Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 2: Cung, cầu và giá cả thị trường - Trần Minh Trí

ppt 124 trang phuongnguyen 2090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 2: Cung, cầu và giá cả thị trường - Trần Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_2_cung_cau_va_gia_ca_thi_truo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 2: Cung, cầu và giá cả thị trường - Trần Minh Trí

  1. Chương 2 Cung, cầu và giá cả thị trường
  2. Các nội dung chính 1. Khái niệm về thị trường 2. Khái niệm và các nội dung liên quan đến cầu 3. Khái niệm và các nội dung liên quan đến cung 4. Trạng thái cân bằng cung cầu và sự thay đổi trạng thái cân bằng 5. Tác động của các can thiệp của chính phủ vào thị trường
  3. Khái niệm về thị trường Định nghĩa: Thị trường có thể được hiểu như là nơi gặp gỡ giữa người bán/cung cấp và người mua/sử dụng, qua đó xác định lượng và giá hàng hoá hay dịch vụ mà họ trao đổi. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  4. Khái niệm về thị trường Phân loại thị trường: - Thị trường hàng hóa, dịch vụ - Thị trường lao động, yếu tố sản xuất Các mô hình thị trường: (dựa vào tính chất cạnh tranh) - Thị trường cạnh tranh hoàn toàn - Thị trường canh tranh độc quyền - Thị trường độc quyền nhóm - Thị trường độc quyền hoàn toàn Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  5. Cầu 1. Các khái niệm về cầu: Cầu, lượng cầu, cầu cá nhân-cầu thị trường, luật cầu, biểu cầu, đường cầu, hàm cầu 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 3. Sự thay đổi lượng cầu và thay đổi cầu 4. Hệ số co giãn cầu
  6. Cầu Định nghĩa “Cầu”: mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Lưu ý: Người tiêu dùng được hiểu bao gồm cả người mua hàng, người sử dụng dịch vụ hay sử dụng lao động (trong thị trường lao động) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  7. Lượng Cầu Lượng cầu: là số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở tại một mức giá nào đó Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  8. Cầu cá nhân – cầu thị trường Cầu cá nhân: là cầu của một cá nhân đối với một hàng hoá dịch vụ nào đó Cầu thị trường (tổng cầu): là cầu của tất cả các cá nhân trong một thị trường hàng hóa nào đó Ví dụ: (SV tự cho) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  9. Luật cầu Luật cầu: “Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (Ceteris paribus),người tiêu dùng thường sẽ mua với số lượng hàng hoá nhiều hơn khi mức giá giảm và ngược lại” Có thể hiểu ngắn ngọn: “Giá giảm thì lượng cầu tăng và giá tăng thì lượng cầu giảm”, hay “lượng cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  10. Biểu cầu, đường cầu và hàm cầu Biểu cầu: là mô tả bằng Giá Số dạng bảng biểu về số lượng lượng một hàng hoá hay dịch vụ mà người 10 100 tiêu dùng sẵn sàng 11 90 mua ứng với các mức 12 80 giá khác nhau 13 70 14 60 15 50 Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  11. Biểu cầu, đường cầu và hàm cầu Đường cầu: là mô tả bằng dạng đồ thị về P số lượng một hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua ứng với các mức giá khác nhau Q Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  12. Biểu cầu, đường cầu và hàm cầu Hàm cầu (theo giá): là hàm số thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Dạng tổng quát của hàm cầu theo giá: Q = f(P) Với giả định lượng cầu có quan hệ tuyến tính với giá (theo luật cầu) => Hàm cầu (hay phương trình đường cầu) có dạng: hay Trong đó: a: hệ số gốc, hay độ dốc, bằng (luôn <=0) b: hằng số Ví dụ: hay Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  13. Bài tập số 1 Dựa vào biểu cầu ở Giá Số bên, xác định phương lượng trình của đường cầu theo 2 dạng: 8 100 10 92 - Q=f(P) Và vẽ đường - P=f(Q) cầu trên đồ thị 12 84 14 76 16 68 18 60 Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  14. Các yếu tố làm thay đổi lượng cầu và cầu Làm lượng cầu dịch chuyển dọc đường cầu: - Giá của chính hàng hóa, dịch vụ đó Làm dịch chuyển cả đường cầu (thay đổi cầu): - Thu nhập người tiêu dùng - Giá cả hàng hoá liên quan - Quy mô thị trường - Sở thích, thị hiếu người tiêu dùng - Kỳ vọng, hay sự tiên đoán của người tiêu dùng về giá, thu nhập, chính sách nhà nước trong tương lai Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  15. Ảnh hưởng của Giá một loại hàng hoá đến cầu hàng hóa đó Theo luật cầu: “giá tăng – cầu giảm, giá giảm – cầu tăng” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  16. Ảnh hưởng của Thu Nhập đến cầu 1 loại hàng hóa nào đó - Thu nhập tăng: + cầu tăng (hàng hoá thông thường, xa xỉ) + cầu giảm (hàng hoá cấp thấp, thứ cấp) - Thu nhập giảm: + cầu giảm (hàng hoá thông thường, xa xỉ) + cầu tăng (hàng hoá cấp thấp, thứ cấp) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  17. Ảnh hưởng của Giá hàng hoá liên quan (Y) đến cầu hàng hóa (X) Nếu Y là Hàng hoá thay thế của X (thịt-cá): + Giá Y tăng => cầu X tăng + Giá Y giảm => cầu X giảm Tỉ lệ thuận Nếu Y là Hàng hoá bổ sung của X (đường-café): + Giá Y tăng => cầu X giảm + Giá Y giảm => cầu X tăng Tỉ lệ nghịch Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  18. Ảnh hưởng của dân số đến cầu 1 loại hàng hóa - “dân số tăng – cầu tăng, dân số giảm – cầu giảm” - “dân số đông – cầu nhiều, dân số ít – cầu ít” (TQ-VN) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  19. Ảnh hưởng của thị hiếu đến cầu 1 loại hàng hóa - “Thích dùng hoặc quen dùng → cầu cao”, - “Không thích hoặc chưa quen dùng →cầu thấp” (fastfood). Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  20. Ảnh hưởng của kỳ vọng đến cầu 1 loại hàng hóa - “Kỳ vọng giá giảm trong tương lai → cầu hiện tại giảm”, - “Kỳ vọng giá tăng trong tương lai → cầu hiện tại tăng”. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  21. Sự thay đổi lượng cầu và thay đổi cầu Thay đổi Lượng cầu u Di chuyển dọc theo đường cầu. u Do sự thay đổi giá của hàng hóa. Thay đổi cầu u Dịch chuyển cả đường cầu đường cầu, sang trái hoặc sang phải u Do sự thay đổi của các yếu tố khác, ngoài giá của hàng hóa. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  22. Đồ thị mô tả Giá sự thay đổi lượng cầu thuốc lá (000đ) Thuế làm tăng giá thuốc lá gây ra sự di C chuyển dọc theo đường 14 cầu. 8 A D1 0 12Biên soạn: Trần Minh Trí20 - 2011 Lượng thuốc lá hút trong 1 ngày
  23. Đồ thị mô tả sự thay đổi cầu Giá Kỳ vọng giá gạo tháng sau sẽ tăng do nông dân thất mùa, cầu gạo hiện Tăng cầu tại sẽ Giảm cầu Tiền thưởng tết D2 của công nhân giảm, cầu về Hoa tết sẽ D1 D3 0 Lượng Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  24. Tổng hợp tác động của các yếu tố đến cầu Yếu tố Sự thay đổi Giá thị trường của hàng hoá đó Dịch chuyển dọc theo đường cầu Thu nhập của người tiêu dùng Dịch chuyển cả đường cầu Giá của các hàng hóa liên quan Dịch chuyển cả đường cầu Thị hiếu Dịch chuyển cả đường cầu Kỳ vọng Dịch chuyển cả đường cầu Dân số Dịch chuyển cả đường cầu Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  25. Sự co giãn của cầu - Độ co giãn của cầu theo giá - Độ co giãn của cầu theo thu nhập - Độ co giãn chéo của cầu theo giá sản phẩm liên quan Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  26. Hệ số co giãn của cầu theo giá Định nghĩa “Hệ số co giãn của cầu theo giá” ( ): là một thước đo phản ánh mức độ thay đổi của lượng cầu so với mức độ thay đổi của giá. Nói cánh khác: là hệ số thể hiện tỉ lệ phần trăm thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi 1%. Lưu ý: Ed mang giá trị từ -∞ đến 0 (âm) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  27. Hệ số co giãn của cầu theo giá Công thức tính HSCG cầu theo giá của HH X: - 1. Công thức co giãn khoảng 2. Công thức co giãn điểm Hệ số góc của Thường sử dụng công thức co giãn điểm đường cầu viết theo Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011 Q=f(P)
  28. Khoảng biến thiên của hệ số co giãn Co giãn hoàn toàn |E | = α Co giãn nhiều (hay tương đối co giãn) |E| >1 Co giãn đơn vị |E| = 1 Co giản ít (hay tương đối kg co giãn) |E| <1 Hoàn toàn không co giãn |E| = 0 Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  29. Đồ thị mô tả cầu hoàn toàn không co giãn Giá Đường cầu 1. Giá $5 tăng Lượng cầu không 4 thay đổi với bất kỳ mức giá nào 100 Lượng 2. lượngBiên cầ soạn:u không Trần Minh đổ Tríi - 2011
  30. Đồ thị mô tả cầu co giãn ít - Lượng cầu thay Giá đổi với tỉ lệ ít hơn tỉ $5 lệ thay đổi giá 1. Giá 2. tăng 22% - Cầu không phản 4 ứng mạnh đối với sự thay đổi giá Đường cầu 90 100 Lượng 2. dẫn Biênđế nsoạn: cầ uTrần gi ảMinhm Trí11%. - 2011
  31. Đồ thị mô tả cầu co giãn đơn vị - Lượng cầu thay đổi Giá với tỉ lệ đúng bằng tỉ lệ thay đổi giá - Cầu phản ứng đơn vị (vừa) đối với sự thay 1. Giá $5 đổi giá 2. tăng 22% 4 Đường cầu 80 100 Lượng 2. dẫn Biênđế nsoạn: cầ uTrần gi ảMinhm Trí22%. - 2011
  32. Đồ thị mô tả cầu co giãn nhiều - Lượng cầu thay đổi Giá với tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ thay đổi giá - Cầu phản ứng mạnh đối với sự thay đổi 1. Giá $5 giá 2. tăng 22% 4 Đường cầu 60 100 Lượng 2. dẫn Biênđế nsoạn: cầ uTrần gi ảMinhm Trí50%. - 2011
  33. Đồ thị mô tả cầu hoàn toàn co giãn Giá 1. Tại bất kỳ mức giá nào trên $4, 2. lượng cầu là 0. $4 Đường cầu 2. Tại $4, người tiêu dùng mua bất kỳ lượng hàng hóa nào. 3. Tại mức giá dưới $4, Lượng lượng cầu là vô cùng.Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  34. Độ co giãn của cầu theo giá Ảnh hưởng của E(d) lên chi tiêu của người tiêu dùng hay doanh thu của DN (TR=P*Q): - |Ed|>1: TR ↑ khi P↓ và TR↓ khi P↑ - |Ed|<1: TR ↑ khi P↑ và TR↓ khi P ↓ - |Ed|=1: TR có thể tăng hay giảm khi P↑ ↓ (tùy vào giá trị P và Q) Đây là nội dung đưa ra đáp án cho câu hỏi: “Nông dân có được lợi khi trúng mùa? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  35. Độ co giãn của cầu theo giá Các nhân tố tác động đến E(d) - Tính thay thế của SP: nếu dễ thay thế thì Ed lớn - Thời gian: nếu hàng hoá bền thì Ed trong ngắn hạn lớn hơn Ed trong dài hạn. Với HH khác (xăng, thuốc lá, cà phê) , Ed trong NH nhỏ hơn Ed trong DH - Tỷ phần chi tiêu: càng cao, Ed càng . cao - Vị trí mức giá trên đường cầu: tại vị trí P càng cao Ed càng lớn - Tính chất của sản phẩm: Ed của hàng thiết yếu . Ed càng nhỏ Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  36. Bài tập số 2 Dựa vào phương trình đường cầu ở bài tập 1, hãy xác định hệ số co giãn của cầu tại hai mức giá: P=10 và P=16, và cho biết xu hướng thay đổi của mức độ co giãn khi giá càng cao? Giả sử giá thị trường bằng 10, tại mức giá này, muốn tăng doanh thu, DN (độc quyền) nên tăng hay giảm giá? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  37. Bài tập số 3 Dùng đồ thị minh họa 2 trường hợp nông dân được lợi và không được lợi khi trúng mùa Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  38. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập Định nghĩa “Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập” ( ): là một thước đo phản ánh mức độ thay đổi của lượng cầu so với mức độ thay đổi của thu nhập| . Nói cánh khác: là hệ số thể hiện tỉ lệ phần trăm thay đổi của lượng cầu khi thu nhập người tiêu dùng thay đổi 1%. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  39. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập Công thức tính HSCG cầu theo thu nhập: 1. Công thức co giãn khoảng 2. Công thức co giãn điểm Thường sử dụng công thức co giãn khoảng Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  40. Độ co giãn của cầu theo thu nhập Tính chất: - E(i) > 0: hàng hoá xa xỉ, thông thường +E (i) > 1: hàng hoá xa xỉ +E (i) < 1: hàng hoá thông thường - E(i) < 0: hàng hoá cấp thấp Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  41. Bài tập số 4 Dữ kiện: Tại mức thu nhập I=2.400 (đv tiền), lượng tiêu dùng hàng hóa A là 600 (đvsp). Khi thu nhập tăng lên 2800 (đv tiền), lượng tiêu dùng hàng hóa A là 620 (đvsp). Yêu cầu: 1. Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập 2. Cho biết hàng hóa A thuộc nhóm hàng hóa nào? Xa xỉ, thông thường hay cấp thấp? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  42. Hệ số co giãn chéo (theo giá sản phẩm liên quan) Định nghĩa “Hệ số co giãn chéo theo giá hàng hóa liên quan” ( ): là một thước đo phản ánh mức độ thay đổi của lượng cầu hàng hóa nào đó so với| mức độ thay đổi giá của một hàng hóa liên quan đến nó. Nói cánh khác: là hệ số thể hiện tỉ lệ phần trăm thay đổi của lượng cầu của một hàng hóa khi giá cả hàng hóa liên quan thay đổi 1%. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  43. Hệ số co giãn của cầu theo giá hàng hóa liên quan Công thức tính HSCG cầu theo giá của hàng hóa liên quan: 1. Công thức co giãn khoảng 2. Công thức co giãn điểm Thường sử dụng công thức co giãn khoảng Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  44. Độ co giãn chéo của cầu theo giá sản phẩm liên quan Tính chất: - E(xy) > 0: X và Y là 2 mặt hàng thay thế nhau - E(xy) < 0: X và Y là 2 mặt hàng bổ sung nhau - E(xy) = 0: X và Y là 2 mặt hàng độc lập, không liên quan Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  45. Bài tập số 5 Dữ kiện: Khi giá hàng hóa Y là 180 (đv giá), lượng tiêu dùng hàng hóa X là 800 (đvsp). Khi giá hàng hóa Y là 210 (đv giá), lượng tiêu dùng hàng hóa X là 600 (đvsp). Yêu cầu: 1. Tính hệ số co giãn chéo của HH X theo giá hàng hóa Y 2. Cho biết mối liên quan giữa hay loại hàng hóa này? Bổ sung, thay thế hay độc lập? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  46. Tổng hợp về hệ số co giãn của cầu Hệ số co giãn Dấu Loại hàng hoá Theo giá Luôn âm (-)or=0 Mọi loại HH Chéo + Thay thế - Bổ sung =0 Độc lập Theo thu nhập +, lớn Xa xỉ +, nhỏ Thông thường - Cấp thấp Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  47. Cung 1. Các khái niệm về cung: cung, lượng cung, cung xí nghiệp – cung ngành, luật cung, biểu cung, đường cung, hàm cung 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung 3. Sự thay đổi lượng cung và thay đổi cung 4. Hệ số co giãn cung
  48. Cung Định nghĩa “Cung”: mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Lưu ý: Người sản xuất được hiểu bao gồm cả người bán hàng (doanh nghiệp sản xuất), người cung cấp dịch vụ hay người lao động (trong thị trường lao động) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  49. Lượng Cung Lượng cung: là số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở tại một mức giá nào đó Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  50. Cung xí nghiệp – cung ngành Cung xí nghiệp: là cung của một xí nghiệp đối với một hàng hoá, dịch vụ nào đó Cung ngành (tổng cung): là cung của tất cả các xí nghiệp sản xuất trong một thị trường hàng hóa nào đó Ví dụ: (SV tự cho) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  51. Luật cung Luật cung: “Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (Ceteris paribus),người sản xuất thường sẽ sản xuất và bán với số lượng hàng hoá nhiều hơn khi mức giá tăng và ngược lại” Có thể hiểu ngắn ngọn: “Giá giảm thì lượng cung giảm và giá tăng thì lượng cung tăng”, hay “lượng cung và giá có mối quan hệ đồng biến” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  52. Biểu cung, đường cung và hàm cung Biểu cung: là mô tả Giá Số bằng dạng bảng biểu lượng về số lượng một hàng hoá hay dịch vụ mà 10 60 người sản xuất sẵn 11 70 sàng bán ứng với các 12 80 mức giá khác nhau 13 90 14 100 15 110 Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  53. Biểu cung, đường cung và hàm cung Đường cung: là mô tả bằng dạng đồ thị về P số lượng một hàng hoá hay dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng bán ứng với các mức giá khác nhau Q Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  54. Biểu cung, đường cung và hàm cung Hàm cung (theo giá): là hàm số thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung và giá. Dạng tổng quát của hàm cung theo giá: Q = f(P) Với giả định lượng cung có quan hệ tuyến tính với giá (theo luật cung) => Hàm cung (hay phương trình đường cung) có dạng: hay Trong đó: c: hệ số gốc, hay độ dốc (luôn >=0) d: hằng số Ví dụ: hay Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  55. Bài tập số 6 Dựa vào biểu cung ở Giá Số bên, xác định phương lượng trình của đường cung theo 2 dạng: 8 52 10 68 - Q=f(P) Và vẽ đường - P=f(Q) cung trên đồ thị 12 84 14 100 16 116 18 132 Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  56. Các yếu tố làm thay đổi lượng cung và cung Làm lượng cung dịch chuyển dọc đường cung: - Giá của chính hàng hóa, dịch vụ đó Làm dịch chuyển cả đường cung (thay đổi cung): - Chi phí các yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào) - Công nghệ được các hãng áp dụng trong ngành - Các chính sách quy định của chính phủ - Số xí nghiệp (hãng) trong ngành Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  57. Ảnh hưởng của Giá một loại hàng hoá đến cung hàng hóa đó Theo luật cung: “giá tăng – cung tăng, giá giảm – cung giảm” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  58. Ảnh hưởng của Giá đầu vào đến cung hàng hóa nào đó “giá đầu vào giảm – cung tăng, giá đầu vào tăng– cung giảm” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  59. Ảnh hưởng của công nghệ đến cung hàng hóa nào đó “Công nghệ cao, hiện đại – cung lớn, công nghệ thấp, lạc hậu – cung nhỏ” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  60. Ảnh hưởng của kỳ vọng đến cung hàng hóa nào đó “Kỳ vọng cầu tương lai lớn, hay giá tương lai tăng – cung hiện tại nhỏ, Kỳ vọng cầu tương lai nhỏ, hay giá tương lai giảm – cung hiện tại lớn” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  61. Ảnh hưởng của số lượng nhà SX đến cung hàng hóa nào đó “Nhiều nhà SX – cung lớn, Ít nhà sản xuất – cung nhỏ” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  62. Tổng hợp tác động của các yếu tố đến cung Yếu tố Sự thay đổi Giá của hàng hoá đó Dịch chuyển dọc theo đường cung Giá của các yếu tố đầu vào Dịch chuyển cả đường cung Công nghệ Dịch chuyển cả đường cung Kỳ vọng Dịch chuyển cả đường cung Số lượng nhà SX Dịch chuyển cả đường cung Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  63. Hệ số co giãn của cung theo giá Định nghĩa “Hệ số co giãn của cung theo giá” ( ): là một thước đo phản ánh mức độ thay đổi của lượng cung so với mức độ thay đổi của giá. Nói cánh khác: là hệ số thể hiện tỉ lệ phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi 1%. Lưu ý: Es mang giá trị từ 0 đến ∞ (dương) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  64. Hệ số co giãn của cung theo giá Công thức tính HSCG cung theo giá của HH X: 1. Công thức co giãn khoảng 2. Công thức co giãn điểm Hệ số góc của đường cung viết theo Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011 Q=f(P)
  65. Khoảng biến thiên của hệ số co giãn cung theo giá Co giãn hoàn toàn Es = α Co giãn nhiều (hay tương đối co giãn) Es >1 Co giãn đơn vị Es = 1 Co giản ít (hay tương đối kg co giãn) Es <1 Hoàn toàn không co giãn Es = 0 Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  66. Đồ thị mô tả cung hoàn toàn không co giãn Giá Đường cung 1. Giá $5 tăng Lượng cung không 4 thay đổi với bất kỳ mức giá nào 100 Lượng 2. lượngBiên cầ soạn:u không Trần Minh đổ Tríi - 2011
  67. Đồ thị mô tả cung co giãn ít - Lượng cung thay Giá đổi với tỉ lệ ít hơn tỉ Đường cung lệ thay đổi giá - Cung không phản 1. Giá $5 ứng mạnh đối với sự 2. tăng 22% thay đổi giá 4 100 110 Lượng 2. dẫn đBiênến soạn:lượ Trầnng Minhcung Trí tăng - 2011 10%.
  68. Đồ thị mô tả cung co giãn đơn vị - Lượng cung thay đổi Giá với tỉ lệ đúng bằng tỉ lệ thay đổi giá Đường cung - Cung phản ứng đơn 1. Giá $5 vị (vừa) đối với sự 2. tăng 22% thay đổi giá 4 100 125 Lượng 2. dẫn đBiênến soạn:lượ Trầnng Minhcung Trí tăng - 2011 22%.
  69. Đồ thị mô tả cung co giãn nhiều - Lượng cung thay Giá đổi với tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ thay đĐổười giáng cung 1. Giá $5 - Cung phản ứng 2. tăng 22% mạnh đối với sự thay đổi giá 4 100 200 Lượng 2. dẫn đBiênến lsoạn:ượ ngTrần cung Minh Trí tăng - 2011 67%.
  70. Đồ thị mô tả cung hoàn toàn co giãn Giá 1. Tại bất kỳ mức giá nào trên $4, 2. lượng cung là vô cùng. $4 Đường cung 2. Tại $4, người sản xuất cung cấp bất kỳ lượng hàng hóa nào. 3. Tại mức giá dưới $4, Lượng lượng cung là 0. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  71. Bài tập số 7 Dựa vào phương trình đường cung ở bài tập 6, hãy xác định hệ số co giãn của cung tại hai mức giá: P=10 và P=24, và cho biết mức độ co giãn của cung ở hai mức giá trên? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  72. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG Trạng thái cân bằng cung-cầu: Là trạng thái khi việc cung một hàng hoá nào đó đủ thỏa mãn cầu trong một thời gian nhất định. uTại trạng thái cân bằng, một điểm cân bằng với mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng được xác định uTrong đồ thị, điểm cân bằng là giao điểm của đường cung và đường cầu
  73. Cân bằng thị trường Giá cân bằng: Là mức giá tại điểm cân bằng; là điểm giá cung và giá cầu bằng nhau. Lượng cân bằng: Là lượng hàng hoá tại điểm cân bằng; là điểm lượng cung bằng lượng cầu
  74. Cân bằng thị trường Biểu cầu Biểu cung Giá Lượng Giá Lượng cung cầu 10 60 10 100 11 70 11 90 12 80 12 80 13 90 13 70 14 100 14 60 15 110 15 50 Tại p=12, lượng cầu bằng lượng cung!
  75. Cân bằng cung cầu Giá kem Tại Cung $3.00 sao? 2.50 Điểm cân bằng 2.00 1.50 1.00 0.50 Cầu Lượng kem 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
  76. Trạng thái dư thừa và sự tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng Trạng thái dư thừa: là trạng thái khi lượng cung lớn hơn lượng cầu do giá bán cao hơn mức giá cân bằng. Nếu ko có tác động các yếu tố ngoài thị trường, trạng thái dư thừa sẽ tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng; bởi lẽ, nhà sản xuất buộc phải hạ giá để bán được (giải quyết) lượng dư thừa. Khi giá giảm, cầu sẽ tăng và cung-cầu sẽ hội tụ tại điểm cân bằng
  77. Trạng thái dư thừa và sự tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng Giá kem Cung $3.00 Thặng dư 2.50 2.00 1.50 1.00 0.50 Cầu Lượng kem 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
  78. Trạng thái dư thừa và sự tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng Trạng thái thiếu hụt: là trạng thái khi lượng cầu lớn hơn lượng cung do giá mua thấp hơn mức giá cân bằng. Nếu ko có tác động các yếu tố ngoài thị trường, trạng thái thiếu hụt sẽ tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng; vì người tiêu dùng buộc phải trả mức giá cao hơn để có thể mua được hàng hoá. Khi giá tăng, cung sẽ tăng và cung-cầu sẽ hội tụ tại điểm cân bằng
  79. Trạng thái thiếu hụt Giá kem Cung $2.00 $1.50 Thiếu hụt Cầu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Lượng kem
  80. Các yếu tố làm thay đổi trạng thái cân bằng Trạng thái cân bằng sẽ thay đổi khi đường cung, đường cầu hoặc cả hai đường thay đổi (dịch chuyển) - Các yếu tố thay đổi đường cầu: thu nhập, giá hàng hóa liên quan, quy mô thị trường, thị hiếu - Các yếu tố thay đổi đường cung: giá đầu vào, thay đổi công nghệ, số lượng nhà cung cấp, chính sách nhà nước
  81. Ba bước phân tích những thay đổi trạng thái cân bằng uXác định xem sự kiện xảy ra làm dịch chuyển đường cung hay đường cầu (hay cả hai). uXác định xem chúng tăng hay giảm, dịch sang trái hay sang phải. uXác định xem sự dịch chuyển ảnh hưởng như thế nào đến giá và lượng cân bằng.
  82. Tăng cầu ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng Giá kem 1. Thời tiết nóng làm 2. tăng cầu về kem Cung $2.50 Cân bằng mới 2.00 2. làm cho Cân bằng ban đầu giá cao hơn D2 D1 0 7 10 Lượng kem 3. và lượng bán cao hơn
  83. Giảm cung ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng Giá kem Một nhà máy kem lớn bị đánh bom làm giảm cung S2 về kem S1 Cân bằng mới $2.50 2.00 Cân bằng ban đầu 2. làm cho giá cao hơn Cầu 0 1 2 3 4 7 8 9 10 11 12 13 Lượng kem 3. và lượng bán thấp hơn.
  84. Ba dạng thay đổi của đường cung hoặc đường cầu uThay đổi 1 lượng nhất định (hằng số): đường cầu/cung dịch chuyển song song, hệ số góc không đổi uThay đổi 1 tỉ lệ nhất định (tỉ lệ phần trăm): đường cầu/cung xoay, hệ số góc thay đổi uThay đổi 1 hàm cầu/cung khác: đường cầu/cung thay đổi bất định không giống đường ban đầu, hệ số góc thay đổi và tung/hoành độ góc thường thay đổi
  85. VÍ DỤ VỀ HÌNH THỨC THAY ĐỔI 1 LƯỢNG NHẤT ĐỊNH (TĂNG) Vd: Thời tiết nóng làm tăng cầu về kem một Giá kem lượng khoảng a nghìn cây 1. Thời tiết nóng làm 2. tăng cầu về kem Cung $2.50 Cân bằng mới 2.00 2. làm cho Cân bằng ban đầu giá cao hơn D2 D1 0 7 10 Lượng kem 3. và lượng bán cao hơn
  86. VÍ DỤ VỀ HÌNH THỨC LƯỢNG THAY ĐỔI 1 TỈ LỆ NHẤT ĐỊNH (GiẢM) Giá thịt gà Vd: Thu nhập giảm làm giảm lượng cầu về thịt gà khoảng 30% Cung 2.00 2. làm cho Cân bằng mớiCân bằng ban đầu giá giảm Thu nhập giảm làm giảm cầu về gà D1 D2 0 7 Lượng thịt gà 3. và lượng bán giảm
  87. VÍ DỤ VỀ HÌNH THỨC LƯỢNG THAY ĐỔI BẤT ĐỊNH (GiẢM) Vd: Một doanh nghiệp SX có hàm cung Giá kem Q=f(P) rút khỏi thị trường s2 Cung S1 2. làm cho giá tăng Cân bằng mới 2.00 Cân bằng ban đầu Thu nhập giảm làm giảm cầu về kem D1 0 7 Lượng kem 3. và lượng bán giảm
  88. Điều gì xảy ra với giá và lượng khi đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển? Cung không Tăng cung Giảm cung đổi Cầu không đổi P không đổi P giảm P tăng Q không đổi Q tăng Q giảm Tăng cầu P tăng P tăng/giảm P tăng Q tăng Q tăng Q tăng/giảm Giảm cầu P giảm P giảm P tăng/giảm Q giảm Q tăng/giảm Q giảm Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  89. Bài tập số 8 Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau: Yêu cầu: =>P=-1/4q+33 = P’=-1/8Q+16,5 1. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) 2. Xác định hệ số co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng 3. Giả sử thu nhập NTD tăng làm lượng cầu tăng 12 đơn vị sl ở mọi mức giá, xác định điểm cân bằng mới 4. Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), giả sử một nhà cung cấp có hàm cung Q=4P-8 rút khỏi thị trường, xác định điểm cân bằng mới (Mô tả các trườngBiên soạn: Trầnhợp Minh trên Trí - 2011bằng đồ thị)
  90. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất Thặng dư tiêu dùng (CS): là phần chênh lệch giữa mức giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả và mức giá họ thực trả CS = số tiền NTD sẵn sàng trả cho 1 loại HH - số tiền họ thực sự trả Trong đồ thị, CS là phần diện tích trên đường giá và dưới đường cầu Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  91. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất Thặng dư sản xuất (PS): là phần chênh lệch giữa mức giá mà người sản xuất thực nhận và mức giá mà họ sẳn lòng bán PS = số tiền NSX nhận được - chi phí sản xuất Trong đồ thị, PS là phần diện tích trên đường cung và dưới đường giá Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  92. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất Đồ thị mô tả CS và PS P CS Đường cầu Đường cung PE PS QE Q Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  93. Thặng dư chính phủ và tổng thặng dư xã hội Thặng dư chính phủ (GS): là phần thuế thu được của chính phủ khi đánh thuế Tổng thặng dư xã hội (TS): là tổng thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và cả thặng dư chính phủ (nếu có) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  94. Tổn thất xã hội Tổn thất xã hội (tổn thất vô ích): là phần mất đi của tổng thặng dư xã hội sau khi chính phủ đánh thuế hay dùng các chính sách can thiệp khác như giá trần, giá sàn Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  95. Bài tập số 9 Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau: Yêu cầu: 1. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) 2. Xác định thặng dư sản xuất 3. Xác định thặng sư tiêu dùng 4. Xác định thặng dư xã hội Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  96. Tác động của sự can thiệp của nhà nước Lý do nhà nước can thiệp: - Điều tiết nền kinh tế - Bảo vệ lợi ích người sản xuất - Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng - Thu thuế để tạo ngân sách Các chính sách điều tiết của chính phủ gồm: - Ấn định giá trần/giá sàn - Đánh thuế/trợ cấp
  97. Tác động của chính sách giá trần Định nghĩa “Giá trần”: Là mức giá hợp pháp tối đa mà một hàng hóa có thể được bán. Các đặc điểm liên quan “giá trần”: - Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng - Giá trần thường thấp hơn giá cân bằng - Nhà nước phải có thêm biện pháp tăng cung hoặc bù lỗ cho nhà sản xuất (chủ xe buýt) nếu muốn giữ cầu khi áp giá trần Tác động của chính sách “giá trần”: - Gây ra tình trạng khan hiếm/thiếu hụt hàng hoá - Làm tăng thặng dư tiêu dùng (CS) và làm giảm thặng dư sản xuất (PS)=> Bảo vệ NDT - Gây ra một tổn thất vô ích khá lớn
  98. Giải thích “Giá trần thường thấp hơn giá thị trường” – vẫn có trường hợp cao hơn giá thị trường Giá xăng 1. Ban đầu, Đường cung giá trần là không ràng buộc $4 Giá trần P1 Đường cầu 0 Lượng xăng Q1
  99. Giải thích “Giá trần thường thấp hơn giá thị trường” – vẫn có trường hợp cao hơn giá thị trường Giá xăng S2 2. nhưng khi cung giảm S1 P2 Giá trần P1 3. giá trần trở thành ràng 4. dẫn đến buộc thiếu hụt. Đường cầu 0 Lượng xăng Q1
  100. Giá trần và tình trạng thiếu hụt Giá Xe buýt Đường cung Giá cân bằng 3 2 Giá trần Thiếu hụt Đường cầu 0 75 125 Lượng xe buýt Lượng cung Lượng cầu
  101. Ví dụ về tác động gây thiếu hụt của giá trần: Chính sách kiểm soát tiền thuê nhà uKiểm soát tiền thuê nhà là áp đặt giá trần đối với tiền thuê mà các chủ nhà có thể thu từ người thuê nhà. uMục tiêu của chính sách kiểm soát tiền thuê nhà là giúp người nghèo thông qua việc làm cho nhà ở trở nên rẻ hơn. uMột nhà kinh tế đã gọi chính sách kiểm soát tiền thuê nhà là “cách tôt nhất để phá hủy một thành phố, còn hơn là ném bom.”
  102. Kiểm soát tiền thuê nhà trong ngắn hạn Giá thuê nhà Cung và cầu về Đường cung nhà ở tương đối không co giãn Tiền thuê bị kiểm soát Thiếu hụt Đường cầu 0 Số lượng nhà
  103. Kiểm soát tiền thuê nhà trong dài hạn Giá thuê Vì cung và cầu về nhà nhà ở co giãn hơn Đường cung kiểm soát Tiền thuê bị kiểm soát tiền thuê nhà gây ra thiếu hụt lớn. Thiếu hụt Đường cầu 0 Số lượng nhà
  104. Giá trần là thay đổi CS, PS và gây tổn thất xã hội Giá Xe buýt Tổn thất vô ích = c+d Đường cung a Giá cân bằng CSo b c 3 e d PSo Giá trần 2 f Thiếu hụt Đường cầu 0 50 125 Lượng xe buýt Lượng cung Lượng cầu
  105. Giá trần và sự thay đổi thặng dư nhà sản xuất Giá trần làm giảm thặng dư sản xuất: PS trước khi có giá trần: = d+e+f PS sau khi có giá trần: = f Thay đổi thặng dư nhà sản xuất: = (-d)+(-e) Trong đó: - Phần d mất đi do nhà sản xuất bán ít hàng hóa hơn. - Phần e mất đi do nhà sản xuất bán với mức giá thấp hơn giá cân bằng. Phần này được chuyển qua cho người tiêu dùng, vì người tiêu dùng mua giá rẻ hơn. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  106. Giá trần và sự thay đổi thặng dư tiêu dùng Giá trần làm thay đổi (tăng/giảm) thặng dư tiêu dùng: CS trước khi có giá trần: = a+b+c CS sau khi có giá trần: = a+b+e Thay đổi thặng dư tiêu dùng: = (-c)+(+e) Trong đó: - Phần c mất đi do người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn. - Phần e nhận được do người tiêu dùng mua với mức giá thất hơn giá cân bằng. Phần này nhận được từ nhà sản xuất, vì nhà SX bị buộc bán với mức giá nhỏ hơn Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  107. Giá trần và thặng dư xã hội TDXH trước khi có giá trần: = a+b+c+d+e+f TDXH sau khi có giá trần: = a+b+e+f Thay đổi thặng dư xã hội: = (-c)+(-d) Phần mất đi này được gọi là “tổn thất vô ích” Trong đó: - Phần c mất đi do thặng dư tiêu dùng giảm vì người tiêu dùng tiêu thụ ít hàng hóa - Phần d mất đi do thặng dư sản xuất giảm do nhà sản xuất bán được ít hàng hóa Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  108. Bài tập số 10 Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau: Yêu cầu: 1. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) 2. Giả sử chính phủ định ra mức giá trần bằng 10 (đv giá), hãy xác định lượng thiếu hụt 3. Chính sách giá trần làm thay đổi PS và CS như thế nào? 4. Chính sách này gây ra tổn thất vô ích bao nhiêu? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  109. Tác động của chính sách giá sàn Định nghĩa “Giá sàn”: Là mức giá hợp pháp tối thiểu mà một hàng hóa có thể được bán. Các đặc điểm liên quan “giá sàn”: - Bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất/người cung cấp - Giá sàn thường cao hơn giá cân bằng - Nhà nước phải có thêm biện pháp tăng cầu hoặc bù lỗ cho người tiêu thụ/sử dụng (doanh nghiệp thu mua nông sản/người sử dụng lao động) nếu muốn giữ cung khi áp giá sàn Tác động của chính sách “giá sàn”: - Gây ra tình trạng dư thừa hàng hoá - Làm tăng thặng dư sản xuất (PS) và làm giảm thặng dư tiêu dùng (CS) => Bảo vệ NSX - Gây ra một tổn thất vô ích rất lớn
  110. Giá sàn và tình trạng dư thừa Giá lúa Đường cung Dư thừa 4 Giá sàn 3 Giá cân bằng Đường cầu 0 100 Lượng lúa Lượng cân bằng
  111. Giá sàn là thay đổi PS, CS và gây tổn thất xã hội ổ ấ Giá T n th t vô ích = c+d+ . Xe buýt g (do hàng thừa phải bỏ) Dư thừa Đường cung a Giá sàn Giá 4,5 cân bằng CSo b c 3 e d PSo f g Đường cầu 0 50 150 Lượng xe buýt Lượng cung Lượng cầu
  112. Giá sàn và sự thay đổi thặng dư người tiêu dùng Giá sàn làm giảm thặng dư tiêu dùng: CS trước khi có giá sàn: = a+b+c CS sau khi có giá sàn: = a Thay đổi thặng dư người tiêu dùng: = (-b)+(-c) Trong đó: - Phần c mất đi do người tiêu dùng mua ít hàng hóa hơn. - Phần b mất đi do người tiêu dùng mua với mức giá cao hơn giá cân bằng. Phần này được chuyển qua cho nhà sản xuất, vì nhà sản xuất bán được với giá cao hơn. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  113. Giá sàn và sự thay đổi thặng dư sản xuất Giá sàn làm thay đổi (tăng/giảm) thặng dư sản xuất: PS trước khi có giá sàn: = d+e+f PS sau khi có giá sàn: = b+e+f Thay đổi thặng dư nhà sản xuất: = (-d)+(+b) Trong đó: - Phần d mất đi do nhà sản xuất bán được ít hàng hóa hơn. - Phần b nhận được do sản xuất bán với mức giá cao hơn giá cân bằng. Phần này nhận được từ người tiêu dùng (thu mua/sử dụng), vì người tiêu dùng bị buộc mua với mức giá cao hơn. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  114. Giá sàn và thặng dư xã hội TDXH trước khi có giá sàn: = a+b+c+d+e+f TDXH sau khi có giá sàn: = a+b+e+f+(-g) Thay đổi thặng dư xã hội: = (-c)+(-d)+(-g) Phần mất đi này được gọi là “tổn thất vô ích” Trong đó: - Phần c mất đi do thặng dư tiêu dùng giảm vì người tiêu dùng tiêu thụ ít hàng hóa - Phần d mất đi do thặng dư sản xuất giảm do nhà sản xuất bán được ít hàng hóa - Phần g mất đi do sản phẩm thừa có khả năng bị hỏng, phải bỏ (đã sản xuất nhưng không tiêu thụ được) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  115. Bài tập số 11 Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau: (Đơn vị tính của lượng là 1000 tấn, đvt của giá là 1000đ/kg) Yêu cầu: 1. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) 2. Giả sử chính phủ định ra mức giá sàn bằng 15 (đv giá), hãy xác định lượng dư thừa 3. Nếu chính phủ muốn mua lại lượng thừa, số tiền cần chi là bao nhiêu? 4. Chính sách giá sàn làm thay đổi PS,CS như thế nào? 5. Chính sách giá sàn gây ra tổn thất bao nhiêu, trong trường hợp chính phủ không mua hàng thừa và hàng đó phải bỏ do hư hỏng 6. Nếu muốn giữ sản lượng mục tiêu ở mức 76, chính phủ định giá sàn hoặc giá trần là bao nhiêu? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  116. Tác động của chính sách thuế “Thuế”: Là khoảng tiền mà chính phủ thu đối với các thành phần kinh tế để tạo ngân sách nhằm sử dụng vào các dự án công. Ngoài ra, chính sách thuế cũng dùng để điểu tiết thị trường Các đặc điểm liên quan “thuế”: - Thuế có thể được đánh trên người sản xuất và cả người tiêu dùng (người thu mua/người sử dụng lđ) - Thuế đối với doanh nghiệp có thể được đánh theo 2 dạng: thuế khoán và thuế trên sản phẩm - Thông thường, cả người người mua và người bán cùng chịu thuế dù thuế được đánh trên bất kỳ đối tượng nào Tác động của chính sách thuế: - Làm thay đổi đường cung hoặc đường cầu - Làm giảm lượng hàng hóa trên thị trường, tạo ra 2 mức giá gồm giá NSX nhận và giá NTD trả - Chính phủ thu được tiền thuế, từ PS và CS - Gây ra một khoảng tổn thất vô ích
  117. Thuế (đánh vào nhà SX) và tổn thất xã hội PT: P’=P+t Giá Đường cung Xe buýt sau thuế Đường cung Giá a người TD trả CSo Giá cân bằng b c 3 Tổn thất vô ích = c+d e d Giá nhà PSo SX nhận f Lượng giảm Đường cầu 0 50 Lượng xe buýt Lượng cung
  118. Thuế (đánh vào người TD) và tổn thất xã hội Giá Xe buýt Đường cung Giá a người TD trả CSo Giá cân bằng b c 3 Tổn thất vô ích = c+d e d PSo Giá nhà SX nhận f Lượng giảm Đường cầu Đường cầu 0 50 Sau thuế Lượng xe buýt Lượng cung PT: P’=P-t
  119. Thuế và sự thay đổi thặng dư người tiêu dùng Chính sách thuế làm giảm thặng dư tiêu dùng: CS trước khi có thuế: = a+b+c CS sau khi có thuế: = a Thay đổi thặng dư người tiêu dùng: = (-b)+(-c) Trong đó: - Phần c mất đi do người tiêu dùng mua ít hàng hóa hơn. - Phần b mất đi do người tiêu dùng mua với mức giá cao hơn giá cân bằng (vì chịu thuế). Phần này được chuyển qua cho thặng dư nhà nước, đây là phần chịu thuế của người tiêu dùng Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  120. Thuế và sự thay đổi thặng dư sản xuất Chính sách thuế giảm thặng dư sản xuất: PS trước khi có thuế: = d+e+f PS sau khi có thuế: = f Thay đổi thặng dư nhà sản xuất: = (-d)+(-e) Trong đó: - Phần d mất đi do nhà sản xuất bán được ít hàng hóa hơn. - Phần e mất đi do sản xuất nhận được tiền ít hơn từ việc bán sản phầm, do chịu thuế. Phần này nhận được chuyển qua cho thặng dư nhà nước, đây là phần chịu thuế của nhà sản xuất. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  121. Thuế và thặng dư xã hội TDXH trước khi có thuế: = a+b+c+d+e+f TDXH sau khi có thuế: = a (CS) + be (T) + f (PS) Thay đổi thặng dư xã hội: = (-c)+(-d) Phần mất đi này được gọi là “tổn thất vô ích” Trong đó: - Phần c mất đi do thặng dư tiêu dùng giảm vì người tiêu dùng tiêu thụ ít hàng hóa - Phần d mất đi do thặng dư sản xuất giảm do nhà sản xuất bán được ít hàng hóa Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  122. Ai cũng chịu thuế. Vậy ai chịu thuế nhiều hơn? Phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu theo giá: - Cầu co giãn càng nhiều thì người tiêu dùng chịu thuế càng ít và ngược lại - Cung co giãn càng nhiều thì nhà sản xuất chịu thuế càng ít và ngược lại
  123. Bài tập số 12 Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau: Yêu cầu: 1. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) 2. Giả sử chính phủ đánh thuế 3 (đv giá) vào nhà sản xuất, xác định điểm cân bằng mới 3. Chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế? 6. Ai là người chịu thuế nhiều hơn, cụ thể là bao nhiêu? 4. Chính sách thuế làm thay đổi PS,CS như thế nào? 5. Chính sách thuế gây ra tổn thất bao nhiêu? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  124. Bài tập số 13 Cho hàm cầu và cung của một nông sản A như sau: Q(s) = 10P-15; Q(d) = -5P+105 (đơn vị tính của giá là 000đ/kg, đơn vị tính của sản lượng là nghìn tấn) Yêu cầu: 1. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá) 2. Giả sử chính phủ đánh thuế 3 (đv giá) vào người thu mua (NTD), xác định điểm cân bằng mới 3. Chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế? 4. Ai là người chịu thuế nhiều hơn, cụ thể là bao nhiêu? 5. CS, PS sau khi có thuế là bao nhiêu 6. Chính sách thuế làm thay đổi PS,CS như thế nào? 7. Chính sách thuế gây ra tổn thất bao nhiêu? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011