Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 2: Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế

pdf 91 trang phuongnguyen 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 2: Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_quoc_te_chuong_2_ly_thuyet_hien_dai_ve_thu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 2: Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế

  1. CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. I. LÝ THUYẾT CHUẨN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1)Hạn chế của các lý thuyết cổ điển: Lý thuyết cổ điển nghiên cứu thương mại với CPCH không đổi, thực tế CPCH gia tăng Chỉ tập trung nghiên cứu về cung, Chưa đề cập tới cầu. ►Lý thuyết chuẩn: . Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng . Cầu đưa vào thông qua sơ đồ bàng quan đại chúng
  2. Khái niệm “chi phí cơ hội gia tăng” .Chi phí cơ hội của một sản phẩm tăng dần theo qui mô sản lượng .Có nghĩa là một quốc gia phải hy sinh tăng dần số lượng một sản phẩm để sản xuất thêm mỗi một đơn vị tiếp theo của sản phẩm khác. Nguyên nhân chi phí cơ hội gia tăng .Nguyên nhân cơ bản – tính đặc thù sản phẩm của yếu tố sản xuất: Tính thích hợp (hữu ích) của một yếu tố trong sản xuất các sản phẩm khác nhau là không như nhau:
  3. .Ví dụ: Việt Nam sản xuất lúa và mía. Đất cao thích hợp trồng mía, Đất thấp - lúa. Giả sử hiện thời tất cả đất dùng sản xuất lúa. Khi bắt đầu chuyển trồng lúa sang mía: Đầu tiên đất cao chuyển trồng mía, (mỗi lần 1 ha). Do đó sản lượng mía tăng nhiều và sản lượng lúa giảm ít, ↔ CPCH của mía còn thấp. Khi sản xuất mía tiếp tục tăng: Đất thấp thích hợp cho sản xuất lúa, ít thích hợp hơn cho mía, chuyển sang trồng mía, Do đó sản lượng mía tăng chậm hơn, Trong khi sản lượng lúa giảm mạnh hơn, Có nghĩa là CPCH của mía gia tăng.
  4. 2) Chi phí cơ hội gia tăng và đường giới hạn khả năng sản xuất .Với CPCH gia tăng thì PPF là đường cong lõm hướng về gốc tọa độ. .Chi phí cơ hội tại một điểm sản xuất (một mức sản lượng) bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường PPF tại điểm SX, là độ nghiêng của tiếp tuyến với đường PPF tại điểm sản xuất. .CPCH của sản phẩm nào thì bằng độ nghiêng với trục tọa độ biểu thị sản lượng của sản phẩm đó
  5. Chi phí cơ hội gia tăng và PPF Y Quốc gia 1 80 A 60 40 B 20 0 10 30 50 70 90 110 130 X CPCHx(A) = 1/4 ↔ CPCHy(A) =4 CPCHx(B) 1= ↔ CPCHy(B) = 1
  6. 3) Đường bàng quan đại chúng (The Community Indifference curve): a) Khái niệm đường bàng quan đại chúng: .Thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng cá thể biểu thị bằng sơ đồ bàng quan (đẳng ích) .Thị hiếu tiêu dùng của một quốc gia được biểu thị bằng sơ đồ bàng quan đại chúng. .Khái niệm: “Đường bàng quan đại chúng của một quốc gia là đường biểu thị những kết hợp tiêu dùng khác nhau của hai sản phẩm, mang lại mức thoả mãn tiêu dùng như nhau cho xã hội”
  7. Đường bàng quan đại chúng Y Quốc gia 1 A 7 M 6 5 MRSxy(A) N 4 =3 B 3 L BQ3 C 2 MRSxy(D) = 1/3 D BQ2 1 BQ1 0 2 4 6 8 X
  8. b) Tính chất đường bàng quan đại chúng . Các điểm trên cùng 1 đường BQĐC biểu : thị mức độ thoả mãn tiêu dùng như nhau: BQ1: (A = B = C = D); BQ 2: (M = N = L) . Các đường bàng quan không cắt nhau: . Đường bàng quan càng cao thì mức độ thoả mãn tiêu dùng càng cao: BQ3 > BQ2 > BQ1 . Đường bàng quan dốc xuống về bên phải . Đường bàng quan là một đường cong lồi về phía gốc toạ độ.
  9. Tỷ lệ thay thế cận biên . Hình dạng lồi về gốc tọa độ của đường BQĐC là do tính chất cơ bản của tiêu dùng: Tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi giữa hai loại sản phẩm giảm dần. Tỷ lệ này gọi là tỷ lệ thay thế cận biên – Marginal rate of substitution (MRS). . Khái niệm MRS: Tỷ lệ thay thế biên của s/p X cho Y (MRSxy), là số lượng s/p Y mà người tiêu dùng phải cắt giảm để tiêu thụ thêm 1 đơn vị s/p X, sao cho mức thỏa mãn chung là không đổi.
  10. Tỷ lệ thay thế cận biên (tiếp theo) ΔY MUx MRSxy = = ΔX MUy .Tỷ lệ thay thế cận biên của X (MRSxy) bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường bàng quan tại điểm tiêu dùng (Với trục OX, biểu thị tiêu thụ sản phẩm X) .Khi lượng tiêu dùng X tăng thì tỷ lệ thay thế biên của X (MRSxy) giảm dần: Độ nghiêng của đường bàng quan giảm dần khi lượng tiêu dùng X tăng (điểm tiêu dùng dịch chuyển từ trái qua phải) ►Đường bàng quan lồi về gốc tọa độ
  11. Điều kiện tối ưu hóa tiêu dùng: . Điều kiện tối ưu hoá tiêu dùng là khi đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) tiếp xúc với đường bàng quan. . Tiếp điểm là điểm tiêu dùng tối ưu . Tại điểm tiêu dùng tối ưu: tỷ lệ thay thế biên của một sản phẩm bằng giá so sánh của sản phẩm đó: MRSxy(A) = (Px/Py).
  12. Tiêu dùng tối ưu Y I/Py A E BQ3 BQ2 B BQ1 0 I/Px X Y = – (Px/Py)*X + (I/Py) . Tại E (điểm tiêu dùng tối ưu): MRSxy(E) = (Px/Py)
  13. 4)Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng (Trường hợp quốc gia nhỏ) Mô hình: .2 quốc gia: Quốc gia 1 và quốc gia 2 .2 sản phẩm: X và Y Quốc gia 1 nhỏ so với quốc gia 2 Quốc gia 2 – Thế giới (Thị trường thế giới). .Quốc gia nhỏ: Khi tham gia vào thương mại quốc tế không ảnh hưởng tới giá thế giới, là bên chấp nhận giá của quốc gia lớn (thế giới). .Giá thế giới: (Px/Py)w = Pw = 1
  14. a) Trạng thái cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp): Khi không có thương mại: .Cân bằng của quốc gia 1 là điểm A, điểm tiếp xúc của đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan 1: .CPCHx(A) = MRSxy(A) = (Px/Py)1 = PA .PA=1/4 – là giá sản phẩm so sánh cân bằng nội địa – Giá so sánh khi không có thương mại). .Tại điểm cân bằng nội địa A, sản xuất và tiêu dùng của quốc gia 1 là tối ưu, quốc gia 1 sản xuất và tiêu thụ tại A (50X; 60Y).
  15. Trạng thái Cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp) Quốc gia 1 (nhỏ) Y 80 BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA = 1/4 = (Px/Py)1 40 20 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  16. Xác định lợi thế so sánh Khi không có thương mại: . Giá so sánh s/p X tại quốc gia 1: (Px/Py)1 = PA = 1/4 . Giá so sánh s/p X của thế giới: (Px/Py)w = Pw = 1 . (Px/Py)1 < (Px/Py)w . Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về X . Thế giới (QG2) có lợi thế so sánh về Y
  17. b) Khi có thương mại. .Quốc gia 1 nhỏ tham gia vào thương mại quốc tế không ảnh hưởng tới giá thế giới .Quốc gia 1 CMHSX s/p X và trao đổi với thế giới lấy s/p Y. .Điểm sản xuất từ A dịch chuyển xuống dưới, chi phí cơ hội s/p X tăng dần, .Chuyên môn hoá tại QG 1 diễn ra tới khi CPCH s/p X cân bằng giá thế giới Pw=1. .Điểm sản xuất mới tại QG 1 là B(130X; 20Y): .CPCHx(B) = PB = (Px/Py)w = Pw = 1. .Quốc gia 1 xuất khẩu s/p X và nhập khẩu s/p Y theo giá thế giới (Px/Py)w = Pw = 1
  18. Thương mại với Chi phí cơ hội gia tăng (Quốc gia nhỏ) BQ3 Y K Quốc gia 1 (nhỏ) 80 E BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA 60Y = 1/4 = (Px/Py)1 40 C 60X B CPCHx(B)= 20 PB=Pw=1 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  19. .Tiếp tuyến BK đi qua điểm sản xuất B, có độ nghiêng là giá cân bằng PB=Pw=1, là đường giới hạn tiêu dùng của QG 1 khi có mậu dịch. .Tiêu dùng khi có mậu dịch là tiếp điểm E của đường giới hạn tiêu dùng BK với đường bàng quan đại chúng 3. .Quốc gia 1 tiêu thụ tại E(70X; 80Y), bằng cách trao đổi 60X lấy 60Y theo giá thế giới (Px/Py)w = 1 (xem tam giác mậu dịch BCE). .Điểm tiêu dùng E trên đường bàng quan 3 cao hơn so với đường bàng quan 1, tức là tại E mức độ thoả mãn tiêu dùng cao hơn so với điểm A khi chưa có mậu dịch: đây chính là lợi ích mậu dịch.
  20. .Với CPCH gia tăng thì chuyên môn hoá không hoàn toàn: Quốc gia 1 chuyên môn hóa SX s/p X là sản phẩm có lợi thế so sánh, vẫn tiếp tục sản xuất cả s/p Y (sản phẩm không có lợi thế so sánh) Lợi ích mậu dịch: Sản xuất: B (130X; 20Y) Trao đổi: (–60X; +60Y) Tiêu thụ (có mậu dịch): E (70X; 80Y) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A (50X; 60Y) Lợi ích mậu dịch (Tiêu thụ↑): E(BQ3) > A(BQ1) Quốc gia 1 có lợi từ mậu dịch
  21. 5) Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng (Trường hợp quốc gia lớn) Mô hình: .2 quốc gia: Quốc gia 1 và Quốc gia 2 Quốc gia 2 – Thế giới (Thị trường thế giới). Quốc gia 1 lớn so với quốc gia 2 .2 sản phẩm: X và Y .Quốc gia lớn: Quốc gia 1 là lớn, khi có khả năng ảnh hưởng tới giá thế giới. Quốc gia lớn khi tham gia vào thương mại quốc tế sẽ làm giá thế giới thay đổi
  22. a) Trạng thái cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp): Quốc gia 1: (Tương tự trường hợp QG nhỏ) .Cân bằng của quốc gia 1 là điểm A là điểm tiếp xúc của PPF và đường bàng quan 1: CPCHx(A) = MRSxy(A) = (Px/Py)1 = PA = 1/4 .QG 1 sản xuất và tiêu thụ tại: A (50X; 60Y). Quốc gia 2: .Cân bằng của quốc gia 2 là điểm A’, là điểm tiếp xúc của đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan 1’: CPCHx(A’) = MRSxy(A’) = (Px/Py)2 = PA’ = 4 .QG 2 sản xuất và tiêu thụ tại A’ (80X; 40Y).
  23. Trạng thái Cân bằng khi không có thương mại (tự cung tự cấp) Y Quốc gia 1 (lớn) 80 BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA = 1/4 = (Px/Py)1 40 20 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  24. Trạng thái Cân bằng khi không có Y thương mại (tự cung tự cấp) 140 Quốc gia 2 120 CPCHx(A’) = PA’ 100 = 4 = (Px/Py)2 80 60 40 A’ 20 BQ1’ 0 20 40 60 80 100 X
  25. Xác định lợi thế so sánh Khi không có thương mại: . Giá so sánh s/p X tại quốc gia 1: (Px/Py)1 = CPCHx(A) = PA = 1/4 . Giá so sánh X của quốc gia 2 (thế giới): (Px/Py)2 = CPCHx(A’) = PA’ = 4 . (Px/Py)1 < (Px/Py)2 . Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về X . Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về Y
  26. b) Khi có thương mại. .Quốc gia 1 chuyên môn hóa SX s/p X và trao đổi lấy s/p Y từ quốc gia 2. .Quốc gia 2 chuyên môn hóa sản xuất s/p Y và trao đổi lấy s/p X từ quốc gia 1. .QG 1 CMHSX s/p X, sản xuất từ A dịch chuyển xuống dưới, CPCH s/p X tăng dần, .QG 2 CMHSX s/p Y, điểm sản xuất từ A’ dịch chuyển lên trên, CPCH s/p Y tăng, CPCH s/p X giảm dần, .Giá so sánh sản phẩm X tại 2 quốc gia có xu hướng cân bằng.
  27. Thương mại với Chi phí cơ hội gia tăng (Quốc gia lớn) BQ3 Y K Quốc gia 1 (lớn) 80 E BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA 60Y = 1/4 = (Px/Py)1 40 C 60X B CPCHx(B)= 20 PB=Pw=1 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  28. Thương mại với chi phí cơ hội gia tăng (Quốc gia lớn) Y 140 CPCHx(B’) = PB’=1 Quốc gia 2 120 B’ CPCHx(A’) = PA’ 100 60Y = 4 = (Px/Py)2 80 60 E’ 60X C’ BQ3’ 40 A’ K’ 20 BQ1’ 0 20 40 60 80 100 X
  29. .Chuyên môn hoá tại 2 quốc gia diễn ra cho tới khi CPCH cân bằng giữa 2 quốc gia. Trạng thái cân bằng đạt được khi CPCH s/p X tại cả 2 quốc gia bằng 1. .Điểm sản xuất mới tại quốc gia 1 là B(130X; 20Y); Tại B: CPCHx(B) = PB = 1. .Điểm sản xuất mới tại quốc gia 2 là B’(120X; 40Y); Tại B’: CPCHx(B’) = PB’ = 1. .Quốc gia 1 và 2 trao đổi mậu dịch theo mức giá cân bằng (Px/Py)T = PB = PB’ = 1 .Tiếp tuyến BK qua điểm sản xuất B, có độ nghiêng là giá cân bằng PB = 1, là đường giới hạn tiêu dùng của QG 1 khi có mậu dịch.
  30. .Tiếp tuyến B’K’ đi qua điểm sản xuất B’, có độ nghiêng là giá cân bằng PB’ = 1, là đường giới hạn tiêu dùng của q/g 2 khi có mậu dịch. .Điểm tiêu dùng của QG 1 khi có mậu dịch là tiếp điểm E của đường giới hạn tiêu dùng BK với đường bàng quan đại chúng 3. .Điểm tiêu dùng của q/g 2 khi có mậu dịch là tiếp điểm E’ của đường giới hạn tiêu dùng B’K’ với đường bàng quan đại chúng 3’. .Quốc gia 1 tiêu thụ tại E(70X, 80Y) bằng cách trao đổi 60X lấy 60Y với quốc gia 2 theo giá cân bằng khi có mậu dịch (Px/Py)T=1 (xem tam giác mậu dịch BCE).
  31. .QG 2 tiêu thụ tại E’(100X, 60Y) bằng cách trao đổi 60Y lấy 60X với QG 1 theo giá cân bằng (Px/Py)T =1 (xem tam giác mậu dịch B’C’E’). .Khi có mậu dịch, tiêu dùng của QG 1 là E, trên đường bàng quan 3 cao hơn so với đường bàng quan 1, tức là tại E mức độ thoả mãn tiêu dùng cao hơn so với tại A, là điểm tiêu thụ khi không có mậu dịch. Đây chính là lợi ích mậu dịch của Quốc gia 1 .Tiêu thụ khi có mậu dịch của QG 2 là E’ trên đường bàng quan 3’, cao hơn so với A’ trên đường bàng quan 1’ (tiêu thụ khi không có mậu dịch). Quốc gia 2 có lợi từ mậu dịch . Chuyên môn hoá không hoàn toàn tại 2 QG
  32. Lợi ích mậu dịch: . Quốc gia 1: Sản xuất: B (130X; 20Y) Trao đổi: (–60X; +60Y) Tiêu thụ (có mậu dịch): E (70X; 80Y) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A (50X; 60Y) Lợi ích mậu dịch (Tiêu thụ↑): E(BQ3) > A(BQ1) . Quốc gia 2: Sản xuất: B’ (40X; 120Y) Trao đổi: (+60X; –60Y) Tiêu thụ (có mậu dịch): E’ (100X; 60Y) Tiêu thụ (Ko có mậu dịch): A’ (80X; 40Y) Lợi ích mậu dịch (Tiêu thụ↑) : E’(BQ3’) > A’(BQ1’) Mậu dịch cân bằng
  33. 6) Cơ cấu lợi ích mậu dịch Lợi ích mậu dịch gồm hai thành phần: .Lợi ích từ trao đổi (Gains from Exchange) hay Lợi ích tiêu thụ .Lợi ích từ chuyên môn hoá (Gains from specialization). Phân tích qua ví dụ QG 1 nhỏ, như phần 4: a)Lợi ích từ trao đổi: Khi không có thương mại (như phần 4): .Q/g 1 sản xuất, tiêu thụ tại A (50X; 60Y)
  34. Khi có thương mại: .Giả sử QG 1 không chuyên môn hóa – sản xuất tại A), nhưng trao đổi mậu dịch theo giá Pw = 1. .AH có độ nghiêng bằng Pw=1 là đường giới hạn tiêu dùng .Điểm tiêu thụ: T(30X, 80Y) khi AH tiếp xúc BQ 2, trao đổi 20X lấy 20Y (Pw=1) .Gia tăng tiêu thụ từ A (BQ1) tới T (BQ2) – lợi ích từ trao đổi
  35. Cơ cấu lợi ích mậu dịch: Lợi ích trao đổi BQ2 H Quốc gia 1 Y T 80 BQ1 A 60 CPCHx(A) = PA = 1/4 = (Px/Py)1 40 20 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  36. b) Lợi ích từ chuyên môn hóa . Q/g 1 chuyên môn hóa tại B (130X; 20Y), . Trao đổi mậu dịch với giá Pw=1, . Tiêu dùng tại E(70X; 80Y) trên BQ3 . (Tương tự phần 4: quốc gia nhỏ) . Sự gia tăng tiêu thụ từ T (BQ2) tới E (BQ3) – lợi ích từ chuyên môn hóa . Lợi ích từ trao đổi (A→T): (–20X; +20Y) . Lợi ích từ CMH (T→E): (+40X; +0Y) . Lợi ích mậu dịch (A→E): (+20X; +20Y)
  37. Cơ cấu lợi ích mậu dịch: Lợi ích từ CMH BQ2 BQ3 H K Quốc gia 1 Y T 80 E BQ1 A 60 40 B 20 PB=Pw=1 C 0 10 30 50 70 90 110 130 X
  38. 7) Thương mại trên cơ sở khác biệt thị hiếu tiêu dùng ●2 quốc gia có đường giới hạn khả năng sản xuất giống nhau với chi phí cơ hội tăng dần ●Thị hiếu tiêu dùng khác biệt, ●Mậu dịch có diễn ra hay không? Ví dụ: Quốc gia 1 và QG 2; 2 sản phẩm X và Y ●QG 1 và QG 2 có đường GHKNSX giống nhau, thị hiếu tiêu dùng khác biệt ►Chứng minh: Có thương mại
  39. Thương mại trên cơ sở khác biệt thị 2 hiếu tiêu dùng Y K 1 E Quốc gia 1 CPCHx(A)=PA A B≡B’ PB=PB’ 2’ C CPCHx(A’)=PA’ Quốc gia 2 E’ C’ A’ 1’ K’ 0 X
  40. Khi không có thương mại: •Quốc gia 1: Sản xuất, tiêu thụ: A ↔ BQ1 tiếp xúc PPF; CPCHx(A) = PA = (Px/Py)1 •Quốc gia 2: Sản xuất, tiêu thụ: A’ ↔ BQ1’ tiếp xúc PPF; CPCHx(A’) = PA’ = (Px/Py)2 .A ≠ A’ ↔ PA ≠ PA’ ► Mậu dịch diễn ra .Trong ví dụ: PA < PA’ Q/g 1 có lợi thế so sánh về X Q/g 2 có lợi thế so sánh về Y Khi có thương mại: Q/g 1 sản xuất tại B; Q/g 2 sản xuất tại B’ PB = PB’ ↔ B ≡ B’
  41. . 2 quốc gia trao đổi mậu dịch: Q/g 1 tiêu thụ tại E trên BQ 2 (Xem ∆BCE) Q/g 2 tiêu thụ tại E’ trên BQ 2’ ( Xem ∆B’C’E’) . Cả 2 quốc gia cùng có lợi Q/g 1: (E > A) - Đường BQ 2 cao hơn BQ 1 Q/g 2: (E’ > A’) - Đường BQ 2’ cao hơn BQ 1’ Kết luận: .Hai quốc gia có đường GHKNSX giống hệt nhau với CPCH tăng dần, có thị hiếu tiêu dùng khác biệt thì mậu dịch vẫn diễn ra và các quốc gia đều có lợi. .Hai quốc gia có đường GHKNSX giống hệt nhau với CPCH không đổi, có thị hiếu tiêu dùng khác biệt. Mậu dịch diễn ra hay không?
  42. 8) Điều kiện mậu dịch (Tỷ lệ mậu dịch) Terms of Trade (ToT) .Khái niệm: Điều kiện mậu dịch của 1 quốc gia là tương quan giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu .Quốc gia 1: ToT1 = Px/Py .ToT là giá so sánh của sản phẩm X (xuất khẩu) so với sản phẩm Y (nhập khẩu), cho biết 1 đơn vị hàng xuất khẩu (X) đổi được bao nhiêu đơn hàng nhập khẩu (Y). .Quốc gia 2 (bạn hàng nước ngoài): ToT2 = Py/Px = 1/ToT1
  43. . Thực tế, ĐKMD được tính trên cơ sở chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu. IPx Σaipi ToT = = (x100%) IPm Σajpj IPx – Chỉ số giá xuất khẩu trung bình IPm – Chỉ số giá nhập khẩu trung bình ai – Tỷ trọng s/p i trong kim ngạch xuất khẩu pi – Chỉ số giá sản phẩm i xuất khẩu aj – Tỷ trọng s/p j trong kim ngạch nhập khẩu pj – Chỉ số giá sản phẩm j nhập khẩu Khi ĐKMD tăng thường là xu hướng có lợi Khi ĐKMD giảm thường là xu hướng không có lợi
  44. Điều kiện mậu dịch thường phân tích trong dài hạn Trong ngắn hạn, phải chú ý tới nguyên nhân ĐKMD tăng. Ví dụ: . Ví dụ tính toán ToT: . Quốc gia A giai đoạn 1995 – 2005 . IPx = 120% . IPm = 150% . Tính ToT và kết luận
  45. II. LÝ THUYẾT HECKSCHER – OHLIN 1) Các giả thiết của lý thuyết Heckscher – Ohlin. Về Mô hình thương mại: 2x2x2 •Hai quốc gia: quốc gia 1 và quốc gia 2 •Hai sản phẩm: Sản phẩm X và sản phẩm Y •Hai yếu tố SX: Lao động (L) và Tư bản (K). Sản xuất: .Tính thâm dụng yếu tố sản xuất của sản phẩm là không thay đổi: Một sản phẩm sẽ thâm dụng cùng một yếu tố sản xuất tại 2 quốc gia.
  46. .Công nghệ sản xuất như nhau tại 2 QG: Nếu giá so sánh các yếu tố SX như nhau tại 2 quốc gia, thì các nhà sản xuất sẽ sử dụng cùng một số lượng lao động, tư bản cho mỗi đơn vị của cùng 1 sản phẩm tại 2 quốc gia. Thực tế, do giá so sánh của yếu tố sản xuất là khác nhau tại các quốc gia, Các nhà sản xuất sử dụng nhiều tương đối yếu tố sản xuất rẻ hơn để giảm giá thành. Tức là, số lượng lao động và tư bản cho mỗi đơn vị của cùng 1 sản phẩm có thể khác nhau tại hai quốc gia, Nhưng giả thiết “tính thâm dụng yếu tố của sản phẩm là không đổi” phải tuân thủ.
  47. .Chuyên môn hoá không hoàn toàn. .Lợi suất theo quy mô không đổi trong sản xuất (constant returns to scale): Sự gia tăng về cả lao động và tư bản trong sản xuất bất cứ sản phẩm nào sẽ dẫn tới sự gia tăng tương ứng đầu ra của sản phẩm đó Yếu tố sản xuất : .Tự do di chuyển trong khuôn khổ quốc gia. .Không di chuyển giữa các quốc gia. .Các yếu tố sản xuất có giới hạn, sử dụng hoàn toàn.
  48. Thị trường: . Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: sản phẩm và yếu tố sản xuất. . Thương mại quốc tế tự do hoàn toàn . Chi phí vận tải bằng 0. . Thị hiếu tiêu dùng như nhau tại 2 quốc gia: hai quốc gia sẽ có các đường bàng quan đại chúng giống nhau.
  49. 2) Thâm dụng yếu tố (factor intensity) .Sản phẩm X là thâm dụng lao động (labor- intensive) so với sản phẩm Y: nếu tỷ lệ lao động trên tư bản sử dụng trong sản xuất sản phẩm X lớn hơn trong sản xuất sản phẩm Y: Lx Ly (1) Kx > Ky Lx và Kx là số đơn vị lao động và tư bản để sản xuất ra 1 đơn vị X; Ly và Ky là số đơn vị lao động và tư bản để sản xuất ra 1 đơn vị Y. •Sản phẩm Y là thâm dụng tư bản (capital- intensive): nếu tỷ lệ tư bản trên lao động trong sản xuất Y là cao hơn so với X:
  50. Ky Kx (2) ↔ Lx Ly (1) Ly > Lx Kx > Ky .Khi sản phẩm X là thâm dụng lao động thì sản phẩm Y đương nhiên thâm dụng tư bản, và ngược lại. .VÍ DỤ: • Lx = 6 • Ly = 8 • Kx = 2 • Ky = 4 .Sản phẩm nào thâm dụng lao động, tư bản? .1 đơn vị tư bản kết hợp với bao nhiêu đ/v lao động trong sản xuất X, Y. Rút ra kết luận
  51. •Nếu số lượng tư bản sử dụng như nhau, trong sản xuất sản phẩm nào cần nhiều lao động hơn? Rút ra kết luận khi số lượng lao động sử dụng như nhau •S/phẩm nào thâm dụng lao động nếu so sánh: Vải và gạo Sản phẩm dệt may và thép Sản phẩm nông nghiệp và s/p công nghiệp S/p công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng
  52. 3) Dư thừa yếu tố (Factor abundance) .Biểu thị sự dồi dào tương đối giữa hai quốc gia về một yếu tố sản xuất so với yếu tố kia. .2 phương pháp: a)Dư thừa kinh tế (Economic abundance) .Quốc gia 1 dư thừa lao động nếu tỷ lệ giữa giá lao động trên giá tư bản (Giá so sánh của lao động) của QG 1 thấp hơn của QG 2: PL1 PL2 w1 w2 ↔ (3) PK1 < PK2 r1 < r2 PL1, PK1 là giá lao động (tiền lương - w1), và giá tư bản (lãi suất – r1) của QG 1 PL2, PK2 là giá lao động (tiền lương – w2), và giá tư bản (lãi suất – r2) của QG 2
  53. • Quốc gia 2 dư thừa tư bản nếu tỷ lệ giữa giá tư bản trên giá lao động (Giá so sánh tư bản) của QG 2 thấp hơn của QG 1: PK2 PK1 r2 ↔ r1 (4) PL2 < PL1 w2 < w1 .Một quốc gia dư thừa lao động, đồng nghĩa khan hiếm tư bản, và ngược lại.
  54. b) Dư thừa vật thể (Phisical abundance) .Quốc gia 1 dư thừa lao động nếu tỷ lệ giữa tổng số lao động trên tổng số tư bản của quốc gia 1 lớn hơn của quốc gia 2: TL1 TL2 (5) TK1 > TK2 TL1, TK1 là tổng số lao động, tư bản của QG 1 TL2, TK2 là tổng số lao động, tư bản của QG 2 • Quốc gia 2 dư thừa tư bản nếu tỷ lệ giữa tổng số tư bản trên tổng số lao động của quốc gia 2 lớn hơn của quốc gia 1: TK2 TK1 (6) TL2 > TL1
  55. Ví dụ: . TL1 = 80 . TL2 = 100 Việt Nam Nhật Bản . TK1 = 20 . TK2 = 50 •QG nào dư thừa lao động, tư bản? •Điều nào sau đây đúng (dựa vào ví dụ) Quốc gia dư thừa lao động có số lao động tính bình quân trên 1 đơn vị tư bản lớn hơn Quốc gia dư thừa tư bản có số tư bản tính bình quân trên 1 đơn vị lao động lớn hơn Quốc gia có nhiều lao động hơn là quốc gia dư thừa lao động Quốc gia có nhiều tư bản hơn có thể là quốc gia dư thừa tư bản
  56. So sánh 2 phương pháp .Phương pháp nào chính xác hơn? Tại sao?
  57. 4) Nội dung lý thuyết Heckscher - Ohlin a)Định lý Heckscher - Ohlin về mô hình mậu dịch (Heckscher - Ohlin Theorem) Giả thiết: Giống phần 1 Phát biểu: Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm tương đối. Mô hình: .S/p X thâm dụng lao động, Y t/dụng tư bản .QG 1 dư thừa lao động, QG 2 dư thừa tư bản . Mô hình mậu dịch: Quốc gia 1 xuất khẩu X, nhập khẩu Y Quốc gia 2 xuất khẩu Y, nhập khẩu X
  58. Tóm lược: .Thừa nhận thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh, và chỉ ra nguyên nhân của lợi thế so sánh: là sự khác biệt tương đối về cung ứng các yếu tố SX giữa các quốc gia.
  59. LỢIMINH THẾ SOHỌA SÁNH (GIÁ S/SÁNH KHI KHÔNG CÓ T/MẠI) ĐƯỜNG GHKHSX CÁC ĐƯỜNG BÀNG (PPF) QUAN ĐẠI CHÚNG (GIỐNG NHAU) GIÁ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT (GIỐNG NHAU) CẦU YẾU TỐ CUNG YẾU TỐ SẢN XUẤT SẢN XUẤT (GIỐNG NHAU)
  60. Minh họa đồ thị định lý H-O . S/p X thâm dụng lao động S/p Y thâm dụng tư bản. . Quốc gia 1 dư thừa lao động, Quốc gia 2 dư thừa tư bản. ►Cần minh họa: Quốc gia 1 xuất khẩu X, nhập khẩu Y Quốc gia 2 xuất khẩu Y, nhập khẩu X . Đồng nghĩa: Quốc gia 1 có Lợi thế so sánh về X Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về Y
  61. Minh họa đồ thị định lý H-O Y K B’ C’ A’ E ≡ E’ QG 1 BQ 2 BQ 1 A B QG 2 C K’ 0 X
  62. .Khả năng sản xuất sản phẩm X so với Y của quốc gia 1 lớn hơn của quốc gia 2 Đồng nghĩa: khả năng sản xuất s/p Y so với X của quốc gia 2 lớn hơn của quốc gia 1 .Đường PPF của quốc gia 1 nghiêng gần trục hoành biểu thị số lượng sản phẩm X, Đường PPF của quốc gia 2 nghiêng gần trục tung biểu thị số lượng sản phẩm Y .Hai quốc gia có thị hiếu tiêu dùng giống nhau nên hai quốc gia có các đường bàng quan đại chúng giống nhau. Các đường bàng quan là chung cho cả hai quốc gia.
  63. Khi không có thương mại .Đường bàng quan 1 tiếp xúc với đường PPF của quốc gia 1 tại A, với PPF của q/g 2 tại A’. .Điểm A và A’ là điểm cân bằng tự cung tự cấp của quốc gia 1 và quốc gia 2. .Các tiếp tuyến tại A và A’ xác định chi phí cơ hội sản phẩm X (giá so sánh sản phẩm X) tại quốc gia 1 và quốc gia 2 là PA và PA’. .Do PA < PA’ nên quốc gia 1 có lợi thế so sánh về sản phẩm X, Quốc gia 2 – về sản phẩm Y.
  64. Khi có thương mại .Quốc gia 1 chuyên môn hoá sản xuất X, và quốc gia 2 – sản phẩm Y. .Điểm sản xuất của quốc gia 1 di chuyển xuống dưới; CPCHx tăng dần .Điểm sản xuất của quốc gia 2 di chuyển lên trên, CPCHx giảm dần (CPCHy tăng dần) .Chuyên môn hoá diễn ra cho tới khi chi phí cơ hội của X tại hai quốc gia cân bằng: QG 1 sản xuất tại B, QG 2 – tại B’: PB = PB’. .Trên đồ thị mức giá PB = PB’ được biểu thị bằng độ nghiêng của 2 tiếp tuyến: BK ≡ B’K’
  65. .QG 1 xuất khẩu s/p X (BC) và nhập khẩu s/p Y (CE), đạt tới tiêu dùng tại E trên đường bàng quan 2 (tam giác mậu dịch BCE). .QG 2 xuất khẩu s/p Y (B’C’) và nhập khẩu s/p X (C’E’), tiêu dùng tại E’ trên đường bàng quan 2 (tam giác mậu dịch B’C’E’). .E trùng với E’ .Tam giác mậu dịch BCE = B’C’E’ .Tại E và E’ trên bàng quan 2, thoả mãn tiêu dùng của quốc gia 1 và quốc gia 2 đều cao hơn so với tại A và A’ trên bàng quan 1, .Cả hai quốc gia cùng có lợi từ mậu dịch.
  66. THẢO LUẬN a.Trong thời gian gần đây, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giày da, và nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, linh kiện phụ tùng Giải thích dựa trên lý thuyết H-O. b. Cơ cấu thương mại hiện tại giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển có phù hợp với lý thuyết H-O? Minh họa
  67. b) Định lý cân bằng giá yếu tố sản xuất (Factor Price Equalization Theorem) (Định lý Heckscher-Ohlin-Samuelson). Giả thiết: Giống phần 1 Phát biểu: Thương mại quốc tế dẫn tới sự cân bằng giá tương đối và tuyệt đối của các yếu tố sản xuất đồng nhất giữa các quốc gia. .Tư bản đồng nhất: Tư bản có hiệu quả và rủi ro như nhau .Lao động đồng nhất: Lao động có cùng trình độ đào tạo và năng suất lao động như nhau
  68. Chứng minh định lý cân bằng giá YTSX Ví dụ mô hình: giống định lý H-O .S/p X thâm dụng lao động, Y t/dụng tư bản .QG 1 dư thừa lao động, QG 2 dư thừa tư bản . Mô hình mậu dịch: Quốc gia 1 xuất khẩu X, nhập khẩu Y Quốc gia 2 xuất khẩu Y, nhập khẩu X . Khi chưa có mậu dịch: w1 w2 ↔ r2 r1 r1 < r2 w2 < w1 • Khi có mậu dịch: Cần chứng minh: w1 = w2 ↔ r2 = r1 r1 r2 w2 w1
  69. .QG 1 CMH sản xuất X thâm dụng lao động, và cắt giảm sản phẩm Y thâm dụng tư bản, tại QG 1 cầu lao động tăng lên làm cho tiền lương tăng (w1↑). Đồng thời cầu tư bản giảm làm cho lãi suất giảm (r1↓). Như vậy là giá so sánh lao động (w1/r1) tại QG 1 sẽ tăng lên .Quốc gia 2 chuyên môn hoá sản xuất Y, và cắt giảm sản phẩm X. Cầu tư bản tăng, do đó lãi suất tăng (r2↑); cầu lao động giảm làm cho tiền lương giảm (w2↓). Như vậy giá so sánh lao động tại QG 2 (w2/r2) cao hơn sẽ giảm.
  70. .Như vậy thương mại làm cho giá so sánh lao động tại quốc gia 1 tăng lên, giá so sánh lao động tại quốc gia 2 giảm xuống. .Quá trình này diễn ra cho tới khi giá so sánh lao động tại hai quốc gia cân bằng. .Giá so sánh lao động cân bằng cũng đồng nghĩa với giá so sánh tư bản tại hai quốc gia cân bằng. .Giá yếu tố sản xuất cân bằng khi giá so sánh của sản phẩm tại hai quốc gia đạt trạng thái cân bằng
  71. Thực tế: Thực tế: Thương mại quốc tế diễn ra rất tích cực, nhưng sự khác biệt về giá yếu tố sản xuất là rất đáng kể giữa các quốc gia, đặc biệt là tiền lương Nguyên nhân? Xu hướng trong dài hạn: sự cân bằng rõ nét hơn. Tại sao? Xu hướng cân bằng tiền lương khi Việt Nam tham gia thương mại quốc tế? Việt Nam đang mất dần lợi thế nhân công rẻ. Tình hình thực tế. Giải thích bằng lý thuyết. Giải pháp khắc phục
  72. c)Định lý Rybczynski (Rybczynski Theorem) Các giả thiết: Giống các giả thiết của định lý H-O, Và thêm điều kiện là: Giá so sánh của sản phẩm không thay đổi Phát biểu: Sự gia tăng cung của một yếu tố sản xuất sẽ làm tăng sản lượng của sản phẩm thâm dụng yếu tố đó, và làm giảm sản lượng của sản phẩm còn lại. Tỷ lệ tăng sản lượng lớn hơn so với tỷ lệ tăng lượng cung yếu tố sản xuất.
  73. Chứng minh định lý Rybczynski . Sản phẩm X thâm dụng lao động, Sản phẩm Y thâm dụng tư bản. . Quốc gia 1 dư thừa lao động, Quốc gia 2 dư thừa tư bản . Giả sử quốc gia 1 là nhỏ. ?? . Khi có thương mại: ? QG 1 sản xuất tại A và trao đổi thương mại, với chi phí cơ hội bằng giá thế giới Pw. Giả sử: cung lao động tăng Cần chứng minh: Qx ; Qy
  74. Minh họa định lý Rybczynski Y U H CPCHx(A) = PA = Pw Y1 A Y2 A’ CPCHx(A’) = PA’ = Pw 0 X1 F X2 V X
  75. .Cung lao động tăng → Đường đường giới hạn khả năng sản xuất tới vị trí mới là UV: Khả năng sản xuất s/p X tăng lên nhiều hơn so với sản phẩm Y . .Giá so sánh sản phẩm X của thế giới không đổi, trên đường PPF mới UV, điểm sản xuất của quốc gia 1 là A’: Sản lượng X tăng và sản lượng Y giảm. Ý nghĩa: Đánh giá tác động của thay đổi nguồn lực sản xuất tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  76. Cơ cấu kinh tế Việt Nam Cơ cấu kinh tế và thương mại của Việt Nam: Thực tế và tại sao Định hướng chuyển dịch cơ cấu: Thực tế chuyển dịch thế nào, tại sao? Ý kiến đề xuất:
  77. d) Định lý Stolper-Samuelson (Stolper-Samuelson Theorem) Giả thiết: Giống phần 1 Phát biểu: Sự tăng giá so sánh của một sản phẩm sẽ dẫn tới sự tăng giá yếu tố thâm dụng trong sản xuất sản phẩm đó và làm giảm giá của yếu tố còn lại.
  78. Chứng minh định lý Stolper-Samuelson Ví dụ mô hình: Giống định lý Rybczynski .Sản phẩm X thâm dụng lao động, Sản phẩm Y thâm dụng tư bản. .Quốc gia 1 dư thừa lao động, Quốc gia 2 dư thừa tư bản .Giả sử quốc gia 1 là nhỏ. .Giá thế giới s/p X là Pw .Mô hình thương mại là: Quốc gia 1 xuất khẩu X, nhập khẩu Y Quốc gia 2 xuất khẩu Y, nhập khẩu X
  79. Khi tự do thương mại: .QG 1 sản xuất tại A và xuất khẩu s/p X, .CPCH s/p X tại A bằng giá thế giới (Pw) .Giả sử giá thế giới s/p X (Pw) tăng tới P’w .Cần chứng minh: w1 , r1 Giá lao động (w1) tăng, Giá tư bản (r1) giảm . Khi giá thế giới sản phẩm X tăng, . Quốc gia 1 tiếp tục chuyên môn hóa sản xuất s/p X, cắt giảm s/p Y . Kết quả: . Cầu lao động tăng, cầu tư bản giảm . Như vậy: giá lao động (w1) tăng, giá tư bản (r1) giảm
  80. Minh họa định lý Stolper-Samuelson Y U CPCHx(A) = PA = Pw A CPCHx(B) = PB = P’w B 0 V X
  81. Ví dụ tình huống khác: Thảo luận . Quốc gia 1 đánh thuế nhập khẩu . Giá lao động và tư bản thay đổi thế nào?!
  82. Ý nghĩa định lý Stolper-Samuelson: Đánh giá tác động của thương mại quốc tế, các công cụ chính sách thương mại tới phân phối lại thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Ví dụ: . Việt Nam tăng thuế nhập khẩu, thu nhập từ các yếu tố bị ảnh hưởng như thế nào? . Việt Nam tăng thuế xuất khẩu, thu nhập từ các yếu tố bị ảnh hưởng như thế nào?
  83. 5) Kiểm chứng lý thuyết Heckscher-Ohlin: a)Nghịch lý Leontief (Leontief paradox): Leontief kiểm chứng lý thuyết H-O với Mỹ: .Sau thế chiến II, Mỹ là QG dư thừa tư bản. .Mỹ phải xuất khẩu h/hoá thâm dụng tư bản và nhập khẩu h/hoá thâm dụng lao động. .Leontief tính toán và so sánh tỷ lệ tư bản trên lao động (K/L) để sản xuất 1 triệu USD hàng xuất khẩu và 1 triệu USD hàng cạnh tranh trực tiếp với nhập khẩu:
  84. Cách thức tính .Tính chi phí lao động và tư bản cho 1 đơn vị sản phẩm trong tất cả các ngành, (bao gồm cả các sản phẩm trung gian), .Sau đó sử dụng cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ: Tính tỷ lệ K/L để sản xuất 1 triệu USD hàng xuất khẩu và hàng thay thế nhập khẩu (hàng nhập khẩu), trong đó loại ra các mặt hàng trong nước không sản xuất.
  85. (K/L)im  Nếu: xuất khẩu của Mỹ .Kết quả tính toán với số liệu năm 1947 cho thấy nhập khẩu của Mỹ thâm dụng tư bản hơn so với xuất khẩu là 30%. .Năm 1951, nhập khẩu của Mỹ thâm dụng tư bản hơn so với xuất khẩu là 6%, 1962 – 27%.
  86. .Tính toán của Leontief cho thấy Nhật Bản những năm 1950 dư thừa lao động, nhưng xuất khẩu hàng hoá thâm dụng tư bản. Ấn độ dư thừa lao động, xuất khẩu tổng quan là thâm dụng lao động, nhưng xuất khẩu vào Mỹ là thâm dụng tư bản. .Kết quả kiểm nghiệm của Leontief cho thấy lý thuyết H-O không đúng trên thực tế: Quốc gia dư thừa tư bản xuất khẩu sản phẩm thâm dụng lao động, quốc gia dư thừa lao động thì xuất khẩu sản phẩm thâm dụng tư bản.
  87. b) Lý lẽ giải thích nghịch lý Leontief: Sự cần thiết phải phân loại lao động: .Nhà kinh tế Mỹ Donald Keesing phân loại lao động thành 8 loại tương ứng với trình độ tay nghề khác nhau, Và chứng minh rằng Mỹ dư thừa tương đối lao động lành nghề và khan hiếm tương đối lao động giản đơn. .Do đó Mỹ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng lao động lành nghề, Và chi phí cho giáo dục, đào tạo nghề có thể xem như tư bản, thì lý thuyết H-O là đúng.
  88. Bổ sung thêm các yếu tố sản xuất khác, và chia các yếu tố thành các yếu tố đặc thù nhỏ hơn có thể tăng khả năng giải thích của lý thuyết H-O về cơ cấu mậu dịch. Kiểm chứng Leontief chưa tính ảnh hưởng của rào cản thương mại (Chủ yếu hạn chế nhập khẩu sản phẩm thâm dụng lao động). Thị hiếu tiêu dùng Mỹ có truyền thống hướng tới các sản phẩm thâm dụng tư bản hơn so với ở nước ngoài. (phủ nhận giả thiết thị hiếu tiêu dùng như nhau tại hai quốc gia).
  89. c) Kiểm chứng khác .Được thực hiện bởi các nhà kinh tế Mỹ là: Bowen, Leamer và Sveikauskas, .Công bố năm 1987 cho thấy lý thuyết H-O trên thực tế không được tuân thủ tốt trong tất cả các trường hợp: .Với 27 quốc gia và 12 yếu tố sản xuất thì lý thuyết H-O chỉ đúng với 2/3 số lượng yếu tố trong gần 70% các trường hợp. .Điều này một lần nữa khẳng định nghịch lý Leontief rằng lý thuyết H-O không phải là giải thích toàn diện, tốt nhất về mậu dịch quốc tế.
  90. d) Hạn chế khác của lý thuyết H-O Lý thuyết H-O không thể giải thích một số vấn đề khác về mậu dịch quốc tế: Xu hướng gia tăng mậu dịch giữa các nước phát triển từ những năm 1960: Xu hướng gia tăng trao đổi các sản phẩm công nghiệp giống nhau (Cùng nhóm hàng hoá) giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển (Thương mại nội bộ ngành)