Bài giảng Kỹ thuật in ấn - Phần 3: Phục chế màu sắc trong in

pdf 8 trang phuongnguyen 1370
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật in ấn - Phần 3: Phục chế màu sắc trong in", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_in_an_phan_3_phuc_che_mau_sac_trong_in.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật in ấn - Phần 3: Phục chế màu sắc trong in

  1. Phục chế màu sắc trong in ( phần 3 ) 2.2.2 Sự gia tăng tầng thứ Sự gia tăng tần thứ là sự khác biệt giữa các giá trị tông tram trên phim và trên tờ in. Đây là kết quả của việc biến dạng hình học của điểm tram lẫn hiệu ứng quang học (hiện tượng tán quang*). Cùng giống như giá trị tông tram F, giá trị gia tăng tầng thứ Z thường được tính bằng phần trăm (công thức tính sự gia tăng tầng thứ Z sẽ được đề cập ở chương sau.). (*: Hiện tượng tán quang: là hiện tượng ánh sáng bị giữ lại trên tờ in, không phản xạ lại mắt hay máy đo). Sự gia tăng tầng thứ là sự khác biệt giữa giá trị tông tram khi in Fd và giá trị tông tram trên phim Fp. Vì sư gia tăng tầng thứ khác nhau tùy thuộc vào các khoảng giá trị tông, các số liệu về sự gia tăng tầng thứ cũng nên nói rõ về giá trị tầng thứ tương ứng trên phim. Ví dụ: độ gia tăng tầng thứ là 15% đối với Ff = 40% hoặc gọn hơn là Z40 = 15%. Các thiết bị đo hiện địa cho biết độ gian tăng tầng thứ một cách trực tiếp. Chú ý: Độ gia tăng tần thứ Z(%) là hiệu số giữa giá trị tông tram khi in Fd và giá trị tông tram trên phim Ff. Do vậy giá tr5i này không liên quan đến giá trị tông tram trên phim Ff. 2.2.3 Đường đặc trưng in Sự biến đổi giá trị tông tram khi in Fd so với giá trị tông tram trên phim Ff có thể được mô tả một cách rõ ràng để điều chỉnh quá trình chế bản qua đường đặc trưng in. Để xác định đường đặc trưng in, người ta sử dụng thang tram có ít nhất là 3 nấc tầng thứ và một ô tông nguyên, có nhiều thang đo có các ô chuyển đổi giá trị tông từ 0% đến 100% với giá trị tông cách nhau một khoảng 5%. Với máy đo mật độ ta có thể đo mật độ mực ở tông nguyên và các bậc trong thang tram để từ đó xác định tầng thứ tram. Đưa tọa độ các điểm đo được vào đồ thị đã vẽ sẵn các giá tr5i tầng thứ trên phim tương ứng, ta sẽ có được đặc trưng truyền tầng thứ từ phim sang tờ in khi quá trình phơi bản được tiêu chuẩn hóa.
  2. Đường đặc trưng này chỉ có giá trị đối với sự phối hợp mực in, giấy, áp lực in, cao su và bản in theo điều kiện kiểm tra vì chúng là những yếu tố từ đó mà ta xác định đường đặc trưng. Nếu người ta kiểm tra trên một loại máy in khác với mực in và giấy khác thì mỗi trường hợp sẽ cho ra một đường đặc trưng khác. Trên đồ thị đường đặc trưng I nghiêng một góc 450 biểu diễn đường đặc trưng in lý tưởng thông thường không đạt được. Trong trường hợp này các giá trị tầng thứ trên phim và trên tờ in hoàn toàn trùng với nhau. Đường đặc trưng II thể hiện tầng thứ tram đo được trên tờ in chỉ rõ sự thay đổi tầng thứ giữa phim và tờ in. Thí dụ giá trị tông tram trên phim là 40% nhưng trên đường đặc trưng in thứ hai ch3 ra giá trị tông trên tờ in là 55%. Từ đó ta có độ tăng thêm tầng thứ Z(%) = 55% - 44% = 15%. Khi xác định sự gia tăng tầng thứ trong quá trình in, phần tông trung gian nói lên nhiều ý nghĩa nhất. Đường đặc trưng in chỉ ra rằng tại phần tông này các giá trị tầng thứ dịch chuyển nhiều nhất.
  3. Qua đường đặc trưng in thứ hai ta có thể điều chỉnh các giá trị tầng thứ tram trên phim để cân bằng và bù trừ cho độ gia tăng tầng thứ khi in. 2.3 Độ tương phản K(%) Một tương phản in tương đối K(%) dùng để kiểm tra ở tông ¾. Một tờ in cần có độ tương phản cao hết mức mà nó có thể. Điều đo có nghĩa là các tông nguyên (in nền) cần có mật độ mực cao, nhưng tông tram vẫn còn hở không bị bít lại (tầng thứ tối ưu). Khi tăng lượng mực, mật độ mực trong các điểm tram tăng lên và như vậy độ tương phản cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng lượng mực được cấp chỉ có ý nghĩa đến một giới hạn nhất định, vì khi độ dày của lớp mực tăng lên vượt quá giới hạn đó, điểm tram to ra và phần trắng nền giấy ở tông ¾ bị bít lại. Như vậy, phần trắng trên giấy bị giảm bớt dẫn đến độ tương phản bị giảm đi. Nếu ta không có sẵn thiết bị đo hiển thị trực tiếp độ tương phản thì độ tương phản tường đối khi in có thể tính toán hay xác định trên cơ sở thang kiểm tra FOGRA PMS (công thức được trình bày ở phần sau 3.4.3). Điểm tương phản tương đối được sử dụng để kiểm tra chất lượng điểm tram ở tôg ¾. Khi in sản lượng, mặc dù mật độ màu mực ở tông nguyên không thay đổi, nhưng khi trị số độ tương phản K bị giảm đi thì đó là lúc cần lau rửa tấm cao su. Nếu mật độ mực ở tông nguyên đạt yêu cầu, các giá trị độ tương phản có thể được sử dụng đề đánh giá các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình in như: + Sự lăn ép in và áp lực in. + Các tấm cao su và tờ lót + Sự làm ẩm bản + Mực in và phụ gia. Không giống như sự gia tăng tầng thứ, giá trị độ tương phản phụ thuộc một phần lớn vào sự gia tăng mật độ ở tông nền, nên nó không được coi là một biến số cho việc chuẩn hóa. Đó là lý do tại sao cho đế nay tầm quan trọng của nó ngày càng giảm đi đáng kể. 2.4 Cân bằng màu Như đã giải thích ở trên, các tông màu được phục chế in bốn màu bằng sự phối trộn các thành phần khác nhau của mực Cyan, Magenta, Yellow và
  4. Black. Nếu thành phần phối hợp giữa chúng thay đổi chú sẽ cho ra màu khác. Để tránh điều này thành phần các màu cấu tạo nên tông màu mong muốn phải được cân bằng chính xác và ổn định. Nếu chỉ có màu Black thay đổi, tông màu trở nên sáng hoặc tối hơn, chúng ta không xem hiện tượng này như tông màu bị rối loạn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi thành phần tất cả các màu hữu sắc thay đổi một cách tương đối đều nhau và cùng hướng. Tuy nhiên, chúng ta chỉ can thiệp khi tông màu thay đổi. Sự thay đổi tông như thế chỉ xảy ra khi các màu phối trộn.\ thay đổi không đều nhau hoặc tệ hơn nếu chúng thay đổi theo hướng ngược nhau. Sự thay đổi cân bằng màu có thể nhận ra rất rõ ràng trên các vùng kiểm tra cân bằng xám. Vì lẽ đó cân bằng màu thường được gọi là cân bằng xám. Sự gia tăng các biến số không thể tránh khỏi của mỗi loại mực trong quá trình in chủ yếu phụ thộc vào nguyên lý cấu tạo ảnh được chọn trong quá trình chế bản. Tiếp theo đây, các dạng thiết lập ảnh quan trọng nhất sẽ được diễn giải. Các biểu đồ giản lược cho thấy các loại mực lý tưởng không tồn tại trong thực tế. Thêm vào đó có những thay đổi về màu do việc nhận mực trong quá trình in ướt chồng ướt (xem thêm chương 2.5). Đây là lý do tại sao trong thực tế các giá trị tầng thứ thay đổii so với giá trị lý thuyết. Để đạt được các tông màu đều nhau, các ô kiểm tra in chồng màu phải được chỉnh sửa tương ứng. 2.4.1 Hỗn hợp các màu sắc. Việc phối hợp màu bao gồm các màu sơ cấp của tổng hợp trừ Cyan ©, Magenta (M), Yellow (Y) và Black (K) thông thường được sử dụng để nhấn thêm chiều sâu của hình ảnh và đề cải thiện các đường viền. các tông màu tối được phục chế bằng cách phối ba màu sơ cấp. Lấy ví dụ, màu mực in Cyan trở nên tối hơn nếu các thành phần bằng nhau của Yellow và Magenta được thêm vào và lúc đó thành phần của chúng phải được duy trì thấp hơn màu Cyan. Tỷ lệ màu Magenta và Yellow nếu được phối trộn màu Cyan cùng tỷ lệ nó sẽ tạo ra màu đen và vì thế nó làm tối phần còn lại của màu Cyan. Điều này được minh hoạ bằng một ví dụ:
  5. Màu nâu được đưa ra trong hình minh họa được thiết lập theo cấu trúc màu 70% Cyan + 80% Magenta và 90% Yellow. Lượng màu phụ lên bề mặt vật liệu lên đến 140%. Màu Black không được sử dụng. Tuy nhiên do các màu được phối trọn với tỷ lệ cao nên cân bằng màu rất khó được duy trì trong suốt quá trình in. Thêm vào đó, với một bề mặt được phủ mực rộng như thế, thời gian khô và lượng mực tiêu thụ sẽ gia tăng. Cấu trúc các màu của màu nâu được chỉ ra ở hình minh họa bên trên bao gồm hai màu hữu sắc và một thành phần màu vô sắc (màu đen). Thành phần màu vô sắc được phối trộn bởi 70% Cyan, 70% Magenta và 70% Yellow cho ra màu xám (vô sắc). 10% Magenta và 20% Yellow còn lại là phần màu hữu sắc. 2.4.2 Hỗn hợp các màu hữu sắc và thay thế các màu bằng màu đen. Kỹ thuật thay thế các màu vô sắc bằng màu đen (UCR – Under Color Removal) là một sự biến đổi thành phần màu hữu sắc với một thành phần màu vô sắc được thay bằng màu đen. Giả sử rằng: 30% các màu được loại bỏ từ màu nâu của ví dụ trên.
  6. PHầN màu vô sắc bao gồm Cyan, Magenta và Yellow được loại bỏ đi 30% tương ứng. Kết quả là bề mặt phủ mực không còn là 240% nữa mà chỉ còn 180% với tông màu không đổi. Đây là một sự hỗ trợ rất lớn cho thợ in vì nguy cơ thấm mực qua giấy được thiểu và sự cân bằng màu có thể được duy trì dễ dàng hơn 2.4.3 Hỗn hợp màu vô sắc Ngược lại với sự phối trộn các màu, trong việc phối trộn màu vô sắc tất cả các thành phần màu vô sắc được thay thế bởi màu Black. Các tông màu vì thế không còn bị làm tối bằng các màu bổ sung mà được làm tối bằng màu Black. Cấu trúc vô sắc ở ví dụ dưới đây chỉ gồm có màu đỏ, vàng và đen. Nói chung bề mặt giấy được phủ một lượng mực không quá 100%. Kỹ thuật này cho phép các thành phần màu Cyan, Magenta và Yellow được giảm thiểu một cách đáng kể trong tất cả các hình ảnh và tông màu. Tiến trình in như thế trợ nên đáng tin cậy hơn và việc nhận mực được cải thiện đáng kể.
  7. 2.4.4 Hỗn hợp vô sắc với sự bổ sung các màu hữu sắc. Việc thêm các màu hữu sắc vào là một sự biến đổi thành phần màu vô sắc. Nếu mật độ của mực in màu đen trung tính không đủ thì các màu Cyan, Magenta và Yellow được thêm vào cấu trúc màu vô sắc một lần nữa để cải thiện chiều sâu của hình ảnh trung tính (theo ví dụ ở đây là 25%) Kiểu phối trộn này được sử dụng rộng rãi ngày nay, nó đã được cải thiện để trở thành một phương pháp có giá trị trong thực tế và cho chất lượng in ảnh tốt. 2.4.5 In 5-6-7 màu Kiểu in 4 mà hiện đại cho phép đạt được các tiêu chuẩn chất lượng cao. Tuy nhiên, trong một số bài mẫu ta cần một sự phối trộn nhiều màu hơn để đạt được yêu cầu chất lượng cao nhất.
  8. Khoảng màu phục chế có thể được nới rộng bằng cách sử dụng các màu đặc biệt (bên cạnh 4 màu sơ cấp của tổng hợp trừ). Thí dụ nếu màu đỏ cờ được sử dụng bổ sung cho 4 màu cơ bản thì khoảng màu đỏ cờ được phục chế có thể được mở rộng. Nếu cần thiết một vài mẫu đặc biệt cũng được in bổ sung thêm. Hình minh họa dưới đây chỉ ra các giá trị màu đo được từ việc in 7 màu được định vị trong biểu đồ CIE. Hình lục giác nằm trong phạm vi đường biên của biểu đồ màu được giới hạn bởi viền đen cho thấy khoảng màu phục chế từ các màu in cơ bản Cyan, Magenta , Yellow (các giá trị được đo). Hình 12 cạnh bao quanh nó cho thấy các khoảng màu có thể được nới rộng như thế nào khi in thêm các màu Red, Green và Blue.