Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính - TS Đoàn Thị Ngọc Trai

ppt 31 trang phuongnguyen 5090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính - TS Đoàn Thị Ngọc Trai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kiem_toan_bao_cao_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_1.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính - TS Đoàn Thị Ngọc Trai

  1. CHƯƠNG 1: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Khái niệm kiểm toán tài chính • Đối tượng, khách thể và chủ thể kiểm toán TC • Phương pháp kiểm toán tài chính • Qui trình kiểm toán tài chính • Mục tiêu kiểm toán tài chính • Cách thức tiến hành kiểm toán tài chính 2
  2. KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Kiểm toán tài chính là loại kiểm toán có mục đích xác nhận mức độ trung thực, hợp lý và hợp pháp của các bản khai tài chính. • Mức độ trung thực, hợp lý, hợp pháp của các bản khai tài chính được xác minh dựa trên chuẩn mực kế toán. • Kiểm toán tài chính được thực hiện dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm toán. • Kết quả xác minh các bản khai tài chính được trình bày trên báo cáo kiểm toán. • Ngoài ra, KTV có thể đưa ra những lời khuyên cho các nhà quản lý thông qua thư quản lý. 3
  3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Bản khai tài chính: – Các bản kê khai thông tin có tính pháp lý, sử dụng thước đo giá trị Đối tượng trực tiếp của KTTC: các bản khai tài chính – Thể hiện bằng tiền – Là cơ sở giải quyết các mối quan hệ kinh tế giữa các bên liên quan – Các BCTC của doanh nghiệp - bộ phận quan trọng nhất của các bản khai tài chính. 4
  4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Báo cáo tài chính (CMKTVN 200): – Phản ánh các thông tin KT-TC chủ yếu của đơn vị. – Hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. • Đối tượng khác của KTTC: – Báo các quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành – Bản khai thuế thu nhập cá nhân – Bản khai tài sản cá nhân 5
  5. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Khách thể kiểm toán tài chính: – Là một thực thể kinh tế độc lập. – Có thể là một đơn vị độc lập hoàn toàn, hoặc một đơn vị thành viên hạch toán độc lập của một đơn vị hợp nhất (Công ty mẹ, Tổng công ty, ). – Các mối quan hệ kinh tế giữa khách thể kiểm toán với các bên liên quan có thể ảnh hưởng đến mức độ trung thực, hợp lý của các khoản mục liên quan trên các bản khai tài chính. 6
  6. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Các bên liên quan: một bên có quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đến bên kia trong quá trình quyết định về hoạt động và tài chính. Chủ thể KTTC: – Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán các đơn vị thành viên theo yêu cầu của người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị. – Kiểm toán nhà nước: Kiểm toán các đơn vị sử dụng NSNN (DNNN, liên doanh có từ 51% vốn NSNN trở lên ) 7
  7. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ CHỦ THỂ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH – Kiểm toán độc lập: • Kiểm toán các DN theo qui định của pháp luật, như các Cty niêm yết (khách thể bắt buộc), các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, và các DNNN theo yêu cầu của NĐ 105/2004/NĐ-CP. • Kiểm toán các DN có nhu cầu kiểm toán (khách thể tự nguyện). • Kiểm toán tài chính là lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán độc lập. 8
  8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán như các loại hình kiểm toán khác: – Phương pháp kiểm toán dựa trên tài liệu: kiểm tra cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic. – Phương pháp kiểm toán không dựa trên tài liệu: kiểm kê, thực nghiệm, điều tra. • Trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản trên có đặc điểm riêng do: – Chức năng cụ thể của kiểm toán tài chính – Đặc điểm của đối tượng kiểm toán tài chính – Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể KTTC 9
  9. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Trên cơ sở có dựa vào hay không dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, hình thành 2 phương pháp KTTC: PP kiểm toán cơ bản và PP kiểm toán tuân thủ. • Phương pháp kiểm toán cơ bản: – Thu thập các bằng chứng liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. – Việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá dựa vào các thông tin trong BCTC và hệ thống KT của đơn vị. – Áp dụng trong trường hợp RRKS được đánh giá cao. – Sử dụng thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. 10
  10. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Phương pháp kiểm toán cơ bản • Thủ tục phân tích (Analytical Procedures): – Sử dụng các tỉ lệ, các mối quan hệ TC xác định những tính chất và sai lệch không bình thường trong BCTC. – Phân tích ngang: so sánh về lượng trên cùng một CT • So sánh giữa các kỳ với nhau • So sánh số liệu thực tế với số liệu KH hoặc dự toán • So sánh chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu TB ngành • So sánh giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình KD, cùng lãnh thổ và có qui mô tương đương. 11
  11. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Thủ tục phân tích – Phân tích dọc (phân tích tỉ số): So sánh, xác định tỉ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu các khoản mục khác nhau. • Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán • Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời • Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính • Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin TC và thông tin không mang tính chất TC. 12
  12. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Thủ tục phân tích • Thủ tục phân tích có thể áp dụng ở cả 3 giai đoạn của quá trình kiểm toán: – Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: • Nhìn nhận DN một cách toàn diện • “Chẩn đoán” khu vực có thể có sai sót làm trọng tâm cho cuộc KT • Xác định nội dung, thời gian và phạm vi sử dụng các phương pháp kiểm toán khác. 13
  13. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Thủ tục phân tích – Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán: • Thu thập các bằng chứng để chứng minh cho một cơ sở dẫn liệu cá biệt liên quan đến số dư tài khoản hoặc loại nghiệp vụ nào đó. • Cần xem xét các vấn đề sau: – Mức độ KTV có thể tin cây vào thủ tục PT – Độ tin cậy và tính SS của các thông tin hiện có – Hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề đã phát sinh ở các kỳ trước. 14
  14. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Thủ tục phân tích – Giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán: • Củng cố các kết luận đã hình thành trong kiểm tra từng yếu tố riêng biệt của BCTC. • Kết luận tổng quát về tính hợp lý của các thông tin tài chính. • Đánh giá lại khả năng “hoạt động liên tục” của DN trước khi ký báo cáo kiểm toán. 15
  15. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ (Test of Transaction): – Kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét độ chính xác của các số dư. – Chọn NV cần kiểm tra: kiểm tra chi tiết các tài liệu, chứng từ liên quan và xem xét quá trình luân chuyển của chúng. 16
  16. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Thử nghiệm chi tiết số dư (Test of Balance): – Phân tích số dư ra thành từng bộ phận hay theo từng đối tượng, chọn mẫu để kiểm tra, – Kiểm tra đối chiếu giữa các tài liệu sổ sách của đơn vị, – Đối chiếu với tài liệu thu thập được từ người thứ 3 như: khách hàng, người bán, ngân hàng, 17
  17. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Phương pháp kiểm toán tuân thủ: – Thu thập các bằng chứng về tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của DN – Dựa vào hệ thống KSNB trong quá trình kiểm toán – Áp dụng trong trường hợp rủi ro kiểm soát thấp. – Sử dụng cả thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản 18
  18. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Thử nghiệm kiểm soát: là loại thử nghiệm được dùng để thu thập bằng chứng về khả năng đảm bảo ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu của hệ thống KSNB. • Sau khi thực hiện thử nghiệm KS, KTV đánh giá lại rủi ro kiểm soát: – Nếu RRKS được đánh giá thấp hơn ban đầu thì có thể giảm bớt các thử nghiêm cơ bản so với kế hoạch. – Nếu RRKS được đánh giá cao hơn ban đầu thì phải mở rộng các thử nghiêm cơ bản so với kế hoạch. 19
  19. Sự khác nhau giữa PP kiểm toán cơ bản và PP kiểm toán tuân thủ PP kiểm toán cơ bản PP kiểm toán tuân thủ • Không thực hiện TNKS • Có thực hiện TNKS • Thực hiện TNCB với khối • Thực hiện TNCB với khối lượng lớn hơn lượng lớn ít hơn • Áp dụng trong trường hợp • Áp dụng trong trường hợp KTV không tin tưởng vào KTV tin tưởng vào hệ hệ thống KSNB. thống KSNB. 20
  20. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Khái niệm (CMKTVN 200): Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là: – Giúp cho KTV đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở CM và CĐKT hiện hành, tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. – Giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. 21
  21. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Như vậy, mục tiêu tổng quát của KTTC là xác minh tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của thông tin trên BKTC. • Các KN trung thực, hợp lý, hợp pháp được hiểu như sau: – Trung thực: thông tin tài chính phản đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của NVKT phát sinh. – Hợp lý: thông tin tài chính cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. – Hợp pháp: thông tin tài chính được phản ánh đúng yêu cầu của pháp luật, chuẩn mực và CĐKT hiện hành. 22
  22. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Mức độ trung thực, hợp lý, hợp pháp của BKTC phụ thuộc vào tính hiệu lực của hệ thống kế toán: – Tính có thực của các thông tin – Tính đầy đủ của thông tin – Tính tin cậy của việc đo lường đối tượng kế toán – Tính chính xác về mặt kỹ thuật – Tính đúng đắn của việc phân loại và trình bày – Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị kế toán trên bản khai tài chính. • Mục tiêu tổng quát của KTTC cần được cụ thể hoá theo các yêu cầu trên. 23
  23. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Mục tiêu KTTC cần được xác định trong quan hệ về trách nhiệm của nhà quản lý với KTV: – Nhà quản lý có trách nhiệm lập các giải trình hoặc xác nhận về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của thông tin tài chính. – KTV xác minh lại xác nhận của nhà quan quản lý ở từng phần hành hoặc khoản mục cũng như toàn bộ bản khai tài chính. – Các xác nhận của nhà quản lý về sự trung thực, hợp lý, hợp pháp của bản khai tài chính được xem là cơ sở dẫn liệu của KTV. 24
  24. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Mục tiêu kiểm toán chung • Các mục tiêu kiểm toán chung: – Được áp dụng cho mọi khoản mục, mọi chu trình kiểm toán như một “khung” chung. – Được đặt ra tương ứng với các cam kết của nhà quản lý, bao gồm: • Sự tồn tại hoặc phát sinh: xác minh tính có thật của tài sản và nợ phải trả trên BCĐKT, doanh thu và chi phí trên Báo cáo KQKD. • Sự đầy đủ: xác minh tài sản, nguồn vốn và các nghiệp vụ được ghi chép đầy đủ vào sổ KT và được phản ánh đầy đủ trên BKTC. 25
  25. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Mục tiêu kiểm toán chung • Quyền kiểm soát và nghĩa vụ: xác minh quyền kiểm soát đối với tài sản và nghĩa vụ pháp lý đối với nguồn vốn của đơn vị trên BCĐKT. • Sự ghi chép chính xác: xác minh các NVKT được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số tiền và đúng kỳ kế toán; sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số dư và lên BKTC. • Sự đánh giá: xác minh tài sản được đánh giá phù hợp với nguyên tắc kế toán. • Sự phân loại, trình bày và khai báo: xác minh tài sản, nợ phải trả, vốn CSH, doanh thu, chi phí được phân loại, trình bày và thuyết minh phù hợp với chuẩn mực kế toán. 26
  26. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Mục tiêu kiểm toán cụ thể • Mục tiêu kiểm toán cụ thể: Là các mục tiêu kiểm toán riêng cho từng khoản mục hoặc chu trình, được xác định trên cơ sở: – Mục tiêu kiểm toán chung – Đặc điểm của khoản mục hay chu trình – Đặc điểm hệ thống kế toán và hệ thống KSNB liên quan đến khoản mục hay chu trình đó. 27
  27. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Kiểm toán theo khoản mục: – Nhóm các KM trên cùng BCTC thành các phần hành. – Ưu điểm: đơn giản, không bỏ sót khoản mục nào. – Hạn chế: sự tách biệt các khoản mục ở các báo cáo khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau dẫn đến công việc trùng lắp, mất thời gian. • Kiểm toán theo chu trình: – Nhóm các khoản mục, các quá trình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một chu trình. – Ưu điểm: Thu gom được các đầu mối của các mối quan hệ, tiết kiệm thời gian thực hiện kiểm toán. 28
  28. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH – Hạn chế: • Khó sắp xếp hết các KM trên các báo cáo khác nhau vào các chu trình nhất định. • Giảm hiệu quả nếu qui mô và tính phức tạp của mỗi yếu tố trong chu trình quá lớn. • Kết hợp kiểm toán theo khoản mục và chu trình – Về cơ bản phân chia đối tượng KT thành các chu trình – Những khoản mục chứa đựng những nghiệp vụ đa dang và phong phú được KT theo một phần hành độc lập. 29
  29. QUI TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Qui trình KTTC gồm 3 giai đoạn cơ bản: – Chuẩn bị kiểm toán – Thực hiện kiểm toán – Kết thúc kiểm toán 30
  30. QUI TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán – Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng – Thực hiện thủ tục phân tích nhằm: • Thu thập hiểu biết về những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng • Tăng cường sự hiểu biết về HĐKD của khách hàng • Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của KH. – Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro – Tìm hiểu hệ thống KSNB của KH và đánh giá RRKS – Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát – Thiết kế chương trình kiểm toán. 31
  31. QUI TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH • Thực hiện kiểm toán: – Thực hiện thử nghiệm kiểm soát – Thực hiện thủ tục phân tích – Thực hiện các thử nghiệm chi tiết. • Kết thúc kiểm toán: – Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ – Xem xét giả thiết hoạt động liên tục của khách hàng – Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán – Lập báo cáo kiểm toán 32