Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học và chuyên ngành kinh tế học vi mô - Trần Minh Trí

ppt 40 trang phuongnguyen 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học và chuyên ngành kinh tế học vi mô - Trần Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_1_tong_quan_ve_kinh_te_hoc_va.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học và chuyên ngành kinh tế học vi mô - Trần Minh Trí

  1. Chương I Tổng quan về kinh tế học và chuyên ngành kinh tế học vi mô Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  2. Nội dung của chương Gồm các nội dung sau: • Sự ra đời và các bước phát triển của kinh tế học • Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học • Lý thuyết lựa chọn kinh tế • Sự khác biệt giữa kinh tế vi mô và các chuyên ngành kinh tế khác Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  3. Sự ra đời và các bước phát triển của kinh tế học Khi tế học đã ra đời và trải qua các trường phái lý thuyết chính dưới đây: • Adam Smith và sự ra đời của kinh tế học • Trường phái kinh tế cổ điển • Trường phái kinh tế tân cổ điển • Lý thuyết của K. H. Marx về kinh tế • J.M. Keynes (1883-1946) và trường phái Keynes về kinh tế học • Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại (P.A. Samualson -1948) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  4. Adam Smith –cha đẻ của Kinh tế học (1723-1790) • Là người đầu tiên tách kinh tế ra khỏi chính trị và các ngành liên quan khác, dù trước đó những ý tưởng về kinh tế đã có (Turgot-triết gia) • Tác phẩm để đời: “An Inquiry to the Nature and Causes of the Wealth of Nations”, hay được viết tắt “The Wealth of Nations”, 1776 • Giá trị luận điển chính trong tác phẩm: - Phân công lao động (4800/20 chiếc đinh ghim) - Bàn tay vô hình Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  5. Trường phái kinh tế cổ điển (David Ricardo 1772-1823) • Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất • Ba yếu tố chính của tăng trưởng kinh tế gồm: đất đai, lao động và vốn • Đất đai là yếu tố quan trọng nhất vì: đất đai -> chi phí XS -> lợi nhuận -> tích luỹ -> đầu tư -> tăng trưởng • Xã hội chia làm 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân. Trong đó, tư bản chủ động trong phân phối thu nhập. ĐỊa chủ-địa tô, tư bản-lợi nhuận, lao động-tiền công. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  6. Trường phái kinh tế cổ điển (David Ricardo 1772-1823) tt • Tư bản tích lũy -> phát triển -> tiền công tăng (cạnh tranh) • Không cần chính sách vì “bàn tay vô hình” của thị trường tạo nên sự cân đối về lao động và tiền công • Sự tồn tại của nhà nước hạn chế khả năng phát triển vì gánh nặng của những “lao động không sinh lời”, chia sẽ sản lượng xã hội do “lao động sinh lời” tạo ra. • Thuyết lợi thế so sánh: tuyệt đối và tương đối (nghiên cứu sâu trong kinh tế quốc tế) • Đường đồng lượng hình chữ L, ngụ ý “muốn tăng sản lượng, phải tăng đồng thời các yếu tố sản xuất” Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  7. Trường phái kinh tế tân cổ điển (1900s - Marshall) Luận điểm chính - Vẫn ủng hộ quan điểm “bàn tay vô hình” - Kỹ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển, ngoài vốn, đất đai và lao động - Có nhiều cách thức kết hợp khác nhau giữa các yếu tố - Tính cận biên –> đường đẳng lượng là đường cong, hàm sản xuất Cobb –Douglas. - Đường đồng lượng là đường cong (do tác động của yếu tố công nghệ) Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  8. K.H. Marx (1818-1883) Luận điểm chính - Bàn luận về các khái niệm: Giá trị thặng dư, Giai cấp vô sản, Bốc lột lao động - Cho rằng hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, dù ông công nhận vai trong của tầng lớp tư bản - Thành lập nên hệ thống chủ nghĩa xã hội, cho rằng nên kinh tế sẽ không khủng hoảng khi người vô sản nắm giữ tư liệu SX Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  9. J.M. Keynes (1883-1946) và trường phái Keynes về kinh tế học Luận điểm chính - Thị trường tự do không tự động vào thế cân bằng, luôn tồn tại tỉ lệ thất nghiệp ->Cân bằng kinh tế đạt được ở dưới mức sản lượng tiềm năng - Tổng cầu, gồm cầu tiêu dùng và cầu đầu tư, quyết định sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Đưa ra khái niệm tổng cầu hữu hiệu. - Nhà nước phải can thiệp để khác phục mất cân đối qua việc nâng cao cầu hữu hiệu nhằm tăng tỉ lệ sử dụng lao động, bằng chính sách tài chính, tiền tệ Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  10. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại (P.A. Samualson -1948) - Bối cảnh: Sự can thiệt quá nhiều của nhà nước làm hạn chế mức độ tự điều chỉnh của thị trường -> trường phái mới ra đời Trường phái này ủng hộ việc xây dựng nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế và nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  11. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại (P.A. Samualson -1948) Luận điểm chính: - Quan niệm về cân bằng kinh tế và các yếu tố tác động đến tổng cầu giống mô hình Keynes - Thống nhất với kiểu phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của Cobb-Douglas Y = f(K,L,R,T) và g=t+a*k+b*l+c*r - Thống nhất với Harrod-Domar về vai trò của vốn đối với tăng trưởng - Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động kinh tế, và chính phủ có vai trò can thiệt để giải quyết khuyết tật thị trường và vấn đề xã hội - Bốn chức năng cơ bản của nhà nước: thiết lập khuôn khổ pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bổ tài nguyên để sử dụng hiệu quả, và thiết lập các chương trình tác động đến phân phối thu nhập Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  12. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu • Các yếu tố nào cấu thành Nền Kinh tế? • Đối tượng của Kinh tế học vi mô • Nội dung của Kinh tế học vi mô • Phương pháp nghiên cứu KT học Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  13. Các yếu tố nào cấu thành Nền Kinh tế? Doanh thu Thị trường Chi tiêu Hàng hóa Hàng hóa & và Dịch vụ Hàng hóa & dịch vụ được dịch vụ được bán mua Thuế Thuế Doanh nghiệp Chính phủ Hộ gia đình Trợ cấp Trợ cấp Đầu vào Lao động, đất cho sản xuất Thị trường đai, vốn các yếu tố Lương, tiền sản xuất Thu nhập thuê, Chi phí Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  14. Đối tượng của Kinh tế học vi mô • Tính quy luật và xu thế vận động tất yếu của các hoạt động KT Vi Mô, Chẳng hạn: giá tăng thì lượng cầu giảm, giá sản phẩm thay thế tăng-> lượng cầu 1 hàng hóa tăng , sử dụng càng nhiều, hữu dụng biên càng thấp • Những khuyết tật của thị trường và vai trò điều tiết của chính phủ Cụ thể: vai trò và tác động của các chính sách giá sàn/giá trần, thuế/trợ cấp Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  15. Nội dung của Kinh tế học vi mô • Xem trong đề cương và các mục lục chương trong sách Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  16. Phương pháp nghiên cứu KT học • Phương pháp mô hình hoá Từ những hiện tượng được khảo sát, các nhà kinh tế dùng pp này để xây dựng các phương trình tương quan giữa các đại lượng kinh tế (chẳng hạn giữa lượng và giá, lượng cầu và thu nhập ) • Phương pháp so sánh tĩnh Khi khảo sát mối quan hệ giữa hai yếu tố, các nhà kinh tế học giả định mối quan hệ đó trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  17. II. Lý thuyết lựa chọn kinh tế 1. Ai lựa chọn? 2. Tại sao lựa chọn? 3. Tại sao có thể lựa chọn? 4. Mục tiêu của sự lựa chọn là gì? 5. Bản chất của sự lựa chọn là gì? 6. Phương pháp nào được sử dụng trong lựa chọn kinh tế? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  18. Ai lựa chọn? Người Người tiêu dùng sản xuất Các thành viên kinh tế Chính phủ Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  19. Người tiêu dùng lựa chọn gì? Nhà Xe hơi Người Mua sắm Gởi tiền ngân hàng Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  20. Người tiêu dùng lựa chọn gì? Tôm Cá Người đi chợ Thịt Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  21. Người tiêu dùng lựa chọn gì? Xem phim Đi mua sách ở rạp Sinh viên chi cuối tuần Uống Cà phê Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  22. Ai lựa chọn? Người Người tiêu dùng sản xuất Các thành viên kinh tế Chính phủ Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  23. Người sản xuất lựa chọn gì? Bàn Hãng SX Ghế Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  24. Người sản xuất lựa chọn gì? Nông dân Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  25. Ai lựa chọn? Người Người tiêu dùng sản xuất Các thành viên kinh tế Chính phủ Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  26. Chính phủ lựa chọn gì? Mua SX gạo Vũ khí Chính phủ Xây dựng trường học Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  27. Tại sao lựa chọn? - Sự khan hiếm, giới hạn của nguồn lực (tiền-người tiêu dùng, đầu vào sản xuất-hãng XS, ngân sách-chính phủ) - Chọn để không phải chịu “chi phí cơ hội” quá lớn. Chi phí cơ hội là gì? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  28. Tại sao lựa chọn? Khái niệm “Chi phí cơ hội” Là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra lựa chọn kinh tế. Ví dụ: gởi tiền -NH mua vàng. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu kinh tế, tránh việc “lời giả lỗ thật”. Ví dụ: ? Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  29. Tại sao có thể lựa chọn? - Một nguồn lực có thể sử dụng vào nhiều mục đích - Một hàng hoá có thể được sản xuất bằng nhiều loại đầu vào khác nhau và bằng nhiều công nghệ khác nhau Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  30. Chọn để làm gì? – Mục tiêu Người tiêu dùng: tối đa hoá sự thoả mãn Tối đa hoá Người sản xuất: tối đa lợi ích hoá lợi nhuận Chính phủ: tối đa hoá phúc lợi công cộng Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  31. Bản chất của lựa chọn kinh tế? Nhu Ba vấn đề chính của KH học: Nguồn lực •Sản xuất cái gì? Cầu giới hạn •Sản xuất như thế nào? •Sản xuất cho ai? Vô Hạn Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  32. Phương pháp nào được sử dụng trong lựa chọn kinh tế? - Giới hạn khả năng sản xuất Mô hình Lựa -Giới hạn chọn thu nhập Bài toán hiệu quả -Giới hạn tối ưu ngân sách Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  33. Các quy luật kinh tế 1. Quy luật khan hiếm 2. Quy luật lợi suất giảm dần 3. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  34. Quy luật khan hiếm Tất cả các nguồn lực đều chịu tác động của quy luật khan hiếm, có giới hạn Chẳng hạn: Tài nguyên sản xuất: nhân lực, trình độ, nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu, vốn Nguồn lực chi tiêu: ngân sách, tiền => Dựa vào giới hạn của nguồn lực tài nguyên dành cho SX quyết định: SX cái gì? SX như thế nào? SX cho ai? sao cho thỏa mãn nhu cầu thị trường và đạt lợi nhuận cao nhất. Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  35. Quy luật lợi suất giảm dần Lợi suất tăng thêm có xu hướng giảm dần khi tăng thêm từng yếu tố đầu vào trong SX. VD: Lao động trong SX lúa, lao động trong ngành may mặc => Lựa chọn đầu tư cho yếu tố đầu vào hợp lý để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  36. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần Chi phí cơ hội ngày càng tăng khi tiếp tục một sự lựa chọn kinh tế => Thường xuyên tối ưu hoá sự lựa chọn Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  37. Khả năng sản xuất có thể thay thế nhau của 1 nền kinh tế sản xuất 2 sản phẩm Khả Sản lượng xe Sản lượng xe năng đạp máy (vạn chiếc) (vạn chiếc) A 40 0 B 35 4 C 30 6 D 20 8 E Biên soạn:0 Trần Minh Trí - 2011 10
  38. Đường giới hạn khả năng Chi phí cơ hội cho việc tiếp sản xuất tục chọn SX 1 loại hàng hóa càng lớn A 40 B F - Đoạn AB: sx 4 vạn xe 35 máy chỉ mất cơ hội sx C 5 vạn xe đạp 30 D - Đoạn CE: sx 4 vạn xe 20 G máy mất cơ hội sx 20 vạn xe đạp 10 E 2 4 6 8 10 Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  39. Sự khác biệt giữa kinh tế học Vi mô và kinh tế học Vĩ Mô? KT Vi mô KT Vĩ mô • Hành vi từng • Tổng thể nền kinh tế thành viên (tế bào) kinh tế •Tăng trưởng, GDP, • Cung - cầu, lợi lạm phát, thất nghiệp nhuận – chi phí, lượng – giá •Ví dụ: Tỉ lệ lạm phát ở •Ví dụ: Giá lúa hiện Việt Nam năm 2008 là nay giảm còn 20% 3000đ/kg Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011
  40. Sự khác biệt giữa các chuyên ngành kinh tế • Kinh tế vi mô Nghiên cứu cách ứng xử của từng thành phần kinh tế • Kinh tế vĩ mô Nghiên cứu cách vận hành toàn bộ nền kinh tế • Kinh tế chính trị Nghiên cứu con đường làm kinh tế đi theo mục tiêu chích trị như thế nào • Kinh tế phát triển Nghiên cứu con đường phát triển cho các quốc gia đang phát triển • Kinh tế ngoại thương Nghiên cứu việc giao thương giữa các quốc gia với nhau Kinh tế lượng là chuyên ngành kinh tế? Chỉ là công cụ hỗ trợ trong nghiên cứu kinh tế Biên soạn: Trần Minh Trí - 2011