Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Xây dựng kế hoạch kiểm toán - TS Đoàn Thị Ngọc Trai

ppt 47 trang phuongnguyen 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Xây dựng kế hoạch kiểm toán - TS Đoàn Thị Ngọc Trai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kiem_toan_bao_cao_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_2.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Xây dựng kế hoạch kiểm toán - TS Đoàn Thị Ngọc Trai

  1. CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN • Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán • Trình tự lập kế hoạch kiểm toán • Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát • Thiết kế chương trình kiểm toán 2
  2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán • Giúp KTV thu thập được bằng chứng đầy đủ và thích hợp. • Giúp KTV phối hợp hiệu quả với nhau và với các bộ phận có liên quan như: kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài, • Thống nhất với khách hàng về nội dung, thời gian kiểm toán và trách nhiệm của mỗi bên. Hạn chế những bất đồng với khách hàng. • Giúp công ty kiểm toán tính toán chi phí hợp lý. • Là căn cứ giúp KTV kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc đã và đang thực hiện. 3
  3. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán • Kế hoạch kiểm toán là những định hướng cơ bản của cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của KTV về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và trọng tâm cuộc kiểm toán (CMKTVN 300) 4
  4. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin chung về khách hàng Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB KH kiểm toán tổng quát và Chương trình KT 5
  5. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán • Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán • Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng • Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán • Ký kết hợp đồng kiểm toán 6
  6. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán • Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng, KTV cần xem xét: – Tính độc lập của công ty kiểm toán – Khả năng phục vụ tốt khách hàng – Tính liêm chính của ban quản trị (ban giám đốc) của doanh nghiệp được KT – Hệ thống KT của KH phải cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh NVKT phát sinh – Thoả thuận phí kiểm toán với khách hàng. 7
  7. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán • Tính liêm chính của ban quản trị: – Là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống KSNB. – Nếu ban QT thiếu liêm chính, KTV không thể dựa vào các bản giải trình của ban QT và sổ kế toán. 8
  8. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán • Đối với khách hàng mới chưa được công ty nào kiểm toán trước đây: – Nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành. – Thu thập thông tin từ luật sư của công ty khách hàng, ngân hàng, các doanh nghiệp khác có quan hệ với khách hàng. – Thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp. 9
  9. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán • Đối với KH mới đã được kiểm toán bởi công ty KT khác, liên lạc với KTV tiền nhiệm (được KH đồng ý) để thu thập thông tin về: – Tính liêm chính của ban quản trị – Những bất đồng giữa ban quản trị với KTV tiền nhiệm – Lý do khách hàng thay đổi KTV – Vị trí của Cty KH trong ngành và tình trạng TC 10
  10. Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của KH • Thực chất là xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ. • Ảnh hưởng đến mức độ chính xác của ý kiến đưa ra trong báo cáo kiểm toán và số lượng bằng chứng phải thu thập. • Cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp. 11
  11. Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của KH • Các lý do kiểm toán BCTC có thể là: – Đáp ứng yêu cầu công khai tài chính hàng năm – Phục vụ cho nhà quản lý doanh nghiệp – Kiểm toán để vay vốn ngân hàng hoặc đấu thầu – Kiểm toán trước khi cổ phần hoá – Kiểm toán khi giải thể, phá sản hoặc sát nhập – Kiểm toán theo yêu cầu của cấp trên hay pháp luật. 12
  12. Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên • Theo CMKT chung, quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ, thành thạo như một KTV. • Việc lựa chọn đội ngũ KTV dựa trên: – Yêu cầu về số người – Trình độ, khả năng của KTV – Yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật. 13
  13. Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên • Thông thường nhóm kiểm toán có một hoặc hai trợ lý KT, một KTV cao cấp và một chủ nhiệm KT. • Đối với HĐKT lớn: cần bố trí các nhân viên có các mức độ kinh nghiệm khác nhau, và có sự tham gia của các chuyên gia về thống kê, tin học, • Đối với HĐKT nhỏ: chi cần một hoặc hai nhân viên kiểm toán. 14
  14. Ký kết hợp đồng kiểm toán • HĐKT là sự thoả thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác. • HĐKT phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc KT nhằm bảo vệ quyền lợi của KH và của Cty kiểm toán (CMKTVN 210). • Trong trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng văn bản cam kết thay cho HĐKT (CMKTVN 210). 15
  15. Ký kết hợp đồng kiểm toán • Mục đích và phạm vi kiểm toán • Trách nhiệm của ban giám đốc Cty KH và KTV • Hình thức thông báo kết quả kiểm toán • Thời gian tiến hành cuộc KT: thời gian thực hiện KT sơ bộ, KT chính thức, thời điểm kết thúc KT và phát hành báo cáo kiểm toán. • Căn cứ tính và hình thức thanh toán phí kiểm toán • Xác định rằng KTV không chịu trách nhiệm những sai sót do bản chất và hạn chế vốn có của hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và kiểm toán. 16
  16. Thu thập thông tin chung về khách hàng • CMKTVN 300 qui định, trong gđ lập KH kiểm toán tổng quát, KTV cần thu thập thông tin về: – Ngành nghề và hoạt động KD của KH: • Hiểu biết chung về nền kinh tế: thực trạng nền KT, mức độ lạm phát, các chính sách của chính phủ, • Môi trường KD và lĩnh vực KD: thị trường và sự cạnh tranh, đặc điểm HĐKD, các thay đổi trong CN, rủi ro KD, ĐK bất lợi, • Cơ cấu tổ chức SXKD và QL, cơ cấu vốn. 17
  17. Thu thập thông tin chung về khách hàng – Hệ thống kế toán – Hệ thống KSNB – Các bên liên quan: các bộ phận trực thuộc; các chủ sở hữu chính thức; các cá nhân, tổ chức có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị (CMKTVN 550). – Hình thức sở hữu và nghĩa vụ pháp lý của KH. 18
  18. Thu thập thông tin chung về khách hàng • Phương pháp thu thập thông tin: – Trao đổi với các KTV tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước. – Trao đổi với KTV nội bộ và xem xét BCKTNB. – Trao đổi với nhân viên, ban giám đốc của KH. – Trao đổi với các đối tượng bên ngoài: các chuyên gia, CQ chủ quản, KH, nhà CC, – Tham quan nhà xưởng. – N/cứu giấy phép TL và điều lệ Cty; BB các cuộc họp CĐ, các HĐ và cam kết quan trọng, – Nghiên cứu TC chuyên ngành, niên giám TK 19
  19. Thực hiện thủ tục phân tích • Thực hiện TTPT trong gđ lập KHKT nhằm: – Thu thập hiểu biết về nội dung BCTC và những biến đổi quan trọng về kế toán và HĐKD của khách hàng. – Giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng HĐ liên tục của Cty KH. – Giúp cho việc lập KH về thời gian và nội dung các thủ tục KT sẽ được thực hiện. 20
  20. Thực hiện thủ tục phân tích • Các bước xây dựng thủ tục phân tích: – Xác định mục tiêu – Thiết kế các cuộc khảo sát – Tiến hành khảo sát – Phân tích kết quả và đưa ra kết luận. • Sử dụng cả phân tích ngang và PT dọc. 21
  21. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Trong gđ lập KH, KTV đánh giá mức trọng yếu nhằm: – Ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được. – Xác định phạm vi của cuộc kiểm toán – Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC – Từ đó, xác định bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm toán. 22
  22. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Qui trình đánh giá mức trọng yếu: – Ước tính ban đầu về mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC. – Phân phối mức trọng yếu ban đầu cho các KM, các bộ phận của BCTC. – So sánh mức sai sót dự kiến với mức sai sót chấp nhận được. – Tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các KM của BCTC. – SS tổng sai sót dự kiến với mức trọng yếu ước tính ban đầu hoặc được điều chỉnh. 23
  23. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Ước tính ban đầu về mức trọng yếu: – Là sai sót có thể chấp nhận được của toàn bộ BCTC. – Giúp KTV lập KH thu thập số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp. – Mang tính xét đoán của KTV; do đó, có thể điều chỉnh trong suốt cuộc KT nếu các nhân tố xác định mức ước lượng ban đầu thay đổi. 24
  24. Bảng qui định về mức trọng yếu (Gay & Simnett 2003, Auditing and assurance service) Cơ sở xác định mức Tỉ lệ xác định Ưu điểm trọng yếu mức trọng yếu LN sau thuế 5% - 10% Có liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác Tổng doanh thu 0.5% - 1% Ổn định Tổng tài sản 0.5% - 1% Có thể dự đoán và ổn định Vốn chủ sở hữu 1% - 2% Ổn định 25
  25. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Phân phối mức trọng yếu ban đầu cho các KM, các bộ phận của BCTC: – Giúp KTV xác định số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp với từng khoản mục. – Đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức trọng yếu ước lượng ban đầu. – Phân bổ theo cả 2 chiều hướng: khai khống và khai thiếu – Cơ sở phân bổ: bản chất của KM, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của KTV. 26
  26. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sót nghiêm trọng (IGA 25). • Trong gđ lập kế hoạch, KTV xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR) cho từng KM. • Mức rủi ro kiểm toán mong muốn quyết định khối lượng công việc kiểm toán cần thực hiện. 27
  27. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Mức rủi ro mong muốn phụ thuộc vào 2 yếu tố: – Mức độ người sử dụng tin tưởng vào BCTC: • Qui mô của công ty khách hàng • Sự phân phối quyền sở hữu • Bản chất và qui mô của công nợ. – Khả năng KH gặp khó khăn về TC sau khi BC kiểm toán được công bố, được xác định bởi: • Khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản • Kết quả hoạt động kinh doanh các năm trước • Các biện pháp nhằm gia tăng quá trình tài trợ. 28
  28. CÁC THÀNH PHẦN CỦA RỦI RO KIỂM TOÁN • Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk – IR): nằm trong bản chất của khoản mục, hoạt động, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp • Rủi ro kiểm soát (Control Risk – CR): phụ thuộc vào tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp • Rủi ro phát hiện (Detection Risk – DR): phụ thuộc vào chất lượng công việc của KTV 29
  29. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Rủi ro tiềm tàng: – Là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trên BCTC khi chưa có sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào. – Các yếu tố ảnh hưởng đến IR: • Bản chất và môi trường KD của KH • Tính trung thực, trình độ và kinh nghiệm của ban giám đốc • Bản chất của NVKT hoặc số dư TK • Các ước tính kế toán 30
  30. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Rủi ro kiểm soát là xác xuất hệ thống KSNB của đơn vị không phát hiện và ngăn chặn kịp thời các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. • Rủi ro phát hiện: – Là xác suất công việc kiểm toán của KTV không phát hiện được các sai phạm trọng yếu trên BCTC. – Mức rủi ro phát hiện phụ thuộc vào phạm vi và PP kiểm toán, mức độ tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tăc kiểm toán. 31
  31. CÁC THÀNH PHẦN CỦA RỦI RO KIỂM TOÁN • Mối quan hệ giữa RRKT và các thành phần của RRKT thể hiện qua công thức AR = IR x CR x DR Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ xác định mức rủi ro kiểm toán chấp nhận được (Mức RRKT mong muốn - DAR), sau đó đánh giá mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, từ đó xác định mức rủi ro phát hiện chấp nhận được theo công thức: DR = DAR / (IR x CR) 32
  32. Ma trận rủi ro phát hiện (Gay & Simnett 2003, Auditing and assurance service) Đánh giá của KTV về CR Cao Trung Thấp bình Đánh Cao Thấp nhất Thấp Trung giá bình của Trung bình Thấp Trung Cao KTV bình về IR Thấp Trung bình Cao Cao nhất 33
  33. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro • Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán là mối quan hệ ngược: – Khi mức trọng yếu chấp nhận được giảm xuống thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên, vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua giảm xuống thì khả năng xảy ra sai sót trọng yếu (không thể bỏ qua) sẽ tăng lên, do đó rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. 34
  34. Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB CMKTVN 400 qui định: • KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và KSNB của KH để lên kế hoạch KT và XD cách tiếp cận có hiệu quả. • Trong khuôn khổ kiểm toán BCTC, KTV chỉ quan tâm đến các chính sách và thủ tục của hệ thống kế toán và KSNB có ảnh hưởng đến các cơ sở dẫn liệu cho việc lập BCTC. 35
  35. Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB • Mục đích tìm hiểu hệ thống KSNB: – Nhận diện và đánh giá các sai phạm có thể xảy ra. – Đánh giá mức rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện. – Từ đó, xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. – Xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả. 36
  36. Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB • Các bước tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng: – Tìm hiểu môi trường kiểm soát – Tìm hiểu hệ thống thông tin – Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát – Mô tả hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc. 37
  37. Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB • Cách thức tìm hiểu hệ thống KSNB: – Trao đổi với những người quản lý và nhân viên của đơn vị. – Đọc tài liệu để tìm hiểu các chính sách và qui định của đơn vị. – Xem xét hồ sơ của các cuộc kiểm toán trước đây. – Quan sát các hoạt động của đơn vị. 38
  38. Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB • Mô tả hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc: – Bảng câu hỏi về KSNB – Bảng mô tả về KSNB – Lưu đồ về KSNB 39
  39. Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB • Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát – Nhận diện các mục tiêu kiểm soát – Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù – Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB 40
  40. Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB – CR được đánh giá là cao trong trường hợp: • Hệ thống KSNB không hoạt động hoặc không hiệu quả. • Áp dụng hệ thống KSNB không đầy đủ. • Việc thực hiện các thử nghiệm KS để thu thập bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống KSNB mất nhiều thời gian hơn là thực hiện các thử nghiệm cơ bản. – CR có thể được đánh giá khác nhau đối với các số dư tài khoản hoặc loại NV khác nhau, hoặc đối với các CSDL khác nhau của một SD hoặc một loại NV. 41
  41. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát • Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng quát: – Tình hình kinh doanh của khách hàng – Những rủi ro kinh doanh KH thường gặp – Những mục tiêu kiểm toán trọng tâm – Những vấn đề kiểm toán rút ra từ những hợp đồng trước đó – Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB – Chính sách kế toán của khách hàng – Những thay đổi về luật định ảnh hưởng đến BCTC – Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng – Nhân viên kiểm toán và chuyên gia. 42
  42. Thiết kế chương trình kiểm toán • Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về: – Các thủ tục KT cần thực hiện đối với từng KM hay bộ phận được kiểm toán, – Thời gian hoàn thành, – Phân công lao động giữa các KTV, – Các tài liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. 43
  43. Thiết kế chương trình kiểm toán • Chương trình kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: – Thử nghiệm kiểm soát – Thủ tục phân tích – Thử nghiệm chi tiết. • Mỗi thành phần được chia thành các chu kỳ NV và các KM trên BCTC; và gồm 4 nội dung: – Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện – Quy mô mẫu – Các phần tử được chọn – Thời gian thực hiện. 44
  44. Thiết kế chương trình kiểm toán • Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: – Chỉ áp dụng khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hoặc trung bình. – Các thủ tục kiểm toán: • Cụ thể hoá các mục tiêu KSNB cho các KM • Nhận diện các quá trình KS đặc thù có tác dụng làm giảm CR của từng mục tiêu KSNB • Thiết kế các thủ tục kiểm toán đối với từng quá trình KS đặc thù. 45
  45. Thiết kế chương trình kiểm toán Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát – Quy mô mẫu: thường áp dụng phương pháp chọn mẫu thống kê. – Phần tử được chọn: chọn mẫu ngẫu nhiên – Thời gian thực hiện: thời điểm giữa năm hoặc kết thúc năm. – Đánh giá lại CR để quyết định mức độ thực hiện thử nghiệm cơ bản. 46
  46. Thiết kế chương trình kiểm toán • Thiết kế các thử nghiệm phân tích: – Đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản. – Từ đó, quyết định mở rộng hay thu hẹp các thử nghiệm chi tiết. 47
  47. Thiết kế chương trình kiểm toán • Thiết kế các thử nghiệm chi tiết: – Cần quan tâm đến tính trọng yếu, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của từng KM. – Các thủ tục kiểm toán: được thiết kế cho từng mục tiêu kiểm toán của từng KM hoặc chu kỳ NV. – Quy mô chọn mẫu: PP chọn mẫu thống kê. – Phần tử được chọn: chọn mẫu ngẫu nhiên, các NV bất thường. – Thời gian thực hiện: cuối niên độ, giữa niên độ. 48