Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương VI: Nguồn lao động với phát triển kinh tế - Phạm Thu Hằng

ppt 25 trang phuongnguyen 3710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương VI: Nguồn lao động với phát triển kinh tế - Phạm Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_phat_trien_chuong_vi_nguon_lao_dong_voi_ph.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương VI: Nguồn lao động với phát triển kinh tế - Phạm Thu Hằng

  1. Chương VI: Nguồn lao động với phát triển kinh tế
  2. Nội dung chính: I. Tổng quan về nguồn lao động. II. Vấn đề việc làm và các nhân tố ảnh hưởng. III.Thị trường lao động: 1. Đặc điểm chung của thị trường lao động. 2. Đặc điểm của thị trường lao động ở các nước đang phát triển. 3. Cơ cấu thị trường lao động ở các nước đang phát triển.
  3. I.Tổng quan về nguồn lao động: 1.Khái niệm: 1.1.Nguồn nhân lực: ➢ Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của luật pháp trong từng thời kỳ. 4 nhóm: ✓ Người đang đi học ✓ Người làm công tác nội trợ ở nhà ✓ Người đang đi làm ✓ Người đang tìm việc
  4. 1.2.Nguồn lao động: ➢Là một bộ phận của nguồn nhân lực có khả năng lao động, có nhu cầu lao động. ➢Gồm những người đang đi làm và những người đang có nhu cầu tìm việc. ➢Quy đổi 2 người trên độ tuổi lao động nhưng đang trực tiếp tham gia lao động = 1 lao động. 1.3.Lao động tham gia hoạt động kinh tế: ➢Là bộ phận nằm trong lực lượng lao động đang trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.
  5. 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động: 2.1.Mặt số lượng: • Dân số: là một yếu tố cơ bản quyết định quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực và nguồn lao động. ✓Biến động dân số tự nhiên: ❖Phụ thuộc vào tỷ lệ sinh và chết của dân số. ❖Tác động của biến động dân số tự nhiên đến số lượng dân số có độ trễ nhất định ( 15 năm ).
  6. ✓ Biến động dân số cơ học: ❖Biến động dân số cơ học là do tác động của di dân. ❖Dân số và lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị là biểu hiện chính của xu hướng di dân trong nước. ❖Tác động của di dân là tăng cung lao động ở thành thị, đặc biệt lao động trẻ, thúc đẩy tốc độ đô thị hoá và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị. ❖Nguyên nhân của di dân được giải thích dựa trên lý thuyết của John R.Harris và Michael P.Todaro.
  7. • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: ✓Tỷ lệ được xác định giữa số người đủ 15t trở lên thuộc lực lượng lao động so với dân số đủ 15t trở lên. ✓Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phụ thuộc các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá và cơ cấu dân số theo giới. ✓Tỷ lệ này khác nhau giữa các nhóm tuổi, giữa nam và nữ.
  8. • Thời gian lao động: ✓Thời gian lao động quyết định đến sản lượng sản xuất . ✓Thời gian lao động có xu hướng tăng hay giảm phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế và mục tiêu phát triển.
  9. 2.2.Mặt chất lượng: • Trình độ chuyên môn của người lao động: thể hiện qua hoạt động giáo dục đào tạo. • Sức khoẻ người lao động: độ bền bỉ, dẻo dai của lao động trong công việc cũng như khả năng, mức độ tập trung trong công việc. • Tác phong lao động: kỷ luật lao động và tinh thần thái độ đối với công việc của người lao động.
  10. 3.Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế: 3.1. Lao động là nhân tố có tính hai mặt đối với sự phát triển kinh tế: ➢Lao động là nguồn lực sản xuất chính, không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế: Y = f ( K,L,R,T ) ➢Lao động là một bộ phận của dân số, hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Lao động có vai trò là động lực quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  11. 3.2.Vai trò của lao động đối với các nước đang phát triển: ➢ Nguồn lao động ở các nước đang phát triển nhiều và giá lao động rẻ. Tuy nhiên lao động ở các nước này chưa phải là động lực mạnh cho tăng trưởng và phát triển kinh tế do: ✓ Lao động nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng cao. ✓ Lao động năng suất thấp, phần đóng góp của lao động trong tổng thu nhập còn hạn chế. ✓ Tình trạng dư thừa lao động và thiếu lao động có tay nghề.
  12. II.Vấn đề việc làm và các nhân tố ảnh hưởng 1.Khái niệm: ➢ Việc làm là mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật cấm. ➢ Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định. ➢ Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp/ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
  13. 2.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển: ➢Tốc độ tăng dân số quá cao. ➢Tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng ở các nước này. ➢Tình trạng không phù hợp về công nghệ sản xuất. ➢Tình trạng méo mó về giá cả của các yếu tố đầu vào.
  14. III.Thị trường lao động: 1.Đặc điểm chung của thị trường lao động: 1.1.Cung lao động: ➢ Cung lao động là số lượng lao động có khả năng và sẵn sàng cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với các mức giá cả khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. ➢ Cung lao động trong dài hạn bị ảnh hưởng của hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhỏ.
  15. w SL 0 L
  16. 1.2.Cầu lao động: ➢Cầu lao động là số lượng lao động mà các đơn vị kinh tế có nhu cầu và sẵn sàng sử dụng tương ứng với các mức giá cả khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. ➢Cầu lao động được gọi là cầu thứ phát do không xác định được những nhân tố tác động trực tiếp đến cầu lao động.
  17. 1.3. Giá cả của lao động: w DL SL w1 w* E w2 0 L L 1 L2
  18. 2. Đặc điểm của thị trường lao động ở các nước đang phát triển: 2.1. Cung lao động: Số lượng lao động lớn so với dung lượng của nền kinh tế. Chất lượng lao động thấp: Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Cơ cấu lao động qua đào tạo bất hợp lý. Phân bố lao động theo vùng chủ yếu tập trung ở các trung tâm lớn.
  19. 2.2. Cầu lao động: ➢Cầu lao động nhỏ do một số nguyên nhân sau: ✓Quy mô nền kinh tế nhỏ. ✓Quá trình mở rộng quy mô chậm chạp. 2.3. Tiền lương : ➢Giá cả lao động thấp làm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. ➢Tiền lương thấp làm giảm tổng cầu và giảm nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế.
  20. 3. Cơ cấu thị trường lao động ở các nước đang phát triển: 3.1. Thị trường lao động thành thị chính thức: ➢Đặc điểm: ✓Bao gồm các tổ chức kinh doanh có quy mô tương đối lớn, trình độ kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật cao. ✓Lao động trong khu vực này có trình độ, chuyên môn, việc làm ổn định và thường hoạt động theo luật hợp đồng.
  21. ➢ Mô hình: ✓ SL >DL , ∆L là thất nghiệp hữu hình, tỷ lệ lớn là lao động thất nghiệp theo cơ cấu. * ✓ W1 > w . w DL SL w1 W* E 0 L L1 L2
  22. 3.2. Thị trường lao động thành thị phi chính thức: ➢ Đặc điểm: ✓ Bao gồm các hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ, cơ sở hoạt động mang tính gia đình, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp. ✓ Lao động chia thành 2 khu vực: ❖Khu vực 1 : người ở thành thị có ít vốn, chuyên môn thấp. ❖Khu vực 2 : người ở nông thôn ra tìm việc làm. ❖Nhìn chung lao động khu vực này chuyên môn thấp và mức lương thấp nhưng lao động dễ dàng tham gia khu vực này vì không có rào cản gia nhập.
  23. ➢ Mô hình: ✓ SL = DL và có thất nghiệp trá hình, DL dốc hơn và SL thoải hơn so với thị trường chính thức. ✓ W2 < W1. w DL SL E w2 0 L LE
  24. 3.3. Thị trường lao động nông thôn: Đặc điểm: Khu vực hoạt động sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp và bộ phận tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ, khoa học kỹ thuật lạc hậu. Lao động khu vực này có trình độ chuyên môn thấp, đại bộ phận chưa qua đào tạo, thời gian lao động không rõ ràng, tuỳ theo thời vụ và địa điểm.
  25. ➢ Mô hình: ✓ SL =DL và có hiện tượng thất nghiệp trá hình, SL thoải hơn và DL dốc hơn so với thị trường lao động phi chính thức. ✓ W3 < W2. W DL SL E W3 L 0 LE