Bài giảng Kinh tế quốc tế ( International Economics)

pdf 370 trang phuongnguyen 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế quốc tế ( International Economics)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_quoc_te_international_economics.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quốc tế ( International Economics)

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1)Khái niệm môn học Kinh tế Quốc tế (International Economics): Khái niệm: Kinh tế quốc tế là môn khoa học nghiên cứu vấn đề phân phối và sử dụng tài nguyên giữa các quốc gia thông qua mậu dịch nhằm đạt tới sự cân đối cung cầu về hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ trong phạm vi mỗi quốc gia và tổng thể nền kinh tế toàn cầu.
  2. Nói theo cách khác: Kinh tế quốc tế nghiên cứu qui luật những quan hệ kinh tế và tác động kinh tế qua lại giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế và các khu vực kinh tế trên thế giới. 2) Ý nghĩa nghiên cứu Kinh tế quốc tế: Vai trò quan trọng của quan hệ kinh tế quốc tế (với quốc gia, doanh nghiệp) Tác động kinh tế qua lại mạnh mẽ giữa các quốc gia Tác động qua lại mạnh mẽ giữa những mối quan hệ kinh tế quốc tế
  3. Vai trò quan trọng của quan hệ kinh tế quốc tế: .Ngoại thương: .Thương mại dịch vụ quốc tế: .Quan hệ tài chính-tiền tệ quốc tế .Di chuyển vốn quốc tế .Di chuyển lao động quốc tế .Chuyển giao công nghệ quốc tế: . .
  4. 3) Chương trình môn học: Phần I: Lý thuyết về mậu dịch quốc tế . Chương 1: Lý thuyết cổ điển . Chương 2: Lý thuyết hiện đại Phần II: Chính sách thương mại: . Chương 3: Lý thuyết về thuế quan . Chương 4: Các công cụ phi thuế quan Phần III: Liên kết kinh tế quốc tế . Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và Lý thuyết về liên hiệp thuế quan . Chương 6: Di chuyển quốc tế các nguồn lực sản xuất
  5. Phần IV: Tài chính quốc tế . Chương 7: Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái . Chương 8: Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái . Chương 9: Cán cân thanh toán quốc tế . Chương 10: Chính sách ngoại hối
  6. Giáo trình . Kinh tế quốc tế, TS. Hoàng Vĩnh Long (Trường đại học Kinh tế-Luật - ĐHQG HCM) . Kinh tế quốc tế, GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh (ĐH Kinh tế TPHCM) . Kinh tế quốc tế, PGS.TS. Đỗ Đức Bình; TS. Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) . Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách, Paul Krugman; Maurice Obstfend . Hỏi đáp về WTO
  7. Các trang Web: ●Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn ●Bộ công thương: www.mot.gov.vn ●UBQGvề HTKTQT: www.nciec.gov.vn ●Bộ KH&ĐT: www.mpi.gov.vn ●Cục xúc tiến thương mại: www.vietrade.gov.vn ●Dự án hỗ trợ TM đa biên: www.mutrap.org.vn ●www.wto.nciec.gov.vn; trungtamwto.vn; wto.nciec.gov.vn; chongbanphagia.vn; vcci.com.vn; www.baocongthuong.com.vn; ● ●Trang web của các tổ chức: UN, UNCTAD, WTO, IMF, WB, ADB,
  8. Đánh giá môn học .Giữa kì: Trắc nghiệm (20%), không SDTL .Cuối kì: Trắc nghiệm: (50%), không SDTL .Điểm quá trình (dự lớp, phát biểu, thảo luận, bài tập nhóm, thuyết trình ): 30% -Thảo luận, phát biểu: 30% điểm quá trình -Bài tập nhóm: 40% -Tiểu luận, Thuyết trình: 30% .Sinh viên: -vắng 1 buổi: trừ 25% điểm quá trình; vắng 2 buổi: trừ 50%; vắng 3 buổi: trừ 75%. -Sinh viên vắng từ 4 buổi trở lên: cấm thi
  9. Hướng dẫn điểm quá trình Chấm theo nhóm (10-16 nhóm) Thảo luận, phát biểu trên lớp: .Các nhóm thảo luận các câu hỏi và phát biểu ngay trong giờ giảng. (chuẩn bị trước theo danh sách câu hỏi). Gọi nhóm bất kì. Bài tập nhóm: .Các nhóm làm các bài tập, kiểm tra thường xuyên vào tuần kế tiếp. Bài tập đã làm giữ lại tới cuối kì. Câu khó chữa tính điểm phát biểu Tiểu luận, Thuyết trình: .Chuẩn bị và thuyết trình (có kiểm tra trước) .Phát biểu khi thuyết trình tính điểm phát biểu
  10. Câu hỏi tiểu luận, thuyết trình 1)Lợi thế so sánh dưới góc độ tiền tệ 2)Sự khác biệt giữa thuế quan tương đương và hạn ngạch nhập khẩu 3)Phân tích tác động của hạn chế xuất khẩu tự nguyện 4)Phân tích tác động của hạn ngạch xuất khẩu (trường hợp quốc gia nhỏ) 5)Xuất khẩu gạo và Quản lí xuất khẩu gạo của Việt Nam 6)Phân tích tác động của Hạn ngạch thuế quan (trường hợp quốc gia nhỏ) 7)Phân tích tác động của Trợ cấp trong nước (trường hợp quốc gia nhỏ)
  11. 8)Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch từ góc độ kinh tế chính trị 9)Tìm hiểu về tổ chức thương mại thế giới (WTO): Lịch sử ngắn gọn, giới thiệu sơ lược các hiệp định; các nguyên tắc hoạt động 10)Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 11)Liên minh Châu Âu EU: Lịch sử hình thành và phát triển 12)Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA 13)Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian gần đây
  12. Hướng dẫn thuyết trình Chấm theo nhóm: chuẩn bị, thuyết trình và phát biểu. 10 vấn đề đầu tiên 1-10 bắt buộc  3 câu hỏi sau tự nguyện Trước hết chọn các câu hỏi từ 1-10 Các nhóm còn lại sẽ chọn lại các câu hỏi từ 2-7. Các câu hỏi có 2 nhóm chuẩn bị sẽ chọn nhóm chuẩn bị tốt hơn thuyết trình. Nhóm còn lại ưu tiên phát biểu tính điểm Mỗi vấn đề sẽ thuyết trình vào buổi học kế tiếp sau đó. Sinh viên ngồi theo nhóm trong giờ giảng để thuận tiện thảo luận, phát biểu.
  13. Tỷ trọng Xuất khẩu/GDP thế giới (%) 1980 1990 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Thế 17,0 15,7 20,3 20,4 22,1 23,3 24,9 25,5 26,5 giới Các nước 22,8 22,0 30,3 31,9 35,2 36,5 37,5 36,9 37,2 ĐPT Các nước 8,4 13,7 39,2 32,4 33,1 33,3 32,6 29,9 33,7 KTCĐ Các nước 16,3 14,4 17,2 17,1 18,2 19,0 20,3 21,1 21,8 Nguồn:PT Unctad Handbook of Statistics 2008
  14. Chỉ 2008số X/GDP củaXuất một khẩu số GDPquốc giaX/GDP Germany 1.462 3.650 40,1 China (Số liệu1.428 2008) 4.327 33,0 United States 1.287 14.093 9,1 Japan 782 4.911 15,9 Netherland 633 871 72,7 France 605 2.857 21,2 Italy 538 2.303 23,4 Belgium 476 504 94,4 Russian Federation 472 1.680 28,1 United Kingdom 459 2.674 17,2 Canada 457 1.501 30,4 Korea 422 929 45,4 Hong Kong 370 215 172,1 Singapore 338 172 196,5 Thailand 178 272 65,4 Việt Nam 63 90,6 69,5
  15. CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT MẬU DỊCH QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN • CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG • LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI • LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH • LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI
  16. I. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG (Thế kỷ 16 – giữa thế kỷ 18) 1) Hoàn cảnh lịch sử: .Khám phá các vùng đất và châu lục mới .Phát triển của ngành hàng hải .Khám phá ra vàng ở Châu Mỹ .Sự phát triển của khoa học .Sự phát triển của các thành phố ►Cần thiết phải có tư tưởng kinh tế mới: .Thay thế tư tưởng kinh tế: “Tự cung tự cấp” .Khẳng định vai trò của sản xuất hàng hóa
  17. 2) Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về Thương mại Quốc tế Lập luận nền tảng: .Đo lường sự thịnh vượng (giàu có) của 1 quốc gia bằng số lượng vàng bạc tích trữ. .Sự thịnh vượng (giàu có) của thế giới là có giới hạn. ►Gia tăng thịnh vượng của một quốc gia chỉ nhờ phân chia lại của cải vật chất: Đại diện: Tomas Mun, Charles Davenant, Jean Baptiste Colbert, Sir William Petty,
  18. Quan điểm về mậu dịch quốc tế: . Duy trì thặng dư thương mại (xuất siêu)?? . Chính sách bảo hộ mậu dịch: Thuế nhập khẩu cao, hạn chế số lượng với hàng thành phẩm Nguyên liệu thô: thuế thấp hoặc không thuế . Khuyến khích xuất khẩu: Trợ cấp XK; Thuế NK thấp với nguyên liệu thô; , Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, bán thành phẩm, ?? . Bảo hộ ngành dịch vụ
  19. . Đề cao vai trò của nhà nước trong ngoại thương . Kiểm soát nhà nước với sử dụng, trao đổi kim loại quý (xuất khẩu) . Thực hiện độc quyền mậu dịch đối với thuộc địa:
  20. Hạn chế của Chủ nghĩa trọng thương Trao đổi thương mại xuất phát từ lợi ích dân tộc, chứ không xuất phát từ lợi ích chung. (TMQT là trò chơi có tổng bằng 0) TMQT không phải là hai bên cùng có lợi Nhiều tư tưởng trọng thương về TMQT là sai lầm, -Về lợi ích mậu dịch: -Về nội dung các quan điểm: Xuất siêu, Bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu
  21. 3) Ý nghĩa của tư tưởng trọng thương về TMQT: . Là tư tưởng lần đầu tiên đề cập tới: Thương mại quốc tế (TMQT), Vai trò của Thương mại quốc tế và Chính sách thương mại: . Lần đầu tiên đề cập và mô tả cái khái niệm “Cán cân thanh toán quốc tế”: . Nhiều tư tưởng trọng thương còn tồn tại hiện nay:
  22. II. LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA A. SMITH (ABSOLUTE ADVANTAGE THEORY) 1) Hoàn cảnh lịch sử: . Cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ 18 . Kinh tế hàng hoá phát triển: . Sự phát triển của hệ thống ngân hàng: ► Đòi hỏi quan điểm mới, tiến bộ hơn quan điểm trọng thương.
  23. 2) Quan điểm của A. Smith về thương mại quốc tế. Lập luận nền tảng: . Sự thịnh vượng của các quốc gia phụ thuộc không hẳn vào số lượng vàng bạc tích trữ, mà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ: ►Nhiệm vụ cơ bản: phát triển sản xuất và trao đổi, . Chính sách không can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và tự do cạnh tranh:
  24. Quan điểm của A. Smith về thương mại quốc tế: . Không can thiệp vào hoạt động ngoại thương; Thị trường mở cửa và Tự do thương mại quốc tế: . Lý thuyết lợi thế tuyệt đối: . Xuất khẩu là yếu tố tích cực, cần thiết cho phát triển kinh tế: . Trợ cấp xuất khẩu là một dạng thuế đánh vào người dân: làm tăng giá trong nước, cần bãi bỏ
  25. 3) Nội dung Lý thuyết lợi thế tuyệt đối: Khái niệm Lợi thế tuyệt đối (LTTĐ): . “LTTĐ là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa các quốc gia về một sản phẩm”. . CPLĐ là đại lượng nghịch đảo của NSLĐ
  26. Ví dụ lợi thế tuyệt đối: . Theo năng suất lao động: NSLĐ lúa mỳ của Mỹ là 6 giạ NSLĐ lúa mỳ của Anh là 2 giạ ►Mỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mỳ (6 > 2) . Theo chi phí lao động: Chi phí LĐ lúa mỳ của Mỹ là: 1/6 Chi phí LĐ lúa mỳ của Anh là: 1/2 ►Mỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mỳ (1/6 < 1/2)
  27. a) Các giả thiết: . Học thuyết lao động – giá trị: Chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất – lao động . Chi phí lao động (sản xuất) là không đổi. . Thị trường cạnh tranh hoàn toàn . Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc gia: ??? . Lao động (Yếu tố sản xuất) không di chuyển giữa các quốc gia . Tất cả các nguồn lực SX sử dụng hoàn toàn . Có 2 quốc gia và trao đổi 2 mặt hàng . Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do: . Chi phí vận tải bằng 0.
  28. b) Phát biểu: Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối, thì tất cả các quốc gia đều có lợi.
  29. c) Công thức tổng quát: Quốc gia 1 và 2 Sản phẩm A và B . a1 là năng suất lao động sản phẩm A tại quốc gia 1. (Chi phí lao động α1 = 1/a1) . b1 là năng suất lao động sản phẩm B tại quốc gia 1. (Chi phí lao động β1 = 1/b1) . a2 là năng suất lao động sản phẩm A tại quốc gia 2. (Chi phí lao động α2 = 1/a2) . b2 là năng suất lao động sản phẩm B tại quốc gia 2. (Chi phí lao động β2 = 1/b2)
  30. . Nếu a1>a2 và b1 β2) (Mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm): Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối . QG 1 có lợi thế tuyệt đối về s/p A . QG 2 có lợi thế tuyệt đối về s/p B Mô hình mậu dịch: . QG 1 xuất khẩu s/p A, nhập khẩu s/p B . QG 2 xuất khẩu s/p B, nhập khẩu s/p A Tỷ lệ trao đổi: (Áp dụng tương tự lý thuyết lợi thế so sánh)
  31. d) Ví dụ về lợi thế tuyệt đối Năng suất lao động Mỹ Anh Lúa mỳ (giạ/người-giờ) – W 6 > 1 Vải (mét/người-giờ) - C 2 1), (2<4).
  32. Mô hình mậu dịch: . Mỹ xuất khẩu lúa mì, nhập khẩu vải . Anh xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mỳ. Tỷ lệ trao đổi: (nói sau trong LTSS) Lợi ích của mậu dịch: . Xác định Lợi ích mậu dịch: có 2 phương pháp Tiết kiệm Chi phí lao động: Gia tăng tiêu thụ:
  33. Lợi ích mậu dịch thông qua tiết kiệm chi phí lao động Khi có thương mại: (Không có tiền tệ) . Tỷ lệ trao đổi: 1W = 1C • Khối lượng mậu dịch: 6W = 6C Mỹ trao đổi 6 lúa mỳ (6W) với Anh lấy 6 vải (6C). . Kết quả: Mỹ tiết kiệm được 2 giờ Anh tiết kiệm được 4,5 giờ
  34. 6W MỸ ANH 6C Có 6C Có 6W Ko TM Có TM Ko TM Có TM SX 6C SX 6W SX 6W SX 6C 3h 1h 6h 1,5h Tiết kiệm: 2h Tiết kiệm 4,5h
  35. e) Giá trị và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối: Giá trị: .Chứng minh được lợi ích của tất cả các quốc gia khi tham gia mậu dịch quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi. .Chỉ ra sự sai lầm của chủ nghĩa trọng thương về mậu dịch quốc tế: Hạn chế: .chỉ giải thích được một phần TMQT: khi mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm .Chưa giải thích được khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào
  36. III. LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH CỦA D. RICARDO (THE COMPARATIVE ADVANTAGE THEORY) Khái niệm lợi thế so sánh: Lợi thế so sánh là sự khác biệt tương đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa 2 quốc gia về một sản phẩm 1) Ví dụ về lợi thế so sánh Năng suất lao động Mỹ Anh Lúa mỳ (giạ/giờ) – W 6 > 1 Vải (mét/giờ) - C 4 > 2
  37. . Mỹ có lợi thế tuyệt đối về cả hai sản phẩm: (lúa mỳ: 6 > 1 và vải: 4 > 2) . Có lợi thế so sánh: 6 1 4 ≠ 2 . Có lợi thế so sánh → có mậu dịch Nguyên tắc xác định LTSS: Dựa trên giá so sánh của sản phẩm tại 2 QG khi không có mậu dịch a) Khi không có mậu dịch: . Xác định giá so sánh của lúa mỳ và vải tại Mỹ và Anh, Từ đó xác định lợi thế so sánh
  38. Mỹ Anh 1giờ LĐ ↔ 6W = 4C 1giờ LĐ ↔ 1W = 2C 2 C 1W = 3 1W = 2C Giá so sánh Giá so sánh lúa lúa mì tại Mỹ mì tại Anh Pw 2 Pw US = ( )UK = 2 ( Pc ) 3 ( Pw ) 2 Giá so sánh vải Giá so sánh vải tại Mỹ tại Anh
  39. Cơ sở mậu dịch: Lợi thế so sánh. . Mỹ có lợi thế so sánh về lúa mỳ Giá so sánh lúa mỳ tại Mỹ rẻ hơn so với Anh . Anh có lợi thế so sánh về vải Giá so sánh vải tại Anh rẻ hơn so với Mỹ Khi có mậu dịch: Mô hình mậu dịch: . Mỹ xuất khẩu lúa mì, nhập khẩu vải . Anh xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mỳ.
  40. Tỷ lệ trao đổi: (Giá so sánh của sản phẩm) . Giá so sánh lúa mỳ khi có thương mại: 2 Pw Pw Pw = ( )US ( )T ( )UK = 2 3 Pc < Pc < Pc . Giá so sánh vải khi có thương mại : 1 Pc Pc Pc 3 = ( )UK ( )T ( )US = 2 Pw < Pw < Pw 2
  41. Lợi ích mậu dịch: (Thông qua tiết kiệm chi phí lao động): ● Khi có thương mại: Mỹ trao đổi với Anh theo giá (Pw/Pc)T = 1: Khối lượng md: 6W = 6C Mỹ xuất khẩu 6 lúa mỳ (6W) đổi lấy (nhập khẩu) 6 vải (6C). ● Kết quả: Mỹ tiết kiệm được m giờ lao động Anh tiết kiệm được n giờ lao động SINH VIÊN TỰ LÀM VÀ PHÁT BIỂU !!!
  42. THẢO LUẬN Điều nào sau đây là đúng? Giải thích . Nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm, đồng nghĩa quốc gia đó có lợi thế so sánh về sản phẩm đó. . Nếu một quốc gia có lợi thế so sánh về một sản phẩm, đồng nghĩa quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm đó. . Một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm vẫn có thể: - trao đổi và thu lợi, - thu lợi nhiều hơn từ mậu dịch. .
  43. 2) Nội dung lý thuyết lợi thế so sánh. a)Các giả thiết: Giống lý thuyết lợi thế tuyệt đối . Học thuyết lao động về giá trị: Chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất là lao động . Thị trường cạnh tranh hoàn hảo . Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc gia: . Chi phí sản xuất là không đổi. . Yếu tố sản xuất không di chuyển giữa các quốc gia . Tất cả các nguồn lực sản xuất được sử dụng hoàn toàn
  44. . Có 2 quốc gia tham gia thương mại quốc tế và trao đổi 2 mặt hàng . Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do: . Chi phí vận tải bằng 0. b) Phát biểu: Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế so sánh, thì tất cả các quốc gia đều có lợi.
  45. c) Công thức tổng quát: 2 Quốc gia 1,2 2 sản phẩm A, B . a1 là năng suất lao động sản phẩm A tại quốc gia 1. (Chi phí lao động α1 = 1/a1) . b1 là năng suất lao động sản phẩm B tại quốc gia 1. (Chi phí lao động β1 = 1/b1) . a2 là năng suất lao động sản phẩm A tại quốc gia 2. (Chi phí lao động α2 = 1/a2) . b2 là năng suất lao động sản phẩm B tại quốc gia 2. (Chi phí lao động β2 = 1/b2)
  46. Nếu: a1 a2 a1 b1 α1 α2 > ↔ > ↔ < b1 b2 a2 b2 β1 β2 Thì: Cơ sở mậu dịch: Lợi thế so sánh: ??? . QG 1 có lợi thế so sánh về s/p A . QG 2 có lợi thế so sánh về s/p B Mô hình mậu dịch: . QG 1 xuất khẩu s/p A, nhập khẩu s/p B . QG 2 xuất khẩu s/p B, nhập khẩu s/p A
  47. Tỷ lệ trao đổi: (Giá so sánh của sản phẩm) . Giá so sánh sản phẩm A α1 b1 Pa Pa Pa b2 α2 = = ( )1 ( )T ( )2 = = β1 a1 Pb < Pb < Pb a2 β2 . Giá so sánh sản phẩm B : β2 a2 Pb Pb Pb a1 β1 = = ( )2 ( )T ( )1 = = α2 b2 Pa < Pa < Pa b1 α1 . Hai điều kiện trên là tương đương nhau
  48. THẢO LUẬN CÓ LỢI THẾ SO a1 a2 CÓ MẬU ↔ ≠ ► SÁNH b1 b2 DỊCH ??? . Tại sao? KHÔNG CÓ LỢI a1 a2 KHÔNG MẬU ↔ = ► THẾ SO SÁNH b1 b2 DỊCH ??? . Tại sao?
  49. a1 a2 Có lợi thế ↔ ≠ Có 2 trường hợp so sánh b1 b2 Đã xem xét trong Trường a1 a2 > công thức tổng hợp 1: b1 b2 quát: có mậu dịch Trường a1 a2 a2 và b1 < b2 thì theo LTLT TĐ: QG1 x/k A, n/k B; QG2 x/k B, n/k A Cần chỉ ra: QG1 có LTSS về A; QG2 có LTSS về B
  50. ☻3) Lợi thế so sánh dưới góc độ tiền tệ (THUYẾT TRÌNH). . Thực tế, thương mại được thực hiện thông qua tiền tệ, . Trong điều kiện như vậy lý thuyết so sánh có còn đúng hay không? . Ví dụ phần 1: Mỹ có lợi thế s/sánh về lúa mỳ, Anh có lợi thế s/sánh về vải. Mỹ xuất khẩu lúa mỳ, nhập khẩu vải Anh xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mỳ
  51. Năng suất lao động Mỹ Anh Lúa mỳ (giạ/giờ) – W 6 1 Vải (mét/giờ) - C 4 2 Tiền lương $6/h £1/h Tỷ giá hối đoái: E - £1 đổi E đơn vị $ Với 3 mức tỷ giá E là: E=0,5; E=2; E=4 thì có mậu dịch hay không? Nếu có thì như thế nào? Quy luật LTSS có đúng khi trao đổi bằng tiền? Nếu đúng thì điều kiện nào của tỷ giá? Gợi ý: So sánh giá sản phẩm tính bằng cùng 1 đồng tiền tại 2 QG
  52. 4) Giá trị và hạn chế của lý thuyết LTSS Giá trị: Chứng minh: tất cả các quốc gia đều có thể tham gia và thu lợi từ mậu dịch, thậm chí cả các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm. Hạn chế: . Hạn chế của Ricardo là giả thiết lao động là yếu tố sản xuất duy nhất. . Thực tế, còn có nhiều yếu tố khác như: đất đai, vốn, công nghệ, Vậy quy luật lợi thế so sánh có còn đúng hay không?
  53. IV. LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI CỦA HABERLER (The Opportunity Cost Theory) 1) Nội dung Lý thuyết chi phí cơ hội a) Khái niệm Chi phí cơ hội – CPCH (Opportunity cost):  Khái niệm: Chi phí cơ hội của một sản phẩm (Lúa mỳ) là số lượng của một sản phẩm khác (Vải) cần phải cắt giảm, để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm thứ nhất (Lúa mỳ).  Công thức: ∆QC (CPCHW) = ∆QW
  54. b) Ví dụ: Mỹ: Mỹ Anh . ↑30W ↔ ↓20C Lúa Lúa Vải Vải ↑1W ↔↓2/3C mỳ mỳ (CPCHW)US = 2/3 180 0 60 0 150 20 50 20 . ↑20C ↔↓30W 120 40 40 40 ↑1C ↔↓3/2W 90 60 30 60 (CPCHC)US = 3/2 60 80 20 80 Anh: 30 100 10 100 . (CPCHW)UK = 2 0 120 0 120 . (CPCHC)UK = 1/2
  55. Xác định Lợi thế so sánh thông qua chi phí cơ hội Mỹ Anh •(CPCHw)us = 2/3 •(CPCHw)uk = 2 = Pw = Pw (Pc )us (Pw)uk • Mỹ có lợi thế so sánh về lúa mỳ • Anh có lợi thế so sánh về vải • Mỹ CMH SX, xuất khẩu lúa mỳ, nhập khẩu vải • Anh CMH SX, xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mỳ
  56.  Tóm lược: .Lý thuyết CPCH vẫn sử dụng qui luật lợi thế so sánh: Dựa trên Giá so sánh khi không có thương mại (Giá so sánh cân bằng nội địa) để xác định Lợi thế so sánh .Điểm khác biệt là gía so sánh được xác định dựa trên chi phí cơ hội. .Do đó lý thuyết chi phí cơ hội khắc phục được khiếm khuyết của Ricardo liên quan tới giả thiết lao động là yếu tố duy nhất, vì: Chi phí cơ hội không phụ thuộc giả thiết “chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất là lao động”
  57. c) Nội dung: Các giả thiết: Các giả thiết tương tự các giả thiết trong lý thuyết lợi thế so sánh, ngoại trừ giả thiết “Chỉ có một yếu tố sản xuất duy nhất là lao động” Phát biểu: Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội thấp hơn và nhập khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội cao hơn thì tất cả các quốc gia đều có lợi.
  58. 2) Chi phí cơ hội không đổi và đường giới hạn khả năng sản xuất. “Chi phí cơ hội không đổi” (CPCHKĐ): không thay đổi theo qui mô sản lượng Khái niệm Đường giới hạn khả năng sản xuất (The production possibility frontier – PPF): PPF – là đường biểu thị các kết hợp sản lượng khác nhau của hai sản phẩm mà 1 quốc gia có thể sản xuất đồng thời khi đã sử dụng toàn bộ các nguồn lực. Khi CPCH không đổi – PPF là đường thẳng:
  59. Qc Minh họa PPF C Mỹ của Anh, Mỹ 120 A4 100 A3 Mỹ Anh 80 A 60 A2 Lúa Lúa 40 Vải Vải A1 mỳ mỳ 20 B Qw 180 0 60 0 0 30 60 90 120 150 180 150 20 50 20 Qc B’ 120 40 40 40 120 100 Anh 90 60 30 60 80 60 60 80 20 80 A’ 30 100 10 100 40 20 C’ 0 120 0 120 Qw 0 20 40 60
  60. Xác định CPCH trên đồ thị . Chi phí cơ hội của một sản phẩm xác định bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) với trục tọa độ biểu thị sản lượng của sản phẩm đó: . CPCH của lúa mỳ - độ nghiêng của PPF với trục hoành (biểu thị sản lượng lúa mỳ - Qw) . CPCH của vải - độ nghiêng của PPF với trục tung (biểu thị sản lượng vải - Qc)
  61. Minh họa đồ Qc C Mỹ 120 thị CPCH (CPCHc)us = 3/2 . Mỹ: (CPCHw)us = 2/3 (CPCHW)US = 2/3 B Qw (CPCHC)US = 3/2 0 180 Qc B’ 120 Anh •Anh: (CPCHc)uk = 1/2 (CPCHw)uk = 2 (CPCHc)uk = 1/2 (CPCHw)uk = 2 C’ 0 Qw 60
  62. 3) Thương mại với chi phí cơ hội không đổi a) Khi không có mậu dịch: .Sản xuất và tiêu thụ bằng nhau: .Mỹ: Sản xuất và tiêu thụ 90W và 60C tại A. .Anh: Sản xuất và tiêu thụ 40W và 40C tại A’. b) Khi có mậu dịch: Sản xuất: . Khi có mậu dịch, với CPCH không đổi, các quốc gia sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn: Chỉ sản xuất sản phẩm có lợi thế so sánh . Mỹ chỉ sản xuất lúa mỳ, không sản xuất vải Anh chỉ sản xuất vải, không sản xuất lúa mỳ . Mỹ sản xuất tại điểm B 180W và 0C Anh sản xuất 0W và 120C tại điểm B’
  63. Mậu dịch với Chi phí cơ hội không đổi Qc Qc K B’ C 120 Anh 120 Mỹ E 70C 70 60 D’ 70W E’ 50 A 40 70C A’ C’ Qw D 70W B 0 40 60 70 0 90 110 180 Qw . Giá trao đổi mậu dịch: (Pw/Pc)T = 1 . Khối lượng trao đổi: 70W ↔ 70C
  64. Trao đổi thương mại: . Mỹ và Anh trao đổi mậu dịch theo mức giá so sánh lúa mỳ cao hơn tại Mỹ và thấp hơn tại Anh khi không có thương mại (Pw/Pc)T=1 2/3 < (Pw/Pc)T < 2 . Khối lượng trao đổi: 70W đổi lấy 70C . Mỹ xuất khẩu 70W đổi lấy (nhập khẩu) 70C . Anh xuất khẩu 70C đổi lấy (nhập khẩu) 70W . Tam giác mậu dịch BDE bằng tam giác mậu dịch B’D’E’ . (Mậu dịch cân bằng: xuất khẩu của Mỹ bằng nhập khẩu của Anh và ngược lại)
  65. Lợi ích mậu dịch: . MỸ: Sản xuất: B (180W; 0C) Trao đổi: (–70W; +70C) Tiêu thụ (có mậu dịch): E (110W; 70C) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A (90W; 60C) Lợi ích mậu dịch: A→E (+20W; +10C) . ANH: Sản xuất: B’ (0W; 120C) Trao đổi: (+70W; –70C) Tiêu thụ (có mậu dịch): E’ (70W; 50C) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A’ (40W; 40C) Lợi ích mậu dịch: A’→E’ (+30W; +10C)
  66. 4) Đường giới hạn tiêu dùng Đường giới hạn tiêu dùng của Mỹ: .Đường BK là đường giới hạn tiêu dùng của Mỹ khi có thương mại với mức giá trao đổi (Pw/Pc=1): - là đường đi qua điểm sản xuất (B) - có độ nghiêng bằng mức giá trao đổi (Pw/Pc) = 1 .Đường BK biểu thị tất cả các mức tiêu thụ mà Mỹ có thể đạt được khi sản xuất tại B và trao đổi thương mại với giá (Pw/Pc)=1 .Với mỗi mức giá trao đổi, sẽ có một đường Giới hạn tiêu dùng tương ứng
  67. Đường giới hạn Qc H Mỹ tiêu dùng của Mỹ 180 K . (Pw/Pc)T = 1 C E2 →Đường GHTD là 120 E1 (Pw/Pc)T=3/2 đường BK 90 E . (Pw/Pc)T = 3/2 70 (Pw/Pc)T = 1 60 →Đường GHTD là A đường BH B Qw 0 60 90 110 180 .Các đường Giới hạn tiêu dùng cao hơn PPF? ►Ưu việt của mậu dịch: tiêu thụ vượt ra bên ngoài PPF khi có thương mại.
  68. Đường giới hạn Qc tiêu dùng của Anh 120 B’ Anh (Pc/Pw)T = 1 . (Pw/Pc)T = 1 50 E’ ↔(Pc/Pw)T = 1 40 E’1 →Đường GHTD 30 A’ là đường B’K’ C’ K’ 0 40 60 70 90 120 Qw . Các đường GHTD cao hơn PPF??? Tiêu thụ vượt ra ngoài PPF khi có thương mại
  69. 5) Ví dụ lợi thế so sánh dưới góc độ lý thuyết chi phí cơ hội (Thảo luận) Năng suất lao động Mỹ Anh Lúa mỳ (giạ/giờ) – W 6 1 Vải (mét/giờ) - C 4 2 Nguồn lực lao động (giờ) 30 60 - Xây dựng PPF của Mỹ, Anh??? - Tính CPCH của lúa mì, vải tại Mỹ, Anh . PPF của Mỹ: . PPF của Anh:
  70. 6. Hệ số biểu thị lợi thế so sánh (The Coefficient of Revealed Comparative Advantage – RCA) . Đo lường mức độ LTSS của sản phẩm (X) của một quốc gia (1) x1 Exw RCA = E : E1 Ew . Ex1: Giá trị xuất khẩu s/p X của QG 1 . E1: Tổng giá trị xuất khẩu của QG 1 . Exw: Giá trị xuất khẩu s/p X của thế giới . Exw: Tổng giá trị xuất khẩu của thế giới . RCA < 1: Sản phẩm X không có LTSS . 1< RCA <2,5: Sản phẩm X có LTSS cao . RCA ≥ 2,5: Sản phẩm X có LTSS rất cao
  71. CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. I. LÝ THUYẾT CHUẨN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1)Hạn chế của các lý thuyết cổ điển: Lý thuyết cổ điển nghiên cứu thương mại với CPCH không đổi, thực tế CPCH gia tăng Chỉ tập trung nghiên cứu về cung, Chưa đề cập tới cầu. ►Lý thuyết chuẩn: . Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng . Cầu đưa vào thông qua sơ đồ bàng quan đại chúng
  72. Khái niệm “chi phí cơ hội gia tăng” .Chi phí cơ hội của một sản phẩm tăng dần theo qui mô sản lượng .Có nghĩa là một quốc gia phải hy sinh tăng dần số lượng một sản phẩm để sản xuất thêm mỗi một đơn vị tiếp theo của sản phẩm khác. Nguyên nhân chi phí cơ hội gia tăng .Nguyên nhân cơ bản – tính đặc thù sản phẩm của yếu tố sản xuất: Tính thích hợp (hữu ích) của một yếu tố trong sản xuất các sản phẩm khác nhau là không như nhau:
  73. .Ví dụ: Việt Nam sản xuất lúa và mía. Đất cao thích hợp trồng mía, Đất thấp - lúa. Giả sử hiện thời tất cả đất dùng sản xuất lúa. Khi bắt đầu chuyển trồng lúa sang mía: Đầu tiên đất cao chuyển trồng mía, (mỗi lần 1 ha). Do đó sản lượng mía tăng nhiều và sản lượng lúa giảm ít, ↔ CPCH của mía còn thấp. Khi sản xuất mía tiếp tục tăng: Đất thấp thích hợp cho sản xuất lúa, ít thích hợp hơn cho mía, chuyển sang trồng mía, Do đó sản lượng mía tăng chậm hơn, Trong khi sản lượng lúa giảm mạnh hơn, Có nghĩa là CPCH của mía gia tăng.
  74. 2) Chi phí cơ hội gia tăng và đường giới hạn khả năng sản xuất .Với CPCH gia tăng thì PPF là đường cong lõm hướng về gốc tọa độ. .Chi phí cơ hội tại một điểm sản xuất (một mức sản lượng) bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường PPF tại điểm SX, là độ nghiêng của tiếp tuyến với đường PPF tại điểm sản xuất. .CPCH của sản phẩm nào thì bằng độ nghiêng với trục tọa độ biểu thị sản lượng của sản phẩm đó
  75. Chi phí cơ hội gia tăng và PPF Y Quốc gia 1 80 A 60 40 B 20 0 10 30 50 70 90 110 130 X CPCHx(A) = 1/4 ↔ CPCHy(A) =4 CPCHx(B) 1= ↔ CPCHy(B) = 1
  76. 3) Đường bàng quan đại chúng (The Community Indifference curve): a) Khái niệm đường bàng quan đại chúng: .Thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng cá thể biểu thị bằng sơ đồ bàng quan (đẳng ích) .Thị hiếu tiêu dùng của một quốc gia được biểu thị bằng sơ đồ bàng quan đại chúng. .Khái niệm: “Đường bàng quan đại chúng của một quốc gia là đường biểu thị những kết hợp tiêu dùng khác nhau của hai sản phẩm, mang lại mức thoả mãn tiêu dùng như nhau cho xã hội”
  77. Đường bàng quan đại chúng Y Quốc gia 1 A 7 M 6 5 MRSxy(A) N 4 =3 B 3 L BQ3 C 2 MRSxy(D) = 1/3 D BQ2 1 BQ1 0 2 4 6 8 X
  78. b) Tính chất đường bàng quan đại chúng . Các điểm trên cùng 1 đường BQĐC biểu : thị mức độ thoả mãn tiêu dùng như nhau: BQ1: (A = B = C = D); BQ 2: (M = N = L) . Các đường bàng quan không cắt nhau: . Đường bàng quan càng cao thì mức độ thoả mãn tiêu dùng càng cao: BQ3 > BQ2 > BQ1 . Đường bàng quan dốc xuống về bên phải . Đường bàng quan là một đường cong lồi về phía gốc toạ độ.
  79. Tỷ lệ thay thế cận biên . Hình dạng lồi về gốc tọa độ của đường BQĐC là do tính chất cơ bản của tiêu dùng: Tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi giữa hai loại sản phẩm giảm dần. Tỷ lệ này gọi là tỷ lệ thay thế cận biên – Marginal rate of substitution (MRS). . Khái niệm MRS: Tỷ lệ thay thế biên của s/p X cho Y (MRSxy), là số lượng s/p Y mà người tiêu dùng phải cắt giảm để tiêu thụ thêm 1 đơn vị s/p X, sao cho mức thỏa mãn chung là không đổi.
  80. Tỷ lệ thay thế cận biên (tiếp theo) ΔY MUx MRSxy = = ΔX MUy .Tỷ lệ thay thế cận biên của X (MRSxy) bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường bàng quan tại điểm tiêu dùng (Với trục OX, biểu thị tiêu thụ sản phẩm X) .Khi lượng tiêu dùng X tăng thì tỷ lệ thay thế biên của X (MRSxy) giảm dần: Độ nghiêng của đường bàng quan giảm dần khi lượng tiêu dùng X tăng (điểm tiêu dùng dịch chuyển từ trái qua phải) ►Đường bàng quan lồi về gốc tọa độ
  81. Điều kiện tối ưu hóa tiêu dùng: . Điều kiện tối ưu hoá tiêu dùng là khi đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) tiếp xúc với đường bàng quan. . Tiếp điểm là điểm tiêu dùng tối ưu . Tại điểm tiêu dùng tối ưu: tỷ lệ thay thế biên của một sản phẩm bằng giá so sánh của sản phẩm đó: MRSxy(A) = (Px/Py).
  82. Tiêu dùng tối ưu Y I/Py A E BQ3 BQ2 B BQ1 0 I/Px X Y = – (Px/Py)*X + (I/Py) . Tại E (điểm tiêu dùng tối ưu): MRSxy(E) = (Px/Py)
  83. 4)Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng (Trường hợp quốc gia nhỏ) Mô hình: .2 quốc gia: Quốc gia 1 và quốc gia 2 .2 sản phẩm: X và Y Quốc gia 1 nhỏ so với quốc gia 2 Quốc gia 2 – Thế giới (Thị trường thế giới). .Quốc gia nhỏ: Khi tham gia vào thương mại quốc tế không ảnh hưởng tới giá thế giới, là bên chấp nhận giá của quốc gia lớn (thế giới). .Giá thế giới: (Px/Py)w = Pw = 1
  84. a) Trạng thái cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp): Khi không có thương mại: .Cân bằng của quốc gia 1 là điểm A, điểm tiếp xúc của đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan 1: .CPCHx(A) = MRSxy(A) = (Px/Py)1 = PA .PA=1/4 – là giá sản phẩm so sánh cân bằng nội địa – Giá so sánh khi không có thương mại). .Tại điểm cân bằng nội địa A, sản xuất và tiêu dùng của quốc gia 1 là tối ưu, quốc gia 1 sản xuất và tiêu thụ tại A (50X; 60Y).
  85. Trạng thái Cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp) Quốc gia 1 (nhỏ) Y 80 BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA = 1/4 = (Px/Py)1 40 20 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  86. Xác định lợi thế so sánh Khi không có thương mại: . Giá so sánh s/p X tại quốc gia 1: (Px/Py)1 = PA = 1/4 . Giá so sánh s/p X của thế giới: (Px/Py)w = Pw = 1 . (Px/Py)1 < (Px/Py)w . Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về X . Thế giới (QG2) có lợi thế so sánh về Y
  87. b) Khi có thương mại. .Quốc gia 1 nhỏ tham gia vào thương mại quốc tế không ảnh hưởng tới giá thế giới .Quốc gia 1 CMHSX s/p X và trao đổi với thế giới lấy s/p Y. .Điểm sản xuất từ A dịch chuyển xuống dưới, chi phí cơ hội s/p X tăng dần, .Chuyên môn hoá tại QG 1 diễn ra tới khi CPCH s/p X cân bằng giá thế giới Pw=1. .Điểm sản xuất mới tại QG 1 là B(130X; 20Y): .CPCHx(B) = PB = (Px/Py)w = Pw = 1. .Quốc gia 1 xuất khẩu s/p X và nhập khẩu s/p Y theo giá thế giới (Px/Py)w = Pw = 1
  88. Thương mại với Chi phí cơ hội gia tăng (Quốc gia nhỏ) BQ3 Y K Quốc gia 1 (nhỏ) 80 E BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA 60Y = 1/4 = (Px/Py)1 40 C 60X B CPCHx(B)= 20 PB=Pw=1 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  89. .Tiếp tuyến BK đi qua điểm sản xuất B, có độ nghiêng là giá cân bằng PB=Pw=1, là đường giới hạn tiêu dùng của QG 1 khi có mậu dịch. .Tiêu dùng khi có mậu dịch là tiếp điểm E của đường giới hạn tiêu dùng BK với đường bàng quan đại chúng 3. .Quốc gia 1 tiêu thụ tại E(70X; 80Y), bằng cách trao đổi 60X lấy 60Y theo giá thế giới (Px/Py)w = 1 (xem tam giác mậu dịch BCE). .Điểm tiêu dùng E trên đường bàng quan 3 cao hơn so với đường bàng quan 1, tức là tại E mức độ thoả mãn tiêu dùng cao hơn so với điểm A khi chưa có mậu dịch: đây chính là lợi ích mậu dịch.
  90. .Với CPCH gia tăng thì chuyên môn hoá không hoàn toàn: Quốc gia 1 chuyên môn hóa SX s/p X là sản phẩm có lợi thế so sánh, vẫn tiếp tục sản xuất cả s/p Y (sản phẩm không có lợi thế so sánh) Lợi ích mậu dịch: Sản xuất: B (130X; 20Y) Trao đổi: (–60X; +60Y) Tiêu thụ (có mậu dịch): E (70X; 80Y) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A (50X; 60Y) Lợi ích mậu dịch (Tiêu thụ↑): E(BQ3) > A(BQ1) Quốc gia 1 có lợi từ mậu dịch
  91. 5) Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng (Trường hợp quốc gia lớn) Mô hình: .2 quốc gia: Quốc gia 1 và Quốc gia 2 Quốc gia 2 – Thế giới (Thị trường thế giới). Quốc gia 1 lớn so với quốc gia 2 .2 sản phẩm: X và Y .Quốc gia lớn: Quốc gia 1 là lớn, khi có khả năng ảnh hưởng tới giá thế giới. Quốc gia lớn khi tham gia vào thương mại quốc tế sẽ làm giá thế giới thay đổi
  92. a) Trạng thái cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp): Quốc gia 1: (Tương tự trường hợp QG nhỏ) .Cân bằng của quốc gia 1 là điểm A là điểm tiếp xúc của PPF và đường bàng quan 1: CPCHx(A) = MRSxy(A) = (Px/Py)1 = PA = 1/4 .QG 1 sản xuất và tiêu thụ tại: A (50X; 60Y). Quốc gia 2: .Cân bằng của quốc gia 2 là điểm A’, là điểm tiếp xúc của đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan 1’: CPCHx(A’) = MRSxy(A’) = (Px/Py)2 = PA’ = 4 .QG 2 sản xuất và tiêu thụ tại A’ (80X; 40Y).
  93. Trạng thái Cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp) Y Quốc gia 1 (lớn) 80 BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA = 1/4 = (Px/Py)1 40 20 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  94. Trạng thái Cân bằng khi không có Y thương mại (tự cung tự cấp) 140 Quốc gia 2 120 CPCHx(A’) = PA’ 100 = 4 = (Px/Py)2 80 60 40 A’ 20 BQ1’ 0 20 40 60 80 100 X
  95. Xác định lợi thế so sánh Khi không có thương mại: . Giá so sánh s/p X tại quốc gia 1: (Px/Py)1 = CPCHx(A) = PA = 1/4 . Giá so sánh X của quốc gia 2 (thế giới): (Px/Py)2 = CPCHx(A’) = PA’ = 4 . (Px/Py)1 < (Px/Py)2 . Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về X . Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về Y
  96. b) Khi có thương mại. .Quốc gia 1 chuyên môn hóa SX s/p X và trao đổi lấy s/p Y từ quốc gia 2. .Quốc gia 2 chuyên môn hóa sản xuất s/p Y và trao đổi lấy s/p X từ quốc gia 1. .QG 1 CMHSX s/p X, sản xuất từ A dịch chuyển xuống dưới, CPCH s/p X tăng dần, .QG 2 CMHSX s/p Y, điểm sản xuất từ A’ dịch chuyển lên trên, CPCH s/p Y tăng, CPCH s/p X giảm dần, .Giá so sánh sản phẩm X tại 2 quốc gia có xu hướng cân bằng.
  97. Thương mại với Chi phí cơ hội gia tăng (Quốc gia lớn) BQ3 Y K Quốc gia 1 (lớn) 80 E BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA 60Y = 1/4 = (Px/Py)1 40 C 60X B CPCHx(B)= 20 PB=Pw=1 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  98. Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng (Quốc gia lớn) Y 140 CPCHx(B’) = PB’=1 Quốc gia 2 120 B’ CPCHx(A’) = PA’ 100 60Y = 4 = (Px/Py)2 80 60 E’ 60X C’ BQ3’ 40 A’ K’ 20 BQ1’ 0 20 40 60 80 100 X
  99. .Chuyên môn hoá tại 2 quốc gia diễn ra cho tới khi CPCH cân bằng giữa 2 quốc gia. Trạng thái cân bằng đạt được khi CPCH s/p X tại cả 2 quốc gia bằng 1. .Điểm sản xuất mới tại quốc gia 1 là B(130X; 20Y); Tại B: CPCHx(B) = PB = 1. .Điểm sản xuất mới tại quốc gia 2 là B’(120X; 40Y); Tại B’: CPCHx(B’) = PB’ = 1. .Quốc gia 1 và 2 trao đổi mậu dịch theo mức giá cân bằng (Px/Py)T = PB = PB’ = 1 .Tiếp tuyến BK qua điểm sản xuất B, có độ nghiêng là giá cân bằng PB = 1, là đường giới hạn tiêu dùng của QG 1 khi có mậu dịch.
  100. .Tiếp tuyến B’K’ đi qua điểm sản xuất B’, có độ nghiêng là giá cân bằng PB’ = 1, là đường giới hạn tiêu dùng của q/g 2 khi có mậu dịch. .Điểm tiêu dùng của QG 1 khi có mậu dịch là tiếp điểm E của đường giới hạn tiêu dùng BK với đường bàng quan đại chúng 3. .Điểm tiêu dùng của q/g 2 khi có mậu dịch là tiếp điểm E’ của đường giới hạn tiêu dùng B’K’ với đường bàng quan đại chúng 3’. .Quốc gia 1 tiêu thụ tại E(70X, 80Y) bằng cách trao đổi 60X lấy 60Y với quốc gia 2 theo giá cân bằng khi có mậu dịch (Px/Py)T=1 (xem tam giác mậu dịch BCE).
  101. .QG 2 tiêu thụ tại E’(100X, 60Y) bằng cách trao đổi 60Y lấy 60X với QG 1 theo giá cân bằng (Px/Py)T =1 (xem tam giác mậu dịch B’C’E’). .Khi có mậu dịch, tiêu dùng của QG 1 là E, trên đường bàng quan 3 cao hơn so với đường bàng quan 1, tức là tại E mức độ thoả mãn tiêu dùng cao hơn so với tại A, là điểm tiêu thụ khi không có mậu dịch. Đây chính là lợi ích mậu dịch của Quốc gia 1 .Tiêu thụ khi có mậu dịch của QG 2 là E’ trên đường bàng quan 3’, cao hơn so với A’ trên đường bàng quan 1’ (tiêu thụ khi không có mậu dịch). Quốc gia 2 có lợi từ mậu dịch . Chuyên môn hoá không hoàn toàn tại 2 QG
  102. Lợi ích mậu dịch: . Quốc gia 1: Sản xuất: B (130X; 20Y) Trao đổi: (–60X; +60Y) Tiêu thụ (có mậu dịch): E (70X; 80Y) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A (50X; 60Y) Lợi ích mậu dịch (Tiêu thụ↑): E(BQ3) > A(BQ1) . Quốc gia 2: Sản xuất: B’ (40X; 120Y) Trao đổi: (+60X; –60Y) Tiêu thụ (có mậu dịch): E’ (100X; 60Y) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A’ (80X; 40Y) Lợi ích mậu dịch (Tiêu thụ↑) : E’(BQ3’) > A’(BQ1’) Mậu dịch cân bằng
  103. 6) Cơ cấu lợi ích mậu dịch Lợi ích mậu dịch gồm hai thành phần: .Lợi ích từ trao đổi (Gains from Exchange) hay Lợi ích tiêu thụ .Lợi ích từ chuyên môn hoá (Gains from specialization). Phân tích qua ví dụ QG 1 nhỏ, như phần 4: a)Lợi ích từ trao đổi: Khi không có thương mại (như phần 4): .Q/g 1 sản xuất, tiêu thụ tại A (50X; 60Y)
  104. Khi có thương mại: .Giả sử QG 1 không chuyên môn hóa – sản xuất tại A), nhưng trao đổi mậu dịch theo giá Pw = 1. .AH có độ nghiêng bằng Pw=1 là đường giới hạn tiêu dùng .Điểm tiêu thụ: T(30X, 80Y) khi AH tiếp xúc BQ 2, trao đổi 20X lấy 20Y (Pw=1) .Gia tăng tiêu thụ từ A (BQ1) tới T (BQ2) – lợi ích từ trao đổi
  105. Cơ cấu lợi ích mậu dịch: Lợi ích trao đổi BQ2 H Quốc gia 1 Y T 80 BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA = 1/4 = (Px/Py)1 40 20 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  106. b) Lợi ích từ chuyên môn hóa . Q/g 1 chuyên môn hóa tại B (130X; 20Y), . Trao đổi mậu dịch với giá Pw=1, . Tiêu dùng tại E(70X; 80Y) trên BQ3 . (Tương tự phần 4: quốc gia nhỏ) . Sự gia tăng tiêu thụ từ T (BQ2) tới E (BQ3) – lợi ích từ chuyên môn hóa . Lợi ích từ trao đổi (A→T): (–20X; +20Y) . Lợi ích từ CMH (T→E): (+40X; +0Y) . Lợi ích mậu dịch (A→E): (+20X; +20Y)
  107. Cơ cấu lợi ích mậu dịch: Lợi ích từ CMH BQ2 BQ3 H K Quốc gia 1 Y T 80 E BQ1 A 60 40 B 20 PB=Pw=1 C 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  108. 7) Thương mại trên cơ sở khác biệt thị hiếu tiêu dùng ●2 quốc gia có đường giới hạn khả năng sản xuất giống nhau với chi phí cơ hội tăng dần ●Thị hiếu tiêu dùng khác biệt, ●Mậu dịch có diễn ra hay không? Ví dụ: Quốc gia 1 và QG 2; 2 sản phẩm X và Y ●QG 1 và QG 2 có đường GHKNSX giống nhau, thị hiếu tiêu dùng khác biệt ►Chứng minh: Có thương mại
  109. Thương mại trên cơ sở khác biệt thị 2 hiếu tiêu dùng Y K 1 E Quốc gia 1 CPCHx(A)=PA A B≡B’ PB=PB’ 2’ C CPCHx(A’)=PA’ Quốc gia 2 E’ C’ A’ 1’ K’ 0 X
  110. Khi không có thương mại: •Quốc gia 1: Sản xuất, tiêu thụ: A ↔ BQ1 tiếp xúc PPF; CPCHx(A) = PA = (Px/Py)1 •Quốc gia 2: Sản xuất, tiêu thụ: A’ ↔ BQ1’ tiếp xúc PPF; CPCHx(A’) = PA’ = (Px/Py)2 .A ≠ A’ ↔ PA ≠ PA’ ► Mậu dịch diễn ra .Trong ví dụ: PA < PA’ Q/g 1 có lợi thế so sánh về X Q/g 2 có lợi thế so sánh về Y Khi có thương mại: Q/g 1 sản xuất tại B; Q/g 2 sản xuất tại B’ PB = PB’ ↔ B ≡ B’
  111. . 2 quốc gia trao đổi mậu dịch: Q/g 1 tiêu thụ tại E trên BQ 2 (Xem ∆BCE) Q/g 2 tiêu thụ tại E’ trên BQ 2’ ( Xem ∆B’C’E’) . Cả 2 quốc gia cùng có lợi Q/g 1: (E > A) - Đường BQ 2 cao hơn BQ 1 Q/g 2: (E’ > A’) - Đường BQ 2’ cao hơn BQ 1’ Kết luận: .Hai quốc gia có đường GHKNSX giống hệt nhau với CPCH tăng dần, có thị hiếu tiêu dùng khác biệt thì mậu dịch vẫn diễn ra và các quốc gia đều có lợi. .Hai quốc gia có đường GHKNSX giống hệt nhau với CPCH không đổi, có thị hiếu tiêu dùng khác biệt. Mậu dịch diễn ra hay không?
  112. 8) Điều kiện mậu dịch (Tỷ lệ mậu dịch) Terms of Trade (ToT) .Khái niệm: Điều kiện mậu dịch của 1 quốc gia là tương quan giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu .Quốc gia 1: ToT1 = Px/Py .ToT là giá so sánh của sản phẩm X (xuất khẩu) so với sản phẩm Y (nhập khẩu), cho biết 1 đơn vị hàng xuất khẩu (X) đổi được bao nhiêu đơn hàng nhập khẩu (Y). .Quốc gia 2 (bạn hàng nước ngoài): ToT2 = Py/Px = 1/ToT1
  113. . Thực tế, ĐKMD được tính trên cơ sở chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu. IPx Σaipi ToT = = (x100%) IPm Σajpj IPx – Chỉ số giá xuất khẩu trung bình IPm – Chỉ số giá nhập khẩu trung bình ai – Tỷ trọng s/p i trong kim ngạch xuất khẩu pi – Chỉ số giá sản phẩm i xuất khẩu aj – Tỷ trọng s/p j trong kim ngạch nhập khẩu pj – Chỉ số giá sản phẩm j nhập khẩu Khi ĐKMD tăng thường là xu hướng có lợi Khi ĐKMD giảm thường là xu hướng không có lợi
  114. Điều kiện mậu dịch thường phân tích trong dài hạn Trong ngắn hạn, phải chú ý tới nguyên nhân ĐKMD tăng. Ví dụ: . Ví dụ tính toán ToT: . Quốc gia A giai đoạn 1995 – 2005 . IPx = 120% . IPm = 150% . Tính ToT và kết luận
  115. II. LÝ THUYẾT HECKSCHER – OHLIN 1) Các giả thiết của lý thuyết Heckscher – Ohlin. Về Mô hình thương mại: 2x2x2 •Hai quốc gia: quốc gia 1 và quốc gia 2 •Hai sản phẩm: Sản phẩm X và sản phẩm Y •Hai yếu tố SX: Lao động (L) và Tư bản (K). Sản xuất: .Tính thâm dụng yếu tố sản xuất của sản phẩm là không thay đổi: Một sản phẩm sẽ thâm dụng cùng một yếu tố sản xuất tại 2 quốc gia.
  116. .Công nghệ sản xuất như nhau tại 2 QG: Nếu giá so sánh các yếu tố SX như nhau tại 2 quốc gia, thì các nhà sản xuất sẽ sử dụng cùng một số lượng lao động, tư bản cho mỗi đơn vị của cùng 1 sản phẩm tại 2 quốc gia. Thực tế, do giá so sánh của yếu tố sản xuất là khác nhau tại các quốc gia, Các nhà sản xuất sử dụng nhiều tương đối yếu tố sản xuất rẻ hơn để giảm giá thành. Tức là, số lượng lao động và tư bản cho mỗi đơn vị của cùng 1 sản phẩm có thể khác nhau tại hai quốc gia, Nhưng giả thiết “tính thâm dụng yếu tố của sản phẩm là không đổi” phải tuân thủ.
  117. .Chuyên môn hoá không hoàn toàn. .Lợi suất theo quy mô không đổi trong sản xuất (constant returns to scale): Sự gia tăng về cả lao động và tư bản trong sản xuất bất cứ sản phẩm nào sẽ dẫn tới sự gia tăng tương ứng đầu ra của sản phẩm đó Yếu tố sản xuất : .Tự do di chuyển trong khuôn khổ quốc gia. .Không di chuyển giữa các quốc gia. .Các yếu tố sản xuất có giới hạn, sử dụng hoàn toàn.
  118. Thị trường: . Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: sản phẩm và yếu tố sản xuất. . Thương mại quốc tế tự do hoàn toàn . Chi phí vận tải bằng 0. . Thị hiếu tiêu dùng như nhau tại 2 quốc gia: hai quốc gia sẽ có các đường bàng quan đại chúng giống nhau.
  119. 2) Thâm dụng yếu tố (factor intensity) .Sản phẩm X là thâm dụng lao động (labor- intensive) so với sản phẩm Y: nếu tỷ lệ lao động trên tư bản sử dụng trong sản xuất sản phẩm X lớn hơn trong sản xuất sản phẩm Y: Lx Ly (1) Kx > Ky Lx và Kx là số đơn vị lao động và tư bản để sản xuất ra 1 đơn vị X; Ly và Ky là số đơn vị lao động và tư bản để sản xuất ra 1 đơn vị Y. •Sản phẩm Y là thâm dụng tư bản (capital- intensive): nếu tỷ lệ tư bản trên lao động trong sản xuất Y là cao hơn so với X:
  120. Ky Kx (2) ↔ Lx Ly (1) Ly > Lx Kx > Ky .Khi sản phẩm X là thâm dụng lao động thì sản phẩm Y đương nhiên thâm dụng tư bản, và ngược lại. .VÍ DỤ: • Lx = 6 • Ly = 8 • Kx = 2 • Ky = 4 .Sản phẩm nào thâm dụng lao động, tư bản? .1 đơn vị tư bản kết hợp với bao nhiêu đ/v lao động trong sản xuất X, Y. Rút ra kết luận
  121. •Nếu số lượng tư bản sử dụng như nhau, trong sản xuất sản phẩm nào cần nhiều lao động hơn? Rút ra kết luận khi số lượng lao động sử dụng như nhau •S/phẩm nào thâm dụng lao động nếu so sánh: Vải và gạo Sản phẩm dệt may và thép Sản phẩm nông nghiệp và s/p công nghiệp S/p công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng
  122. 3) Dư thừa yếu tố (Factor abundance) .Biểu thị sự dồi dào tương đối giữa hai quốc gia về một yếu tố sản xuất so với yếu tố kia. .2 phương pháp: a)Dư thừa kinh tế (Economic abundance) .Quốc gia 1 dư thừa lao động nếu tỷ lệ giữa giá lao động trên giá tư bản (Giá so sánh của lao động) của QG 1 thấp hơn của QG 2: PL1 PL2 w1 w2 ↔ (3) PK1 < PK2 r1 < r2 PL1, PK1 là giá lao động (tiền lương - w1), và giá tư bản (lãi suất – r1) của QG 1 PL2, PK2 là giá lao động (tiền lương – w2), và giá tư bản (lãi suất – r2) của QG 2
  123. • Quốc gia 2 dư thừa tư bản nếu tỷ lệ giữa giá tư bản trên giá lao động (Giá so sánh tư bản) của QG 2 thấp hơn của QG 1: PK2 PK1 r2 ↔ r1 (4) PL2 < PL1 w2 < w1 .Một quốc gia dư thừa lao động, đồng nghĩa khan hiếm tư bản, và ngược lại.
  124. b) Dư thừa vật thể (Phisical abundance) .Quốc gia 1 dư thừa lao động nếu tỷ lệ giữa tổng số lao động trên tổng số tư bản của quốc gia 1 lớn hơn của quốc gia 2: TL1 TL2 (5) TK1 > TK2 TL1, TK1 là tổng số lao động, tư bản của QG 1 TL2, TK2 là tổng số lao động, tư bản của QG 2 • Quốc gia 2 dư thừa tư bản nếu tỷ lệ giữa tổng số tư bản trên tổng số lao động của quốc gia 2 lớn hơn của quốc gia 1: TK2 TK1 (6) TL2 > TL1
  125. Ví dụ: . TL1 = 80 . TL2 = 100 Việt Nam Nhật Bản . TK1 = 20 . TK2 = 50 •QG nào dư thừa lao động, tư bản? •Điều nào sau đây đúng (dựa vào ví dụ) Quốc gia dư thừa lao động có số lao động tính bình quân trên 1 đơn vị tư bản lớn hơn Quốc gia dư thừa tư bản có số tư bản tính bình quân trên 1 đơn vị lao động lớn hơn Quốc gia có nhiều lao động hơn là quốc gia dư thừa lao động Quốc gia có nhiều tư bản hơn có thể là quốc gia dư thừa tư bản
  126. So sánh 2 phương pháp .Phương pháp nào chính xác hơn? Tại sao?
  127. 4) Nội dung lý thuyết Heckscher - Ohlin a)Định lý Heckscher - Ohlin về mô hình mậu dịch (Heckscher - Ohlin Theorem) Giả thiết: Giống phần 1 Phát biểu: Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm tương đối. Mô hình: .S/p X thâm dụng lao động, Y t/dụng tư bản .QG 1 dư thừa lao động, QG 2 dư thừa tư bản . Mô hình mậu dịch: Quốc gia 1 xuất khẩu X, nhập khẩu Y Quốc gia 2 xuất khẩu Y, nhập khẩu X
  128. Tóm lược: .Thừa nhận thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh, và chỉ ra nguyên nhân của lợi thế so sánh: là sự khác biệt tương đối về cung ứng các yếu tố SX giữa các quốc gia.
  129. LỢIMINH THẾ SOHỌA SÁNH (GIÁ S/SÁNH KHI KHÔNG CÓ T/MẠI) ĐƯỜNG GHKHSX CÁC ĐƯỜNG BÀNG (PPF) QUAN ĐẠI CHÚNG (GIỐNG NHAU) GIÁ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT (GIỐNG NHAU) CẦU YẾU TỐ CUNG YẾU TỐ SẢN XUẤT SẢN XUẤT (GIỐNG NHAU)
  130. Minh họa đồ thị định lý H-O . S/p X thâm dụng lao động S/p Y thâm dụng tư bản. . Quốc gia 1 dư thừa lao động, Quốc gia 2 dư thừa tư bản. ►Cần minh họa: Quốc gia 1 xuất khẩu X, nhập khẩu Y Quốc gia 2 xuất khẩu Y, nhập khẩu X . Đồng nghĩa: Quốc gia 1 có Lợi thế so sánh về X Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về Y
  131. Minh họa đồ thị định lý H-O Y K B’ C’ A’ E ≡ E’ QG 1 BQ 2 BQ 1 A B QG 2 C K’ 0 X
  132. .Khả năng sản xuất sản phẩm X so với Y của quốc gia 1 lớn hơn của quốc gia 2 Đồng nghĩa: khả năng sản xuất s/p Y so với X của quốc gia 2 lớn hơn của quốc gia 1 .Đường PPF của quốc gia 1 nghiêng gần trục hoành biểu thị số lượng sản phẩm X, Đường PPF của quốc gia 2 nghiêng gần trục tung biểu thị số lượng sản phẩm Y .Hai quốc gia có thị hiếu tiêu dùng giống nhau nên hai quốc gia có các đường bàng quan đại chúng giống nhau. Các đường bàng quan là chung cho cả hai quốc gia.
  133. Khi không có thương mại .Đường bàng quan 1 tiếp xúc với đường PPF của quốc gia 1 tại A, với PPF của q/g 2 tại A’. .Điểm A và A’ là điểm cân bằng tự cung tự cấp của quốc gia 1 và quốc gia 2. .Các tiếp tuyến tại A và A’ xác định chi phí cơ hội sản phẩm X (giá so sánh sản phẩm X) tại quốc gia 1 và quốc gia 2 là PA và PA’. .Do PA < PA’ nên quốc gia 1 có lợi thế so sánh về sản phẩm X, Quốc gia 2 – về sản phẩm Y.
  134. Khi có thương mại .Quốc gia 1 chuyên môn hoá sản xuất X, và quốc gia 2 – sản phẩm Y. .Điểm sản xuất của quốc gia 1 di chuyển xuống dưới; CPCHx tăng dần .Điểm sản xuất của quốc gia 2 di chuyển lên trên, CPCHx giảm dần (CPCHy tăng dần) .Chuyên môn hoá diễn ra cho tới khi chi phí cơ hội của X tại hai quốc gia cân bằng: QG 1 sản xuất tại B, QG 2 – tại B’: PB = PB’. .Trên đồ thị mức giá PB = PB’ được biểu thị bằng độ nghiêng của 2 tiếp tuyến: BK ≡ B’K’
  135. .QG 1 xuất khẩu s/p X (BC) và nhập khẩu s/p Y (CE), đạt tới tiêu dùng tại E trên đường bàng quan 2 (tam giác mậu dịch BCE). .QG 2 xuất khẩu s/p Y (B’C’) và nhập khẩu s/p X (C’E’), tiêu dùng tại E’ trên đường bàng quan 2 (tam giác mậu dịch B’C’E’). .E trùng với E’ .Tam giác mậu dịch BCE = B’C’E’ .Tại E và E’ trên bàng quan 2, thoả mãn tiêu dùng của quốc gia 1 và quốc gia 2 đều cao hơn so với tại A và A’ trên bàng quan 1, .Cả hai quốc gia cùng có lợi từ mậu dịch.
  136. THẢO LUẬN a.Trong thời gian gần đây, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giày da, và nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, linh kiện phụ tùng Giải thích dựa trên lý thuyết H-O. b. Cơ cấu thương mại hiện tại giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển có phù hợp với lý thuyết H-O? Minh họa
  137. b) Định lý cân bằng giá yếu tố sản xuất (Factor Price Equalization Theorem) (Định lý Heckscher-Ohlin-Samuelson). Giả thiết: Giống phần 1 Phát biểu: Thương mại quốc tế dẫn tới sự cân bằng giá tương đối và tuyệt đối của các yếu tố sản xuất đồng nhất giữa các quốc gia. .Tư bản đồng nhất: Tư bản có hiệu quả và rủi ro như nhau .Lao động đồng nhất: Lao động có cùng trình độ đào tạo và năng suất lao động như nhau
  138. Chứng minh định lý cân bằng giá YTSX Ví dụ mô hình: giống định lý H-O .S/p X thâm dụng lao động, Y t/dụng tư bản .QG 1 dư thừa lao động, QG 2 dư thừa tư bản . Mô hình mậu dịch: Quốc gia 1 xuất khẩu X, nhập khẩu Y Quốc gia 2 xuất khẩu Y, nhập khẩu X . Khi chưa có mậu dịch: w1 w2 ↔ r2 r1 r1 < r2 w2 < w1 • Khi có mậu dịch: Cần chứng minh: w1 = w2 ↔ r2 = r1 r1 r2 w2 w1
  139. .QG 1 CMH sản xuất X thâm dụng lao động, và cắt giảm sản phẩm Y thâm dụng tư bản, tại QG 1 cầu lao động tăng lên làm cho tiền lương tăng (w1↑). Đồng thời cầu tư bản giảm làm cho lãi suất giảm (r1↓). Như vậy là giá so sánh lao động (w1/r1) tại QG 1 sẽ tăng lên .Quốc gia 2 chuyên môn hoá sản xuất Y, và cắt giảm sản phẩm X. Cầu tư bản tăng, do đó lãi suất tăng (r2↑); cầu lao động giảm làm cho tiền lương giảm (w2↓). Như vậy giá so sánh lao động tại QG 2 (w2/r2) cao hơn sẽ giảm.
  140. .Như vậy thương mại làm cho giá so sánh lao động tại quốc gia 1 tăng lên, giá so sánh lao động tại quốc gia 2 giảm xuống. .Quá trình này diễn ra cho tới khi giá so sánh lao động tại hai quốc gia cân bằng. .Giá so sánh lao động cân bằng cũng đồng nghĩa với giá so sánh tư bản tại hai quốc gia cân bằng. .Giá yếu tố sản xuất cân bằng khi giá so sánh của sản phẩm tại hai quốc gia đạt trạng thái cân bằng
  141. Thực tế: Thực tế: Thương mại quốc tế diễn ra rất tích cực, nhưng sự khác biệt về giá yếu tố sản xuất là rất đáng kể giữa các quốc gia, đặc biệt là tiền lương Nguyên nhân? Xu hướng trong dài hạn: sự cân bằng rõ nét hơn. Tại sao? Xu hướng cân bằng tiền lương khi Việt Nam tham gia thương mại quốc tế? Việt Nam đang mất dần lợi thế nhân công rẻ. Tình hình thực tế. Giải thích bằng lý thuyết. Giải pháp khắc phục
  142. c)Định lý Rybczynski (Rybczynski Theorem) Các giả thiết: Giống các giả thiết của định lý H-O, Và thêm điều kiện là: Giá so sánh của sản phẩm không thay đổi Phát biểu: Sự gia tăng cung của một yếu tố sản xuất sẽ làm tăng sản lượng của sản phẩm thâm dụng yếu tố đó, và làm giảm sản lượng của sản phẩm còn lại. Tỷ lệ tăng sản lượng lớn hơn so với tỷ lệ tăng lượng cung yếu tố sản xuất.
  143. Chứng minh định lý Rybczynski . Sản phẩm X thâm dụng lao động, Sản phẩm Y thâm dụng tư bản. . Quốc gia 1 dư thừa lao động, Quốc gia 2 dư thừa tư bản . Giả sử quốc gia 1 là nhỏ. ?? . Khi có thương mại: ? QG 1 sản xuất tại A và trao đổi thương mại, với chi phí cơ hội bằng giá thế giới Pw. Giả sử: cung lao động tăng Cần chứng minh: Qx ; Qy
  144. Minh họa định lý Rybczynski Y U H CPCHx(A) = PA = Pw Y1 A Y2 A’ CPCHx(A’) = PA’ = Pw 0 X1 F X2 V X
  145. .Cung lao động tăng → Đường đường giới hạn khả năng sản xuất tới vị trí mới là UV: Khả năng sản xuất s/p X tăng lên nhiều hơn so với sản phẩm Y . .Giá so sánh sản phẩm X của thế giới không đổi, trên đường PPF mới UV, điểm sản xuất của quốc gia 1 là A’: Sản lượng X tăng và sản lượng Y giảm. Ý nghĩa: Đánh giá tác động của thay đổi nguồn lực sản xuất tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  146. Cơ cấu kinh tế Việt Nam Cơ cấu kinh tế và thương mại của Việt Nam: Thực tế và tại sao Định hướng chuyển dịch cơ cấu: Thực tế chuyển dịch thế nào, tại sao? Ý kiến đề xuất:
  147. d) Định lý Stolper-Samuelson (Stolper-Samuelson Theorem) Giả thiết: Giống phần 1 Phát biểu: Sự tăng giá so sánh của một sản phẩm sẽ dẫn tới sự tăng giá yếu tố thâm dụng trong sản xuất sản phẩm đó và làm giảm giá của yếu tố còn lại.
  148. Chứng minh định lý Stolper-Samuelson Ví dụ mô hình: Giống định lý Rybczynski .Sản phẩm X thâm dụng lao động, Sản phẩm Y thâm dụng tư bản. .Quốc gia 1 dư thừa lao động, Quốc gia 2 dư thừa tư bản .Giả sử quốc gia 1 là nhỏ. .Giá thế giới s/p X là Pw .Mô hình thương mại là: Quốc gia 1 xuất khẩu X, nhập khẩu Y Quốc gia 2 xuất khẩu Y, nhập khẩu X
  149. Khi tự do thương mại: .QG 1 sản xuất tại A và xuất khẩu s/p X, .CPCH s/p X tại A bằng giá thế giới (Pw) .Giả sử giá thế giới s/p X (Pw) tăng tới P’w .Cần chứng minh: w1 , r1 Giá lao động (w1) tăng, Giá tư bản (r1) giảm . Khi giá thế giới sản phẩm X tăng, . Quốc gia 1 tiếp tục chuyên môn hóa sản xuất s/p X, cắt giảm s/p Y . Kết quả: . Cầu lao động tăng, cầu tư bản giảm . Như vậy: giá lao động (w1) tăng, giá tư bản (r1) giảm
  150. Minh họa định lý Stolper-Samuelson Y U CPCHx(A) = PA = Pw A CPCHx(B) = PB = P’w B 0 V X
  151. Ví dụ tình huống khác: Thảo luận . Quốc gia 1 đánh thuế nhập khẩu . Giá lao động và tư bản thay đổi thế nào?!
  152. Ý nghĩa định lý Stolper-Samuelson: Đánh giá tác động của thương mại quốc tế, các công cụ chính sách thương mại tới phân phối lại thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Ví dụ: . Việt Nam tăng thuế nhập khẩu, thu nhập từ các yếu tố bị ảnh hưởng như thế nào? . Việt Nam tăng thuế xuất khẩu, thu nhập từ các yếu tố bị ảnh hưởng như thế nào?
  153. 5) Kiểm chứng lý thuyết Heckscher-Ohlin: a)Nghịch lý Leontief (Leontief paradox): Leontief kiểm chứng lý thuyết H-O với Mỹ: .Sau thế chiến II, Mỹ là QG dư thừa tư bản. .Mỹ phải xuất khẩu h/hoá thâm dụng tư bản và nhập khẩu h/hoá thâm dụng lao động. .Leontief tính toán và so sánh tỷ lệ tư bản trên lao động (K/L) để sản xuất 1 triệu USD hàng xuất khẩu và 1 triệu USD hàng cạnh tranh trực tiếp với nhập khẩu:
  154. Cách thức tính .Tính chi phí lao động và tư bản cho 1 đơn vị sản phẩm trong tất cả các ngành, (bao gồm cả các sản phẩm trung gian), .Sau đó sử dụng cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ: Tính tỷ lệ K/L để sản xuất 1 triệu USD hàng xuất khẩu và hàng thay thế nhập khẩu (hàng nhập khẩu), trong đó loại ra các mặt hàng trong nước không sản xuất.
  155. (K/L)im  Nếu: xuất khẩu của Mỹ .Kết quả tính toán với số liệu năm 1947 cho thấy nhập khẩu của Mỹ thâm dụng tư bản hơn so với xuất khẩu là 30%. .Năm 1951, nhập khẩu của Mỹ thâm dụng tư bản hơn so với xuất khẩu là 6%, 1962 – 27%.
  156. .Tính toán của Leontief cho thấy Nhật Bản những năm 1950 dư thừa lao động, nhưng xuất khẩu hàng hoá thâm dụng tư bản. Ấn độ dư thừa lao động, xuất khẩu tổng quan là thâm dụng lao động, nhưng xuất khẩu vào Mỹ là thâm dụng tư bản. .Kết quả kiểm nghiệm của Leontief cho thấy lý thuyết H-O không đúng trên thực tế: Quốc gia dư thừa tư bản xuất khẩu sản phẩm thâm dụng lao động, quốc gia dư thừa lao động thì xuất khẩu sản phẩm thâm dụng tư bản.
  157. b) Lý lẽ giải thích nghịch lý Leontief: Sự cần thiết phải phân loại lao động: .Nhà kinh tế Mỹ Donald Keesing phân loại lao động thành 8 loại tương ứng với trình độ tay nghề khác nhau, Và chứng minh rằng Mỹ dư thừa tương đối lao động lành nghề và khan hiếm tương đối lao động giản đơn. .Do đó Mỹ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng lao động lành nghề, Và chi phí cho giáo dục, đào tạo nghề có thể xem như tư bản, thì lý thuyết H-O là đúng.
  158. Bổ sung thêm các yếu tố sản xuất khác, và chia các yếu tố thành các yếu tố đặc thù nhỏ hơn có thể tăng khả năng giải thích của lý thuyết H-O về cơ cấu mậu dịch. Kiểm chứng Leontief chưa tính ảnh hưởng của rào cản thương mại (Chủ yếu hạn chế nhập khẩu sản phẩm thâm dụng lao động). Thị hiếu tiêu dùng Mỹ có truyền thống hướng tới các sản phẩm thâm dụng tư bản hơn so với ở nước ngoài. (phủ nhận giả thiết thị hiếu tiêu dùng như nhau tại hai quốc gia).
  159. c) Kiểm chứng khác .Được thực hiện bởi các nhà kinh tế Mỹ là: Bowen, Leamer và Sveikauskas, .Công bố năm 1987 cho thấy lý thuyết H-O trên thực tế không được tuân thủ tốt trong tất cả các trường hợp: .Với 27 quốc gia và 12 yếu tố sản xuất thì lý thuyết H-O chỉ đúng với 2/3 số lượng yếu tố trong gần 70% các trường hợp. .Điều này một lần nữa khẳng định nghịch lý Leontief rằng lý thuyết H-O không phải là giải thích toàn diện, tốt nhất về mậu dịch quốc tế.
  160. d) Hạn chế khác của lý thuyết H-O Lý thuyết H-O không thể giải thích một số vấn đề khác về mậu dịch quốc tế: Xu hướng gia tăng mậu dịch giữa các nước phát triển từ những năm 1960: Xu hướng gia tăng trao đổi các sản phẩm công nghiệp giống nhau (Cùng nhóm hàng hoá) giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển (Thương mại nội bộ ngành)
  161. CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ THUẾ QUAN. I. Giới thiệu về thuế quan: 1)Khái niệm thuế quan (tariff) : Thuế quan là loại thuế đánh lên hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu khi đi qua biên giới thuế quan.  Phân biệt: ● Thuế quan xuất khẩu ● Thuế quan nhập khẩu . Thuế quan nhập khẩu sử dụng phổ biến. . Thuế quan xuất khẩu ít sử dụng
  162. 2) Chức năng của thuế quan ● Bảo hộ sản xuất trong nước: ● Chức năng thu thuế: ● Điều tiết xuất khẩu: ● Điều tiết tiêu dùng: ● Điều tiết cán cân thanh toán: ● Phân biệt đối xử trong chính sách thương mại:
  163. 3) Phân loại thuế quan (Theo phương pháp tính thuế) 3 loại: Thuế quan tính theo giá trị; Thuế quan tính theo số lượng và Thuế quan hỗn hợp a) Thuế quan tính theo giá trị (Ad valorem duty): Là thuế quan được tính bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá. Ví dụ: Thuế nhập khẩu của xe hơi là 80%, Xe hơi giá $20.000 - chịu thuế 16.000$. Xe hơi giá $30.000 - chịu thuế 24.000$.
  164. Chú ý: ● Giá trị tính thuế (Customs value):  Giá hợp đồng ưu tiên trước nhất:  Giá FOB hoặc Giá CIF (Giá CFR) Giá FOB (Free on Boad) Giá CIF: (Cost, Insurance, Freight) Giá CFR: (Cost and Freight) ● Đặc điểm:  Tương đối đơn giản, công bằng, thuận lợi trong đàm phán cắt giảm thuế quan  Có thể gian lận thương mại
  165. b) Thuế quan tính theo số lượng (Specific duty) – Thuế tuyệt đối Là thuế tính bằng tiền đánh trên mỗi đơn vị vật chất của hàng hoá xuất nhập khẩu, không phụ thuộc vào giá trị hàng hoá. Ví dụ: Thuế đánh vào rượu: $5/chai. Đặc điểm: Không công bằng Thường áp dụng với các sản phẩm đồng nhất: nông sản, khoáng sản, kim loại
  166. c) Thuế quan hỗn hợp (Compound duty) Là hình thức tính thuế kết hợp cả hai cách tính thuế: theo giá trị và theo số lượng. Ví dụ: Thuế quan nhập khẩu xe hơi là thuế quan hỗn hợp, bao gồm: ●Thuế theo giá trị 20% ●Thuế theo số lượng $2.000 mỗi xe. Xe nhập khẩu có giá $20.000; Thuế nhập khẩu: $4.000 + $2.000 = $6.000 -Thuế quan hỗn hợp ít áp dụng. Áp dụng với dạng sản phẩm nào? -Thuế quan tính theo giá trị phổ biến nhất
  167. II. Tác động của thuế quan nhập khẩu ● Khi quốc gia áp dụng thuế quan nhập khẩu:  Giá trong nước sẽ tăng:  Nhà sản xuất có lợi,  Người tiêu dùng thiệt hại  Nhà nước được lợi (thu ngân sách) ● Để đánh giá tác động tổng thể, cần xác định lợi ích và tổn thất nêu trên:  Người tiêu dùng: Thặng dư tiêu dùng  Nhà sản xuất: Thặng dư sản xuất  Ngân sách: Lượng thuế thu từ thuế quan
  168. 1) Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus - CS) Khái niệm: “Thặng dư tiêu dùng biểu thị lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường, là khoản chênh lệch giữa giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả và giá mà họ thực trả theo giá thị trường”. CS = Pmax – Pmark ●Giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả biểu thị bởi đường cầu
  169. Xác định: Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên giá thị trường. Ví dụ: ● Giá thị trường Po: CSo = ABC ● Giá thị trường P1: CS1 = AEF ● Giá tăng từ Po → P1: CS giảm là BCFE ● Giá giảm từ P1 → Po: CS tăng là BCFE
  170. THẶNG DƯ TIÊU DÙNG P A E F P1 C Po B G D 0 Q1 Qo Q
  171. 2) Thặng dư sản xuất: (Producer Surplus - PS) Khái niệm: Thặng dư sản xuất biểu thị lợi ích của nhà sản xuất trên thị trường, là khoản chênh lệch giữa giá bán của nhà sản xuất (giá thị trường) và giá tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn sàng bán. ●Giá tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn sàng bán biểu thị bằng đường cung (chi phí biên). PS = Pmark - Pmin
  172. Xác định: ● Thặng dư sản xuất là diện tích nằm dưới giá thị trường và trên đường cung (đường chi phí biên) Ví dụ: ● Giá thị trường Po: PSo = ABC ● Giá thị trường P1: PS1 = AEF ● Giá tăng từ Po → P1: PS tăng là BCFE ● Giá giảm từ P1 → Po: PS giảm là BCFE
  173. THẶNG DƯ SẢN XUẤT P S E G F P1 Po B C A 0 Qo Q1 Q
  174. 3) Tác động của thuế quan nhập khẩu (trường hợp quốc gia nhỏ) ● Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường sản phẩm X ● Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 ● Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 140 ● Giá thế giới sản phẩm X: Pw = $2
  175. Tác độngP tổng thể của thuếb – tácquan động NK SX Dd E Sd Pcb=4 B C G Pt=3 T=$1 c a b d F Pw=2 A H M N 0 20 40 60 80 100 Q
  176. Khi không có thương mại: ●Cân bằng cung cầu nội địa (Sd = Dd) ●Giá cân bằng: Pcb = $4 ●Lượng cân bằng: Qcb = 60 Khi tự do thương mại: ●Pw = $2 không thay đổi ●Giá trong nước bằng giá thế giới: Pd = Pw = $2 ●Đường thẳng P = 2 là đường cung nhập khẩu: co giãn hoàn toàn ● Tiêu thụ: 100 (tại F) ● Sản xuất: 20 (tại H) ● Nhập khẩu: 80 (HF)
  177. Khi áp dụng thuế quan nhập khẩu: ●áp dụng thuế quan NK: T = $1/1X (t=50%) ●Giá thế giới không thay đổi: Pw = $2 ●Giá trong nước (khi có thuế NK): P’d = $3 ●Đường cung nhập khẩu là đường P’d = 3 ●Tiêu thụ: 80 (tại G) ●Sản xuất: 40 (tại C) ●Nhập khẩu: 40 (CG)
  178. Tác động tổng thể của thuế quan NK: ●Người tiêu dùng thiệt hại (TDTD giảm): ΔCS = – (a+b+c+d) = $90 ●Nhà sản xuất được lợi (TDSX tăng): ΔPS = + a = $30 ●Ngân sách tăng: ΔRev = +c = $40 ●Thay đổi lợi ích ròng của quốc gia 1: ΔG = – (b+d) = $20 Quốc gia 1 chịu tổn thất ròng: (b+d)  Quốc gia nhỏ áp dụng thuế quan nhập khẩu luôn gánh chịu thiệt hại (tổn thất ròng)
  179. Câu hỏi thảo luận: Thuế quan ngăn cấm: Khái niệm: Là thuế quan làm cho nhập khẩu bằng 0 Giá trong nước, tiêu thụ của quốc gia 1 là bao nhiêu nếu: • Áp dụng thuế quan T = $1,5 • Áp dụng thuế quan T = $2 Kết luận ??? • Áp dụng thuế quan T = $2,2
  180. Câu hỏi thảo luận:  Câu nói nào đúng nhất? Thuế quan nhập khẩu tương đương: a) Thuế tiêu thụ b) Thuế tiêu thụ và trợ cấp cho sản xuất c) Thuế tiêu thụ và thuế đối với nhà sản xuất  Cung, cầu nội địa là hàm tuyến tính. Để xác định tổn thất ròng của quốc gia nhập khẩu khi áp dụng thuế nhập khẩu thì cần tối thiểu những thông tin gì?
  181. ☻Vấn đề tham khảo (không bắt buộc): Phân tích ảnh hưởng của thuế quan nhập khẩu (quốc gia nhỏ) từ góc độ thị trường nhập khẩu: quốc gia nhập khẩu là người mua, thế giới là người bán (với ví dụ đã cho): Xem giáo trình ĐH Kinh tế - Luật
  182. 4) Tác động của thuế quan nhập khẩu (trường hợp quốc gia lớn) ☻Vấn đề thảo luận: ???? Có giải thích ● Quốc gia lớn áp dụng thuế quan nhập khẩu ● Giá thế giới? → Quốc gia nhập khẩu ? ● Giá trong nước ? → Quốc gia nhập khẩu? ● Lợi ích tổng thể của QG NK?
  183. Ví dụ thuế quan nhập khẩu (quốc gia lớn) (Vấn đề tham khảo - không bắt buộc): ●Quốc gia 1 lớn so với thế giới trên thị trường sản phẩm X: Cung nội địa s/p X: Sd = 20P – 20 Cầu nội địa s/p X: Dd = – 20P + 140 ●Cung nhập khẩu s/p X: Sm = 100P – 120 ●Khi tự do thương mại: Xác định giá thế giới, giá trong nước, tiêu thụ, sản xuất, nhập khẩu.
  184. ● Áp dụng thuế quan nhập khẩu T = $1,4/1X, Xác định giá thế giới, giá trong nước, tiêu thụ, sản xuất, nhập khẩu, thu ngân sách, tổn thất ròng. Minh họa đồ thị và rút ra kết luận khi Quốc gia lớn áp dụng thuế quan nhập khẩu: ● Giá thế giới ? ● Giá trong nước ? ● Thay đổi lợi ích ròng: có lợi hay bị thiệt hại? ● Thuế quan tối ưu (phụ thuộc yếu tố nào?)
  185. 5) Các tác động khác của thuế quan nhập khẩu:
  186. III. Tỷ lệ bảo hộ thực tế của thuế quan (Effective rate of protection): 1) Thuế quan danh nghĩa (Nominal Tariff): ● Khái niệm “Thuế quan danh nghĩa”: là thuế quan đánh vào sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, hay sản phẩm cuối cùng của một công đoạn sản xuất. ● Thuế quan danh nghĩa không phản ánh hết mức độ bảo hộ thực tế
  187. 2) Tỷ lệ bảo hộ thực tế của thuế quan (Effective rate of protection - ERP): ●Khái niệm: ERP là mức độ bảo hộ đối với sản phẩm cuối cùng của một ngành, tính tới ảnh hưởng của thuế quan danh nghĩa và thuế quan đánh trên các sản phẩm đầu vào, được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của giá trị gia tăng trong nước do tác động của hệ thống thuế quan (thuế quan danh nghĩa và thuế quan đánh trên nguyên liệu đầu vào).
  188. Công thức ERP= Te = V’ – V (1) V ERP = Te = t – aiti (2) 1 – ai ● V – giá trị gia tăng khi tự do thương mại ● V’ – giá trị gia tăng sau khi áp dụng thuế quan (t và ti). ● t – thuế quan danh nghĩa. ● ti – thuế quan đánh vào sản phẩm đầu vào nhập khẩu • ai – tỷ trọng đầu vào nhập khẩu trong giá thành sản phẩm (Khi tự do thương mại).
  189. Ví dụ: Việt Nam sản xuất xe máy ●Khi tự do thương mại: Giá xe máy – $1000 (Pd = Pw = $1000) Linh kiện nhập khẩu – $800 (Mi = $800) V = $200 Giá trị gia tăng trong nước V càng cao càng tốt:?????
  190. ● Áp dụng thuế quan: Thuế xe gắn máy 20% (t = 0,2) Thuế linh kiện 10% (ti = 0,1). Giá xe: Pt = $1200, Linh kiện nhập khẩu – $880 (M’i = $880) V’ = $320
  191. ● Công thức (1): ERP= Te = V’ – V (1) V ERP = Pe = (320 – 200)/200 = 0,6 (60%) ● Công thức (2): ERP = Te = t – aiti (2) 1 – ai ai = 800/1000 = 0,8 ERP = Pe = (0,2 – 0,8*0,1)/(1 – 0,8) = 0,6 (60%)
  192. Câu hỏi thảo luận ● Chính phủ tăng thuế nhập khẩu với linh kiện nhập khẩu tới 20%; 30% Tính tỷ lệ bảo hộ thực tế và giải thích ● Ước lượng tỷ lệ bảo hộ thực tế với ngành sản xuất xe du lịch của Việt Nam
  193. Mối liên hệ giữa ERP (Te), ai, t, ti: ai(t – ti) ERP = Te = t – aiti (2) = t + 1 – ai 1 – ai ● ai = 0 → Te = t ● Leo thang thuế quan ● t = ti → Te = t (Tariff escalation) Gia tăng thuế quan theo ● t > ti → Te > t mức độ gia công của ● t ti) ● t ↑ → Te ↑ → Sản phẩm cuối cùng ● t ↓ → Te ↓ có tỷ lệ bảo hộ thực tế ● ti ↑ → Te ↓ cao (cao hơn thuế quan ● ti ↓ → Te ↑ danh nghĩa) Chính sách “Leo thang thuế quan” khuyến khích phát triển các ngành lắp ráp, tại sao?
  194. IV. Tác động của thuế quan xuất khẩu 1) Tác động của thuế quan xuất khẩu (trường hợp quốc gia nhỏ) ● Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường sản phẩm X ● Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 ● Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 120 ● Giá thế giới sản phẩm X: Pw = $5 Khi không có thương mại: ● Cân bằng cung cầu nội địa (Sd = Dd) ● Giá cân bằng: Pcb = $3,5 ● Lượng cân bằng: Qcb = 50
  195. Tác động tổng thể của thuế quan XK P Sd B H M N F Pw=5 Tx=1 a b c d P’d=4 A C G Pcb=3,5 E Dd 0 20 40 60 80 Q
  196. Khi tự do thương mại: ● Pw = $5 không thay đổi ● Giá trong nước bằng giá thế giới: Pd = Pw = $5 ● Đường thẳng P = 5 là đường cầu xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia 1 Đường cầu xuất khẩu co giãn hoàn hảo? ● Sản xuất: 80 (tại F) ● Tiêu thụ: 20 (tại H) ● Xuất khẩu: 60 (HF)
  197. Khi áp dụng thuế quan xuất khẩu: ●Chính phủ áp dụng thuế quan xuất khẩu: Tx = $1/1X (hay tx = 20%) ●Giá thế giới không thay đổi: Pw = $5 ●Giá trong nước (khi có thuế XK): P’d = $4 ●Đường cầu xuất khẩu là đường P’d = 4 ●Sản xuất: 60 (tại G) ●Tiêu thụ: 40 (tại C) ●Xuất khẩu: 20 (CG)
  198. Tác động tổng thể của thuế quan XK: ● Giá trong nước giảm từ $5 tới $4 ● Nhà sản xuất thiệt hại (TDSX giảm): ΔPS = – (a+b+c+d) ● Người tiêu dùng được lợi (TDTD tăng): ΔCS = + a ● Ngân sách tăng: ΔRev = +c ● Thay đổi lợi ích ròng của QG 1: ΔG = – (b+d) Quốc gia 1 chịu tổn thất ròng: (b+d)  Quốc gia nhỏ áp dụng thuế quan xuất khẩu luôn gánh chịu thiệt hại (tổn thất ròng)
  199. ☻Vấn đề tham khảo (không bắt buộc): Phân tích ảnh hưởng của thuế quan xuất khẩu từ góc độ thị trường xuất khẩu, trong đó quốc gia xuất khẩu là người bán, có cung xuất khẩu: Sx = Sd – Dd; và thế giới là người mua, có cầu xuất khẩu: co giãn hoàn tại Pw = 5 (với ví dụ đã cho)
  200. 2) Tác động của thuế quan xuất khẩu (trường hợp quốc gia lớn) Câu hỏi thảo luận, giải thích: ●Quốc gia lớn áp dụng thuế quan xuất khẩu ●Giá thế giới? → Quốc gia xuất khẩu? ●Giá trong nước ? →Quốc gia xuất khẩu? ●Lợi ích tổng thể của Quốc gia? ●Giải thích thực tế Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như 1 quốc gia lớn. Tại sao OPEC thành công, còn các tổ chức xuất khẩu các sản phẩm khác không thành công
  201. Ví dụ: Tác động của thuế quan xuất khẩu (trường hợp quốc gia lớn) ☻Vấn đề tham khảo (không bắt buộc) ●Quốc gia 1 lớn so với thế giới trên thị trường sản phẩm X: Cung nội địa s/p X: Sd = 20P – 20 Cầu nội địa s/p X: Dd = – 20P + 120 ●Cầu xuất khẩu s/p X: Dx = – 100P + 560 ●Khi tự do thương mại: Xác định giá thế giới, giá trong nước, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu.
  202. ● Áp dụng thuế quan xuất khẩu T = $1,4/1X, Xác định giá thế giới, giá trong nước, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, thu ngân sách, tổn thất ròng. Minh họa đồ thị và rút ra kết luận khi Quốc gia lớn áp dụng thuế quan xuất khẩu: ● Giá thế giới ? ● Giá trong nước ? ● Thay đổi lợi ích ròng: có lợi hay bị thiệt hại? ● Thuế quan tối ưu (phụ thuộc yếu tố nào?)
  203. CHƯƠNG 4: CÁC CÔNG CỤ PHI THUẾ QUAN I. Các biện pháp hạn chế số lượng 1) Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quota): Khái niệm hạn ngạch (Quota): “Hạn ngạch là biện pháp hạn chế số lượng, ấn định số lượng tối đa của một sản phẩm được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép xuất nhập khẩu”. ●Hạn ngạch được phân bổ thông qua đấu thầu hoặc cơ chế cấp phát “cho không” ●Phân biệt: Hạn ngạch XK và Hạn ngạch NK
  204. Tác động hạn ngạch nhập khẩu (trường hợp quốc gia nhỏ) Ví dụ: ● Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường sản phẩm X ● Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 ● Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 140 ● Giá thế giới sản phẩm X: Pw = $2 Khi không có thương mại: ● Cân bằng cung cầu nội địa (Sd = Dd) ● Giá cân bằng: Pcb = $4; ● Lượng cân bằng: Qcb = 60
  205. Tác động tổng thể của hạn ngạch NK Sd P Dd E Sd+q Pcb=4 B C G P’d=3 c $1 a b d F Pw=2 A H M N 0 20 40 60 80 100 Q
  206. Khi tự do thương mại: ●Pw = $2 không thay đổi ●Giá trong nước bằng giá thế giới: Pd = Pw = $2 ●Đường thẳng P = 2 là đường cung nhập khẩu sản phẩm X ● Tiêu thụ: 100 (tại F) ● Sản xuất: 20 (tại H) ● Nhập khẩu: 80 (HF)
  207. Khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu: ●Chính phủ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu: q = 40 đơn vị ●Giá thế giới không thay đổi: Pw = $2 ●Xác định giá trong nước P’d: ●Cung trên thị trường trong nước: Sd+q = Sd + q = 20P – 20 + 40 = 20P + 20 Sd+q = Dd ↔ 20P + 20 = – 20P + 140 → P’d = $3 ●Tiêu thụ: 80 (tại G) ●Sản xuất: 40 (tại C) ●Nhập khẩu: 40 (CG) = q
  208. Tác động tổng thể của hạn ngạch NK: ●Người tiêu dùng thiệt hại (TDTD giảm): ΔCS = – (a+b+c+d) = $90 ●Nhà sản xuất được lợi (TDSX tăng): ΔPS = + a = $30 ●Ngân sách tăng (nếu đấu giá hạn ngạch): ΔRev = + c = $40 Nếu phân bổ “cho không”: c – Thu nhập của các nhà nhập khẩu, làm tăng lợi ích QG 1 ●Thay đổi lợi ích ròng của quốc gia 1: ΔG = – (b+d) = $20 Quốc gia 1 (nhỏ) áp dụng hạn ngạch nhập khẩu luôn gánh chịu tổn thất ròng: – (b+d)
  209. Thuế quan tương đương của hạn ngạch ●Hạn ngạch 40 đơn vị và thuế quan T = $1 (t=50%) tác động như nhau tới giá trong nước, sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu, ngân sách (đấu giá hạn ngạch), lợi ích tổng thể. ●Thuế quan T = $1 (t=50%) là thuế quan tương đương của hạn ngạch 40 đơn vị. ●Thuế quan tương đương của hạn ngạch là thuế quan có tác động tới giá trong nước giống như hạn ngạch.
  210. ☻Vấn đề thuyết trình: Sự khác biệt giữa thuế quan tương đương và hạn ngạch nhập khẩu ●Khi hạn ngạch phân bổ “cho không” thì thu nhập “c” thuộc các nhà nhập khẩu ●Mức độ bảo hộ của hạn ngạch chặt chẽ hơn so với thuế quan tương đương Biểu hiện: Trường hợp cầu trong nước tăng Trường hợp giá thế giới giảm So sánh tác động tới giá trong nước, tiêu thụ, sản xuất, nhập khẩu giữa thuế quan tương đương và hạn ngạch!!!
  211. Câu hỏi thảo luận: Xác định: giá trong nước, tiêu thụ, sản xuất, nhập khẩu của QG 1 nếu áp dụng hạn ngạch: ● 60 đơn vị; 80 đơn vị; 100 đơn vị; 120 đơn vị ● Hạn ngạch có tác động khi nào? ☻Vấn đề tham khảo (không bắt buộc): Phân tích tác động của hạn ngạch nhập khẩu từ góc độ thị trường nhập khẩu: quốc gia nhập khẩu là người mua, thế giới là người bán (với ví dụ trên)
  212. ☻Vấn đề thảo luận: Tác động của hạn ngạch nhập khẩu (trường hợp quốc gia lớn) Quốc gia lớn áp dụng hạn ngạch có tác động như thế nào tới giá thế giới, giá trong nước, sản xuất, tiêu thụ, nhập khẩu và lợi ích của quốc gia lớn? Giải thích Ví dụ (tham khảo không bắt buộc): ● Quốc gia 1 lớn so với thế giới trên thị trường sản phẩm X ● Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 ● Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 140 ● Cung nhập khẩu sản phẩm X: Sm = 100P – 120
  213. ● Khi tự do thương mại: Xác định giá thế giới, giá trong nước, tiêu thụ, sản xuất, nhập khẩu. ●Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu q = 40 đơn vị sản phẩm X, Xác định giá thế giới, giá trong nước, tiêu thụ, sản xuất, nhập khẩu, thu ngân sách, tổn thất ròng. Từ ví dụ rút ra kết luận chung
  214. 2) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraints - VER) ●Khái niệm HCXKTN: là biện pháp hạn chế xuất khẩu, áp dụng “tự nguyện” bởi quốc gia xuất khẩu trước áp lực của quốc gia nhập khẩu, nếu không quốc gia nhập khẩu sẽ đơn phương áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. ●Đối với quốc gia xuất khẩu: Tác động của HCXKTN gần giống hạn ngạch xuất khẩu ●Đối với quốc gia nhập khẩu: Tác động của HCXKTN gần giống hạn ngạch nhập khẩu.
  215. Phân tích tác động của hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với quốc gia nhập khẩu Ví dụ: giống hạn ngạch nhập khẩu ● Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường sản phẩm X ● Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 ● Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 140 ● Giá thế giới sản phẩm X: Pw = $2 ● Phân tích và so sánh các tình huống tự do thương mại và tình huống quốc gia xuất khẩu (QG 2) hạn chế xuất khẩu tự nguyện là 40 đơn vị và rút ra kết luận. ● Xem thêm phần câu hỏi
  216. 3) Hạn ngạch xuất khẩu (thuyết trình) ● Hạn ngạch xuất khẩu có tác động tương tự như thuế quan xuất khẩu: Giá trong nước? Sản xuất? Tiêu thụ? Xuất khẩu? ● Hạn ngạch xuất khẩu có tác động hạn chế chặt chẽ hơn so với thuế quan xuất khẩu tương đương. Tại sao? ● Trường hợp quốc gia lớn áp dụng hạn ngạch xuất khẩu tương tự quốc gia lớn áp dụng thuế xuất khẩu
  217. Ví dụ: Tác động của hạn ngạch xuất khẩu (quốc gia nhỏ) ●Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới (sản phẩm X) Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 120 Giá thế giới sản phẩm X: Pw = $5 ●Phân tích khi tự do thương mại và tác động của hạn ngạch xuất khẩu 20 đơn vị và rút ra kết luận. ●Áp dụng hạn ngạch xuất khẩu 40, 60, 80 thì tác động như thế nào (giá, xuất khẩu, )?
  218. Vấn đề thuyết trình: Điều tiết xuất khẩu gạo của Việt Nam ●Điều tiết xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay? Bất cập gì? Có hay không hiện tượng nông dân bị ép giá lúa gạo? ●Đối với xuất khẩu gạo, Việt Nam nên sử dụng hạn ngạch hay thuế xuất khẩu, hoặc kết hợp cả hai công cụ để đảm bảo an ninh lương thực? Tại sao? (Mục đích an ninh lương thực: giá trong nước không quá cao, để đảm bảo tiêu thụ trong nước, nhưng cũng không quá thấp để đảm bảo thu nhập cho nông dân trồng lúa)
  219. 4) Hạn ngạch thuế quan (Tariff quota) ●Khái niệm: Hạn ngạch thuế quan là dạng thuế quan có thuế suất thay đổi theo số lượng nhập khẩu: Khi nhập khẩu trong giới hạn của hạn ngạch thuế quan thì thuế suất áp dụng là thuế suất cơ sở (within-quota rate) – thuế suất trong hạn ngạch (thấp) Số lượng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thuế quan thì chịu thuế suất cao hơn (over- quota rate) – thuế suất ngoài hạn ngạch Xem thêm câu hỏi
  220. Ví dụ: Tác động hạn ngạch thuế quan (trường hợp quốc gia nhỏ) – Không bắt buộc ●Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường sản phẩm X ●Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 ●Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 140 ●Giá thế giới sản phẩm X: Pw = $2 ●Chính phủ áp dụng hạn ngạch thuế quan: Twq = $0,5 trong hạn ngạch qt = 20 đơn vị Toq = $1 với nhập khẩu vượt hạn ngạch 20 Phân tích tác động của hạn ngạch thuế quan Áp dụng hạn ngạch thuế quan là: 50, 60, 80. Xác định giá trong nước trong từng trường hợp. Rút ra nhận xét
  221. II. Các công cụ tài chính 1) Trợ cấp (subsidy): Khái niệm: Trợ cấp là hỗ trợ tài chính của chính phủ, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho các nhà sản xuất cạnh tranh với nhập khẩu hoặc các nhà xuất khẩu. Phân biệt: Trợ cấp trực tiếp và gián tiếp ●Trợ cấp trực tiếp: là khoản hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách để bù đắp chênh lệch giữa chi phí và doanh thu của các nhà sản xuất. Trợ cấp trực tiếp bị cấm bởi WTO, và quá lộ liễu, có thể bị trả đũa
  222. ●Trợ cấp gián tiếp: trợ cấp thông qua các ưu đãi mà chính phủ dành cho các nhà sản xuất: ưu đãi thuế thu nhập, thuế quan nhập khẩu, bảo hiểm, tín dụng ưu đãi, trợ giá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển, ●Đọc thêm về Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (hàng công nghiệp) và Hiệp định nông nghiệp (hàng nông sản) của WTO
  223. a) Trợ cấp xuất khẩu (export subsidy): Tác động của trợ cấp xuất khẩu (quốc gia nhỏ) ● Quốc gia 1 nhỏ (sản phẩm X) ● Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 ● Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 120 ● Giá thế giới sản phẩm X: Pw = $4 Khi tự do thương mại: ● Pw = $4 không thay đổi ● Giá trong nước bằng giá thế giới: Pd=Pw=$4 ● Đường thẳng P = 4 là đường cầu xuất khẩu ● Sản xuất: 60 (tại F) ● Tiêu thụ: 40 (tại H) ● Xuất khẩu: 20 (HF)
  224. Tác động tổng thể của trợ cấp XK P Sd B H F P’d=5 a c s=1 b d Pw=4 A M C G N Dd 0 20 40 60 80 Q
  225. Khi áp dụng trợ cấp xuất khẩu ● Chính phủ áp dụng trợ cấp xuất khẩu: S = $1/1X ● Giá thế giới không thay đổi: Pw = $4 ● Giá trong nước (khi trợ cấp): P’d = $5 ● Đường cầu xuất khẩu là đường P’d = 5 ● Sản xuất: 80 (tại G) ● Tiêu thụ: 20 (tại C) ● Xuất khẩu: 60 (CG)
  226. Tác động tổng thể của trợ cấp XK: ● Giá trong nước tăng từ $4 tới $5 ● Nhà sản xuất được lợi (TDSX tăng): ΔPS = + (a+b+c) ● Người tiêu dùng thiệt hại (TDTD giảm): ΔCS = – (a+b) ● Ngân sách giảm: ΔRev = – (b+c+d) ● Thay đổi lợi ích ròng của quốc gia 1: ΔG = – (b+d)  Quốc gia nhỏ áp dụng trợ cấp xuất khẩu luôn gánh chịu thiệt hại (tổn thất ròng)
  227. Tác động của trợ cấp xuất khẩu (trường hợp quốc gia lớn) Câu hỏi thảo luận: Quốc gia lớn áp dụng trợ cấp xuất khẩu, tác động tới giá thế giới, giá trong nước, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, lợi ích như thế nào? ●Giá thế giới? →Quốc gia xuất khẩu? ●Giá trong nước? → Quốc gia xuất khẩu? ●Lợi ích tổng thể của Quốc gia lớn?
  228. b) Trợ cấp trong nước (Domestic subsidy) Khái niệm: là trợ cấp dành cho các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh với nhập khẩu ☻Câu hỏi thuyết trình: Phân tích tác động của trợ cấp trong nước (thông qua ví dụ và rút ra kết luận): So sánh trợ cấp trong nước với thuế quan nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước và rút ra kết luận
  229. Ví dụ trợ cấp trong nước Quốc gia 1 nhỏ (sản phẩm X) Cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20 Cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 20P + 140 Giá thế giới sản phẩm X: Pw = $2 ●Chính phủ trợ cấp trong nước $1 (cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất). ●Đánh giá tác động (tới giá thế giới, trong nước, tiêu dùng, sản xuất, nhập khẩu, lợi ích, ●So sánh trợ cấp trong nước $1 với thuế quan NK $1 và hạn ngạch NK 40 đơn vị, từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước và rút ra kết luận
  230. 2) Bán phá giá (Dumping): Khái niệm: Bán phá giá là phân biệt giá quốc tế, khi doanh nghiệp xuất khẩu bán sản phẩm trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn giá bình thường ● Giá bình thường:  Thông thường: giá bán trên thị trường trong nước của quốc gia xuất khẩu  Giá của một quốc gia thứ 3 (khi quốc gia xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường, .)
  231. Các dạng bán phá giá: ●Bán phá giá không thường xuyên (Sporadic Dumping): Sử dụng khi khó khăn trong tiêu thụ, khi thâm nhập thị trường mới ●Bán phá giá có chủ định (chớp nhoáng) – (Predatory Dumping): Hạ giá xuất khẩu tạm thời có chủ ý nhằm loại đối thủ cạnh tranh. ●Bán phá giá bền vững (persistent dumping): hay Phân biệt giá quốc tế (International Price Discrimination): Khi nhà SX bán S/p với giá cao ở thị trường trong nước, với giá thấp hơn ở thị trường nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
  232. ●Điều kiện để doanh nghiệp phân biệt giá quốc tế là cầu nội địa kém co giãn hơn so với cầu thị trường nước ngoài WTO và vấn đề bán phá giá: ●Bán phá giá bị cấm bởi WTO, luật chống phá giá của các quốc gia. ●Khi bán phá giá được chứng minh, quốc gia nhập khẩu có quyền đánh thuế chống bán phá giá (Các biện pháp chống bán phá giá) ●Thuế chống bán phá giá là thuế quan có tính tạm thời với mục đích triệt tiêu những tác động tiêu cực của bán phá giá.
  233. ●Biên độ phá giá: Chênh lệch giữa giá bình thường và giá xuất khẩu bán phá giá ●Thuế chống bán phá giá không cao hơn biên độ phá giá
  234. Các biện pháp chống bán phá giá (Antidumping Measures) ngày càng được sử dụng phổ biến như một công cụ bảo hộ mậu dịch???? ● Nguyên nhân: (sinh viên phát biểu)
  235. III. Các biện pháp hạn chế thương mại ngầm (trá hình): ● Rào cản kỹ thuật (Technical Barriers): ● Thuế và phí đối với hàng hoá nhập khẩu (Domestic Taxes and Charges): ● Chính sách mua sắm chính phủ (state procurement): ● Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu: ● Các biện pháp chống bán phá giá ●
  236. 1) Rào cản kỹ thuật (Technical Barriers): ● Là các qui định kỹ thuật, hành chính, thủ tục, pháp lý , mà các quốc gia đề ra có tác động cản trở, hạn chế nhập khẩu hàng hoá. ● Phổ biến nhất là các qui định có tính kỹ thuật: Tiêu chuẩn chất lượng, Chứng chỉ chất lượng, Các yêu cầu đặc biệt về bao bì, nhãn mác, Các chỉ tiêu an toàn vệ sinh, Luật về bảo vệ người tiêu dùng, Các qui định về môi trường, Thủ tục hải quan, Các qui định quốc tế về lao động
  237. 2) Thuế và phí (Domestic Taxes and Charges) ● Hàng hoá nhập khẩu có thể bị đánh thuế trực tiếp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, ), ● Chịu các loại phí hải quan, phí cảng, lưu kho, ● Vai trò của thuế và phí hiện nay đã giảm. WTO đề ra những qui định rõ ràng về thuế và phí nhằm hạn chế tối đa lạm dụng thuế phí hạn chế thương mại.
  238. 3) Chính sách mua sắm chính phủ (state procurement): ● Chính phủ thường ưu tiên các nhà sản xuất trong nước trong việc cung cấp cho các cơ quan của chính phủ, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước. ● Hiện tại hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO là hiệp ước không bắt buộc, chỉ có hiệu lực đối với các thành viên tham gia hiệp ước. ● Việt Nam và mua sắm chính phủ:
  239. 4) Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu: ●Quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu đối với hàng hoá bán trên thị trường nội địa nhằm phát triển công nghiệp địa phương. ●Tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu thường được áp dụng như một điều kiện gia nhập 1 số ngành. ●Hai biện pháp nói trên đều bị cấm trong khuôn khổ WTO (Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại của WTO). 5) Các biện pháp chống bán phá giá (Antidumping Measures) ●Đã nói trong phần “Bán phá giá)
  240. IV. Chủ nghĩa bảo hộ từ giác độ kinh tế, chính trị. ☻Vấn đề thuyết trình ●Trong chính sách thương mại hiện nay của mỗi quốc gia tồn tại song song hai sắc thái trái ngược nhau: bảo hộ mậu dịch và tự do thương mại. ●Đề cập các quan điểm, lý lẽ biện hộ cho chính sách bảo hộ mậu dịch, đặc biệt bằng thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng. Tham khảo thêm giáo trình của ĐH Kinh tế TP.HCM, Chú ý thêm các lí lẽ khác: anh ninh kinh tế, quốc phòng,
  241. CHƯƠNG 5: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ I. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 1) Hiệp ước mậu dịch ưu đãi (Preferential trade agreement) – Câu lạc bộ mậu dịch ưu đãi Đặc tính: ● Là hình thức liên kết thấp nhất, ● Ưu đãi là sự cắt giảm thuế quan. ● Áp dụng như giai đoạn chuẩn bị.
  242. 2) Khu vực mậu dịch tự do (Free trade area) Đặc tính: ● Tự do thương mại nội bộ: Xoá bỏ mọi rào cản thuế quan và phi thuế quan trong thương mại nội bộ ● Tự do lựa chọn chính sách thương mại với bên ngoài. ● Cơ quan điều hành gọn nhẹ: ● Là hình thức phổ biến nhất Các khu vực mậu dịch tự do lớn: ●NAFTA (Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ), ●AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN)
  243. ●SAFTA (Khu vực tự do Nam Á) ●Các hiệp định tự do thương mại song phương: ASEAN – Trung Quốc; ASEAN – Hàn Quốc ; ASEAN – Ấn Độ; Hiệp định hợp tác kinh tế Việt – Nhật, 3) Liên hiệp thuế quan (Customs Union) Đặc tính: ● Tự do thương mại nội bộ ● Chính sách thương mại chung với bên ngoài Chính sách thuế quan và phi thuế quan ● Là hình thức ít phổ biến
  244. 4) Thị trường chung (Common Market) Đặc tính: ● Có các đặc tính của Liên hiệp thuế quan:  Tự do thương mại nội bộ  Chính sách thương mại chung với bên ngoài ● Tự do di chuyển các nguồn lực: vốn và lao động giữa thành viên. Thực tế: Liên minh Châu Âu đạt tới ● Các thị trường chung khác: không hiệu quả.
  245. 5) Liên minh kinh tế (Economic Union)  Đặc tính: ●Có các đặc tính của Thị trường chung: (Tự do thương mại nội bộ, chính sách thương mại chung với bên ngoài, tự do di chuyển nguồn lực sản xuất) ●Hài hoà và thống nhất chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực trọng yếu: Ngoại hối, tài khoá (ngân sách), thuế, tài chính-tiền tệ, các chính sách xã hội Liên minh kinh tế có thể sử dụng đồng tiền chung → Liên minh tiền tệ. ●Liên minh Châu Âu hiện đang trong giai đoạn Liên minh kinh tế. ●Liên minh tiền tệ sử dụng Euro: 17 quốc gia.
  246. II. Lý thuyết về liên hiệp thuế quan Nguyên tắc phân tích: So sánh mậu dịch sau khi với trước khi thành lập liên hiệp thuế quan: Sự thành lập liên hiệp thuế quan làm phát sinh 2 nhóm hiệu ứng: ● Hiệu ứng tĩnh (Static effects): Là hiệu ứng xuất hiện ngay sau khi thành lập liên hiệp thuế quan ● Hiệu ứng động (Dynamic effects): Là hiệu ứng xuất hiện muộn hơn trong hoạt động của liên hiệp thuế quan.
  247. 1) Tạo lập mậu dịch (Trade creation) a) Khái niệm: Tạo lập mậu dịch là sự gia tăng thương mại do cắt giảm thuế quan, trong đó sản phẩm nội địa với chi phí SX cao hơn được thay thế bằng nhập khẩu với chi phí SX thấp hơn. b) Tác động của tạo lập mậu dịch: ●3 quốc gia: QG 1, QG 2, QG 3 ●QG 1 nhỏ so với QG 2 và QG 3 ●Thị trường nội địa của QG 1: Cung nội địa: Sd = 20P – 20; Cầu nội địa: Dd = – 20P + 140 ●Giá tại QG 2: P2 = $2; Giá tại QG 3: P3 = $2,5
  248. Khi chưa thành lập LHTQ ● QG 1 áp dụng thuế quan nhập khẩu T=$1 không phụ thuộc xuất xứ ● QG 1 nhập khẩu từ QG 2 ● Giá tại QG 1: P1 = $3 (P2+T) ● Tiêu thụ: 80 (G) ● Sản xuất: 40 (C) ● Nhập khẩu: 40 (CG) từ QG 2 ● Thu ngân sách: MNGC
  249. Sau khi thành lập LHTQ ● QG 1 và QG 2 thành lập LHTQ  Thuế quan nội bộ: T12 = 0  Thuế quan với bên ngoài: Tbn = $1 ● QG 1 nhập khẩu từ QG 2 ● Giá tại QG 1: P’1 = $2 ● Tiêu thụ: 100 (F) ● Sản xuất: 20 (H) ● Nhập khẩu: 80 (HF) từ QG 2 ● Có hiệu ứng tạo lập mậu dịch: Nhập khẩu của QG 1 tăng từ 40 tới 80 ● Khối lượng tạo lập mậu dịch: HF – CG = HM + NF = 40 (80-40)
  250. Tác động tạo lập mậu dịch P Dd Sd B C G P1=3 a c T=$1 b d P’1=2 A H M N F 0 20 40 60 80 100 Q
  251. ● Chỉ có tạo lập mậu dịch (không có chuyển hướng mậu dịch): QG 1 vẫn nhập khẩu từ GQ 2 ● LHTQ (QG 1 và QG 2) chỉ làm phát sinh hiệu ứng tạo lập mậu dịch (Không có chuyển mậu dịch) gọi là Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch
  252. Tác động tạo lập mậu dịch (TLMD) QG 1 (Quốc gia có mậu dịch tạo lập) ● Người tiêu dùng: được lợi TDTD↑: ΔCS = –(a+b+c+d) ● Nhà sản xuất: thiệt hại TDSX↓: ΔPS = –a ● Ngân sách: giảm ΔRev = –c ● Thay đổi lợi ích ròng của quốc gia 1: ΔG = +(b+d) QG 1 được lợi (lợi ích ròng): +(b+d) ● Quốc gia có mậu dịch tạo lập luôn thu lợi  Lợi ích ròng (b+d) là lợi ích tạo lập mậu dịch  (Là lợi ích từ cắt giảm thuế quan NK (T=$1)
  253. ● Lợi ích ròng bao gồm:  Tác động sản xuất: b  Tác động tiêu dùng: d ● Lợi ích ròng của QG 1 (QG có mậu dịch tạo lập: (b+d) – Lợi ích TLMD phụ thuộc:  Thuế quan cắt giảm (T):?  Hệ số co giãn cung nội địa:?  Hệ số co giãn cầu nội địa:? QG 2 (QG thành viên xuất khẩu) ● Lợi ích tăng (do gia tăng xuất khẩu) QG 3 (QG bên ngoài LHTQ) ● Lợi ích tăng ● (Lợi gián tiếp do lợi ích của LHTQ tăng)
  254. GHI NHỚ Bản chất Lợi ích tạo lập mậu dịch chính là Lợi ích từ cắt giảm thuế quan, hay Lợi ích tự do hóa thương mại Lợi ích của các quốc gia: ● Quốc gia 1 (QG có mậu dịch tạo lập): Luôn thu lợi ● Quốc gia 2 (QG thành viên xuất khẩu): Lợi ích tăng (do gia tăng xuất khẩu) ● Quốc gia 3 (QG bên ngoài LHTQ): Lợi ích tăng (Lợi gián tiếp)
  255. 2) Chuyển hướng mậu dịch (Trade diversion) a) Khái niệm: Chuyển hướng mậu dịch là sự thay thế nhập khẩu từ một nước ngoài LHTQ có chi phí sản xuất thấp hơn, bằng nhập khẩu từ nước thành viên có chi phí sản xuất cao hơn do ưu đãi thuế quan nội bộ. b) Tác động của chuyển hướng mậu dịch: ● 3 quốc gia: QG 1, QG 2, QG 3 ● QG 1 nhỏ so với QG 2 và QG 3 ● Thị trường nội địa của QG 1: Cung nội địa: Sd = 20P – 20; Cầu nội địa: Dd = – 20P + 140 ● Giá tại QG 2: P2 = $2; Giá tại QG 3: P3 = $2,5
  256. Khi chưa thành lập LHTQ (giống phần 1) ● QG 1 áp dụng thuế quan nhập khẩu T=$1 không phụ thuộc xuất xứ ● QG 1 nhập khẩu từ QG 2 ● Giá tại QG 1: P1 = $3 (P2+T) ● Tiêu thụ: 80 (G) ● Sản xuất: 40 (C) ● Nhập khẩu: 40 (CG) từ QG 2 ● Thu ngân sách: MNGC
  257. Sau khi thành lập LHTQ ● QG 1 và QG 3 thành lập LHTQ  Thuế quan nội bộ: T13=0  Thuế quan với bên ngoài: Tbn=$1 ● QG 1 nhập khẩu từ QG 3 ● Giá tại QG 1: P’1 = $2,5 ● Tiêu thụ: 90 (K) ● Sản xuất: 30 (I) ● Nhập khẩu: 60 (IK) từ QG 3 ● Có hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch: QG 1 chuyển nhập khẩu từ QG 2 sang QG 3 ● Khối lượng mậu dịch chuyển hướng: CG=20
  258. Tác động chuyển hướng mậu dịch P Dd Sd B C G P1=3 a b c d $0,5 P’1=2,5 I L e U K 2 A H M N F 0 30 40 80 90 Q
  259. ● Có hiệu ứng tạo lập mậu dịch: Nhập khẩu tăng từ 40 tới 60 ● Khối lượng tạo lập mậu dịch: IK – CG = IL + UK = 20 (60 – 40) ● Còn có tạo lập mậu dịch ● LHTQ (QG 1 và QG 3) làm phát sinh hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch, gọi là Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch
  260. Tác động chuyển hướng mậu dịch QG 1 (Quốc gia có mậu dịch chuyển hướng) ● Người tiêu dùng: được lợi TDTD↑: ΔCS = –(a+b+c+d) ● Nhà sản xuất: thiệt hại TDSX↓: ΔPS = –a ● Ngân sách: giảm ΔRev = –(c+e) ● Thay đổi lợi ích ròng của quốc gia 1: ΔG = +(b+d) – e ● Quốc gia có mậu dịch chuyển hướng có thể thu lợi, có thể thiệt hại  Lợi ích ròng (b+d) là lợi ích tạo lập mậu dịch  (Là lợi ích từ cắt giảm thuế quan NK (T=$1)
  261. ●Thay đổi Lợi ích ròng bao gồm 2 phần: Tác động TLMD: +(b+d), gia tăng lợi ích Tác động CHMD: (–e), gây tổn thất. Ý nghĩa của (-e): Tác động tổng thể (b+d)-e phụ thuộc: ●Lợi ích tạo lập mậu dịch (b+d) phụ thuộc: Thuế quan cắt giảm (T) Hệ số co giãn cung nội địa Hệ số co giãn cầu nội địa ●Tác động CHMD (–e) – thiệt hại, phụ thuộc: Chênh lệch chi phí sản xuất giữa LHTQ và bên ngoài (đoạn NU) Thuế quan đánh ra bên ngoài
  262. QG 3 (QG thành viên xuất khẩu) ● Lợi ích tăng (do gia tăng xuất khẩu) QG 2 (QG bên ngoài LHTQ) ● Lợi ích giảm ● (Không còn xuất khẩu vào quốc gia 1)
  263. 3) Các lợi ích khác của liên hiệp thuế quan a) Các lợi ích tĩnh khác: ● Giảm chi phí hành chính, chi phí kinh doanh ● Cải thiện điều kiện mậu dịch của LHTQ ● Tăng vị thế của các thành viên trong đàm phán thương mại song và đa phương b) Các lợi ích động: ● Nâng cao năng lực cạnh tranh của các QG thành viên ● Lợi ích từ “hiệu quả theo quy mô” ● Tăng thu hút đầu tư nước ngoài ● Thúc đẩy cải cách kinh tế-xã hội ● Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác
  264. 4) Một số quy luật chung thực tế để Liên hiệp thuế quan có hiệu quả cao ● Mức thuế quan ở các nước thành viên trước khi thành lập LHTQ càng cao thì khả năng tạo lập mậu dịch vượt trội càng cao; ngược lại, mức thuế quan càng thấp thì khả năng vượt trội của chuyển hướng mậu dịch càng cao ● Thuế quan chung của liên hiệp thuế quan đối với bên ngoài càng thấp thì khả năng vượt trội của của hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch càng nhỏ ● Sự gần gũi địa lý giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả liên kết
  265. ●Số lượng các quốc gia thành viên càng nhiều và qui mô của các quốc gia càng lớn thì khả năng tạo lập mậu dịch vượt trội so với chuyển hướng mậu dịch càng cao. ●Các quốc gia có trình độ phát triển càng cao, càng tương đồng và mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên càng cao thì xác suất vượt trội của tạo lập mậu dịch so với chuyển hướng mậu dịch càng cao. ●Khối lượng mậu dịch giữa các thành viên trước khi thành lập liên hiệp thuế quan càng lớn thì khả năng tạo lập mậu dịch càng lớn. Thuyết trình: Liên minh Châu Âu (EU): Quá trình hình thành và phát triển
  266. Bài đọc thêm ● Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ● Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ● Liên minh Châu Âu (EU) ● Thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR Tài liệu: ● Quan hệ Kinh tế Quốc tế (Võ Thanh Thu) ● Kinh tế học Quốc tế (Hoàng Thị Chỉnh) ● Kinh tế đối ngoại Việt Nam (Nguyễn Văn Trình) ● Các liên kết kinh tế thương mại quốc tế (Nguyễn Vũ Hoàng). ● Các trang web
  267. CHƯƠNG 6: DI CHUYỂN QUỐC TẾ CÁC NGUỒN LỰC Khi nghiên cứu thương mại, giả thiết không có di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia Thực tế: vốn và lao động di chuyển giữa các quốc gia, đặc biệt là vốn Nguyên tắc di chuyển nguồn lực: từ nơi giá thấp tới nơi giá cao Khi nghiên cứu tác động của di chuyển nguồn lực, giả thiết rằng không có thương mại hàng hóa. Nguyên nhân: Di chuyển nguồn lực và thương mại hàng hóa có thể thay thế cho nhau???
  268. I. DI CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ Khái niệm: Di chuyển vốn quốc tế là sự vận động của vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác, nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối ưu. 1) Các hình thức di chuyển vốn quốc tế: a) Phân loại theo hình thức đầu tư: Vốn vay, tín dụng Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp
  269. b) Phân loại theo thời hạn đầu tư: Vốn trung hạn và dài hạn: Có thời hạn đầu tư, cho vay dài hơn 1 năm. Đầu tư trực tiếp, vốn vay nhà nước, một phần đầu tư gián tiếp là vốn trung, dài hạn. Vốn ngắn hạn: thời hạn dưới 1 năm. Chủ yếu là tín dụng thương mại và đầu tư gián tiếp. c) Phân loại theo nguồn gốc sở hữu: Vốn nhà nước hay vốn chính thức (Official Capital): là nguồn vốn chuyển ra nước ngoài có nguồn gốc từ ngân sách theo quyết định của các chính phủ, tổ chức quốc tế.
  270. ● Vốn nhà nước thường là vốn vay, viện trợ ● Vốn kinh doanh rất hiếm gặp. ● Vốn nhà nước thông thường được gọi là “Viện trợ phát triển chính thức” (Official Development Assistance) - ODA, ● ODA: các nước phát triển cung cấp cho các nước đang phát triển: Viện trợ không hoàn lại: chiếm 20 – 25% Vay ưu đãi: 75 – 80%. ● Vốn ODA dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội (giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo ).
  271. ● Vốn ODA là vốn ràng buộc: thường kèm các điều kiện, nhượng bộ, hoặc với mục đích tăng xuất khẩu của QG cung cấp ODA. ● Vốn nhà nước bao gồm cả vốn của các tổ chức quốc tế: IMF, WB, ADB Vốn tư nhân (private capital): là nguồn vốn của các công ty, ngân hàng thương mại và các tổ chức phi chính phủ , phổ biến cho cả 3 hình thức đầu tư: ● Vay tín dụng, ● Đầu tư gián tiếp, ● Đầu tư trực tiếp
  272. 2) Tác động kinh tế của di chuyển vốn quốc tế Nguyên tắc phân tích: ● So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trước và sau có di chuyển vốn quốc tế. GNP = GDP + NIA (Net Incomes from abroad) Giả thiết: ● Nguyên nhân cơ bản, duy nhất của di chuyển vốn quốc tế là khác biệt lợi nhuận giữa các quốc gia ??? ● Không có thương mại hàng hóa ● Các nguồn lực sử dụng hoàn toàn ● Không có rào cản trong di chuyển nguồn lực
  273. a) Giá trị sản phẩm biên của vốn (The Value of Marginal Product of Capital – VMPK) Khái niệm: Giá trị sản phẩm cận biên của vốn tại một quốc gia là mức gia tăng GDP khi lượng vốn sử dụng tăng thêm một đơn vị, trong điều kiện số lượng các yếu tố khác là không đổi. VMPK = ΔGDP ΔK ●Khái niệm VMPK của 1 quốc gia tương tự “doanh thu sản phẩm cận biên của vốn” đối với doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh ●Đường DTSPCB của vốn của doanh nghiệp là đường cầu về vốn của doanh nghiệp???
  274. Tính chất đường VMPK: ● Đường VMPK là đường cầu vốn ● Từ đường VMPK, có thể xác định GDP được sản xuất ứng với lượng vốn sử dụng: GDP là phần diện tích nằm dưới đường VMPK tương ứng với lượng vốn sử dụng.