Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Phần 2, Chương 3: Hành chính nước ta từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV (Phần 4)

ppt 93 trang phuongnguyen 7620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Phần 2, Chương 3: Hành chính nước ta từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV (Phần 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_hanh_chinh_nha_nuoc_viet_nam_phan_thu_hai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Phần 2, Chương 3: Hành chính nước ta từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV (Phần 4)

  1. Phần thứ hai HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA PHONG KIẾN
  2. HÀNH CHÍNH NƯỚC TA TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XV II.2. Hành chính Nhà nước thời nhà Trần (1225-1400) 175 NĂM
  3. • Nhà Trần là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175 năm, với 12 đời Vua, quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long.
  4. Hành chính nhà nước thời Trần (1225-1400) CN Từ năm 1225 Đến năm 1400 Thăng NHÀ TRẦN Kinh đô Quốc hiệu ĐẠI VIỆT Long
  5. • Thời đại nhà Trần có nhiều biến động lịch sử lớn lao, trong 30 năm đánh tan 3 lần giặc Nguyên xâm lược nước ta.
  6. Đền nhà Trần (Nam Định)
  7. Đền thờ các Vua Trần
  8. Trần Hưng Đạo (1226-1300)
  9. Cách phân chia và sắp xếp các đơn vị hành chính ở Trung ương và địa phương
  10. Hành chính • Đời nhà Trần, chia ra làm 12 lộ, Nhâm Dần, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 11 - 1242: Mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ. Đặt chức An phủ, Trấn phủ, có 2 viên chánh, phó để cai trị. Các xã, sách thì đặt chức đại tư xã, tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Có người làm kiêm cả 2-4 xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan.
  11. • Năm nhâm dần (1242) Thái Tông chia nước Nam ra làm 12 lộ. Mỗi lộ đặt quan cai trị là An phủ sứ, chánh-phó 2 viên. Dưới An phủ sứ có quan Đại tư xã và Tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên thì làm Đại tư xã, lục phẩm trở xuống thì làm Tiểu tư xã, mỗi viên cai trị, hoặc hai xã, hoặc ba bốn xã. Mỗi xã lại có một viên xã quan là Chánh sử giám. Lộ nào cũng có quyển dân tịch riêng của lộ ấy.
  12. Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị • Cứ theo phép nhà Lý thì làng nào có bao nhiêu người đi làm quan văn, quan võ, thơ-lại, quân lính, hoàng nam, lung lão, tàn tật, và những người đến ở ngụ cư, hay là những người phiêu lạc đến trong làng, thì xã quan phải khai vào cả quyển sổ gọi là trường tịch.
  13. Việc Cai Trị • Ai có quan-tước mà có con được thừa ấm thì con lại được vào làm quan, còn những người giàu có, mà không có quan-tước thì đời đời cứ phải đi lính. • Thái Tông lên làm vua phải theo phép ấy, cho nên đến năm Mậu-Tí (1228) lại sai quan vào Thanh Hóa làm lại trường tịch theo như lệ ngày trước.
  14. Tổ chức hành chính địa phương thời Trần Triều đình TW ĐẠI VIỆT Trấn Phủ Lộ Huyện Châu Huyện Châu Hương Xã Xã
  15. ĐẠI VIỆT Triều đình TW LỘ Phủ Trấn (An Phủ Sứ) (Tri Phủ) Trấn phủ HUYỆN HUYỆN CHÂU (Huyện lệnh) (Huyện lệnh) (Tri Châu) Hương Hương Hương Hương trưởng Hương trưởng Hương trưởng Xã Xã Xã xã quan xã quan xã quan
  16. Các đơn vị Hành chính • Sách Cương mục chính biên có ghi lại 12 lộ như sau: Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu.
  17. Hành chính • Mỗi Lộ đều có quyền dân tịch để kiểm soát dân số trong Lộ. Dân chúng trong nước được chia ra làm 3 hạng: hạng tiểu hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60 tuổi).
  18. Hành chính • Lúc đầu chỉ có những người trong hoàng tộc mới được giữ các chức quan nhưng từ đời vua Anh Tông, những người tài đức cũng được tuyển dụng vào giữ các chức vụ quan trọng này.
  19. Luật pháp Vua Thái Tông cho sửa lại luật pháp rất nghiêm minh. Canh Dần, Kiến Trung năm thứ 5 1230: Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển.
  20. Pháp Luật • Sử chép rằng năm giáp thìn (1244) vua Thái Tông có định lại các luật pháp, nhưng không nói rõ định ra thế nào. • Xét trong sách "Lịch triều hiến chương" của ông Phan Huy Chú thì phép nhà Trần đặt ra là hễ những người phạm tội trộm cắp đều phải chặt tay, chặt chân, hay là cho voi giày. Xem như thế thì hình luật bấy giờ nặng lắm.
  21. Chế độ quan chức - Chế độ công vụ - Công chức
  22. Quan Chế • Quan chế đời nhà Trần cũng sửa sang lại cả. Bấy giờ có Tam công, Tam thiếu, Thái úy, Tư mã, Tư đồ, Tư không, làm văn-võ đại thần. Tể tướng thì có Tả-hữu Tường quốc, Thủ tướng, Tham tri. Văn giai nội chức, thì có các bộ Thượng thư, Thị lang, Lang trung, Viên ngoại, Ngự sử, v.v
  23. Bộ máy chính quyền trung ương • Tham khảo sơ đồ của Nhà Trần để đối chiếu • Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) • Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) • Thái uý, Thiếu uý (võ quan)
  24. Quan Chế • Ngoại chức, thì có An phủ-sứ, Tri phủ, Thông phán, Thiêm phám v.v Còn võ- giai nội-chức, thì có Phiêu-kỵ thượng tướng quân, Cẩm vệ thượng tướng quân, Kim ngô đại tướng quân, Võ vệ đại tướng quân, Phó đô tướng quân v.v Ngoại chức thì có Kinh lược sứ, Phòng ngự sứ, Thủ ngự sứ, Quan sát sứ, Đô hộ, Đô thống, Tổng quản, v.v
  25. • Quan-lại đời bấy giờ, cứ 10 năm, thì được thăng lên một hàm, và 15 năm mới được thăng lên một chức. Đời nhà Trần tuy quan-lại thì nhiều, nhưng vua quan có ý thân cận với nhau lắm. Hễ khi nào vua đãi yến, các quan uống rượu xong rồi, thì ra dắt tay nhau mà múa hát, không có giữ lễ phép nghiêm khắc như những đời sau.
  26. • Đặt ty bình bạc là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó với chức quan kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Năm 1265 đổi thành Đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn.
  27. Kinh tế • Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng.
  28. • Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu.
  29. • Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
  30. • Về thuế : Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. • Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.
  31. Việc Thuế Người trong nước phân ra từng hạng: • Con trai từ 18 tuổi thì vào hạng tiểu hoàng nam. • Từ 20 tuổi vào hạng đại hoàng nam. • Còn từ 60 tuổi trở lên thì vào lão hạng.
  32. Việc Thuế Thuế thân: Thuế thân thời bấy giờ tùy theo số Ruộng mà đánh, ai có một hai mẫu ruộng thì phải đóng một năm một quan tiền thuế thân; ai có ba bốn mẫu, thì phải đóng hai quan; ai có năm mẫu trở lên, thì đóng ba quan. Ai không có mẫu nào, thì không phải đóng thuế.
  33. Việc Thuế Thuế ruộng: Thuế ruộng thì đóng bằng thóc: Cứ mỗi một mẫu thì chủ điền phải Đóng 100 thăng thóc. Còn như ruộng công, thì có sách chép Rằng đời nhà Trần có hai thứ ruộng công, mỗi thứ phân ra làm ba hạng.
  34. Việc Thuế • Một thứ gọi là ruộng quốc-khố: hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 6 thạch 80 thăng thóc; hạng nhì mỗi mẫu 4 thạch; hạng 3 mỗi mẫu 3 thạch. • Một thứ gọi là thác-điền: hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế một thạch thóc; hạng nhì, ba mẫu lấy một thạch, hạng ba, bốn mẫu lấy một thạch.
  35. Việc Thuế Còn ruộng ao của công dân thì mỗi mẫu lấy ba thăng thóc thuế. Ruộng muối phải đóng bằng tiền. Các thứ thuế: Có sách chép rằng nhà Trần đánh cả thuế trầu cau, thuế hương yên-tức, và tôm, cá, rau, quả, gì cũng đánh thuế cả.
  36. Hệ thống thi cử • Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang. Nho học rất được toàn thịnh.
  37. Việc thi cử • Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ.
  38. Việc thi cử • Năm nhăm-thìn 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn.
  39. Mở trường học • Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, Năm quí-sửu (1253) nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các Lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.
  40. Những học giả nổi tiếng • Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục.
  41. Những học giả nổi tiếng • Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ.
  42. Chu Văn An (1292-1370)
  43. Tôn giáo • Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. ĐVSKTT chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chổ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.
  44. Tôn giáo • Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý.
  45. Binh Chế • Từ khi Thái Tông lên ngôi làm vua thì việc binh-lính một ngày một chỉnh đốn thêm. Bao nhiêu những người dân tráng trong nước đều phải đi lính cả. Các quân vương ai cũng được quyền mộ tập quân lính. Vì cớ ấy cho nên đến sau người Mông Cổ sang đánh, nước Nam ta có hơn 20 vạn quân để chống với quân nghịch.
  46. Binh Chế • Trừ những giặc giã nhỏ mọn ở trong nước không kể chi, nước Nam ta bấy giờ ở phía nam có Chiêm Thành, phía bắc có quân Mông Cổ sang quấy nhiễu cho nên phải đánh dẹp luôn.
  47. Về chiến thắng Mông-Nguyên • Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.
  48. • Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ.
  49. • Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản
  50. NHÀ TRẦN (1225-1400) Với 12 đời Vua, quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long.
  51. I. TRẦN THÁI TÔNG 1225-1258) Niên hiệu: Kiến Trung (1225-1237) Thiên ứng Chính Bình (1238-1350) Nguyên Phong (1251-1258)
  52. II. TRẦN THÁNH TÔNG (1258-1278) Việc Chính Trị. Thái tử Hoảng lên ngôi, tức là vua Thánh Tông, đổi niên hiệu là Thiệu Long.
  53. II. TRẦN THÁNH TÔNG (1258-1278) Thánh Tông là ông vua nhân từ trung hậu ở với anh em họ hàng rất là tử tế. Thường hay nói rằng: "Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để cho anh em cùng hưởng phú quí chung". Rồi cho các hoàng thân vào nội điện, cùng ăn một mâm, nằm một giường, thật là thân ái, chỉ có lúc nào ra việc công, hoặc buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo lễ phép mà thôi.
  54. II. TRẦN THÁNH-TÔNG (1258-1278) Còn việc nước thì thật ngài có lòng lo giữ cho dân được yên trị. Trong 21 năm, ngài làm vua không có giặc giã gì cả. Việc học hành cũng mở mang thêm: cho Hoàng đệ Trần Ích Tắc là một người hay chữ trong nước lúc ấy, mở học đường để những người văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đỉnh Chi cũng học ở trường ấy ra.
  55. II. TRẦN THÁNH-TÔNG (1258-1278) Đời bấy giờ Lê văn Hưu làm xong bộ Đại Việt sử thành 30 quyển, chép từ Triệu Võ vương đến Lý Chiêu hoàng. Bộ sử này khởi đầu làm từ Trần Thái Tông đến năm nhâm-thân (1272) đời Thánh Tông mới xong. Nước Nam ta có quốc sử khởi đầu từ đấy. Thánh Tông lại bắt các vương hầu, phò mã phải chiêu tập những người nghèo đói lưu lạc để khai khẩn hoang điền làm trang hộ. Trang điền có từ đấy.
  56. III. TRẦN NHÂN-TÔNG (1279-1293) Niên hiệu: Thiệu Bảo (1279-1284) Trùng Hưng (1285-1293)
  57. Việc Chính Trị. Thái tử Trần Khâm lên làm vua, tức là vua Nhân Tông. Lúc bấy giờ sứ nhà Nguyên đi lại hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có lắm việc bối rối. Nhưng nhờ có Thánh tông thượng hoàng còn coi mọi việc và các quan triều đình nhiều người có tài trí, vua Nhân tông lại là ông vua thông minh, quả quyết, mà người trong nước thì từ vua quan cho chí dân sự đều một lòng cả, cho nên từ năm giáp thân (1284) đến năm Mậu tý (1288) hai lần quân Mông Cổ sang đánh rồi không làm gì được.
  58. Trừ việc chiến tranh với quân Mông Cổ ra, để sau sẽ nói, trong đời vua Nhân Tông lại còn giặc Lào, thường hay sang quấy nhiễu ở chỗ biên thùy, bởi vậy năm canh dần (1290) vua Nhân Tông lại phải ngự giá đi đánh Lào.
  59. Việc Văn Học Đời vua Nhân-tông có nhiều giặc-giã, tuy vậy việc văn học cũng hưng-thịnh lắm. Xem bài hịch của Hưng Đạo vương, thơ của ông Trần Quang Khải và của ông Phạm Ngũ Lão thì biết là văn chương đời bấy giờ có khí lực mạnh mẽ lắm.
  60. Việc Văn Học Lại có quan Hình bộ Thượng thư là ông Nguyễn Thuyên khởi đầu dùng chữ Nôm mà làm thơ phú. Ông Nguyễn Thuyên là người Thanh lâm, tỉnh Hải Dương, có tiếng tài làm văn như ông Hàn Dũ bên Tàu ngày xưa, bởi vậy vua cho đổi họ là Hàn. Về sau người mình theo lối ấy mà làm thơ, gọi là Hàn luật.
  61. Việc Văn Học Năm quý tỵ (1293) Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử tên là Thuyên, rồi về Thiên trường làm Thái thượng hoàng. Nhân Tông trị vì được 14 năm, nhường ngôi được 13 năm, thọ 51 tuổi.
  62. • Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Văn như bọn ông Trương Hán Siêu, võ như ông Phạm Ngũ Lão đều là người có tài trí cả. Phạm Ngũ Lão là người làng Phù Ủng, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hải Dương, trước theo Trần Hưng Đạo Vương đánh giặc Nguyên, lập được công to. Triều đình trọng dụng cho làm đại tướng. Ngũ Lão trị quân có kỷ luật, đãi tướng hiệu như người nhà, ở với sĩ tốt cùng chịu cam khổ, cho nên vẫn gọi quân của ông ấy là phụ tử chi binh, đánh đâu được đấy, thành một người danh tướng nước Nam ta.
  63. • Ông Phạm Ngũ Lão đã giỏi nghề võ, lại hay nghề văn, thường ngâm bài thơ thuật hoài sau này: Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
  64. Sự Giao Thiệp Với Chiêm Thành Nước Chiêm Thành đối với An Nam từ ngày nhà Trần lên làm vua, hai nước không có điều gì lôi thôi. Đến khi Nhân Tông đi đánh Lào trở về, thì bỏ đi tu, trước ở chùa Võ Lâm (làng Võ Lâm, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), sau về ở An Tử Sơn (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên).
  65. Sự Giao Thiệp Với Chiêm Thành Năm tân sửu (1301) Thượng Hoàng đi sang Chiêm Thành sang phong cảnh, có ước gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Được ít lâu Chế Mân cho người đưa vàng bạc và các sản vật sang cống và xin cưới. Triều thần có nhiều người không thuận. Chế Mân lại xin dâng Châu Ô và Châu Rí để làm lễ cưới, bấy giờ Anh Tông mới quyết ý thuận gả. Đến tháng sáu năm bính ngọ (1306) cho công chúa về Chiêm Thành.
  66. Sự Giao Thiệp Với Chiêm Thành Sang năm sau (1307) vua Anh Tông thu nhận hai Châu Ô và Châu Rí, đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, rồi sai quan là Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý và đặt quan cai trị.
  67. Sự Giao Thiệp Với Chiêm Thành Huyền Trân Công Chúa lấy Chế Mân chưa được một năm thì Chế Mân mất, mà theo tục Chiêm Thành, hễ khi vua đã chết, thì các hậu phải hỏa thiêu chết theo. Anh Tông được tin ấy, sai Trần Khắc Chung, giả mượn tiếng vào thăm để tìm kế đưa công chúa về.
  68. Trần Dụ Tông (1341-1369) Niên hiệu: Thiệu Phong (1341 - 1357) Đại Trị (1358-1369)
  69. Việc Chính Trị Hiến Tông không có con, Minh Tông thượng hoàng lập người em tên là Hạo lên làm vua, tức là vua Dụ Tông. Trong những năm Thiệu Phong, là mười mấy năm đầu, tuy Dụ Tông làm vua, nhưng quyền chính trị ở Minh Tông thượng hoàng quyết đoán cả, cho nên dẫu có phải mấy năm tai biến mất mùa đói khổ, nhưng việc chính trị còn có thứ tự.
  70. Việc Chính Trị Từ năm Đại Trị nguyên niên (1358) trở đi, Thượng Hoàng mất rồi, bọn cựu thần như ông Trương Hán Siêu, ông Nguyễn Trung Ngạn cũng mất cả, từ đó việc chính trị bỏ trễ nãi. Kẻ gian thần mỗi ngày một đắc chí. Ông Chu Văn An là một nhà danh nho thời bấy giờ và đang làm quan tại triều, thấy chính trị bại hoại, làm sớ dâng lên xin chém bảy người quyền thần. Vua không nghe, ông ấy bỏ quan về ở núi Chí Linh.
  71. Sự Giao Thiệp Với Chiêm Thành Nước Chiêm Thành đối với An Nam từ ngày nhà Trần lên làm vua, hai nước không có điều gì lôi thôi. Đến khi Nhân Tông đi đánh Lào trở về, thì bỏ đi tu, trước ở chùa Võ Lâm (làng Võ Lâm, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), sau về ở An Tử Sơn (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên).
  72. Trần Duệ Tông (1372-1377) Niên-hiệu: Long Khánh
  73. Việc Chính Trị Thái Tử Kính lên ngôi, tức là vua Duệ Tông, lập Lê Thị làm hoàng hậu (Lê Thị là em họ Quý Ly). Duệ Tông có tính quyết đoán hơn Nghệ Tông, nhưng mà quyền bính vẫn ở tay Nghệ Tông thượng hoàng cả.
  74. Việc Chính Trị Bấy giờ quân Chiêm Thành cứ sang quấy nhiễu mãi, vua Duệ Tông quyết ý đi đánh báo thù, bèn hạ chiếu luyện tập quân lính, làm chiến thuyền, và tích lương thảo để phòng việc chinh chiến, rồi đặt thêm quân hiệu, cho Quý Ly làm Tham mưu quân sự;
  75. Việc Chính Trị Đổi đất Hoan Châu làm Nghệ An, Diễn Châu làm Diễn Châu Lộ, Lâm Bình Phủ làm Tân Bình Phủ, rồi sai quan bắt dân sửa sang đường sá tự Cửu Chân (Thanh Hóa) cho đến huyện Hà Hoa (tức là huyện Kỳ Anh bây giờ).
  76. Sự Thi Cử Tuy bấy giờ lo việc võ bị nhiều, nhưng cũng không quên việc văn học; năm giáp dần (1374) mở khoa thi tiến sĩ, lấy hơn 50 người cho áo mão vinh quy. Trước vẫn có thi thái học sinh, đến bấy giờ mới đổi ra là thi tiến sĩ.
  77. NHÀ TRẦN (1225-1400) Với 12 đời Vua, quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long.
  78. I. Trần Thái Tông (1225-1258) II. Trần Thánh Tông (1258-1278) III. Trần Nhân Tông (1279-1293) IV. Trần Anh Tông (1293-1314) V. Trần Minh Tông (1314-1329) VI. Trần Hiến Tông (1329-1341)
  79. VII.Trần Dụ Tông (1341-1369) VIII.Trần Nghệ Tông (1370-1372) IX. Trần Duệ Tông (1372-1377) X. Trần Phế Đế (1377-1388) XI. Trần Thuận Tông (1388-1398) XII.Trần Thiếu Đế (1398 - 1400)
  80. Lê Quý Ly mưu sự thoán đoạt 1. Việc tài chánh 2. Việc học hành 3. Việc cai trị 4. Lập Tây Đô 5. Sự phế lập: Trần Thiếu Đế
  81. Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị • Ở trong triều thì Quý Ly định lại phẩm phục của các quan; nhất phẩm mặc áo sắc tía; nhị phẩm sắc đỏ; tam phẩm sắc hồng; tứ phẩm sắc lục; ngũ lục, thất phẩm sắc biếc; bát, cửu phẩm sắc sanh; vô phẩm và hoằng nô sắc trắng.
  82. Ở ngoài thì cải các Lộ làm Trấn, và đặt thêm quan chức ở Lộ, Phủ, v.v Thanh Hóa đổi ra Thanh Đô Trấn; Quốc Oai là Quảng Oai Trấn; Đà Giang Lộ là Thiên Hưng Trấn; Nghệ An Lộ là Lâm An Trấn; Tràng An Lộ là Thiên Quan Trấn; Diễn Châu Lộ là Vọng Giang Trấn; Lạng Sơn Phủ là Lạng Sơn Trấn; Tân Bình Phủ là Tây Bình Trấn. Và bỏ các ti xã, chỉ để quản giáp như cũ mà thôi.
  83. Tổ chức hành chính địa phương thời Qúy Ly Triều đình TW ĐẠI VIỆT Trấn Lộ => Trấn Phủ Châu Châu Hương Huyện Lĩnh Úy, Chủ Bạ Xã
  84. ĐẠI VIỆT Triều đình TW LỘ => Trấn Phủ Trấn (An Phủ Sứ) Trấn Phủ Sứ Trấn phủ HUYỆN HUYỆN CHÂU (Huyện lệnh) (Huyện lệnh) (Tri Châu) Hương Hương Hương Hương trưởng Hương trưởng Hương trưởng Xã Xã Xã xã quan xã quan xã quan
  85. • Ở các lộ, phủ, châu, huyện thì đặt lại quan chức. Lộ thì đặt chánh phó An phủ sứ; phủ thì đặt chánh phó Trấn Phủ Sứ; châu thì đặt Thông phán, Thiêm phán; huyện thì đặt Lĩnh Úy, Chủ Bạ. Lộ coi phủ coi châu, châu coi huyện. Lộ nào cũng phải có một tập sổ sách về những việc đinh, điền, kiện tụng, đến cuối năm thì đệ về Kinh để kê cứu.
  86. Lập Tây Đô Quý Ly định dời Kinh Đô vào Thanh Hóa cho dễ đường thoán đoạt, bèn sai quan vào xây thành Tây Đô ở động Yên Tôn (nay còn di tích ở xã Yên Tôn, huyện Vĩnh Lộc, tục gọi là Tây Giai).
  87. Lập Tây Đô Đến năm Bính tý (1396) Quý Ly bắt Thuận Tông phải dời kinh về Tây Độ Qua tháng ba năm sau, Quý Ly lập mưu cho người đạo sĩ vào trong cung xui Thuận Tông nhường ngôi mà đi tu tiên. Thuận Tông phải nhường ngôi cho con, rồi đi tu tiên ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa).
  88. Sự Phế Lập: Trần Thiếu Đế (1398 - 1400) • Quý Ly bắt Thuận Tông nhường ngôi rồi, lập Thái Tử là Án lên làm vua. Thái tử bấy giờ mới có 3 tuổi, tức là Thiếu Đế, niên hiệu là Kiến Tân. Lê Quý Ly làm phụ chính tự xưng làm Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, rồi sai người giết Thuận Tông đi.
  89. Sự Phế Lập: Trần Thiếu Đế (1398 - 1400) • Bấy giờ triều đình có những người như là Thái Bảo Trần Nguyên Hản, Thượng tướng quân là Trần Khát Chân lập hội để mưu trừ Quý Ly, chẳng may sự lộ ra, bị giết đến hơn 370 người.
  90. • Lê Quý Ly lại xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng, ở cung Nhân Thọ, ra vào dùng nghi vệ của Thiên Tử. Đến tháng hai năm canh thìn (1400) Quý Ly bỏ Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua thay ngôi nhà Trần.
  91. • Nhà Trần làm vua nước Nam ta kể từ Trần Thái Tông đến Trần Thiếu Đế, với 12 ông vua, được 175 năm, công việc trong nước sửa sang được nhiều, chính trị luật lệ đều chỉnh đốn lại, học hành thi cử thì mở mang rộng thêm ra. Lại chống với nhà Nguyên giữ được giang sơn, lấy đất Chiêm Thành mở thêm bờ cõi, thật là có công với nước Nam. Nhưng chỉ có điều luân thường trong nhà thì bậy: cô cháu, anh em, trong họ cứ lấy lẫn nhau, thật là trái với thế tục.
  92. • Còn như cơ nghiệp nhà Trần xiêu đổ là tại vua Duệ Tông và vua Nghệ Tông. Dụ Tông thì hoang chơi, không chịu lo gì đến việc nước và lại làm loạn cả cương kỷ để đến nổi dân nghèo nước yếu. Nghệ Tông thì không biết phân biệt hiền gian để kẻ quyền thần được thế làm loạn, thành ra tự mình nối giáo cho giặc, tự mình làm hại nhà mình vậy.
  93. Hành chính Nhà nước thời nhà HỒ