưng không thể thiếu thế và thuật. Thế là quyền của người cai trị, là quyền uy do địa vị đem lại, người có quyền mà không có thế thì khó mà sai được người khác. Theo ông, vua không cần hiền mà phải có thế, phải biết dựa vào thế của mình mà ban lệnh buộc quan và dân phải theo. Thuật là thủ đoạn, mưu mô để sử dụng thế và pháp luật. Hàn Phi Tử đề cập đến 3 thuật cơ bản: 31 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  33. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Thuật trừ gian: Trước hết phải nhận biết được kẻ gian. Kẻ gian tựu trung vào hai loại kẻ thân thích của vua và quần thần. Cả hai đều đánh vào tình cảm, dục vọng và điểm yếu của vua để lung lạc vua và hoành hành. Họ còn ngăn cản và hãm hại trung thần. Thuật dùng người: Muốn đánh giá người thì phải dựa vào hình danh: Căn cứ vào công việc và kết quả của công việc. Việc dùng người phải hết sức thận trọng. Muốn vậy phải lắng nghe bề tôi nói, phải khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi và phải dùng thực tiễn công việc để dánh giá. Trong thuật dùng người, Hàn Phi Tử khuyên các bậc vua phải biết phân công công việc cho mọi người để dùng tài sức của họ: Sức một người không địch nổi đám đông, trí một người không biết hết mọi việc, dùng một người không bằng dùng cả nước. Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc vua trung bình dùng hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí của người. Dùng hết tài trí của người thì vua như thần. Người làm vua không được gần gũi và tỏ lòng thương dân. Vua phải vừa là trời, vừa là quỷ thì mới dễ sai khiến dân. Đồng thời, vua không cho dân biết được những suy nghĩ, tình cảm và ham muốn của mình. Theo Hàn Phi Tử, phương pháp quản lý tốt nhất là thưởng phạt. Hàn Phi Tử ca ngợi chính sách nêu gương và giáo hoá của Khổng Tử nhưng cho rằng chính sách đó không thực tế. Chỉ ít người như Nghiêu, Thuấn mới dùng được và phải mất nhiều năm mới phát huy tác dụng. 32 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  34. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Trong khi đó, một ông vua bình thường cũng có thể sử dụng được chính sách thưởng phạt và lại có kết quả nhanh chóng. Việc dùng chính sách thưởng phạt phải tuân thủ các nguyên tắc: Thưởng thì phải tín (tin tưởng), phạt thì phải tất (cương quyết); thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư. Và vua phải nắm hết quyền thưởng phạt mới giữ được thế của mình. 33 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  35. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Chương 3. Tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: - Nhận thức được điều kiện kinh tế - xã hội của phương Tây cổ đại, thấy được sự khác nhau cơ bản về điều kiện kinh tế - xã hội giữa phương Tây cổ đại và phương Đông cổ đại, nhất là sự khác nhau về phân tầng xã hội; - Hiểu được phương thức tư duy của người phương Tây cổ đại có so sánh với phương thức tư duy của người phương Đông; - Nắm vững đặc điểm cơ bản của tư tưởng quản lý của người phương Tây cổ đại qua một số đại biểu cơ bản như Đê mô crit, Platon, Aristốt, v.v - Nhận thức được sự khác nhau về tư tưởng quản lý của người phương Tây và phương Đông cổ đại, nhất là sự xuất hiện tư tưởng quản lý kinh tế vi mô của người phương Tây cổ đại. 3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong thiết chế xã hội của người Phương Tây cổ đại, chế độ nô lệ xuất hiện và mang tính điển hình. Sự phân chia giai cấp diễn ra một cách triệt để rõ ràng với 2 giai cấp cơ bản: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp chủ nô được phân chia thành giới chủ nô quí tộc và giới chủ nô cấp tiến. Giai cấp nô lệ được coi như là công cụ biết nói, là vật sở hữu có thể trao đổi, mua bán được của giai cấp chủ nô. 34 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  36. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Chế độ sử hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã xuất hiện và thay thế cho chế độ công hữu. Mọi tư liệu sản xuất của xã hội thuộc về sở hữu tư nhân của giai cấp chủ nô. Thiết chế xã hội được tổ chức theo 2 kiểu nhà nước điển hình: Nhà nước quân chủ (Quyền lực được tập trung trong tay một người, xã hội được điều hành theo phương thức tập quyền) và Nhà nước cộng hoà (Quyền lực được giao cho các bộ phận khác nhau của nhà nước, xã hội được điều hành một cách dân chủ). Các nghề nông nghiệp, chăn nuôi và nghề thủ công phát triển mạnh và được tổ chức theo gia đình. Khoa học đang ở giai đoạn phôi thai, chưa phân ngành với phương pháp khoa học cơ bản nhất là phương pháp quan sát. 3.2. Đặc điểm cơ bản của tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại - Các tư tưởng quản lý được đồng nhất với quản lý nhà nước. Các đại biểu chủ yếu bàn đến cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước. - Các tư tưởng quản lý trong thời kỳ này cũng hoà trộn với các tư tưởng về triết học, đạo đức và pháp lí. - Các tư tưởng quản lý phương Tây cổ đại còn dừng lại ở trình độ sơ khai, mang tính đặt vấn đề. Đồng thời, những tư tưởng này mang nặng tính trực quan cảm tính. - Đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng quản lý kinh tế vi mô. 35 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  37. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 3.3. Một số đại biểu 1. Đêmôcrit ( 460 - 370 TCN) Ông cho rằng Nhà nước có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động của xã hội. Để quản lý đất nước, chúng ta cần và có thể dùng 3 phương pháp cơ bản: + Phải quản lý một cách dân chủ. + Phải dùng hình phạt (thậm chí là phạt nặng đối với các hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội). + Phải điều khiển con người bằng nhu cầu của họ. Ông cho rằng cần phải coi nhu cầu như là người thầy dạy bảo cho con người. Mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX, tư tưởng này của ông mới được trường phái tâm lý học hành vi tiếp cận một cách cụ thể. Mặc dù có tính thuần tuý triết học nhưng tư tưởng về cấu trúc vật chất của Đêmôcrít thực sự đã đặt nền tảng cho tư tưởng cấu trúc tổ chức của quản lý sau này. Nhiều người đánh giá đó là tư tưởng ban đầu để kiến tạo nên bộ máy quản lý quan liêu của tư tưởng quản lý cổ điển. 2. Platon (427 - 347 TCN ) Thống nhất với quan điểm của Đêmôcrit, Platon cho rằng phải xây dựng một nhà nước lí tưởng và coi đó là một công cụ quản lý xã hội duy nhất. Platon bàn nhiều đến việc tìm kiếm và sắp xếp những con người phù hợp với các công việc khác nhau trong quản lý xã hội tuỳ theo đặc điểm đặc trưng về tâm hồn của từng người. Theo, ông linh hồn có 3 phần 36 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  38. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cơ bản: Lí tính, xúc cảm và cảm tính. Không phải mọi người nào đều có cả 3 phần giống nhau và cả ba phần đều chiếm vị trí quan trọng như nhau trong chi phối hành vi của họ. Trong phân công lao động xã hội, những người có phần lí tính mạnh, biết kiềm chế được những thú vui cảm tính hàng ngày, biết kiềm chế được những xúc cảm của bản thân là những người có thể gánh vác được công việc của nhà nước (công việc chính trị). Họ thường là những nhà thông thái với những biểu hiện bên ngoài khá ôn hoà. Những người có phần xúc cảm mạnh, biết kìm nén các thú vui cảm tính vì nghĩa vụ là những người thích hợp với công việc bảo vệ nhà nước: quân đội, cảnh sát, v.v Những người có phần cảm tính mạnh, ít bị chi phối bởi lí tính và xúc cảm hợp với công việc lao động sản xuất, trực tiếp tạo ra của cải nuôi sống xã hội. Palaton yêu cầu mỗi một hạng người phải biết sống với tầng lớp của họ phải làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình. Đó là cách đóng góp tốt nhất cho xã hội. 3. Aristốt (384 - 322 TCN) Aristốt là người có tư tưởng quản lý khá hoàn thiện và khá hiện đại của phương Tây cổ đại. Ông có 3 tư tưởng cơ bản: - Ông quan niệm con người loài sinh vật xã hội, mang bản tính loài, sống cộng đồng. Vì vậy, tất yếu họ cần phải được quản lý theo một thể chế, một thiết chế nhất định. Và ông gọi thể chế, thiết chế đó là nhà nước. 37 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  39. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - Chính quyền nhà nước chẳng qua chỉ là sự mở rộng của chính quyền gia đình. Theo ông, quyền lực của nhà nước cần phải được phân chia cho các bộ phận khác nhau để điều hành xã hội. Quyền lực nhà nước có thể chia thành 3 nhánh lớn: Lập pháp, hành chính và phân xử. Đây là tư tưởng quan trọng hình thành quan điểm nhà nước pháp quyền với 3 quyền phân lập. - Ông cho rằng nhà nước có 2 nhiệm vụ cơ bản: làm cho mọi người sống bình thường, hạnh phúc và giữ gìn trật tự, ổn định xã hội. Và tiêu chuẩn để đánh giá nhà nước là những phúc lợi mà nhà nước đem lại cho dân chúng. - Ông là người đầu tiên nói đến quản lý vi mô với 2 tác phẩm tiêu biểu: Gia quản học (chủ yếu nói tới quản lý kinh tế trong gia đình và ông gọi đó là nghệ thuật kiếm tiền) và Hoá tệ học (chủ yếu bàn về thương mại, mua bán). Trong 2 tác phẩm này, Aristốt đều nói đến việc lập kế hoạch (vai trò của ý thức trong việc dự đoán trước, lường trước công việc cần làm cũng như hiệu quả của nó). Đây là tư tưởng mà sau này K. Marx đánh giá cao. Ông nói so với việc dự đoán trước công việc và hiệu quả của công việc cần phải làm thì những sản phẩm hay là kết quả của công việc đó trở thành tầm thường. 38 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  40. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Chương 4. Các học thuyết quản lý cổ điển Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: - Phân tích hoàn cảnh kinh tế - xã hội của xã hội phương Tây cận đại - Phương thức sản xuất dựa trên nền tảng của cơ khí, cơ giới hoá. - Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đời sống con người nói chung và cách thức tư duy về quản lý. -Hiểu biết cách tiếp cận quản lý của trường phải quản lý theo khoa học - nền tảng của việc tổ chức lao động mọt cách khoa học. - Nắm vững được vai trò của quản lý cấp cao, những nguyên tắc và chứ năng cơ bản của quản lý. - Đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của các thuyết quản lý cổ điển, những lĩnh vực có thể ứng dụng thuyết quản lý cổ điển. Yêu cầu sinh viên cần chuẩn bị trước khi học: - Quan sát và mô tả một dây chuyền sản xuất, lắp ráp sản phẩm. - Thực hiện một trò chơi về chuyên môn hóa. - Sinh viên tìm và sưu tập một đoạn phim hài của vua hề Charles. 4.1. Điều kiện kinh tế - xã hội - Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bên cạnh những hạn chế cố hữu của nó, đã đem lại một cuộc cách mạng trong việc tổ chức sản xuất. Cách mạng công nghiệp xuất hiện làm 39 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  41. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cho quá trình sản xuất xã hội có sự nhảy vọt về chất. sự xuất hiện và mở rộng máy móc, băng tải trong sản xuất mà chúng ta thường gọi là thời kì cơ khí hoá hay công nghiệp hoá. - Thực tiễn sản xuất xã hội đã thay đổi trong khi đó, cách nghĩ, cách làm của chủ thể của nền sản xuất đó vẫn còn đang đi theo lối mòn cũ, kinh nghiệm. Người lao động mang nặng tâm lý tiểu nông, tùy tiện, ý thức kỉ luật lao động thấp. Giới chủ quản lý, điều hành sản xuất một cách tùy tiện với phương thúc cơ bản là dung bạo lực để cưỡng bức người lao động. - Mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động và giới chủ ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng giảm sút năng suất lao động, mất ổn định không những ở khu vực sản xuất mà còn cả ở lĩnh vực xã hội. Tình trạng này cũng yêu cấu các nhà quản lý, giới chủ phải tìm ra phương thức quản lý mới nhằm ổn định và tăng trưởng trong sản xuất. - Thực tiẽn sản xuất thay đổi đã đặt ra yêu cầu cần phải có phương thức, cách thức quản lý mới mang tính khoa học. - Khoa học kĩ thuật dựa trên cơ học cổ điển của Newton phát triển mạnh đã tạo ra phương pháp tư duy máy móc, siêu hình. Trong khi đó, khoa học xã hội và nhân văn chưa có sự phát triển đủ mạnh để có thể ứng dụng. Sự phát triển khoa học kĩ thuật này là một tiền đề quan trọng tạo nên tư duy khoa học mang tính cơ giới, máy móc trong quản lý. 40 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  42. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 4.2. Học thuyết quản lý theo khoa học 4.2.1. Đặc điểm của học thuyết quản lý theo khoa học - Quản lý được đồng nhất với quá trình điều hành hay được đồng nhất với quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch. - Quản lý được thiết kế tuân theo nguyên lý hợp lý khoa học. - Tư tưởng quản lý thời kỳ này mang nặng tính cơ giới, máy móc. - Tư tưởng quản lý thời kỳ này mang tính khả thi cao, dễ ứng dụng vào thực tiễn. - Tư tưởng quản lý thời kỳ này chủ yếu là quan niệm con người là con người thụ động con người chỉ biết tuân thủ các mệnh lệnh, các thao tác được thiết kế phù hợp với kỹ thuật. Do đó, quản lý được thiết kế theo kiểu ông chủ. - Quản lý theo khoa học làm nảy sinh tâm lí thờ ơ, lãnh đạm với công việc. Công việc mất đi tính hấp dẫn do không được thiết kế để phù hợp với tâm sinh lý của người lao động. 4.2.2. Frederich Winslow Faylor (1856 - 1915) F.W. Taylor sinh ra trong gia đình quý tộc - một gia đình coi trọng các chuẩn mực và yêu cầu các thành viên phải biết kìm nén các cảm xúc cá nhân để ứng xử theo các chuẩn mực gia đình. Thời trai trẻ, ông đã cố gắng ép sinh hoạt và công việc của mình vào khuôn mẫu được tính toán một cách tỉ mỉ, chính xác. 41 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  43. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Ông đã từng thi đỗ khoa luật của Đại học Harvard nhưng phải bỏ học vì thị lực kém. Năm 1874, ông xin học nghề chế tạo mẫu và làm việc tại xí nghiệp Hydraulic Works. Tại đây, ông đã tìm kiếm các phương pháp để tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện sống của người lao động. Năm 1878, ông chuyển đến công tác tại công ty thép Midvale. Do có những phát minh quan trọng (mâm cặp, máy nghiền tự động, máy tiếp dụng cụ, máy rèn, máy khoan và máy tiện) nên ông được chỉ định làm trưởng kíp, quản đốc và cuối cùng là kỹ sư trưởng. Trong thời gian này, ông học hàm thụ toán lý tại Đại học Harvard. Năm 1883, ông bảo vệ luận án tiến sỹ kỹ thuật chế tạo máy tại viện Kỹ thuật Steven. Hai năm sau, ông trở thành thành viên Hiệp hội kỹ sư cơ khí Mỹ và sau đó là chủ tịch hội. Năm 1898, ông chuyển sang công ty thép Benthleham và thôi việc vào năm 1901 để có thời gian truyền bá thuyết quản lý theo khoa học. F.W. Taylor đã có những thuyết trình tại Hội kỹ sư cơ khí: Các ghi chép về sự chuyển động bằng dây (1893), Quản lý phân xưởng (1903), Hệ thống định mức sản phẩm và nghệ thuật cắt kim loại (1906). Năm 1911, ông đăng báo công trình Các nguyên tắc quản lý theo khoa học và sau đó được xuất bản và được dịch ra 8 thứ tiếng ở châu Âu và tiếng Nhật Bản. 4.2.2.1. Cách tiếp cận và quan niệm về quản lý F.W. Taylor, như phần tiểu sử đã nói, xuất thân là một người thợ và đã kinh trải qua các vị trí quan lý cấp thấp nên ông tiếp cận quản lý cấp thấp (điều hành, tổ chức thực hiện). Ông nói: Một nhà máy tồi nhưng có tổ chức tốt thì sẽ có hiệu quả hơn một nhà máy tốt nhưng có tổ chức tồi. 42 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  44. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội F.W. Taylor cho rằng quản lý là biết trước điều bạn muốn người khác làm và sau đó, hiểu được rằng họ đang hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Muốn biết trước điều người khác làm, người quản lý cần lập kế hoạch, muốn biết người khác hoàn thành công việc một cách tốt nhất phải kiểm tra, kiểm soát. Như vậy, theo F.W. Taylor quản lý có 2 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch công việc và kiểm tra, kiểm soát. F.W. Taylor tìm hiểu và phân tích quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê. Thời kỳ này, mâu thuẫn, xung đột giữa giới chủ và người làm thuê ngày càng trở nên trầm trọng. Xung đột đó có nguồn gốc từ chính giới chủ và những người làm thuê. Người làm thuê xuất thân từ nông dân với tâm lý tuỳ tiện khá nặng nề, ý thức kỉ luật lao động thấp. Hơn nữa, do đời sống thấp kém nên thường trốn việc, đập phá máy móc - hành động mà F.W. Taylor gọi là hành động kiểu lính tráng (soldering actions). Trong khi đó, giới chủ vốn quen với nếp quản lý theo kiểu gia đình trị, dùng nhiều bạo lực dể thúc ép người lao động. Quan hệ thù hận này tất yếu dẫn tới người lao động thờ ơ với công việc, năng xuất lao động sụt giảm; lợi nhuận của chủ thể quản lý giảm và làm cho tiền công của người lao động giảm sút. F.W. Taylor cho rằng nhiệm vụ của các nhà quản lý là xoá bỏ quan hệ hận thù đó để ổn định sản xuất và qua đó nâng cao đời sống người lao động và lợi nhuận của giới chủ. Ông nói, quản lý theo khoa học trước hết là cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại nhằm cải thiện quan hệ quản lý. Hợp tác mật thiết và thân thiện giữa nhà quản lý và người lao 43 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  45. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội động2, được F.W. Taylor coi là một trong 4 nguyên lý cơ bản của quản lý. Để cải tạo quan hệ quản lý, trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của mối quan hệ thù hận này. Sở dĩ người lao động thờ ơ với công việc, có hành động kiểu lính tráng là do họ bị buộc phải làm việc quá giờ, lương thấp. Suy cho cùng, các cuộc bãi công biểu tình của họ chỉ nhằm để đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặt khác, giới chủ vì lợi nhuạn của nình mà luôn đưa ra định mức lao động quá cao, buộc người lao động phải làm việc quá giờ. Từ những phân tích đó, F.W. Taylor cho rằng bản chất con người là con người kinh tế, con người luôn luôn hành động vì lợi ích kinh tế của họ. Vì vậy, muốn cải tạo quan hệ quản lý đó, cần có sự hợp tác của cả hai bên. 4.2.2.3. Một số nguyên lý quản lý Hệ thống quản lý của F.W. Taylor đã tạo ra cuộc cách mạng trong thực tiễn quản lý đương thời. Phưong pháp quản lý khoa học đã thay thế phương pháp quản lý theo kiểu quả đấm vốn đã tồn tại phổ biến trong các nhà máy vào cuối thế kỉ XIX3. F.W. Taylor đưa ra bốn tư tưởng cơ bản: Khai triển khoa học; tuyển chọn công nhân một cách khoa học; đào tạo khoa học và triển 2 Intimate and friendly cooperation between the management and the men (see: 3 Tiếng Anh: Vincenzo Sandrone: Under Taylor’s management system, factories are managed through scientific methods ra the than by “rule - of - thumb” so widely prevalent in the days of the late nineteenth century when F.W. Taylor devised “Scientific Management” in 1911 (see: 44 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  46. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội khai cho người lao động; hợp tác mật thiết và thân thiện giữa người quản lý và người lao động. Với điều kiện giáo dục gia đình cùng thói quen trong công việc và vui chơi, F.W.Taylor đề xuất giải pháp tổ chức lao động một cách khoa học hay ứng dụng các nguyên lý hợp lý khoa học vào tổ chức công việc. Nhờ việc ứng dụng nguyên lí này, chúng ta có thể giảm thiểu những chi phí không cần thiết do tập trung vào những hoạt động tối ưu. Do năng xuất lao động tăng, người ta hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu kinh tế của cả hai bên. Xuất phát từ yêu cầu đó của thực tiễn quản lý và kinh nghiệm thực tiễn, F.W. Taylor đề xuất một số giải pháp về mặt quản lý sau: - Phải chuyên môn hoá lao động. Đó là quá trình chia công việc ra từng bộ phận, vị trí khác nhau và giao mỗi bộ phận, mỗi vị trí cho một cá nhân phụ trách. Phân chia công việc ra thành những nhiệm vụ nhỏ và phân công cho những con ngươi cụ thể là tư tưởng then chốt chốt của quản lý theo khoa học4. Chuyên môn hoá không phải là tư tưởng mới của F.W. Taylor. Trước đó, chuyên môn hoá đã được Pie Đại đế ứng dụng vào trong việc tổ chức quân đội Phổ và Adam Smith ứng dụng trong phân xưởng dập kim5. 4 Perhaps the key idea of Scientific Management is the cocept that breaking task into smaller and smaller tasks (see: 5 Pie Đại đế được giao nhiệm vụ tổ chức đội quân mà những người lính đều xuất thân từ những thành phần bất hảo, những người tù tội vốn có ý thức bất tuân thủ kỉ luật. Pie Đại đề đã chuyên môn hoá lính bộ binh. Việc chuyên môn hoá này khiến việc bổ sung quân đội nhanh chóng do những rủi ro bất thường trong chiến tranh nhờ việc đào tạo và thay thế nhanh. 45 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  47. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trên cơ sở phân công lao động, F.W. Taylor đưa ra những tiêu chuẩn, định mức rõ ràng, cụ thể cho từng công việc của mỗi cá nhân. Công việc được chia nhỏ thành những công đoạn cụ thể, mang tính độc lập giúp chúng ta dễ dàng xác định và đưa ra những định mức cũng như tiêu chuẩn cụ thể cho từng công đoạn. Và, đó cũng là một trong những điều kiện khách quan, thuận lợi để tránh được việc đưa ra định mức và tiêu chuẩn công việc tuỳ tiện, cảm tính. Việc đưa ra định mức và tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp người lao động biết trước đích cần đạt được trong quá trình lao động vừa giúp người quản lý đánh giá được hiệu quả làm việc của người lao động. Trên cơ sở đó có thông tin phản hồi để người lao động cố gắng và làm căn cứ trả công lao động cũng như thưởng, phạt đối với người lao động. - Công việc được chia nhỏ thành từng công đoạn giúp người quản lý tối thiểu hoá thao tác trong lao động của mỗi cá nhân. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý dễ dàng nghiên cứu thao tác của người lao động và khoa học hoá các thao tác này. F.W. Taylor đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu quá trình làm việc của người lao động với mục đích tối ưu hoá các thao tác thông qua việc Adam Smith đã thực hiện thí nghiệm chia phân xưởng dập kim của ông thành hai bộ phận. Một bộ phận không được chuyên môn hoá. Những người thợ sản xuất kim khâu từ khâu đầu đến khâu cuối khi kim khâu hoàn chỉnh. Bộ phận thứ hai được chuyên môn hoá: một nhóm công nhân duỗi thẳng sợi thép, một nhóm cắt sợi thép, một nhóm đục lỗ kim và một nhóm mài mũi kim. Kết quả, năng xuất lao động của bộ phận thứ hai cao gấp 20 lần so với năng xuất lao động của bộ phận thứ nhất. Chuyên môn hoá lao động cũng là một trong những lời giải tối ưu của bài toán phân công lao động trong điều kiện năng lực, sức khoẻ của người lao động luôn luôn là hữu hạn. 46 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  48. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội gạt bỏ những động tác thừa, động tác quá sức và trên cơ sở đặc tính của dây chuyền kĩ thuật, ấn định thời gian hợp lý cho từng thao tác. - F.W. Taylor cũng yêu cầu các nhà quản lý phải nghiên cứu để đưa ra công cụ lao động tối ưu. Tính tối ưu của công cụ được xác định bởi đối tượng lao động của từng công việc. Năm 1881, F.W. Taylor đã nghiên cứu và thiết kế các loại xẻng phù hợp để xúc các chất liệu khác nhau và điều đó cho phép người công nhân có thể lao động suốt cả ngày. Điều này cũng đã giúp xưởng thép Benthlehem giảm 360 công nhân xúc than mà công việc vẫn đảm báo kế hoạch6. Trên thực tế, F.W. Taylor là người có nhiều cải tiến, sáng kiến về công cụ, phương tiện và máy móc trợ giúp lao động: mâm cặp, máy nghiền tự động, máy tiếp dụng cụ, máy rèn, máy khoan và máy tiện, v.v F.W. Taylor tiến hành quan sát quá trình lao động của Schmidt - một công nhân khuân vác. Sau khi tối ưu hoá các thao tác và hướng dẫn để Schmidt thực hiện theo thao tác tối ưu, năng suất lao động của Schmidt tăng từ 12,5 tấn/ngày lên 47,55tấn/ngày. Và, tiền lương tăng từ 1,15 USD/ngày lên 1,85 USD/ngày. Bên cạnh việc triển khai phương pháp làm việc khoa học, thiết lập mục tiêu năng xuất lao động và hệ thống phần thưởng để đạt mục tiêu, 6 Tiếng Anh: By 1881 Taylor had published a paper that turned the cutting of metal into a science. Later, he turned his attention to shoveling coal. By experimenting with different designs of shovel for use with different material, (from ‘rice’ coal to ore,) he was able to design shovels that would permit the woker to shovel for the whole day. In doing so, he reduced the number of people shoveling at the Benthlehem Steel Works from 500 to 140 (See: team.com/scientific/scientific_02.html). 47 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  49. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội F.W. Taylor yêu cầu các nhà quản lý phải thường xuyên coi trọng việc trau dồi, huấn luyện phương pháp làm việc7 cho người lao động. Thoả mãn không được Con người kinh tế thoả mãn dẫn tới Cải thiện Ứng Quan hệ quản lý thù hận dụng Chuyên môn Định mức và tiêu Tối ưu hoá thao Tối ưu hoá hoá lao động chuẩn lao động tác và đào tạo công cụ Nâng cao năng suất, tăng lương cho người lao động, tăng lợi nhuận của giới chủ Mô hình hoá thuyết quản lý theo khoa học của F.W. Taylor Như vậy, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn quản lý là cải tạo quan hệ quản lý đầy thù hận và việc khám phá bản chất con người kinh tế, bằng các nguyên lý hợp lý khoa học trên nền tảng kĩ thuật hiện có, F.W. Taylor đã đề xuất cách thức tổ chức và định mức lao động khoa học. Những nguyên lý đó đã giúp nâng cao năng xuất lao động và góp phần quan trọng vào việc cải thiện quan hệ quản lý đương thời. 7 Train the personel in how to use the methods and thereby meet the goals (see: 48 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  50. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 4.2.3. Frank và Lillian Gilbrethe Frank Gilbrethe, một nhà thầu xây dựng, phát triển thêm tư tưởng động tác tối ưu của F.W. Taylor. Ông ứng dụng tư tưởng tối ưu hoá cho các thao tác tìm, cầm, nắm, nâng, v.v của người thợ nề và thu được nhiều thành công về năng xuất lao động. Lilian Gilbrethe là một nhà tâm lí đã sớm phát hiện ra khía cạnh phi tâm lý, phi cá nhân trong tư tưởng của trường phái quản lý theo khoa học. Người lao động nói chung và người thợ nề nói riêng là những cá nhân riêng biệt được đặc trưng bởi hình thể, sức lực, tâm sinh lý và thói quen, sở thích khác nhau thay vì có thể thực hiện những thao tác phù hợp với cá nhân mình mà buộc phải tuân thủ những thao tác như nhau trong khoảng thời gian giống nhau. Việc buộc phải tuân thủ những thao tác phi tâm lý khi làm việc làm cho công việc trở nên tẻ nhạt dễ dẫn tới tâm lý lãnh đạm, thờ ơ với công việc. Là một nhà tâm lý học, Lilian Gilbrethe muốn thổi những sắc thái tâm lý vào những tư tưởng và thực tiễn quản lý của trường phái quản lý theo khoa học. Tuy nhiên, tư tưởng của bà không có nhiều ảnh hưởng và vì vậy, ít đạt được kết quả như mong muốn. Bởi bản thân khoa học tâm lí thời bấy giờ chưa đủ phát triển để ứng dụng. Hơn nữa, chủ nghĩa kĩ trị đang chiếm vị trí thống trị không những trong tư duy, nếp nghĩ mà còn trong toàn bộ đời sống công nghiệp của thời đại. 4.2.4. Henry Lawrence Gantt Henry Lawrence Gantt (1861 – 1919) là một kĩ sư cơ khí và có nhiều năm cùng làm việc với F.W. Taylor và đã sát cánh cùng F.W. 49 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  51. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Taylor tại nhà máy thép Benthleham – nơi mà F.W. Taylor đã đưa ra nhiều phát minh quan trọng. Henry Lawrence Gantt đóng góp vào trường phái quản lý theo khoa học ba tư tưởng cơ bản: vấn đề dân chủ trong công nghiệp, chế độ thưởng và sơ đồ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ông cho rằng con người có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất công nghiệp, do đó các phương pháp quản lý cần tập trung vào vấn đề con người. Ông cố gắng làm cho tư tưởng quản lý của F.W. Taylor mang tính nhân văn, dân chủ hơn. Ông hiểu dân chủ trong công nghiệp chính là sự công bằng về cơ hội, nên các nhà quản lý cần phải tạo điều kiện để các cá nhân có cơ hội như người khác. Mọi người bình đẳng về lợi ích và vì lợi ích của các cá nhân trong tổ chức là thống nhất nên cách làm việc tốt nhất là hợp tác vì lợi ích của cả hai bên. Bên cạnh việc đồng ý với F.W. Taylor coi trọng việc thưởng cho người lao động khi họ làm việc tốt. Bởi ông cho rằng tiền thưởng là động cơ thúc đẩy con người thực hiện công việc mạnh mẽ nhất. Nó “”khuyến khích công nhân trông nom, giữ gìn máy m,óc và bảo đảm rằng không có sự hỏng học nào cả”8. Tuy nhiên, theo Henry Lawrence, người trưởng nhóm cũng có vai trò lớn trong việc thúc đẩy tăng năng suất lao động của người công nhân. Vì vậy, song song với việc thưởng cho người lao động, các trưởng nhóm cũng cần phải được thưởng khi công nhân trong nhóm của họ tăng năng suất lao động. 8 Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương (1996): Các học thuyết quản lý, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H, 103. 50 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  52. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Henry Lawrence Gantt đưa ra biểu đồ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch (gọi là đường Gantt). Harold Koontz gọi đó là phân tích theo mạng lưới thời gian - sự kiện9. Biểu đồ này hiện nay vẫn được áp dụng tại Hãng hàng không dân dụng Mỹ (NASA). Biểu đồ kiểm tra của Henry Lawrence Gantt mô tả các công việc theo tiến độ thời gian. Mỗi công việc đều được xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc, các tiêu chuẩn cần phải hoàn thành cũng như mô tả được những thời điểm mà công việc đó phải kết hợp, trao đổi với công việc khác. 4.3. Thuyết quản lý hành chính của Henri Fayol Năm 1960, sau khi tốt nghiệp kĩ sư mỏ, Henri Fayol (1841 - 1925) công tác tại một Xanh-di-ca chuyên khai thác và kinh doanh than đá. Từ 1866 - 1868, ông được giao quản lý một mỏ than và đến 1898, ông trở thành Tổng giám đốc của Xanh-đi-ca. Năm 1918, Henri Fayol nghỉ hưu và dành thời gian để hoàn thiện và công bố các tư tưởng quản lý của mình. Tất cả các công trình nghiên cứu của ông được Chính phủ Pháp ứng dụng vào việc tổ chức bưu điện Quốc gia của Pháp. 4.3.1. Cách tiếp cận và quan niệm về quản lý Khác với F.W. Taylor - người tiếp cận quản lý cấp thấp, xuất phát từ thực tiễn quản lý, Henri Fayol tiếp cận quản lý cấp cao. Thuật ngữ hành chính (Bureaucracy) được xác định là quan lại, bọn quan lại, quan liêu, thói quan liêu, bộ máy quan liêu. Như vậy, tư tưởng quản lý của Henri Fayol không phải là tư tưởng về quản lý hành chính theo nghĩa 9 Harold Koontz, : Sđ d, tr 585. 51 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  53. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay đang được sử dụng mà đó là tư tưởng về quản lý của đội ngũ quản lý cấp cao trong một tổ chức. Nếu F.W. Taylor nói riêng và người Mỹ nói chung thường quan tâm trực tiếp đến năng suất của người lao động thì ở Pháp, Henri Fayol lại tập trung vào tổ chức và quản lý tổ chức. Quản lý hành chính Chức năng Nguyên tắc quản lý quản lý Sản Kĩ Tài Bán Thốn An xuất thuật chính hàng g kê ninh Mô hình học thuyết quản lý hành chính Henri Fayol cho rằng, một tổ chức, doanh nghiệp không chỉ có bộ phận sản xuất, mà còn có các bộ phận khác như bán hàng, kế toán, v.v Hơn nữa, các bộ phận này cần phải hoạt động thống nhất, nhịp nhàng với nhau. Vai trò của các nhà quản lý cấp cao là tạo ra sự thống nhất, nhịp nhàng giữa các bộ phận trong tổ chức để tạo ra cố gắng nỗ lực hướng theo mục tiêu chung. Để đạt được điều đó, các nhà quản lý cần phải thực thi những chức năng đặc thù của mình và đồng thời xây dựng các nguyên tắc và thực thi các nguyên tắc đó. 52 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  54. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Theo Henri Fayol, quản lý là dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, điểu khiển và kiểm tra. 4.3.2. Chức năng quản lý - Dự đoán, lập kế hoạch: Dự đoán, lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý và nhờ nó, nhà quản lý tránh được những do dự, những bước đi giả tạo và tránh được sự thay đổi không cần thiết. Kế hoạch luôn phải mang tính tương đối, linh hoạt và có thể thay đổi cho phù hợp với những thay đổi trong tương lai - những thay đổi mà có thể nhà quản lý không thể dự đoán hay lường trước được. Henri Fayol yêu cầu phân loại kế hoạch để có những cách thức lập kế hoạch phù hợp. Theo ông, kế hoạch có nhiều loại khác nhau như kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch chung, kế hoạch riêng, v.v - Chức năng tổ chức: Henri Fayol cho rằng tổ chức là quá trình cung cấp nhân lực, vật lực để hoàn thành kế hoạch. Công tác tổ chức cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Để làm được điều đó, Henri Fayol đưa ra 16 nguyên tắc mà các nhà quản lý cần phải tuân thủ: 1. Chuẩn bị kế hoạch và nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch; 2. Phải coi tổ chức như một công cụ đạt mục tiêu; 3. Thành lập cơ quan quản lý cao nhất có quyền lực thực sự; 4. Ra quýet định nhanh, dứt khoát và chính xác; 5. Xác định rõ ràng nhiệm vụ của từng cá nhân; 6. Tuyển chọn và phân công đúng người, đúng việc; 7. 53 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  55. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Khuyến khích tính sáng tạo nhưng phải trên tinh thần trách nhiệm cao; 8. Khen thưởng thích đáng và lâu dài; 9. Phạt các lỗi lầm và khuyết điểm; 10. Duy trì kỉ luật; 11. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; 12. Các mệnh lệnh cần thống nhất; 13. Thường xuyên giám sát trật tự; 14. Kiểm soát chặt chẽ; 15. Chống tệ vượt quyền và quan liêu; 16.Sáng tạo. Các nguyên tắc của tổ chức của Henri Fayol phản ánh tư tưởng quản lý chặt chẽ và coi trọng thứ bậc của bộ máy quản lý. Henri Fayol cho rằng biểu đồ tổ chức mà ở đó thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng người là một công cụ quản lý quý giá. - Chức năng điều khiển: Henri Fayol cho rằng điều khiển là khởi động hoạt động của tổ chức để nó hướng theo mục tiêu chung. Nhà quản lý phải gương mẫu và phải tạo ra môi trường để thúc đẩy sự sáng tạo, thúc đẩy sự thống nhất, thúc đẩy lòng trung thành của nhân viên. - Chức năng phối hợp: Phối hợp là kết hợp nhịp nhàng các hoạt động; tạo sự cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và chức năng; xác định các mối tương quan giữa các chức năng; duy trì cán cân tài chính; xác định tỉ lệ đúng mức giữa các bộ phận. - Chức năng kiểm tra: 54 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  56. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Theo Henri Fayol, kiểm tra là nghiên cứu các hạn chế và thất bại nhằm ngăn chặn chúng. Đồng thời, ông cũng đưa ra yêu cầu của quá trình kiểm tra để kiểm tra đạt hiệu quả cao: Thông tin phải đầy đủ, chính xác và nhân chóng; tránh kiểm tra quá mức làm ảnh hưởng đến tính chủ động và sáng tạo của cá nhân. 4.3.3. Nguyên tắc của quản lý hành chính 14 nguyên tắc của tổ chức, theo Henri Fayol, là những quy định chung mà các tổ chức muốn thành công phải thực hiện. - Nguyên tắc chuyên môn hoá: Kế thừa tư tưởng của F.W. Taylor, Henri Fayol cho rằng cần chuyên môn hoá lao động để nâng cao hiệu xuất hoạt động. Chuyên môn hoá lao động không những chỉ dừng lại ở chuyên môn hoá lao động cho công nhân mà lao động quản lý cũng cần và nên chuyên môn hoá. Theo ông, công việc và nhiệm vụ cần được thực hiện bởi những người được chuyên môn hoá và những nhiệm vụ tương tự nhau cần phải được tổ chức thành một bộ phận hay phòng, ban10. - Nguyên tắc quyền hạn đi đôi với trách nhiệm: Nhà quản lý cần có quyền hạn để giải quyết vấn đề nhưng quyền hạn ấy cần được gắn liền với trách nhiệm về kết quả công việc được giao. Trong hoạt động, cá nhân có thể gặp phải thay đổi mang tính ngẫu nhiên, không thể dự đoán trước để giải quyết kịp thời công việc, họ cần phải được chủ động và có quyền từ điều khiển, tự quyết định để hoàn 55 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  57. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội thành được nhiệm vụ. Cá nhân phải có quyền hạn đưa ra mệnh lệnh trong quản lý và cần phải tuân theo quyền hạn ấy11. Nhưng để tránh lạm dụng quyền hạn, nhà quản lý cần xác định rõ trách nhiệm của cá nhân về kết quả công việc. - Nguyên tắc tính kỷ luật cao: Henri Fayol đề cao kỉ luật trong quản lý và coi đó là một phương tiện, công cụ duy trì tính ổn định và thống nhất của tổ chức, cá nhân phải tôn trọng tổ chức12. - Nguyên tắc thống nhất trong lãnh đạo: Nguyên tắc này yêu cầu một cấp dưới chỉ có thể nhận lệnh từ một cấp trên13. Cấp dưới nhận lệnh từ nhiều cấp trên, theo Henri Fayol, như một con quái vật nhiều đầu không biết nên đi theo hướng nào. - Nguyên tắc thống nhất trong điều khiển: tổ chức và cá nhân phải có chung kế hoạch hoạt động hay hệ mục tiêu. Nguyên tắc này sẽ tạo ra guồng máy thống nhất, nhất quán trong hoạt động của tổ chức14. - Nguyên tắc cá nhân phải trợ giúp cho lợi ích chung: Nhiệm vụ của nhà quản lý là đảm bảo đạt mục tiêu chung của tổ chức. Cá nhân hoạt động trước hết vì lợi ích cá nhân của họ nhưng khi giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung không thống nhất với nhau, Henri Fayol yêu cầu 10 Work and tasks should be perorm by people specialized in the work and ssimilar tasks should be organized as a unit or department ( Lecture1Page9.htm). 11 Delegated persons ought to have the rights to give orders and expcet that they be followed ( Lecture1Page9.htm). 12 Workers should be obedient and respectful of the organization (( Lecture1Page9.htm). 13 Employees should receive orders from only one person with authority (( Lecture1Page9.htm). 56 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  58. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cá nhân phải trợ giúp cho lợi ích chung. Do đó, mâu thuẫn của tổ chức có thể được loại bỏ. Theo Ph. Ăngghen, ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không có sự thống nhất về mục đích và do đó càng không thể có sự thống nhất về hành động được. - Nguyên tắc thưởng: Henri Fayol cho răng các nhà quản lý phải thường xuyên chú trọng tới việc khen thưởng. Nhà quản lý càn nhìn tổ chức như là giá trị kinh tế của nhân viên và ở đó, lợi ích kinh tế của họ là rất quan trọng15. - Nguyên tắc tập trung quyền lực (Centralization): Trong một tổ chức cần phải tập trung quyền lực và mức độ tập trung này phụ thuộc vào - Nguyên tắc thứ bậc (Scalar chain): Quyền hạn trong tổ chức phải được thiết kế theo một dây chuyền từ trên xuống dưới16. - Nguyên tắc trật tự: Henri Fayol là người ưa cuộc sống có trật tự. Ông cho rằng, một người ở cương vị nhất định có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định và anh ta phải làm tròn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó17. 14 The organization and employees are dedicated to one plan of action or set of objectives (( Lecture1Page9.htm). 15 The organization must recognize the economic value of employees and that their economic interests are important (( Lecture1Page9.htm). 16 Authority in an organization moves in a continuous chain of command from top to bottom (( Lecture1Page9.htm). 17 Everything, people and resources, has a place that it belongs (( Lecture1Page9.htm). 57 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  59. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - Nguyên tắc hợp tình, hợp lý: Theo Henri Fayol, sự hợp tình, hợp lý là vấn đề quan trọng đối với quan hệ lao động18. - Nguyên tắc sự ổn định trong hưởng dụng: Nguyên tắc này yêu cầu vấn đề lương, thưởng phải ổn định, vấn đề tuyển dụng, đề bạt phải ổn định. - Tính sáng tạo: Nhân viên cần phải luôn được cổ vũ, động viên để quá trình hoạt động có hiệu quả hơn. - Nguyên tắc tinh thần đồng đội (Esprit de corps): theo Henri Fayol, sự đồng thuận và thống nhất là nhu cầu của mọi tổ chức19. 4.3.4. Vấn đề con người và đào tạo con người trong quản lý - Henri Fayol là người coi trọng yếu tố con người trong quản lý, theo ông, nguồn vốn con người là quan trọng nhất của bất kì tổ chức nào. - Nhiệm vụ của các nhà quản lý là tìm những người có đủ năng lực, khả năng để tuyển chọn. Nếu là người quản lý thì phải vừa có tài, vừa có đức. Nếu là nhân viên thì phải biết tuân thủ mệnh lệnh. - Phải đào tạo con người trong mọi cấp tổ chức, quá trình đào tạo đó phải thường xuyên và có kế hoạch cụ thể. 18 Fairness is important in management-employee relations (( Lecture1Page9.htm). 19 There is a need for harmony and unity within the organization (( Lecture1Page9.htm). 58 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  60. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 4.4. Lý luận về tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế của Max Weber Là một nhà xã hội học nổi tiếng, sống cùng thời với F.W. Taylor và Henri Fayol, Max Weber (1864 0 1920) được đánh giá là người có những cống hiến kiệt xuất cho lý luận quản lý cổ điển của phương Tây. Max Weber đã từng học kinh tế và luật thuộc Đại học Heidelberg. Năm 1891, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với nhan đề Bàn về lịch sử các công ty thương mại trong thế kỉ. Sau đó, ông tham gia giảng dạy pháp luật, kinh tế chính trị học, xã hội học cho các Đại học Berlin, Đại học Hamburg, Đại học Munich, Đại học Heidelberg, v.v Ông đã xuất bản nhiểu tác phẩm trong đó tác phẩm bàn nhiều đến quản lý là Lý luận về tổ chức xã hội và kinh tế. Đi theo và ủng hộ thuyết quản lý hành chính của Henri Fayol, Max Weber đã nghiên cứu nhiều mô hình quản lý của các công ti thương mại và tổng kết thành mô hình quản lý quan liêu. Đố là mô hình lí tưởng thuần tuý dùng để phân tích về mặt lí luận, không có trong hiện thực. Trong thực tế chỉ có các mô hình quản lý cụ thể, là những hình thái đặc thù của mô hình quản lý quan liêu của ông. Mô hình quản lý quan liêu là một tổ chức xã hội chặt chẽ, hợp lí và mang tính duy lý giống như một cỗ máy. Về nguyên tắc, mô hình này chắn chắn hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao, trơn chu dựa trên những quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm với những quy chế chặt chẽ, quan hệ phục tùng tuyệt đối theo cấp bậc. Mô hình đó là một hệ thống kĩ thuật quản lý với 10 đặc trưng cơ bản: - Tính chuẩn xác, 59 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  61. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - Tính nhạy bén, - Tính rõ ràng, - Tinh thông văn bản, - Tính liên tục, - Tính nghiêm túc, - Tính thống nhất, - Quan hệ phục tùng tuyệt đối, - Phòng ngừa các xung đột, - Tiết kiệm nhân lực và vật lực. Max Weber cho rằng do sản xuất đã được xã hội hoá cao nên cần phải được quản lý một cách chặt chẽ, tỉ mỉ bằng mô hình quản lí quan liêu. Mô hình này không chỉ thích hợp với các tổ chức kinh tế mà còn có thể được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Ông khẳng định, quá trình phát triển của xã hội cũng là quá trình phát triển của mô hình quản lý quan liêu. Max Weber cũng chỉ ra và phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình quản lý quan liêu: Thứ nhất, trong mô hình quản lý quan liêu, các chức năng được chuyên môn hoá và phân công rõ ràng. Các chức năng quản lý cần phải được chuyên môn hoá và phân công rõ ràng trong toàn bộ tổ chức. căn cứ vào sự phân công đó để xác định hệ thống các chức vụ trong tổ chức cũng như phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của từng chức vụ đó. Max 60 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  62. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Weber cho rằng các chức vụ trong tổ chức cần phải được đặt trong quy định có thể bị miễn nhiệm và thay đổi. Thứ hai, các chức vụ trong tổ chức phải được phân cấp từ trên xuống một cách rõ ràng và chặt chẽ. Và tất cả hệ thống chức vụ phải phục tùng một trung tâm chỉ huy. Cững như Henri Fayol, Trong hệ thống chức vụ. mối chức vụ phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về các quyết định và hành động của mình đồng thời phải chịu trách nhiệm trước những quyết định và hành động của cấp dưới. Một cách hợp lý duy lý, Max Weber yêu cầu cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh và những chỉ dẫn của cấp trên và có như vậy, các tổ chức mới duy trì được sự ổn định và đảm bảo dược sức mạnh của mình. Thứ ba, trên cơ sở những quy phạm pháp luật hiện hành và quyền hạn, trách nhiệm của mỗi chức vụ, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy định, quy chế cho hoạt động của từng chức vụ nhằm tránh sự tuỳ tiện của cá nhân trong khi thi hành nhiệm vụ, loại trừ tình trạng không nhất trí, gián đoạn trong hoạt động và đảm bảo tính thống nhất tổng thể trong khi xử lý công việc. Thứ tư, sử dụng thông tin chính thức bằng văn bản trong toàn bộ tổ chức. Max Weber được mệnh danh là chủ nghĩa quan liêu, giấy tờ khi yêu cầu mọi mệnh lệnh, báo cáo trong tổ chứ đều phải được thể hiện thành các văn bản chỉ thị, thông báo, đơn từ, đề nghị, v.v để tạo ra sự thống nhất, nhất quán trong cách hiểu thông tin và xử lý công việc. Việc sử dụng các thông tin bằng văn bản còn tạo ra và lưu trữ được các cơ sở pháp lý chính thức của việc xử lý mọi công việc của tổ chức hay bảo đảm tính quy phạm của các hoạt động nghiệp vụ. 61 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  63. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Thứ năm, việc tuyển chọn, đề bạt phải căn cứ vào chuyên môn đã được đào tạo và năng lực chuyên môn thực tế. Ông yêu cầu phải lấy tiêu chuẩn chuyên môn làm tiêu chuẩn khách quan cho việc tuyển chọn, đề bạt và sử dụng nhân viên. Với những quy định, phân công rõ ràng cùng với việc đmr bảo tuyệt đối phù hợp về chuyên môn nghiệp vụ nên các hoạt động của tổ chức mới có được tính chuẩn xác, nhịp nhàng và mang lại hiẹu quả cao. Thứ sáu, thành tích công tác và thâm niên là căn cứ duy nhất để thực hiẹn công tác trả lương, đề bạt và miễn nhiệm, sa thải trong tổ chức. Tất cả những vấn đề này là những vấn đề quan trọng của tổ chức và do đã có quy chế chặt chẽ nên nó phải được cấp trên ra quyết định và cấp dưới không được thể hiện ý kiến, nhất là những ý kiến bất đồng về việc đó. Thứ bảy, gạt bỏ tình cảm cá nhân, làm tròn bổn phận và quên mình vì ông chủ. Quan hệ chính của các chức vụ trong tổ chức là quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm do ông chủ sắp đặt chứ không phải là quan hệ riêng tư giữa các cá nhân. Vì vậy, các cá nhân phải gạt bỏ các yếu tố tình cảm, hoàn cảnh riêng tư để làm trong bổn phận của chức vụ được giao. Về sau này, nhiều người dùng hình ảnh “Những bộ phận của một cỗ máy lớn” để chỉ các chức vụ của mô hình quản lý quan liêu. Một tổ chức quan liêu yeu cầu sự phục tùng tuyệt đối luôn là một tổ chức coi trọng quyền lực và việc thiết kế tuyến quyền lực phục tùng một chiều từ trên xuống. Ông cho rằng: “Quyền lực là mệnh lệnh của nhà quản lý tác động đến hành vi của người bị quản lý. Người bị quản lý phải tiếp nhận hoặc phục tùng mệnh lệnh của nhà quản lý, lấy mệnh lệnh 62 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  64. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội của nhà quản lý làm chuẩn mực cho hành vi của họ coi nội dung mệnh lệnh là khuôn phép cho hành động của họ”20. Max Weber cho rằng quyền lực có thể được chia làm ba loại: - Quyền lực truyền thống là quyền lực dựa vào truyền thống cổ xưa và do địa vị chính thống mang lại như một thứ bất khả xâm phạm. Sự phục tùng loại quyền lực này mặc nhiên được công nhận như một lẽ tự nhiên vì “từ trước đến nay mọi người vẫn thường làm như vậy”. - Quyền lực siêu phàm là quyền lực dựa trên sự sùng bái cá nhân đối với một nhân vật cụ thể như một anh hùng, một cá nhân có đạo đức gương mẫu. sự phuc tùng loại quyền lực này mang tính chất thiêng liêng, tôn thờ theo nhận định chủ quan “họ có thể làm biến đổi cuộc đời của mình” chứ không phải cưỡng chế. - Quyền lực pháp lý là quyền lực được hình thành do tính hợp pháp mang lại và sự phục tùng nó như là sự phục tùng các quy định của pháp luật. ĐÁNH GIÁ CHUNG Ngay từ đầu, người ta đã quan niệm tổ chức không có mục đích tự thân của nó. Tổ chức chỉ là một phương tiện, công cụ để đạt được mục tiêu chung, mục tiêu cá nhân. Tổ chức hay còn gọi là bộ máy quản lý đã mang trong mình nó tính công cụ, tính máy móc. Các nhà tư tưởng bàn về quản lý thường theo hướng thiết kế ra một bộ máy quan liêu được biểu hiện dưới dạng tháp với tuyến quyền lực đi từ trên xuống và những 20 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lí (2002): Tinh hoa quản lí, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, H, tr 107 108. 63 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  65. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội người càng ở nấc thang thấp càng phải chấp hành, tuân thủ mệnh lệnh một cách vô điều kiện: cách tổ chức của đế chế (La Mã), cách tổ chức của quân đội, cảnh sát, giáo hội. Tư tưởng chuyên môn hoá đã xuất hiện từ khá sớm. Feredric Đại đế (1740-1786) khi được giao nhiệm vụ tổ chức quân đội Phổ (mà chủ yếu là những phạm nhân), ông đã nghĩ đến và thực hiện điều hành quân đội theo một cơ chế hữu hiệu thông qua các chi tiết được tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá nhằm có thể đào tạo và thay thế nhanh các vị trí trong điều kiện thời chiến. Adam Smith, nhà kinh tế học người Xcốtlen đã thể nghiệm tư tưởng chuyên môn hoá trong xưởng dập kim và tổng kết trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có các quốc gia (1776). Vào 1801, Eliwithney cũng đã mô tả và ứng dụng tư tưởng chuyên môn hoá vào trong dây chuyền lắp ráp súng. Tất cả những tư tưởng và thử nghiệm trên đã được F.W. Taylor, H. Fayol tiếp thu để xây dựng học thuyết quản lý của mình. Cách thiết kế và quản lý của thuyết quản lý cổ điển thống nhất theo một tuyến điều khiển từ cấp trên duống cấp dưới. Bộ máy này chỉ hoạt động có hiệu quả với các điều kiện sau: + Các nhiệm vụ cá nhân cần phải thực hiện là đơn giản. + Môi trường phải ổn định không có những biến đổi, xáo trộn. + Khi tổ chức muốn theo đuổi lâu dài một sản phẩm. 64 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  66. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội + Khi sự chính xác là một tiêu chuẩn quan trọng. + Khi con người luôn luôn tuân thủ. Ngày nay, thuyết quản lý cổ điển chỉ được áp dụng cho những lĩnh vực hoạt động, dịch vụ mà ở đó độ chính xác, độ an toàn và trách nhiệm được đề lên hàng đầu (hãng Mc.Donald, các dây chuyền lắp ráp ). Những tư tưởng quản lý cổ điển sẽ dẫn đến một loạt các hệ quả cơ bản sau: + Tạo ra một loại hình tổ chức khó thích nghi với hoàn cảnh, môi trường. + Gây ra tình trạng cứng nhắc trong quá trình điều hành công việc. + Gây ra những hậu quả bất ngờ nếu người ta đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung. + Có thể dẫn tới tình trạng phản nhân tính nhất là đối với những người ở cuối bậc thang ngôi thứ. Sự phân biệt đẳng cấp rạch ròi giữa các ngôi thứ trên dưới, giữa các chức năng, vai trò của mỗi cá nhân có thể gây ra 3 trở ngại lớn: + Không ai quan tâm xử lý các tính huống mới xuất hiện khi tình huống đó không nằm trong hoặc chưa được giao trong chức năng của họ. + Đáng lẽ người ta phải tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết vấn đề thì các tư tưởng này buộc người ta phải căn cứ vào nguyên tắc và thủ tục đã có sẵn của tổ chức để giải quyết vấn đề. 65 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  67. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội + Khi cần xử lý các tình huống đột xuất thông qua các cuộc họp thì có thể người ta lại chậm trễ vì không muốn thay đổi kế hoạch đã có. Nếu mỗi cá nhân có một nhiệm vụ, có một trách nhiệm đã được thiết kế sẵn sẽ tạo ra thói quen hành động không có suy nghĩ, không có sáng tạo và các cá nhân đều mang trong mình một tâm lí "Tôi ở đây để làm cái mà người ta bảo tôi làm". Các nguyên tắc, các thủ tục có thể làm cho một cá nhân cố ý mắc sai lầm nhưng lại có thể hoàn toàn biện hộ cho sai lầm của họ bằng cách cho rằng họ đã làm đúng theo mệnh lệnh, đã làm theo đúng nguyên tắc, thủ tục và các thao tác đã chỉ dẫn. Sự phân chia ngôi thứ trong tổ chức bộ máy theo các học thuyết cổ điển với hy vọng rằng sẽ tạo ra sự hợp tác, sự thống nhất trong hoạt động. Nhưng trên thực tế lại có thể tạo ra sự cạnh tranh, đấu tranh với nhau để vươn lên thứ bậc cao hơn. Đáng ra phải thiết kế bộ máy, cơ cấu tổ chức phù hợp với con người thì các học thuyết quản lý cổ điển lại bắt con người phải phù hợp với bộ máy, với cơ cấu tổ chức. Do đó các thuyết quản lý cổ điển có thể gây ra 2 hậu quả: Cá nhân không được phát triển và tổ chức không có được sự đóng góp về mặt trí tuệ sáng tạo của cá nhân. 66 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  68. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Chương 5. Các học thuyết quan hệ con người Mục đích của chương này là: - Làm rõ bối cảnh kinh tế - xã hội nói chung và thực tiễn quản lý kinh tế của thế giới sau những năm 30 của thế kỉ XX. Những bối cảnh làm bộc lộ rõ những hạn chế của các tư tưởng quản lý cổ điển. - Sự phát triển của khoa học, nhất là khoa học xã hội và nhân văn đã tạo ra hệ quan điểm mới trong thực tiễn quản lý. - Làm rõ tính tất yếu tham gia quản lý, nhất là quản lý nguồn nhân lực của nhà nước. - Những phát hiện và ứng dụng khoa học hành vi, tâm lý và xã hội học trong quản lý và quản lý bước sang một giai đoạn mới - bước đầu phát huy và khai thác trí lực của con người. 5.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc, các quốc gia bước vào thời kì khôi phục kinh tế. Nhu cầu mở rộng thị trường của các nước phát triển đã làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các quốc gia. Trong nội bộ các nước phát triển, các tổ chức, các liên đoàn xuất hiện và lên tiếng bảo vệ quyền lợi người lao động và tạo ra nhiều áp lực đối với chủ doanh nghiệp và nhà nước. 67 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  69. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực tiễn phát triển kinh tế đã đặt ra hai yêu cầu đối với quản lý: giải phóng nguồn lực con người và vai trò của nhà nước trong quản lý nguồn nhân lực. Nguồn lực con người là tài sản quốc gia. Vì vậy, nhà nước phải đóng vai trò quản lý vĩ mô nguồn nhân lực xã hội này bằng các bộ luật và pháp luật về lao động. Hầu hết các quốc gia bắt đầu ban hành, phê chuẩn các văn bản pháp luật về lao động. Hoa kì ban hành quy định tiêu chuẩn đảm bảo xã hội (1930), Điều lệ bảo hiểm xã hội (1931), Luật về tiền lương tối thiểu, tiền lương làm vượt giờ và các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động (1936), Luật tiêu chuẩn lao động (1938). Pháp ban hành quy định làm việc 40 giờ/tuần, trả lương nghỉ phép (1936). Nhật Bản ban hành Luật tiêu chuẩn lao động (1947). Ở cấp độ quản lý vi mô, các chủ quản lý đã bước đầu thu hút người lao động có trình độ tham gia công việc quản lý, có cách thức làm cho người lao động được chia sẻ lợi nhuận của tổ chức. Đây là thời kì xã hội bắt đầu bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ: sử dụng vật liệu mới và tự động hoá trong sản xuất. Khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là Tâm lý học, Xã hội học phát triển mạnh mẽ được ứng dụng rộng rãi vào trong quản lý nhằm xoá bỏ tâm lý thờ ơ, lãnh đạm trong lao động; tăng cường tính tích cực của người lao động; cải thiện bầu không khí tổ chức căng thẳng vốn nảy sinh và tồn tại trong bộ máy tổ chức quan liêu. 68 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  70. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 5.2. Một số đại biểu khởi xướng 5.2.1. Robert Owen Là một doanh nhân và nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, Robert Owen (1771 - 1858), người Xcốtlen với biệt danh con người của thực tiễn21 đã mua nhà máy New Lanark Mills để tổ chức, quản lý nhằm chứng minh khả năng của mẫu hình nhà máy cùng hợp tác. Rất nhiều nhà quản lý công nghiệp đã viếng thăm mẫu hình nhà máy này và một số đã tự nhận mình là những thành tố của hệ thống Owen. Tuy những cố gắng trong thực tiễn quản lý không thành công, Robert Owen vẫn tích cực hoạt động xã hội và năm 1843, trở thành chủ tịch Hội liên hiệp thương mại Vương quốc Anh. Bằng trải nghiệm của mình, Robert Owen đã chỉ rõ những hạn chế trong thực tiễn quản lý đương thời như lạm dụng lao động trẻ em, kéo dài thời gian lao động, coi thiết bị quý hơn con người, v.v Với nhãn quan và trải nghiệm cũng như ước vọng của mình, ông đi đến kết luận đầu tư cho con người là sự đầu tư thông minh và có hiệu quả nhất. Do đó, các nhà quản lý cần dùng tiền để cải thiện điều kiện lao động và phải quan tâm đến người lao động nhiều hơn nữa. 5.2.2. Hugo Munsterbergs Là một nhà tâm lý học, Hugo Munsterbergs tập trung nghiên cứu để tìm ra những mẫu số chung và sự khác biệt trong tác phong của người lao động. 21 A “doer” more than a “talker” (see: 69 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com