Bài giảng Lắp ráp và bảo trì máy tính - Chương 2: Cơ bản về ổ cứng máy tính

pptx 38 trang phuongnguyen 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lắp ráp và bảo trì máy tính - Chương 2: Cơ bản về ổ cứng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lap_rap_va_bao_tri_may_tinh_chuong_2_co_ban_ve_o_c.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lắp ráp và bảo trì máy tính - Chương 2: Cơ bản về ổ cứng máy tính

  1. BÀI GIẢNG LẮP RÁP VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH CHƯƠNG 2: CƠ BẢN VỀ Ổ CỨNG MÁY TÍNH
  2. CHƯƠNG II: CƠ BẢN VỀ Ổ CỨNG MÁY TÍNH 2.1 Các chuẩn kết nối ổ cứng - Ổ đĩa cứng là thành phần không thể thiếu của một hệ thống máy tính. Nó là nơi lưu trữ hệ điều hành, cài đặt các phần mềm, tiện ích cũng như lưu trữ dữ liệu để sử dụng. -Hiện nay ổ cứng gắn trong có 2 chuẩn kết nối thông dụng là IDE và SATA 2.1.1 IDE (EIDE) Parallel ATA (PATA) hay còn được gọi là EIDE (Enhanced intergrated drive electronics) được biết đến như là 1 chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng hơn 10 năm nay. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 100 MB/giây.
  3. 2.1.2 SATA (Serial ATA) -SATA là kết quả của việc làm giảm tiếng ồn, tăng các luồng không khí trong hệ thống do những dây cáp SATA hẹp hơn 400% so với dây cáp IDE. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 150 - 300 MB/giây
  4. 2.1.3 USB (Universal Serial Bus) USB 2.0 là chuẩn kết nối ngoại vi cho hầu hết các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Loại kết nối này có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 480 MB/giây. Tốc độ duy trì liên tục khoảng từ 10 - 30 MB/giây, tuỳ thuộc vào những nhân tố khác nhau bao gồm loại thiết bị, dữ liệu được truyền tải và tốc độ hệ thống máy tính. 2.1.4 FireWire FireWire còn được gọi là IEEE 1394, là chuẩn kết nối xử lý cao cấp cho người dùng máy tính cá nhân và thiết bị điện tử. Giao diện kết nối này sử dụng cấu trúc ngang hàng và có 2 cấu hình: -FireWire 400 (IEEE 1394a) -FireWire 800 (IEEE 1394b)
  5. 2.2 Các phân vùng trên đĩa cứng 2.2.1 Chạy PartitionMagic Bạn phải khởi động máy tính MSDOS mode (dùng đĩa Hiren Boot thì mới có thể chạy PartitionMagic được. Màn hình chính của PartitionMagic như sau:
  6. - Trên cùng là Menu của chương trình, ngay phía dưới là ToolBar. - Tiếp theo là một loạt các khối “xanh xanh đỏ đỏ” biểu thị các partition hiện có trên đĩa cứng hiện thời của bạn. - Cuối cùng là bảng liệt kê chi tiết về thông số của các partition hiện có trên đĩa cứng. Nút Apply dùng để ghi các chỉnh sửa của bạn vào đĩa (chỉ khi nào bạn nhấn Apply thì các thông tin mới thực sự được ghi vào đĩa). Nút Exit thì chắc là bạn biết rồi! Nhấn vào Exit sẽ thoát khỏi chương trình
  7. Nếu bạn nhấn nút phải mouse lên 1 mục trong bảng liệt kê thì bạn sẽ thấy 1 menu như sau:
  8. 2.2.2 Tạo Partition: - Chọn phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê. Vào menu Operations rồi chọn Create - Hoặc click phải mouse lên phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê rồi chọn Create trên popup menu. Sau khi bạn chọn thao tác Create. Một dialog box (hộp thoại) sẽ xuất hiện:
  9. Trong phần Create as bạn chọn partition mới sẽ là Primary Partion hay là Logical Partition. Trong phần Partition Type bạn chọn kiểu hệ thống file (FAT, FAT32 ) cho Partition sẽ được tạo. Partition mới sẽ được tự động format với kiểu hệ thống file mà bạn chọn. Nếu bạn chọn là Unformatted thì chỉ có Partition mới được tạo mà không được format. Bạn cũng có thể đặt “tên” cho Partition mới bằng cách nhập tên vào ô Label. Phần Size là để bạn chọn kích thước cho Partition mới. Chú ý: nếu bạn cọn hệ thống file là FAT thì kích thước của Partition chỉ có thể tối đa là 2Gb.
  10. - Và cuối cùng, nếu như bạn chọn kích thước của partition mới nhỏ hơn kích thước lớn nhất có thể (giá trị lớn nhất trong ô Size) thì bạn có thể chọn để partition mới nằm ở đầu hoặc ở cuối vùng đĩa còn trống. Nếu bạn chọn Beginning of freespace thì phần đĩa còn trống (sau khi tạo partition) sẽ nằm tiếp ngay sau Partition mới, còn nếu bạn chọn End of free space thì phần đĩa còn trống sẽ nằm ngay trước Partition mới tạo. - Click vào nút OK là hoàn tất thao tác!
  11. 2.2.3 Format Partition Chọn 1 partition trong bảng liệt kê rồi vào menu Operations, chọn Format hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Format Hộp thoại Format sẽ xuất hiện
  12. Bạn chọn kiểu hệ thống file ở phần Partition Type, Nhập vào “tên” cho partition ở ô Label (tuỳ chọn, có thể để trống), Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm parititon format (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác! Chú ý: Nếu như kích thước của partition mà bạn format lớn hơn 2Gb thì bạn sẽ không được phép chọn FAT trong phần Parttition Type
  13. 2.2.4 Xóa Partition: - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Delete hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Delete Hộp thoại Delete sẽ xuất hiện. - Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm parititon deletion (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác!
  14. 2.2.5 Di chuyển/Thay đổi kích thước Partition: - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Resize/Move hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Resize/Move Một hộp thoại sẽ xuất hiện
  15. - Bạn có thể dùng mouse “nắm và kéo” trực tiếp phần graph biểu thị cho partition (trên cùng), hoặc nhập trực tiếp các thông số vào các ô Free Space Before, New Size và Free Space After, nhấn OK để hoàn tất thao tác!
  16. 2.2.6 Copy Partition: Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Copy hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Copy Một hộp thoại sẽ xuất hiện
  17. - Bạn có thể copy partition từ đĩa cứng này sang đĩa cứng khác bằng cách chọn đĩa cứng đích trong mục Disk. -Tiếp theo bạn chọn partition đích bằng cách click vào biểu tượng của các partition hoặc chọn 1 partition trong danh sách -Nhấn OK để bắt đầu quá trình copy. -Chú ý: Để có thể thực hiện được lệnh copy, đĩa cứng của bạn phải có ít nhất 1 partition trống có dung lượng lớn hơn hoặc bằng partition mà bạn định copy. Thời gian copy nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tốc độ của máy bạn và dung lượng cần copy lớn hay bé
  18. 2.2.7 Ghép 2 partition lại thành 1 partition - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Merge hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Merge Một hộp thoại sẽ xuất hiện
  19. Bạn có thể chọn 1 trong các kiểu ghép như sau: - Partition bạn chọn sẽ được chuyển thành 1 thư mục nằm trên 1 partition cạnh nó. - Partiton cạnh partition bạn chọn sẽ được chuyển thành 1 thư mục trên partition mà bạn đã chọn. Ta gọi partition bị chuyển thành thư mục là partition khách; partition còn lại là partition chủ. Sau khi chọn kiểu ghép, bạn chọn tên cho thư mục sẽ chứa nội dung (phần dữ liệu) của partition khách trong ô Folder Name. Chọn kiểu hệ thống file cho partition kết quả trong phần File System File. Nhấn OK để bắt đầu quá trình ghép.
  20. 2.2.8 Chuyển đổi file hệ thống của Partition: Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Convert hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Convert. Một menu con sẽ xuất hiện
  21. Bạn có thể chọn một trong các kiểu chuyển đổi: - Từ FAT sang FAT32, HPFS hiặc NTFS; - Từ FAT32 sang FAT; - Từ NTFS sang FAT hoặc FAT32. Ngoài ra bạn cũng có thể chuyển 1 partition từ Logical thành Primary và ngược lại. Chú ý: Backup dữ liệu trước khi thực hiện quá trình chuyển đổi. Thời gian chuyển đổi kiểu hệ thống file có thể sẽ rất lâu đối với partition có dung lượng lớn
  22. 2.2.9 Các thao tác nâng cao Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Advanced hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Advanced. Một menu con sẽ xuất hiện. - Bad Sector Retest: kiểm tra các sector được đánh dấu là “bad” trên đĩa cứng xem thử nó có còn sử dụng được nữa hay không. - Hide Partition: làm “ẩn” partition; partition sau khi làm ẩn thì hệ điều hành sẽ không còn nhận ra được nữa.
  23. Resize Root: thay đổi số lượng file và thư mục con mà thư mục gốc có thể lưu trữ. Set Active: làm cho partiton “active”. Tại một thời điểm chỉ có thể có 1 partion được active, và hệ điều hành nào cài trên partion active sẽ được chọn khởi động lúc bật máy. Resize Clusters: thay đổi kích thước của 1 cluster. Cluster là một nhóm các sector. Mỗi lần đọc/ghi đĩa cứng ta đều truy xuất từng cluster chứ không phải là từng sector; làm như thế sẽ tăng tốc độ truy xuất đĩa cứng. Thay đổi kích thước cluster chính là thay đổi số sector trong một cluster. Số sector trong 1 cluster càng lớn thì đĩa cứng truy xuất càng nhanh; nhưng cũng sẽ gây lãng phí dung lượng đĩa nhiều hơn
  24. 2.2.10 Các thao tác khác Kiển tra lỗi: chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Check for Errors hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Check for Errors Thông tin về partition: chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Info hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Info Tăng tốc độ các thao tác: bạn vào menu General rồi chọn Preferences Trong phần Skip bad sector checks, bạn hãy đánh dấu chọn tất cả các partition trong danh sách. Lựa chọn này sẽ làm cho tốc độ của các thao tác nhanh hơn khoảng 30- 50% (xem hình minh hoạ)
  25. 2.3 Sử dụng Ghost Giả sử rằng các bạn chia ổ cứng thành 2 phần: -Ổ C: chứa Windows -Ổ D: Chứa dữ liệu khác
  26. Các bạn sẽ vào được màn hình Ghost:
  27. Để ghost, các bạn chọn Local, Patition To Image:
  28. Chương trình sẽ hỏi ổ đĩa bạn cần Ghost, thường thì nó đúng, cứ nhấn OK
  29. Chọn Patition mà bạn muốn ghost, trong trường hợp này, chọn Primary (do tôi muốn ghost ổ C của mình), nhấn OK
  30. Chọn nơi mà bạn muốn lưu file ảnh, thông thường ghost lấy luôn thư mục có chứa file ghost.exe làm thư mục mặc định, bạn có thể chấp nhận, vẫn có thể chọn nơi khác. Nhưng chú ý rằng bạn không thể để file ảnh nằm trong Patition mà bạn muốn ghost, trong trường hợp này bạn không thể nào tạo file ảnh nằm trên ổ C được. Gõ tên file ảnh vào và chọn Save, ví dụ tôi gõ Win98SE
  31. Nếu ổ D của bạn trống nhiều thì sẽ không có hộp thoại này, tuy nhiên bạn nên chọn độ nén High để tiết kiệm chỗ trống, cách nén High chỉ chậm hơn không nén một chút mà thôi, không đáng kể.
  32. Hiển nhiên là bạn chọn Yes khi gặp thông báo sau
  33. Cách phục hồi Patition từ file ảnh Hiển nhiên các bạn phải boot vào DOS, chạy ghost2k3.exe. Đến đây do bạn muốn phục hồi data từ ảnh nên hiển nhiên là phải chọn là “From Image” rồi, nhưng CHÚ Ý NGUY HIỂM. Các bạn chọn Disk hay Patition thì đều có thể chọm “From Image” được, nhưng tại sao có cả 2 tùy chọn này? Đây là câu trả lời: - Nếu bạn chọn “Disk from Image” thì sau khi Un-Ghost, bạn chỉ có duy nhất một ổ C mặc dù trước đó bạn có 2 ổ C và D, lý do là tùy chọn này có nghĩa là “Tạo một ổ đĩa từ file ảnh” và do chỉ có một ổ đĩa nên sau khi Un-Ghost, Norton Ghost tự động link 2 Partition lại với nhau tạo thành một Partition duy nhất là C. Tất cả dữ liệu chứa trên D đều bị xóa. - Nếu bạn chọn “Partition from Image” sau khi Un-Ghost bạn sẽ có 2 ổ đĩa, ổ C chứa data mà bạn đã ghost trước đó và ổ D vẫn giữ nguyên tất cả data của nó.
  34. Nên chọn cách thứ 2 sẽ an toàn hơn
  35. Sau khi chọn “Partition from Image” hoặc “Disk from Image”, chương trình sẽ hỏi bạn file ảnh để Un-Ghost, tôi chọn Win98SE.gho, click Open
  36. Chọn Patition mà bạn muốn Un-Ghost, ở đây tôi chọn Primary (ổ C, nếu bạn muốn Un-Ghost vào ổ đĩa khác, bạn chọn partition tương ứng), click OK.
  37. Bạn click OK để tiếp tục!