Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Chương 2: Hành chính Nhà nước trong thời kỳ chống xâm lược và đồng hoá của phong kiến phương Bắc (từ năm 208 TCN đến thế kỷ thứ X)

ppt 111 trang phuongnguyen 5210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Chương 2: Hành chính Nhà nước trong thời kỳ chống xâm lược và đồng hoá của phong kiến phương Bắc (từ năm 208 TCN đến thế kỷ thứ X)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_hanh_chinh_nha_nuoc_viet_nam_chuong_2_hanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Chương 2: Hành chính Nhà nước trong thời kỳ chống xâm lược và đồng hoá của phong kiến phương Bắc (từ năm 208 TCN đến thế kỷ thứ X)

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH Môn học: Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam ThS. Nguyễn Xuân Tiến Tel: 0913 968 965 Email:xtiennapa@yahoo.com
  2. Chương 2 Hành chính Nhà nước trong thời kỳ chống xâm lược và đồng hoá của phong kiến phương Bắc (từ năm 208 trước công nguyên đến thế kỷ thứ X)
  3. I. Triệu Đà xâm lược nước ta và tổ chức hành chính Nhà nước Nam Việt II. Nhà Hán bành trướng về phương Nam và tổ chức hành chính ở nước ta trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng III. Hai Bà Trưng khởi nghĩa và tái lập bộ máy hành chính của Nhà nước tự chủ IV. Tổ chức hành chính ở nước ta từ năm 43 đến thế kỷ thứ X V. Chính sách cai trị của phương Bắc áp dụng ở nước ta
  4. I. Triệu Đà xâm lược nước ta và tổ chức hành chính Nhà nước Nam Việt
  5. • Năm 207 tr.CN, Triệu Đà là tướng nhà Tần làm Quận úy quận Hải Nam chiếm được Âu Lạc, đã sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, thôn tính luôn hai quận Quế Lâm và quận Tượng của Nhà Tần lập nên nước Nam Việt. • Triệu Đà xưng Vua, lấy hiệu là Triệu Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung.
  6. Triệu Đà và Nam Việt
  7. Nhà nước Nam Việt – thời gian tồn tại Từ năm 207 Đến năm 110 Công nguyên Nhà nước Nam Việt Phiên Ngung Thời đại Triệu Vũ Vương Kinh đô (Triệu Đà) (Quảng Đông)
  8. Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị • Thiết lập bộ máy cai trị trong cả nước theo mô hình Tần – Hán. Là kiểu nhà nước nô lệ điển hình đang trong quá trình phong kiến hóa.
  9. Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị • Đặc trưng của chế độ phong kiến hóa là: – Lãnh chúa phong kiến được tham gia vào bộ máy hành chính; – Các chủ nô, các thế lực quân sự cũng được chuyển hóa thành các lãnh chúa phong kiến và được tham gia vào bộ máy hành chính để cai quản xã hội.
  10. Cách phân chia và sắp xếp các đơn vị hành chính ở Trung ương và địa phương. -Tổ chức bộ máy hành chính
  11. Tổ chức hành chính thời nhà Triệu Nhà Triệu (VUA) Quận Quận (Thái thú) (Quan sứ ở Giao Chỉ, Cửu Chân) Bộ Lạc Bộ Lạc Bộ Lạc (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) Kẻ Kẻ Kẻ làng Việt cổ làng Việt cổ làng Việt cổ (già làng, (già làng, (già làng, Già bản) Già bản) Già bản)
  12. • Ở Trung ương: Triệu Đà nắm quyền tối cao về mọi lĩnh vực, năm 206 tr.CN xưng Vương, năm 103 tr.CN xưng Đế là danh xưng cao nhất đại diện cho thể chế phong kiến Trung ương tập quyền. Nhà Triệu duy trì chế độ thế tập cha truyền con nối ngôi vua được 5 đời.
  13. • Nhà triệu luôn chăm lo xây dựng bộ máy hành chính- quân sự để cai trị đất nước và tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phạt. • Vua là ngôi vị nắm quyền cao nhất, Vua còn lập các ngôi vị Thái Hậu, Hoàng Hậu, chức vụ Thừa Tướng, Tể Tướng chăm lo cho tất cả việc triều chính từ đối nội, đối ngoại cho đến việc binh bị chiến tranh.
  14. Về hành chính các cấp ở địa phương • Chia Nam Việt thành 7 quận gồm: Nam Hải, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật nam. Phần lãnh thổ nước ta chia làm 3 quận: Giao Chỉ (phần Bắc bộ ngày nay), Cửu Chân (vùng từ Thanh Hóa đến hết Hà Tỉnh), Nhật Nam (Quảng Bình – Quảng Trị).
  15. Bản đồ Lĩnh Nam (Thế kỷ 1 Tây Lịch)
  16. • Đứng đầu quận là Thái Thú, riêng Giao Chỉ và Cửu Chân (lãnh thổ nước ta) thì đặt chức Quan Sứ (là sứ giả của nhà Triệu trực tiếp cai trị). Quan Sứ được bổ nhiệm từ Phiên Ngung, thực hiện nhiệm vụ thu thuế và các khoản cống nộp của dân để tổ chức vận chuyển về triều đình. • Phần đất của quận Nhật Nam (từ Đèo Ngang trở vào) nằm ngoài sự cai trị của nhà Triệu.
  17. • Dưới cấp hành chính quận vẫn duy trì cấp hành chính Bộ Lạc như thời Hùng Vương – An Dương Vương. • Chế độ Lạc tướng, Lạc hầu vẫn theo thế tập cha truyền con nối.
  18. Tổ chức hành chính Dưới cấp hành chính quận vẫn duy trì thời Hùng Vương - An Dương Vương QUẬN (Thái thú)-(Quan sứ ở Giao Chỉ, Cửu Chân) (Lạc hầu, Lạc Bộ Lạc Bộ Lạc tướng) (Bồ đinh, Bồ Bồ Chính Bồ Chính Bồ Chính chính) (Già làng, già bản, bơ lão) Kẻ Kẻ Kẻ
  19. Tổ chức hành chính thời nhà Triệu Nhà Triệu (VUA) Quận Quận (Thái thú) (Quan sứ ở Giao Chỉ, Cửu Chân) Bộ Lạc Bộ Lạc Bộ Lạc (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) Kẻ Kẻ Kẻ làng Việt cổ làng Việt cổ làng Việt cổ (già làng, (già làng, (già làng, Già bản) Già bản) Già bản)
  20. Các đơn vị hành chính cấp cơ sở • Các đơn vị hành chính cấp cơ sở “Kẻ” – làng Việt cổ hầu như còn giữ nguyên truyền thống kinh tế - văn hóa – phong tục vẫn được bảo lưu. Đứng đầu “kẻ” – làng Việt cổ vẫn là “Già Làng”, “Già Bản” theo kiểu lệ làng.
  21. Về quân sự • Nhà triệu đặt bên cạnh các Quan Sứ là các đồn trú với đội ngũ quân sỹ do quan võ chỉ huy để giúp Quan Sứ kiểm soát các Lạc hầu, Lạc tướng và các khu vực trong quận.
  22. QUẬN (Thái thú)-(Quan sứ) Đội ngũ quân sỹ do quan võ chỉ huy để giúp Quan Sứ kiểm soát các Lạc hầu, Lạc tướng và các khu vực trong quận (Lạc hầu, Lạc Bộ Lạc Bộ Lạc tướng) (Bồ đinh, Bồ Bồ Chính Bồ Chính Bồ Chính chính) (Già làng, già Kẻ Kẻ Kẻ bản, bơ lão)
  23. Triệu Đà và Nam Việt
  24. Bản đồ Lĩnh Nam (Thế kỷ 1 Tây Lịch)
  25. Địa bàn sinh sống của các bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt [3,19]
  26. Vị trí nước Âu Lạc thời đại Hùng Vương [3,22]
  27. II. Nhà Hán bành trướng về phương Nam và tổ chức hành chính ở nước ta trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  28. • Nhà Tây Hán thu phục toàn bộ đất đai Nam Việt trong khoảng 2 năm (111-110 tr.CN). • Nhà Tây Hán thiết lập chế độ hành chính quận, huyện theo mô hình nhà hán. • Nhà Hán chia Nam Việt thành 9 quận: Chu Nhai, Đạm Nhỉ, Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngõ, và 3 quận thuộc vùng đất Văn Lang – Âu Lạc xưa là Giao Chỉ , Cửu Chân , Nhật Nam.
  29. Bản đồ Lĩnh Nam (Thế kỷ 1 Tây Lịch)
  30. Hành chính ở nước ta trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng Từ năm 110 Từ năm 40 Công nguyên Đến Năm 43 Khởi nghĩa HAI BÀ TRƯNG Thời đại nhà HÁN (đóng Đô Mê Linh) (Hán Vũ Đế)
  31. Tổ chức lại bộ máy • Năm 106 tr. CN Nhà Hán phân chia cấp quận thành các đơn vị hành chính cấp huyện thay cho Bộ Lạc (Triệu Đà – Nam Việt) • Ba quận Giao Chỉ , Cửu Chân , Nhật Nam chia thành 22 huyện. – Giao Chỉ : 10 huyện – Cửu Chân : 7 huyện – Nhật Nam: 5 huyện
  32. • Giao chỉ là quận lớn nhất trong các quận nên đặt chức Thứ Sử đứng đầu • Các quận khác đặt chức Thái Thú đứng đầu cùng với Thái Thú có chức quan Đô Úy là quan Võ nắm trong tay một số quân lính đồn trú cai quản quận.
  33. Nhà Hán (VUA) Quận (Thái Thú/Quận Thừa – Đô Uý (Võ)) Quận Có các Tào giúp việc (Thứ Sử ở Giao Chỉ) HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) Kẻ - làng Kẻ - làng Kẻ - làng Kẻ - làng Kẻ - làng Kẻ - làng Việt cổ Việt cổ Việt cổ Việt cổ Việt cổ Việt cổ (già làng, (già làng, (già làng, (già làng, (già làng, (già làng, Già bản) Già bản) Già bản) Già bản) Già bản) Già bản)
  34. Tổ chức hành chính thời nhà Triệu Nhà Triệu (VUA) Quận Quận (Thái thú) (Quan sứ ở Giao Chỉ, Cửu Chân) Bộ Lạc Bộ Lạc Bộ Lạc (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) Kẻ Kẻ Kẻ làng Việt cổ làng Việt cổ làng Việt cổ (già làng, (già làng, (già làng, Già bản) Già bản) Già bản)
  35. Tổ chức hành chính thời nhà HÁN Nhà Hán (VUA) Quận Quận (Thái Thú/Quận Thừa – Đô Uý (Võ)) (Thứ Sử ở Giao Chỉ) Có các Tào giúp việc HUYỆN HUYỆN HUYỆN (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) Kẻ Kẻ Kẻ làng Việt cổ làng Việt cổ làng Việt cổ (già làng, (già làng, (già làng, Già bản) Già bản) Già bản)
  36. Bộ máy hành chính cấp quận • Bên cạnh Thái Thú còn đặt chức Quận Thừa để giúp việc và thay mặt quan Thái Thú khi đi vắng. • Bộ máy giúp quan Thái Thú là các Tào phụ trách các mãng công việc. Đứng đầu các tào là các quan duyên sử. Trong mỗi tào có nhiều nhân viên giúp việc trông coi những công việc hành chính khác nhau.
  37. QUẬN Thứ sử (quận Giao Chỉ) Thái thú các quận khác Quan Văn Quan Võ (Quận Thừa) (Đô Uý) Các TÀO giúp việc
  38. Các quan • Thứ sử (quận Giao Chỉ) • Thái thú các quận khác • Quận Thừa • Đô Uý Đều là người HÁN
  39. Bộ máy hành chính cấp huyện • Dưới cấp quận là hành chính cấp huyện • Đứng đầu là Huyện Lệnh, ăn lương của nhà nước được tính bằng thóc, tùy huyện lớn hay bé mà huyện lệnh được hưởng thóc nhiều hay ít. • Các quận Giao Chỉ , Cửu Chân , Nhật Nam thì các chức Huyện Lệnh do các Lạc Hầu, Lạc Tướng nắm giữ, nhà Hán chưa thể khống chế được cấp huyện.
  40. HUYỆN (Lạc hầu/lạc tướng) Huyện Lệnh Quan Văn Quan Võ (Viên Thừa) (Viên Uý) Các TÀO giúp việc
  41. Thời Thời Nhà Triệu Nhà HÁN HUYỆN BỘ LẠC (Lạc hầu/lạc tướng) (Lạc hầu/lạc tướng) Huyện Lệnh
  42. Tổ chức hành chính thời nhà HÁN Thời Thời Nhà TRIỆU Nhà HÁN Quận Quận BỘ LẠC HUYỆN (lạc tướng) (Huyện lệnh) Kẻ Kẻ làng Việt cổ làng Việt cổ (già làng, (già làng, Già bản) Già bản)
  43. • Bên cạnh huyện lệnh có một quan Văn gọi là Viên Thừa và hai quan Võ gọi là Viên Úy. • Bộ máy cấp huyện cũng có các Tào giúp đảm trách các công việc khác nhau.
  44. HUYỆN (Lạc hầu/lạc tướng) Huyện Lệnh Quan Văn Quan Võ (Viên Thừa) (Viên Uý) Các TÀO giúp việc
  45. Cấp hành chính cơ sở • “Kẻ” và làng Việt cổ • Vẫn cơ cấu tổ chức theo tục lệ thuần Việt. • Sức sống của làng Việt cổ các “Kẻ” vẫn duy trì được bản sắc truyền thống mạnh mẽ của mình trước chính sách đồng hóa của nhà Hán.
  46. Về chính sách Các chính sách cai trị của Nhà nước • Nhà hán dùng chính sách “Dĩ Di công Di” trong cai trị hành chính từ cấp huyện đến cấp cơ sở.
  47. Tổ chức hành chính thời nhà HÁN ở nước ta Triều đình nhà Hán Quận Quận Quận Nhật Nam Giao Chỉ Cửu Chân HUYỆN HUYỆN (Huyện lệnh) (Huyện lệnh) Kẻ Kẻ làng Việt cổ làng Việt cổ
  48. III. Hai Bà Trưng khởi nghĩa và tái lập bộ máy hành chính của Nhà nước tự chủ
  49. Hai bà trưng khởi nghĩa • Cuộc khởi nghĩa hai bà trưng thắng lợi đã giải phóng 56 huyện thuộc 7 quận đất liền của nước Nam Việt ra khỏi ách đô hộ của nhà Hán.
  50. Hành chính ở nước ta trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng Từ năm 110 Từ năm 40 Công nguyên Đến Năm 43 Khởi nghĩa HAI BÀ TRƯNG Thời đại nhà HÁN (đóng Đô Mê Linh) (Hán Vũ Đế)
  51. • Hai bà trưng đã tái lập một nền hành chính của nhà nước tự chủ của Dân tộc ta sau mấy năm chịu cai trị của nhà HÁN. Làm vua đóng đô ở Mê Linh.
  52. Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị (QLNN) • Trưng Vương lên ngôi, thiết lập bộ máy cai trị của triều đình nhà nước tự chủ. • Triều đình Trưng Vương là tượng trưng của nền độc lập dân tộc.
  53. • Trưng Vương bắt tay ngay vào việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý , điều hành đất nước, ban hành các chính sách để ổn định và phát triển cuộc sống của nhân dân.
  54. Tổ chức hành chính ở Trung ương và địa phương • Triều đình Trưng Vương có các chức như: • Tả tướng • Hữu tướng • Tướng tiên phong • Đại tướng • Bộ máy được tổ chức theo mô hình hành chính quân sự.
  55. Sự phân vùng lãnh thổ, dân số. (phân giới, địa giới hành chính) • Trên danh nghĩa thống nhất một cõi gồm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và cả các Huyện phía Nam của Quảng Đông – Quảng Tây (Trung Quốc). • Tuy nhiên thời gian ngắn, buổi ban đầu dựng nước, triều đình Trưng Vương chưa thể kiểm soát hoàn toàn được hết toàn bộ các địa dư lãnh thổ hành chính trên.
  56. Các chính sách của Triều đình Trưng Vương Ban chính sách không thu thuế hộ, thuế điền cho 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân hai năm.
  57. Các chính sách của Triều đình Trưng Vương Ban hành những chính sách để giải quyết ổn định cuộc sống cho nhân dân và phát Triển Kinh tế-xã hội.
  58. • Đến năm 43, nhà nước tự chủ của triều đình Trưng Vương bị ngoại xâm đánh bại. Đất nước ta lại rơi vào vòng nô lệ, áp bức của nhà Đông Hán.
  59. IV. Tổ chức hành chính ở nước ta từ năm 43 đến thế kỷ thứ X
  60. Nhà nước ta thời gian tồn tại CN Từ năm 43 Đến thế kỷ X Thời Hán
  61. Hành chính nước ta dưới thời Đông Hán • Bộ máy hành chính cấp huyện, bỏ chính sách “Dĩ Di Công Di” bổ nhiệm các quan lại người Hán xuống trực tiếp cai trị. • Các Lạc Hầu, Lạc Tướng thế tập giữ chức Huyện lệnh thời Tây Hán bị bãi bỏ.
  62. Hành chính nước ta dưới thời Đông Hán Sự phân vùng lãnh thổ, (Cương vực, địa giới hành chính) • Địa giới hành chính nước ta là thuộc 3 quận trong 9 quận của bộ Giao Chỉ. • Quận Giao Chỉ: có 12 huyện • Quận Cửu Chân : có 5 huyện. • Quận Nhật Nam: có 5 huyện
  63. Hành chính nước ta dưới thời Đông Hán • Năm 103, nhà Hán đổi bộ Giao Chỉ thành Giao Châu mục đích nhằm sát nhập Giao Chỉ vào nội thuộc Trung Quốc bao gồm cả vùng 9 quận rộng lớn từ Trung bộ Việt Nam ngày nay sang đến vùng Nam Lưỡng quảng Trung Quốc ngày nay.
  64. Thời Thời Nhà HÁN Nhà HÁN (Tây Hán) (Đông Hán) GIAO CHỈ Năm 103 GIAO CHÂU (bao gồm 9 quận)
  65. • Nhà Hán đẩy mạnh chính sách di dân, đưa người Hán sang sống xen kẽ với dân Việt, bắt người Việt theo luật pháp của người Hán và xử sự theo phong tục người Hán. Chúng mở lớp học chữ Hán, truyền bá tư tưởng “Thần phục Thiên Tử”, “Quy phục Thiên triều”.
  66. Các chính sách Kinh tế dưới thời Đông Hán Về chính sách kinh tế: Nhà Hán tiếp tục bóc lột bằng tô thuế và cống nộp sừng tê, ngà voi, trầm hương, ngọc trai, đồi mồi, san hô và các loại sản phẩm quý giá khác
  67. Hành chính nước ta ở thời kỳ từ giữa thế kỷ III đến giữa thế kỷ VI • Năm 246, thời thuộc Ngô, lãnh thổ Giao Châu gồm 9 quận trước đây bị thu hẹp lại còn phần đất thuộc 4 quận là quận Giao chỉ, quận Cửu Chân, quận Nhật Nam và quận Hợp Phố. Phần đất thuộc 5 quận còn lại của giao châu được gọi là Quảng Châu.
  68. Hành chính nước ta ở thời kỳ từ giữa thế kỷ III đến giữa thế kỷ VI CN Từ thế kỷ III Đến thế kỷ VI Thời nhà Ngô Thời nhà Tống Thời nhà Tề Thời nhà Lương
  69. • Năm 271, nhà Ngô cắt đất lập ra một quận mới là quận Cửu Đức (thuộc Đức Thọ - Hà Tĩnh ngày nay).
  70. • Thời kỳ Nam-Bắc triều, năm 471 nhà Tống đặt thêm hai quận Nghĩa Xương và Tống Bình (thuộc khu vực Hà Nội ngày nay). Thời thuộc Tống, nhà Tống chia Giao Châu ra làm 8 quận: Giao Chỉ, Vũ Bình, Tân Xương, Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, Nghĩa Xương, Tống Bình. Trụ sở của Giao Châu đặt tại Long Biên.
  71. • Đầu năm 485, nhà Tề thay thế nhà Tống. nhà Tề cất quân sang chiếm lại Giao Châu. Sang thế kỷ thứ VI, nhà Lương thay nhà Tề thống trị Giao Châu. Nhà Lương lại tiến hành cải cách hành chính, sắp xếp lại các đơn vị hành chính, chia nhỏ các Châu và nâng cấp một số đơn vị Quận lên thành cấp Châu.
  72. Thời Nhà Lương Nâng cấp CHÂU một số QUẬN
  73. Tổ chức hành chính thời nhà LƯƠNG ở nước ta Triều đình nhà Lương CHÂU CHÂU CHÂU HUYỆN HUYỆN (Huyện lệnh) (Huyện lệnh) Kẻ Kẻ làng Việt cổ làng Việt cổ
  74. • Năm 523, nhà Lương chia đất Giao Châu (Bắc Bộ ngày nay) lập thành Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay) và hai CHÂU mới là Lợi Châu và Minh Châu, đổi tên quận Cửu Đức (vùng Hà Tĩnh) nâng cấp lên thành Châu Đức.
  75. • Năm 553, nhà Lương cắt một phần đất của quận Giao Châu ở vùng ven biển lập ra Châu Hoàng (Quảng Ninh ngày nay),
  76. • Như vậy về hành chính thời kỳ này nước ta gồm 6 châu: Giao Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay), Hoàng Châu (ven biển Bắc Bộ ngày nay), Lợi Châu, Minh Châu (vùng Nghệ An ngày nay), Đức Châu (vùng Hà Tĩnh ngày nay).
  77. Chính quyền tự chủ của nhà nước Vạn Xuân (nhà Tiền Lý 544-602) CN Từ năm 544 Đến năm 548 • Lý Nam Đế (544-548) • Niên hiệu là Thiên Đức • Quốc hiệu là Vạn Xuân • Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  78. Chính quyền tự chủ của nhà nước Vạn Xuân (nhà Tiền Lý 544-602) • Tháng 2 năm Gíap Tý (544) khởi nghĩa thăng lợi, Lý Bí chính thức lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế, Lý Nam đế – Nam Việt đế, lấy niên hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với mong ước nền xã tắc truyền đến muôn đời. Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  79. Chính quyền tự chủ của nhà nước Vạn Xuân (nhà Tiền Lý 544-602) CN Từ năm 544 Đến năm 602 1.Lý Nam Đế (544-548) 2.Triệu Việt Vương (549-571) 3.Hậu Lý Nam Đế (571-602)
  80. • Triệu Việt Vương (549-571) • Hậu Lý Nam Đế (571-602): Lý Phật Tử lên ngôi xưng là Hậu Lý Nam Đế. Đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc – Việt Trì). • Năm 602 Lý Phật Tử đầu hàng Nhà Tùy.
  81. Hành chính nước ta dưới thời đô hộ Tùy - Đường (603-939) CN Từ năm 603 Đến năm 939 1.Nhà Tùy (589-617) 2.Nhà Đường (618-907) 3.Đời Ngũ Qúy (907-939)
  82. Hành chính nước ta dưới thời đô hộ Tùy - Đường • Tùy Dưỡng Đế (670) đã thay đổi đơn vị hành chính bỏ cấp Châu của nhà Lương và đặt lại chế độ Quận, Huyện. Nước ta thời nhà Tùy thuộc Giao Châu có các quận huyện sau:
  83. Thời Nhà Tùy Đặt lại Quận, Bỏ cấp Châu Huyện
  84. Tổ chức hành chính thời nhà TÙY ở nước ta Triều đình nhà TÙY Quận Quận Quận Nhật Nam Giao Chỉ Cửu Chân HUYỆN HUYỆN (Huyện lệnh) (Huyện lệnh) Kẻ Kẻ làng Việt cổ làng Việt cổ
  85. Nước ta thời nhà Tùy thuộc Giao Châu có các quận huyện sau: • Quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 9 huyện • Quận Cửu Chân (Thanh Hóa) có 7 huyện. • Quận Nhật Nam ( Nghệ-Tĩnh) có 8 huyện. • Quận Tỉ Cảnh (đất Ba Châu của Lâm ấp) có 4 huyện • Quận Lâm Ấp (đất Ba Châu của Lâm Ấp) có 4 huyện.
  86. Triều đình Nhà Tùy Quận Quận Thứ Sử Thứ Sử HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) (lạc tướng) Kẻ - làng Kẻ - làng Kẻ - làng Kẻ - làng Kẻ - làng Kẻ - làng Việt cổ Việt cổ Việt cổ Việt cổ Việt cổ Việt cổ (già làng, (già làng, (già làng, (già làng, (già làng, (già làng, Già bản) Già bản) Già bản) Già bản) Già bản) Già bản)
  87. • Như vậy nước ta bấy giờ về đơn vị hành chính có 5 quận và 32 huyện. Về danh nghĩa, quận trực thuộc trực tiếp triều đình nhà Tùy ở Trung Quốc.
  88. • Năm Kỹ Mão (671) Đường Cao Tông bãi bỏ các quận do nhà Tùy đặt ra, khôi phục lại hệ thống các châu như thời Nam – Bắc Triều. Vùng lãnh thổ thuộc Châu Giao được chia làm 12 châu, 59 huyện, dưới huyện là hương và xã. Đại hương có 160 đến 500 hộ, tiểu hương có 40 đến 60 hộ, tiểu xã có 10 đến 30 hộ.
  89. Thời Nhà Đường Bỏ cấp Quận Đặt lại Châu
  90. Triều đình Nhà Đường Châu Châu Thứ Sử Thứ Sử HUYỆN HUYỆN HUYỆN (Huyện lệnh) (Huyện lệnh) (Huyện lệnh) Hương Hương Hương Hương trưởng Hương trưởng Hương trưởng Xã Xã Xã Xã trưởng Xã trưởng Xã trưởng
  91. Thời Nhà Đường Giao Châu An Nam đô hộ Phủ đô hộ phủ Cuối thế kỷ IX nhà Đường mới đặt Tiết độ sứ ở An Nam
  92. • Năm 769, nhà Đường đổi Giao Châu đô hộ Phủ thành An Nam đô hộ phủ, nước ta có tên An Nam từ đó.
  93. An Nam vẫn gồm 12 châu và 59 huyện, dưới huyện là hương, xã. • Giao Châu. • Phúc Lộc Châu • Phong Châu • Trang Châu • Trường Châu • Chi Châu. • Ái Châu • Võ Nga Châu • Diễn Châu • Võ An Châu • Hoan Châu • Lục Châu
  94. Các chính sách cai trị của nhà Đường • Đối với chính sách quản lý hành chính miền núi, nhà Đường đặt các châu “Ki Mi” (theo sự ràng buộc lỏng lẻo). • Dưới cấp huyện, nhà Đường đặt ra hai cấp hành chính là hương và xã. Hương là cấp hành chính trung gian giữa huyện và xã. Đứng đầu Hương có hương trưởng, đầu xã có xã trưởng.
  95. Các cuộc khởi nghĩa dành chính quyền tiêu biểu chống lại sự đô hộ của nhà Đường, xây dựng nhà nước tự chủ. (Đọc thêm) –Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan –Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng – Bố Cái Đại Vương.
  96. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA PHƯƠNG BẮC ÁP DỤNG Ở NƯỚC TA • Chính sách về chính trị. • Chính sách kinh tế • Chính sách văn hóa, tư tưởng
  97. Chính sách về chính trị CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA PHƯƠNG BẮC • Các triều đại phong kiến Trung Hoa lúc đầu còn duy trì các quan hệ cổ truyền của cơ cấu Âu Lạc.
  98. Chính sách về chính trị • Thiết chế hành chính thời Âu Lạc mà phong kiến phương Bắc cho rằng “lấy luật cũ (của người Việt) mà dùng” cũng bị thay thế và đi đến xóa bỏ bằng cách thay các Lạc Hầu, Lạc Tướng thế tập cai quản các địa phương bằng các quan lại bổ nhiệm từ Trung Hoa sang cai trị đến cấp huyện.
  99. Chính sách về chính trị • Các “Kẻ” là đơn vị hành chính cơ sở truyền thống bị thay thế bằng các đơn vị hành chính cơ sở mới theo thiết chế phương Bắc “hương” và “xã”.
  100. Chính sách về chính trị CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA PHƯƠNG BẮC Thực hiện chính sách “Dĩ Di Công Di”
  101. Chính sách về chính trị • Chính quyền đô hộ còn đẩy mạnh chính sách di dân, đưa người Hoa sang sống xen kẽ với cư dân lạc Việt để thực hiện việc kiểm soát và đồng hóa dân ta. • Chính sách “sát phu, hiếp phụ” để đồng hóa giống nòi.
  102. Chính sách kinh tế Các chính sách Kinh tế CỦA PHƯƠNG BẮC • Từng lớp quý tộc, địa chủ dựa vào thế lực chính quyền đô hộ để chiếm đoạt ruộng đất, lập điền trang, thái ấp, bóc lột nhân dân ta
  103. Chính sách kinh tế • Áp đặt chế độ thuế để bóc lột nhân dân ta. Các chính quyền đô hộ đặt ra các loại thuế như: Tô (thuế ruộng đất), Dung (thuế lao dịch), điệu (Thuế thủ công, thuế này đánh theo từng hộ, thường quy ra vải, lụa). Ngoài ra còn có các loại thuế khác gọi là thuế “ngoại xuất”.
  104. Chính sách kinh tế Các chính sách Kinh tế CỦA PHƯƠNG BẮC • Cống nạp cũng là một hình thức bóc lột kinh tế của chính quyền Đô hộ.
  105. Chính sách văn hóa, tư tưởng • Chính quyền đô hộ ra sức truyền bá tư tưởng, tôn giáo lớn của Trung Quốc, Ấn độ như: đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật vào nước ta. • Nho giáo (Khổng Tử, Mạnh Tử) • Phật giáo (Tất Đạt Đà) • Đạo Lão (Lão Tử) • Đạo Giáo (Trương Đạo Lăng)
  106. Nho giáo
  107. Nho giáo
  108. Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày những nét khái quát về chính sách cai trị của đô hộ Phong kiến áp đặt ở nước ta trong thời Bắc thuộc? • [GT,45]
  109. Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản về hành chính nhà nước của chính quyền tự chủ nhà nước Vạn Xuân thời Tiền Lý (544 – 602)? • [GT,37]
  110. Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày những nét chủ yếu của hành chính ở nước ta dưới thời đô hộ Tuỳ - Đường? • [GT,39]
  111. Hết chương II - Phần thứ nhất Bài tập: Suy nghĩ về các từ: Hồng Bàng, Lạc Hồng, Bách Việt, Lạc Việt, Hùng Vương, Nam Việt, An Nam, Giao Chỉ, Kinh Dương Vương, Thần Nông