Bài giảng Kinh tế quản lý - Chương 9. Phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư

ppt 14 trang phuongnguyen 5040
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế quản lý - Chương 9. Phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_quan_ly_chuong_9_phan_tich_rui_ro_va_cac_q.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quản lý - Chương 9. Phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư

  1. Chương 9. Phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư
  2. Phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư Các thể loại môi trường ra quyết định Các quyết định đầu tư Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện chắc chắn ◼ Phương pháp thời gian thu hồi ◼ Phương pháp lãi suất ◼ Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) ◼ Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR) Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện rủi ro ◼ Phương pháp giá trị hiện tại ròng dự kiến ◼ Phương pháp tỷ lệ chiết khấu có tính rủ ro (RADR) ◼ Phương pháp tương đương chắc chắn Cây ra quyết định
  3. Các thể loại môi trường ra quyết định Ba trạng thái khác nhau của thông tin. ◼ Chắc chắn: Người ra quyết định biết trước một cách hoàn hảo về các kết quả của các quyết định của mình. ◼ Rủi ro: Mỗi quyết định có thể có nhiều kết quả song người ra quyết định biết được xác xuất cho mỗi kết quả đó. ◼ Không chắc chắn: Mỗi quyết định có thể có nhiều kết quả song người ra quyết định không biết được xác suất cho các kết quả đó.
  4. Các quyết định đầu tư Các quyết định đầu tư có thể chia làm 3 loại: ◼ Chấp nhận hay bác bỏ một dự án ◼ Sắp xếp các dự án ◼ Chọn trong số các phương án loại trừ nhau.
  5. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư Phương pháp thời gian thu hồi vốn: tính toán lợi nhuận ròng của dự án đầu tư sinh ra và số năm cần thiết để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. ◼ Nếu mục đích là chấp nhận hay bác bỏ dự án thì doanh nghiệp sẽ định ra một thời kỳ tới hạn nào đó và chấp nhận dự án nào hoàn được vốn ban đầu trong thời kỳ đó. ◼ Nếu mục đích là sắp xếp các dự án thì dự án nào có thời kỳ thu hồi ngắn nhất thì được xếp trước. ◼ Nếu mục đích là chọn giữa các dự án loại trừ nhau thì doanh nghiệp chọn những dự án nào có thời kỳ thu hồi ngắn nhất.
  6. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư Phương pháp lãi suất: tính lợi nhuận thu được trong suốt chu kỳ của dự án và sau đó tính lợi nhuận trung bình hàng năm. Lãi suất ước tính = Lợi nhuận trung bình hàng năm Chi phí đầu tư ban đầu Một dự án được chấp nhận khi lãi suất ước tính cao hơn lãi suất đòi hỏi.
  7. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư • Phương pháp giá trị hiện tại ròng n n Rt Ot NPV =  t −  t t=1(1+ r) t=0(1+ r) Trong đó: n: tổng số năm trong suốt chu kỳ của dự án Rt : luồng tiền chảy vào (thu nhập) Ot : luồng tiền chảy ra (chi phí) rt : tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lãi suất Nếu NPV 0 : dự án được chấp nhận Nếu NPV 0 : dự án bị loại bỏ
  8. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư • Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR): IRR là giá trị của r thỏa mãn phương trình: n n Rt Ot  t −  t = 0 t=1(1+ r) t=0(1+ r) Nếu IRR r : dự án được chấp nhận Nếu IRR r : dự án bị loại bỏ
  9. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện rủ ro • Phương pháp giá trị hiện tại ròng dự kiến n n Rt Ot NPV =  t −  t t=1(1+ rf ) t=0(1+ rf ) Rt : giá trị dự kiến của luồng tiền chảy vào Ot : giá trị dự kiến của luồng tiền chảy ra rf : lãi suất không có rủi ro
  10. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện rủ ro • Phương pháp tỷ lệ chiết khấu có tính rủi ro (RADR) • Tỷ lệ chiết khấu được tính bằng r = rf + RP Trong đó : rf : lãi suất không có rủi ro RP : phí rủi ro. Phần lãi suất cần thêm để bù vào rủi ro của dự án
  11. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện rủ ro Phương pháp tương đương chắc chắn ◼ Xác định luồng tiền có rủi ro ◼ Điều chỉnh luồng tiền để tính đến độ rủi ro ◼ Sử dụng một yếu tố “Yếu tố tương đương chắc chắn” để chuyển luồng tiền có rủi ro thành luồng tiền không có rủi ro ◼ Kích cỡ của yếu tố tương đương chắc chắn phụ thuộc vào thái độ của người ra quyết định đối với rủi ro
  12. Cây ra quyết định Cây ra quyết định là một phương pháp đưa ra các quyết định trong điều kiện có rủi ro. Kỹ thuật này đặc biệt thích hợp khi những quyết định phải được đưa ra theo trình tự. Ví dụ, một quyết định đưa ra trong tương lai phụ thuộc vào một hành động nào đó thực hiện trong ngày hôm nay. Việc đưa ra quyết định như vậy có thể là hết sức phức tạp và việc vận dụng một dạng hình cây sẽ làm thuận lợi quá trình vì nó minh họa những trình tự mà quyết định phải được đưa ra.
  13. Cây ra quyết định Phân tích với cây ra quyết định bao gồm 5 bước: ◼ Xác định vấn đề ◼ Dựng cấu trúc hay vẽ cây ra quyết định ◼ Gắn những xác suất vào những trạng thái bản chất ◼ Ước lượng kết quả cho từng sự kết hợp có thể của các lựa chọn và trạng thái bản chất ◼ Giải quyết vấn đề bằng cách tính giá trị dự kiến cho từng điểm nút trạng thái bản chất. Điều này được thực hiện bằng cách đi dật lùi, nghĩa là bắt đầu từ bên phải của cây và thực hiện quay trở lại những điểm nút quyết định bên trái.
  14. Cây ra quyết định Một công ty sản xuất có cơ hội mua đặc quyền chế tạo với giá $200.000 để sản xuất ra một sản phẩm mới. Nó có ba sự lựa chọn có khả năng: ◼ Công ty không mua đặc quyền chế tạo ◼ Công ty mua đặc quyền chế tạo ◼ Công ty mua đặc quyền chế tạo và chi tiêu thêm $50.000 để quảng cáo cho sản phẩm Có 60% khả năng là quảng cáo đem lại những kết quả có hiệu lực. Nếu kết quả quảng cáo là có hiệu lực thì sẽ có 80% xác suất là sản phẩm mới đem lại cho công ty lợi nhuận là $1.000.000 và 20% khả năng lợi nhuận là $150.000. Nếu kết quả quảng cáo là không có hiệu lực thì có 90% xác suất lợi nhuận là $100.000 và 10% xác suất lợi nhuận là $800.000. Tuy nhiên nếu công ty chỉ mua đặc quyền chế tạo mà không thực hiện một chương trình quảng cáo nào thì kết quả ước tính là: ◼ 30% xác suất lợi nhuận là $1.000.000 ◼ 40% xác suất lợi nhuận là $500.000 ◼ 30% xác suất lợi nhuận là $150.000