Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương II: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Phạm Thu Hằng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương II: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Phạm Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_phat_trien_chuong_ii_tong_quan_ve_tang_tru.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương II: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Phạm Thu Hằng
- Chương II: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Nội dung chính: I.Khái niệm chung. II.Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế. III.Chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. IV.Chỉ tiêu đánh giá nhu cầu phúc lợi xã hội cho con người. V.Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- I.Khái niệm chung: 1.Tăng trưởng kinh tế: 1.1. Định nghĩa: ✓ Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, khối lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường tính trong 1 năm). ✓ Phản ánh sự thay đổi tuyệt đối: ∆Y=Y1-Y0 DY ✓ Phản ánh tốc độ thay đổi: g = 100% Yo Yo: sản lượng năm gốc. Y1: sản lượng năm hiện tại ∆Y: mức tăng trong thời gian xét. g : tốc độ tăng.
- 1.2. Những chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế: ✓ Chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng hàng hoá dịch vụ sản xuất ra: GDP, GNP, NNP, NI, DI. ✓ Chỉ tiêu phản ánh mức giá trị sản xuất hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người : GDP bq người, GNP bq người,
- 2.Phát triển kinh tế: 2.1. Định nghĩa: ✓ Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến toàn diện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô, khối lượng hàng hoá dịch vụ và sự tiến bộ cơ bản trong cơ cấu kinh tế-xã hội. ✓ Kết luận về phát triển : Bản chất của phát triển kinh tế chính là quá trình thay đổi về lượng diễn ra đồng thời với quá trình thay đổi về chất của nền kinh tế.
- 2.2.Những chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế: ✓ Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về lượng của một nền kinh tế. ✓ Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về chất của một nền kinh tế: Đánh giá sự thay đổi cơ cấu kinh tế, bao gồm: ❖ Cơ cấu ngành : NN-CN-DV. ❖ Cơ cấu tái sản xuất nền kinh tế: Tích luỹ-Tiêu dùng. ❖ Cơ cấu mở: Xuất khẩu-Nhập khẩu. ❖ Cơ cấu vùng lãnh thổ: khu vực thành thị-nông thôn,7 vùng lãnh thổ.
- ✓ Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về xã hội: ❖ Tuổi thọ bình quân. ❖ Trình độ học vấn: Tỷ lệ người biết chữ =Số người biết chữ/Dân số dưới 15t. ❖ Tốc độ tăng dân số tự nhiên = Tỷ lệ sinh- Tỷ lệ chết. ❖ Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1t, dưới 5t. ❖ Tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng.
- ❖ Chỉ số HDI: HDI=( IA + IE + Iw )/3 IA: Hệ số đánh giá tuổi thọ bình quân. IE: Hệ số đánh giá kiến thức. Iw: Hệ số đánh giá mức thu nhập bình quân.
- 3.Phát triển bền vững: 3.1.Khái niệm: ✓ Phát triển bền vững chính là sự phát triển trong một thời gian dài, ổn định dựa trên 3 vấn đề : kinh tế, xã hội, môi trường. Kinh tế Môi trường Xã hội
- Kết luận về tăng trưởng và phát triển: ✓ Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế trong khi phát triển kinh tế là quá trình thay đổi về lượng diễn ra đồng thời với quá trình thay đổi về chất của nền kinh tế.
- II.Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế: 1.GDP ( Gross Domestic Product ): 1.1. Định nghĩa: GDP là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do kết quả của hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (GDP phản ánh năng lực sản xuất của nền kinh tế.)
- 1.2.Phương pháp tính: a.Phương pháp tiêu dùng: GDP theo phương pháp tiêu dùng là tổng giá trị các khoản chi tiêu cuối cùng về hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ quốc gia trong vòng 1 năm và được tính theo giá hiện hành.
- Công thức tính: ✓ GDP= C+I+G+X-M ❖ C:chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. ❖ I:chi đầu tư của doanh nghiệp trong 1 năm nhằm tái sản xuất ( gồm Tb và Tk). ❖ G:chi tiêu của Chính Phủ. ❖ X:giá trị xuất khẩu. ❖ M:giá trị nhập khẩu.
- b.Phương pháp thu nhập: GDP theo phương pháp thu nhập là tổng thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu do các yếu tố đầu vào và khả năng quản lý mang lại, bao gồm: giá trị các khoản thu nhập của hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức NN.
- Công thức tính: ✓ GDP= w+In+R+Dp+Te+Pr ❖ W :tiền công, tiền lương. ❖ In :thu nhập từ tiền cho vay. ❖ R :thu nhập từ việc cho thuê đất. ❖ Dp :khấu hao tư bản. ❖ Te :thuế gián thu. ❖ Pr :thu nhập của người có vốn.
- 2.GNP( Gross National Product ): 2.1. Định nghĩa: GNP là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường tính trong 1 năm ). GNP phản ánh tiềm năng tiêu dùng và tiết kiệm của nền kinh tế.
- 2.2. Phương pháp tính: GNP = GDP + TNTSR. TNTSR : thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị các khoản thu nhập do công dân một nước chuyển về từ nước ngoài và tổng giá trị các khoản thu nhập của công dân nước ngoài chuyển ra khỏi nước đó trong 1 năm.
- 3.NNP( Net National Product ) 3.1. Định nghĩa: NNP là giá trị hàng hoá và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. 3.2.Phương pháp tính: NNP= GNP – Dp
- 4.NI ( National Income ) 4.1. Định nghĩa: NI là thu nhập quốc dân từ những yếu tố sản xuất trong nền kinh tế. 4.2.Phương pháp tính: NI= w+In+R+Pr
- 5. NDI ( National Disposable Income ) 5.1. Định nghĩa: NDI là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định. 5.2.Phương pháp tính: NDI = NI –Td+Sn Td: Thuế trực thu. Sn: Khoản chuyển giao của Chính Phủ.
- Chú ý: Vấn đề giá để tính trong các chỉ tiêu tăng trưởng: 1.Giá so sánh: là giá được xác định theo mặt bằng của năm gốc. 2.Giá hiện hành: là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính toán. 3.Giá sức mua tương đương: là giá dùng để so sánh sức mua của đồng tiền các nước với cùng một rổ hàng như nhau.
- III.Chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3.1.Cơ cấu ngành kinh tế. 3.2.Cơ cấu vùng kinh tế. 3.3.Cơ cấu thành phần kinh tế. 3.4.Cơ cấu khu vực thể chế. 3.5.Cơ cấu tái sản xuất. 3.6.Cơ cấu thương mại quốc tế.
- IV.Chỉ tiêu đánh giá nhu cầu phúc lợi xã hội cho con người. 4.1.Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người. 4.2.Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng.
- V.Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 5.1.Nhân tố phi kinh tế: 1. Đặc điểm văn hoá-xã hội. 2. Thể chế chính trị-kinh tế- xã hội. 3. Cơ cấu dân tộc. 4. Cơ cấu tôn giáo. 5. Sự tham gia của cộng đồng.
- 5.2.Nhân tố kinh tế: Xem xét 2 mô hình sau: ✓ Mô hình chu chuyển hàng hoá- tiền tệ trong nền kinh tế. ✓ Mô hình AD-AS.
- Mô hình chu chuyển hàng hoá-tiền tệ trong nền kinh tế: Doanh thu Tiêu dùng Thị trường hàng hoá và dịch vụ Bán HH & DV Mua HH & DV Hãng sản xuất Hộ gia đình Đầu vào cho Lao động, đất sản xuất đai, vốn Thị trường Các yếu tố sản xuất Lương, tiền cho Thu nhập thuê yếu tố sx, tiền lãi
- Mô hình AD-AS: PL AS AD1 AS1 AD E1 E3 E2 Y Y Y Y 0 1 2 3
- Nhân tố gây ra dịch chuyển AD hoặc AS hoặc đồng thời cả AD và AS sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. AD = C+I+G+X-M AD phản ánh cầu hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế nên AD phán ánh luồng chu chuyển về tiền tệ trong mô hình 1. AS = f ( L,K,R,T ) AS phản ánh cung hàng hoá, dịch vụ ( hay sức sản xuất ) của nền kinh tế nên AS phản ánh luồng chu chuyển hàng hoá trong mô hình 1.
- 1.Những nhân tố tác động đến AD: ✓ Chi cho tiêu dùng cá nhân ( C ): Gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh. Phụ thuộc vào thu nhập khả dụng(DI) và xu hướng tiêu dùng biên (MPC). ✓ Chi tiêu của Chính Phủ ( G ) : Gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của CP. Nguồn chi tiêu của CP phụ thuộc chủ yếu vào các khoản thu từ phí và lệ phí.
- ✓ Chi cho đầu tư ( I ) : Là khoản chi cho đầu tư của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế, bao gồm vốn đầu tư cố định và đầu tư lưu động. Nguồn chi cho đầu tư lấy từ các quỹ tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế. ✓ Chi tiêu qua hoạt động xuất-nhập khẩu (NX = EX-IM): Chính là khoảnh chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hay là khoản chi phí ròng phải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế.
- 2.Những nhân tố tác động đến AS: Vốn ( K ): Yếu tố vật chất đầu vào tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Bao gồm toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế : nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như yếu tố đầu vào cho sản xuất. Lao động ( L ): Bao gồm hai khía cạnh chất lượng và số lượng. Tài nguyên, đất đai ( R) : Đất đai là yếu tố quan trọng của sản xuất NN và là yếu tố ko thể thiếu khi thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên gồm nhiều loại : tài nguyên vô hạn, tài nguyên không thể thay thế hay tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo.
- Công nghệ kỹ thuật ( T ) : T tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện tại. T bao gồm thành tựu kiến thức khoa học và sự áp dụng các thành tựu này trong thực tế.