Bài giảng Kiểm soát nội bộ: Tổng quan về kiểm soát nội bộ - ThS. Ngô Ngọc Linh

pdf 43 trang phuongnguyen 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm soát nội bộ: Tổng quan về kiểm soát nội bộ - ThS. Ngô Ngọc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_soat_noi_bo_tong_quan_ve_kiem_soat_noi_bo_ths.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kiểm soát nội bộ: Tổng quan về kiểm soát nội bộ - ThS. Ngô Ngọc Linh

  1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ GV : Ngô Ngọc Linh
  2. NỘI DUNG • Định nghĩa • Lịch sử phát triển • Quy trình soạn thảo báo cáo COSO • Sự hữu hiệu của HTKSNB • KSNB và quá trình quản lý • Trách nhiệm về KSNB
  3. ĐỊNH NGHĨA
  4. ĐỊNH NGHĨA(tt) Theo COSO Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: (1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động. (2) Sự tin cậy của báo cáo tài chính. (3) Sự tuân thủ các luật lệ và quy định.
  5. KHUÔN MẪU VỀ KSNB QUÁ TRÌNH Hội Hiệu lực, đồng hiệu quả các quản trị hoạt động Kiểm soát Người nội bộ Độ tin cậy quản lý thông tin Các Tuân thủ CON NGƯỜI nhân BẢO pháp luật và MỤC TIÊU viên ĐẢM quy định HỢP LÝ
  6. THẢO LUẬN Kiểm toán nội bộ kiểm tra bộ phận kế toán. 1. Đây có phải là kiểm soát nội bộ không? 2. Đạt được mục tiêu gì?
  7. THẢO LUẬN Kiểm soát nội bộ có giúp đơn vị đạt được các chỉ tiêu: 1. ROI = 20% 2. Đứng đầu trong ngành sản xuất và phân phối nệm
  8. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 1. Giai đoạn sơ khai 2. Giai đoạn hình thành 3. Giai đoạn phát triển 4. Giai đoạn hiện đại
  9. Giai đoạn sơ khai và hình thành KSNB về kế toán Bảo đảm số liệu kế toán chính xác (1936) Bảo vệ Bảo vệ các tài sản tiền (1900) Hiệu quả (1929) hoạt động (1949) Kiểm toán Khuyến khích tuân thủ chính sách KSNB về (1949) Báo cáo COSO quản lý
  10. 3. Giai đoạn phát triển COSO Treadway Commission The Committee of Sponsoring The National Commission Organizations of on Fraudulent Financial the Treadway Reporting Commission AICPA AAA IIA FEI IMA American American Accounting Institute of Financial Institute of Institute of CPA Association Internal Executives Management Auditors Institute Accountants
  11. 4. Giai đoạn hiện đại CoCo Hệ thống ERM Criteria of Control Enterprise Risk Board of Canadian Management Institute of Framework Chartered Accountants The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission Basle Report CoBIT® Framework for Control Objectives Internal Control for Information and System in Banking Related Technology Organisations ISACA (Information System Audit Basle Committee on Banking Supervision and Control Association)
  12. 4. Giai đoạn hiện đại Phát triển về phía quản trị • Năm 2001, Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM - Enterprise Risk Management Framework) hình thành trên cơ sở Báo cáo COSO 1992, ban hành 2004. • ERM gồm 8 yếu tố: Môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát.
  13. ERM và kiểm soát nội bộ Chiến lược Mục tiêu rộng hơn, hướng đến ERM chiến lược phát triển của đơn vị KSNB
  14. ERM và kiểm soát nội bộ Mục tiêu Các mục tiêu của đơn vị có thể chia thành bốn loại: • Chiến lược • Hoạt động • Báo cáo • Tuân thủ
  15. ERM và kiểm soát nội bộ Cấp độ ERM xem xét các hoạt động của đơn vị trên tất cả các cấp độ: • Entity level • Division • Business Unit • Subsidiary
  16. ERM và kiểm soát nội bộ Các nhân tố Các bộ phận của ERM bao gồm: • Môi trường nội bộ • Thiết lập mục tiêu • Nhận dạng các sự kiện • Đánh giá rủi ro • Đối phó rủi ro • Các hoạt động kiểm soát • Thông tin và truyền thông • Giám sát
  17. Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ • Cách thức áp dụng KSNB trong các công ty cổ phần đại chúng nhỏ (smaller publicly traded companies) được ban hành năm 2006
  18. Phát triển theo hướng công nghệ thông tin • Năm 1996, CoBIT do ISACA ban hành. • CoBIT nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học (CIS – Computer Information System), bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát
  19. Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập • SAS 78 (1995): Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính (điều chỉnh SAS 55). Các định nghĩa, nhân tố của KSNB trong báo cáo COSO (1992) đã được đưa vào chuẩn mực này. • SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính.
  20. Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập • ISA 315 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu . Định nghĩa KSNB dựa trên định nghĩa của COSO 1992. . Các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ dựa trên Báo cáo COSO 1992. • ISA 265 thông báo về những khiếm khuyết của KSNB đã xác định việc quan tâm của KTV và thông báo về khiếm khuyết KSNB phát hiện.
  21. Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ • Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa các mục tiêu của kiểm soát nội bộ bao gồm: . Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin. . Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định. . Bảo vệ tài sản. . Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực. . Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động hoặc chương trình.
  22. Phát triển theo hướng chuyên sâu Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, các yếu tố của Kiểm soát nội bộ: • Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát, • Ghi nhận và đánh giá rủi ro, • Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm, • Thông tin và truyền thông, • Giám sát và điều chỉnh sai sót.
  23. Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB Dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 giúp các tổ chức giám sát chất lượng của chính hệ thống KSNB của họ.
  24. QUY TRÌNH XÂY DỰNG Thu thập Tổ chức Hoàn thiện tài liệu Hội thảo Dự thảo Phỏng Dự thảo vấn báo cáo Gửi bản Kiểm nghiệm Câu hỏi thực tế
  25. BÁO CÁO COSO 1992 • Các mục tiêu • Các yếu tố cấu thành • Các nội dung chủ yếu
  26. BÁO CÁO COSO 1992 Các bộ phận của hệ thống KSNB Các bộ phận của hệ thống KSNB (Dự thảo) (Báo cáo chính thức) Chính trực, giá trị đạo đức, năng Môi trường kiểm soát lực, Môi trường kiểm soát Mục tiêu - Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro Xử lý các điều kiện thay đổi Thủ tục kiểm soát Hoạt động kiểm soát Hệ thống thông tin, Truyền thông Thông tin và Truyền thông Giám sát Giám sát
  27. BÁO CÁO COSO 1992 • Các yếu tố của KSNB theo khuôn mẫu . Môi trường kiểm soát . Đánh giá rủi ro . Các hoạt động kiểm soát . Giám sát . Thông tin và truyền thông
  28. BÁO CÁO COSO 1992 Cấu trúc của Báo cáo COSO (1992) • Phần 1: Tóm tắt dành cho người điều hành • Phần 2: Khuôn mẫu của kiểm soát nội bộ • Phần 3: Báo cáo cho đối tượng bên ngoài • Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
  29. BÁO CÁO COSO 1992 Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB • Môi trường kiểm soát • Đánh giá rủi ro • Hoạt động kiểm soát • Thông tin và truyền thông • Giám sát
  30. BÁO CÁO COSO 1992 Mối quan hệ giữa mục tiêu và các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB • Quan hệ theo hàng dọc • Quan hệ theo hàng ngang • Kiểm soát nội bộ liên quan đến từng bộ phận, từng hoạt động của tổ chức và toàn bộ tổ chức nói chung.
  31. BÁO CÁO COSO 1992
  32. SỰ HỮU HIỆU CỦA KSNB 1. Như thế nào là một hệ thống KSNB hữu hiệu? 2. Như thế nào là một hệ thống KSNB hiệu quả?
  33. SỰ HỮU HIỆU CỦA KSNB Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB • Hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đang đạt được ở mức độ nào, • Báo cáo tài chính đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy, • Các luật lệ và quy định đang được tuân thủ.
  34. SỰ HỮU HIỆU CỦA KSNB Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB Cần đánh giá • Năm bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ có hiện hữu không? • Nếu có, chúng có hoạt động hữu hiệu không?
  35. KSNB VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ KSNB và quá trình quản lý Hoạt động của nhà quản lý KSNB Đặt mục tiêu ở cấp độ toàn đơn vị Lập kế hoạch chiến lược Xây dựng các yếu tố của môi trường kiểm soát  Đặt mục tiêu ở cấp độ từng bộ phận Nhận dạng và phân tích rủi ro  Quản lý rủi ro Tiến hành hoạt động kiểm soát  Thu thập và truyền đạt thông tin  Giám sát  Các hoạt động sửa chữa (sửa sai)
  36. TRÁCH NHIỆM VỀ KSNB Hội đồng quản trị 1. Phê chuẩn và giám sát các chính sách liên quan sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược 2. Phê chuẩn và giám sát các chính sách về đạo đức do người quản lý đề xuất và thực hiện 3. Giám sát hiệu quả hoạt động của nhà quản lý 4. Bảo đảm hoạt động của HĐQT hữu hiệu
  37. TRÁCH NHIỆM VỀ KSNB Ủy ban kiểm toán • Thành viên của Ủy ban này ko nằm trong ban giám đốc • Các thành viên do Cổ động chọn • Bắt buộc phải thành lập đối với công ty cổ phần • Phải soát xét BCTC trước khi công bố đối với BCTC của các công ty đại chúng • Đề nghị công ty kiểm toán độc lập
  38. TRÁCH NHIỆM VỀ KSNB Ủy ban kiểm toán Công việc nhiệm ý • Kiểm tra BCTC hàng năm • Là cầu nối giữa KT độc lập và BGĐ
  39. TRÁCH NHIỆM VỀ KSNB Nhà quản lý • Là người chịu trách nhiệm chủ yếu về hệ thống kiểm soát nội bộ. • Trong các đơn vị lớn, trách nhiệm NQL cao cấp . Lãnh đạo, chỉ huy các nhà quản lý cấp trung gian . Soát xét cách thức điều hành kinh doanh. . Trách nhiệm người quản lý ở từng cấp . Thiết kế các chính sách, thủ tục kiểm soát. • Trong các đơn vị nhỏ, việc điều hành thường do người chủ sở hữu đồng thời là người quản lý đơn vị.
  40. TRÁCH NHIỆM VỀ KSNB Nhà quản lý Trách nhiệm: • Thiết lập mục tiêu và kế hoạch • Sử dụng các nguồn lực (con người và vật chất) để đạt được các mục tiêu đã định. • Chỉ đạo và giám sát các hoạt động của tổ chức (từ bên trong và bên ngoài) • Nhận diện và đối phó với rủi ro (bên trong và bên ngoài).
  41. TRÁCH NHIỆM VỀ KSNB Kiểm toán viên nội bộ Thông qua các dịch vụ cung cấp cho các bộ phận trong đơn vị, góp phần làm tăng tính hữu hiệu của HT KSNB
  42. TRÁCH NHIỆM VỀ KSNB Nhân viên • Kiểm soát nội bộ liên quan đến trách nhiệm của mọi thành viên trong một đơn vị thông qua các hoạt động hàng ngày • Các nhân viên góp phần vào quá trình đánh giá rủi ro hay giám sát.
  43. TRÁCH NHIỆM VỀ KSNB Các đối tượng khác ở bên ngoài • Các kiểm toán viên bên ngoài (như kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên của nhà nước) • Các nhà lập pháp hoặc lập quy • Các khách hàng và nhà cung cấp cũng có thể cung cấp những thông tin hữu ích thông qua các giao dịch với tổ chức. • Những đối tượng khác ở bên ngoài tổ chức như các nhà phân tích tài chính, giới truyền thông