Bài giảng Kinh tế du lịch - Chương 1: Khái quát về kinh tế du lịch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế du lịch - Chương 1: Khái quát về kinh tế du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_du_lich_chuong_i_khai_quat_ve_kinh_te_du_l.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế du lịch - Chương 1: Khái quát về kinh tế du lịch
- MÔN HỌC KINH TẾ DU LỊCH 1
- Liên lạc Giảng viên: Ths. Hà Minh Phước Email: haminh71@gmail.com 2
- Thời lượng môn học Số đơn vị học trình: 3 Tổng thời lượng: 45 tiết Lý thuyết: 30 tiết Thảo luận, bài tập: 15 tiết
- Mục tiêu của môn học 1. Mô tả được khái niệm cơ bản liên quan đến kinh tế du lịch. 2. Trình bày được đặc điểm, cấu trúc và lịch sử phát triển của ngành du lịch. 3. Mô tả được các điều kiện để phát triển du lịch, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch. 4. Đánh giá được thị trường du lịch. 5. Phân tích được tính thời vụ trong du lịch. 6. Đánh giá hiệu quả, quy hoạch phát triển du lịch và các tổ chức quản lý ngành du lịch. 7. Đề xuất được giải phát phát triển nhân lực ngành du lịch. 8. Hình thành các kỹ năng đánh giá và phân tích hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. 9. Phân tích được các điều kiện để phát triển du lịch. 10. Phân tích tính được tính hiệu quả kinh tế du lịch.
- Mục tiêu của môn học Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức để đánh giá được tác động của du lịch đối với đời sống kinh tế-xã hội trên một địa bàn cụ thể Đánh giá được những tác động của tính mùa vụ Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch trên một địa bàn cụ thể Thu thập và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động kinh doanh du lịch Về thái độ: Chủ động trong học tập Tích cực tham gia vào quá trình học trên lớp
- Các nội dung của môn học - Chương I: Khái quát về kinh tế du lịch. - Chương II: Thị trường du lịch. - Chương III: Tính thời vụ trong du lịch. - Chương IV: Nhân lực trong du lịch. - Chương V: Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. - Chương VI Hiệu quả kinh tế du lịch.
- Trách nhiệm của sinh viên Thời gian lên lớp ít nhất: 80% Tích cực tham gia vào bài giảng của giảng viên Tham gia 90% các buổi giảng thực hành và hoàn thành kỹ năng thực hành Chuẩn bị bài trước khi lên lớp Nộp bài tập đúng thời gian quy định Tham gia các buổi kiểm tra và thi cuối kỳ
- Đánh giá môn học Điểm được đánh giá theo thang điểm 10 bao gồm: Tích lũy trong quá trình: 40% Ý thức, sự tham gia tích cực vào bài giảng Kiểm tra giữa kỳ: 20% Tiểu luận thuyết trình: 20% Điểm kiểm tra cuối kỳ: 60%
- Giáo trình và tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế du lịch – NXB ĐH KTQD Nhập môn khoa học du lịch – NXB ĐH Quốc gia HN
- Quy định đối với việc hoàn thành bài tập Nộp bài đúng hạn Nếu phát hiện có sao chép sẽ bị điểm 0 Điểm số được tính phụ thuộc vào mức độ đóng góp vào công việc của nhóm Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận và trình bày bài tập nhóm trên lớp
- Quy định trong lớp học Đi học đúng giờ Trật tự trong lớp Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, làm bài tập nhóm Tích cực tham gia vào bài giảng Tắt chuông và không nghe điện thoại trong lớp Giữ gìn vệ sinh chung của lớp học Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ DU LỊCH Chương I: Khái quát về kinh tế du lịch 1.1. Tổng quan về kinh tế du lịch. 1.1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch. 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch. 1.3.3. Lịch sử hình thành và phát triển du lịch. 1.2. Lợi ịch của kinh tế du lịch. 1.2.1. Lợi ích vĩ mô. 1.2.2. Lợi ích vi mô 1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch. 1.3.1. Điều kiện chung. 1.3.2. Các điều kiện đặc trưng 1.4. Một số xu hướng phát triển của du lịch thế giới. 1.4.1. Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch. 1.4.2. Nhóm xu hướng phát triển của cung du lịch. 12
- Chương I: Khái quát về kinh tế du lịch 1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch. 1.1.1. Khái niệm du lịch Những khó khăn khi đưa ra khái niệm du lịch ✓ Thứ nhất: Do tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau ✓ Thứ hai: Do sự khác biệt về ngôn ngữ và cách hiểu khác nhau ✓ Thứ ba: Do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch
- 1.1.1. Khái niệm du lịch Tồn tại các cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hòa bình và hữu nghị. Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch.
- 1.1.1. Khái niệm du lịch Tồn tại các cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cận trên góc độ chính quyền địa phương: Du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện hành chính, cơ sở hạ tần, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Với họ Du lịch vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài; là cơ hộ để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, thủ công truyền thống của dân tộc.
- 1.1.1. Khái niệm du lịch 2. Do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu về du lịch ở các nƣớc khác nhau: Tiếng Pháp "le tourisme”: từ "le tourisme" được bắt nguồn từ gốc "le tour" - có nghĩa là một cuộc hành trình đi đến nơi nào đó và quay trở lại. Thuật ngữ đó sang tiếng Anh thành "tourism", tiếng Nga - "mypuzm" v.v . khái niệm "du lịch" có ý nghĩa đầu tiên là khởi hành, đi lại, chinh phục không gian. Tiếng Đức sử dụng từ "der Fremdenverkehrs" là tổ hợp từ 3 từ có nghĩa là ngoại (lạ); giao thông (đi lại) và mối quan hệ. Vì vậy, "du lịch" là mối quan hệ, sự đi lại hay vận chuyển của những người đi du lịch. Một cách cụ thể người Đức hiểu đó là các mối quan hệ, được hình thành trong thời gian khởi hành và lưu trú tạm thời, giữa khách du lịch và các nhân viên phục vụ. Tiếng Hy Lạp từ “tornos" với nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này được Latin hoá thành "tornus" và sau đó thành "tourisme" (tiếng Pháp); tourism (tiếng Anh), "mypuzm" (tiếng Nga) v.v Trong tiếng Việt, thuật ngữ "du lịch" được dịch ra thông qua tiếng Trung20 Quốc.
- 1.1.1. Khái niệm du lịch Do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu về du lịch ở các nước khác nhau: Nguyên nhân về sự khác nhau: Phụ thuộc vào lịch sử và trình độ phát triển ngành du lịch Phụ thuộc vào tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế Phụ thuộc vào chính sách du lịch ở mỗi quốc gia 17
- : 1.1.1. Khái niệm du lịch Do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch: Do tính chất đồng bộ và tổng hợp của nhu cầu du lịch Do tính chất tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch Do mối quan hệ, liên kết với các ngành khác, các nhà cung cấp Do du lịch là hoạt động kinh tế mới mẻ, còn đang trong quá trình phát triển Do tính hai mặt của bản thân từ “du lịch”
- 1.1.1. Khái niệm du lịch Năm 1930 ông Glusman, người Thuỵ Sỹ định nghĩa: "Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú "thường xuyên". Ông Kuns, một người Thuỵ Sỹ khác: "Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch."
- 1.1.1. Khái niệm du lịch Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf- những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch định nghĩa: "Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời".
- 1.1.1. Khái niệm du lịch Định nghĩa của Michal Coltmant (Mỹ) "Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch". Nhà cung ứng Du khách dịch vụ du lịch Chính quyền địa Dân cư sở tại phương
- 1.1.1. Khái niệm du lịch Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada (6-1991): "Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm". Lưu ý trong định nghĩa: Môi trường thường xuyên Khoảng thời gian Mục đính
- 1.1.1. Khái niệm du lịch “Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là tổng hòa tất cả các quan hệ và hiện tượng trong hành trình để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và vănhóanhưng lưu động chứkhông định cư tạm thời” (Học giả Trung Quốc ) “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định” (Luật du lịch Việt Nam) “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch , sản xuất trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan giải trí , tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải mang lại lợi ích kinh tế -xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho doanh nghiệp” (ĐHKTQD)
- 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Đầu thế kỷ XX nhà kinh tế học người áo Iozef Stander định nghĩa: "khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế" Nhà kinh tế học người Anh Odgil Vi khẳng định : để trở thành khách du lịch cần có hai điều kiện. Thứ nhất: Phải xa nhà thời gian dưới một năm Thứ hai: ở đó phải tiêu những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác.
- 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Một người Anh khác, ông Morval cho rằng: khách du lịch là người đến đất nước khác theo nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân đó khác biệt với những nguyên nhân phát sinh để cư trú thường xuyên và để làm thương nghiệp, và ở đó họ phải tiêu tiền đã kiếm ra ở nơi khác. Giáo sư Khadginicolov - một trong những nhà tiền bối về du lịch của Bulgarie đưa ra định nghĩa về khách du lịch: "khách du lịch là người hành trình tự nguyện, với những mục đích hoà bình. Trong cuộc hành trình của mình người đó đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi lưu trú của mình”.
- 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia-(League of Nations) 1937: "khách du lịch nước ngoài- foreign tourist": "Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h". Những người được coi là khách du lịch gồm: Những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, vì sức khoẻ Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ Những người khởi hành vì các mục đích kinh doanh. Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h. Những người không được coi là khách du lịch gồm: Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng lao động. Những người đến với mục đích định cư Sinh viên hay những người đến học ở các trường nội trú. Những người ở biên giới sang làm việc Những người đi qua một nước mà không dừng mặc dù cuộc hành trình đi qua nước đó có thể kéo dài 24h.
- 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Định nghĩa của Liên hiệp Quốc tế các Tổ chức Chính thức về Du lịch- IUOTO (International Union of Official Travel Organizations -sau này trở thành WTO) năm 1950 định nghĩa về "khách du lịch quốc tế” với 2 điểm khác với định nghĩa trên: Sinh viên và những người đến học ở các trường cũng được coi là khách du lịch. Những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong cả hai trường hợp : hoặc là họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian > 24 giờ; hoặc là họ hành trình trong khoảng thời gian < 24 giờ và có dừng lại nhưng không với mục đích du lịch. 30
- 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Định nghĩa về khách du lịch được chấp nhận tại Hội nghị tại Rôma (ý) do Liên hợp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế (năm 1963): Visitor: được hiểu là người đến một nước, khác nước cư trú thường xuyên của họ, bởi mọi nguyên nhân, trừ nguyên nhân đến lao động để kiếm sống. Khái niệm khách viếng thăm quốc tế bao gồm 2 thành phần: Khách du lịch quốc tế Khách tham quan quốc tế (được thống kê trong du lịch). 28
- 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Khách du lịch quốc tế (internatinal tourist): là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ). Khách du lịch quốc tế bao gồm: Người nước ngoài, không sống ở nước đến thăm và đi theo các động cơ đã nêu trên. Công dân của một nước, sống cư trú thường xuyên ở nước ngoài về thăm quê hương. Nhân viên của các tổ lái (máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô) đến thăm, nghỉ ở nước khác và sử dụng phương tiện cư trú. ở đây kể cả những người không phải là nhân viên của các hãng giao thông vận tải mà là những lái xe tải, xe ca tư nhân.
- 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Khách tham quan quốc tế (international excursionist): là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít hơn 24giờ (hoặc là không sử dụng một tối trọ nào). ở đây kể tất cả những người đến một nước theo đường bộ, đường biển với thời gian là mấy ngày hàng tối họ lại trở về ngủ tại tàu, thuyền, ô tô v.v đưa họ đi. Khách thăm quan quốc tế bao gồm: Những khách quam quan theo đường biển, tối về ngủ lại tàu (nếu không ngủ lại tàu mà sử dụng các phương tiện cư trú thì họ trở thành khách du lịch). Nhân viên của các tổ lái đến thăm nghỉ ở nước khác, nhưng ngủ tại phương tiện giao thông của mình. Khách đến thăm một nước khác trong vòng một ngày.
- 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Nhữngngười sau không được coi là khách du lịch (không được thống kê trong du lịch): Những người ra nước ngoài để tìm kiếm việc làm hoặc để làm ăn theo hoặc không theo hợp đồng. Những công dân ở vùng giáp giới sống ở nước bên này, nhưng làm việc ở nước bên cạnh. Những người dân di cư tạm thời hoặc cố định Những người tị nạn. Những người tha phương cầu thực Các nhà ngoại giao Nhân viên của các đại sứ quán, lãnh sự quán và các lực lượng bảo an
- 1.1.3. Thuật ngữ trong thống kê du lịch Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm: Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): gồm những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia. Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
- 1.1.3. Thuật ngữ trong thống kê du lịchKhách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước. Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một quốc gia. Khách du lịch quốc gia (National tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không
- Đặc điểm chung của các định nghĩa khách du lịch Thứ nhất, đề cập đến động cơ khởi hành (có thể là đi tham quan, nghĩ dưỡng thăm thân, kết hợp kinh doanh trừ động cơ lao động kiếm tiền) Thứ hai, đề cập đến yếu tố thời gian (đặc biệt chú trọng đến sự phân biệt giữa khách tham quan trong ngày và khách du lịch là những người nghỉ qua đêm hoặc có sử dụng một tối trọ); Thứ ba, đề cập đến những đối tượng được liệt kê là khách du lịch và những đối tượng không được liệt kê là khách du lịch như: dân di cư, khách quá cảnh,
- Định nghĩa khách du lịch của Việt Nam Trong Luật Du lịch của Việt nam: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến". "Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế". "Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam". "Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lich".
- 1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù 1.3.1 Khái niệm: Theo nghĩa rộng, từ giác độ thỏa mãn chung nhu cầu du lịch: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng nguồn lực; cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”. 40
- 1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù 1.3.1 Khái niệm: Theo nghĩa hẹp, từ giác độ thỏa mãn đơn lẻ từng nhu cầu khi đi du lịch: “Sản phẩm du lịch là dịch vụ hàng hóa cụ thể thỏa mãn các nhu cầu khi đi du lịch của con ngƣời”. 37
- 1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch: Xét theo định nghĩa trên: Yếu tố vô hình Yếu tố hữu hình Xét theo quá trình tiêu dùng của khách: Dịch vụ vận chuyển Dịch vụ lưu trú, dịch vụ đồ ăn, thức uống Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
- 1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù Hữu hình (hàng hóa) • Thức ăn, đồ uống • Hàng lưu niệm • Hàng tiêu dùng thông thường Vô hình (dịch vụ) • Dịch vụ KS: DV cho thuê buồng ngủ, DV phục vụ ăn uống, DV bổ sung • Dịch vụ lữ hành: DV hưóng dẫn, DV trung gian • DV vận chuyển • DV giải trí 39
- 1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù Các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch tổng thể (nghĩa rộng ) SPDL= GTTNDL +DV + HH SPDL : Sản phẩm du lịch tổng thể GTTNDL: Giá trị tài nguyên du lịch DV : Dịch vụ HH: Hàng hóa.
- 1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù Các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch cụ thể (nghĩa hẹp) SPDL = CSVCKT + HHBK + LĐS SPDL: Dịch vụ du lịch cụ thể CSVCKT: Điều kiện phương tiện tạo ra sản phẩm HHBK: Hàng hóa bán kèm LĐS: Lao động phục vụ.
- 1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù 1.3.2 Các đặc tính của sản phẩm du lịch Tính vô hình Tính cao cấp Tính tổng hợp Tính phụ thuộc vào tài nguyên Tính không thể lưu kho cất trữ (Sản xuất và tiêu dùng trùng nhau”): Có sự tham gia trực tiếp của KH Đòi hỏi điều kiện thực hiện nhất định Tính không thể chuyển dịch Tính thời vụ (giờ trong ngày, ngày trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm) Tính dễ dao động (chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhạy cảm với các yếu tố trong môi trường vĩ mô)
- 1.3.Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch • Trong thời kỳ cổ đại đến thế kỷ thứ IV • Trong thời kỳ phong kiến (thế kỷ V đến thế kỷ XVII) • Trong thời kỳ cận đại (từ những năm 40 của thế kỷ XVII đến chiến tranh thế giới thứ nhất) • Trong thời kỳ hiện đại (sau đại chiến thế giới lần thứ nhất đến nay)
- 1.4. Một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới 1.4.1 Nhóm xu hướng phát triển cầu du lịch Du lịch ngày càng khẳng định là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến: Đời sống cải thiện Phương tiện giao thông phát triển Ngân sách cho du lịch tăng Nhu cầu và khả năng đi du lịch tăng Điều kiện chính trị, xã hội ổn định 50
- 1.4. Một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới Sự thay đổi về hướng và về phân bố luồng khách du lịch quốc tế Tỷ trọng khách đến châu Âu giảm, châu Á tăng Khu vực Đông Nam Á thu hút lượng khách lớn Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch Hình thành các nhóm khách theo độ tuổi Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến du lịch 45
- 1.4.2. Nhóm xu hướng phát triển cung du lịch Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch Tăng cường hoạt động truyền thông du lịch Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong du lịch Đẩy mạnh quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa Hạn chế tính thời vụ trong du lịch
- 1. 5. Các tác động kinh tế xã hội của du lịch
- 1. 5. Các tác động kinh tế xã hội của du lịch 1.5.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch • Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch nội địa Tham gia vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân Phân phối lại thu nhập quốc dân Tăng năng suất lao động xã hội Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch chủ động Tăng thu nhập quốc dân Tăng thu ngoại tệ Xuất khẩu tại chỗ Xuất khẩu vô hình Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Củng cố các mối quan hệ quốc tế
- 1. 5. Các tác động kinh tế xã hội của du lịch 1.5.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch thụ động Tăng năng xuất lao động Ý nghĩa gián tiếp về mặt kinh tế Các ý nghĩa khác Tăng ngân sách địa phương Thúc đẩy các ngành kinh tế khác Hoàn thiện hệ thống cơ cở hạ tầng tại vùng phát triển du lịch
- 1. 5. Các tác động kinh tế xã hội của du lịch 1.5.2 Ý nghĩa xã hội Giải quyết công ăn việc làm Giảm quá trình đô thị hóa Phương tiện quảng cáo hiệu quả cho đất nước Phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Bảo tồn các di sản, di tích Tăng hiểu biết chung của xã hội Tăng mối quan hệ giữa các cá nhân giữa các vùng và các quốc gia. Giáo dục tinh thần yêu nước Tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng
- 1. 5. Các tác động kinh tế xã hội của du lịch 1.5.3 Tác hại về kinh tế và xã hội Mất cân bằng cán cân thanh toán do phát triển du lịch quốc tế thụ động Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành du lịch Mất ổn định và cân đối trong một số ngành và sử dụng lao động du lịch Ô nhiễm môi trường, phá hủy tài nguyên Gây ra tệ nạn xã hội Tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của dân tộc Tăng sức ép do thất nghiệp theo chu kỳ Nhập khẩu lao động 60
- 1.6. Nhu cầu du lịch Theo các chuyên gia tâm lý học, “Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nếu được thoả mãn sẽ gây cho con người những xúc cảm dương tính, trong trường hợp ngược lại sẽ gây nên những ấm ức, khó chịu (xúc cảm âm tính)”. 70
- 1.6. Nhu cầu du lịch Nhu cầu tự Hình: Các hoàn thiện thang bậc nhu cầu theo lý Nhu cầu được tôn thuyết nhu cầu trọng A Maslow năm 1943 Nhu cầu hòa nhập và tình yêu Nhu cầu về an toàn và an ninh Nhu cầu sinh lý : ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ 53
- 1.6. Nhu cầu du lịch Nhu cầu tự hoàn thiện Hình: Các thang bậc nhu Nhu cầu hiểu biết cầu theo lý thuyết nhu cầu Nhu cầu thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp A Maslow năm 1943 có bổ sung Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu hòa nhập và tình yêu Nhu cầu về an toàn và an ninh Nhu cầu sinh lý : ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ
- 1.7. Phân loại các nhóm động cơ đi du lịch Nhu cầu cơ bản: đi lại, ăn uống, lưu trú Nhu cầu đặc trưng: nghỉ ngơi, tham quan, giải trí Hình thành động cơ đi du lịch Nhu cầu bổ sung: thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin
- Phân loại các nhóm động cơ đi du lịch gắn với các mục đích cụ thể Nhóm I : Động cơ nghỉ ngơi (Pleasure) Đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trớ, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống. Đi du lịch với mục đích thể thao Đi du lịch với mục đích văn hoá, giáo dục Nhóm II : Động cơ nghề nghiệp (Professional) Đi du lịch với mục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp với giải trí. Đi du lịch với mục đích thăm viếng ngoại giao Đi du lịch với mục đích cụng tác. Nhóm III : Các động cơ khác (Other tourist Motivies) Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân Đi du lịch với mục đích nghỉ tuần trăng mật Đi du lịch với mục đích chữa bệnh Đi du lịch là do bắt chước, coi du lịch là “mốt” Đi du lịch là do sự “chơi trội” để tập trung sự chỳ ý của những người xung quanh.
- 1.7. Phân loại các nhóm động cơ đi du lịch ➢Nhóm động cơ kéo: Tác động của bạn bè, người thân, thông tin truyền miệng Tham dự các lễ kỷ niệm, ngày hội Tham dự các sự kiện đặc biệt, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Giải trí Do quảng cáo (khoảng 30%) 57
- 1.7. Phân loại các nhóm động cơ đi du lịch ➢Nhóm động cơ đẩy: ➢Thích sự thám hiểm, sự thử thách, lãng tử, ➢Thích được tự khám phá, thích cái mới ➢Thích được nghỉ ngơi thư giãn ➢Tăng sự trải nghiệm cuộc sống ➢Tránh sự ô nhiễm, sự nhàm chán ➢Khẳng định uy danh, tên tuổi
- Lý do ngăn cản con người đi du lịch (đến một nơi lần thứ 2) ➢ Tăng hoạt động tội phạm, các tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc ) ➢ Tăng ô nhiễm môi trường, bệnh dịch ➢ Tăng sự tắc nghẽn, đông đúc, chật chội ➢ Sự gia tăng của những hàng lưu niệm rởm(cẩu thả, nhái ) ➢ Sự phân biệt sắc tộc, phân biệt đối xử giữa khách nhiều tiền và khách ít tiền ➢ Sự đắt đỏ của các DV DL ➢ Giá trị tài nguyên DL ko đặc sắc, thiếu đặc trưng ➢ Chất lượng dịch vụ kém ➢ Cơ sở hạ tầng kém ➢ Nhận thức của người dân quá thấp ➢ Thiếu thông tin
- 1.8. Đặc điểm của nhu cầu du lịch Là một loại nhu cầu thứ yếu của con người, nhưng khác với các nhu cầu thứ yếu khác: Tính đặc biệt Tính cao cấp Tính tổng hợp Tính đồng bộ
- 1.9. Các loại hình du lịch Khái niệm: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.” 80
- 1.9. Các loại hình du lịch Các căn cứ phân loại: Theo phạm vi lãnh thổ Nhu cầu nảy sinh hoạt động du lịch Đối tượng khách du lịch Hình thức tổ chức chuyến đi Phương tiện giao thông được sử dụng Phương tiện lưu trú được sử dụng Thời gian đi du lịch Vị trí địa lý của nơi đến đi du lịch 62
- 1.9. Các loại hình du lịch Theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế Du lịch quốc tế chủ động Du lịch quốc tế bị động Du lịch nội địa
- 1.9. Các loại hình du lịch Theo nhu cầu nảy sinh hoạt động du lịch Du lịch chữa bệnh Du lịch nghỉ ngơi, giải trí Du lịch thể thao Du lịch văn hóa Du lịch công vụ Du lịch thương gia Du lịch tôn giáo Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương Du lịch quá cảnh
- 1.9. Các loại hình du lịch Căn cứ vào đối tượng khách đi du lịch: Du lịch thanh, thiếu niên Du lịch dành cho những người cao tuổi Du lịch gia đình Du lịch phụ nữ Du lịch nhóm đồng sở thích
- 1.9. Các loại hình du lịch Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi: Du lịch theo đoàn Du lịch cá nhân
- 1.9. Các loại hình du lịch Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp Du lịch bằng xe máy Du lịch bằng xe ô tô Du lịch bằng tàu hỏa Du lịch bằng tàu thủy Du lịch bằng máy bay
- 1.9. Các loại hình du lịch Căn cứ vào phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn Du lịch ở khách sạn ven đường Du lịch ở lều, trại Du lịch ở làng du lịch
- 1.9. Các loại hình du lịch Căn cứ vào thời gian đi du lịch: Du lịch dài ngày Du lịch ngắn ngày
- 1.9. Các loại hình du lịch Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch: Du lịch nghỉ núi Du lịch nghỉ biển, sông, hồ Du lịch thành phố Du lịch đồng quê Du lịch địa di sản Du lịch cây di sản
- Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch Kinh doanh lữ hành Kinh doanh khách sạn Kinh doanh dịch vụ vận chuyển Kinh doanh các dịch vụ khác