Bài giảng Kinh tế phát triển - Ths. Lê Huỳnh Mai

ppt 166 trang phuongnguyen 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế phát triển - Ths. Lê Huỳnh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_phat_trien_ths_le_huynh_mai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế phát triển - Ths. Lê Huỳnh Mai

  1. KINH TẾ PHÁT TRIỂN Ths. Lê Huỳnh Mai Khoa Kế hoạch và Phát triển Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
  2. Giới thiệu môn học: ⚫Tại sao chúng ta cần nghiên cứu Kinh tế Phát triển (Development Economics)? ⚫Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế học phát triển là gì? ⚫Phương pháp nghiên cứu
  3. So sánh kinh tế phát triển với kinh tế học truyền thống và kinh tế chính trị ⚫ Kinh tế học truyền thống: sự phân phối với chi phí thấp nhất các nguồn lực sản xuất khan hiếm và với sự gia tăng tối ưu của các nguồn lực này, qua thời gian sẽ ngày càng tạo ra nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. ⚫ Kinh tế chính trị: Nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của kinh tế học truyền thống. KTCT liên quan đến các quá trình tổ chức xã hội mà thông qua đó, các nhóm quyền lực kinh tế và chính trị nhất định tác động đến việc phân phối các nguồn lực sản xuất khan hiếm hiện nay và trong tương lai. KTCT vì thế liên quan với mối quan hệ giữa lĩnh vực chính trị và kinh tế (quan tâm đặc biệt tới vai trò của quyền lực trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế)
  4. So sánh kinh tế phát triển với kinh tế học truyền thống và kinh tế chính trị ⚫ Kinh tế phát triển (Development Economics) liên quan tới việc phân phối có hiệu quả các nguồn lực sản xuất khan hiếm, đồng thời đề cập đến các cơ chế tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị trong cả khu vực tư nhân và nhà nước để mang lại những cải thiện nhanh chóng với quy mô to lớn trong mức sống của đại đa số những người dân. Theo nhận thức này, kinh tế phát triển cấp tiến và toàn diện hơn là kinh tế học truyền thống hay kinh tế chính trị. Kinh tế phát triển là 1 nhánh kinh tế học, nghiên cứu các nước đang phát triển
  5. Các câu hỏi chính cần được giải đáp 1. Sự phát triển nào được mong đợi hơn cả? 2. Các nước thuộc thế giới thứ ba có thể tự đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội hay nên hợp tác với một nước khác hoặc nhờ sự hỗ trợ có ý nghĩa và thích đáng từ các nước phát triển hơn? 3. Tại sao sự giàu có sung túc lại cùng tồn tại với đói nghèo, không chỉ qua các lục địa mà còn trong cùng một đất nước hay thậm chí trong cùng một thành phố? 4. Có cách nào để các xã hội lạc hậu, năng suất lao động thấp, có mức sống tối thiểu lại có thể trở thành các quốc gia hiện đại, có thu nhập cao, sản xuất phát triển? 5. Các mong muốn phát triển của các nước nghèo được các hoạt động kinh tế của các nước giàu (phát triển) hậu thuẫn hay cản trở như thế nào?
  6. Làm gì để giải đáp câu hỏi? ⚫ Xem xét ý nghĩa và bản chất của tình trạng kém phát triển, và nhiều biểu hiện của nó ở các nước thuộc Thế giới thứ ba (Third World Countries). ⚫ Cố gắng định nghĩa sự tăng trưởng, phát triển và các mục tiêu của nó. ⚫ Xem xét các học thuyết và các mô hình phát triển kinh tế khác nhau. ⚫ Xem xét kinh nghiệm phát triển quá khứ của các nước phát triển hiện nay và tìm hiểu về mức độ liên quan của các kinh nghiệm này đối với các nước đang phát triển đương thời. ⚫ Sau đó phân tích các nguồn lực, chính sách và các vấn đề của phát triển (nghèo đói, bất bình đẳng )
  7. Nội dung môn học ⚫ Bài mở đầu: các nước đang phát triển và sự lựa chọn con đường phát triển ⚫ Chương I: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế ⚫ Chương II: Các mô hình tăng trưởng kinh tế ⚫ Chương III: Vốn với phát triển kinh tế ⚫ Chương IV: Lao động với phát triển kinh tế ⚫ Chương V: Ngoại thương với phát triển kinh tế
  8. BÀI MỞ ĐẦU CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
  9. Sự phân chia các nước trên thế giới ⚫Sự xuất hiện của các nước thế giới thứ 3 ⚫Sự phân chia các nước theo mức thu nhập ⚫Sự phân chia các nước theo trình độ phát triển con người ⚫Sự phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế
  10. Sự xuất hiện các nước “thế giới thứ 3” ⚫ “Thế giới thứ 1”: các nước có nền kinh tế phát triển, đi theo con đường TBCN, còn gọi là các nước “phương Tây” ⚫ “Thế giới thứ 2”: các nước có nền kinh tế tương đối phát triển, đi theo con đường XHCN, còn gọi là các nước “phía Đông” ⚫ “Thế giới thứ 3”: các nước thuộc địa mới giành độc lập sau thế chiến 2, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
  11. Thế giới thứ nhất Thế giới thứ hai Thế giới thứ ba
  12. Sự phân chia các nước theo mức thu nhập Hệ thống phân loại của Ngân hàng thế giới(WB): Dựa vào GNI bình quân đầu người (USD/người – WDR 2008) - Các nước có thu nhập cao: > $ 11.115 - Các nước có thu nhập TBình: $905 – $11.115 + thu nhập trung bình cao: $3.596 - $11.115 + thu nhập trung bình thấp: $905 -$3.596 - Các nước có thu nhập thấp: <= $905
  13. Sự phân chia các nước theo mức thu nhập (tiếp) Hệ thống phân loại của Liên hiệp quốc (UN): Dựa vào GDP bình quân đầu người (USD/người) - Các nước có thu nhập cao: > $ 10.000 - Các nước có thu nhập TBình: $736 – $10.000 + thu nhập trung bình cao: $3.000 - $10.000 + thu nhập trung bình thấp: $736 - $3.000 - Các nước có thu nhập thấp: <= $736
  14. 20 quốc gia có GDP/ng cao nhất thế giới
  15. Sự phân chia các nước theo trình độ phát triển con người UNDP dựa vào HDI để phân loại: ⚫Nhóm nước có HDI cao: HDI > 0,8 (75 quốc gia và vùng lãnh thổ) ⚫Nhóm nước có HDI trung bình: HDI từ 0,5 đến 0,8 (78 quốc gia và vùng lãnh thổ) ⚫Nhóm nước có HDI thấp: HDI < 0,5 (26 quốc gia và vùng lãnh thổ)
  16. STT Tên quốc gia HDI (cao nhất) số liệu 2006 [3][nb 1] thay đổi so với 2005[nb 1][3] 1 Iceland 0,968 +0,001 2 Norway 0,968 +0,001 3 Canada 0,967 +0,002 4 Australia 0,965 +0,002 5 Ireland 0,960 +0,002 6 Netherlands 0,958 +0,002 7 Sweden 0,958 +0,001 8 Japan 0,956 +0,003 9 Luxembourg 0,956 +0,002 10 Switzerland 0,955 +0,002 11 France 0,955 +0,002 12 Finland 0,954 +0,004 13 Denmark 0,952 +0,003 14 Austria 0,951 +0,003 15 United States 0,950
  17. STT Tên quốc gia HDI (trung bình) số liệu 2006 Thay đổi so với 2005 76 Turkey 0,798 +0,007 77 Dominica 0,797 -0,001 78 Lebanon 0,796 +0,001 79 Peru 0,788 +0,008 80 Colombia 0,787 +0,005 81 Thailand 0,786 +0,004 82 Ukraine 0,786 +0,006 83 Armenia 0,777 +0,010 84 Iran 0,777 +0,007 85 Tonga 0,774 +0,002 86 Grenada 0,774 +0,001 87 Jamaica 0,771 +0,003 88 Belize 0,771 89 Suriname 0,770 +0,006 114 Việt Nam 0,718 +0,004
  18. STT Tên quốc gia HDI (thấp) Số liệu năm 2006 Thay đổi so với 2005 154 Nigeria 0,499 +0,005 155 Lesotho 0,496 +0,002 156 Uganda 0,493 +0,007 157 Angola 0,484 +0,010 158 Timor-Leste 0,483 -0,003 159 Togo 0,479 +0,003 160 Gambia 0,471 +0,002 161 Benin 0,459 +0,007 162 Malawi 0,457 +0,009 163 Zambia 0,453 +0,006 164 Eritrea 0,442 165 Rwanda 0,435 +0,005 166 Côte d'Ivoire 0,431 -0,001
  19. 0.950 and over 0.700–0.749 0.450–0.499 0.900–0.949 0.650–0.699 0.400–0.449 0.850–0.899 0.600–0.649 0.350–0.399 0.800–0.849 0.550–0.599 under 0.350 0.750–0.799 0.500–0.549 Data unavailable 2008
  20. Sự phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế ⚫Các nước phát triển (DCs): Khoảng 40 nước với điển hình là các nước G7 ⚫Các nước công nghiệp hóa mới (NICs): Trước đây: 11 nước, điển hình là các nước Đông Á, Hiện nay: 15 nước ⚫Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): 13 nước. ⚫Các nước đang phát triển (LDCs): > 130 nước
  21. Các nước NICs và OPEC trước đây
  22. Châu lục Các nước NIC hiện nay GDP GDP/ng HDI (Tỷ USD) (USD) (2004) Châu Phi Nam Phi 240.152 5.106 0,653 (trung bình) Bắc Mỹ Mexico (thành viên OECD) 768.438 7.298 0,821 (cao) Nam Mỹ Brasil 794.098 4.320 0,807 (cao) Châu Á Bahrain 12.995 18.403 0,859 (cao) Trung Quốc 2.228.862 1.709 0,768 (trung bình) Ấn Độ 785.468 705 0,611 (trung bình) Kuwait 74.658 26.020 0,871 (cao) Malaysia 130.143 5.042 0,805 (cao) Oman 24.284 12.664 0,810 (cao) Philippines 98.306 1.168 0,763 (trung bình) Qatar 28.451 43.110 0,844 (cao) Ả Rập Saudi 309.778 13.410 0,777 (trung bình) Thái Lan 176.602 2.659 0,784 (trung bình) Các Tiểu Vương quốc Ả Rập 104.204 27.700 0,839 (cao) Thống nhất Châu Âu Thổ Nhĩ Kỳ (ứng cử viên gia 363.300 5.062 0,757 (trung bình) nhập Liên minh châu Âu)
  23. Các nước OPEC hiện nay Thành viên cũ: Gabon Thành viên mới: Angola (1/2007)
  24. Các nước đang phát triển hiện nay (trừ các nước kém phát triển và các nước mới công nghiệp hoá)
  25. Các nước kém phát triển
  26. Sự khác nhau của các nước đang phát triển ⚫ Quy mô đất nước ⚫ Nền tảng/ bối cảnh lịch sử ⚫ Nguồn nhân lực và vật lực ⚫ Thành phần tôn giáo và dân tộc ⚫ Cơ cấu công nghiệp ⚫ Sự phụ thuộc bên ngoài ⚫ Cơ cấu chính trị, các nhóm lợi ích và quyền lực ⚫ Vai trò của khu vực nhà nước và tư nhân
  27. Đặc điểm chung của các nước đang phát triển ⚫ Mức sống thấp ⚫ Tỷ lệ tích lũy thấp ⚫ Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp ⚫ Năng suất lao động thấp ⚫ Tỷ lệ tăng dân số và số người sống phụ thuộc cao, tỷ lệ thất nghiệp cao (bán thất nghiệp, thất nghiệp trá hình). ⚫ Thị trường không hoàn hảo, thông tin không đầy đủ
  28. Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển Thu nhập thấp Tiêu dùng thấp Năng suất thấp Tích lũy thấp Trình độ kỹ thuật thấp Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
  29. Kém phát triển Khả năng kém, động cơ yếu Mức sống thấp Tự trọng thấp Chuyển giao các giá trị vật chất giữa các nước KÉM PHÁT TRIỂN Tự do giới hạn
  30. Chính sách hỗn hợp của Đông Á Tăng trưởng kinh tế Chính sách tăng Các vấn đề xã hội mới phát sinh trưởng (bất bình đẳng, tội phạm, ô nhiễm ) Được kiềm chế Ổn định chính trị Chính sách bổ trợ Sau vài thập kỷ Tiến tới một xã hội dân chủ và thịnh vượng hơn (Ví dụ: Hàn Quốc, Đài Loan)
  31. Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển
  32. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
  33. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG ⚫Bản chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế ⚫Các thước đo phát triển kinh tế ⚫Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ⚫Lựa chọn con đường phát triển dựa trên quan điểm tăng trưởng và phát triển
  34. Tăng trưởng kinh tế ⚫ Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) ⚫ Thu nhập được xem xét dưới 2 góc độ: hiện vật và giá trị ⚫ Tăng trưởng được xem xét dưới 2 góc độ: Dưới góc độ tuyệt đối (mức tăng trưởng): ΔYt= Yt – Yt-1 Dưới góc độ tương đối (tốc độ tăng trưởng) gt = ΔYt /Yt-1 * 100%
  35. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Đơn vị: % Năm g Năm g Năm g 1991 5,8 1997 8,2 2003 7,24 1992 8,7 1998 5,7 2004 7,7 1993 8,1 1999 4,8 2005 8,4 1994 8,8 2000 6,8 2006 8,1 1995 9,5 2001 6,84 2007 8,5 1996 9,3 2002 7,04 2008 6,23
  36. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
  37. 1% tăng trưởng kinh tế GNI 2005 GNI/ người ⚫ Việt Nam: 51,7 tỷ USD 620USD Nhật Bản: 4.988,2 tỷ USD 39.980 USD Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006: Nhật Bản: 2,1%, Việt Nam: 8,17% - 1% tăng trưởng của Việt Nam: 0,517 tỷ - 1% tăng trưởng của Nhật Bản: 49,882 tỷ
  38. Tăng trưởng kinh tế ⚫ Bản chất: sự gia tăng về thu nhập (mặt lượng của nền kinh tế) ⚫Vai trò: là điều kiện cần của phát triển kinh tế ⚫ Hai mặt của tăng trưởng kinh tế: mặt số lượng và chất lượng
  39. Hạn chế của chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ⚫ Không phản ánh chính xác phúc lợi xã hội của các nhóm dân cư ⚫ Không phản ánh chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch nông thôn và thành thị ⚫ Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.
  40. Các loại tăng trưởng xấu (UNDP-1996) ⚫ Tăng trưởng không việc làm: Tăng trưởng không tạo ra việc làm mới. ⚫ Tăng trưởng không lương tâm: Tăng trưởng chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ người giàu, điều kiện sống của phần đông người nghèo không được cải thiện. ⚫ Tăng trưởng không tiếng nói: Tăng trưởng không gắn với sự cải thiện về dân chủ. ⚫ Tăng trưởng không gốc rễ: Tăng trưởng nhưng đạo đức xã hội bị suy thoái. ⚫ Tăng trưởng không tương lai: Tăng trưởng nhưng huỷ hoại môi trường sống của con người.
  41. Chất lượng tăng trưởng ▪ Nghĩa hẹp của chất lượng tăng trưởng: Chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn. ▪ Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng: Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường.
  42. Chất lượng tăng trưởng ⚫ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài; ⚫ Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, được thể hiện ở sự đóng góp của Yếu tố Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng; ⚫ Tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; ⚫ Tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững; ⚫ Tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; ⚫ Tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được đói nghèo.
  43. Tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á 2004 2005 2006 2007 Đông Á 8,0 7,5 7,8 7,3 Các nước đang phát triển 9,1 9,0 9,2 8,7 Đông Á Đông Nam Á 6,0 5,1 5,2 5,6 Indonesia 5,1 5,6 5,5 6,2 Malaysia 7,2 5,2 5,5 5,5 Philippines 6,2 5,0 5,5 5,7 Tháilan 6,2 4,5 4,5 4,6 Các nước chuyển đổi Trung Quốc 10,1 10,2 10,4 9,6 Việt Nam 7,7 8,4 8,1 8,5 NICs 6,0 4,7 5,1 4,5 Hàn Quốc 4,7 4,0 5,1 4,5 Các nước NIC khác 7,2 5,4 5,1 4,4
  44. Phát triển kinh tế ⚫ “ Người ta phải định nghĩa lại sự phát triển là sự tấn công vào những cái xấu chủ yếu của thế giới ngày nay: suy dinh dưỡng, bệnh tật, mù chữ, những khu nhà ổ chuột, thất nghiệp và bất công. Nếu đo bằng tỷ lệ tăng trưởng, sự phát triển quả là một thành công lớn. Nhưng nếu xét trên khía cạnh công ăn việc làm, công lý và xóa đói giảm nghèo thì lại là một thất bại hay chỉ thành công một phần” Paul Streenten
  45. Phát triển kinh tế ⚫ Amartya Sen “ Không thể xem sự tăng trưởng kinh tế như một mục đích cuối cùng. Cần phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển cùng với việc cải thiện cuộc sống và nền tự do mà chúng ta đang hưởng” ⚫ Peter Calkins: Quan điểm phát triển theo 5 trục: đạo đức tinh thần, xã hội, chính trị, kinh tế và vật chất cùng với mô hình 4E (Evolution, Equity, Efficiency, Equilibrium). ⚫ Giáo trình KTPT: Phát triển là là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự gia tăng về thu nhập và tiến bộ về cơ cấu kinh tế và xã hội
  46. Nội dung chính của phát triển kinh tế ⚫ Sự gia tăng tổng mức thu nhập và thu nhập bình quân đầu người ⚫ Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế ⚫ Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội
  47. Phát Tăng Chuyển Sự tiến triển trưởng dịch bộ xã hội kinh tế kinh tế cơ cấu của con kinh tế người Đk cần Thể hiện Đích cuối cho PT mặt chất cùng của của sự PT sự PT Sự biến đổi về Sự biến đổi về chất lượng
  48. Phát triển bền vững Quá trình hoàn thiện quan niệm: - Từ thập niên 1970: hội nghị quốc tế về môi trường: thành lập chương trình môi trường của UN - Năm 1983: thành lập Hội đồng thế giới về môi trường - Năm 1987: đưa ra khái niệm về PTBV - Năm 2002: Khái niệm PTBV được hoàn thiện
  49. Phát triển bền vững ⚫Năm 1987, Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland): Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
  50. Phát triển bền vững ⚫ Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesbug (Nam Phi) năm 2002, Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, gồm tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
  51. Biểu hiện của phát triển bền vững ⚫ Tăng trưởng kinh tế ổn định ⚫ Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội ⚫ Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
  52. Phát triển bền vững MỤC TIÊU KINH TẾ Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỤC TIÊU XÃ HỘI MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG Cải thiện xã hội, Công bằng Cải thiện chất lượng, bảo vệ xã hội môi trường, tài nguyên TN
  53. Chương trình nghị sự 21 ⚫ Chương trình hành động vì sự phát triển bền vững ra đời năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brasil ⚫ Có sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ ⚫ Mục tiêu: xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên ⚫ Việt Nam: Ngày 12/6/1991, Chính phủ thông qua “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 – 2000”
  54. Chương trình nghị sự 21 Việt Nam ⚫ Dự án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam" (11/2001- 12/2005) nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện Vietnam Agenda 21. ⚫ Chiến lược PT KT – XH 2001 – 2010 xác định quan điểm số 1: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. ⚫ Ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
  55. Lựa chọn con đường phát triển kinh tế ⚫ Mô hình nhấn mạnh tăng trưởng nhanh ⚫ Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội ⚫ Mô hình phát triển toàn diện
  56. Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội ▪ Nội dung: các chính sách đi vào bảo đảm sự CBXH nhấn mạnh từ khi tăng trưởng ở mức thấp: quốc hữu hoá tài sản phân phối, thu nhập theo lao động. ▪ Kết quả: bảo đảm sự công bằng xã hội cao, tiếp đó là tạo khí thế mới để tăng trưởng (giai đoạn đầu). Các nước Liên xô và Đông Âu đạt được GINI thấp 0,2 - 0,25% thu nhập của 20% dân số nghèo nhất chiếm 10%; tăng trưởng kinh tế đạt cao (4-5%)
  57. Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội Hậu quả (hạn chế): ▪ Một nền KT thiếu động lực tăng trưởng dài hạn ▪ Phương thức phân phối thu nhập không khuyến khích sử dụng nguồn lực; hình thành phương thức phân phối theo quyền lực→ tác động đến tính công bằng. ▪ Các chỉ tiêu công bằng xã hội đạt được nhưng đều ở mức thấp ▪ Nền kinh tế trở nên trì trệ và lạc hậu so với mức TB chung của thế giới
  58. Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội Kết quả mô hình lựa chọn: Một số chỉ tiêu kinh tế của Liên xô và một số nước Đông Âu Tốc độ tăng Tốc độ tăng Tốc độ tăng Tốc độ tăng Nước GDP (%) NSLĐ (%) NS vốn (%) TFP (%) 1960 1985 1960 1985 1960 1985 1960 1985 T.bình của LX và 5,5 3,0 4,8 2,5 1,0 - 2,1 3,5 0,9 Đông Âu Liên xô 5,8 3,6 4,6 2,3 3,6 -3,7 2,4 0,8 Tiệp khắc 4,8 2,6 4,1 1,6 1,3 -2,1 3,4 0,5 Ba Lan 4,6 3,3 3,6 1,8 2,0 -1,4 3,2 0,8 Hungari 4,6 2,9 3,6 2,6 1,0 -2,1 2,9 1,2 Nguồn: các hệ thống kinh tế so sánh, Paul R. Gregory, 1998
  59. Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng xã hội sau Đặc trưng của mô hình: - Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh - Bất bình đẳng vừa là hệ quả của tăng trưởng nhanh, vừa là động lực của tăng trưởng nhanh - Khi nền kinh tế đã đạt được mức độ nhất định mới quan tâm đến phân phối lại thu nhập
  60. Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng xã hội sau Các nước khởi nguồn lựa chọn: Mỹ, Canada, phương Tây, Nhật Bản. Tiếp theo là các nước Nam Mỹ, một số nước Đông Nam Á (70 nước theo nghiên cứu của Kuznets) Đặc trưng của mô hình GINI - 1 (chữ U ngược) - 0,8 - B 0,6 - Tại A 0,4 Từ A – B - 0,2 - Từ B - C A 0 C GDP/người
  61. Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng xã hội sau Kết quả mô hình lựa chọn Chỉ số bất bình đẳng của một số nước Nam Mỹ và Đông Á GDP/người GINI Thu GINI đất TN 20% Nước ($ - PPP) nhập đai nghèo nhất Achentina 12 460 0,51 0,83 3,2 Brazil 8 020 0,62 0,85 2,6 Vênezuela 5 760 0,47 0,88 4,7 Philipines 4 890 0,46 0,86 4,5 Malaysia 9 630 0,51 0,72 4,4 Nam Phi 10 960 0,58 0,77 3,5 Mexico 9 590 0,51 0,78 4,3 Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2006,2007
  62. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng (mô hình phát triển toàn diện) ⚫ Đặc trưng của mô hình: Quá trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội cao hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép.
  63. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng ⚫ Các quốc gia lựa chọn: Các nước Bắc Âu, một số nước NICs Đông Á như: Đài Loan, Hàn quốc, Singapore ⚫ Các chính sách áp dụng: Chính sách tăng trưởng nhanh Chính sách lựa chọn các ngành tăng trưởng nhanh nhưng không gây bất bình đẳng (mô hình Oshima) Các chính sách xã hội giải quyết ngay từ đầu vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng
  64. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng Kết quả của mô hình lựa chọn: Chỉ số BBĐ của một số nước sử dụng mô hình này Tên nước GDP/người ($ - Hệ số GINI TN của 20% DS PPP) nghèo nhất (%) Đan Mạch 35 570 0,27 10,3 Phần lan 31 170 0,25 9,6 Thuỵ Điển 37 080 0,25 9,1 Na Uy 40 420 0,27 9,6 Đức 29 290 0,28 8,5 Hàn Quốc 21 850 0,29 9,7 Đài Loan 23 210 0,24 9,8 Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới 2006, 2007
  65. Những kết luận trong nghiên cứu thực nghiệm từ thập niên 1990 trở đây - Sự chênh lệch trong phân phối thu nhập cao tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và mức độ phân hoá cao sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. - Tăng trưởng kinh tế không có tác động tiêu cực đến phân hoá giầu nghèo - Những thay đổi trong bất công xã hội không giải thích được bằng nguyên nhân tăng trưởng - Các chính sách của chính phủ đóng vai trò quyết định đến giải quyết mối quan hệ này.
  66. So sánh mô hình của Brasil và Hàn Quốc
  67. Đánh giá phát triển kinh tế ⚫Đánh giá tăng trưởng kinh tế ⚫Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ⚫Đánh giá tiến bộ xã hội
  68. Đánh giá tăng trưởng kinh tế Sử dụng các chỉ tiêu trong SNA - GO (Gross Output) Tổng giá trị sản xuất - GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc dân - GNI (Gross National Income) Tổng thu nhập quốc gia - NNI (National Income) Thu nhập quốc dân - NDI (National Disposable Income) Thu nhập quốc dân sử dụng
  69. Tổng giá trị sản xuất (GO) ⚫ Khái niệm: Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định ⚫ GO = IC + VA Trong đó: - IC chi phí trung gian - VA Giá trị gia tăng
  70. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ⚫Khái niệm: GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định ⚫Mức và tốc độ tăng trưởng GDP là thước đo chủ yếu để đánh giá sự gia tăng thuần túy về kinh tế của mỗi quốc gia ⚫ Có 3 cách tiếp cận để tính GDP
  71. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ⚫ Tiếp cận từ sản xuất n VA = (VAi) i=1 VAi = GOi − IEi ⚫ Tiếp cận từ chi tiêu GDP = C + G + I + (X − M ) ⚫ Tiếp cận từ thu nhập GDP = W + R + In + Pr + Dp +Ti
  72. Số thứ Quốc gia GDP (1000USD) tự — Thế giới 60.689.812[3] — European Union 18.394.115[3] 1 United States 14.264.600 2 Japan 4.923.761 3 China (PRC) 4.401.614h 4 Germany 3.667.513 5 France 2.865.737 6 United Kingdom 2.674.085 7 Italy 2.313.893 8 Russia 1.676.586 9 Spain 1.611.767 10 Brazil 1.572.839
  73. 15 South Korea 947.010 35 Thailand 273.248 39 Malaysia 222.219 44 Singapore 181.939 47 Philippines 168.580 60 Vietnam 89.829 177 Tonga 258 178 São Tomé and Príncipe 176 179 Kiribati 137
  74. Tăng trưởng GO và GDP 14 12 10 Tốc độ tăng GDP 8 6 Tốc độ tăng GO 4 2 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006
  75. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) ▪ Khái niệm: GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định GNI = GDP + thu nhập nhân tố ròng với nước ngoài Thu nhập nhân tố ròng với nước ngoài = Thu nhập lợi tức nhân tố Chi trả lợi tức nhân tố sản sản xuất từ nước ngoài - xuất ra nước ngoài GNI là thước đo điều chỉnh yếu tố nước ngoài với GDP theo cách tiếp cận thu nhập
  76. Sự khác biệt giữa GNP và GNI ⚫GNI được sử dụng trong bảng SNA năm 1993 thay cho GNP sử dụng trong bảng SNA năm 1986 ⚫GNI và GNP giống nhau về nội dung, chỉ khác nhau về cách tiếp cận GNP là chỉ tiêu tính từ góc độ sản phẩm sản xuất GNI là chỉ tiêu tính trên góc độ thu nhập
  77. Sự khác biệt giữa GDP và GNI ⚫ Không có sự khác biệt khi nền kinh tế đóng cửa ⚫ GNI và GDP khác nhau khi có: Dòng chuyển thu nhập từ lãi suất, lợi nhuận, lợi tức cổ phần giữa các nước Dòng chu chuyển về tiền lương của người lao động không thường trú giữa các nước Nói cách khác GNI và GDP khác nhau ở quyền sở hữu ⚫ GNI>GDP khi luồng thu nhập chuyển vào lớn hơn luồng thu nhập chuyển ra; và ngược lại.
  78. GDP hay GNI ⚫GNI bình quân được sử dụng để đo mức tiêu dùng/mức sống của dân cư cũng như đầu tư hiện tại và tương lai ⚫GDP bình quân được sử dụng để đo tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng sản lượng trong một nước.
  79. Mười nước có GNP lớn nhất (2004) (tỷ giá hối đoái) Country GNP (triệu USD) 1 Hoa Kỳ 10.945.792 2 Nhật Bản 4.389.791 3 Đức 2.084.631 4 Anh 1.680.300 5 Pháp 1.523.025 6 Trung Quốc 1.417.301 7 Ý 1.242.978 8 Ca-na-đa 756.770 9 Tây Ban Nha 698.208 10 Mexico 637.159 Nguồn: Ngân hàng Thế giới
  80. Thu nhập quốc dân ròng (NNI) ⚫Khái niệm: NNI là toàn bộ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra trong năm ⚫Về hình thức, NNI gồm toàn bộ tư liệu tiêu dùng cho cá nhân được sản xuất trong 1 năm và những tư liệu sản xuất vừa mới tạo ra để mở rộng sản xuất và tăng dự trữ ⚫NNI = GNI – Dp
  81. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI) ⚫Khái niệm: NI phản ánh kết quả hoạt động kinh tế của những người trực tiếp tham gia sản xuất không tính đến vai trò của chính phủ. ⚫NI = NNI – Ti = W + R + In + Pr
  82. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) ⚫ Khái niệm: NDI là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng NDI = NNI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài ⚫ NDI phản ánh khả năng tiêu dùng thực tế của toàn bộ dân cư. NDI = NI – Td + Su Trong đó: - Td: Thuế thu nhập của công ty và hộ gia đình (Tde và Tdh) - Su: Trợ cấp của chính phủ
  83. Thu nhập bình quân đầu người ⚫ Thu nhập bình quân đầu người: GNI(GDP)/dân số ⚫ Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người g TNBQ = g kt – g dsố ⚫ Theo quy đổi ngoại tệ trực tiếp (Sử dụng tỷ giá hối đoái bình quân năm chính thức, do NHNN quy định) ⚫ Ngang giá sức mua (PPP) n  Pi,USQi,M PPPGNPbình quân = i=1 Dân sô
  84. Thu nhập bình quân đầu người ⚫Là chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số ⚫Được sử dụng để so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia ⚫TNBQĐN theo giá PPP có thể sử dụng để so sánh một cách chính xác mức sống của dân cư
  85. Các loại giá để tính chỉ tiêu tăng trưởng ⚫ Giá hiện hành: giá tại thời điểm nghiên cứu. Thu nhập tính theo giá hiện hành là thu nhập danh nghĩa. Giá hiện hành thường được dùng trong việc xác định các chỉ tiêu liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành, ngân sách, thương mại ô ⚫ Giá so sánh (CĐ): giá được xác định trên mặt bằng của một năm gốc. Thu nhập tính theo giá so sánh là thu nhập thực tế. Giá so sánh được sử dụng trong tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa so sánh theo thời gian
  86. GDP (GNI) danh nghĩa và thực tế n GDP =  PiQi i=1 n 2006GDP2000 =  Pi,2000 Qi,2006 i=1  Pi Qi GDPgiảm phát =  P0 Qi
  87. DGDP và CPI ⚫ CPI: chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng ⚫ DGDP: phản ánh giá của cả hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. DGDP được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung ⚫ Ở Việt Nam, CPI quan trong hơn do sản phẩm chủ yếu của Việt Nam là nông nghiệp, có giá cả ít biến động hơn.
  88. Các loại giá để tính chỉ tiêu tăng trưởng ⚫ Giá sức mua tương đương: là giá tính theo mặt bằng chung của quốc tế. Giá sức mua tương đương được sử dụng để so sánh mức độ tăng trưởng, mức sống giữa các quốc gia với nhau (so sánh theo không gian)
  89. So sánh GNI/người theo 2 loại tỷ giá (2005) GNI/ng•êi (USD) Chªnh lÖch so víi ViÖt Nam (lÇn) Theo tû gi¸ Theo ngang Theo gi¸ thùc tÕ Theo ngang gi¸ thÞ tr•êng gi¸ søc mua søc mua ViÖt Nam 620 3 010 1,0 1,0 Trung Quèc 1 744 6 600 2,8 2,2 Th¸i lan 2 750 8 440 4,4 2,8 Malaysia 4 960 10 320 8,0 3,4 Hµn quèc 15 830 21 850 25,5 7,2 Singapore 27 490 29 780 44,3 9,9 NhËt B¶n 38 960 31 410 62,8 10,4 Trung b×nh c¸c n•íc 1 746 5 151 2,8 1,7 ®ang ph¸t triÓn
  90. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người VN 10 9 8 Tốc độ tăng trưởng 7 6 5 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu 4 người 3 2 1 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
  91. Câu hỏi: với khoảng cách phát triển xét theo tiêu chuẩn mức thu nhập cá nhân đo bằng tiền theo PPP như ở trên, bao giờ Việt Nam đuổi kịp để sánh vai được với các nước đã nêu - những láng giềng, đối tác và cũng là đối thủ cạnh tranh phát triển trực tiếp nhất- chứ không phải là đạt tới trình độ hôm nay của họ? ⚫ Quy tắc nhân đôi GDP hoặc GDP bình quân - Theo “quy luật 70”, thời gian để nền kinh tế nhân đôi khối lượng GDP sẽ xấp xỉ bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của quốc gia đó. - Tốc độ tăng GDP/người = tốc độ tăng trưởng kinh tế - tốc độ tăng dân số hàng năm.
  92. Khoảng cách tụt hậu ⚫ Khoảng cách của Việt Nam với các đối tác - đối thủ hiện nay là rất lớn. ⚫ So với Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh hàng đầu thì Việt Nam tụt hậu ít nhất 10 năm (nhưng đó là 10 năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP/người "thần kỳ" 7,2%- 7,5%/năm). ⚫ So với các nước khác, khoảng cách tụt hậu của Việt Nam còn xa hơn: Thái lan: khoảng 15 năm; Malaysia: 20 năm; Hàn Quốc: 25 năm; Singapore 35 năm và Nhật Bản: 40 năm.
  93. Việt Nam so với các nước GNI & GNI/người
  94. Việt Nam so với các nước: Mức thu nhập của các nước có thu nhập TB thấp % 3000 2640 2500 2000 1500 1000 635 620 580 500 373 200 0 1991 2005 ViÖt nam Thu thËp trung b×nh 60 n•íc Møc thu nhËp thÊp
  95. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ⚫Cơ cấu kinh tế là gì? ⚫Các dạng cơ cấu kinh tế ⚫Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  96. Cơ cấu kinh tế ⚫Khái niệm: CCKT là tương quan giữa các bộ phận của nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về định lượng và định tính ⚫Biểu hiện Quy mô (định lượng – giá trị tuyệt đối) Tỷ trọng (định tính – giá trị tương đối)
  97. Các dạng cơ cấu kinh tế o Cơ cấu ngành kinh tế o Cơ cấu vùng kinh tế o Cơ cấu thành phần kinh tế o Cơ cấu khu vực thể chế o Cơ cấu tái sản xuất o Cơ cấu thương mại quốc tế
  98. Cơ cấu ngành kinh tế ⚫ Khái niệm: là tương quan giữa các ngành trong nền kinh tế ⚫ Nguyên tắc phân ngành: theo sự khác nhau trong quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ của các ngành ⚫ TG: phân ra 3 khối ngành chính Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
  99. Ý nghĩa của cơ cấu ngành kinh tế ⚫ Phản ánh sự phát triển của KHCN, lực lượng sản xuất, phân công lao động và hợp tác sản xuất ⚫ Phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia ⚫ Lựa chọn cơ cấu ngành phù hợp => sử dụng hiệu quả nguồn lực
  100. Cơ cấu ngành theo GDP cho một số nhóm nước năm 2005 Đơn vị tính: % Nông Công Dịch vụ Nhóm nước nghiệp nghiệp 1. Các nước thu nhập cao 2 26 72 2. Các nước thu nhập trung bình 10 37 53 3. Các nước thu nhập thấp 22 28 50 4. Đông Á và Thái Bình Dương 13 45 42 5. Nam Á 19 27 54 6. Châu Mỹ Latinh 8 32 60 7. Châu Phi 17 32 51 Nguồn: WB, báo cáo phát triển thế giới 2007
  101. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Việt Nam qua các năm Đơn vị tính: % Năm 1980 1986 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông - lâm - 50,00 38,1 38,74 27,18 24,53 23,24 23,03 22,54 21,8 20,9 20,3 20,0 thủy sản Công nghiệp 23,10 28,9 22,67 28,76 36,73 38,13 38,49 39,47 40,2 41,0 41,6 41,7 và xây dựng Dịch vụ 26,90 33,0 38,59 44,06 38,73 38,63 38,48 37,99 38,0 38,1 38,1 38,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê
  102. Cơ cấu ngành kinh tế ⚫ Anh: 17 nhóm ngành ngành lớn theo bản tiêu chuẩn phân loại hoạt động kinh tế (UK SIC 92 ) ⚫ Nhật Bản có 5 nhóm ngành kinh tế lớn theo phân loại của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) là: Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Xây dựng Công nghiệp chế tạo, chế biến Dịch vụ Dịch vụ Chính phủ ⚫ VN: Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 có 5 cấp ngành Cấp I: 21 ngành Cấp II-V: các ngành chuyên môn hóa
  103. Hệ thống ngành theo QĐ 10/2007/QĐ-TTg Công nghiệp chế biến, chế tạo SX, CB Sản xuất Dệt Thực phẩm Đồ uống Chế biến, bảo quản Chế biến và Xay sát và thịt và các sp từ thịt bảo quản rau quả Sản xuất bột Xay sát và Sản xuất tinh bột và Sản xuất bột thô Các sản phẩm từ tinh bột Xay sát Sản xuất bột thô
  104. Xu hướng CDCC ngành kinh tế NN (khi CN-NN CN – NN - DV CN – DV - NN DV -CN NN >50%)
  105. Cơ cấu ngành theo mức độ thu nhập năm 2005 Đơn vị: (%) Nông Công Dich Các mức thu nhập nghiệp nghiệp vụ Toàn thế giới 4 28 68 Thu nhập cao 2 26 72 Thu nhập trung bình cao 7 32 61 Thu nhập trung bình thấp 13 41 46 Thu nhập thấp 22 28 50 Nguồn: WB, báo cáo phát triển, 2007
  106. Cơ cấu ngành của VN và một số nước trong khu vực 100 90 32 80 40 42 38.1 38.8 53.5 50 70 62 65 60 50 53 41 40 44 40.5 49 30 32.5 41 20 35 35 10 20.9 20.7 15 14 16 9 9 0 3 0 CHN PHI IND MAL THA KOR SIN VN05 VN06 Nong nghiep Cong nghiep Dich vu Nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã hội của VN2006-2010 và sổ tay KH 2007 (Bộ KH&ĐT) (1) Số liệu của các nước là của năm 2003
  107. Cơ cấu vùng kinh tế ⚫ Cơ cấu vùng kinh tế: là tỷ trọng ( tỷ lệ đóng góp cho GDP) của các vùng kinh tế, địa phương trong nền kinh tế quốc dân. ⚫ Phân vùng kinh tế Phân vùng theo thành thị - nông thôn Cách phân vùng khác ở VN
  108. Cơ cấu vùng kinh tế ⚫Tỷ trọng khu vực thành thị: Các nước có thu nhập cao: 80% Các nước có thu nhập trung bình: 62% Các nước có thu nhập thấp: 40 – 45% ⚫Việt Nam: cơ cấu dân cư khu vực thành thị – nông thôn: 1997: 23% - 77% 2007: 27% - 73%
  109. Phân vùng theo thành thị - nông thôn ⚫ Xu thế: tăng thành thị - giảm nông thôn ⚫ Quy luật: Quy luật di dân từ nông thôn ra thành thị ⚫Lực đẩy từ khu vực nông thôn ⚫Lực hút từ khu vực thành thị Quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa: mở rộng đô thị cả về diện tích và dân số.
  110. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên và dân số thành thị theo nhóm nước Đơn vị tính: % Nhóm nước Tốc độ tăng Tốc độ tăng trưởng dân số dân số thành tự nhiên thị 1. 45 nước có thu nhập thấp 2 3,9 2. 60 nước có thu nhập trung 1,7 2,8 bình 3. Các nước phát triển có thu 0,6 0,8 nhập cao Nguồn: WB,Báo cáo phát triển thế giới 2003
  111. Cách phân vùng khác ở VN ⚫ Các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ miền Trung Vùng KTTĐ miền Nam Vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long
  112. Cách phân vùng khác ở VN ⚫ Các vùng kinh tế xã hội theo Chiến lược PTKTXH 2001-2010: Đồng bằng Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ Đông nam Bộ và vùng KTTĐ phía Nam Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và vùng KTTĐ miền Trung Vùng Trung du và miền núi phía Bắc Tây Nguyên Đồng bằng Sông Cửu Long
  113. Cơ cấu thành phần kinh tế ⚫Khái niệm: là tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân ⚫Ý nghĩa: phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế ⚫Nguyên tắc phân chia thành phần kinh tế: theo loại hình sở hữu (công cộng và tư nhân) ⚫Xu hướng: tư nhân hóa
  114. Cơ cấu thành phần kinh tế ⚫Tư nhân hóa Chuyển đổi hình thức sở hữu: từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân Biến đổi các hoạt động dịch vụ mang tính chất công sang hoạt động dịch vụ của tư nhân Các đơn vị tuy vẫn là sở hữu nhà nước nhưng phải chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh sang hạch toán, quản lý theo tư nhân
  115. Cơ cấu thành phần kinh tế ⚫Các thành phần kinh tế ở Việt Nam Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế cá thể và tiểu chủ Kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế tư bản tư nhân Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
  116. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: % 1995 2000 2005 2006 2008 1. Kinh tế nhà nước 40,18 38,52 38,40 37,39 34,4 2. Kinh tế tập thể 10,06 8,58 6,81 6,53 6,0 3. Kinh tế tư bản tư nhân 7,44 7,31 8,89 9,41 10,8 4. Kinh tế cá thể và tiểu 36,02 32,31 29,91 29,69 30,1 chủ 5. Kinh tế có vốn đầu tư 6,30 13,28 15,99 16,98 18,7 nước ngoài Nguồn: Tổng cục Thống kê
  117. Cơ cấu khu vực thể chế ⚫Nền kinh tế được phân chia dự trên vai trò của các bộ phận cấu thành trong sản xuất kinh doanh ⚫Ý nghĩa: đánh giá vị trí của mỗi khu vực trong vòng luân chuyển nền kinh tế và mối quan hệ của chúng trong quá trình thực hiện sự phát triển nền kinh tế
  118. Cơ cấu khu vực thể chế ⚫ Khu vực chính phủ: thực hiện bằng NSNN. Mục tiêu: đảm bảo hoạt động công, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội ⚫ Khu vực tài chính: tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường tài chính ⚫ Khu vực phi tài chính: tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ ⚫ Khu vực hộ gia đình: tiêu dùng hàng hóa, tham gia lao động sản xuất ⚫ Khu vực vô vị lợi phục vụ các hộ gia đình
  119. Cơ cấu tái sản xuất ⚫Phân chia tổng thu nhập của nền kinh tế theo tích lũy và tiêu dùng ⚫Kết quả của quá trình tích lũy: tích lũy cao -> đầu tư TSX mở rộng cao -> thu nhập tăng -> tích lũy và tiêu dùng cuối cùng tăng ⚫Tích lũy cao không đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế cao => sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả không
  120. Tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam Đơn vị tính: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ tích 29,61 31,17 33,22 35,44 35,47 35,58 36,81 41,65 lũy Tốc độ tăng 3,3 7,0 5,68 5,92 6,26 tiêu dùng cuối cùng Nguồn: Tổng cục Thống kê
  121. Cơ cấu thương mại quốc tế ⚫ Đánh giá thông qua hoạt động XNK ⚫ Nền kinh tế mở (X+M) > 80% GDP ⚫ Tính chất mở của nền kinh tế NX = X-M NX>0: xuất siêu NX<0: nhập siêu NX=0 cân bằng thương mại quốc tế
  122. Cơ cấu thương mại quốc tế ⚫Tính chất hoạt động xuất nhập khẩu Xuất khẩu: % xuất khẩu sản phẩm thô % xuất khẩu sản phẩm chế biến Nhập khẩu: % nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng % nhập khẩu hàng hoá trung gian
  123. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam 2008 8% 4% Nông, lâm, thủy hải sản Khoáng sản và vật liệu xây dựng Công nghiệp tiêu dùng 88%
  124. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ⚫ Cơ cấu ngành: Công nghiệp hóa ⚫ Cơ cấu vùng: Đô thị hóa ⚫ Cơ cấu thành phần kinh tế: Cổ phần hóa (tư nhân hóa) ⚫ Cơ cấu tái sản xuất: tỷ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng giảm, tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy tăng ⚫ Cơ cấu thương mại quốc tế: Độ mở của nền kinh tế, NX tăng, giảm XK sản phẩm thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến.
  125. Đánh giá sự phát triển xã hội ⚫Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phúc lợi xã hội ⚫Đánh giá sự phát triển con người ⚫Đánh giá bất bình đẳng ⚫Đánh giá nghèo khổ
  126. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ⚫Mối quan hệ Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội, ngược lại thực hiện tốt công bằng xã hội lại trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội với đa số dân chúng thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất và một bộ phận đáng kể lực lượng lao động thất nghiệp, nghèo đói, bị đẩy ra ngoài lề xã hội
  127. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ⚫Phân phối thu nhập Hiện nay ở nước ta có 3 hình thức phân phối chính: Phân phối theo lao động (đối với thành phần kinh tế nhà nước và tập thể) >>> hình thức phân phối chủ yếu. Phân phối theo vốn, tài sản và các nguồn lực khác (đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nước ngoài) Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội.
  128. Đánh giá sự phát triển con người ⚫Các nhu cầu cơ bản của con người + Mức sống vật chất + Giáo dục và trình độ dân trí + Tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe + Có việc làm ⚫ Chỉ số phát triển con người HDI
  129. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất ⚫ Thu nhập bình quân đầu người ⚫ Mức lương thực bình quân đầu người: Sản lượng lương thực bình quân đầu người (thông thường sử dụng sản lượng lương thực có hạt) cho biết khả năng tự bảo đảm lương thực của một nền kinh tế. ⚫ Tỷ lệ phụ thuộc lương thực nhập khẩu ⚫ Tỷ lệ cung cấp calori bình quân đầu người một ngày đêm( 2.000-2.200 calo)
  130. Chỉ tiêu GNI/người theo giá thực tế và giá PPP của một số quốc gia 2007 Đơn vị tính: USD Tên quốc gia Giá thực tế Giá so sánh Lúc xăm bua (1) 102.284 (1) 78,985 Nauy (2) 79.154 (2) 53,334 Thụy sỹ (7) 56.711 (6) 39,963 Đan Mạch (6) 57.035 (11) 35,787 Mỹ (9) 45.594 (4) 45,790 Anh (11) 45.301 (16) 33,535 Nhật (22) 34.023 (17) 33,525 Singapore (21) 34.152 (3) 50,299 Hongkong 29.149 42,321 Hàn Quốc (34) 19.624 (28) 24,712 Thailand (92) 3.400 (69) 8,138 Việt Nam (141) 809.000 (116) 2,600 Trung Quốc (104) 2.460 (90) 5,345
  131. Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí ⚫Tỷ lệ người biết chữ (từ 15t): VN: 98%; TG: 80% ⚫Tỷ lệ nhập học các cấp: tiểu học 96% (2005); THCS 65% (2003); THPT 38% (2000) ⚫Số năm đi học trung bình (từ 7t): VN 10,8 năm (2008) ⚫Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục: VN 20%
  132. Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe ⚫ Tuổi thọ bình quân: VN 72 (nam 70, nữ 75); Nhật 82; Apgantan 46 ⚫ Tỷ lệ trẻ em chết yểu (chết trong vòng 1 năm hoặc trong thời gian 5 năm đầu đời): 16 – 27,5/1000 ca (2005) ⚫ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 25% (2006) ⚫ Tỷ lệ bà mẹ tử vong: 130/100.000 ca (2002) ⚫ Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch: 92,7% ⚫ Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế: 10%
  133. Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm ⚫Tốc độ tăng dân số tự nhiên: TG: 1,2%/năm, VN: 1,18%/năm ⚫Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (VN 4,4% năm 2004) ⚫Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (80,7% năm 2005)
  134. Đánh giá sự phát triển con người (HDI) ⚫ Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ tiêu tổng hợp đo thành tựu trung bình của một quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển con người ⚫ Tiêu chí đánh giá ⚫Tuổi thọ trung bình ⚫Tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục ⚫Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người tính theo PPP)
  135. HDI ⚫ 0 ≤ HDI ≤ 1 ⚫ Chỉ số HDI còn được dùng tính riêng cho các nhóm như: giới tính, thu nhập, địa phương nhằm chỉ ra sự chênh lệch về việc đảm bảo các vấn đề xã hội giữa các vùng, giới tính, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc ⚫ HDI phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như chính sách xã hội của các quốc gia đó.
  136. Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng ⚫ Bất bình đẳng về kinh tế Tỷ lệ hộ nghèo Chỉ tiêu giãn cách thu nhập Tiêu chuẩn “40” Tỷ số Kuznets ⚫ Bất bình đẳng xã hội GDI GEM
  137. Đánh giá bất bình đẳng về kinh tế ⚫ Tỷ lệ hộ nghèo : số lượng hộ nghèo có sự phân chia theo từng vùng, giới tính, dân tộc khác nhau và theo tiêu chuẩn quy định hiện hành của quốc tế và quốc gia ⚫ Việt Nam (2008): 12,1% , mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% (2005, theo chuẩn mới) xuống còn 10- 11% vào năm 2010.
  138. Tỷ lệ (%) dân số sống dưới mức 1,25$ /ngày (2009)
  139. Tỷ lệ (%) dân số sống dưới mức 2$ /ngày (2009)
  140. Đánh giá bất bình đẳng về kinh tế ⚫ Hệ số giãn cách thu nhập : là mức chênh lệch giữa thu nhập của 20% dân cư có thu nhập cao nhất và thu nhập của 20% dân cư có thu nhập thấp nhất ⚫ So sánh với hệ số chênh lệch tương ứng của 126 nước và vùng lãnh thổ, thì hệ số chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam cao, đứng thứ 50, cao hơn 73 nước, trong đó có nhiều nước đã kinh qua mấy trăm năm phát triển tư bản chủ nghĩa.
  141. Đánh giá bất bình đẳng về kinh tế ⚫ Tiêu chuẩn 40 thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất đạt - Trên 17%: Tương đối bình đẳng - Từ 12-17%: Bất bình đẳng vừa - Dưới 12%: Rất bất bình đẳng Năm 2008, 40% người nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 5% thu nhập toàn cầu trong khi 20% người giàu nhất chiếm tới 75% thu nhập.
  142. Số liệu giãn cách thu nhập và tiêu chuẩn “40” của Việt Nam qua các năm Việt Nam: tổng điều tra 1993 1998 2003 Hệ số giãn cách TN 6,1 7,6 8,2 Tiêu chuẩn 40 21 20 18,9 Đánh giá: Việt nam tương đối công bằng nhưng mức độ bất công bằng ngày càng cao Mỹ đã trải qua hơn 200 năm phát triển tư bản và hiện đứng hàng đầu thế giới về kinh tế, nhưng chênh lệch cũng mới chỉ có 9,1 lần
  143. Hệ số giãn cách thu nhập của một số quốc gia ⚫Thái Lan (2000): 7,7 lần, ⚫Malaysia (1999): 7,1 lần, ⚫Canada (1998): 5,8 lần, ⚫Hàn Quốc (2003): 5,2 lần, ⚫Indonesia (2002): 5,2 lần, ⚫Ấn Độ (2000): 4,7 lần, ⚫Đức (2000): 4,3 lần
  144. Chênh lệch giàu nghèo năm 2008 ⚫ TG, dân số 7tỷ nhưng có gần 3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ (thu nhập <2$/ngày) ⚫Tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với mức trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng). ⚫Tại Tp.HCM, con số chênh lệch còn lên đến 109 lần (240 triệu đồng/tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng).
  145. Đánh giá bất bình đẳng về kinh tế Tỷ số Kuznets % thu nhập của X% dân số có mức thu nhập cao nhất Tỷ số Kuznets = % thu nhập của Y% dân số có mức thu nhập thấp nhất X= 20%, Y= 60% Tỷ số Kuznets càng cao thể hiện mức độ bất công bằng xã hội càng lớn.
  146. Đánh giá bất bình đẳng về xã hội ⚫ Chỉ số phát triển giới GDI ⚫ Thước đo vị thế giới GEM
  147. Chỉ số phát triển giới GDI ⚫Mục đích: Phản ánh sự khác biệt về trình độ phát triển giữa nam và nữ ⚫Nội dung: Cũng giống như HDI nhưng được điều chỉnh theo sự khác biệt giữa nam và nữ
  148. GDI ⚫Kết luận: So sánh GDI với HDI GDI=HDI Các cơ hội phát triển là ngang nhau giữa nam và nữ GDI<< HDI Cơ hội phát triển có sự thiên vị lớn giữa nam và nữ, nghiêng về phía nam
  149. Thước đo vị thế giới (GEM) ⚫ Mục đích: GEM đo lường kết quả của việc sử dụng năng lực đã được trang bị của nam và nữ để khai thác các cơ hội của cuộc sống ⚫ Các bộ phận cấu thành: Vị thế của nam và nữ trong lĩnh vực chính trị: % nam, nữ trong quốc hội Vị thế của nam và nữ trong lĩnh vực quản lý kinh tế: % nam, nữ làm các GĐ doanh nghiệp Vị thế của nam và nữ trong lĩnh vực khoa học công nghệ: % nam, nữ là cá nhà lãnh đạo trong lĩnh vực KHCN Vị thế của nam và nữ trong lĩnh vực năng lực tài chính: % thu nhập được tạo ra bởi nam và nữ
  150. GEM ⚫ Kết luận: GEM càng cao, vị thế của giới càng công bằng trong việc sử dụng các cơ hội phát triển. VN có GEM = 0,556, đứng thứ 41/175 nước được xếp hạng (2007) So sánh GEM với GDI ⚫GEM cao, GDI thấp: không trang bị đầy đủ năng lực nhưng lại sử dụng (bệnh cơ cấu) ⚫GEM thấp, GDI cao: có trang bị các kiến thức cho con người nhưng lại không sử dụng
  151. Bảng so sánh GEM và GDI của một số nước Nước GDI GEM Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Singapore 0,884 28/175 0,594 26/175 Malaysia 0,790 58/175 0,503 45/175 Philipines 0,751 85/175 0,539 35/175 Thái Lan 0,768 74/175 0,457 55/175 ViệtNam 0,732 89/175 0,556 41/175 (2007) Nguồn: Tư liệu kinh tế các nước thành viên Asean, 2004
  152. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ⚫Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng ⚫Các nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng
  153. Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng ⚫ Từ phía tổng cung: Theo mô hình cổ điển ⚫ Vốn ⚫ Lao động ⚫ Tài nguyên ⚫ Công nghệ Y = F(K,L,R,T) Theo mô hình hiện đại ⚫ Vốn ⚫ Lao động ⚫ Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP - total factor productivity )
  154. Hàm sản xuất Cobb-Douglas ⚫ Hàm sản xuất là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào ⚫ Hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas: Y = AL α K β trong đó: Y = sản lượng L = số lượng lao động đầu vào α + β = 1: hàm sản xuất có lợi tức K = lượng vốn không đổi theo quy mô, A = năng suất toàn bộ nhân tố α + β 1: thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô. và vốn
  155. Năng suất nhân tố tổng hợp ⚫TFP: chỉ tiêu đặc trưng cho hiệu quả do tác động của các yếu tố tổng hợp như áp lực của thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, chất lượng thiết bị, công nghệ và chất lượng lao động
  156. 1992-1997 1998-2002 2003-nay Tốc độ 8,8% 6,3% 7,5% TTKT đóng Điểm Tỷ lệ % Điểm Tỷ lệ % Điểm Tỷ lệ % góp % % % của K 6,1 69,3 3,6 57,5 3,78 52,73 L 1,4 15,9 1,3 20 1,40 19,07 TFP 1,3 14,8 1,4 22,5 2,07 28,20 Tổng 8,8 100 6,3 100 7,84 100
  157. Cơ chế tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế PL AS2 AS0 AS1 E2 PL2 E EE1 0 PL0 0 PL1 E 1 AD 0 Y2 Y0 Y1 Y
  158. Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng ✓Từ phía tổng cầu • Tiêu dùng • Đầu tư • Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ • Xuất khẩu ròng
  159. Cơ chế tác động của tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế AS PL PL1 E1 E0 PL0 AD1 PL2 E2 AD0 AD2 Y Y Y 2 0 1 Y
  160. Các nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng ⚫Văn hóa ⚫Cơ cấu dân tộc và tôn giáo ⚫Thể chế ⚫Sự tham gia của cộng đồng ⚫ .