Bài giảng Kỹ thuật điện tử - Nguyễn Thành Trung
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật điện tử - Nguyễn Thành Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_dien_tu_nguyen_thanh_trung.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật điện tử - Nguyễn Thành Trung
- Kü thuËt ®iÖn tö Biên soạn: Nguyễn Thành Trung Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 1
- Kü thuËt ®iÖn tö Chương I : Mở đầu 1.1 Vị trí môn học Kỹ thuật điện tử và tin học là một ngành mũi nhọn mới phát triển. Trong một số khoảng thời gian tương đối ngắn, từ ngày ra đời tranzito ( 1948 ), nó đã có những tiến bộ nhảy vọt, mang lại nhiều thay đổi lớn và sâu sắc trong hầu hết mọi lĩnh vựckhác nhau của đời sống, dần trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất của cách mạng kỹ thuật trình độ cao( mà điểm trung tâm là tự động hoá từng phần hoặc hoàn toàn, tin học hoá, vphương pháp công nghệ và vật liệu mới). 1.2 Các đại lượng, khái niệm cơ bản khi phân tích mạch điện 1.2.1 Điện áp và dòng điện a) Điện áp Điện áp là hiệu số điện thế giữa hai điểm khác nhau của mạch điện.Thường một nào đó của mạch điện được chọn làm điểm gốc tại đó điện thế bằng không, hiệu điện thế của một điểm bất kì trong mạch điện so với điểm đó có thể âm hoặc dương và được gọi là điện áp tại điểm đó. b) Dòng điện Khái niệm dòng điện là biểu hiện trạng thái chuyển động của các hạt mang điện trong vật chất do tác động của trường hay do tồn tại một gradien nồng độ hạt theo không gian Dòng điện trong mạch có chiều chuyển động từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp và do vậy ngược chiều với chiều chuyển động của điện tử. Nhận xét: -Điện áp luôn được đo giữa hai điểm khác nhau của mạch điện trong khi dòng điện được xác định chỉ tại một điểm của mạch. -Để bảo toàn điện tích tổng các giá trị dòng điện đi vào một điểm của mạch luôn bằng tổng các giá trị dòng điện đi ra khỏi điểm đó (quy tắc nút với dòng điện). -Điện áp giữa hai điểm A và B khác nhau của mạch nếu đo theo mọi nhánh bất kì có điện trở khác không nối giữa A và B là giống nhau. 1.2.2 Tính chất điện của một phần tử a) Định nghĩa Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 2
- Kü thuËt ®iÖn tö Tính chất điện của phần tử bất kì trong một mạch điện được thể hiện qua mối quan hệ tương hỗ giữa điện áp V trên hai đầu phần tử và dòng điện I chạy qua nó và được định nghĩa là điện trở (hay điện trở phức-trở kháng) của phần tử. -Nếu mối quan hệ này là tỉ lệ thuận V = R.I ở đây R là hằng số tỉ lệ được gọi là điện trở của phần tử và phần tử tương ứng được gọi là một điện trở thuần. -Nếu điện áp trên phần tử tỉ lệ với tốc độ biến đổi theo thời gian của dòng điện trên nó, dI tức là: VL= (ở đây L là một hằng số tỷ lệ) dt ta có phần tử là môt cuộn dây có điện cảm L. -Nếu dòng điện trên phần tử tỉ lệ với tốc độ biến đổi theo thời gian của điện áp trên nó, dV tức là : IC= (ở đây C là một hằng số tỷ lệ) dt ta có phần tử là một tụ điện có giá trị điện dung là C. -Ngoài các quan hệ nêu trên trong thực tế còn tồn tại nhiều quan hệ tương hỗ đa dạng và phức tạp giữa điện áp và dòng điện trên một phần tử. Các phần tử này gọi chung là các phần tử không tuyến tính. c) Một số tính chất quan trọng của phần tử tuyến tính: -Đặc tuyến Vôn-Ampe (thể hiện quan hệ V(I) ) là một đường thẳng; điện trở là một đại lượng có giá trị không đổi ở mọi điểm -Tuân theo nguyên lý chồng chất -Không phát sinh các thành phần tần số lạ khi làm việc với tín hiệu xoay chiều ( không gây méo phi tuyến ). Ứng dụng Các phần tử tuyến tính (R, L, C), có một số ứng dụng quan trọng sau: -Điện trở luôn là con số đặc trưng cho sự tiêu hao năng lượng (chủ yếu dưới dạng nhiệt ) và là thông số không quán tính V 2 -Mức tiêu hao năng lượng được đánh giá bằng công suất trên nó : PVIIR=. =2 = R -Cuộn dây và tụ điện là các phần tử cơ bản không tiêu hao năng lượng và có quán tính -Chúng đặc trưng cho hiện tượng tích luỹ năng lượng từ trường, hay điện trường của mạch khi có dòng điện hoặc điện áp biến thiên qua chúng Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 3
- Kü thuËt ®iÖn tö -Giá trị điện trở tổng cộng của nhiều điện trở nối tiếp nhau luôn lớn hơn của từng cái và có tính chất cộng tuyến tính. -Điện dẫn của nhiều điện trở mắc song song với nhau luôn lớn hơn điện dẫn riêng rẽ của từng cái và cũng có tính chất cộng tuyến tính -Có thể thực hiện chia nhỏ một điện áp (hay dòng điện) hay còn gọi là thực hiện dịch mức điện thế ( hay mức dòng điện ) giữa các điểm khác nhau của mạch bằng cách nối nối tiếp hay song song các điện trở. -Trong cách nối nối tiếp, điện trở nào lớn hơn sẽ quyết định giá trị chung của dãy. Ngược lại, trong cách nối song song, điện trở nào nhỏ hơn sẽ quyết định. -Việc nối nối tiếp hay song song các cuộn dây dẫn sẽ dẫn tới kết quả tương tự như đối với các điện trở: sẽ làm tăng ( hay giảm ) trị số điện cảm chung. -Đối với tụ điện khi nối song song chúng, điện dung tổng cộng tăng: Css = C1 + C2 + C3+ +Cn. -Còn khi mắc nối tiếp thì : 1/Cnt = 1/C1 + 1/C2 + 1/C3 + +1/Cn. -Nếu nối nối tiếp hay song song R với L hoặc C sẽ dẫn nhận được một kết cấu mạch điện có tính chất chọn lọc tần số ( trở kháng chung phụ thuộc vào tần số, gọi là các mạch lọc tần số ). -Nếu nối nối tiếp hay song song L với C sẽ dẫn tới một kết cấu mạch vừa có tính chất chọn lọc tần số, vừa có khả năng thực hiện quá trình trao đổi qua lại giữa hai dạng năng lượng điện-từ trường, tức là kết cấu có khả năng phát sinh dao động điện áp hay dòng điện nếu ban đầu được một nguồn năng lượng ngoài kích thích 1.2.3 Nguồn điện áp và nguồn dòng điện a) Nguồn sức điện động Nếu một phần tử tự nó hay khi chịu các tác động không có bản chất điện từ, có khả năng tạo ra một điện áp hay dòng điện ở một điểm nào đó của mạch điện thì nó được gọi là một nguồn sức điện động (s. đ. đ ). Hai thông số đặc trưng cho một nguồn s.đ.đ là: +Giá trị điện áp hai đầu lúc hở mạch ( khi không nối với bất kì một phần từ nào khác đến hai đầu của nó ) gọi là điện áp lúc hở mạch của nguồn và kí hiệu là Uhm +Giá trị dòng điện của nguồn đưa ra mạch ngoài lúc mạch ngoài dẫn điện hoàn toàn: gọi là giá trị dòng điện ngắn mạch của nguồn kí hiệu là (Ingm). Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 4
- Kü thuËt ®iÖn tö Một nguồn sức điện động được coi là lý tưởng nếu điện áp hay dòng điện do nó cung cấp cho mạch ngoài không phụ thuộc vào tính chất của mạch ngoài(mạch tải) Nguồn dòng điện, điện áp Trên thực tế với những tải có giá trị khác nhau, điện áp trên hai đầu hay dòng điện do nó cung cấp có giá trị khác nhau và phụ thuộc vào tải. Điều đó chứng tỏ bên trong nguồn có xảy ra quá trình biến đổi dòng điện cung cấp thành giảm áp trên chính nó, nghĩa là tồn tại điện trở bên trong gọi là điện trở trong của nguồn kí hiệu là Rng Vhm Rng = I ngm Nếu gọi V và I là các giá trị điện áp và dòng điện do nguồn cung cấp khi có tải hữu hạn 0 <Rt < ∞ thì VVhm − V Rng = suy ra I ngm = + I I Rng Từ các hệ thức trên ta đi tới nhận xét sau: -Nếu Rng → 0 thì ta có VV→ hm , khi đó nguồn sức điện động là một nguồn điện áp lý tưởng. -Nế Rng → ∞ thì ta có II→ ngm , khi đó nguồn sức điện động là dạng một nguồn dòng lý tưởng. -Một nguồn sức điện động trên thực tế được coi là nguồn điện áp hay nguồn dòng điện tuỳ theo bản chất cấu tạo của nó để giá trị Rng là nhỏ hay lớn. Việc đánh giá Rng tuỳ thuộc tương quan giữa nó với giá trị điện trở toàn phần của mạch tải nối với hai đầu của nguồn. 1.2.4 Biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu và hình vẽ Có nhiều cách biểu diễn một mạch điện tử, trong đó có cách biểu diễn bằng sơ đồ gồm tập hợp các kí hiệu quy ước hay kí hiệu tương đương của các phần tử được nối với nhau theo một cách nào đó. Khi biểu diễn như vậy xuất hiện một số yếu tố hình học cần làm rõ khái niệm đó là: • Nhánh (của sơ đồ mạch) là một bộ phận của sơ đồ, trong đó chỉ bao gồm các phần tử nối tiếp nhau, qua nó chỉ có một dòng điện duy nhất. • Nút là một điểm của mạch chung cho từ 3 nhánh trở lên. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 5
- Kü thuËt ®iÖn tö • Vòng là một phần của mạch bao gồm một số nút và một số nhánh lập thành một đường kín mà dọc theo nó mỗi nhánh và nút phải và chỉ gặp một lần ( trừ nút được chọn làm điểm xuất phát ). • Cây là một phần của mạch bao gồm toàn bộ số nút và nhánh nối giữa các nút đó nhưng không tạo nên một vòng kín nào. Các nhánh của cây được gọi là nhánh cây, các nhánh còn lại của mạch không thuộc cây được gọi là bù cây. 1.3 Tính chất của tin tức, tín hiệu và phân loại tín hiệu theo thời gian 1.3.1 Tin tức -Tin tức được hiểu là nội dung chứa đựng bên trong một sự kiện, một biến cố hay một quá trình nào đó (gọi là nguồn tin). -Tính chất quan trọng nhất của tin tức là nó mang ý nghĩa xác suất thống kê, thể hiện ở các mặt sau: +Nội dung chứa đựng ở trong một sự kiện càng có ý nghĩa lớn (ta nói sự kiện có lượng tin tức cao) khi nó xảy ra càng bất ngờ, càng ít chờ đợi. Nghĩa là lượng tin có độ lớn tỷ lệ với độ bất ngờ hay tỉ lệ nghịch với xác suất xuất hiện của sự kiện và có thể dùng xác suất là mức đo lượng tin tức +Mức đo chắc chắn của tin tức càng cao khi cùng một nội dung được lặp đi lặp lại (về cơ bản ) nhiều lần, ta nói tin tức còn có tính chất trung bình thống kê phụ thuộc vào mức độ hỗn loạn của nguồn tin, của môi trường truyền tin và cả nơi nhận tin, vào tất cả khả năng gây sai nhầm có thể của một hệ thống thông tin. -Tin tức không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi mà chỉ là một biểu hiện của các quá trình chuyển hoá năng lượng hay quá trình trao đổi năng lượng giữa hai dạng vật chất và trường. 1.3.2 Tín hiệu Định nghĩa, phân loại -Tín hiệu là khái niệm để mô tả các biểu hiện vật lý của tin tức -Các biểu hiện này đa dạng và thường được phân chia làm hai nhóm: +Có bản chất điện từ +Không có bản chất điện từ -Có thể coi tín hiệu nói chung là một lượng vật lý biến thiên theo thời gian và biểu diễn nó dưới dạng một hàm số hay đồ thị theo thời gian là thích hợp hơn cả. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 6
- Kü thuËt ®iÖn tö -Nếu biểu thức theo thời gian của một tín hiệu là s(t) thoả mãn điều kiện s(t) = s(t+T) với mọi t ở đây T là một hằng số thì s(t ) được gọi là một tín hiệu tuần hoàn theo thời gian. Giá trị nhỏ nhất trong tập thoả mãn điều kiện s(t) = s(t+T) gọi là chu kì của s(t) Ví dụ: Tín hiệu hình sin là tín hiệu tuần hoàn: -Cũng có thể chia tín hiệu theo cách khác thành hai dạng cơ bản là biến thiên liên tục theo thời gian ( tín hiệu tương tự ) hay biến thiên không liên tục theo thời gian ( tín hiệu xung số – Digital ) Các tính chất của tín hiệu theo cách biểu diễn thời gian -Độ dài và trị trung bình của tín hiệu +Độ dài của tín hiệu là khoảng thời gian tồn tại của nó ( từ lúc bắt đầu xuất hiện đến lúc mất đi ). +Nếu tín hiệu s(t) xuất hiện lúc t0 có độ dài là ? thì giá trị trung bình của s(t) kí 1 t0 +τ hiệu là: s() t , được xác định bởi: s() t= s( t ). dt τ ∫ t0 -Năng lượng, công suất, trị hiệu dụng Năng lượng Es của tín hiệu s(t) được xác định bởi: t0 +τ + ∞ E= s2 ( t ). dt = s2 t)( dt S ∫ ∫ t0 − ∞ Công suất trung bình của s(t) trong thời gian tồn tại của nó được định nghĩa bởi: 1 t0 +τ E s2 () t= s2 ( t ). dt = S τ ∫ τ t0 Giá trị hiệu dụng của s(t) được định nghĩa là: 1 t0 +τ E s = s2 () t dt = S hd τ ∫ τ t0 -Dải động của tín hiệu là tỷ số giữa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của công suất tức thời của tín hiệu. Nếu tính theo đơn vị logarit (dexibel), dải động được định nghĩa là: max{s2 ( t )} max{s ( t )} DdB = 10.lg = 20.lg min{}s2 ( t ) min{}s ( t ) Thông số này đặc trưng cho khoảng cường độ hay khoảng độ lớn của tín hiệu tác động lên mạch hoặc hệ thống điện tử. -Thành phần một chiều và xoay chiều của tín hiệu Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 7
- Kü thuËt ®iÖn tö Một tín hiệu s(t) luôn có thể phân tách thành thành phần xoay chiều và thành phần một chiều sao cho : s t)( = s~ + s= Với s~ là thành phần biến thiên theo thời gian của s(t) và s= là thành phần cố định theo thời gian ( thành phần một chiều ) -Các thành phần chẵn và lẻ của tín hiệu Một tín hiệu s(t) cũng luôn có thể phân tích thành hai thành phần chẵn và lẻ được xác định như sau: Sch(t) = Sch(-t) = 1/2 [s(t) + s(-t)] Slẻ(t) = -Slẻ(-t) = 1/2[s(t)-s(-t)] -Thành phần thực và ảo của tín hiệu Một tín hiệu s(t) bất kì có thể biểu diễn tổng quát dưới dạng một số phức S(t) = Re(s(t)+j.Im(s(t)) ở đây Re là phần thực của còn Im là phần ảo của s(t) 1.4 Hệ thống điện tử điển hình Hệ thống điện tử là một tập hợp các thiết bị điện tử nhằm thực hiện một nhiệm vụ kỹ thuật nhất định như gia công xử lý tin tức, truyền thông tin dữ liệu, đo lường thông số điều khiển tự chỉnh 1.4.1 Hệ thống thông tin thu-phát Nhiệm vụ: Hệ thống có nhiệm vụ truyền một tin tức, dữ liệu theo không gian trên một khoảng cách nhất định từ nguồn tin tới nơi nhân tin. Cấu trúc sơ đồ khối: Nguồn tin Gia công Anten tin ph¸t Tạo dao Điều chế Khuếch đại Phối hơpk động cao Thiết bị phát Chọn lọc Giải điều Gia công Nhận tin > chế Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 8
- Kü thuËt ®iÖn tö Các đặc điểm chủ yếu +Là hệ thống hở +Bao gồm 2 quá trình cơ bản: Quá trình điều chế và quá trình dải điều chế +Chất lượng và hiệu quả cũng như các đặc điểm của hệ do 3 yếu tố quy định: -Đặc điểm của thiết bị phát -Đặc điểm của thiết bị thu -Môi trường thực hiện quá trình truyền tin +Các chỉ tiêu quan trọng của hệ: Dạng điều chế, công suất bức xạ của thiết bị phát, khoảng cách và điều kiện môi trường truyền, độ nhạy và độ chọn lọc của thiết bị thu. 1.4.2 Hệ tự điều chỉnh Nhiệm vụ: Hệ có nhiệm vụ theo dõi khống chế một hoặc một vài thông số của một quá trình sao cho thông số này phải có giá trị nằm trong một giới hạn đã định trước (hoặc ngoài giới hạn này) tức là có nhiệm vụ ổn định thông số (tự động) ở một trị số hay một dải trị số cho trước. Sơ đồ cấu trúc Các đặc điểm chủ yếu -Là hệ dạng cấu trúc kín :Thông tin truyền theo 2 hướng nhờ các mạch phản hồi -Thông số cần đo và khống chế được theo dõi liên tục và duy trì ở mức hoặc giới hạn định sẵn -Độ chính xác khi điều chỉnh phụ thuộc vào ¾ Độ chính xác của quá trình biến đổi từ Tch thành Uch Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 9
- Kü thuËt ®iÖn tö ¾ Độ phân dải của phần tử so sánh (độ nhỏ của ?U) ¾ Độ chính xác của quá trình biến đổi Tx thành Ux ¾ Tính chất quán tính của hệ -Có thể điều chỉnh liên tục theo thời gian (analog) hay gián đoạn theo thời gian miễn sao đạt được giá trị trung bình mong đợi Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 10
- Kü thuËt ®iÖn tö Chương II : Cấu kiện điện tử 2.1 Khái niệm về chất bán dẫn 2.1.1. Cấu trúc vùng năng lượng của chất rắn tinh thể Một nguyên tử bao gồm có hạt nhân và các điện tử. Khi nguyên tử đứng cô lập năng lượng của các điện tử phân thành các mức rời rạc. Khi đưa các nguyên tử lại gần nhau, do tương tác, các mức này bị suy biến thành những dải gồm nhiều mức sát nhau được gọi là các vùng năng lượng. Ta xét dạng cấu trúc năng lượng điển hình của vật rắn tinh thể: Tuỳ theo tình trạng các mức năng lượng trong một vùng có bị điện tử chiếm chỗ hay không, người ta phân biệt 3 loại vùng năng lượng khác nhau: • Vùng hoá trị (hay còn gọi là vùng đầy), trong đó tất cả các mức năng lượng đều đã bị chiếm chỗ, không còn trạng thái năng lượng tự do. • Vùng dẫn (vùng trống), trong đó các mức năng lượng đều còn bỏ trống hay chỉ bị chiếm chỗ một phần. • Vùng cấm, trong đó không tồn tại mức năng lượng nào để điện tử có thể chiếm chỗ hay xác suất tìm hạt tại đây bằng 0. Mối quan hệ giữa vị trí tương đối các vùng năng lượng và tính chất dẫn điện của chất rắn cấu trúc tinh thể (xét ở 00 K) Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 11
- Kü thuËt ®iÖn tö 2.1.2 Chất bán dẫn thuần -Hai chất bán dẫn thuần điển hình là Gemanium (Ge) với Eg = 0.72 eV và Silicium (Si) với Eg = 1.12 eV, thuộc nhóm bốn bảng tuần hoàn Mendeleep. -Mô hình cấu trúc mạng tinh thể ( 1 chiều ) của chúng có dạng sau: Si Si Si ni D Si Si Si Si Si HT Si pi Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 12
- Kü thuËt ®iÖn tö Các nguyên tử Si liên kết với nhau theo kiểu cộng hoá trị bằng các đôi e góp chung. Ở 00 K Si là chất cách điện. Khi bị kích thích bởi 1 nguồn năng lượng ngoài (nhiệt độ, ánh sáng ) sẽ xảy ra hiện tượng iôn hoá các nguyên tử nút mạng hình thành nên từng cặp hạt dẫn: -Điện tử tự do -Lỗ trống Dưới tác động của điện trường ngoài các điện tử tự do và các lỗ trống chuyển động có hướng hình thành nên dòng điện trong chất bán dẫn thuần Dòng điện này gồm hai thành phần tương đương nhau: +Dòng chuyển động của các điện tử tự do +Dòng chuyển động của các lỗ trống về bản chất là dòng dịch chuyển của các điện tử hoá trị .2.1.3 Chất bán dẫn tạp chất a. Chất bán dẫn tạp chất loại n -Tiến hành pha thêm các nguyên tử thuộc nhóm 5 bảng Mendeleep vào mạng tinh thể chất bán dẫn nguyên chất nhờ công nghệ đặc biệt với nồng độ 1010 đến 1018 nguyên tử/Cm3 ta thu được chất bán dẫn tạp chất loại n. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 13
- Kü thuËt ®iÖn tö Các nguyên tử nhóm 5 có 5 điện tử ở lớp ngoài cùng nên khi tham gia liên kết với các nguyên tử bán dẫn thuần mỗi nguyên tử tạp chất sẽ thừa ra 1 điện tử. Điện tử này liên kết yếu với hạt nhân nên dễ dàng bứt ra khỏi hạt nhân hình thành nên từng cặp: -Điện tử tự do -Iôn dương tạp chất Ở nhiệt độ phòng hầu hết các nguyên tử tạp chất đã bị iôn hoá. Cùng với quá trình iôn hoá các nguyên tử tạp chất vẫn diễn ra quá trình iôn hoá các nguyên tử bán dẫn thuần nhưng với mức độ yếu hơn Như vậy trong mạng tinh thể chất bán dẫn tạp chất loại n tồn tại hai loại hạt mang điện: + Điện tử tự do +Lỗ trống (mang điện tích dương) Trong đó điện tử là hạt dẫn chiếm đa số, lỗ trống là hạt dẫn thiểu số(nn>>pn) d.Chất bán dẫn tạp chất loại p -Nếu tiến hành pha các nguyên tử thuộc nhóm 3 bản tuần hoàn Mendeleep vào mạng tinh thể chất bán dẫn thuần ta được chất bán dẫn tạp chất loại p. Các nguyên tử nhóm 3 có 3 e ở ngoài cùng nên khi tham gia liên kết với các nguyên tử chất bán dẫn thuần sẽ có một liên kết bị thiếu e. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 14
- Kü thuËt ®iÖn tö Liên kết khuyết này dễ dàng nhận thêm e hình thành nên các iôn âm tạp chất và mất đi số lượng các e tương ứng. Các e bù đắp cho liên kết bị khuyết được sản sinh ra từ việc iôn hoá các nguyên tử bán dẫn thuần. (Quá trình iôn hoá các nguyên tử bán dẫn thuần hình thành nên từng cặp:Điện tử tự do và lỗ trống) Như vậy trong mạng tinh thể chất bán dẫn tạp chất loại p tồn tại hai loại hạt mang điện: +Các điện tử tự do +Các lỗ trống Trong đó các lỗ trống là hạt dẫn chiếm đa số có nồng độ lớn hơn nhiều cấp so với nồng độ của các điện tử tự do (pp>>np) 2.2 Điốt bán dẫn 2.2.1. Mặt ghép p-n và tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn a. Mặt ghép p-n khi chưa có điện trường ngoài Khi cho hai đơn tinh thể chất bán dẫn tạp chất loại p và chất bán dẫn tạp chất loại n tiếp xúc công nghệ với nhau ta thu được mặt ghép p-n. Do có sự chênh lệch về nồng độ điện tử tự do giữa miền bán dẫn tạp chất loại n và miền bán dẫn tạp chất loại p nên tại nơi tiếp giáp giữa hai miền xảy hiện tượng chuyển động khuếch tán của các e tự do từ miền bán dẫn n sang miền bán dẫn p. Quá trình chuyển động khuếch tán này làm hình thành nên lớp iôn âm bên phía miền bán dẫn p và lớp iôn dương bên phía miền bán dẫn Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 15
- Kü thuËt ®iÖn tö n, vùng iôn này nằm ở hai bên nơi tiếp giáp và được gọi là vùng nghèo ( vùng này nghèo hạt mang điện tự do và có điện trở lớn hơn nhiều cấp so với vùng còn lại). Quá trình khuếch tán tiếp diễn cho tới khi lớp iôn âm bên phía miền p đủ lớn để tạo ra lực đẩy đủ lớn ngăn trở không cho các e khuếch tán từ miền n sang. Bề rộng của vùng nghèo khi chưa có điện áp ngoài là lo và điện áp tại vùng nghèo (điện áp giữa lớp iôn dương và lớp iôn âm) là Vtx chính Vtx là nguyên nhân của việc ngăn trở chuyển động khuếch tán của các e tự do từ miền n sang miền p (ngăn trở dòng điện chạy từ miền p sang miền n). Muốn có dòng điện chạy qua tiếp giáp p-n cần đặt tới nó một điện áp có chiều và độ lớn thích hợp để tạo ra lực đủ lớn giúp các e tự do vượt qua được sự cản trở của Vtx. Ở điều kiện tiêu chuẩn người ta đo được Vtx = 0.7 V với điốt làm từ Si và Vtx = 0.3 v với điốt làm từ Ge b. Phân cực cho mặt ghép p-n Khái niệm về phân cực: Phân cực cho một thiết bị được hiểu là đặt các điện áp thích hợp tới các cực của nó để xác lập chế độ làm việc cho nó. Với điốt có 2 chế độ phân cực: -Phân cực thuận -Phân cực ngược Phân cực thuận cho điốt(tiếp giáp pn) Mạch điện dưới đây phân cực thuận cho điốt Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 16
- Kü thuËt ®iÖn tö Điều kiện để điốt được phân cực thuận là: +Điện áp phân cực đặt ngược cực tính so với Vtx ( cực dương của điện áp phân cực đặt tới miền bán dẫn p cực âm của nguồn phân cực đặt tới miền bán dẫn n) +Điện áp phân cực lớn hơn điện áp Vtx Khi điốt được phân cực thuận có dòng điện chạy qua nó theo chiều từ Anode sang cathode. Việc xuất hiện dòng điện chạy qua điốt được giải thích như sau: +Điện áp âm của VBIAS đẩy các e tự do ở miền n về gần với tiếp giáp p-n +Điện áp dương của VBIAS đẩy các lỗ trống ở miền p về gần với tiếp giáp p-n dẫn tới kết quả là vùng nghèo hẹp lại. Do điện áp phân cực VBIAS > Vtx nên các điện tử tự do ở miền n được cung cấp đủ năng lượng để có thể vượt qua được vùng nghèo sang đến miền p. Khi sang đến miền p, do phải vượt qua vùng nghèo nên các e tự do mất đi một phần năng lượng và không còn là e tự do nữa mà trở thành các e tham gia liên kết. Các e này dịch chuyển theo các Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 17
- Kü thuËt ®iÖn tö lỗ trống ở miền p để ra khỏi miền p và trở về phía cực dương của vBIAS. Như vậy đã xuất hiện dòng điện chạy qua tiếp giáp p-n trong đó bên phía miền n là dòng chuyển động của các điện tử tự do hướng về tiếp giáp p-n, còn bên phía miền p là dòng chuyển động tương đối của các lỗ trống hướng ra xa tiếp giáp p-n. Phân cực ngược cho tiếp giáp p-n Mạch điện sau phân cực ngược cho tiếp giáp p-n Điều kiện: Điện áp âm của VBIAS đặt tới miền p, điện áp dương của VBIAS đặt tới miền n điện áp phân cực ngược cho VBIAS cần đủ nhỏ để điốt khỏi bị đánh thủng Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 18
- Kü thuËt ®iÖn tö Khi điốt được phân cực ngược thì dòng điện chạy qua nó rất nhỏ nên có thể coi như không có dòng điện chạy qua nó. Điều này được giải thích như sau: Điện áp dương của nguồn phân cực kéo các điện tử (là hạt đa số) ở miền n ra xa tiếp giáp p-n. Điện áp âm của nguồn phân cực kéo các lỗ trống (là hạt đa số) ở miền p ra xa tiếp giáp p-n Cả hai hiện tượng trên làm cho vùng nghèo được mở rộng ra. Vùng nghèo được mở rộng ra cho đến khi điện áp đặt lên vùng nghèo chính bằng điện áp phân cực. Lúc này xuất hiện dòng điện chạy qua tiếp giáp p-n theo chiều từ n sang p. Đây là dòng điện do sự chuyển động của các hạt thiểu số nên dòng điện này nhỏ và có thể bỏ qua. 2.2.1. Đặc tuyến Von-Ampe và các tham số cơ bản của điốt bán dẫn Khái niệm về đặc tuyến Von-Ampe của điốt bán dẫn: Đặc tuyến V-A của điốt là đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa điện áp V trên hai đầu điốt và dòng điện I chạy qua điốt. Để thu được đặc tuyến V-A của điốt cần phải khảo sát. a. Khảo sát miền đặc tuyến thuận Xét mạch sau: Mạch điện trên giúp ta khảo sát để tìm ra đặc tuyến V-A của điốt bán dẫn khi nó được phân cực thuận. Cách khảo sát như sau: điều chỉnh VBIAS về 0 V, tăng dần VBIAS, Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 19
- Kü thuËt ®iÖn tö quan sát vôn kế và ampe kế ghi lại các cặp giá trị (V,I) tương ứng rồi dựa trên số liệu thu được để vẽ đặc tuyến trên hệ trục V-I. Kết quả thu được như sau: +Khi VBias = 0 thấy V = 0 và I = 0. +Tăng dần VBias thấy V tăng và I tăng chậm theo V +Tiếp tục tăng VBias cho đến khi VBias >= 0.7V(với điốt làm từ Si) thì từ đây trở đi nếu tiếp tục tăng VBias V gần như không đổi và nhận giá trị cỡ 0.7 V trong khi đó thì I lại tăng nhanh. Đặc tuyến thuận của điốt có dạng như hình vẽ (vùng 1) b. Khảo sát miền đặc tuyến ngược và miền đánh thủng Xét mạch sau: Mạch điện trên giúp ta khảo sát để tìm ra đặc tuyến V-A của điốt bán dẫn khi nó được phân cực ngược. Quy trình khảo sát tương tự như trong trường hợp khảo sát nhánh phân cực thuận. Kết quả thu được như sau: Khi VBIAS = 0 thì V = 0 và I = 0 Tăng dần VBIAS thấy V tăng, I tăng và nhanh chóng đạt tới giá trị bão hoà. Dòng qua điốt khi nó được phân cực ngược có cường độ rất nhỏ nên có thể bỏ qua. Vùng đặc tuyến ngược của điốt được thể hiện ở hình vẽ dưới đây (vùng 2). Khi đặt lên điốt một điện áp ngược đủ lớn sẽ làm cho điốt bị đánh thủng, dòng điện ngược sẽ tăng lên đột ngột, tính chất van của điốt bị phá hoại. Có hai loại đánh thủng: -Đánh thủng vì nhiệt Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 20
- Kü thuËt ®iÖn tö Đánh thủng vì nhiệt do tiếp xúc p-n bị nung nóng cục bộ, vì va chạm của hạt thiểu số được gia tốc trong điện trường mạnh. Điều này dẫn tới quá trình sinh hạt ồ ạt (iôn hoá các nguyên tử chất bán dẫn thuần, có tính chất thác lũ) làm nhiệt độ nơi tiếp xúc tiếp tục tăng dòng điện ngược tăng đột biến và mặt ghép p-n bị phá hỏng. -Đánh thủng vì điện Đánh thủng vì điện do hai hiệu ứng: iôn hoá do va chạm (giữa hạt thiểu số được gia tốc trong trường mạnh cỡ 105 V/cm với nguyên tử của chất bán dẫn thuần thường xảy ra ở các mặt ghép p-n rộng( hiệu ứng Zener ) và hiệu ứng xuyên hầm (tunel) xảy ra ở các tiếp xúc p-n hẹp do pha tạp chất với nồng độ cao liên quan tới hiện tượng nhảy mức trực tiếp của điện tử hoá trị bên bán dẫn p xuyên qua rào thế tiếp xúc sang vùng bán dẫn n. Đặc tuyến có dạng sau: 2.2.3. Các tham số của điốt bán dẫn a. Các tham số giới hạn -Điện áp ngược cực đại để điốt còn thể hiện tính chất van (chưa bị đánh thủng) Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 21
- Kü thuËt ®iÖn tö -Dòng cho phép cực đại qua điốt lúc mở: IAcf -Công suất tiêu hao cực đại cho phép trên van để chưa bị hỏng vì nhiệt:PAcf -Tần số giới hạn của điện áp (dòng điện) đặt lên van để nó còn thể hiện tính chất van fmax b. Các tham số định mức -Điện trở một chiều của điốt VAK VT I A Rd = = ln(+ 1) I A I A I s -Điện trở vi phân (xoay chiều) của điốt: ∂VAK VT rd = = ∂I A IIA+ s -Điện dung tiếp giáp p-n: lớp điện tích khối l0 tương đương như một tụ điện gọi là điện dung của mặt ghép p-n: Cpn = Ckt + Crao 2.2.4. Một vài ứng dụng điển hình của điốt bán dẫn 2.2.4.1 Các mạch chỉnh lưu a. Mạch chỉnh lưu một nửa chu kì: -Sơ đồ mạch -Nguyên lý hoạt động Giả sử điện áp vào Vin là điện áp hình sin có biên độ là Vp. Ở nửa chu kì dương của Vin(Vin>0), điốt được phân cực thuận, dòng điện qua tải có chiều như hình vẽ: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 22
- Kü thuËt ®iÖn tö Điện áp ra Vout có dạng giống dạng của điện áp vào. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 23
- Kü thuËt ®iÖn tö Ở nửa chu kì âm của Vin điốt được phân cực ngược, dòng chạy qua điốt I = 0; điện áp ra Vout = 0 -Dạng của điện áp ra: -Điện áp trung bình trên tải 1 T 1 T / 2 Vp() out V = V dt = V( out ).sinω t dt = avg ∫out ∫ p T 0 T 0 Π (Vp ( out )= V p − 0.7 ) -Điện áp ngược cực đại đặt lên điốt(PIV) Trong quá trình hoạt động ở những nửa chu kì âm điốt được phân cực ngược vì thế nó phải chịu điện áp ngược. PIV là điện áp ngược cực đại mà điốt phải chịu trong mạch chỉnh lưu khi nó được phân cực ngược. Ta tìm PIV cho điốt ở mạch chỉnh lưu nửa chu kì ở trên VVVVR= out − i n = − in PIV= Max()() VR = Max − Vin = V p b. Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì -Sơ đồ mạch Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 24
- Kü thuËt ®iÖn tö -Nguyên lý hoạt động Điện áp cung cấp tới cuộn sơ cấp của biến áp là điện áp xoay chiều hình sin (110/220 V), điện áp giữa hai đầu cuộn thứ cấp biến áp VAB cũng là điện áp hình sin có biên độ Vp. Do cấu tạo của biến áp nên điện áp ở A (VA) và điện áp ở B (VB) có cùng biên độ là Vp/2 nhưng ngược pha nhau. Ở ½ chu kì dương của VAB (VAB > 0) VA>0 còn VB 0. Điốt D1 được phân cực ngược, điốt D2 được phân cực thuận, dòng điện qua tải có chiều như hình vẽ (qua D2, qua RL). Dạng của điện áp ra Vout giống dạng của VB. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 25
- Kü thuËt ®iÖn tö -Dạng của điện áp ra V V() out =p − 7.0 p 2 -Điện áp trung bình trên tải Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 26
- Kü thuËt ®iÖn tö T T 1 2 2 2 2V ( out ) V = V dt = V( out ). Sinω t dt = p avg T ∫out ∫ p 0 T 0 Π 2 -Điện áp ngược cực đại đặt lên điốt Ở ½ chu kì dương của VAB ta tìm PIV cho D2. Ta có :VVVR= out− B V V . PIV= Max()()()( V= Max V− V = V out − −p )() =V out +p =V − 0.7 R out B p 2 p 2 p Ở ½ chu kì âm, của VAB ta tìm PIV cho D1. Ta có:VVVR= out − A V V PIV= Max()()()( V= Max V− V = V out − −p )() =V out +p =V − 0.7 R out A p 2 p 2 p c. Mạch chỉnh lưu cầu -Sơ đồ mạch -Nguyên lý hoạt động Điện áp trên cuộn sơ cấp biến áp là điện áp xoay chiều hình sin. Do đó, điện áp trên hai đầu thứ cấp biến áp VAB cũng là điện áp hình sin, giả sử biên độ của điện áp này là Vp. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 27
- Kü thuËt ®iÖn tö Ở ½ chu kì dương của VAB (VAB >0), điốt D1, D2 được phân cực thuận, điốt D3, D4 được phân cực ngược, dòng điện qua tải có chiều như hình vẽ ( qua D2, D1, RL). Điện áp ra Vout có dạng giống dạng điện áp của VAB. Ở ½ chu kì âm của VAB, điốt D3, D4 được phân cực thuận, điốt D1, D2 được phân cực ngược, dòng điện qua tải có chiều như hình vẽ (qua D3, D4, RL). Dạng của điện áp ra Vout giống dạng của VBA. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 28
- Kü thuËt ®iÖn tö -Dạng của điện áp ra Vout VAB Vp t T/2 3T/2 0 T Vout Vp(out) t T/2 3T/2 0 T Vp ( out )= V p − 1.4 -Tìm điện áp trung bình trên tải T T 1 2 2 2 2V ( out ) V = V dt = V( out ). Sinω t dt = p avg T ∫out ∫ p 0 T 0 Π 2 -Tìm PIV Ở ½ chu kì dương của VAB ta tìm PIV cho D3, D4 +Tìm PIV cho D3: Ta có VVVVRACA= − = mà VVAD− = 0.7 (do D1 được phân cực thuận) nên VVVRAD= = +0.7 = Vout + 0.7 từ đó PIV = Max(VR) = Vp(out) + 0.7 = Vp – 0.7. +Tìm PIV cho D4: Ta có VVVRDB= − mà VVCB− = 0.7 (do D2 được phân cực thuận) nên VVBC= −0.7 = − 0.7 do đó VVRD= + 0.7= Vout + 0.7 ; PIV=Max(VR) = Vp(out) + 0.7 = Vp – 0.7. Ở ½ chu kì âm của VAB ta tìm PIV cho D1, D2. Cách tìm tương tự như đã tìm cho D3 và D4 và kết quả tìm được là PIV(D1) = PIV(D2) = Vp – 0.7 2.2.4.2 Mạch hạn chế biên độ Mạch hạn biên có tác dụng khống chế biên độ của tín hiệu vào ở một hoặc hai ngưỡng điện áp định trước. Có một số dạng mạch hạn biên sau: -Mạch hạn biên trên Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 29
- Kü thuËt ®iÖn tö -Mạch hạn biên dưới -Mạch hạn biên cả trên lẫn dưới. Ta xét hoạt động của mạch hạn biên trên: -Sơ đồ mạch: Hoạt động của mạch như sau: Giả sử điện áp vào Vin là điện áp hình sin có biên độ là Vp với Vp >VBIAS + 0.7. Từ mạch điện ta thấy điện áp phân cực cho điốt là: Vin - VBias. +Khi Vin - VBias > 0.7 hay Vin > VBias + 0.7 điốt được phân cực thuận , sụt áp trên điốt Vout - VBias = 0.7 hay Vout = VBias + 0.7. +Khi Vin - VBias <= 0.7 điốt được phân cực ngược Vout = Vin 2.2.4.3 Mạch dịch mức điện áp Mạch dịch mức điện áp thực hiện việc cộng thêm thành phần 1 chiều cho tín hiệu vào. Hình vẽ dưới đây là một dạng sơ đồ mạch dịch mức điện áp: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 30
- Kü thuËt ®iÖn tö Với giả thiết tín hiệu vào là tín hiệu điện áp hình sin có biên độ Vp hoạt động của mạch dịch mức điện áp được giải thích như sau: Ở ¼ chu kì âm đầu tiên của Vin điốt được phân cực thuận, tụ C được nạp điện đến khi điện áp trên tụ đạt tới giá trị Vp – 0.7. Ngay sau đó điốt được phân cực ngược, tụ C chỉ có thể phóng điện qua RL. Do RL được chọn với điện trở lớn nên tụ phóng điện rất chậm ở mỗi chu kì của Vin vì thế nên tụ C lúc này có thể coi như một nguồn nuôi DC mắc nối tiếp với Vin. Do đó, Vout = Vc + Vin = Vp – 0.7 + Vin 2.2.4.4 Mạch nhân đôi điện áp Giả sử điện áp vào là điện áp hình sin có biên độ Vp thì điện áp ra của mạch nhân đôi điện áp là Vout = 2(Vp – 0.7). Mạch nhân đôi điện áp có 2 dạng a . Dạng 1(Dạng ½ chu kì) -Sơ đồ và hoạt động của mạch được thể hiện trên hình vẽ: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 31
- Kü thuËt ®iÖn tö Giả sử điện áp trên thứ cấp của biến áp là điện áp hình sin có biên độ Vp. Ở nửa chu kì dương của điện áp trên thứ cấp biến áp, D1 được phân cực thuận, D2 được phân cực ngược tụ C1 được nạp điện tới điện áp Vp – 0.7. Ở nửa chu kì dương của điện áp trên thứ cấp biến áp, D1 được phân cực ngược, D2 được phân cực thuận, tụ C2 được nạp điện bởi điện áp VC1 + Vin, vì thế điện áp trên tụ C2 (điện áp ra) đạt tới VC2 = 2(Vp – 0.7). Trong trường hợp không tải nối tới đầu ra điện áp ở trên tụ C2 (điện áp ra) không đổi. Khi có tải mắc tới đầu ra tụ C2 sẽ phóng điện ở nửa chu kì dương kế tiếp, và nạp điện ở nửa chu kì âm tiếp theo. b. Dạng 2(dạng cả chu kì) -Sơ đồ và hoạt động của mạch như sau: Giả sử điện áp trên thứ cấp biến áp là điện áp hình sin có biên độ Vp. Ở ½ chu kì dương của điện áp trên thứ cấp biến áp, D1 được phân cực thuận, D2 được phân cực ngược, tụ C1 được nạp điện tới điện áp VC1 = Vp – 0.7 Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 32
- Kü thuËt ®iÖn tö Ở ½ chu kì âm của điện áp trên thứ cấp biến áp, D2 được phân cực thuận, D1 được phân cực ngược, tụ C2 được nạp điện tới điện áp VC2 = Vp – 0.7. Điện áp ra Vout = VC1 + VC2 = 2(Vp – 0.7) 2.2.5 Một số loại điốt đặc biệt 2.2.5.1 Điốt phát quang(LED) LED là loại điốt có khả năng phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận. Nó được cấu tạo từ một mặt ghép p-n trong đó miền p và miền n rời nhau và được bọc trong một lớp nhựa trong suốt. LED có khả năng phát ra ánh sáng là do sự giải phóng năng lượng của các e tự do khi các e này tái hợp với các lỗ trống. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 33
- Kü thuËt ®iÖn tö Bước sóng của ánh sáng do LED phát ra phụ thuộc vào vật liệu chế tạo LED. Cường độ của ánh sáng do LED phát ra phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua LED. 2.2.5.2 Điốt Zener a. Đặc tuyến V-A của điốt Zener Điốt Zener thường được dùng với mục đích ổn định điện áp. Điốt Zener có nhiều điểm rất giống với điốt thường, nhưng có điều đặc biệt là điốt Zener được thiết kế để có thể hoạt động được ở miền đánh thủng (với điốt thường khi bị đánh thủng là bị hỏng). Đặc tuyến Von-ampe của điốt Zener có dạng sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 34
- Kü thuËt ®iÖn tö IZK là dòng tối thiểu chạy qua điốt zener khi điốt zener làm việc ở miền đánh thủng, IZM là dòng điện lớn nhất chạy qua điốt zener khi điốt zener làm việc ở miền đánh thủng. Nếu dòng điện ngược IZ chạy qua điốt zener vượt quá IZM sẽ làm hỏng điốt. VZK, VZM, VZ chênh lệch nhau không nhiều, có thể coi VZK = VZT = VZM = VZ. Data sheet của điốt zener cung cấp cho ta VZT, IZK, IZT, IZM. Từ miền đánh thủng của đặc tuyến V-A của điốt Zener có thể rút ra một vài nhận xét sau: +Để điốt Zener làm việc ở miền đánh thủng(miền ổn áp) cần phân cực ngược cho điốt zener với điện áp phân cực lớn hơn VZ +Khi điốt Zener làm việc trong miền ổn áp thì sụt áp trên nó luôn là VZ còn dòng điện chạy qua nó có thể biến thiên từ IZK đến IZM. b. Một vài ứng dụng của điốt zener * Ổn định điện áp Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 35
- Kü thuËt ®iÖn tö Khi làm việc ở miền đánh thủng, áp trên hai đầu điốt Zener gần như không đổi trước sự thay đổi của dòng qua điốt, có thể lợi dụng tính chất này của điốt zener để thực hiện việc ổn định điện áp. Xét mạch điện sau: Điốt 1N4740 là điốt zener có VZ = 10V, IZK = 0.25mA, IZM = 100 mA. Từ mạch điện ta thấy VIN = VR + VZ = IZR + VZ; Điốt Zener trong mạch được phân cực ở miền đánh thủng nên IZ có thể nhận giá trị từ 0.25mA đến 100mA vì thế :IZKR + VZ < VIN< IZMR + VZ hay 10.055V < VIN < 32V. Như vậy trước sự biến động của VIN (thay đổi từ 10.055V đến 32V) điện áp ra vẫn giữ nguyên ở mức VZ = 10V điều này thể hiện khả năng ổn định điện áp của điốt Zener trước sự biến động của điện áp vào. Bây giờ ta khảo sự ổn định điện áp ra trước sự biến động của tải. Xét mạch sau Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 36
- Kü thuËt ®iÖn tö +Khi tải cực lớn RL = ∞(không có tải), dòng điện trong mạch chỉ chạy qua điốt zener không phân nhánh sang tải vì thế ta cần khống chế dòng điện này để nó không được vượt quá IZM VZ VZ +Giới hạn dưới của tải được xác định như sau: RL (min) = = IL () Max IIZM − ZK Như vậy điện áp ra luôn ổn định khi tải thay đổi từ RL = RL(min) tới RL = ∞. *Hạn biên Ta có thể xây dựng một số mạch hạn biên sử dụng điốt zener, dạng của một số mạch hạn biên và mối quan hệ giữa điện áp ra, điện áp vào được thể hiện trên hình vẽ dưới đây: 2.3 Tranzito lưỡng cực(BJT: Bipolar Junction Transistors) 2.3.1 Giới thiệu chung BJT là loại linh kiện có 3 chân và là linh kiện được điều khiển bởi dòng điện (điện áp đầu ra, dòng điện đầu ra, công suất đầu ra, được điều khiển bởi dòng điện vào). Hai ứng dụng phổ biến của BJT là: +Dùng BJT để khuếch đại tín hiệu +Dùng BJT làm khoá đóng mở trong kỹ thuật số 2.3.2 Cấu tạo của BJT BJT được cấu tạo từ ba miền bán dẫn tạp chất đặt xen kẽ nhau +Một miền bán dẫn tạp chất loại N đặt xen giữa hai miền bán dẫn tạp chất loại P(BJT loại PNP) +Một miền bán dẫn tạp chất loại P đặt xen giữa hai miền bán dẫn tạp chất loại N (BJT loại NPN). Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 37
- Kü thuËt ®iÖn tö Ba miền bán dẫn này có tên là: Emitơ, bazơ, colectơ. Miền bazơ nằm giữa có kích thước hẹp nồng độ tạp chất thấp nhất trong ba miền. Điện cực nối ra từ miền bazơ được gọi là cực bazơ (cực B). Miền Colectơ được pha tạp với nồng độ tạp chất trung bình, điện cực nối ra từ miền colectơ được gọi là cực colectơ (cực C). Miền Emitơ được pha tạp với nồng độ tạp chất cao nhất trong ba miền, điện cực nối ra từ miền Emitơ được gọi là cực Emitơ (cực E). Tiếp giáp pn giữa miền bazơ và miền colectơ được gọi là tiếp giáp bazơ-colectơ và gọi tắt là JC. Tiếp giáp pn giữa miền bazơ và miền Emitơ được gọi là tiếp giáp bazơ- emitơ và gọi tắt là JE. Trong các sơ đồ mạch BJT được kí hiệu như hình sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 38
- Kü thuËt ®iÖn tö 2.2.3 Nguyên lý hoạt động của BJT Để xét hoạt động của BJT trước hết ta cần phân cực cho nó bởi nguồn điện áp ngoài một chiều. Hoạt động của BJT npn và pnp là tương tự nhau nên ta chỉ cần xét hoạt động của một trong hai loại. Ta xét hoạt động của BJT npn trong trường hợp phân cực cho nó sao cho JE được phân cực thuận và JC được phân cực ngược, khi phân cực như vậy BJT có khả năng khuếch đại tín hiệu. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 39
- Kü thuËt ®iÖn tö Do JE được phân cực thuận nên vùng nghèo quanh JE hẹp lại, còn JC được phân cực ngược nên vùng nghèo quanh JC rộng ra. Do JE được phân cực ngược nên các e tự do (là hạt đa số trong miền E) dễ dàng khuếch tán qua JE sang miền B. Do miền bazơ rất mỏng, nồng độ tạp chất thấp nên lượng lỗ trống ở miền B rất ít, vì vậy chỉ một phần nhỏ các e tái tổ hợp với các lỗ trống trong miền B rồi dịch chuyển ra khỏi miền B theo cực B hình thành nên dòng điện có cường độ nhỏ IB. Phần lớn các điện tử tự do từ miền E sang khuếch tán tới được JC rồi được điện trường phân cực ngược cho JC cuốn qua JC sang miền C rồi đi ra khỏi miền C theo cực C rồi đi về phía cực dương của VCC hình thành nên dòng điện IC dòng IC có cường độ lớn hơn IB rất nhiều. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 40
- Kü thuËt ®iÖn tö I C Giữa IE, IB, IC có những mối quan hệ sau: IE = IB + IC; =β DC = const I B 2.3.4 Một số tham số cơ bản khi làm việc với BJT I C -Tỷ số giữa IC và IB:B β DC = được gọi là hệ số khuếch đại dòng một chiều I B của BJT. βDC thông thường có giá trị từ 20 đến 200. I c -Tỷ số giữa Ic và Ib: β ac = được gọi là hệ số khuếch đại dòng xoay chiều I b của BJT. I C -Tỷ số giữa IC và IE :α DC = αDC luôn nhỏ hơn 1 và thường có giá trị từ 0.95 I E đến 0.99. I c -Tỷ số giữa Ic và Ie :α ac = I e Các thông số này ta có thể tra cứu trong data sheet của BJT. Khi làm việc với BJT trong một mạch điện cụ thể ta thường quan tâm tới các dòng điện, các điện áp liên quan trực tiếp tới BJT.(IB,B IC, IE, VBE, VCE, VCB). Xét mạch sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 41
- Kü thuËt ®iÖn tö Ta xác định các dòng điện và điện áp đã nêu ở trên. VBE = 0.7V(do JE được phân cực thuận bởi VBB). V RB VVBB − BE I B = = ; IIC = β DC B ; IIIECB= + ;VVICE = CC− C R C ;VVVCB =CE − BE RB R B 2.3.5 Đặc tuyến ra của BJT Đặc tuyến ra của BJT là đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa dòng điện ra và điện áp ra của BJT khi dòng điện vào không đổi. Vì có nhiều cách mắc BJT (3 cách) nên tương ứng có 3 đặc tuyến ra. Ta xét đặc tuyến ra của BJT trong cách mắc E chung dưới đây: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 42
- Kü thuËt ®iÖn tö Mạch trên giúp ta khảo sát đặc tuyến ra: IC = F(VCE)|IB B = Const. Điều chỉnh VCC về 0 sau đó tăng dần VCC quan sát vôn kế, ampe kế, ghi lại các cặp giá trị (VCE, IC) tương ứng rồi dựa trên số liệu thu được để vẽ đặc tuyến. Kết quả thu được như sau: Khi VCC = 0 thì VCE = 0 và IC = 0; Tăng dần VCC thầy VCE tăng và IC tăng tuyến tính theo VCE khi VCE còn nhỏ hơn 0.7 V( khi cả JE, JC đều được phân cực thuận) Khi VCC đủ lớn để VCE vượt quá giá trị 0.7V (lúc này JE phân cực thuận và JC trở nên được phân cực ngược) thì từ đây trở đi nếu tiếp tục tăng VCC, VCE tăng nhưng IC gần như không đổi và nhận giá trị IC = βDCIB Khi VCC đủ lớn để đánh thủng tiếp giáp JC thì thấy IC tăng đột ngột theo VCE BJT bị hỏng. Lặp lại các bước khảo sát ở trên với IB B khác ta thu được đặc tuyến có dạng tương tự. Đặc tuyến có dạng sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 43
- Kü thuËt ®iÖn tö Miền làm việc của BJT ứng với cả JE và JC đều được phân cực thuận gọi là miền bão hoà Miền làm việc của BJT ứng với JE được phân cực thuận và JC được phân cực ngược gọi là miền tích cực(miền khuếch đại tuyến tính) Khi IB B = 0(VBB = 0) cả JE và JC đều được phân cực ngược BJT làm việc ở miền ngưng dẫn (cut-off region) 2.3.6. Sự thông bão hoà của BJT Xét mạch sau Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 44
- Kü thuËt ®iÖn tö Ở mạch trên nếu ta tăng dần VBB thì IB tăng, đến khi JE được phân cực thuận thì khi IB tăng kéo theo IC cũng tăng ( IC = βDCIB) và do đó VCE = VCC – ICRC giảm. Khi tăng IB B đến giá trị đủ lớn thì từ đây nếu tiếp tục tăng IB B thì IC không tăng nữa và nhận giá trị IC(sat) khi đó VCE = VCE(sat) ta nói BJT ở trạng thái thông bão hoà. Trên đặc tuyến ra của BJT điểm thông bão hoà của BJT nằm gần khúc cong của đặc tuyến(dịch về phía dưới). Thông thường VCE(sat) nhận giá trị cỡ 0.2V hoặc 0.3V. Điều kiện để BJT thông IC () sat bão hoà là I B > . Khi ở trạng thái thông bão hoà thì mối quan hệ IC = βDCIB β DC không còn đúng nữa. 2.3.7 Sự ngưng dẫn của BJT Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 45
- Kü thuËt ®iÖn tö Khi IB = 0; BJT làm việc ở miền ngưng dẫn (cả JE và JC đều được phân cực ngược). Trong mạch xuất hiện dòng điện ngược ICE0 dòng này có giá trị nhỏ nên có thể bỏ qua và do đó VCE ≈ VCC 2.3.9 Đường tải một chiều Điểm thông bão hoà và điểm ngưng của BJT có để được minh hoạ bằng đường tải một chiều. Điểm cuối của đường tải tĩnh là điểm ngưng dẫn lý tưởng (IC = 0 ; VCE = VCC). Điểm đầu của đường tải là điểm thông bão hoà của BJT (IC = IC(sat) ; VCE = VCE(sat)). Tập hợp các điểm nằm giữa điểm ngưng dẫn và điểm thông bão hoà của BJT hình thành nên vùng tích cực(vùng khuếch đại) của BJT. Tuỳ vào dạng mạch mà ta có thể thiết lập phương trình đường tải và vẽ nó. 2.3.10. Ứng dụng của BJT a. Sử dụng BJT để khuếch đại tín hiệu Khuếch đại tín hiệu có thể được hiểu là vịêc làm tăng tuyến tính biên độ của tín hiệu điện. BJT có thể được sử dụng để khuếch đại tín hiệu. Để BJT khuếch đại được tín hiệu cần phân cực BJT sao cho JE được phân cực thuận và JC được phân cực ngược. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 46
- Kü thuËt ®iÖn tö Trong mạch khuếch đại tồn tại cả đại lượng một chiều (DC) và đại lượng xoay chiều(ac). Các đại lượng một chiều được kí hiệu theo quy tắc chỉ số chính là chữ in hoa chỉ số phụ cũng là chữ in hoa (ví dụ: IB).B Các đại lượng xoay chiều được kí hiệu theo quy tắc chỉ số chính là chữ in hoa chỉ số phụ là chữ in thường(ví dụ Ib) BJT có khả năng khuếch đại được tín hiệu là do dòng điện colectơ gấp β lần dòng điện bazơ. Xét mạch sau: VBB, VCC phân cực cho BJT đảm bảo JE luôn được phân cực thuận, JC luôn được phân cực ngược khi có cũng như không có tín hiệu vào Vin. Điện áp tại B là VB + Vb trong đó VB do VBB sinh ra, Vb do Vin sinh ra. Dòng điện bazơ là IB + Ib, trong đó IB do VBB sinh ra, Ib do Vin sinh ra. Do BJT được phân cực để làm việc ở miền tích cực nên dòng điện colectơ là: IC + Ic = βDCIB B + βac.Ib trong đó IC = βDCIB; Ic = βac.Ib. Điện áp tại colectơ là :VCC-(IC + Ic)RC = VCC-ICRC-IcRC = VC + Vc. Trong đó VC = VCC – ICRC; Vc = -RcIc. Tín hiệu ra của mạch trên là Vc; tín hiệu vào là Vin . Giả sử Vin là tín hiệu hình sin thì Vc cũng là tín hiệu hình sin và có cùng tần số với Vin, ngược pha với Vin các điện trở có thể được lựa chọn để tín hiệu ra Vc có biên độ gấp Vin A lần (A>1). Như vậy ta có thể sử dụng BJT để khuếch đại tín hiệu. Mối quan hệ giữa tín hiệu ra và tín hiệu vào của mạch được thể hiện trên hình vẽ: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 47
- Kü thuËt ®iÖn tö b. Sử dụng BJT làm khoá đóng mở BJT có thể được sử dụng như một khoá đóng mở. Khi đó ta phân cực cho BJT để nó có thể chuyển đổi giữa trạng thái thông bão hoà và trạng thái ngưng dẫn. Trạng thái thông bão hoà ứng với khoá đóng, trạng thái ngưng dẫn ứng với khoá mở. 2.4 Tranzito trường (FET:Field Effect Transistors) 2.4.1 Giới thiệu chung -FET là loại linh kiện đơn cực -Dòng điện qua FET là dòng điện của chỉ một loại hạt (hoặc là dòng của các điện tử tự do, hoặc là dòng của các lỗ trống) -Có thể chia ra làm 2 loại FET Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 48
- Kü thuËt ®iÖn tö +JFET(Junction Field-Effect Transistor) là loại tranzito trường có cực cửa tiếp xúc +MOSFET(Metal Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor) là loại tranzito trường có cực cửa cách ly. -Nếu như BJT là linh kiện được điều khiển bởi dòng điện thì FET là loại linh kiện được điều khiển bởi điện áp -FET có trở kháng vào rất lớn. 2.4.2 JFET 2.4.2.1 Cấu tạo và hoạt động của JFET JFET là loại FET thường hoạt động với một lớp tiếp giáp p-n được phân cực ngược, chính tiếp giáp p-n này điều khiển dòng điện chạy qua kênh dẫn của JFET. Kênh dẫn JFET có thể là chất bán dẫn tạp chất loại p hoặc chất bán dẫn tạp chất loại n Ba cực của JFET có tên là: +Cực máng (Drain) +Cực cửa(Gate) +Cực nguồn(Source) Với JFET kênh n cực cửa được nối với cả hai miền bán dẫn p. Với JFET kênh p cực cửa được nối với cả hai miền bán dẫn n. Ta xét hoạt động của JFET kênh n Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 49
- Kü thuËt ®iÖn tö Điện VGG đặt tới cực G và S để phân cực ngược cho tiếp giáp pn. Điện áp VDD đặt tới D và S để tạo ra dòng điện chạy trong kênh dẫn. Điện áp phân cực ngược đặt tới G và S làm cho vùng nghèo dọc theo tiếp giáp p- n được mở rộng ra chủ yếu về phía kênh dẫn, điều này làm kênh hẹp lại hơn do đó điện trở kênh dẫn tăng lên và dòng qua kênh dẫn giảm đi. Với cách phân cực ở mạch trên thì điện áp phân cực ngược giữa G và D lớn hơn điện áp phân cực ngược giữa G và S làm cho vùng nghèo mở rộng không đều. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 50
- Kü thuËt ®iÖn tö Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 51
- Kü thuËt ®iÖn tö Trong các mạch điện JFET được kí hiệu như sau: 2.4.2.2 Các đặc tuyến của JFET a. Đặc tuyến ra của JFET JFET là loại linh kiệnđược điều khiển bởi điện áp (khi ta phân cực cho nó ở miền dòng không đổi). Để hiểu rõ điều này ta tiến hành khảo sát đặc tuyến ra của JFET. Đặc tuyến ra của JFET là đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa ID và VDS khi VGS không đổi. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 52
- Kü thuËt ®iÖn tö Trước hết ta khảo sát trong trường hợp phân cực cho JFET với điện áp VGG = 0; như mạch điện hình vẽ dưới đây: Tăng dần VDD thầy VDS tăng và ID cũng tăng tuyến tính theo VDS. Khi tăng VDD thì vùng nghèo có xu hướng rộng ra, tuy nhiên khi VDD chưa đủ lớn thì bề rộng của vùng nghèo chưa đủ rộng để gây ảnh hưởng tới dòng ID vì thế mối quan hệ giữa ID và VDS là mối quan hệ tuyến tính khi VDD còn đủ nhỏ. Mối quan hệ này được thể hiện trên đặc tuyến ra vùng từ A đến B. Miền này còn được gọi là miền ohm. Khi VDD đủ lớn khi đó VDS đủ lớn lúc này bề rộng của vùng nghèo bắt đầu gây ảnh hưởng đến dòng ID. Nó kìm hãm sự tăng của ID trước sự tăng của VDS điều này có thể được giải thích như sau: VDS tăng là nguyên nhân để ID có thể tăng, nhưng khi VDS tăng làm vùng nghèo rộng ra đây lại là nguyên nhân để kìm hãm ID vì thế ID gần như không đổi trước sự thay đổi của VDS. Mối quan hệ này được thể hiện trên đặc tuyến ra vùng từ B đến C vùng này được gọi là vùng dòng không đổi. Tiếp tục tăng VDD đến giá trị đủ lớn để đánh thủng tiếp giáp pn thì từ đây ID tăng đột ngột theo VDS miền này được gọi là miền đánh thủng khi ta phân cực để JFET làm việc ở miền này JFET sẽ bị hỏng. Đặc tuyến ra của JFET trong trường hợp VGS = 0 được thể hiện trên hình vẽ sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 53
- Kü thuËt ®iÖn tö Vp và IDSS là hai đại lượng có trong data sheet của JFET. IDSS là dòng điện lớn nhất mà JFET có thể dẫn qua. Vp, IDSS được xác định ở điều kiện VGS = 0 Khi ta phân cực ngược cho JFET với điện áp VGG khác 0. Thay đổi VDD để khảo sát mối quan hệ giữa ID và VDS ta thu được các đường đặc tuyến có dạng tương tự như trên. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 54
- Kü thuËt ®iÖn tö Từ họ các đường đặc tuyến ra của BJT ta thấy ID càng giảm khi VGS càng âm và điểm pinch-off xảy ra ở các Vp khác nhau với các giá trị khác nhau của VGS . Giá trị của VGS làm cho ID gần bằng 0 được gọi là VGS(off) có điều đặc biệt là VGS(off) = -Vp. Data sheet của JFET cung cấp cho ta một trong hai điện áp trên. b. Đặc tuyến truyền đạt của JFET Ta thầy VGS (vùng giá trị từ 0 tới VGS(off)) điều khiển dòng điện ID chạy trong JFET. Với JFET kênh n VGS(off) 0. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa VGS và ID được gọi là đặc tuyến truyền đạt và có dạng như trên hình vẽ dưới đây: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 55
- Kü thuËt ®iÖn tö Đường cong này chính là đặc tuyến truyền đạt của JFET kênh n nó cho ta biết giới hạn hoạt động của JFET. Ta có thể thu được đặc tuyến truyền đạt từ đặc tuyến ra như hình dưới đây. Đường cong đặc tuyến truyền đạt có dạng parabol và có phương trình biểu diễn như sau: VGS 2 IID =DSS 1( − ) cũng chính vì vậy mà FET còn được xếp vào các linh kiện tuân VGS () off theo luật bình phương (square-law devices) Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 56
- Kü thuËt ®iÖn tö 2.4.3 MOSFET(Metal Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor) MOSFET là loại FET có cực cửa cách ly với kênh dẫn. Có hai loại MOSFET cơ bản : -MOSFET kênh tạo sẵn (D-MOSFET) -MOSFET kênh cảm ứng(E-MOSFET) 2.4.3.1 MOSFET kênh tạo sẵn Cấu tạo và ký hiệu của MOSFET kênh tạo sẵn thể hiện ở hình vẽ dưới đây: MOSFET loại D có thể hoạt động ở một trong hai chế độ : +Chế độ giàu (phân cực để làm kênh dẫn giàu thêm) +Chế độ nghèo(phân cực để làm kênh dẫn nghèo đi) MOSFET loại D hoạt động ở chế độ nào là tuỳ vào điện áp đặt tới cực cửa(Gate). Với MOSFET loại D kênh n hoạt động ở chế độ nghèo khi điện áp đặt tới cực cửa là điện áp âm và hoạt động ở chế độ giàu khi điện áp đặt tới cực cửa là điện áp dương. Ta xét hoạt động của MOSFET loại D kênh n ở cả hai chế độ là chế độ giàu và chế độ nghèo *Chế độ nghèo Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 57
- Kü thuËt ®iÖn tö Cực cửa và kênh dẫn có thể xem như hai bản tụ song song, lớp SiO2 cách điện có thể xem như chất điện môi của tụ. Do điện áp đặt tới cực cửa là điện áp âm nên điện tích âm ở cực cửa đẩy các e tự do trong kênh dẫn ra xa kênh dẫn do đó làm kênh dẫn nghèo đi điện trở kênh dẫn tăng lên, dòng qua kênh dẫn giảm. Khi điện áp đặt tới cực cửa G càng âm kênh dẫn càng nghèo dòng qua kênh dẫn càng giảm. Khi điện áp VGS đủ âm (VGS = VGS(off) kênh dẫn trở nên nghèo kiệt và dòng ID qua kênh dẫn = 0. *Chế độ giàu Điện áp đặt tới cực cửa là điện áp dương, điện áp này kéo các e tự do ở miền p về phía kênh dẫn làm cho kênh dẫn giàu thêm, điện trở kênh dẫn giảm, dòng điện chạy qua kênh dẫn tăng: 2.4.2.2 MOSFET kênh cảm ứng Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 58
- Kü thuËt ®iÖn tö MOSFET kênh cảm ứng chỉ hoạt động ở chế độ giàu không có chế độ nghèo, khi chưa có điện áp phân cực thích hợp thì kênh dẫn nối giữa D và S chưa hình thành. Kênh dẫn chỉ hình thành khi có điện áp thích hợp đặt tới cực cửa của MOSFET kênh cảm ứng. Hình vẽ dưới đây thể hiện cấu tạo của MOSFET kênh cảm ứng loại kênh n: Trong các mạch điện E-MOSFET được kí hiệu như sau: *Hoạt động Với E-MOSFET kênh n, để hình thành kênh dẫn cần đặt tới cực G điện áp dương đủ lớn VGS >VGS(th) . Điện áp dương này làm xuất hiện lớp mỏng các điện tích âm ở miền vật liệu nền dọc theo lớp vật liệu cách điện SiO2 lớp điện tích mỏng này chính là kênh dẫn nối liền D và S. Khi tăng điện áp ở cực cửa G lên sẽ làm cho kênh dẫn giàu Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 59
- Kü thuËt ®iÖn tö thêm, còn nếu điện áp đặt tới cực cửa G nhỏ dưới mức ngưỡng hình thành kênh dẫn thì kênh dẫn không được hình thành. 2.4.2.3 Các đặc tuyến của MOSFET a. Đặc tuyến truyền đạt của E-MOSFET Phưong trình biểu diễn đặc tuyến truyền đạt của E-MOSFET 2 : ID = K( VGS − VGS ( th )) . Trong đó K tuỳ thuộc vào loại E-MOSFET và có thể được xác định từ data sheet của E-MOSFET và giá trị ID tương ứng. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 60
- Kü thuËt ®iÖn tö Chương III : Kỹ thuật tương tự (16 tiết) 3.1 Những vấn đề chung về khuếch đại tín hiệu 3.1.1 Định nghĩa khuếch đại Khuếch đại là quá trình biến đổi năng lượng có điều khiển, ở đó năng lượng của nguồn nuôi cung cấp 1 chiều (không chứa đựng thông tin) được biến đổi thành dạng năng lượng xoay chiều (có quy luật biến đổi, mang thông tin cần thiết). Theo định nghĩa này thì để khuếch đại được tín hiệu cần phải có nguồn nuôi, có phần tử làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng, và yếu tố điều khiển quá trình biến đổi năng lượng chính là tín hiệu vào. Thông thường phần tử điều khiển là BJT hoặc FET hoặc là các phần tử được xậy dựng từ BJT, FET. 3.1.2 Cấu trúc nguyên lý để xây dựng một tầng khuếch đại, các tham số cơ bản VCC RC C B PĐK Vout RT Vin E Nguyên lý xây dựng một tầng khuếch đại Phần tử cơ bản trong tầng khuếch đại là PĐK thông thường là tranzito. Phần tử này có điện trở thay đổi theo sự điều khiển của tín hiệu vào. Tuy nhiên để PĐK khuếch đại được tín hiệu thì cần phân cực cho nó . Các tham số cơ bản: Đại lượng đầu ra Hệ số khuếch đại= Đại lượng đầu vào Vout Hệ số khuếch đại điện áp AV = 61 Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh Vin
- Kü thuËt ®iÖn tö Iout Hệ số khuếch đại dòng điện AV = Iin Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 62
- Kü thuËt ®iÖn tö Vi Trở kháng vào Rin = Iin Vout Trở kháng ra Rout = Iout 3.1.3 Một số mạch phân cực cho BJT 3.1.3.1 Giới thiệu chung Các mạch phân cực cho BJT xác lập chế độ làm việc cho BJT ta có thể phân cực cho BJT làm việc ở một trong các chế độ: +Chế độ tích cực (JE được phân cực thuận, JC được phân cực ngược) trong chế độ này BJT có khả năng khuếch đại tín hiệu +Chế độ thông bão hoà (JE được phân cực thuận, JC được phân cực thuận) +Chế độ ngưng dẫn(JE được phân cực ngược, JC được phân cực ngược) Điểm Q(VCE,IC) nằm trên đường tải tĩnh được gọi là điểm làm việc tĩnh của BJT. Tuỳ vào cách phân cực mà có vị trí tương ứng của điểm làm việc trên đường tải tĩnh. Vị trí của điểm làm việc có ảnh hưởng đến dạng của tín hiệu ra khi khuếch đại tín hiệu 3.1.3.2 Điểm làm việc Q Xét mạch điện sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 63
- Kü thuËt ®iÖn tö -Điều chỉnh VBB để có được IB B = 200μA thì ta có IC = βDCIB = 200μA*100 = 20mA và VCE = VCC – ICRC = 10v - 220Ω*20mA = 5.6 V, ta có điểm làm việc Q tương ứng là:Q(VCE = 5.6V;IC = 20mA) -Điều chỉnh VBB để có được IB B = 300μA thì ta có IC = IC = βDCIB B = 300μA*100 = 30mA và VCE = VCC - ICRC = 10v - 220Ω*30mA = 3.4 V, ta có điểm làm việc Q tương ứng là: Q(VCE = 3.4V,IC = 30mA) -Điều chỉnh VBB để có được IB = 400μA thì ta có IC = βDCIB B = 400μA*100 = 40mA và VCE = VCC – ICRC = 10v - 220Ω*40mA = 1.2 V, ta có điểm làm việc Q tương ứng là:Q(VCE = 1.2V, IC = 40mA) Với các VBB khác nhau ta có được các điểm làm việc khác nhau như vậy ta có 3 điểm làm việc ba điểm này cùng nằm trên một đường thẳng và đường thẳng này gọi là đường tải tĩnh. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 64
- Kü thuËt ®iÖn tö 3.1.3.3 Miền hoạt động tuyến tính: Tập hợp các điểm Q nằm giữa điểm ngưng dẫn và điểm thông bão hoà tạo thành miền hoạt động tuyến tính của BJT, đặt tên là miền tuyến tính bởi vì dọc theo miền này điện áp ra có mối quan hệ tuyến tính với điện áp vào Xét mạch sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 65
- Kü thuËt ®iÖn tö Vin là điện áp hình sin biến thiên trên nền là điện áp một chiều tại B; Vin biến thiên sinh ra dòng Ib biến thiên điều hoà trong khoảng từ -100μA đến 100 μA trên nền là dòng điện một chiều IB = 300 μA điều này sinh ra dòng Ic biến thiến điều hoà trong khoảng từ -10mA đến 10 mA trên nền là dòng một chiều IC = 30mA; điều này dẫn tới VCE thay đổi trong khoảng(VCE(Q) – 2.2V;VCE(Q) + 2.2V); (VCE(Q) là VCE tại thời điểm không có tín hiệu vào). Các kết quả thu được ở trên thể hiện ở hình vẽ dưới đây: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 66
- Kü thuËt ®iÖn tö 3.1.3.4 Sự méo dạng ở tín hiệu ra do phân cực Khi ta phân cực để điểm làm việc gần điểm ngưng dẫn hoặc gần điểm thông bão hoà trên đường tải tĩnh có thể dẫn tới hiện tượng méo dạng tín hiệu ở đầu ra. Khi biên độ tín hiệu vào quá lớn cũng có thể dẫn tới hiện tượng méo dạng tín hiệu ở đầu ra Tín hiệu ra có thể bị cắt ở phía trên trong trường hợp có khoảng thời gian BJT ngưng dẫn trong khoảng thời gian biến thiên của tín hiệu vào; BJT có thể bị cắt ở phía dưới trong trường hợp có khoảng thời gian BJT thông bão hoà trong khoảng thời gian biến thiên của tín hiệu vào; tín hiệu ra có thể bị cắt ở cả phía trên và phía dưới trong trường hợp biên độ tín hiệu vào lớn dẫn tới có khoảng thời gian BJT ngưng dẫn và có cả khoảng thời gian BJT thông bão hoà. Hình vẽ dưới đây thể hiện các tình huống đã nêu trên: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 67
- Kü thuËt ®iÖn tö Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 68
- Kü thuËt ®iÖn tö 3.1.3.5 Một số mạch phân cực cho BJT Có nhiều dạng mạch phân cực cho BJT ta chỉ xét một số dạng mạch sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 69
- Kü thuËt ®iÖn tö +Phân cực ba zơ +Phân cực bằng điện áp colectơ phản hồi +Phân cực bằng cầu phân áp a) Phân cực bazơ -Sơ đồ mạch phân cực -Tìm điểm làm việc Q(VCE, IC) của BJT VCC − 7.0 Từ mạch điện ta có: I B = suy ra IIC = β DC B ;VVIRCE = CC− C C RB Đánh giá tính ổn định: Q phụ thuộc vào βDC mà βDC phụ thuộc vào nhiệt độ nên điểm Q phụ thuộc vào nhiệt độ, cũng vì thế mà điểm làm việc Q đối với phương pháp phân cực trên kém ổn định. Ví dụ: Xác định xem điểm làm việc Q của mạch dưới đây thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi nhiệt độ. Biết với sự thay đổi của nhiệt độ βDC thay đổi từ 85 đến 100 và VBE thay đổi từ 0.7 xuống 0.6 (cả hai thay đổi này diễn ra đồng thời) Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 70
- Kü thuËt ®iÖn tö Giải: Trước khi nhiệt độ tăng ta có βDC = 85; VBE = 0.7V do đó VVCC − BE (1) 12VV− 0.7 −5 I B (1) = = = 11.3x 10 A RB 100000Ω I C (1) =β DCI B = 9.61mA ;VVIRVCE (1) = CC− C(1) C = 6.62 Sau khi nhiệt độ tăng ta có βDC = 100; VBE = 0.6V do đó VVCC − BE (2) 12VV− 0.6 −5 I B (2) = = = 11.4x 10 A RB 100000Ω I C (2) =β DCI B = 11.4mA ;VVIRVCE (2) = CC− C(2) C = 5.62 Như vậy có sự thay đổi điểm làm việc khi có sự thay đổi nhiệt độ. Sự thay đổi được đánh giá như sau: IIC (2)− C (1) 11.4− 9.61 %ΔI C = 100% = 100%= 18.6% I C (1) 9.61 VVCE (2)− CE (1) 5.62− 6.62 %VCE = 100% = 100%= − 15.1% VCE (1) 5.62 Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 71
- Kü thuËt ®iÖn tö b) Phân cực bằng điện áp colectơ phản hồi -Sơ đồ mạch phân cực: -Xác định điểm làm việc Q(VCE, IC) Ta có :VIIRIRVCC =()B + C C + B B + BE VVCC − BE Hay:VICC= B(β DC + 1)RIRVC + B B + BE từ đây ta tìm được I B = (β DC + 1)RRCB + VVCC − BE IIC =βDC B = β DC ;VVIICE =CC −(CB + )R C ; (β DC + 1)RRCB + -Đánh giá tính ổn định Nếu IC tăng, dẫn tới VC giảm, dẫn tới IB giảm, dẫn tới IC giảm, dẫn tới VC tăng Nếu IC giảm, dẫn tới VC tăng, dẫn tới IB B tăng, dẫn tới IC tăng, dẫn tới VC giảm Như vậy với cơ chế hồi tiếp vòng quanh điểm làm việc luôn ổn định. Ta có thể thấy được sự ổn định của điểm Q căn cứ vào biểu thức của IC, VCE. Từ biểu thức của IC, VCE ta thấy trên tử và mẫu của IC đều xuất hiện βDC nên điểm làm việc ít phụ thuộc vào βDC Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 72
- Kü thuËt ®iÖn tö c) Phân cực bằng cầu phân áp -Sơ đồ mạch phân cực Mạch phân cực kiểu này được sử dụng rộng rãi trong việc phân cực BJT để nó làm việc ở miền khuếch đại tuyến tính. Phương pháp phân cực này sử dụng một nguồn điện áp và một mạch phân áp. Không giống như các phương pháp phân cực khác ở phương pháp này điểm làm việc gần như không phụ thuộc vào βDC nên độ ổn định của điểm làm việc rất cao. -Xác định điểm làm việc Q(VCE, IC) Để xác định điểm làm việc Q ta tính toán theo trình tự sau: +Tìm VBB +Tìm VE +Tìm IE +Tìm IC +Tìm VCE +Tìm VB Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 73
- Kü thuËt ®iÖn tö -Nếu dòng IB nhỏ hơn nhiều so với dòng I2 thì ta có thể bỏ qua IB B trong việc tính VCC toán VB.B Khi đó VB B được tính toán theo công thức VB = R2 RR1+ 2 -Nếu IB B không đủ nhỏ để có thể bỏ qua thì việc tính toán VB trở nên phức tạp hơn khi đó cần xét đến điện trở lối vào bazơ 1 chiều RIN(base) như hình vẽ VCC Từ sơ đồ mạch trên ta dễ dàng tìm ra được VB = (R2 // RIN ( base )) R1+ R 2 // RIN ( base ) Khi RIN(base) >=10R2 thì ta có rhể bỏ qua RIN(base) và VB được tính theo công VCC thức: VB = R2 . RR1+ 2 Xác định RIN(base) Xem xét mạch sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 74
- Kü thuËt ®iÖn tö VIN VIRBE+ E E RIN () base = = ; VBE = 10R2 ta có thể bỏ qua RIN(base) trong công thức tính VB. Khi đó VCC VB = R2 RR1+ 2 -Khi RIN(base) < 10R2 ta xác định VB B theo công thức: VCC VB = (R2 // RIN ( base )) R1+ R 2 // RIN ( base ) +Tìm VE VE = VB B – VBE = VE – 0.7V +Tìm IE Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 75
- Kü thuËt ®iÖn tö VE I E = R E +Tìm IC βDC IC = I E βDC +1 +Tìm VCE VVICE =CC − CCEER-IR -Đánh giá sự ổn định của điểm làm việc Q Qua các tính toán ở trên ta thấy IE gần như độc lập với βDC vì thế IC cũng độc lập với βDC dẫn đến điểm làm việc Q rất ổn định. 3.2 Bộ khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng tranzistor lưỡng cực-BJT 3.2.1 Phân loại các sơ đồ khuếch đại Có 3 loại tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng BJT tương ứng với 3 cách mắc BJT +Tầng khuếch đại chung Emitơ (CE) +Tầng khuếch đại chung colectơ(CC) +Tầng khuếch đại chung Bazơ(CB) Ở tầng khuếch đại E chung, tín hiệu vào được đưa tới B-E, tín hiệu ra được lấy trên C-E. Ở tâng này cực E dùng chung cho cả tín hiệu vào và ra vì thế gọi là tầng khuếch đại emitơ chung, Ở tầng khuếch đại C chung tín hiệu vào được đưa tới B-C, tín hiệu ra được lấy trên E-C. Ở tầng này cực C dùng chung cho cả tín hiệu vào và ra vì thế gọi là tầng colectơ chung. Ở tầng khuếch đại B chung tín hiệu vào được đưa tới E-B, tín hiệu ra được lầy trên C-B. Ở tầng này cực B dùng chung cho cả tín hiêuh vài và ra vì thế gọi kà tầng bazơ chung. Những so sánh, tổng kết khác của từng tầng sẽ được trình bày sau khi nghiên cứu xong ba tầng khuếch đại trên. 3.2.2 Phân tích bộ khuếch đại theo sơ đồ tương đương 3.2.2.1 Sơ đồ tương đương của BJT trong chế độ khuếch đại tín hiệu nhỏ. Trong các mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ ta có thể thay thế BJT bằng sơ đồ tương đương. Sơ đồ tương đương này chỉ được sử dụng để phân tích xoay chiều chứ không sử dụng để phân tích phân cực. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 76
- Kü thuËt ®iÖn tö Có hai loại sơ đồ tương đương của BJT, loại dựa trên tham số h, loại dựa trên tham số r. Ở đây ta xem xét loại sơ đồ tương đương dựa trên tham số r. Trong khi phân tích xoay chiều các tầng khuếch đại ta có thể thay thế BJT bằng sơ đồ tương đương sau: Trong sơ đồ trên: +r’e là điện trở xoay chiều emitơ +r’b là điện trở xoay chiều bazơ +r’c là điện trở xoay chiều colectơ I e +α ac = I c I c + β ac = I b Sơ đồ tương đương của BJT ở hình trên là dạng đầy đủ. Ngoài sơ đồ tương đương dạng đầy đủ còn có sơ đồ tương đương dạng đơn giản thu được từ sơ đồ tương đương dạng đầy đủ bằng cách bỏ qua các thông số không thực sự quan trọng. Sơ đồ tương đương của BJT dạng đơn giản như sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 77
- Kü thuËt ®iÖn tö Trong sơ đồ trên r’b bị bỏ qua vì ảnh hưởng của nó là nhỏ, r’c bị bỏ qua vì nó quá lớn (hàng trăm KΩ). Trong sơ đồ tương đương của BJT r’e là thông số rất quan trọng. r’e chính là điện trở xoay chiều giữa B và E khi tiếp giáp JE được phân cực thuận. 25mV r’e được xác định theo công thức: r'e = trong đó IE là dòng điện emitơ một I E chiều. Colectơ đóng vai trò như một nguồn dòng điện cung cấp dòng điện βacI b Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 78
- Kü thuËt ®iÖn tö 3.2.2.2 Các bước phân tích tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng BJT Việc phân tích tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng BJT trải qua hai bước Bước 1: Phân tích phân cực Mục tiêu chính của bước này là xác định điểm làm việc Q(VCE, IC) và một số đại lượng 1 chiều khác. Từ đó, ta đánh giá được giới hạn của biên độ tín hiệu vào để tín hiệu ra không bị méo. Trong bước này cần: +Tìm sơ đồ mạch phân cực từ sơ đồ mạch khuếch đại (sơ đồ tương đương 1 chiều) +Tìm điểm làm việc của tầng Q(VCE, IC) Lưu ý: Để tìm được sơ đồ mạch phân cực từ sơ đồ tầng khuếch đại ta làm như sau: +Tất cả các tụ điện trong tầng khuếch đại thay thế bằng hở mạch +Lựa ra phần mạch có chứa BJT đó chính là sơ đồ mạch phân cực Bước 2: phân tích xoay chiều Mục tiêu chính của bước này là xác định được khả năng khuếch đại tín hiệu của tầng thông qua việc tìm các thông số: +Hệ số khuếch đại điện áp (Av) +Hệ số khuếch đại dòng điện(Ai) +Hệ số khuếch đại công suất(Ap) +Trở kháng vào của tầng(Rin) +Trở kháng ra của tầng(Rout) Trong bước này cần: +Tìm sơ đồ tương đương xoay chiều từ sơ đồ tầng khuếch đại +Tìm Av, Ai, Ap, Rin, Rout Lưu ý: Để tìm được sơ đồ tương đương xoay chiều từ sơ đồ tầng khuếch đại ta làm như sau: +Tất cả các tụ điện trong tầng thay thế bằng ngắn mạch(đoạn dây nối tắt) +Cácđiểm nối với nguồn nuôi một chiều thay thế bằng việc nối với điểm GND của mạch. 3.2.2.3 Phân tích tầng khuếch đại emitơ chung (CE) Sơ đồ tầng khuếch đại E chung: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 79
- Kü thuËt ®iÖn tö Bước 1: Phân tích phân cực -Sơ đồ mạch phân cực Sơ đồ mạch phân cực trên thu được sau khi thay thế các tụ bằng hở mạch và chọn ra phần mạch chứa BJT. Bây giờ ta tính các đại luợng 1 chiều và tìm điểm làm việc Q. Tìm VB Ta có RIN(base) = βDCRE; VCC Nếu RIN(base) >=10R2 thì VB = R2 RR1+ 2 Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 80
- Kü thuËt ®iÖn tö VCC Nếu RIN(base)<10R2 thì VB = (R2 // RIN ( base )) R1+ R 2 // RIN ( base ) Tìm VE VE = VB B – 0.7 V Tìm IE VE I E = R E Tìm IC βDC IC = I E βDC +1 Tìm VCE VVICE =CC − CCEER-IR Tìm VCB VCB = VCE - VBE Bước 2 Phân tích xoay chiều -Sơ đồ tương đương xoay chiều -Áp dụng các quy tắc trình bày ở mục 3.2.2.2 ta tìm được sơ đồ tương đương xoay chiều của mạch như sau: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 81
- Kü thuËt ®iÖn tö -Tìm trở kháng vào của tầng Vin 1 R = = R// R // R ( base ) = ; trong đó Rin(base) được gọi là điện in I 1 2 in 1 1 1 in + + R1 R 2 Rin () base trở lối vào bazơ xoay chiều. Điện trở này được xác định như sau: Vb Ie r' e Rin () base = = =(β ac + 1)r 'e I b I b Lưu ý: Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 82
- Kü thuËt ®iÖn tö Nếu ở sơ đồ tương đương xoay chiều xuất hiện điện trở mắc giữa cực E với GND thì Rin(base) = (βac + 1)(r’e + RE). -Tìm hệ số khuếch đại điện áp(Av, Avs) Vout Vout Avs =; Av = ; nếu Rs rất nhỏ thì Avs = AV; thông thường ta tính toán Av. Từ AV ta Vs Vin có thể tìm ra Avs nếu biết được Rs. AV Vout Vout Av = = ; với mạch trên Vout= I c( R c // R L ); V b= I e . r ' e nên ta có Vin Vb IRRc( c // L ) β ac RRc// L Av = = . Ie.' r e β ac +1 r'e Avs Ta có V s Vin = Iin ( R1 // R 2 // Rin ( base )) = (R1 // R 2 // Rin ( base )) Rs + R1// R 2 // Rin ( base ) Rs + R1// R 2 // Rin ( base ) Vout R1// R 2 // Rin ( base ) nên VVs= in từ đó suy ra Avs = = Av R1// R 2 // Rin ( base ) Vs Rs + R1// R 2 // Rin ( base ) Lưu ý: Hệ số khuếch đại điện áp ở trên được tính cho trường hợp có tải, muốn tìm hệ số khuếch đại điện áp khi không tải ta chỉ việc bỏ RL -Tìm hệ số khuếch đại dòng điện Vout I out Rc //R L R1// R 2 // Rin ( base ) Ai = = = Av I in Vin Rc //R L R1 //R 2 //R in (base) -Tìm hệ số khuếch đại công suất AAAp= v i -Tìm trở kháng ra của tầng(khi không tải) Để tìm trở kháng ra của tầng ta làm như sau: +Thay thế các nguồn độc lập bằng 0(các nguồn phụ thuộc giữ nguyên) +Thay thế tải bằng một nguồn giả định Vtest Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 83
- Kü thuËt ®iÖn tö Vtest + Rout = I test Vtest Rout = = RC I test Trường hợp có tải Rout = RC//RL 3.2.2.3 Phân tích tầng khuếch đại colectơ chung (CC) -Sơ đồ tầng khuếch đại colectơ chung Tầng khuếch đại colectơ chung còn được gọi là tầng lặp lại Emitơ. Tầng này tín hiệu vào và tín hiệu ra đồng pha nhau. Bước 1: Phân tích phân cực -Sơ đồ mạch phân cực Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 84
- Kü thuËt ®iÖn tö -Tìm VB Ta có RIN(base) = βDCRE; VCC Nếu RIN(base) >=10R2 thì VB = R2 RR1+ 2 VCC Nếu RIN(base)<10R2 thì VB = (R2 // RIN ( base )) R1+ R 2 // RIN ( base ) Tìm VE VE = VB B – 0.7 V Tìm IE VE I E = R E Tìm IC βDC IC = I E βDC +1 Tìm VCE VVCE =CC − IREE Tìm VCB VCB = VCE - VBE Bước 2 phân tích xoay chiều -Sơ đồ tương đương xoay chiều Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 85
- Kü thuËt ®iÖn tö -Tìm hệ số khuếch đại điện áp Vout IRe e Re Av = = = (≈ 1) (Re = RE//RL) trong trường hợp không tải Vin Ie( R e+ r ' e ) Re+ r' e thì Re = RE. Vì r’e<<Re nên Av gần như bằng 1. -Tìm hệ số khuếch đại dòng điện Ve I e R e Ve R in Rin Ai = = = = Av I in Vin Vin RRe e R in -Tìm hệ số khuếch đại công suất Ap = AvAi -Tìm trở kháng vào của tầng Vin Vin Rin = =R1// R 2 + Rin ( base )= R1 // R 2 + =RR1// 2 + (β ac + 1)(Re + r ' e ) I in I b -Tìm trở kháng ra của tầng Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 86
- Kü thuËt ®iÖn tö Vtest RRRs //1 // 2 Rout = =RE//( r ' e + ) ; điện trở này nhỏ cỡ vài ohm I test β ac +1 3.2.2.3 Phân tích tầng khuếch đại bazơ chung (CB) -Sơ đồ tầng khuếch đại Bazơ chung -Bước 1: Phân tích phân cực -Sơ đồ mạch phân cực Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 87
- Kü thuËt ®iÖn tö Tìm VB Ta có RIN(base) = βDCRE; VCC Nếu RIN(base) >=10R2 thì VB = R2 RR1+ 2 VCC Nếu RIN(base)<10R2 thì VB = (R2 // RIN ( base )) R1+ R 2 // RIN ( base ) Tìm VE VE = VB B – 0.7 V Tìm IE VE I E = R E Tìm IC βDC IC = I E βDC +1 Tìm VCE VVICE =CC − CCEER-IR Tìm VCB VCB = VCE - VBE Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 88
- Kü thuËt ®iÖn tö -Bước 2: Phân tích xoay chiều -Sơ đồ tương đương xoay chiều -Tìm trở kháng vào Rin= R E// r ' e -Tìm hệ số khuếch đại điện áp Av Vout IRRc( C // L ) β ac RRCL// Av = = = . Vin Ie( r ' e // R E )β ac + 1 r'e // R E -Tìm hệ số khuếch đại dòng Ai I out I c β ac Ai = = = I in I e β ac +1 -Tìm hệ số khuếch đại công suất Ap AAAp= v i -Tìm trở kháng ra của tầng Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 89
- Kü thuËt ®iÖn tö Vtest Rout = = RC (trong trường hợp có tải RL thì Rout = (RC//RL) I test 3.3 Khuếch đại đặc biệt Darlington Qua phân tích các tầng khuếch đại ta thấy trở kháng vào của tầng phụ thuộc vào βac, βac giới hạn giá trị cực đại của trở kháng vào. Có một cách để tăng trở kháng vào của tầng là sử dụng cặp darlington. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 90
- Kü thuËt ®iÖn tö Để xây dựng cặp darlington sử dụng 2 BJT nối với nhau theo quy tắc: cực colectơ của hai BJT được nối với nhau, cực emitơ của BJT thứ nhất được nối với cực B của BJT thứ hai như hình trên với cách mắc như vậy coi như ta được BJT có hệ số βac = βac1.βac2 Cặp Darlington thường được mắc trong tầng đệm (tầng khuếch đại CC) nằm giữa tầng có trở kháng ra cao và tải có trở kháng nhỏ. 3.4 Mạch ghép nối giữa các bộ khuếch đại 3.5 Khuếch đại công suất 3.5.1 Định nghĩa, phân loại, đặc điểm Mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ tạo ra một công suất đủ lớn cho tín hiệu để kích thích tải. Công suất ra có thể từ vài trăm mw đến vài trăm watt. Như vậy mạch công suất làm việc với biên độ tín hiệu lớn ở lối vào do đó ta không thể dùng mạch tương đương tín hiệu nhỏ để khảo sát mà thường dùng phương pháp đồ thị. Tùy theo chế độ làm việc của transistor, người ta thường phân mạch khuếch đại công suất ra thành các loại chính như sau: - Khuếch đại công suất chế độ A: Tín hiệu được khuếch đại gần như tuyến tính, nghĩa là tín hiệu lối ra thay đổi tuyến tính trong toàn bộ chu kỳ của tín hiệu lối vào (Transistor hoạt động ở chế độ khuếch đại ở cả hai nửa chu kì của tín hiệu lối vào). - Khuếch đại công suất loại AB: Transistor được phân cực ở gần vùng ngưng. Tín hiệu lối ra thay đổi hơn một nửa chu kỳ của tín hiệu vào (Transistor hoạt động hơn một nữa chu kỳ - dương hoặc âm - của tín hiệu lối vào). Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 91
- Kü thuËt ®iÖn tö - Khuếch đại công suất loại B: Transistor được phân cực tại V =0 (vùng ngưng). Chỉ BE một nửa chu kỳ âm hoặc dương - của tín hiệu lối vào được khuếch đại. - Khuếch đại công suất loại C: Transistor được phân cực trong vùng ngưng để chỉ một phần nhỏ hơn nửa chu kỳ của tín hiệu lối vào được khuếch đại. Mạch này thường được dùng khuếch đại công suất ở tần số cao với tải cộng hưởng và trong các ứng dụng đặc biệt. Hình vẽ dưới đây thể hiện dòng điện Ic đối với các chế độ khuếch đại 3.5.2 Khuếch đại công suất kiểu đơn chế độ A a) Sơ đồ mạch khuếch đại Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 92
- Kü thuËt ®iÖn tö b)Khảo sát phân cực +Sơ đồ mạch phân cực +Điểm làm việc Q(VCE, IC) VCC − 7.0 Từ mạch điện ta có: I B = suy ra IIC = β DC B ;VVIRCE = CC− C C RB Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 93
- Kü thuËt ®iÖn tö Để có được hiệu suất lớn nhất ta nên phân cực sao cho điểm làm việc Q nằm chính giữa đường tải tĩnh như hình vẽ trên. c) Khảo sát xoay chiều Đối với tầng khuếch đại công suất ta khảo sát xoay chiều bằng phương pháp đồ thị. Khi đưa tín hiệu Vi tới lối vào dòng I và điện áp V (tín hiệu ra) sẽ thay đổi C CE quanh điểm làm việc Q. Với tín hiệu vào nhỏ, thì dòng điện bazơ thay đổi rất ít nên dòng điện I và điện thế V ở lối ra cũng thay đổi ít quanh điểm làm việc. C CE Khi tín hiệu vào lớn, điện áp ra sẽ thay đổi rất lớn quanh điểm làm việc Q dòng I sẽ thay đổi quanh giới hạn 0 mA và V /R . Ðiện áp V thay đổi giữa hai giới hạn C CC C CE 0V và nguồn VCC. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 94
- Kü thuËt ®iÖn tö d)Khảo sát công suất *Công suất cung cấp cho tầng khuếch đại Công suất đưa vào tầng khuếch đại là do VCC cung cấp, vì thế công suất cung cấp là: Pi () dc= VCC I CQ *Công suất ra Dòng điện ra và điện áp ra thay đổi quanh điện áp và dòng điện tại điểm làm việc tĩnh, cung cấp công suất xoay chiều trên tải RC. Công suất này lớn hay nhỏ tuỳ vào tín hiệu vào lớn hay nhỏ. Công suất xoay chiều trên tải RC có thể được xác định bằng một số cách. +Tính theo giá trị hiệu dụng Po ()()() ac= VCE rms IC rms 2 Po ()() ac= IC rms RC 2 VC () rms Po () ac = RC +Tính theo điện áp đỉnh Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 95
- Kü thuËt ®iÖn tö V()() p I p P() ac = CE C o 2 I2 () p R P() ac = C C o 2 2 VCE () p Po () ac = 2RC +Tính theo điện áp đỉnh-đỉnh V()() p− p I p− p P() ac = CE C o 8 I2 () p− p R P() ac = C C o 8 2 VCE () p− p Po () ac = 8RC *Hiệu suất biến đổi năng lượng Hiệu suất biến đổi năng lượng được xác định theo công thức P() ac %η = 100 × o % Pi () dc Ta tìm hiệu suất cực đại đối với tầng khuếch đại công suất chế độ A kiểu đơn maxVCE ( p− p ) = VCC Vcc maxI ( p− P ) = C Rc 2 VVRVCC(/) CC C CC maxPO ( ac ) = = 8 8RC 2 VVRVCC(/) CC C CC maxPi ( dc )= VCC (max I C ) = = 8 2RC 2 maxPO ( ac ) VRCC / 8 C max %η = x100% = 2 = 25% maxPi ( dc ) VRCC / 2 C 3.5.3 Khuếch đại công suất kiểu đẩy kéo chế độ B Ở tầng khuếch đại công suất chế độ B tranzito được phân cực ở chế độ B(điểm làm việc Q trùng với điểm ngưng dẫn. Nếu sử dụng 1 tranzito thì chỉ khuếch đại được ½ chu kì của tín hiệu vào (hoặc ½ chu kì âm, hoặc ½ chu kì dương). Tầng khuếch đại công suất kiểu đẩy kéo chế độ B sử dụng 2 tranzito mỗi tranzito có nhiệm vụ khuếch đại ½ chu kì. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 96
- Kü thuËt ®iÖn tö Sơ đồ khối tầng khuếch đại công suất chế độ B *Công suất cung cấp 3.6 Khuếch đại thuật toán 3.6.1 Khái niệm chung 3.6.1.1 Danh từ :”khuếch đại thuật toán”(operational amplifier) thuộc về bộ khuếch đại dòng một chiều có hệ số khuếch đại lớn, có hai đầu vào vi sai và một đầu ra chung. Tên gọi này có quan hệ tới việc ứng dụng đầu tiên của chúng chủ yếu để thực hiện các phép tính cộng, trừ, tích phân, vv Hiện nay các bộ khuếch đại thuật toán đóng vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật khuếch đại, tạo tín hiệu hình sin và xung, trong bộ ổn áp và bộ lọc tích cực v.v 3.6.1.2 Ký hiệu của khuếch đại thuật toán Vn: điện áp đầu vào đảo Vp: điện áp đầu vào thuận Vo: điện áp đầu ra Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 97
- Kü thuËt ®iÖn tö -V : nguồn âm +V: nguồn dương Trong một số trường hợp ta không để các đầu nối tới nguồn nuôi trong kí hiệu khuếch đại thuật toán khi đó ta có kí hiệu đơn giản hơn như sau: 3.6.1.3 Mô hình tương đương bộ khuếch đại thuật toán A: là hệ số khuếch đại hở vòng, Vo = A.Vin = A(Vp – Vn) A có giá trị lớn cỡ hàng vạn tới hàng triệu, Ri lớn cỡ mega ohm, Ro nhỏ cỡ ohm. 3.6.2 Bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 98
- Kü thuËt ®iÖn tö Với bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng ta có: +Ip = In = 0 +Rin = ∞ +Rout = 0 +A = ∞ Với bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng ta có hai quy tắc quan trọng là: -Dòng điện vào khuếch đại thuật toán bằng không -Điện áp tại lối vào đảo bằng điện áp tại lối vào thuận(Vp = Vn 3.6.2 Phân tích bộ khuếch đại sử dụng khuyếch đại thuật toán 3.6.2.1 Bộ khuếch đại không đảo -Sơ đồ mạch khuếch đại Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 99
- Kü thuËt ®iÖn tö -Sơ đồ mạch tương đương −VnVV n− o R2 Do In = Ip = 0 nên I1 = I2 => = ⇒VVo = n ( + 1) R1 R 2 R1 R R 2 +1 2 +1 V R V R Mà VAVVV=() − ⇒ =o +VV =(1 + 1 ) ⇒G =o = 1 o in n in A n n A V R in 2 +1 R 1+ 1 A Như vậy ta có VGVo = . in (G > 0) biểu thức trên chứng tỏ mạch trên là mạch khuếch đại không đảo. Nếu bộ khuếch đại thuật toán là lý tưởng thì A → ∞ khi đó ta có R2 Vo =( + 1)Vin R1 3.6.2.2 Bộ khuếch đại đảo -Sơ đồ mạch Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 100
- Kü thuËt ®iÖn tö -Sơ đồ tương đương Do mạch trên là mạch tuyến tính nên ta có thể áp dụng nguyên lý xếp chồng tại nút mạch 1. Theo nguyên lý xếp chồng thì :Vn= Vn o+ Vn in ; với Vn0 là điện áp tại nút 1 khi Vin = 0 Vnin là điện áp tại nút 1 khi Vno = 0. Việc áp dụng nguyên lý này được thể hiện trên Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 101
- Kü thuËt ®iÖn tö hình vẽ dưới đây: R1 R 2 Như vậy VVn= o +Vin RR1+ 2 RR1+ 2 Vo Vo R1 R 2 Vo = A() Vp − V n = − AVn ⇒ V n = − ⇒ − = Vo +Vin A A RR1+ 2 RR1+ 2 1 R R AR A Mà ⇒ −V ( + 1 ) = V 2 ⇒Vo = −( 2 )V = − V o A RR+ in RR+ R+ R + AR in R in 1 2 1 2 1 2 1 1+ (A + 1) 1 R2 1 ⇒Vo = − V 1 1 R in +(1 + ) 1 AA R2 Biểu thức trên chứng tỏ mạch trên là mạch khuếch đại đảo. Khi A =>∞ thì R2 Vo = − Vin R1 3.6.2.3 Bộ cộng đảo -Sơ đồ mạch Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 102
- Kü thuËt ®iÖn tö -Ta phân tích để chứng tỏ mạch trên là mạch cộng đảo Tại nút N1 ta có I1 + I2 + I3 = IF mà theo định luật Ohm ta có: VVin1− N 1 Vin1 VVin2− N 1 Vin2 VVin3− N 1 Vin3 I1 = =; I 2 = =; I 3 = = (vì VN1 = Vp = 0) R1 R1 R2 R2 R3 R3 V-VN1 o Vout I F = = − R F R F Vin1 Vin2 Vin3 Vo 1 1 1 Vậy + + = − ⇒Vo = − RF ( + + )Vin Khi R1 = R2 = R3 = RF = R thì R1 R2 R3 R F RRR1 2 3 ta có Vout= −( Vin1 + V in 2 + V in 3 ) 3.6.2.4 Bộ khuếch đại hiệu Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 103
- Kü thuËt ®iÖn tö Mạch trên là mạch khuếch đại hiệu. Tín hiệu ra tỷ lệ với hiệu của Vin1 và Vin2. Ta tìm mối quan hệ giữa Vout với Vin1 và Vin2. Ta có thể áp dụng nguyên lý xếp chồng để tìm ra mối quan hệ này. Theo nguyên lý xếp chồng thì: Vout = Vout1 + Vout2. Trong đó Vout1 là đầu ra của mạch khi Vin2 = 0; Vout2 là đầy ra của mạch khi Vin1 = 0; R2 VVout1 = − in1 R1 R4 R2 VVout 2= in 2 ( )(1+ ) RR3+ 4 R1 R4 R2 R2 ⇒VVout = in2 ( )(1+ ) −Vin1 RR3+ 4 R1 R1 Chọn các điện trở R1 = R2 = R3 = R4 ta có Vout = Vin2 – Vin1. Biểu thức trên chứng tỏ mạch trên là mạch khuếch đại hiệu. 3.6.2.5 Bộ tích phân Mạch trên có đầu ra Vout tỷ lệ với tích phân của Vin vì thế gọi là bộ tích phân. Ta sẽ phân tích để chứng minh điều này. V-Vin n Vin dVc dVout Ta có:IR = IC (vì Ip = In = 0); mà I = =; IC = = −C nên ta R R R C dt dt Vin dV 1 có = −C out ⇒V = − V. dt . Biểu thức trên chứng tỏ mạch trên là bộ tích R dt out RC ∫ out phân đảo. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 104
- Kü thuËt ®iÖn tö 3.6.2.6 Bộ vi phân -Sơ đồ mạch -Mạch trên cho điện áp ra Vout tỉ lệ với vi phân của điện áp vào vì thế có tên là bộ vi phân. Ta sẽ tìm biểu thức thể hiện mối quan hệ giữa Vout và Vin để chứng minh điều này. Ta có Ic = IR; mà dVc d() Vin− V n dVin Vn - Vout −Vout ICc = = C = C ; I R = = dt dt dt RR dV V dV C in = −out ⇒Vout = − RC in dt R dt Biểu thức trên chứng tỏ mạch trên là bộ vi phân đảo. Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 105
- Kü thuËt ®iÖn tö 3.7 Tạo dao động điều hòa 3.7.1 Định nghĩa, tham số cơ bản Định nghĩa dao động điều hoà:dao động điều hoà Định nghĩa mạch tạo dao động Các tham số cơ bản: 3.7.2 Sơ đồ khối, điều kiện tạo dao động -Sơ đồ khối Mạch tạo dao động điều hoà gồm 2 khối chính là khối khuếch đại và khối phản hồi. Khối khuếch đại là khối khuếch đại không đảo có hệ số khuếch đại Av, khối phản hồi có hệ số truyền đạt là β. -Điều kiện tạo dao động điều hoà 3.7.3 Tạo dao động LC 3.7.4 Tạo dao động RC 3.8 Nguồn chỉnh lưu 3.8.1 Định nghĩa, sơ đồ khối Nguồn chỉnh lưu hàm chỉ bộ nguồn được xây dựng dựa trên việc chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Sơ đồ khối của nguồn chỉnh lưu được thể hiện trên hình vẽ: 3.8.2 Các mạch chỉnh lưu một pha cơ bản Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 106
- Kü thuËt ®iÖn tö Mạch chỉnh lưu là bộ phận mạch không thể thiếu được trong nguồn chỉnh lưu. Các mạch chỉnh lưu làm nhiệm vụ biến dòng điện xoay chiều hình sin thành dạng nửa hình sin để thực hiện được điều này là nhờ tính chất van của điốt Một số mạch chỉnh lưu một pha đã được nghiên cứu trong chương 2 bao gồm :Mạch chỉnh lưu ½ chu kì, mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì và mạch chỉnh lưu cầu. 3.8.3 Mạch lọc trong bộ nguồn chỉnh lưu Điện áp sau chỉnh lưu cần qua mạch lọc để giảm bớt độ thăng giáng. Các mạch lọc được xây dựng trên các linh kiện tụ điện, cuộn cảm, điện trở. 3.8.4 ổn áp trong bộ nguồn chỉnh lưu Mạch ổn áp là bộ phận mạch cuối cùng trong bộ nguồn chỉnh lưu. Mạch ổn áp có nhiệm vụ ổn định điện áp trước sự biến động của điện áp vào bộ nguồn và sự biến động của tải. Tuy nhiên sự biến động này phải nằm trong một dải xác định tuỳ thuộc vào linh kiện và kết cấu của mạch. Tài liệu tham khảo [1] Tập thể tác giả : Đỗ Xuân Thụ, Kỹ thuật điện tử, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 [2] Phạm Minh Hà : Kỹ thuật mạch điện tử, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội, 1997 [3] Nguyễn Thúy Vân : Kỹ thuật số, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1995 [4] Phạm Minh Việt, Trần Công Nhượng : Kỹ thuật mạch điện tử phi tuyến, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2001 [5] Đỗ Xuân Thụ, Nguyễn Viết Nguyên : Bài tập kỹ thuật điện tử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999 Bé m«n Kü thuËt m¸y tÝnh 107