Bài giảng Kinh tế quản lý - Chương 4: Lý thuyết sản xuất và ứng dụng

ppt 23 trang phuongnguyen 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế quản lý - Chương 4: Lý thuyết sản xuất và ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_quan_ly_chuong_4_ly_thuyet_san_xuat_va_ung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế quản lý - Chương 4: Lý thuyết sản xuất và ứng dụng

  1. Chương 4. Lý thuyết sản xuất và ứng dụng 1
  2. Lý thuyết sản xuất và ứng dụng ◼ Hàm sản xuất ◼ Hàm sản xuất ngắn hạn  Các dạng hàm sản xuất ngắn hạn  Tổng sản phẩm, sản phẩm bình quân và sản phẩm biên của đầu vào biến đổi  Qui luật sản phẩm biên giảm dần  Ba khu vực của hàm sản xuất trong ngắn hạn  Mức sử dụng tối ưu của đầu vào biến đổi ◼ Hàm sản xuất dài hạn  Dạng hàm sản xuất  Suất sinh lợi theo qui mô  Mức sử dung tối ưu các đầu vào biến đổi ◼ Ước lượng hàm sản xuất 2
  3. Hàm sản xuất ◼ Hàm sản xuất biểu thị số lượng sản phẩm lớn nhất mà một doanh nghiệp có thể sản xuất được từ một tập hợp các yếu tố đầu vào cho trước với một công nghệ nhất định trong một thời kỳ. Q= f( X12 , X , , X n ) 3
  4. Hàm sản xuất ◼ Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó ít nhất một yếu tố đầu vào được giữ cố định. ◼ Dài hạn là khoảng thời gian trong đó tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi. 4
  5. Hàm sản xuất ngắn hạn ◼ Hàm sản xuất ngắn hạn biểu thị số lượng sản phẩm lớn nhất mà một doanh nghiệp có thể sản xuất được từ một tập hợp các yếu tố đầu vào cho trước với một công nghệ sẵn có, trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào có số lượng sử dụng là không đổi. ◼ Hàm sản xuất ngắn hạn là hàm sản xuất trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào là cố định. 5
  6. Hàm sản xuất ngắn hạn ◼ Hàm sản xuất: Q= f(,) XFV X trong đó XXXX= , , , FFFF12 k XXXX= , , , VVVV12 l : yếu tố đầu vào cố định X F : yếu tố đầu vào biến đổi XV 6
  7. Tổng sản phẩm, sản phẩm bình quân và sản phẩm biên của đầu vào biến đổi • Tổng sản phẩm (Q): Số lượng sản phẩm được sản xuất ra tương ứng với số lượng đầu vào biến đổi được sử dụng. • Sản phẩm bình quân (AP): Số lượng sản phẩm trên một đơn vị đầu vào biến đổi sử dụng. ◼ Sản phẩm biên (MP): Sự thay đổi trong tổng sản phẩm gây ra bởi sự thay đổi trong một đơn vị đầu vào biến đổi. 7
  8. Hàm sản xuất ngắn hạn ◼ Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm bằng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Khi đó hàm sản xuất được viết dưới dạng Q= f(,) K L 8
  9. Các dạng hàm sản xuất ngắn hạn ◼ a. Q= a + bL + cL23 − dL ◼ b. Q= a + bL − cL2 b ◼ c. Q= aL 9
  10. Qui luật sản phẩm biên giảm dần ◼ Khi sử dụng càng nhiều một yếu tố đầu vào biến đổi trong khi giữ cố định số lượng sử dụng các yếu tố đầu vào khác thì đến một thời điểm nào đó phần gia tăng trong sản lượng sẽ dần giảm xuống. 10
  11. Ý nghĩa của qui luật sản phẩm biên giảm dần đối với doanh nghiệp ◼ Qui luật sản phẩm biên giảm dần thường ứng dụng trong ngắn hạn khi có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định. ◼ Qui luật sản phẩm biên giảm dần không nói cho biết khi nào thì sản phẩm biên giảm dần bắt đầu có hiệu lực. Nó phụ thuộc vào từng dạng hàm sản xuất. ◼ Qui luật sản phẩm biên giảm dần áp dụng với giả thiết rằng tất cả các đơn vị của yếu tố đầu vào được sử dụng là như nhau, chúng có chất lượng hay năng suất như nhau. Nguyên nhân của sản phẩm biên giảm dần là do hạn chế của việc sử dụng các yếu tố đầu vào khác chứ không phải do sự giảm sút trong chất lượng yếu tố đầu vào được sử dụng . ◼ Qui luật sản phẩm biên giảm dần áp dụng với một công nghệ sản xuất cho trước. Khi công nghệ sản xuất thay đổi thì đường sản lượng dịch chuyển. 11
  12. Ba khu vực của hàm sản xuất trong ngắn hạn ◼ Hàm sản xuất Q= a + bL + cL23 − dL ◼ Khu vực I: từ 0 đơn vị lao động đến giá trị của lao động mà tại đó sản phẩm bình quân của lao động đạt giá trị cực đại. ◼ Khu vực II: từ điểm cuối của khu vực I đến giá trị lao động mà tại đó tổng sản phẩm đạt giá trị cực đại. ◼ Khu vực III: phần còn lại. ◼ Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả ở khu vực nào của hàm sản xuất? 12
  13. Mức sử dụng tối ưu của đầu vào biến đổi ◼ Doanh nghiệp nên quyết định thuê bao nhiêu lao động để tối đa hóa lợi nhuận của mình? ◼ 1 đơn vị lao động thuê thêm sẽ gây ra một sự gia tăng trong tổng chi phí của lao động. MCLL= TC/ L ◼ 1 đơn vị lao động được thuê thêm sẽ làm tăng tổng sản phẩm được sản xuất ra và do vậy tăng tổng doanh thu của doanh nghiệp . MRPLL= MP MR 13
  14. Mức sử dụng tối ưu của đầu vào biến đổi ◼ Doanh nghiệp sẽ thuê lao động mà tại đó sản phẩm doanh thu biên của lao động bằng chi phí biên của nó. MRPLL= MC 14
  15. Hàm sản xuất dài hạn ◼ Hàm sản xuất dài hạn biểu thị số lượng sản phẩm lớn nhất mà một doanh nghiệp có thể sản xuất được từ một tập hợp các yếu tố đầu vào cho trước với một công nghệ sẵn có, trong đó tất cả các yếu tố đầu vào là biến đổi. ◼ Hàm sản xuất dài hạn là hàm sản xuất mà trong đó tất cả các yếu tố đầu vào là biến đổi. 15
  16. Dạng hàm sản xuất • Hàm Cobb-Douglas 12 n QXXX= 12 n 16
  17. Suất sinh lợi theo qui mô ◼ Suất sinh lợi theo qui mô cho biết sản lượng sẽ tăng lên bao nhiêu khi gia tăng tất cả các yếu tố đầu vào theo cùng một tỷ lệ. 17
  18. Suất sinh lợi theo qui mô ◼ Hàm sản xuất Q= f() X trong đó XXXX= 12, , , n ◼ Suất sinh lợi theo qui mô tăng dần f() kX kQ ◼ Suất sinh lợi theo qui mô không đổi f() kX= kQ ◼ Suất sinh lợi theo qui mô giảm dần f() kX kQ 18
  19. Mức sử dụng tối ưu của các đầu vào biến đổi • Hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào biến đổi Q= f(,) K L Tiền thuê vốn: r Lương trả cho lao động: w • Sự lựa chọn tối ưu các yếu tố đầu vào MP MP LK= wr 19
  20. Mức sử dụng tối ưu của các đầu vào biến đổi • Hàm sản xuất với nhiều yếu tố đầu vào biến đổi Q= f( X12 , X , , X n ) giá của các yếu tố đầu vào: PPP, XXX12 n • Sự lựa chọn tối ưu các yếu tố đầu vào MP MP MP XX12= = = X n PPP XXX12 n 20
  21. Ước lượng hàm sản xuất ◼ Hàm sản xuất Q = K L ◼ trong đó  K: Vốn  L: Lao động ◼ Lấy ln hai vế phương trình LnQ = LnK + LnL 21
  22. Ước lượng hàm sản xuất ◼ Đặt: Y = LnQ X 1 = LnK X 2 = LnL b1 = b2 =  ◼ Phương trình hàm hồi qui Y = a + b1 X1 + b2 X 2 22
  23. Ước lượng hàm sản xuất ◼ Kết quả hồi qui Y =1,18 + 0,66X1 + 0,32X 2 (0,7537) (0,1470) ◼ Hàm sản xuất Q = K 0,66 L0,32 23