Bài giảng Kinh tế học đại cương - Bài 4: Hệ số co giãn và ứng dụng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học đại cương - Bài 4: Hệ số co giãn và ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_hoc_dai_cuong_bai_4_he_so_co_gian_va_ung_d.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học đại cương - Bài 4: Hệ số co giãn và ứng dụng
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG Hà Nội - 2008
- Bài 4: Hệ số co giãn và ứng dụng - Cung và cầu của một hàng hoá phụ thuộc vào nhiều biến số => định tính. - Muốn phản ánh sự thay đổi về lượng => hệ số co giãn (Elasticity). - Hệ số co giãn là một con số cho biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của biến số này tương ứng với một phần trăm thay đổi của biến số kia. - Hệ số co giãn phản ánh cả hướng và quy mô thay đổi.
- Bài 4: Hệ số co giãn và ứng dụng 1. Hệ số co giãn của cầu 2. Hệ số co giãn của cung 3. Các ứng dụng của cung cầu và hệ số co giãn
- 1. Hệ số co giãn của cầu 1.1. Hệ số co giãn giá của cầu và các yếu tố quyết định nó. 1.2. Tính toán hệ số co giãn giá của cầu. 1.3. Các dạng đường cầu khác nhau. 1.4. Tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu. 1.5. Các loại hệ số co giãn khác của cầu.
- 1.1. Hệ số co giãn giá của cầu và các yếu tố quyết định nó -Hệ số co giãn giá của cầu/hệ số co giãn của cầu theo giá (Price Elasticity of demand – ED): ü Phản ánh mức độ phản ứng của cầu trước sự thay đổi của giá. ü Cho biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi một phần trăm. -Cầu của một hàng hoá được gọi là: ü Co giãn khi |ED|>1 ü Không co giãn khi |ED|<1 ü Co giãn đơn vị khi |ED|=1
- 1.1. Hệ số co giãn giá của cầu và các yếu tố quyết định nó (Tiếp) Hệ số co giãn giá của cầu phụ thuộc vào một số yếu số sau: - Loại hàng hóa: ü Hàng thiết yếu: không co giãn. Ví dụ? Tại sao?? ü Hàng xa xỉ: co giãn. Ví dụ? Tại sao?? üCác mặt hàng sau đây, đâu là hàng thiết yếu, đâu là xa xỉ: gạo, quần áo hàng hiệu, điện, nước sạch,, thuốc chữa bệnh, máy tính xách tay, đồ trang sức đắt tiền. ü Việc coi hàng nào là thiết yếu, hàng nào là xa xỉ là tuỳ thuộc vào từng cá nhân.
- 1.1. Hệ số co giãn giá của cầu và các yếu tố quyết định nó (Tiếp) -Sự có sẵn các hàng hoá thay thế gần gũi. ü Những hàng hoá có sẵn các hàng thay thế gần gũi => cầu co giãn mạnh hơn. Vì sao?? ü(Dễ chuyển sang dùng các hàng thay thế). ü Thuốc lá, mạng viễn thông di động của các hãng khác nhau; gas; việc học đại học ở một trường danh tiếng có hàng thay thế gần gũi không???
- 1.1. Hệ số co giãn giá của cầu và các yếu tố quyết định nó (Tiếp) - Việc xác định phạm vi thị trường. ü Thị trường có phạm vi rộng => cầu ít co giãn. ü Thị trường có phạm vi hẹp => cầu co giãn mạnh hơn. ü Ví dụ: thực phẩm => thịt => thịt gà. ü Phạm vi thị trường sau là rộng hay hẹp: bia, bia Hà Nội, đồ uống giải khát; nước uống nói chung??
- 1.1. Hệ số co giãn giá của cầu và các yếu tố quyết định nó (Tiếp) -Khoảng thời gian. ü Khoảng thời gian dài => cầu co giãn mạnh hơn. ü Ví dụ: xăng üHàng hoá nào khó thay đổi thói quen tiêu dùng => độ co giãn trong dài hạn sẽ lớn hơn.
- 1.2. Tính toán hệ số co giãn gia của cầu Phần trăm thay đổi của % Q Hệ số co giãn giá lượng cầu = = của cầu Phần trăm thay đổi của % P giá %
- 1.2. Tính toán hệ số co giãn giá của cầu (tiếp) -Tính hệ số co giãn điểm: Giá ü Tại A: giá = 6; lượng = 80 ü Tại B: giá =4; lượng =120 üTừ A đến B: A 6 ü ED = [(120-80)/80]/[(4-6)/6] =-1,5 4 B ü Từ B đến A: D ü ED = [(80-120)/120]/[(6-4)/4]=-0.66 80 120 Lượng -Hệ số co giãn giữa hai điểm trên một đường cầu có thể cho hai kết quả khác nhau nếu đi theo hai chiều khác nhau. - Tại sao ??
- 1.2. Tính toán hệ số co giãn giá của cầu (tiếp) -Tính hệ số co giãn khoảng (phương pháp trung điểm) - Trong ví dụ trên: ü Từ A đến B ü ED =[(120-80)/100 ]/[(4-6)/5]=-1 ü Từ B đến A: ü ED=[(80-120)/100]/[(6-4)/5]=-1 - Phương pháp này hữu ích khi tính hệ số co giãn giữa hai điểm nhưng theo hai hướng khác nhau.
- 1.3. Các dạng đường cầu khác nhau - Việc phân loại đường cầu là dựa trên hệ số co giãn. - Cầu về một hàng hoá được gọi là: ü Co giãn khi |ED|>1 ü Không co giãn khi |ED|<1 üCo giãn đơn vị khi |ED|=1 üHoàn toàn co giãn khi |ED|= ü Hoàn toàn không co giãn khi ED=0
- 1.3. Các dạng đường cầu khác nhau (tiếp) Giá Giá 5 5 4 D 4 D Giá 50 100 Lượng 90 100 Lượng Cầu co giãn, ED=-3 Cầu không co giãn. ED= 5 Cầu co giãn đơn vị , ED= 4 D 80 100 Lượng
- 1.3. Các dạng đường cầu khác nhau (tiếp) Giá Giá D 5 D 4 4 100 Lượng Lượng Cầu hoàn toàn co giãn Cầu hoàn toàn không Giá >4, lượng cầu =0 co giãn ED= Giá <4, lượng cầu = Giá = 4, người mua sẽ mua số lượng Bất kỳ theo ý thích của họ.
- 1.3. Các dạng đường cầu khác nhau (tiếp- một vài nhận xét) ü Đường cầu càng thoải => giá thay đổi một lượng nhỏ => lượng thay đổi một lượng lớn => nhiều khả năng: hệ số co giãn sẽ lớn. üĐường cầu càng dốc => => nhiều khả năng: hệ số co giãn sẽ nhỏ. üĐộ dốc của một đường üĐối với một đường cầu tuyến tính: độ dốc là không đổi tại mọi điểm. üĐường: Q = 10-3P. Độ dốc bằng?? Dốc lên hay xuống?? Đây là đường gì?
- 1.4. Tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu -Xem xét cung cầu => quan tâm tới tổng doanh thu: Tổng số tiền mà người mua trả cho người bán. -Tổng doanh thu = P*Q (P: giá; Q; Lượng) -Di chuyển dọc theo đường cầu => P và Q thay đổi => tổng doanh thu thay đổi như thế nào??
- 1.4. Tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu (tiếp) ü Với P=2, TR =200. Giá ü Với P=3, TR=240 => Giá tăng, tổng doanh thu 6 tăng. 5 üNhận xét gì về mối quan hệ giữa hệ số co giãn và sự thay đổi 3 của tổng doanh thu?? 2 üVới P=5, TR=200. D ü Với P=6, TR =120 20 40 80 100 Lượng => Giá tăng, tổng doanh thu giảm.
- 1.4. Tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu (tiếp) - Các điểm khác nhau trên cùng một đường cầu có hệ số co giãn giống nhau không?? -Tại sao?? - Nhớ lại công thức: -(Khi di chuyển dọc theo đường cầu (tuyến tính), cái gì thay đổi, cái gì không) - Khi nói cầu co giãn là nói cho mọi điểm trên đường cầu hay nói cho một điểm cụ thể trên đường cầu??
- 1.4. Tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu (tiếp) -Những điểm trên đường cầu mà có ED>1, cầu tại đó là co giãn. - Tức là, tại một điểm bất kỳ trên đường cầu, nếu ED >1 => giá tăng, tổng doanh thu sẽ giảm.
- 1.4. Tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu (tiếp – ví dụ về mối quan hệ giã tính co giãn và sự thay đổi của tổng doanh thu) Tổng % thay đổi % thay đổi Hệ số Giá Lượng Tính coco giãn doanh của giá của lượng co giãn thu 0 140 2,00 0,15 0,075 Không coco giãn 0 1 120 0,67 0,18 2,29 Không coco giãn 120 2 100 0,40 0,22 0,55 Không coco giãn 200 3 80 0,29 0,29 1,00 Co giãn đơn vị 240 4 60 0,22 0,40 1,82 Co giãn 240 5 40 0,18 0,67 3,72 Co giãn 200 6 20 0,15 2,00 13,33 Co giãn 120 7 0 0
- 1.4. Tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu (tiếp – quy tắc) -Khi cầu không co giãn; giá tăng => tổng doanh thu sẽ tăng và ngược lại; - Khi cầu co giãn: giá tăng => tổng doanh thu sẽ giảm và ngược lại; - Khi cầu co giãn đơn vị: sự thay đổi của giá => không ảnh hưởng tới tổng doanh thu.
- 1.5. Các loại hệ số co giãn khác của cầu -Hệ số co giãn theo thu nhập của cầu: cho biết phần trăm thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi một phần trăm. Phần trăm thay đổi của lượng cầu ED (EDI) = = Phần trăm thay đổi của thu nhập - Hàng hoá thông thường: hệ số co giãn mang dấu dương. Vì sao? ü Hàng thiết yếu, hàng xa xỉ có mang dấu dương không?? Lớn hay nhỏ? - Hàng thứ cấp: hệ số co giãn mang dấu âm. Vì sao?
- 1.5. Các loại hệ số co giãn khác của cầu (Tiếp) - Hệ số co giãn giá chéo của cầu: phản ánh phần trăm thay đổi về lượng cầu của một hàng hoá khi giá hàng hoá liên quan thay đổi một phần trăm. Phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hoá 1 ED (EDC) = Phần trăm thay đổi của giá hàng hoá 2 - Hàng hoá thay thế, hàng hoá bổ sung: hệ số co giãn mang dấu gì?
- 2. Hệ số co giãn của cung 2.1. Hệ số co giãn giá của cung và các yếu tố quyết định nó. 2.2. Tính toán hệ số co giãn hoá của cung 2.3. Các dạng đường cung khác nhau.
- 2.1. Hệ số co giãn giá của cung và các yếu tố quyết định nó -Hệ số co giãn giá của cung/hệ số co giãn của cung theo giá (Price Elasticity of supply – ES): ü Phản ánh mức độ phản ứng của cung trước sự thay đổi của giá. ü Cho biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi một phần trăm. - Cung của một hàng hoá được gọi là: ü Co giãn khi ES>1 ü Không co giãn khi ES 0
- 2.1. Hệ số co giãn giá của cung và các yếu tố quyết định nó (Tiếp) Hệ số co giãn giá của cung phụ thuộc vào một số yếu tố sau: - Khả năng dễ dàng của người bán trong việc thay đổi lượng hàng cung ứng: ü Hàng hoá có được từ tự nhiên và hàng hoá công nghiệp. ü Đất đai, tài nguyên: không có giãn. ü Máy tính, xe máy: co giãn mạnh hơn. üHàng hoá sản xuất hàng loạt: co giãn mạnh; hàng hoá thủ công, tinh xảo: ít co giãn hơn.
- 2.1. Hệ số co giãn giá của cung và các yếu tố quyết định nó (Tiếp) -Khoảng thời gian: ü Khoảng thời gian dài => cung co giãn mạnh hơn. üVí dụ: dầu mỏ, nhà chung cư. üDo: üTrong ngắn hạn, khó thay đổi năng lực sản xuất (mặt bằng, nhà xưởng ) ü Trong dài hạn, dễ mở thêm các nhà máy mới, gia nhập hoặc bỏ rơi ngành.
- 2.2. Tính toán hệ số co giãn giá của cung Hệ số Phần trăm thay đổi của cung co giãn = = giá của cung Phần trăm thay đổi của giá
- 2.2. Tính toán hệ số co giãn giá của cung (tiếp) -Ví dụ: giá một sản phẩm tăng từ 3 đến 5; lượng cung của sản phẩm tăng từ 625 lên 1375. Áp dụng phương pháp trung điểm: - ES=[(1375-625)/1000]/[5-3)/4]=0,75/0,5=1,5 - Tỷ lệ thay đổi của lượng cung lớn gấp 1,5 lần tỷ lệ thay đổi của giá.
- 2.3. Các dạng đường cung khác nhau - Việc phân loại đường cung là dựa trên hệ số co giãn. - Cung về một hàng hoá được gọi là: ü Co giãn khi ES>1 ü Không co giãn khi ES<1 ü Co giãn đơn vị khi ES=1 ü Hoàn toàn không co giãn khi ES=0 ü Hoàn toàn co giãn khi Es =
- 2.3. Các dạng đường cung khác nhau (tiếp) P P S S 5,5 5,5 4,5 4,5 Q Q 400 600 475 525 Cung co giãn ES= P Cung không co giãn ES= S 5,5 4,5 450 550 Q Cung co giãn đơn vị ES=
- 2.3. Các dạng đường cung khác nhau (tiếp) P P S 5,5 S 5 4,5 500 Q Q Cung hoàn toàn co giãn Cung hoàn toàn không Giá >5, lượng cung = co giãn ES= Giá <5, lượng cung =0 Giá = 5, người bán sẽ bán số lượng Bất kỳ theo ý thích của họ.
- 2.3. Các dạng đường cung khác nhau (tiếp - đường cung trên thực tế) S 12 9 6 5 50 70 90 100 Q - Trên hầu hết các thị trường, hệ số co giãn thay đổi dọc theo đường cung (do giới hạn về năng lực sản xuất). - Tại mức cung thấp => dễ thay đổi năng lực sản xuất (nguồn lực còn nhàn rỗi) => hệ số co giãn lớn. - Tại mức cao => nguồn lực nhàn rỗi đã tận dụng hết => hệ số co giãn nhỏ.
- 3. Các ứng dụng của cung, cầu và hệ số co giãn (phát minh làm tăng sản lượng trong nông nghiệp) -Phân tích 3 bước: Giá ü Tác động tới cung; üĐường cung dịch chuyển sang S1 S2 phải; 3 A ü Đồ thị: giá giảm, lượng tăng. - Lượng thực: hàng thiết yếu => cầu 2 B không co giãn => giảm giá đáng kể D trong khi lượng chỉ tăng chút ít. - Tổng doanh thu giảm từ 300 xuống 100 110 Lượng còn 220 => người nông dân bị thiệt.
- 3. Các ứng dụng của cung, cầu và hệ số co giãn (biện pháp cấm ma tuý làm tăng hay giảm các vụ phạm tội liên quan đến ma tuý) Giá - Biện pháp 1: Chính phủ triệt phá các đường dây buôn ma tuý vào đất nước. -Phân tích 3 bước: S2 ü Tác động đến cung; S1 P2 B ü Đường cung dịch chuyển sang phải; P1 A ü Đồ thị: giá tăng, lượng giảm. D - Cầu không co giãn (dốc) => số tiền các con nghiện cần để mua ma tuý tăng Q2 Q1 Lượng => các vụ tội phạm sẽ nhiều hơn.
- 3. Các ứng dụng của cung, cầu và hệ số co giãn (biện pháp cấm ma tuý làm tăng hay giảm các vụ phạm tội liên quan đến ma tuý - tiếp) - Biện pháp 2: giáo dục để cắt giảm Giá cầu về ma tuý. -Phân tích 3 bước: S ü Tác động đến cầu ü Đường cầu dịch chuyển sang P1 A trái; P2 B üĐồ thị: giá giảm, lượng giảm. D1 -=> giảm cả lượng sử dụng ma tuý và D2 các vụ phạm tội liên quan đến ma tuý. Q2 Q1 - Thảo luận: hạn hán phá hỏng một Lượng nửa vụ mùa.
- 3. Các ứng dụng của cung, cầu và hệ số co giãn (OPEC thất bại trong việc giữ giá dầu ở mức cao) OPEC chiếm 2/3 sản lượng dầu thế giới; giảm sản lượng để tăng giá dầu nhằm tăng doanh thu. Thành công trong ngắn hạn; trong dài hạn => nảy sinh chia rẽ, thất bại. Giá Giá S2 S1 S2 P2 B P2 B A S1 A P1 P1 D D Q2 Q1 Lượng Q2 Q1 Lượng - Ngắn hạn => thói quen tiêu dùng và - Dài hạn => thói quen tiêu dùng và cung khó thay đổi => giá tăng, tổng cung thay đổi => giá tăng, tổng doanh doanh thu tăng. thu giảm.
- Tóm tắt lại bài học 1. Hệ số co giãn của cầu: phần trăm thay đổi của lượng cầu khi các yếu tố khác thay đổi; các yếu tố tác động đến hệ số co giãn giá của cầu; tổng doanh thu và hệ số co giãn. 2. Hệ số co giãn giá của cung: phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi; các yếu tố tác động đến hệ số co giãn giá của cung; các dạng đường cung. 3. Các ứng dụng của cung cầu và hệ số co giãn.
- Một số câu hỏi ü Hệ số co giãn giá của cầu, của cung là gì? Hệ số co giãn theo thu nhập của cầu là gì? ü Liệt kê các yếu tố tác động đến hệ số co giãn giá của cầu; của cung; ü Nếu hệ số co giãn giá của cầu lớn hơn 1; bằng 0 => tính co giãn của cầu là như thế nào?? ü Trình bày các quy tắc thể hiện mối liên hệ giữa tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu. üMột hàng hoá có hệ số co giãn theo thu nhập của cầu nhỏ hơn 0 được gọi là hàng hoá gì? üHệ số co giãn giá của cung thường cao trong ngắn hạn hay dài hạn?