Bài giảng Kỹ thuật di động khớp cột sống ngực và thắt lưng - Đỗ Thành Hương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật di động khớp cột sống ngực và thắt lưng - Đỗ Thành Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ky_thuat_di_dong_khop_cot_song_nguc_va_that_lung_d.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật di động khớp cột sống ngực và thắt lưng - Đỗ Thành Hương
- KỸ THUẬT DI ĐỘNG KHỚP CỘT SỐNG NGỰC VÀ THẮT LƯNG CN ĐỖ THÀNH HƯƠNG
- ĐẠI CƯƠNG ◼ Đau lưng là 1chứng bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính và nghề nghiệp. Hầu như không có ai trong đời mình mà không một lần bị đau lưng ◼ Cột sống của con người trong tư thế đi đứng thẳng đã phải chịu đựng hầu như tòan bộ trọng lượng phần thân trên của cơ thể,chưa kể tãi trọng phải mang vác thêm ở trạng thái tĩnh và động. Do đó rất dễ bị tổn thương
- •Các nguyên nhân thường gặp của đau lưng là: tư thế xấu, ngồi lâu, thóai hóa đốt sống, bệnh lý đĩa đệm, chấn thương Thông thường là có sự phối hợp các nguyên nhân với nhau • Đau lưng là hậu quả của các tác động đến các cấu trúc nhận cảm giác đau như: gân cơ, dây chằng, mạch máu, rể TK, đĩa đệm, và các bề mặt khớp •Những mối liên hệ của các đốt sống giữa các bề mặt khớp, dây chằng,gân cơ và hệ TK rất phức tạp và khó phân biệt. Điều này đòi hỏi người điều trị cận phải có sự lượng giá thật chính xác để từ đó đưa ra được chương trình điều trị phù hợp nhất
- Giải phẩu Cột sống thắt lưng
- Gỉai phẩu cột sống thắt lưng
- ĐƯỜNG CONG SINH LÝ CỘT SỐNG ◼ Các đường cong ra trước ở vùng cổ và thắt lưng được gọi là lordosis ◼ Các đường cong ra sau ở vùng ngực và xương cùn được gọi là kyphosis ◼ Đường của trọng lực cắt qua các đường cong, cân bằng giữa phần trước và sau ◼ Sự uốn khúc của các đường cong tạo cho cột sống khả năng chịu lực gấp 10 lần so với cột sống thẳng
- GÓC THẮT LƯNG - CÙNG THE LUMBO-SACRAL ANGLE
- Thoracic and Lumbar Spine Extension DUỖI CỘT SỐNG NGỰC & THẮT LƯNG
- Thoracic and Lumbar Spine Flexion GẬP CỘT SỐNG NGỰC & THẮT LƯNG
- Thoracic and Lumbar Spine Rotation XOAY CỘT SỐNG NGỰC & THẮT LƯNG
- Thoracic and Lumbar Spine Sidebend NGHIÊNG BÊN CỘT SỐNG NGỰC&THẮTLƯNG
- CÁC TƯ THẾ SAI THÔNG THƯỜNG THE COMMON FAULTY POSTURES
- TƯ THẾ THẮT LƯNG ƯỠN THÁI QUÁ HYPERLORDOSIS POSTURE ◼ Đặc trưng bởi sự tăng góc thắt lưng-cùng, tăng độ ưỡn vùng thắt lưng, và tăng độ nghiêng xương chậu ra trước ◼ Nguyên nhân thường gặp: tư thế sai kéo dài, mang thai, béo phì, yếu các cơ bụng ◼ Nguồn gốc đau: Tạo sức căng đến dây chằng dọc trước, hẹp phía sau khỏang đĩa và các lỗ liên hợp
- TƯ THẾ THẮT LƯNG PHẲNG FLAT LOW BACK POSTURE ◼ Đặc trưng bởi sự giảm góc thắt lưng- cùng, giảm độ ưỡn thắt lưng, và xương chậu nghiêng ra sau ◼ Nguyên nhân thường gặp: tư thế đứng hoặc ngồi với vai thõng hoặc gập lưng kéo dài, quá tập trung vào các bài tập gấp thân trong chương trình tập tổng quát ◼ Nguồn gốc đau: Mất đường cong sinh lý cột sống làm giãm khả năng chịu lực dễ dẫn đến chấn thương cho cột sống, tạo sức căng đến các dây chằng dọc sau
- CÁC TỔN THƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG JOINT LESIONS IN THE SPINE ◼ TỔN THƯƠNG BỀ MẶT KHỚP ◼ Do sự vận động không bình thường hoặc đột ngột dẫn đến đau, co cơ bảo vệ và mất các cử động đặc trưng của cột sống ◼ TỔN THƯƠNG BAO KHỚP ◼ Có bệnh sử chấn thương, các khớp sưng do phản ứng và đi kèm co cứng cơ
- ĐAU LƯNG DO NGỒI LÂU PROLONGED SITTING BACK PAIN ◼ Đây là 1 chứng bệnh rất thường gặp ở người trẻ tuổi có nghề nghiệp phải ngồi lâu liên tục ◼ Cơ lưng bị mỏi do phải gắng sức để duy trì tư thế ◼ Nếu không được nghỉ ngơi sẽ tạo ra sức căng tới các cấu trúc nhận cảm giác đau như dây chằng, mạch máu, càc mặt khớp & bao khớp
- THOÁI HOÁ CỘT SỐNG ◼ Đây là bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi ◼ Các chồi xương có thể phát triển và xâm lấn vào ống sống và lỗ liên hợp do đó gây nên các triệu chứng thần kinh ◼ Đau là triệu chứng của viêm khớp thường gặp trong bệnh thoái hóa đĩa đệm
- BỆNH LÝ LỒI ĐĨA ĐỆM DISK PROTRUSION
- LƯỢNG GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ ASSESSMENT & TREATMENT
- KHÁM XÉT CHỦ QUAN SUBJECTIVE EXAMINATION ◼ Sử dụng những thông tin sau đây để định hướng cho những quyết định: S everity- Mức độ trầm trọng I rritability- Mức độ đau N ature: Nguồn gốc đau S tage: Giai đoạn đau ◼ Bệnh sử: Cách đây 2 tuần BN bị té trong khi lao động, sau đó thấy đau nhiều vùng thắt lưng, đã được kiểm tra X quang không thấy tổn thương xương và điều trị thuốc kháng viêm-giãm đau. Hiện tại BN thấy đau ít nhưng vẫn thấy khó khăn khi thay đổi tư thế, mặc quần áo và ngồi lâu làm việc. BN được BS giới thiệu đến điều trị VLTL
- KHÁM XÉT KHÁCH QUAN 1-TƯ THẾ ĐỨNG QUAN SÁT: ◼ Xem vùng lưng có bị đỏ da hoặc có các dấu hiệu bất thường không ◼ Tư thế: Hai vai và xương chậu phải ngang nhau Mô mềm và xương bã vai ở 2 bên đường giữa thân người phải cân đối Nếu bn đứng hơi nghiêng về 1 bên, có thể là vẹo cột sống tư thế Nhìn nghiêng để xem đường cong sinh lý cột sống có gì bất thường không
- SỜ NẮN XƯƠNG: Để sờ nắn cột sống thắt lưng, người khám ngồi trên ghế đẩu phía sau BN, đặt các ngón tay trên đỉnh của mào chậu và ngón cái đặt trên đường giữa lưng ở chỗ nối L4-L5, sau đó sờ nắn khoảng trống giữa 2 đốt sống. Ta có thể xác định chỗ lồi phía trên là mấu gai của L4 và chỗ lồi phía dưới là mấu gai của L5. Từ đó có thể xác định các đốt sống L3,L2,L1 ở phía trên
- Sau đó ta có thể sờ nắn phía dưới để tìm các mấu gai nhỏ hơn. Xác định mấu gai S2 bằng cách kẽ 1 đường giữa 2 gai chậu sau- trên
- SỜ NẮN XƯƠNG ◼ Trong lúc khám xét, BN có thể đau ở lưng hoặc lan xuống chân ◼ Khi sờ nắn các mấu gai, nếu thấy có khe hỡ ở giữa hoặc không sờ thấy mấu gai nghĩ đến chứng gai đôi cột sống(spina bifida) ◼ Có thể nhìn hoặc sờ thấy độ chênh giữa 2 mấu gai liền nhau.Đó có thể là bệnh lý trượt đốt sống ◼ Sờ nắn mặt sau xương cụt, có khi rất đau, thường là do chấn thương trực tiếp
- KHÁM ĐỘ TRƯỢT ĐỐT SỐNG VÀ ĐAU XƯƠNG CỤT
- SỜ NẮN MÔ MỀM Sờ nắn các rãnh giữa các mấu gai. Nếu dây chằng trên gai hoặc liên gai bị rách , bn sẽ rất đau Cơ ở vùng lưng được chia làm 3 lớp, trong đó chỉ có cơ ở lớp nông là có thể sờ nắn được
- KHÁM XÉT KHÁCH QUAN OBJECTIVE EXAMINATION ◼ Khám vận động ◼ Vận động chủ động cột sống : Gập, Duỗi, Nghiêng bên, Xoay bên ◼ Tăng sức ép thụ động lên cột sống nếu không có triệu chứng ◼ Đi trên ngón chân - Toe walk (S1) ◼ Đi trên gót chân - Heel walk (L4-5)
- Khám xét khách quan (tt) TƯ THẾ NGỒI ◼ Vận động chủ động của cột sống: Xoay bên ◼ Tăng sức ép thụ động lên cột sống nếu không có triệu chứng ◼ Duỗi gối có đề kháng (L3-4) ◼ Gập háng có đề kháng (L4,5,S1)
- KHÁM XÉT KHÁCH QUAN (TT) ◼ TƯ THẾ NẰM NGỮA : ◼ Test chân thẳng nâng cao ◼ Vận động chủ động khớp háng ◼ Tăng sức ép thụ động lên khớp háng nếu không có triệu chứng ◼ Vận động chủ động khớp gối ◼ Tăng sức ép thụ động lên khớp gối nếu không có triệu chứng
- LƯU Ý ◼ Nếu không thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng trong tầm vận động chủ động và khi tăng sức ép thì các khớp bình thường và không phải là nguyên nhân gây đau ◼ Nếu thử nghiệm có đề kháng mà không thấy đau hoặc yếu cơ là các cơ bình thường
- LƯỢNG GIÁ ĐiỂM ĐAU VÀ ĐỘ TRƯỢT ĐỐT SỐNG ◼ Trước khi thực hiện kỹ thuật di động khớp, người điều trị cần phải xác định chính xác vị trí các đốt sống bị hạn chế vận động, các điểm đau để từ đó thiết lập 1 chương trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất
- KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH ĐiỂM ĐAU CỘT SỐNG NGỰC ◼ Bệnh nhân nằm sấp, xác định điểm mốc là đốt sống D1(ngay dưới mấu gai đs C7) ◼ Đặt 2 ngón cái hoặc gờ bàn tay phía trên xương đậu lên mấu gai D1 ◼ Dùng lực ấn xuống mấu gai từ nhẹ đến nặng theo 3 mức độ 1,2,3. ◼ Cãm nhận mức độ trượt của đốt sống và mức độ đau của BN, nếu có ghi nhận lại ◼ Tiếp tục trên các đốt sống phía dưới từ D2 đến D12 ◼ Khám độ trượt của khớp sườn- cột sống: Dùng gờ bàn tay đặt dọc theo xương sườn thứ 2 từ điểm tiếp giáp với cột sống hơi chếch xuống dưới. Sau đó dùng lực ấn từ trên xuống theo mức độ 1,2,3. Tiếp tục di chuyển xuống các xương sườn phía dưới
- KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH ĐiỂM ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG ◼ BN nằm sấp, xác định điểm mốc là mấu gai đốt sống L5 ◼ Đặt gờ bàn tay trên mấu gai đốt sống ◼ Dùng lực ấn từ trên xuống theo mức độ 1,2,3. Sau đó chuyển lực sang từng bên của đốt sống ◼ Cãm nhận cãm giác đau và độ trượt ◼ Ghi nhận lại sự bất thường ở vị trí nào
- Các kỹ thuật khám và điều trị cột sống ngực bao gồm: 1-Trượt trước-sau trung tâm (nằm sấp) 2-Trượt trước sau 1 bên (nằm sấp) 3- Trượt khớp sườn- cột sống (nằm sấp) 4-Trượt ngang (nằm sấp) 5-Tách rời mặt khớp (nằm nghiêng)
- Các kỹ thuật khám và điều trị cột sống thắt lưng bao gồm: 1. Trượt trước - sau trung tâm (nằm sấp) 2. Trượt trước- sau 1 bên (nằm sấp) 3. Trượt ngang 1 bên (nằm sấp) 4. Tách rời mặt khớp (nằm nghiêng) LỨU Ý: Các khớp ở cột sống là loại khớp trượt nên không tuân theo qui luật lồi- lõm của bề mặt khớp
- CHỈ ĐỊNH -Giảm tầm vận động cột sống do bao khớp hoặc dây chằng bị căng hay dầy dính - Giảm đau các điểm nhạy cảm vùng thắt lưng -
- ◼ THEO MAITLAND: ◼ Độ 1 và 2 được dùng để điều trị ĐAU ◼ Độ 3 và 4 được dùng để điều trị CỨNG KHỚP ◼ Thời gian điều trị: ◼ Để giảm đau: 30-45 giây/ lần ◼ Để tăng vận động khớp: 45-60 giây/ lần
- CHỐNG CHỈ ĐỊNH / CONTRAINDICATION ◼ Khối u ác tính tại vùng điều trị /Malignancy in area to be treated ◼ Viêm khớp đang tiến triển/Active inflammatory arthritis ◼ Viêm khớp nhiễm trùng /Infectious arthritis ◼ Gãy xương, viêm tủy xương/Fracture, osteomyelitis ◼ Thoát vị đĩa đệm mức độ nặng với các biến chứng thần kinh trầm trọng/Large disc prolapse with serious neurologic decifit ◼ Bệnh lý mạch máu có liên quan đến vùng điều trị/Vascular disease related to area being treated
- THẬN TRỌNG ◼ Có thai, Viêm khớp dạng thấp ◼ Pregnancy, Rheumatoid arthritis ◼ Loãng xương ◼ Osteoporosis ◼ Có dấu hiệu chèn ép rể thần kinh ◼ Presence of neurologic compression signs ◼ Bệnh lý trượt đốt sống ◼ Spondylolisthesis ◼ Suy nhược cơ thể( cảm cúm, bệnh mãn tính ) ◼ General debilitation( influenza, chronic disease ) ◼ Vẹo cột sống ◼ Scoliosis
- Các bài tập sau trượt khớp EXERCISES AFTER JOINT MOBILIZATION
- CÁC BÀI TẬP CỘT SỐNG EXERCISES OF THE SPINE ◼ Bài tập cột sống là một phần rất quan trọng trong chương trình điều trị ◼ Để đạt được hiệu quả cao hơn trong điều trị, người thực hiện cần phải có sự lựa chọn các bài tập phù hợp với mục tiêu điều trị đã đưa ra cho từng người cụ thể
- MỤC ĐÍCH CÁC BÀI TẬP SAU KHI TRƯỢT KHỚP GOALS OF EXERCISES AFTER MOBILIZATION ◼ Duy trì tầm vận động đạt được sau điều trị ◼ Làm tăng sự linh động cho cột sống ◼ Tự kéo dãn các nhóm cơ bị co cứng ◼ Làm mạnh các nhóm cơ bụng & cơ duỗi lưng để nâng đỡ cột sống
- LƯU Ý TRONG ĐiỀU TRỊ ATTENTIONS OF TREATMENT ◼ Di động khớp có thể gây đau tăng trong vài ngày đầu, nên giải thích cho BN hiểu hoặc điều chỉnh mức độ và thời gian điều trị cho phù hợp ◼ Tầm vận động khớp của người bệnh nên được tái lượng giá sau khi điều trị và lập lại trước lần điều trị kế tiếp