Bài giảng Kinh tế học vĩ mô

ppt 121 trang phuongnguyen 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô

  1. 1 MỞ ĐẦU
  2. Mục tiêu Nội dung chính: • Các vấn đề nghiên cứu • Các công cụ nghiên cứu • Một số khái niệm quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô
  3. Những vấn đề quan trọng trong kinh tế vĩ mô Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, nó đề cập nhiều vấn đề như: • Thu nhập và tăng trưởng • Thất nghiệp • Lạm phát • Tác động đến kinh tế của các chính sách của Chính phủ
  4. Tại sao cần nghiên cứu kinh tế vĩ mô 1. Nền kinh tế vĩ mô tác động đến phúc lợi toàn xã hội 2. Nền kinh tế vĩ mô tác động đến cá nhân chúng ta 3. Nền kinh tế vĩ mô tác động đến chính trị
  5. Các mô hình kinh tế là dạng đơn giản hóa thực tiễn vốn rất phức tạp được sử dụng để – Thể hiện mối quan hệ gữa các biến – Giải thích hành vi của nền kinh tế – Đề xuất các chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế
  6. Ví dụ mô hình: Cung và cầu ô tô • Chỉ ra một số yếu tố tác động như thế nào đến giá và lượng ô tô • Giả thiết thị trường cạnh tranh hoàn hảo • Các biến: Qd = lượng cầu ôtô Qs = lượng cung ôtô P = giá ô tô Y = thu nhập Ps = giá thép đầu vào
  7. Cầu ô tô Hàm cầu: Qd = D(P,Y ) • Chỉ ra lượng cầu ô tô của người tiêu dùng có liên quan đến giá ô tô và thu nhập
  8. Dạng hàm • Dạng tổng quát chỉ đưa vào các biến có liên quan. Qd = D(P,Y ) • Một dạng hàm cụ thể chỉ ra chính xác mối quanDanh hệ sách về lượng. các biến tác – Ví dụ: động đến Q d D(P,Y ) = 60 – 10P + 2Y
  9. Thị trường ô tô: Cầu P Hàm cầu: Giá ô tô Qd = D (P,Y ) Đường cầu thể hiện mối quan hệ gữa lượng cầu và giá khi D các yếu tố khác không đổi. Q Lượng ô tô
  10. Thị trường ô tô: Cung Hàm cung: P s Q = S (P,Ps ) S Đường cung thể hiện mối quan hệ giữa giá vài và lượng cung ô tô, các yếu tố khác Q không đổi.
  11. Thị trường ô tô: Cân bằng P S Giá cân bằng D Q Lượng cân bằng
  12. Tác động do thu nhập tăng Hàm cầu: P Qd = D (P,Y ) S Thu nhập tăng làm tăng lượng cầu ô tô tại mỗi P2 mức giá (ô tô) P1 D2 D1 Q kết quả là sẽ làm Q1 Q2 tăng lượng và giá cân bằng.
  13. Tác động do giá thép tăng Hàm cung: P S2 s Q = S (P,Ps ) S1 Ps , giá thép tăng sẽ giảm lượng cung ô tô P2 tại mỗi mức giá P1 D kết quả làm tăng Q Q2 Q1 giá thị trường và giảm lượng.
  14. Các biến nội sinh và ngoại sinh • Giá trị của các biến nội sinh được xác định trong mô hình. • Giá trị các biến ngoại sinh được xác định ngoài mô hình, tức là mô hình chấp nhận giá trị và hành vi của chúng là cho trước. • Trong mô hình cung cầu ô tô, Các biến nội sinh: P, Qd, Qs Các biến ngoại sinh: Y, Ps
  15. Tính chất của mô hình • Không một mô hình nào có thể mô tả tất cả các vấn đề ta quan tâm. • Ví dụ., mô hình cung cầu ô tô – Có thể cho ta biết thu nhập thay đổi có tác động như thế nào đến giá và lượng ô tô trên thị trường. – Nhưng không thể cho ta biết tại sao thu nhập thay đổi.
  16. Tính chất của mô hình • Vì vậy sẽ có những mô hình khác nhau để nghiên cứu các vấn đề khác nhau. • Đối với từng mô hình cần ghi nhớ: – Các giả thiết của mô hình – Biến nào là ngoại sinh, biến nào là nội sinh – Vấn đề mà mô hình giúp ta lý giả được và những vấn đề nó không lý giải được
  17. 2 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
  18. Mục tiêu Hiểu được ý nghĩa và cách đo lường các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng: – Tổng thu nhập quốc nội Gross Domestic Product (GDP) – Chỉ số giá tiêu dùng The Consumer Price Index (CPI) – Tỷ lệ thất nghiệp The unemployment rate
  19. GDP: Chi tiêu và thu nhập Tổng chi tiêu: – Tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ở trong nước. Tổng thu nhập: – Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất ở trong nước
  20. GDP: Chi tiêu và thu nhập Xét từ góc độ của cả nền kinh tế tổng chi tiêu phải bằng tổng thu nhập vì : – Mỗi giao dịch đều có người mua và người bán. – Mỗi đồng tiền được chi tiêu bởi một người mua là thu nhập của người bán
  21. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô Thu nhập Chi tiêu Thị trường Hàng hóa Hàng hóa & và Dịch vụ Hàng hóa & DV đã bán DV đã mua Hãng Hộ gia đình Đầu vào sản Laođộng, đất xuất Thị trường đai, và tư bản các yếu tố Lương, địa tô, sản xuất Thu nhập lợi nhuận
  22. Giá trị gia tăng Định nghĩa: Giá trị gia tăng của hãng là giá trị đầu ra trừ chi phí các hàng hóa trung gian mà hãng đã sử dụng để sản xuất ra lượng đầu ra đó.
  23. GDP- Tổng thu nhập quốc nội Tổng thu nhập quốc nội (GDP) – Là thước đo thu nhập và chi tiêu của cả nền kinh tế. – Đó là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ (1 nước) trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm)
  24. Sản phẩm cuối cùng, Giá trị gia tăng, GDP • GDP = giá trị các sản phẩm (hàng hóa/ dịch vụ) cuối cùng = tổng giá trị gia tăng của tất cả các công đoạn sản xuất. • Vì vậy nếu cộng giá trị của tất cả các sản phẩm được sản xuất ra sẽ có sự tính trùng. • Có 3 phương pháp tính: – Theo chi tiêu – Theo thu nhập – Theo giá trị gia tăng
  25. Các thành phần của GDP (theo phương pháp chi tiêu) GDP (Y) là tổng: – Tiêu dùng (C) – Đầu tư (I) – Chi mua hàng hóa & dịch vụ của chính phủ (G) – Xuất khẩu ròng (NX) Y = C + I + G + NX
  26. Bốn thành phần của GDP • Tiêu dùng- Consumption (C): Tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình. Ví dụ: mua quần áo, lương thực thực phẩm, vé xem phim • Đầu tư- Investment (I): Chi tiêu của các doanh nghiệp cho trang bị, máy móc, nhà xưởng, và mua nhà (mới) của các hộ gia đình, đầu tư kho hàng (kể cả ngoài dự kiến- hàng chưa bán hết)
  27. Bốn thành phần của GDP • Chi mua hàng hóa & dịch vị của chính phủ (Government Purchases G): – Gồm chi mua cho hàng hóa & dịch vụ. – Không gồm các khoản chuyển giao thu nhập (transfer payments). • Xuất khẩu ròng (Net Exports NX): – Tổng giá trị xuất khẩu trừ nhập khẩu.
  28. Các thành phần GDP (Việt nam 2004) Chi mua của Chính phủ 6,41% Xuất khẩu ròng -7,57% Đầu tư 35,58% Tiêu dùng 65,28%
  29. Đồng nhất thức Y (GDP) = C + I + G + NX Tổng chi tiêu Giá trị tổng sản lượng cuối cùng
  30. GNP và GDP • Tổng thu nhập quốc dân (GNP): Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất của một quốc dân, bất kể được sản xuất ở đâu. • Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất được sử dụng sản xuất ở trong nước, bất kể các yếu tố sản xuất này thuộc quyền sở hữu của ai. (GNP – GDP) = (thu nhập từ nước ngoài) - (thu nhập từ các yếu tố sản xuất của người nước ngoài chuyển về nước họ)
  31. Các thước đo thu nhập khác • Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product -NNP) = Tổng thu nhập trừ khấu hao • Thu nhập cá nhân (Personal Income): = Thu nhập của các hộ gia đình. • Thu nhập cá nhân khả dụng (Disposable Personal Income): = Thu nhập của các hộ gia đình sau thuế
  32. GDP danh nghĩa và GDP thực tế • GDP danh nghĩa (nominal GDP) đo lường GDP tính theo giá hiện hành. Ví dụ GDP danh nghĩa năm 2004 là giá trị của GDP được tính theo giá năm 2004. • GDP thực tế (real GDP) đo lường GDP tính theo giá cố định của năm gọi là năm gốc/năm cơ sở.
  33. Ví dụ 2004 2005 2006 P Q P Q P Q HH A $30 900 $31 1000 $36 1050 HH B $100 192 $102 200 $100 205 • Tính GDP danh nghĩa cho từng năm. • Tính GDP thực tế cho từng năm, lấy năm 2006 làm năm cơ sở.
  34. Nguyên nhân làm GDP thay đổi GDP danh nghĩa có thể thay đổi do: – Giá cả thay đổi. – Lượng hàng hóa sản xuất ra thay đổi. GDP thực tế chỉ có thể thay đổi do lượng hàng hóa sản xuất ra thay đổi vì giá trị của nó được đo bằng giá cố định của năm cơ sở.
  35. Tăng trưởng kinh tế • Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là một thước đo tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP (tỷ lệ % thay đổi) của năm t so với năm (t-1) được tính bằng: tt tt GDPt −GDPt−1 gt = tt 100% GDPt−1
  36. Chỉ số giá (lạm phát/điều chỉnh)GDP • Chỉ số giá GDP (GDP price deflator), là một loại chỉ số giá, với trọng số là tất cả các hàng hóa dịch vụ được tính vào GDP. Nó cho biết GDP danh nghĩa tăng là do giá tăng. GDPdn D = t 100 t GDPtt • Tính toán: t • Lạm phát: là sự gia tăng của mức giá chung. Chỉ số giá GDP là một thước đo mức giá chung của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát (inflation rate) là tỷ lệ % thay đổi của mức giá
  37. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Price Index) • Là một thước đo mức giá chung • Được công bố bởi cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Thống kê) • Được sử dụng: – Đo lường chi phí sinh hoạt của hộ gia đình tiêu biểu – So sánh giá trị đồng tiền theo thời gian – Tính lạm phát
  38. Xây dựng chỉ số giá CPI 1. Điều tra xác định giỏ hàng tiêu dùng của người tiêu dùng tiêu biểu: các chủng loại hàng hóa và lượng của từng chủng loại. 2. Xác định giá tất cả các chủng loại hàng hóa của giỏ hàng theo từng thời kỳ (thường theo tháng) 3. CPI theo từng thời kỳ bằng: (chi phí giỏ hàng theo giá thời kỳ tương ứng) chia cho
  39. Bài tập Ví dụ giỏ hàng gồm 20 pizzas và 10 đĩa CD. Giá: Tính cho từng năm pizza CDs ▪ Chi phí của giỏ hàng 2002 $10 $15 ▪ CPI (2002 là năm cơ 2003 $11 $15 sở) 2004 $12 $16 ▪ Tỷ lệ lạm phát so với 2005 $13 $15 năm trước
  40. Tại sao CPI đánh giá quá cao sự thay đổi chi phí sinh hoạt • Lệch thay thế: • Hàng hóa mới: • Chất lượng hàng hóa thay đổi:
  41. Giỏ hàng tiêu dùng Việt nam Đồ dùng gia đình 9.2% Y tế Giải trí Phương tiện Nhà ở, VLXD 2.4% 3.8% Khác đi lại, bưu 8.2% 6.4% May mặc, điện giầy dép 10.0% 7.6% Đồ uống, thuốc lá 4.5% Lương thực, thực phẩm 47.9%
  42. CPI và GDP Deflator Giỏ hàng hóa để tính – CPI: • cố định • Chỉ có các hàng hóa tiêu dùng • Gồm cả hàng hóa nhập khẩu – GDP Deflator: • thay đổi theo từng năm • Gồm tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất trong nước • Không có hàng hóa nhập khẩu
  43. Một số khái niệm liên quan đến thất nghiệp • Người có việc làm đang làm việc được trả lương • Thất nghiệp không có việc làm nhưng đang tìn kiếm việc làm • Lực lượng lao động gồm những người có việc làm và những người thất nghiệp • Không nằnm trong lực lượng lao động không có việc làm, không tìm kiếm việc làm (ví dụ: sinh viên tập trung, nội trợ)
  44. Một số khái niệm liên quan đến thất nghiệp • Tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ % người thấp nghiệp so với số người trong lực lượng lao động • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tỷ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) tham gia vào lực lượng lao động
  45. 4 MÔ HÌNH TỔNG CẦU TỔNG CUNG
  46. Mục tiêu Sau khi học xong phần này chúng ta sẽ nắm được: • Các nguyên nhân biến động kinh tế trong ngắn hạn • Các yếu tố xác định tổng cung • Các yếu tố quyết định tổng cầu • Cân bằng kinh tế vĩ mô
  47. Ngắn hạn và Dài hạn • Biến thực (real variable) và biến danh nghĩa (nonimal) – Biến danh nghĩa đo bằng tiền. Ví dụ: tiền lương, GDP danh nghĩa, mức giá – Biến thực tế đo bằng lượng hay giá tương đối. Ví dụ: tiền lương thực tế- lượng hàng hóa mua được bởi tiền lương danh nghĩa, GDP thực tế, lượng thất nghiệp • Theo lý thuyết kinh tế cổ điển, tiền tệ có tính trung lập; tức là trong dài hạn những thay đổi về cung tiền chỉ tác động đến các biến danh nghĩa nhưng không tác động đến các biến thực. • Trong ngắn hạn giả thiết về tính trung lập của
  48. Biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn • Biến động kinh tế xảy ra bất thường và không dự báo được • Hầu hết các biến kinh tế vĩ mô đồng thời biến động • Trong thời kỳ suy thoái GDP thực tế giảm, thu nhập giảm và thất nghiệp tăng • Những biến động kinh tế được gọi là chu kỳ kinh doanh
  49. Mô hình hóa các biến động kinh tế • Để phân tích các biến động kinh tế trong ngắn hạn, các nhà kinh tế sử dụng 2 biến: – Sản lượng (đầu ra) của nền kinh tế- GDP thực tế – Mức giá chung ( được đo lường bởi CPI hay Chỉ số giảm phát GDP) • Mô hình tổng cầu tổng cung được sử dụng để giải thích những biến động kinh tế vĩ mô ngắn hạn
  50. Tổng cung (Aggregate Supply) • Lượng tổng cung (GDP thực tế) phụ thuộc vào các nhân tố: – Lượng lao động (L) – Lượng tư bản (K) – Công nghệ • Hàm tổng sản xuất: mô tả các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng. Dạng hàm có thể coi là sự mô tả công nghệ: – Y = F(K,L)
  51. Tổng cung • Tư bản và công nghệ là cố định ở một thời điểm nhất định. • Nhưng lao động có thể biến đổi. – Khi lương giảm, lượng cầu lao động sẽ tăng – Khi lương tăng, lượng cung lao động sẽ tăng
  52. Tổng cung • Toàn dụng nhân công – Điều này xảy ra tại mức lương làm cho lượng cầu lao động bằng lượng cung lao động • Thất nghiệp tự nhiên – Tỷ lệ thất nghiệp ở trạng thái toàn dụng nhân công • Sản lượng tiềm năng: – Lượng GDP thực tế ở mức toàn dụng nhân công
  53. Tổng cung dài hạn (LAS) • Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để làm cho các nhân tố có tác động chuyển GDP thực tế về mức tiềm năng • Đường tổng cung dài hạn thể hiện mối quan hệ giữa mức giá và lượng tổng cung GDP trong dài hạn (GDP thực tế bằng GDP tiềm năng) • GDP tiềm năng không phụ thuộc vào mức giá vì mức giá, lương và các giá cả khác đều thay đổi theo cùng 1 tỷ lệ
  54. Tổng cung dài hạn LAS GDP tiềm năng Mức giá (Chỉ số điều chỉnh GDP, 1992 = 100) = 1992 chỉnh điều GDP, số giá (Chỉ Mức 7.0 GDP thực tế
  55. Tổng cung ngắn hạn (SAS) • Ngắn hạn là giai đoạn mà GDP thực tế biến động thấp hơn hay cao hơn GDP tiềm năng. • Trong ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp có thể cao hơn hoặc thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. • Đường tổng cung ngắn hạn mô tả mối quan hệ giữa lượng tổng cung và mức giá trong ngắn hạn khi tiền lương danh nghĩa, giá các nguồn lực khác và GDP tiềm năng là không đổi
  56. Tổng cung ngắn hạn • Trong ngắn hạn, đường tổng cung là đường dốc lên. – Khi mức giá tăng sẽ làm cho lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng sẽ tăng – Khi mức giá giảm, lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng sẽ giảm
  57. Đường tổng cung ngắn hạn Mức giá Đường tổng cung ngắn hạn P 1 2.Tổng lượng 1. Mức giá cung giảm. giảm P2 Y 0 Y2 1 Tổng sản lượng
  58. Tại sao SAS là đường dốc lên • Lý thuyết nhận thức sai lầm – Sự thay đổi mức giá làm cho các nhà cung ứng có nhận thức sai về thị trường; cụ thể khi giá giảm làm giảm lượng cung • Lý thuyết tiền lương cứng nhắc – Trong ngắn hạn, khi giá thay đổi, tiền lương danh nghĩa không thay đổi ngay. Vì vậy khi giá giảm làm cho sản xuất giảm lợi nhuận, (do tiền lương thực tế tăng) nên các hãng giảm sản lượng cung ứng • Lý thuyết giá cả cứng nhắc
  59. Dạng tổng quát của đường SAS Y = Y* + α (P - Pe) Sản Mức giá kỳ lượng vọng Tham số Mức giá Sản lượng >0 hiện hành tiềm năng
  60. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc • Hãng và nười lao động thóa thuận tiền lương danh nghĩa trước khi biết mức giá thực sự sẽ như thế nào • Lương danh nghĩa = lương thực tế mục tiêu nhân với mức giá kỳ vọng: Lương thực tế e W = ωP dự kiến WPe =ω PP
  61. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc WPe = ω PP Nếu thực tế xảy thì ra PP= e Lương ở trạng thái cân bằng,thất nghiệp mức tự nhiên và Y=Y* PP e Lương thực tế thấp hơn mục tiêu, hãng thuê thêm lao động Y >Y* PP e Lương thực tế cao hơn mục tiêu, hãng thuê ít lao động hơn, Y < Y*
  62. Đường tổng cung LAS SAS Mức giá Mức 13 e 1200 d 110 100 c GDP thực tế cao hơn b GDP tiềm năng 90 a GDP thực tế nhỏ hơn GDP tiềm năng 7.5 GDP thực tế 6.0 6.5 7.0 8. 0
  63. P↑ (W/P)↓ L↑ Y ↑
  64. Di chuyển dọc theo đường tổng cung • Khi mức giá tăng, trong khi tiền lương danh nghĩa và giá cả các nguồn lực khác không đổi, lượng tổng cung sẽ tăng và đó là sự di chuyển dọc theo đường tổng cung.
  65. Đường tổng cung LAS Mức giá Mức 13 0 120 SAS 110 100 90 GDP thực tế 6.0 7.0 8. 0
  66. Dịch chuyển đường tổng cung • Khi các yếu tố, không phải là mức giá, thay đổi và ảnh hưởng đến sản xuất thì sẽ làm cho đường tổng cung dịch chuyển
  67. Dịch chuyển đường LAS • Sản lượng tiềm năng thay đổi (Đường LAS dịch chuyển) khi: 1) Lao động (mức toàn dụng nhân công) thay đổi 2) Thay đổi lượng tư bản 3) Thay đổi công nghệ
  68. Dịch chuyển đường SAS • Các yếu tố làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển: – Các yếu tố làm đường LAS dịch chuyển cũng sẽ làm đường SAS dịch chuyển – Kỳ vọng về giá cả: • Kỳ vọng giá cả tăng làm đường SAS dịch trái và ngược lại – Chi phí đầu vào sản xuất. Ví dụ: lương danh nghĩa tăng làm SAS dịch trái và ngược lại • Hai yếu tố: kỳ vọng về giá cả và chi phí đầu vào sản xuất không làm dịch chuyển tổng cung dài hạn
  69. Dịch chuyển đường tổng cung LAS0 LAS1 140 Sản lượng tiềm năng tăng Mức giá Mức LAS dịch phải 130 SAS0 120 SAS1 110 100 90 GDP thực tế 6.0 7.0 8.0
  70. Dịch chuyển đường tổng cung LAS 140 Mức giá Mức 130 SAS2 SAS0 120 110 100 90 GDP thực tế 6.0 7.0 8.0
  71. TỔNG CẦU (Aggregate Demand)
  72. Tổng cầu (AD) • Tổng cầu là mức sản lượng (GDP thực tế) trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá • Lượng tổng cầu là lượng cầu về GDP thực tế (tại một mức giá bất kỳ) và bằng tổng tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G), xuất khẩu ròng (NX=Y = X C-M) + .I + G + X – M • Đường tổng cầu thể hiện mối quan hệ giữa lượng tổng cầu và mức giá (các yếu tố khác là không đổi)
  73. Ví dụ Mức giá GDP thực tế (chỉ số giảm phát GDP) (năm gốc 1992) a' 90 8.0 b' 100 7.5 c' 110 7.0 d' 120 6.5 e' 130 6.0
  74. Tổng cầu 140 Mức giá Mức e' 130 d' 120 c' 110 b' 100 90 e' AD GDP thực tế 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0
  75. Tại sao đường AD là đường dốc xuống • Hiệu ứng của cải: Khi mức giá giảm, người tiêu dùng cảm thấy mình giầu hơn kích thích tăng tiêu dùng. Điều này có nghĩa lượng cầu tăng • Hiệu ứng lãi suất: Mức giá giảm làm cho lãi suất giảm kích thích đầu tư, có nghĩa cầu đầu tư tăng • Hiệu ứng tỷ giá hối đoái: Do giá & lãi suất giảm, tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho tiền nội tệ giảm giá kích thích xuất khẩu ròng, có nghĩa tăng cầu xuất khẩu ròng
  76. Đường AD • Di chuyển dọc theo đường AD: Khi mức giá thay đổi, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lượng tổng cầu sẽ thay đổi và đó là sự di chuyển dọc theo đường tổng cầu • Dịch chuyển đường AD: Các yếu tố khác, trừ giá cả, thay đổi làm lượng tổng cầu thay đổi sẽ làm tổng cầu thay đổi và đường tổng cầu dịch chuyển
  77. Tổng cầu • Do AD = C + I + G + NX, nên AD có thể dịch chuyển do những sự thay đổi của: – Tiêu dùng ( C ) – Đầu tư (I) – Chi mua của chính phủ (G) – Xuất khẩu ròng (NX)
  78. Tổng cầu • Ví dụ các yếu tố làm AD dịch chuyển: – Kỳ vọng: kỳ vọng về thu nhập, lợi nhuận, lãi suất sẽ làm thay đổi cầu chi tiêu hiện tại của các hộ gia đình hoặc/và hãng – Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: Chính sách tài khóa làm thay đổi chi mua hàng hóa của chính phủ, tiêu dùng các hộ gia đình; chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất dẫn đến thay đổi cầu đầu tư – Tỷ giá hối đoái và thu nhập của người nước ngoài: làm thay đổi cầu về xuất khẩu ròng
  79. Dịch chuyển tổng cầu 140 Mức giá Mức 130 120 Tổng cầu tăng 110 100 AD1 90 Tổng cầu giảm AD 2 AD0 GDP thực tế 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0
  80. Dịch chuyển đường AD Tổng cầu giảm nếu: • Kỳ vọng lợi nhuận, • Chính sách tiền tệ thu nhập, lạm phát giảm cung tiền và giảm tăng lãi suất • Chính sách tài khóa • Tiền nội tệ tăng giá giảm chi mua của hay thu nhập các chính phủ, tăng thuế nước ngoài giảm hay giảm thanh toán chuyển nhượng
  81. Cân bằng kinh tế vĩ mô
  82. Cân bằng kinh tế vĩ mô • Cân bằng kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn xảy ra khi lượng tổng cầu bằnglượng tổng cung
  83. Cân bằng ngắn hạn 140 e' 130 Mức giá Mức d' SAS 120 c' e 110 d c b' b 100 a e' 90 AD GDP thực tế 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0
  84. Cân bằng ngắn hạn 140 e' Các hãng cắt 130 giảm sản lượng Mức giá Mức d' SAS 120 e c' d 110 c b' 100 a b e' 90 AD 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 GDP thực tế
  85. Cân bằng ngắn hạn 140 e' Các hãng cắt 130 giảm sản lượng Mức giá Mức d' SAS 120 e c' d 110 c b b' 100 a Các hãng tăng e' 90 sản lương AD 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 GDP thực tế
  86. Cân bằng ngắn hạn 140 Mức giá Mức e' 130 d' SAS 120 c' e 110 d c b' Điểm cân bằng ngắn hạn 100 b a e' 90 AD 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 GDP thực tế
  87. Cân bằng kinh tế vĩ mô • Cân bằng kinh tế vĩ mô trong dài hạn khi GDP thực tế bằng GDP tiềm năng ( tức là nền kinh tế ở vị trí đường LAS)
  88. Cân bằng ngắn hạn và dài hạn LAS 140 Mức giá Mức 130 SAS 120 110 100 90 AD 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 GDP thực tế
  89. Các nguyên nhân gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn
  90. Tăng tổng cầu (Cú sốc cầu) LAS 140 Tác động ngắn hạn Mức giá Mức 130 SAS0 115 110 Giá? Sản lượng? 100 90 AD1 AD0 GDP thực tế 6.0 7.0 7. 5
  91. Tăng tổng cầu LAS 140 SAS1 Tác động dài hạn Mức giá Mức 130 125 SAS0 115 100 90 AD1 6.0 7.0 7.5 GDP thực tế
  92. Cú sốc cung LAS 140 SAS1 Mức giá Mức Tác động ngắn hạn 130 SAS0 120 110 Tăng giá đầu vào làm giảm SAS 100 90 AD0 GDP thực tế 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5
  93. Cú sốc cung Tác động dài hạn LAS 140 SAS Mức giá Mức 0 130 SAS 120 1 110 100 90 AD0 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 GDP thực tế
  94. 3 TiẾT KiỆM ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
  95. Mục tiêu Hiểu và lý giải được: • Phương thức hoạt động của thị trường tài chính • Hoạt động của thị trường vốn vay trong dài hạn: – Các yếu tố quyết định tiết kiệm – Các yếu tố quyết định đầu tư – Xác định lãi suất cân bằng như thế nào • Tác động của chính phủ đối với tiết kiệm và đầu tư
  96. Hệ thống tài chính • Cấu trúc và mức độ phát triển của các hệ thống tài chính khác nhau là rất khác nhau. • Với các mục tiêu nghiên cứu khác nhau thì hệ thống tài chính cũng được xem xét và phân loại khác nhau • Với mục tiêu xem xét những chức năng cơ bản của hệ thống tài chính từ góc độ vĩ mô, khái niệm về hệ thống tài chính đươc hiểu như sau: – Hệ thống tài chính được thiết lập bởi các tổ chức (định chế) tài chính với chức năng phối hợp các hoạt động của người tiết kiệm và người đi vay. – Các tổ chức tài chính có thể phân thành hai loại (nhóm): thị trường tài chính và trung gian tài
  97. Các tổ chức tài chính Các tổ chức tài chính cơ bản của một hệ thống tài chính gồm: • Các thị trường tài chính: – Thị trường trái phiếu – Thị trường cổ phiếu • Các trung gian tài chính – Ngân hàng – Các tổ chức tín dụng khác: quỹ đầu, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ
  98. Thị trường tài chính • Thị trường tài chính là nơi các tài sản tài chính được mua bán và trao đổi • Người tiết kiệm “trực tiếp” cung cấp vốn cho người vay • Thị trường tài chính: – Thị trường nợ (trái phiếu) – Thị trường cổ phiếu
  99. Thị trường trái phiếu • Trái phiếu(Bond): – Là chứng chỉ nợ ghi các điều khoản mà người vay có nghĩa vụ thực hiện đối với người cho vay • Các điều khoản cơ bản ghi trên trái phiếu: – Mệnh giá: lượng tiền cho vay ban đầu – Lãi suất (tính theo mệmh giá) – Kỳ hạn: thời gian đáo hạn của trái phiếu
  100. Thị trường trái phiếu • Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất – Kỳ hạn: • Kỳ hạn càng lâu, rủi ro càng lớn, lãi suất sẽ càng cao – Rủi ro tín dụng: xác suất người đi vay không trả một phần tiền lãi hay tiền gốc: • Trái phiếu Chính phủ ít rủi ro trái phiếu công ty • Trái phiếu các công ty có uy tín ít rủi ro hơn các công ty mới • Trái phiếu ở nước ổn định hơn (chính trị, kinh tế) ít rủi ro hơn
  101. Thị trường trái phiếu • Thị trường thứ cấp và sơ cấp – Thị trường sơ cấp: nơi diễn ra giao dịch các trái phiếu mới phát hành – Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra giao dịch các trái phiếu đã phát hành • Giá trái phiếu và lợi suất (yeld): – Trái phiếu có thể mua bán lại trên thị trường thứ cấp – Giá trái phiếu và lợi suất (lãi suất thực sự thu được) có quan hệ ngược chiều
  102. Thị trường cổ phiếu • Cổ phiếu (stock/share) xác nhận quyền sở hữu đối với doanh nghiệo/công ty, nên được hưởng lợi ích hợp pháp đối với lợi nhuận và tài sản của công ty • Cổ phiếu đã phát hành được giao dịch trên thị trường thứ cấp (qua thị trường chứng khoán) • Giá cổ phiếu của công ty phụ thuộc vào lợi nhuận (kỳ vọng) của công ty
  103. Thị trường cổ phiếu • Cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn trái phiếu: – Khi công ty không có khả năng trả hết nợ thì ưu tiên dành cho người nắm giữ trái phiếu • Cổ phiếu đã phát hành được giao dịch trên thị trường thứ cấp (qua thị trường chứng khoán) • Chỉ số chứng khoán được công bố thể hiện thay đổi giá chứng khoán
  104. Trung gian tài chính • Ngân hàng đống vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người đi vay • Ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay: – Ngân hàng trả lãi suất cho người gửi – Ngân hàng áp lãi suất cao hơn đối vớingười đi vay • Ngân hàng khác với các trung gian tài chính khác là nó cung cấp dịch vụ thanh toán • Ngân hàng thực hiện thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ (
  105. Tiết kiệm và đầu tư • Tiết kiệm: phần còn lại của thu nhập sau chi tiêu • Đầu tư: hoạt động mua “tư bản hiện vật” như máy móc, nhà xưởng để thay thế một phần tài sản đã hao mòn và nang cao năng lực sản xuất. Nguồn vốn cho đầu tư của các hãng: • Việc bỏ tiền mua chứng khoán (security: cổ phiếu hay trái phiếu) không được coi là hoạt động đầu tư mà vẫn chỉ là hành động tiết kiệm nhưng ở dạng khác.
  106. Tiết kiệm và đầu tư • Các nguồn vốn cho đầu tư: – Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp-tiết kiệm của doanh nghiệp – Phát hành cổ phiếu – Phát hành trái phiếu hoặc đi vay qua các trung gian tài chính • Nguồn vốn cho đầu tư xuất phát từ tiết kiệm
  107. Một số đồng nhất thức quan trọng • Trừ cả hai vế cho C và G, ta được: Y - C – G = I • Vế trái là tiết kiệm quốc dân (S) vì nó bằng tổng thu nhập của nền kinh tế trừ phần chi tiêu của các hộ gia đình và chính phủ
  108. Một số đồng nhất thức quan trọng • Tiết kiệm quốc dân Y - C – G = I (Y – T – C ) + ( T – G) = I Stn + Scf = I S = I
  109. Thị trường vốn vay • Có thể giả thiết hệ thống tài chính chỉ có 1 loại thị trường: thị trường vốn vay: • Vốn vay là phần tiết kiệm và dành cho vay
  110. Cung và cầu vốn vay • Cung vốn vay xuất phát từ phần tiết kiệm và đem cho vay • Cầu vốn vay xuất phát từ các hộ gia đình và doanh nghiệp muốn vay cho đầu tư. Tức là cầu vốn vay phụ thuộc vào cầu đầu tư • Lãi suất là “giá” của vốn vay • Trong thị trường vốn vay đó là lãi suất thực
  111. Lãi suất • Lãi suất danh nghĩa thể hiện mức độ gia tăng về lượng tiền người cho vay thu được từ khoản cho vay Ví dụ các ngân hàng thông báo lãi suất i = 8% là tỷ lệ lãi suất danh nghĩa • Lãi suất thực đo mức độ gia tăng sức mua của người cho vay tạo ra bởi khoản cho vay đó. Do đó nó bị ảnh hưởng bởi lạm phát • Nếu ký hiệu r: lãi suất thực và π là tỷ lệ lạm i − phát thì: r = Tính gần đúng: 1 r =+ i – π Tính chính xác
  112. Thị trường vốn vay • Cung về vốn vay: – khi lãi suất thực tăng (các yếu tố khác không đổi); lượng tiết kiệm sẽ tăng nên lượng cung vốn vay sẽ tăng – Đường cung vốn vay là đường dốc lên • Cầu vốn vay: – Xuất phát cầu đầu tư – Trong điều kiện các yếu khác không đổi khi lãi suất thực tăng, lượng cầu đầu tư giảm nên lượng cầu vốn vay giảm – Đường cầu vốn vay là đường dốc xuống
  113. Cân bằng trên thị trường vốn vay r S- Cung vốn vay 5% D-Cầu vốn vay 0 I=S Lượng vốn vay
  114. Tác động của việc cung vốn vay giảm S2 r S1 6% 5% D 0 Lượng vốn I 2=S2 I1 =S1
  115. Tác động của tăng cầu vốn vay r Supply 6% 5% D2 D1 0 Lượng vốn
  116. Các yếu tố dịch chuyển đường cung và cầu vốn vay • Dịch chuyển đường cung vốn: các yếu tố không phải là lãi suất làm thay đổi: – tiết kiệm tư nhân (ví dụ: kỳ vọng, ) – tiết kiệm chính phủ • Dịch chuyển đường cầu vốn vay – Các yếu không phải lãi suất làm cầu đầu tư thay đổi
  117. Tác động tăng chi tiêu của chính phủ r S 2 S ΔG 1 Ngân sách bị thâm 6% hụt làm giảm cung vốn vay 5% a D 0 Lượng vốn vay
  118. Tác động của chính sách tài khóa • Khi chính phủ tăng chi tiêu, ngân sách bị thâm hụt và làm giảm lượng đầu tư tư nhân; hay nói cách khác là đã lấn át đầu tư tư nhân • So sánh thay đổi của lượng tiết kiệm: quốc dân, tư nhân và chính phủ (so với ΔG) • Bằng lập luận kinh tế giải thích tại sao lượng đầu tư tư nhân giảm? • Xem xét tác động của tăng thuế đối với đầu tư (xem giáo trình)
  119. Tác động của chính sách khuyến khích đầu tư • Nêu 3 ví dụ về chính sách khuyến khích đầu tư. Lý giải bằng lập luận kinh tế, tại sao đầu tư sẽ tăng. Sau đó chứng minh bằng mô hình thị trường vốn vay
  120. Nghịch lý của tiết kiệm • Theo mô hình thị trường vốn vay, khi tỷ lệ tiết kiệm tăng, tức là tiêu dùng sẽ giảm, sẽ làm cung vốn vay tăng và sẽ làm tăng đầu tư. Đầu tư tăng trong dài hạn, sản lượng sẽ tăng. • Trong ngắn hạn (sẽ học), khi tiêu dùng giảm, tổng cầu giảm sẽ làm giảm sản lượng Đó là nghịch lý của tiết kiệm