Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 3: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng - Trần Minh Trí

ppt 57 trang phuongnguyen 7440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 3: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng - Trần Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_3_ly_thuyet_ve_hanh_vi_nguoi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 3: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng - Trần Minh Trí

  1. Chương 3 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
  2. Các nội dung chính 1. Phân tích hành vi người tiêu dùng bằng thuyết về hữu dụng (cổ điển) 2. Phân tích hành vi người tiêu dùng bằng phương pháp hình học (tân cổ điển)
  3. Phân tích hành vi người tiêu dùng bằng thuyết về hữu dụng 1. Một số giả định của thuyết hữu dụng 2. Khái niệm hữu dụng 3. Quy luật hữu dụng biên giảm dần 4. Nguyên tắc tối đa hữu dụng trong giới hạn chi tiêu của người tiêu dùng 5. Sự hình thành đường cầu, thông qua phân tích thặng dư tiêu dùng và phân tích sự thay đổi của giá
  4. Một số giả định của thuyết hữu dụng Thuyết hữu dụng được dựa trên 3 giả định sau: - Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể đo lường được - Các sản phẩm có thể được chia nhỏ - Người tiêu dùng luôn hướng tới sự lựa chọn tối ưu và có sự lựa chọn hợp lý Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  5. Khái niệm về hữu dụng Hữu dụng (U): được hiểu là sự thỏa mãn, sự hài lòng mà một người cản nhận được khi tiêu dùng hàng hoá hay dịch vụ mang lại. Đây là một khái niệm trừu tượng mang tính chủ quan, được đưa ra để giải thích hành vi tiêu dùng, hay cụ thể hơn là để giải thích sự lựa chọn của người tiêu dùng với các loại hàng hoá. Hữu dụng được đo lường bằng một đơn vị tính trừu tượng; đó là, Utils hay đơn vị hữu dụng, ký hiệu là U Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  6. Khái niệm về hữu dụng Tổng hữu dụng (TU): là toàn bộ sự thỏa mãn, sự hài lòng khi tiêu dùng một số lượng hàng hoá dịch vụ nhất định. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  7. Khái niệm về hữu dụng Hữu dụng biên (MU): là phần tăng thêm của sự thỏa mãn khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá nào đó. Nếu hữu dụng được thể hiện bằng một hàm số liên tục, hữu dụng biên sẽ bằng đạo hàm của hàm tổng hữu dụng Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  8. Quy luật hữu dụng biên giảm dần Quy luật: “Hữu dụng biên của một hàng hoá có xu hướng giảm Lượng MU TU đi khi tiêu dùng ngày càng kem nhiều hơn hàng hoá đó ở 1 20 20 trong một khoảng thời gian nhất định”. 2 16 36 Ví dụ: ăn kem 3 10 46 Quy luật này có ý nghĩa giải thích vì sao người tiêu dùng không 4 0 46 tiếp tục mua một sản phẩm 5 -10 36 (ngừng hẳn hoặc chọn hàng hoá khác)
  9. Quy luật hữu dụng biên giảm dần
  10. Quy luật hữu dụng biên giảm dần
  11. Mối quan hệ giữa TU và MU - Khi MU>0, thì TU tăng - Khi MU=0, thì TU đạt cực đại - Khi MU<0, thì TU giảm Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  12. Phân tích tối đa hữu dụng trong giới hạn chi tiêu của người tiêu dùng Giả định trong phân tích: Người tiêu dùng chỉ chi tiêu cho 2 loại hàng hóa Giới hạn: Người tiêu dùng bị giới hạn bởi một số tiền chi tiêu nhất định I: số tiền chi tiêu Phương trình đường giới hạn chi tiêu: Px*X: số tiêu chi cho X Py*Y: số tiêu chi cho Y Mục tiêu của người tiêu dùng: chọn như thế nào giữa hai loại hàng hóa sao cho đạt được hữu dụng tối đa trong giới hạn chi tiêu Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  13. Nguyên tắc tối đa hữu dụng trong giới hạn chi tiêu của người tiêu dùng Giả sử, một người tiêu SL MU MU SL MU MU Phở (Phở) (Phở) Chè (Chè) (Chè) dùng A có 70đ để chi /P /P cho 2 loại sản phẩm 1 80 8 1 60 12 phở và chè với giá phở là 10đ/tô, giá chè là 5 2 75 7,5 2 50 10 đ/ly 3 70 7 3 40 8 Sở thích của A đối với 2 4 65 6,5 4 30 6 loại sản phẩm trên được thể hiện qua bảng 5 60 6 5 20 4 sau: 6 55 5,5 6 10 2 Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  14. Nguyên tắc tối đa hữu dụng trong giới hạn chi tiêu của người tiêu dùng Từ kết quả trên cho thấy: - Lựa chọn tiêu dùng tối ưu không phải dựa vào mức độ hữu dụng của 1 đơn vị hàng hóa (hh nào có mức ĐVHD lớn thì chọn) - Và cũng không phải dựa vào giá cả của 1 đơn vị hàng hóa (hh nào rẽ thì chọn) Mà lựa chọn tối ưu căn cứ vào mức độ hữu dụng tính trên một đồng chi cho hàng hóa (hh nào có mức ĐVHD trên 1 đồng cao hơn thì chọn) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  15. Nguyên tắc tối đa hữu dụng trong giới hạn chi tiêu của người tiêu dùng Khái quát điều phân tích trên, điều kiện tối đa hữu dụng trong giới hạn chi tiêu phải thỏa hệ phương trình sau: - (1) Phương trình điều kiện tối ưu (2) Phương trình điều kiện giới hạn ngân sách chi tiêu Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  16. Thặng dư tiêu dùng cá nhân và sự hình thành đường cầu Thặng dư tiêu dùng cá nhân: là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng hoá (MU) với chi phí tăng thêm để mua đơn vị tăng thêm của hàng hoá đó (P). Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  17. Thặng dư tiêu dùng cá nhân và sự hình thành đường cầu P, MU MU và P có mối liên hệ với nhau, vì khi mức hữu dụng càng cao, người tiêu dùng sẳn sàng trả giá cao hơn 7000 A để có được HH. Khi MU giảm => sự sẳn lòng chi trả cũng giảm đi. Vì 6000 vậy, đường cầu giống phần dương của đường MU 5000 4000 Thặng dư tiêu dùng C 3000 B 1 2 3 4 5 Số kem Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  18. Thặng dư tiêu dùng cá nhân và sự hình thành đường cầu Đồ thị trên cho thấy: - Tại mức giá 3000, người tiêu dùng mua khoảng 4 sản phẩm - Tại mức giá 5000, người tiêu dùng mua khoảng 2 sản phẩm - Tại mức giá 7000, người tiêu dùng sẽ không mua sản phẩm => Luật cầu: Giá tăng, lượng giảm Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  19. Sự thay đổi giá trong phân tích tối ưu và sự hình thành đường cầu SL MU MU SL MU MU I=70 Phở (Phở) (Phở) Chè (Chè) (Chè) P(phở)=10 /P /P 1 80 8 1 60 6 Nếu P(chè)=5 Phối hợp tối ưu 2 75 7,5 2 50 5 Phở =5, chè =4 3 70 7 3 40 4 Nếu P(chè)=10 4 65 6,5 4 30 3 Phối hợp tối ưu Phở =6, chè =1 5 60 6 5 20 2 => Luật cầu: Giá chè 6 55 5,5 6 10 1 tăng, lượng chè giảm Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  20. Sự thay đổi giá trong phân tích tối ưu và sự hình thành đường cầu Tương tự SL MU MU SL MU MU I=70 Phở (Phở) (Phở) Chè (Chè) (Chè) /P /P P(chè)=5 1 80 4 1 60 12 Nếu P(phở)=10 Phối hợp tối ưu 2 75 3,75 2 50 10 Phở =5, chè =4 3 70 3,5 3 40 8 Nếu P(phở)=20 4 65 3,25 4 30 6 Phối hợp tối ưu Phở =2, chè =6 5 60 3 5 20 4 => Luật cầu: Giá phở 6 55 2,75 6 10 2 tăng, lượng phở giảm Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  21. Bài tập số 1 • Dữ kiện: Giả sử, một người tiêu dùng có thu nhập I = 1200 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px = 100đ/sp; Py =300đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số Yêu cầu: 1. Viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau 2. Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa 3. Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa 4. Tính tổng hữu dụng tối đa đặt được 5. Nếu thu nhập tăng lên 1900, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
  22. Phân tích hành vi người tiêu dùng bằng phương pháp hình học 1. Một số giả định khi phân tích tối ưu bằng phương pháp hình học 2. Đường ngân sách 3. Đường bàng quan (đẳng ích, đẳng dụng) 4. Nguyên tắc tối đa hữu dụng
  23. Một số giả định khi phân tích tối ưu bằng phương pháp hình học Các nhà nhân tích tối ưu hữu dụng bằng phương pháp hình học dựa vào 3 giả định sau: - Sở thích có tính hoàn chỉnh, nghĩa là người tiêu dùng có khả năng so sánh giữa các lựa chọn phối hợp giữa hai loại hàng hóa (A>B) - Người tiêu dùng luôn thích có nhiều hơn là ít - Sở thích có tính bắc cầu, nghĩa là có thể đánh giá A>C, nếu như A>B và B>C
  24. Đường ngân sách Định nghĩa: Đường ngân sách là đường thể hiện các phối hợp khác nhau giữa hai loại hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một số ngân sách (thu nhập) và giá các sản phẩm nhất định nhất định.
  25. Đường ngân sách Đặc điểm: Đường ngân sách thường là một đường dốc xuống vì sự tăng thêm một hàng hoá này sẽ bị đánh đổi bởi sự giảm bớt số lượng hàng hoá khác (do giới hạn ngân sách).
  26. Đường ngân sách Phương trình đường ngân sách: hay hoặc
  27. Ví dụ: Các cơ hội lựa chọn có cùng mức ngân sách của người tiêu dùng SL SL Chi tiêu cho Phở Chi tiêu cho Ngân phở Chè (P=10) chè (P=5) sách 3 0 30 0 30 2 2 20 10 30 1 4 10 20 30 0 6 0 30 30
  28. Đường ngân sách SL SL Chi tiêu cho Phở Chi tiêu cho chè Ngân phở Chè (P=10) (P=5) sách SL Phở 3 0 30 0 30 3 A 2 2 20 10 30 1 4 10 20 30 2 B 0 6 0 30 30 C 1 Đường ngân sách (I) D 0 2 4 6 Lượng Chè
  29. Các yếu tố ảnh hưởng đường ngân sách Từ phương trình đường ngân sách, có thể dễ dàng nhận thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến đường ngân sách (dịch chuyển): - Thu nhập - Giá hàng hóa X - Giá hàng hóa Y
  30. Các yếu tố ảnh hưởng đường ngân sách Thu nhập: - Tăng: đường ngân sách dịch chuyển sang phải, hệ số gốc không đổi. Khi đó, lượng X và Y đều tăng - Giảm: đường ngân sách dịch chuyển sang trái, hệ số gốc không đổi. Khi đó lượng X và Y đều giảm
  31. Đường ngân sách thay đổi khi thu nhập thay đổi Lượng Thịt/tuần Khi thu nhập tăng, đường ngân sách dịch chuyển sang phải, hệ số gốc không đổi. Khi đó, lượng thịt và rau đều tăng Khi thu nhập giảm, đường ngân sách dịch chuyển sang trái, hệ số gốc không Đường ngân sách đổi. Khi đó, lượng thịt và rau đều giảm 0 Lượng Rau/tuần
  32. Các yếu tố ảnh hưởng đường ngân sách Giá X thay đổi (giá Y không đổi): - Tăng: đường ngân sách xoay theo tâm Y vào gốc tọa độ, HSG thay đổi. Khi đó lượng X giảm và lượng Y không đổi - Giảm: đường ngân sách xoay theo tâm Y ra xa gốc tọa độ, HSG thay đổi; lượng X tăng và lượng Y không đổi
  33. Ví dụ: Đường ngân sách thay đổi khi giá sản phẩm thay đổi Khi giá rau tăng, đường ngân sách Lượng xoay theo tâm Thịt/tuần “lượng thịt” vào gốc tọa độ, hệ số gốc thay đổi. Khi đó, Khi giá rau giảm, đường lượng thịt không đổi ngân sách xoay theo tâm và lượng rau giảm “lượng thịt” ra xa gốc tọa độ, hệ số gốc thay đổi. Khi đó, lượng thịt không đổi và lượng rau tăng Đường ngân sách 0 Lượng Rau/tuần
  34. Các yếu tố ảnh hưởng đường ngân sách Giá Y thay đổi (giá X không đổi): - Tăng: đường ngân sách xoay theo tâm X vào gốc tọa độ, HSG thay đổi. Khi đó lượng X không đổi và lượng Y giảm - Giảm: đường ngân sách xoay theo tâm X ra xa gốc tọa độ, HSG thay đổi. Khi đó lượng X không đổi và lượng Y tăng
  35. Ví dụ: Đường ngân sách thay đổi khi giá sản phẩm thay đổi Khi giá thịt tăng, đường ngân sách Lượng xoay theo tâm Thịt/tuần “lượng rau” vào gốc tọa độ, hệ số gốc thay đổi. Khi đó, Khi giá thịt giảm, đường lượng rau không đổi ngân sách xoay theo tâm và lượng thịt giảm “lượng rau” ra xa gốc tọa độ, hệ số gốc thay đổi. Khi đó, lượng rau không đổi và lượng thịt tăng Đường ngân sách 0 Lượng Rau/tuần
  36. Các yếu tố ảnh hưởng đường ngân sách Giá Y và X đều thay đổi: - Giá X và Y cùng tăng: + Cùng tỉ lệ: đường ngân sách dịch chuyển sang trái, hệ số gốc không đổi. Khi đó, lượng X và Y đều giảm + Khác tỉ lệ: đường ngân sách dịch chuyển sang trái và hệ số gốc thay đổi. Khi đó, lượng X và Y đều giảm nhưng tỉ lệ giảm khác nhau. - Giá X và Y cùng giảm: ngược lại - Giá X tăng và giá Y giảm: đường ngân sách xoay theo chiều lượng X giảm, lượng Y tăng. HSG tăng - Giá X tăng và giá Y giảm: đường ngân sách xoay theo chiều lượng X tăng, lượng Y giảm. HSG giảm
  37. Đường bàng quan Đường bàng quan (còn được gọi là đường đẳng ích/dụng: là đường biểu thị những kết hợp giữa hai loại hàng hoá mà mang lại cùng một mức độ hữu dụng cho người tiêu dùng (người tiêu dùng bàng quan giữa các phối hợp đó vì chúng mang lại lợi ích như nhau)
  38. Đường bàng quan Lượng Các tổ hợp lượng phở và chè Phở tại các điểm A, B, C có cùng độ hữu dụng, hay được ưu C thích như nhau B A Đường bàng quan, U1 0 Lượng Chè
  39. Đường bàng quan Các đặc điểm đường bàng quan: - Các đường bàng quan càng xa gốc toạ độ biểu thị mức hữu dụng càng cao - Các đường bàng quan đều dốc xuống - Các đường bàng quan không cắt nhau - Các đường bàng quan đều lõm Trừ các trường hợp đặc biệt: thay thế hoàn hảo và bổ sung hoàn hảo
  40. Các đường bàng quan cao biểu thị mức hữu dụng lớn hơn Lượng Vì đường bàng quan cao Phở thể hiện lượng sản phẩm nhiều hơn C B D U2 A Đường bàng quan, U1 0 Lượng chè
  41. Các đường bàng quan đều dốc xuống Lượng phở Vì nếu muốn giảm lượng chè thì buộc phải tăng lượng phở, hay ngược lại, để đạt được độ hữu dụng như cũ Đường bàng quan 0 Lượng chè
  42. Các đường bàng không cắt nhau Lượng TU(A) = TU(B): đường U1 phở TU(B) = TU(C) : đường U2 Vô lý vì lượng của cả 2 loại C hàng hoá tại điểm C đều lớn hơn tại điểm A A B U1 U2 0 Lượng chè
  43. Các đường bàng quan đều lõm Lượng Pepsi 14 Vì khi lượng hàng hoá càng ít (hiếm) thì tỉ lệ đánh đổi 6 cao lớn. Và ngược lại 1 4 1 B 3 1 0 2 6 7 Lượng Pizza
  44. Độ dốc đường bàng quan Do đường bàng quan là 1 đường cong lõm nên không có độc nhất một độ dốc như đường thẳng. Độ dốc của đường bằng quan tại từng điểm cụ thể là độ dốc của đường tiếp tuyến với đường bàng quan tại điểm đó. Độ dốc đường tiếp tuyến của đường bàng quan tại 1 điểm được đo lường bằng “Tỉ lệ thay thế biên” (MRS: Marginal Rate of Substitution)
  45. Tỉ lệ thay thế biên (MRS) Tỉ lệ thay thế biên: là tỉ lệ đánh đổi giữa hai loại hàng hoá sao cho đảm bảo vẫn đạt mức lợi ích đã cho. Nói cách khác, đó là số lượng hàng hoá Y phải giảm đi khi tiêu dùng thêm 1 đơn vị một sản phẩm X mà vẫn đạt mức hữu dụng như trước. Công thức tính MRS: Trong đó: MU = (TU)’
  46. Tỉ lệ thay thế biên (MRS) Lượng Rau 14 6 8 1 4 1 B 3 1 0 2 3 6 7 Lượng Thịt
  47. Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quan và MRS Thay thế hoàn hảo: là trường hợp 2 sản phẩm thay thế hoàn toàn cho nhau. Nói khác đi, có thể chỉ sử dụng một loại sản phẩm mà không thay đổi độ hữu dụng Khi đó, đường bàng quan là một đường thẳng và MRS là 1 hằng số (không thay đổi) Ví dụ: tờ tiền mệnh giá 5000 và tờ tiền mệnh giá 10000
  48. Đồ thị mô tả trường hợp thay thế hoàn hảo 8 X Đường đẳng ích 4 Y Số tờ tiền 5000 Z 0 2 4 Số tờ tiền 10.000
  49. Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quan và MRS Bổ sung hoàn hảo: là trường hợp 2 sản phẩm không thể thay thế cho nhau. Nói khác đi, phải sử dụng cả 2 sản phẩm mới tạo hữu dụng Khi đó, đường bàng quan là một đường giống chữ L và MRS =0 hay = α Ví dụ: chiếc dép trái và dép phải
  50. Đồ thị mô tả trường hợp thay thế hoàn hảo 10 Đường Dép trái Bàng quan X 5 Y Z 0 5 10 Dép phải
  51. Điều kiện tối đa hoá hữu dụng (hình học) Lượng Đường ngân sách, I Với ngân sách I, hữu dụng Phở đạt tối đa tại điểm nơi đường ngân sách tiếp xúc A với đường bàng quan cao nhất, hay trùng với tiếp tuyến được bàng quan B D U2 C Đường bàng quan, U1 0 Lượng chè
  52. Điều kiện tối đa hoá hữu dụng (số học) Vì hữu dụng đạt được tối ưu khi đường ngân sách trùng với tiếp tuyến được bàng quan nên độ dốc đường ngân sách bằng độ dốc đường tiếp tuyến của đường bàng quan Hay hoặc Đây là điều kiện để đạt hữu dụng tối đa. Điều kiện này có thể suy rộng cho n hàng hoá:
  53. Điều kiện tối đa hoá hữu dụng trong khoản ngân sách giới hạn Thỏa mãn hệ phương trình sau: (1) (2)
  54. Bài tập số 2 • Dữ kiện: Giả sử, một người tiêu dùng có thu nhập I = 1.000.000 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px = 20.000đ/sp; Py =5.000đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số: Yêu cầu: 1. Viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau 2. Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa 3. Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa 4. Tính tổng hữu dụng tối đa đặt được 5. Giá lên Y tăng lên 10.000đ/sp, trong khi thu nhập và giá X không đổi, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
  55. ĐƯỜNG TIÊU DÙNG THU NHẬP VÀ ĐƯỜNG TIÊU DÙNG GIÁ CẢ Đường tiêu dùng/tiêu thụ thu nhập: là đường thể hiện tập hợp các điểm tối ưu khi thu nhập thay đổi Độ dốc của đường này tùy thuộc vào sở thích của người tiêu dùng về 2 loại hàng hóa (có hàng co giãn ít theo thu nhập và có hàng hóa co giãn nhiều theo thu nhập) Ví dụ: Vẽ đường tiêu dùng thu nhập từ câu 3 và câu 5, bài tập số 1
  56. ĐƯỜNG TIÊU DÙNG THU NHẬP VÀ ĐƯỜNG TIÊU DÙNG GIÁ CẢ Đường tiêu dùng/tiêu thụ giá cả: là đường thể hiện tập hợp các điểm tối ưu khi giá hàng hóa thay đổi Độ dốc của đường này tùy thuộc vào sở thích của người tiêu dùng về 2 loại hàng hóa (có hàng co giãn ít theo theo giá - thay đổi ít và có hàng hóa co giãn nhiều theo giá –thay đổi chiều) Ví dụ: Vẽ đường tiêu dùng thu nhập từ câu 3 và câu 5, bài tập số 2
  57. •Chitiet.info Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011