Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 7: Thi công lắp ghép (Phần 4 Tiếp)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 7: Thi công lắp ghép (Phần 4 Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_thi_cong_chuong_7_thi_cong_lap_ghep_phan.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 7: Thi công lắp ghép (Phần 4 Tiếp)
- KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG Biên so ạn ban đầ u: Th.S. Nguy ễn Hoài Ngh ĩa Biên so ạn bổ sung và trình bày: PGS.TS. Lưu Tr ườ ng Văn
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.1 Gi ới thi ệu. 7.2 Ch ọn c ần tr ục ph ục v ụ l ắp ghép. 7.3 Các công tác chu ẩn b ị. 7.4 Thi công l ắp ghép các c ấu ki ện. 7.5 Nguyên t ắc chung thi công l ắp ghép nhà công nghi ệp.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP 7.4.2 L ắp ghép các k ết c ấu thép. Chuẩn bị móng cột thép Lắp cột thép Lắp dàn vì kèo và mái
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Chuẩn bị móng cột thép Cột thép gắn cứng vào móng bê tông bằng các bu lông giằng và chính những bu lông này xác định vị trí của cột trên mặt bằng và lực ở gối tựa. Vậy khi chôn các bu lông này cần giác vị trí của chúng đối với các đường tim cột thật chính xác, khi đúc móng cột, thường dùng một khuôn mẫu cứng có khoan các lỗ để đeo bu lông giằng và đảm bảo các bu lông đó đúng khoảng cách.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Chuẩn bị móng cột thép Có ba phương pháp chuẩn bị móng cột thép: a. Phương pháp 1: Đặt cột lên mặt móng vào đúng cao trình thiết kế ngay, không cần điều chỉnh độ cao thấp của cột và không phải rót vữa xi măng lấp khe đáy cột (phương pháp đổ bê tông trước). Chuẩn bị móng bê tông như sau: + Đổ bê tông móng thấp dưới cao trình thiết kế một chút (khoảng 55 88 cm). + Đặt lên trên đó hai đoạn thép hình sao cho mặt phẳng trên của chúng trùng với cao trình thiết kế. + Sau đó đổ tiếp bê tông lên tới mặt trên các đoạn thép hình và là phẳng mặt.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Chuẩn bị móng cột thép b. Phương pháp 2: Đặt cột tỳ lên trên một xống tựa bằng thép đã chôn sẵn sao cho cạnh trên của xống ở đúng cao độ thiết kế mặt móng, Bê tông móng đổ thấp hơn cao trình của móng một đoạn 44 55 cm. Điều chỉnh vị trí của nó trên mặt bằng sao cho trùng hợp các đường tim ghi trên đế cột và móng, điều chỉnh độ thẳng đứng của cột bằng đóng chêm. Sau khi cố định chân cột bằng các bu lông giằng thì rót vữa lấp khe hở dưới đế cột. ƯuƯu điểm: Không cần phải gia công kết cấu thật chính xác như phải cắt pha đỉnh cột cho thật vuông góc với đường trục cột Việc điều chỉnh, dịch chuyển cột trên xống dễ hơn nhiều.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Chuẩn bị móng cột thép b. Phương pháp 2:
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Chuẩn bị móng cột thép c. Phương pháp 3: Lắp riêng rẽ tấm đế cột và thân cột. (Đây là biện pháp chuẩn bị mặt tựa trên móng chính xác hơn phương pháp thứ I). Đổ bê tông móng thấp hơn cao trình thiết kế độ 5 cm, rồi đặt tấm đế cột lên trên. Điều chỉnh các đường tim của tấm đế trùng với các đường tim móng, điều chỉnh độ cao của tấm đế bằng vặn các đinh vít, sau đó bơm vữa lấp khe đáy tấm đế. Những cột có đỉnh dưới thật vuông góc với trục đứng của cột thì khi đặt lên những tấm đế này sẽ rất thẳng đứng.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP c. Phương pháp 3: 1. Tấm đế; 2. Các tai ngang có lỗ ren răng; 3. Ốc vít điều chỉnh; 4. Móng; 5. Đường tim; 6. Bu lông giằng; 7. Chi tiết chôn sẵn; 8. Lớp vữa lấp trước khi lắp cột; 9. Mặt trên móng; 10. Mặt tựa chân cột
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Lắp cột thép Cột thép vận chuyển đến nơi lắp ghép, được đặt nằm trên các khúc gỗ kê, công son đỡ dầm cầu chạy quay ngang ra bên. Trên thân cột và chân đế cột vạch sẵn những đường tim và dấu cao trình để sau này kiểm tra vị trí cột. Lắp sẵn thang và sàn công tác vào cột, ở những chỗ liên kết cột với dầm cầu chạy, dầm và dàn mái.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Lắp cột thép (Cách treo buộc cột) Cách thứ nhất: treo buộc cột ở ngay dưới công xôn đỡ dầm cầu chạy, chỗ buộc có đệm gỗ hoặc đệm cao su để dây cáp không bị uốn gẫy. Điểm buộc phải nằm trên trọng tâm cột. Khi lắp phải dùng thêm dây kéo ngang chân cột, lắp xong việc tháo dỡ các dây tiến hành ngay dưới đất. Cách thứ hai: treo buộc cột ở ngay trên đầu cột, khi cẩu cột lên ở ngay tư thế thẳng đứng nên dễ lồng vào các bu lông neo và dễ gióng cột theo đúng các đường tim, cách thức này áp dụng khi tay cần của cần trục dài (như cần trục tháp).
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Lắp cột thép Có 2 phương pháp để lắp dựng: phương pháp kéo lê và phương pháp quay. Phương pháp kéo lê: Khi bố trí cột trên mặt bằng, cần bố trí điểm treo buộc cột và điểm đặt cột phải nằm trong bán kính hoạt động của cần trục. Dựng cột theo phương pháp kéo lê là: cần trục nâng đầu cột cao lên, trong khi đó chân cột được kéo lê trên những thanh ray trơn (có khi trên xe gòn, trên mặt bằng) và tay cần của cần trục vẫn giữ nguyên vị trí. Khi cột đứng thẳng thì cũng đứng trên vị trí lắp.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Phương pháp quay: Dùng lắp ghép những cột nặng. Khi bố trí cột trên mặt bằng, cần bố trí điểm treo buộc cột, gốc của cột và điểm đặt cột phải nằm trên bán kính hoạt động của cần trục.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Phương pháp quay: Để bảo vệ ren của bu lông neo khỏi hư hỏng khi lồng chân cột vào, người ta đội lên đầu mỗi bu lông một mũ chóp làm bằng đoạn ống nước, chui lọt qua lỗ chân đế cột. Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng quả dọi, hoặc bằng máy kinh vĩ theo các đường tim đã vạch sẵn trên cột. Nếu chân đế cột rộng thì bốn bu lông neo xiết chặt bằng êcu đủ bảo đảm giữ cột đứng ổn định một mình. Nếu cột cao trên 10m thì phải được giằng thêm bằng các dây neo dọc hàng cột. NếuNếu chân đế cột hẹp, hoặc chân cột liên kết với móng là khớp thì phải đặt các dây giằng ngang và dọc hàng cột.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Phương pháp quay: Các dây giằng cố định cột vào móng bên cạnh và chỉ được tháo dỡ sau khi cột đã được liên kết chắc chắn vào các kết cấu khác. Lắp những cột đầu tiên bắt đầu từ những gian có những giằng dọc giữa các cột. Nếu lắp cột đồng thời với những kết cấu khác của nhà trong trường hợp chưa lắp kết cấu mái ngay thì phải lắp từng hàng cột một và cố định các cột đó bằng các thanh giằng dọc, dầm cầu chạy và giằng sườn.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Lắp dàn vì kèo và mái ••DànDàn vì kèo thép là kết cấu mảnh, trước khi cẩu lắp phải xem xét có cần gia cường không vì khi treo cẩu thường các thanh trong dàn chịu lực sẽ khác với khi dàn nằm ở vị trí thiết kế công trình. •• Có hai loại gia cường dàn vì kèo khi cẩu lắp: Loại gia cường thứ nhất: gia cường khi dựng dàn từ tư thế nằm lên tư thế thẳng đứng, nhằm giữ cho dàn khỏi cong oằn khi dựng dàn. Loại gia cường thứ hai: nhằm ngăn ngừa dàn bị uốn cong vênh khỏi mặt phẳng của mình khi treo cẩu.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Lắp dàn vì kèo và mái Trên cột đã hàn sẵn các gối tựa làm chỗ đặt dàn, tạo điều kiện cho việc liên kết dàn vào cột. Nếu dàn tựa lên tường gạch hoặc đầu cột beton cốt thép, thì phải chuẩn bị trước gối tựa và các bulông neo, kiểm tra lại vị trí và cao trình của chúng. Sau khi cố định dàn mái bằng thanh xà gồ (hoặc thanh giằng tạm) và hệ giằng, mới được tháo dỡ các thanh gia cường ra khỏi dàn. Khi lắp ghép các dàn vì kèo mái cần đặc biệt chú ý độ ổn định của từng chiếc dàn và của phần công trình vừa lắp xong.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Lắp dàn vì kèo và mái Mỗi dàn vì kèo sau khi lắp lên đã được cố định sơ bộ vào gối tựa của nó bằng ít nhất 50% số lượng buông thiết kế. Tuy được cố định vào gối tựa như vậy dàn vẫn chưa đảm bảo độ ổn định, vẫn dễ bị cong vênh khỏi mặt phẳng của mình. Vậy trước khi tháo dỡ các dây cẩu dàn, cần phải cố định thêm nó vào phần kết cấu đã lắp xong bằng ít nhất ba thanh xà gồ, hoặc bằng các thanh giằng tạm.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Lắp dàn vì kèo và mái Phương pháp lắp Lắp dàn có thể liên kết luôn cả cửa trời vào dàn dưới mặt đất. Bắt đầu lắp dàn vì kèo từ dàn có hệ giằng. Dàn đầu tiên, sau khi đặt vào vị trí thiết kế, được cố định tạm bằng 2, 4 hoặc 6 dây neo (tùy theo khẩu độ). Các dây neo này một đầu buộc vào thanh cánh thượng của dàn, một đầu buộc vào móng cột, hoặc các cọc neo.
- CHƯƠNG 7: THI CÔNG LẮP GHÉP Sau đó lắp tiếp dàn thứ hai. Trước khi tháo dỡ dây cẩu (giải phóng cần trục) phải tiến hành liên kết dàn đó vào dàn lắp đầu tiên, bằng các thanh xà gồ, tiếp theo là các thanh giằng đứng, các thanh chống ngang và các khung giằng nằm ngang tại thanh cánh thượng và thanh cánh hạ của dàn này.